Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 27 Aug 2023 03:58:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 4 loại thuốc có thể gây chết người nếu kết hợp sai https://benh.vn/4-loai-thuoc-co-the-gay-chet-nguoi-neu-ket-hop-sai-5240/ https://benh.vn/4-loai-thuoc-co-the-gay-chet-nguoi-neu-ket-hop-sai-5240/#respond Sun, 08 Jan 2023 05:20:01 +0000 http://benh2.vn/4-loai-thuoc-co-the-gay-chet-nguoi-neu-ket-hop-sai-5240/ https://benh.vn/duc-phat-hien-ra-chat-ngan-chan-te-bao-ung-thu-da-5239/

Bài viết 4 loại thuốc có thể gây chết người nếu kết hợp sai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ trước đến nay việc uống thuốc đều phải theo toa của bác sĩ đã là một quy định tuy nhiên Việt Nam là một trong những nước mà người bệnh thường tự điều trị những bệnh thông thường, thuốc cũng có thể tự mua không cần biết phản ứng của chúng ra sao khi kết hợp với nhau.

Thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, chống nhiễm trùng do nấm và thuốc làm giãn cơ là những loại thuốc như thế, phải rất thận trọng khi sử dụng, vì sự kết hợp sai có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí chết người.

Theo dữ liệu từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ, có gần 28% những người trong độ tuổi từ 20-59 có thể phải sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc tại một hoặc nhiều thời điểm nào đó. Chuyên gia dịch tễ học, Bác sỹ y khoa Leonard Paulozzi cho biết trong một số trường hợp, việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc là cần thiết, nhưng sự kết hợp sai các loại thuốc này có thể gây những hậu quả nghiêm trọng. Sau đây là nội dung bài viết của tạp chí Time về một số thông tin cần lưu ý khi kết hợp các loại thuốc:

Kết hợp sai một số loại thuốc có thể gây hiệu quả nghiêm trọng như chết người (Ảnh minh họa)

SSRIS + Opioids (thuốc chống trầm cảm + thuốc giảm đau)

Một số loại thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách tăng cấp độ não của hợp chất “hormone hạnh phúc”. Các thuốc giảm đau có thể có tác dụng tương tự – dẫn đến việc sử dụng quá nhiều chất có cùng tác dụng. Trong khi đó, nồng độ hợp chất cao có thể gây kích động, làm nhiệt độ cơ thể cao, nhịp tim đập nhanh hơn và thở gấp.

Opioid + Các thuốc nhóm benzodiazepin (thuốc giảm đau + thuốc chống lo âu)

Cả hai loại thuốc này đều hoạt động như những loại thuốc chống trầm cảm, có thể giúp giảm đau và tinh thần nhẹ nhàng hơn nếu bạn đang quá lo lắng hoặc bị đau đớn nghiêm trọng – hoặc bạn đang quá lo lắng về việc sẽ bị đau (chẳng hạn bạn đang nghĩ ngợi về cuộc phẫu thuật răng). Nhưng những loại thuốc này cũng có thể làm giảm nhịp tim, nhịp thở.

Statin + Fluconazole (thuốc hạ cholesterol + thuốc chống nhiễm trùng do nấm)

Bất cứ ai bị nhiễm trùng men nấm (có 75% số người bị loại nhiễm trùng này) có thể rất quen thuộc với thuốc fluconazole (thuốc chống nhiễm trùng do nấm). Trong khi đó, statin là một trong những loại thuốc được kê đơn nhiều nhất trên thế giới. Sự kết hợp của bộ đôi thuốc này có khả năng gây yếu cơ hoặc tổn thương thận.

Opioid + Benzodiazepines Carisoprodol (thuốc giảm đau + chống lo âu + giãn cơ)

Hầu hết các bác sỹ y khoa đều biết sự kết hợp này có thể gây chết người. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể được kê đơn dùng cả ba loại thuốc cùng lúc, do được các bác sỹ khác nhau kê đơn. Điều này thực sự rất nguy hiểm!

Ngoài việc lưu ý 4 sự kết hợp nguy hiểm trên, bạn cũng cần thận trọng với những sự kết hợp khác có thể gây độc hại, và phải luôn uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Bài viết 4 loại thuốc có thể gây chết người nếu kết hợp sai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/4-loai-thuoc-co-the-gay-chet-nguoi-neu-ket-hop-sai-5240/feed/ 0
Những loại thuốc không kê đơn có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/ https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/#respond Thu, 27 Dec 2018 08:06:07 +0000 http://benh2.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/ Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Những loại thuốc không kê đơn dưới đây có thể là nguyên nhân.

Bài viết Những loại thuốc không kê đơn có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Những loại thuốc không kê đơn dưới đây có thể là nguyên nhân.

1. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai làm thay đổi sự cân bằng hormon của phụ nữ bằng cách làm giảm sự bài tiết các hormon androgen (bao gồm testosterone). Testosteron chịu trách nhiệm về ham muốn tình dục ở cả hai giới và ảnh hưởng trực tiếp tới khoái cảm khi giao hợp.

2. Aspirin

Những loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin có thể làm thay đổi hormon của bạn và làm giảm ham muốn tình dục.

3. Thuốc trị nghẹt mũi

Thuốc trị nghẹt mũi có thể gây buồn ngủ. Mặc dù thuốc này giúp bạn thở dễ hơn nhưng lại có thể gây khô âm đạo.

4. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện tâm trạng của bạn, giúp giảm triệu chứng trầm cảm nhưng lại có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người dùng thuốc trầm cảm có ham muốn thấp hơn do sản sinh ít testosteron hơn.

5. Thuốc chống tiêu chảy

Loại thuốc này có thể ảnh hưởng tới khả năng ham muốn do ảnh hưởng tới hệ trục não-ruột

6. Thuốc trị rụng tóc

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị hói đầu ở nam giới có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục và sức khỏe chung.

7. Thuốc kháng histamin

Các thuốc kháng histamin, thuốc trị cúm và cảm lạnh không kê đơn cũng là những thuốc làm giảm ham muốn. Chúng giúp giảm tình trạng dị ứng của bạn nhưng có thể gây giảm ham muốn tình dục tạm thời.

BS Thu Vân

Bài viết Những loại thuốc không kê đơn có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/feed/ 0
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh mới nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-khang-sinh-moi-nhat-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7260/ https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-khang-sinh-moi-nhat-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7260/#respond Tue, 25 Sep 2018 06:17:39 +0000 http://benh2.vn/nguyen-tac-su-dung-khang-sinh-moi-nhat-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7260/ Sử dụng kháng sinh đúng cách rất có lợi trong chăm sóc và điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ đúng cách có thể gây hại cho cơ thể, gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh tiềm ẩn những nguy cơ to lớn cho bản thân và xã hội sau này.

Bài viết Nguyên tắc sử dụng kháng sinh mới nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Lựa chọn kháng sinh và liều dùng
  • Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan – thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng… Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú để cân nhắc lợi ích/nguy cơ. Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp. Cần lưu ý các biện pháp phối hợp để làm giảm mật độ vi khuẩn và tăng nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm khuẩn như làm sạch ổ mủ, dẫn lưu, loại bỏ tổ chức hoại tử… khi cần.
  • Chính sách kê đơn kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ phát sinh vi khuẩn kháng thuốc và đạt được tính kinh tế hợp lý trong điều trị. Với những kháng sinh mới, phổ rộng, chỉ định sẽ phải hạn chế cho những trường hợp có bằng chứng là các kháng sinh đang dùng đã bị kháng.
  • Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan – thận, mức độ nặng của bệnh. Do đặc điểm khác biệt về dược động học, liều lượng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và nhũ nhi có hướng dẫn riêng theo từng chuyên luận. Liều lượng trong các tài liệu hướng dẫn chỉ là gợi ý ban đầu. Không có liều chuẩn cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Ngược lại, với những kháng sinh có độc tính cao, phạm vi điều trị hẹp (ví dụ: các aminoglycosid, polypeptide), phải bảo đảm nồng độ thuốc trong máu theo khuyến cáo để tránh độc tính, do vậy, việc giám sát nồng độ thuốc trong máu nên đƣợc triển khai.

2. Sử dụng kháng sinh dự phòng

Kháng sinh dự phòng (KSDP) là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra nhiễm khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này.

Kháng sinh dự phòng nhằm giảm tần xuất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu thuật, không dự phòng nhiễm khuẩn toàn thân hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu thuật [10].

a) Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng (Phụ lục 2, 3):

  • Phẫu thuật được chia làm 4 loại: Phẫu thuật sạch, phẫu thuật sạch – nhiễm, phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn (theo phụ lục…).
  • Kháng sinh dự phòng được chỉ định cho tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch – nhiễm.
  • Trong phẫu thuật sạch, liệu pháp kháng sinh dự phòng nên áp dụng với một số can thiệp ngoại khoa nặng, có thể ảnh hưởng tới sự sống còn và/hoặc chức năng sống (phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật tim và mạch máu, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật nhãn khoa)
  • Phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn: kháng sinh đóng vai trò trị liệu. Kháng sinh dự phòng không ngăn ngừa nhiễm khuẩn mà ngăn ngừa nhiễm khuẩn đã xảy ra không phát triển.

b) Lựa chọn kháng sinh dự phòng:

  • Kháng sinh có phổ tác dụng phù hợp với các chủng vi khuẩn chính thường gây nhiễm khuẩn tại vết mổ cũng như tình trạng kháng thuốc tại địa phương, đặc biệt trong từng bệnh viện
  • Kháng sinh ít hoặc không gây tác dụng phụ hay các phản ứng có hại, độc tính của thuốc càng ít càng tốt. Không sử dụng các kháng sinh có nguy cơ gây độc không dự đoán được và có mức độ gây độc nặng không phụ thuộc liều (VD: kháng sinh nhóm phenicol và sunfamid gây giảm bạch cầu miễn dịch dị ứng, hội chứng Lyell).
  • Kháng sinh không tương tác với các thuốc dùng để gây mê (VD polymyxin, aminosid).
  • Kháng sinh ít có khả năng chọn lọc vi khuẩn đề kháng kháng sinh và thay đổi hệ vi khuẩn thường trú.
  • Khả năng khuếch tán của kháng sinh trong mô tế bào phải cho phép đạt nồng độ thuốc cao hơn nồng kháng khuẩn tối thiểu của vi khuẩn gây nhiễm.
  • Liệu pháp kháng sinh dự phòng có chi phí hợp lý, thấp hơn chi phí kháng sinh trị liệu lâm sàng.

c) Liều kháng sinh dự phòng:

Liều kháng sinh dự phòng tương đương liều điều trị mạnh nhất của kháng sinh đó (Phụ lục 2).

d) Đường dùng thuốc

  • Đường tĩnh mạch: Thường được lựa chọn do nhanh đạt nồng độ thuốc trong máu và mô tế bào.
  • Đường tiêm bắp: có thể sử dụng nhưng không đảm bảo về tốc độ hấp thu của thuốc và không ổn định
  • Đường uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng
  • Đường tại chỗ: Hiệu quả thay đổi theo từng loại phẫu thuật (trong phẫu thuật thay khớp, sử dụng chất xi măng tẩm kháng sinh)

e) Thời gian dùng thuốc

  • Thời gian sử dụng kháng sinh dự phòng nên trong vòng 60 phút trước khi tiến hành phẫu thuật và gần thời điểm rạch da.
  • Cephalosporins tiêm tĩnh mạch trong 3 – 5 phút ngay trước thủ thuật và đạt nồng độ cần thiết ở da sau vài phút.
  • Vancomycin và ciprofloxacin cần phải đƣợc dùng trước MỘT GIỜ và HOÀN THÀNH việc truyền trước khi bắt đầu rạch da.
  • Clindamycin cần được truyền xong trước 10 – 20 phút.
  • Gentamicin cần được dùng 1 liều duy nhất 5 mg/kg để tối đa hóa sự thấm vào mô và giảm thiểu độc tính. Nếu người bệnh lọc máu hoặc ClCr < 20 ml/phút, dùng liều 2 mg/kg.
  • Đối với phẫu thuật mổ lấy thai, kháng sinh dự phòng có thể dùng trước khi rạch da hoặc sau khi kẹp dây rốn để giảm biến chứng nhiễm khuẩn ở mẹ.
  • Bổ sung liều trong thời gian phẫu thuật:

Trong phẫu thuật tim kéo dài hơn 4 giờ, cần bổ sung thêm một liều kháng sinh.

Trong trường hợp mất máu với thể tích trên 1500ml ở người lớn, và trên 25ml/kg ở trẻ em, nên bổ sung liều kháng sinh dự phòng sau khi bổ sung dịch thay thế.

g) Lưu ý khi sử dụng kháng sinh dự phòng:

– Không dùng kháng sinh để dự phòng cho các nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sau mổ và những nhiễm khuẩn xảy ra trong lúc mổ.

– Nguy cơ khi sử dụng kháng sinh dự phòng:

+ Dị ứng thuốc.

+ Sốc phản vệ.

+ Tiêu chảy do kháng sinh.

+ Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Clostridium difficile.

+ Vi khuẩn đề kháng kháng sinh.

+ Lây truyền vi khuẩn đa kháng.

3. Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm

– Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn học do không có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn (do không có Labo vi sinh, không thể lấy được bệnh phẩm), hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.

– Phác đồ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là lựa chọn kháng sinh có phổ hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy hiểm có thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn.

– Kháng sinh phải có khả năng đến được vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ hiệu quả nhưng không gây độc.

– Trước khi bắt đầu điều trị, cố gắng lấy mẫu bệnh phẩm để phân lập vi khuẩn trong những trường hợp có thể để điều chỉnh lại kháng sinh phù hợp hơn.

– Nên áp dụng mọi biện pháp phát hiện nhanh vi khuẩn khi có thể (Xem Chương II. Đại cương về vi khuẩn học) để có được cơ sở đúng đắn trong lựa chọn kháng sinh ngay từ đầu.

– Nếu không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh.

– Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của vi khuẩn tại địa phương để lựa chọn được kháng sinh phù hợp.

4. Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học

– Nếu có bằng chứng rõ ràng về vi khuẩn và kết quả của kháng sinh đồ, kháng sinh được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.

– Ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn độc.

– Phối hợp kháng sinh chỉ cần thiết nếu:

+ Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn nên cần phối hợp mới đủ phổ tác dụng (đặc biệt những trường hợp nghi ngờ có vi khuẩn kỵ khí hoặc vi khuẩn nội bào).

+ Hoặc khi gặp vi khuẩn kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng thêm tác dụng.

+ Hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm nguy cơ kháng thuốc (ví dụ: điều trị lao, HIV…).

5. Lựa chọn đường đưa thuốc

– Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an toàn và giá thành rẻ. Cần lưu ý lựa chọn kháng sinh có sinh khả dụng cao và ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn (Bảng I.8).

– Sinh khả dụng từ 50% trở lên là tốt, từ 80% trở lên được coi là hấp thu đường uống tương tự đường tiêm. Những trường hợp này chỉ nên dùng đường tiêm khi không thể uống được. Việc chọn kháng sinh mà khả năng hấp thu ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn sẽ bảo đảm được sự tuân thủ điều trị của người bệnh tốt hơn và khả năng điều trị thành công cao hơn.

– Đường tiêm chỉ được dùng trong những trường hợp sau:

+ Khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hoá bị ảnh hưởng (do bệnh lý đường tiêu hoá, khó nuốt, nôn nhiều…).

+ Khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao, khó đạt được bằng đường uống: điều trị nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó thấm thuốc (viêm màng não, màng trong tim, viêm xương khớp nặng…), nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến triển nhanh.

Tuy nhiên, cần xem xét chuyển ngay sang đường uống khi có thể.

Bảng I.8. Sinh khả dụng của một số kháng sinh đường uống

6. Độ dài đợt điều trị kháng sinh

– Độ dài điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt kết quả sau 7 – 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập (màng tim, màng não, xương-khớp…), bệnh lao… thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục chưa biến chứng (khoảng 3 ngày, thậm chí một liều duy nhất).

– Sự xuất hiện nhiều kháng sinh có thời gian bán thải kéo dài đã cho phép giảm được đáng kể số lần dùng thuốc trong đợt điều trị, làm dễ dàng hơn cho việc tuân thủ điều trị của người bệnh; ví dụ: dùng azithromycin chỉ cần một đợt 3 – 5 ngày, thậm chí một liều duy nhất.

– Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ kệ xuất hiện tác dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị.

7. Lưu ý tác dụng không mong muốn và độc tính khi sử dụng thuốc kháng sinh

– Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn (ADR), do đó cần cân nhắc nguy cơ/lợi ích trước khi quyết định kê đơn. Mặc dù đa số trường hợp ADR sẽ tự khỏi khi ngừng thuốc nhưng nhiều trường hợp hậu quả rất trầm trọng, ví dụ khi gặp hội chứng Stevens – Johnson, Lyell… ADR nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong ngay là sốc phản vệ. Các loại phản ứng quá

mẫn thường liên quan đến tiền sử dùng kháng sinh ở người bệnh, do đó phải khai thác tiền sử dị ứng, tiền sử dùng thuốc ở người bệnh trước khi kê đơn và phải luôn sẵn sàng các phương tiện chống sốc khi sử dụng kháng sinh.

– Gan và thận là 2 cơ quan chính thải trừ thuốc, do đó sự suy giảm chức năng những cơ quan này dẫn đến giảm khả năng thải trừ kháng sinh, kéo dài thời gian lƣu của thuốc trong cơ thể, làm tăng nồng độ dẫn đến tăng độc tính. Do đó phải thận trọng khi kê đơn kháng sinh cho người cao tuổi, người suy giảm chức năng gan – thận vì tỷ lệ gặp ADR và độc tính cao hơn ngƣời bình thường.

– Vị trí bài xuất chính chỉ nơi kháng sinh đi qua ở dạng còn hoạt tính. Từ Bảng I.9 cho thấy hai kháng sinh có thể ở cùng một nhóm nhưng đặc tính dược động học không giống nhau. Đặc điểm này giúp cho việc lựa chọn kháng sinh theo cơ địa người bệnh.

– Cần hiệu chỉnh lại liều lượng và/hoặc khoảng cách đưa thuốc theo chức năng gan – thận để tránh tăng nồng độ quá mức cho phép với những kháng sinh có độc tính cao trên gan và/hoặc thận.

– Với người bệnh người bệnh suy thận, phải đánh giá chức năng thận theo độ thanh thải creatinin và mức liều tương ứng sẽ được ghi ở mục “Liều dùng cho người bệnh suy thận”.

– Với người bệnh suy gan, không có thông số hiệu chỉnh như với người bệnh suy thận mà phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là căn cứ vào mức độ suy gan theo phân loại Child-Pugh.

Bảng I.9. Cơ quan bài xuất chính của một số kháng sinh

Những nội dung chính trong các nguyên tắc trên được tóm tắt thành nguyên tắc

Bảng I.10. Nguyên tắc MINDME trong sử dụng kháng sinh

KẾT LUẬN

Để điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng bệnh lý, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các kiến thức về phân loại kháng sinh, về PK/PD sẽ giúp cho việc lựa chọn kháng sinh và xác định lại chế độ liều tối ưu cho từng nhóm kháng sinh, là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý. Đây cũng là những nội dung quan trọng đối với mỗi thầy thuốc để bảo đảm hiệu quả – an toàn – kinh tế và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh trong điều trị.

Benh.vn (Theo Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất của Bộ Y tế)

Bài viết Nguyên tắc sử dụng kháng sinh mới nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-tac-su-dung-khang-sinh-moi-nhat-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7260/feed/ 0
Kháng sinh nhóm cyclin https://benh.vn/khang-sinh-nhom-cyclin-7251/ https://benh.vn/khang-sinh-nhom-cyclin-7251/#respond Sun, 13 May 2018 06:17:29 +0000 http://benh2.vn/khang-sinh-nhom-cyclin-7251/ Kháng sinh nhóm 6 (Phenicol) trong bảng phân loại kháng sinh theo cấu trúc hoá học của Bộ Y tế ban hành. Các thuốc nhóm này gồm cả các kháng sinh tự nhiên và kháng sinh bán tổng hợp. Các thuốc thuộc nhóm bao gồm: chlotetracyclin, oxytetracyclin, demeclocyclin, methacyclin, doxycyclin, minocyclin.

Bài viết Kháng sinh nhóm cyclin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kháng sinh nhóm 6 (Phenicol) trong bảng phân loại kháng sinh theo cấu trúc hoá học của Bộ Y tế ban hành.

Các thuốc nhóm này gồm cả các kháng sinh tự nhiên và kháng sinh bán tổng hợp. Các thuốc thuộc nhóm bao gồm: chlotetracyclin, oxytetracyclin, demeclocyclin, methacyclin, doxycyclin, minocyclin.

6.1. Phổ kháng khuẩn

– Các kháng sinh nhóm cyclin có phổ kháng khuẩn rộng trên cả các vi khuẩn Gram-âm và Gram-dương, cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Thuốc cũng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn gây bệnh không điển hình như Rickettsia, Coxiella burnetii, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia spp., Legionella spp., Ureaplasma,…Ngoài ra, thuốc cũng hiệu quả trên một số xoắn khuẩn như Borrelia recurrentis, Borrelia burgdorferi (gây bệnh Lyme), Treponema pallidum (giang mai), Treponema pertenue.

– Là kháng sinh được đưa vào điều trị từ rất lâu, hiện nay tỷ lệ kháng

tetracyclin của vi khuẩn gây bệnh cũng rất cao. Một số cyclin sử dụng sau như doxycyclin hay minocyclin có thể tác dụng được trên một số chủng vi khuẩn đã kháng với tetracyclin.

6.2. Tác dụng không mong muốn (ADR)

ADR đặc trưng của nhóm là gắn mạnh vào xương và răng, gây chậm phát triển ở trẻ em, hỏng răng, biến màu răng; thường gặp với trẻ dưới 8 tuổi hoặc do người mẹ dùng trong thời kỳ mang thai. Tác dụng phụ trên đường tiêu hoá gây kích ứng, loét thực quản (nếu bị đọng thuốc tại đây), đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy… hay gặp khi dùng đường uống. Độc tính trên thận hoặc trên gan, gây suy thận hoặc viêm gan, ứ mật. Tăng áp lực nội sọ có thể gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu dùng phối hợp với vitamin A liều cao. Mẫn cảm với ánh sáng cũng là ADR phải lưu ý tuy hiếm gặp.

Nguồn: Hướng dẫn mới nhất về sử dụng thuốc kháng sinh của Bộ Y tế ngày 2/3/2015

Bài viết Kháng sinh nhóm cyclin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khang-sinh-nhom-cyclin-7251/feed/ 0
Không nên dùng thuốc chống phóng xạ tùy tiện https://benh.vn/khong-nen-dung-thuoc-chong-phong-xa-tuy-tien-1895/ https://benh.vn/khong-nen-dung-thuoc-chong-phong-xa-tuy-tien-1895/#respond Fri, 04 May 2018 04:03:44 +0000 http://benh2.vn/khong-nen-dung-thuoc-chong-phong-xa-tuy-tien-1895/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có lời cảnh báo những ai đang tự động dùng các viên có chất potassium iodide để ngừa phóng xạ hạt nhân. Lời cảnh báo được đưa ra sau khi có tin người Nhật và người một số nước khác dùng chất này để đối phó với chuyện rò rỉ phóng xạ ở Nhật.

Bài viết Không nên dùng thuốc chống phóng xạ tùy tiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có lời cảnh báo những ai đang tự động dùng các viên có chất potassium iodide để ngừa phóng xạ hạt nhân. Lời cảnh báo được đưa ra sau khi có tin người Nhật và người một số nước khác dùng chất này để đối phó với chuyện rò rỉ phóng xạ ở Nhật.

WHO cho rằng không nên tự kê đơn cho mình. Họ nói rằng các viên có potassium iodide không phải là thuốc giải độc phóng xạ, chúng không bảo vệ con người chống lại phóng xạ.
Phát ngôn viên WHO, Gregory Hartl, nói chỉ nên dùng potassium iodide khi có lời khuyên rõ ràng của giới chức y tế công cộng.

Ông Hatl nói: “Dùng sản phẩm này tùy tiện có thể gặp tác dụng phụ như sưng hạch nước miếng, buồn nôn, ngứa ngáy, đau ruột và các dạng dị ứng nghiêm trọng khác. Nó có thể xung khắc với các loại thuốc khác, nhất là thuốc về tim mạch.”

Một nghiên cứu khác có liên quan của WHO cho thấy rằng các thực phẩm sản xuất trước khi có rò rỉ hạt nhân đều ăn được, tuy nhiên, những thực phẩm nào sản xuất hay thu hoạch trong vòng bán kính 30 kilomet sau khi có rò rỉ thì có thể bị nhiễm và nên tránh.

Tổ chức Khí tượng Hàng không WMO khuyên mọi người không nên quá lo sợ khi sử dụng đường hàng không trừ khi tình hình phóng xạ trở nên nghiêm trọng hơn. Giám đốc WMO, ông Herbert Tuempel, cho biết: “Chỉ có những khu vực bán kính 30 kilomet là đáng lo ngại, máy bay hoặc tàu bè không được phép đến gần, ngoài ra không có hạn chế đối với những khách lịch quốc tế.”

Ông Tuempel cũng thông báo tin vui cho những người mất nhà vì động đất và sóng thần đang phải chịu đựng với thời tiết lạnh giá là thời tiết khắc nghiệt của mùa đông đang chấm dứt, nhiệt độ đang tăng dần.

 

Bài viết Không nên dùng thuốc chống phóng xạ tùy tiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khong-nen-dung-thuoc-chong-phong-xa-tuy-tien-1895/feed/ 0
Phát minh loại thuốc uống một liều kéo dài tác dụng trong hai tuần https://benh.vn/phat-minh-loai-thuoc-uong-mot-lieu-keo-dai-tac-dung-trong-hai-tuan-8833/ https://benh.vn/phat-minh-loai-thuoc-uong-mot-lieu-keo-dai-tac-dung-trong-hai-tuan-8833/#respond Mon, 04 Sep 2017 06:56:08 +0000 http://benh2.vn/phat-minh-loai-thuoc-uong-mot-lieu-keo-dai-tac-dung-trong-hai-tuan-8833/ Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Translational Medicine ngày 16/11, các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã điều chế ra loại thuốc mới mà sau khi uống, có thể bám trụ trong dạ dày và dần phát tán thuốc trong thời gian hai tuần.

Bài viết Phát minh loại thuốc uống một liều kéo dài tác dụng trong hai tuần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Translational Medicine ngày 16/11, các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã điều chế ra loại thuốc mới mà sau khi uống, có thể bám trụ trong dạ dày và dần phát tán thuốc trong thời gian hai tuần.

Dạng bào chế mới ?

Đây có thể là “vũ khí” mạnh mới trong cuộc chiến chống các căn bệnh sốt rét, AIDS/HIV và các bệnh khác mà việc điều trị thành công phụ thuộc vào việc thường xuyên sử dụng thuốc.

Loại thuốc hoạt động lâu dài có hình ngôi sao gồm sáu cánh. (Nguồn: mit.edu)

Loại thuốc hoạt động lâu dài mới này có hình ngôi sao gồm sáu cánh có thể cuộn vào trong thành viên “con nhộng.” Các liều thuốc được đưa vào trong các cánh này và mỗi cánh được gắn vào phần giữa ngôi sao bằng một móc nối.

Sau khi được nuốt, phần vỏ ngoài của viên thuốc tan ra do tác dụng của axid trong dạ dày, giúp các cánh của viên thuốc mở ra. Một khi lưu trú được trong dạ dày, chúng có kích cỡ vừa đủ để chống đỡ lại bất kỳ lực đẩy nào muốn tống chúng xuống đường tiêu hóa, mà không gây tắc nghẽn.

Các thí nghiệm

Trong các thí nghiệm ở loài lợn, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sau khi thuốc phát tán ra trong vòng hai tuần, các móc nối các cánh với phần giữa ngôi sao bị phân hủy, giúp các cánh rời ra và đi xuống đường tiêu hóa.

Theo giáo sư Robert Langer, thuộc MIT, cho đến nay, các loại thuốc uống chỉ phát huy tác dụng trong một thời gian giới hạn vì chúng trôi nhanh trong cơ thể và được đặt vào môi trường khắc nghiệt ở dạ dày và đường ruột.

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ viên thuốc hoạt động lâu dài này có thể áp dụng trong điều trị nhiều căn bệnh khác như bệnh Alzheimer và các bệnh về thần kinh tới điều trị AID/HIV và ho lao. Loại thuốc này sẽ được đưa ra thử nghiệm ở người vào năm tới./.

Benh.vn ( Theo Vietnam+)

 

Bài viết Phát minh loại thuốc uống một liều kéo dài tác dụng trong hai tuần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-minh-loai-thuoc-uong-mot-lieu-keo-dai-tac-dung-trong-hai-tuan-8833/feed/ 0
Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp https://benh.vn/tac-dung-phu-cua-thuoc-ha-huyet-ap-2017/ https://benh.vn/tac-dung-phu-cua-thuoc-ha-huyet-ap-2017/#respond Fri, 04 Nov 2016 04:06:03 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-phu-cua-thuoc-ha-huyet-ap-2017/ Thuốc là một con dao hai lưỡi, luôn có mặt tốt và mặt xấu. Thuốc hạ huyết áp cũng vậy, bạn đã biết gì về tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp?

Bài viết Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc là một con dao hai lưỡi, luôn có mặt tốt và mặt xấu. Thuốc hạ huyết áp cũng vậy, bạn đã biết gì về tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp?

Tạc dụng phụ của từng nhóm thuốc

Thuốc trị cao huyết áp không những làm thay đổi chức năng cơ thể mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, các cơ quan nội tạng, nhất là thận.

Chẳng hạn một nhóm thuốc dùng phổ biến trong điều trị cao huyết áp là chẹn beta (beta blockers)

Gồm có propranolol, pindolol, nadolol, timolol, metoprolol, atenolol,… cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm. Tuy nhiên sử dụng lâu dài sẽ làm giảm năng lực hoạt động của bệnh nhân.

Một loại thuốc hạ huyết áp nữa là nhóm thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin (ACE inhibitor – Angiotensin converting enzyme inhibitor).

Nhóm thuốc này làm giảm huyết áp bằng cách làm giảm sự hoạt động của một số chất hóa học trong máu vốn làm căng thành mạch máu. Một loại thuốc thuộc nhóm này là Lisinopril có tác dụng phụ gây kích động, ho, choáng váng, mệt mỏi, đôi khi gây tăng nhịp tim hoặc gây ra nhịp tim bất thường.

Nhóm thuốc lợi tiểu

Gồm có hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamteren… Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi đưa đến làm hạ huyết áp. Dùng đơn độc khi bị cao huyết áp nhẹ, dùng phối hợp với thuốc khác khi bệnh cao huyết áp nặng thêm. Cần có sự lựa chọn do có loại làm thải nhiều kali, loại giữ kali, tăng acid uric trong máu, tăng cholesterol máu.

Thêm một nhóm thuốc khác trị cao huyết áp là nhóm thuốc ức chế kênh calcium.

Loại thuốc này dùng để giảm nhịp tim, tuy nhiên cũng gây nhức đầu, buồn nôn, táo bón, giữ nước cơ thể.

Còn đối với nhóm chẹn alpha (alpha blockers)

Gồm có prazosin, alfuzosin, terazosin, phentolamin,… cơ chế của thuốc là ức chế sự giải phóng noradrenalin tại đầu dây thần kinh là chất sinh học làm tăng huyết áp, do đó làm hạ huyết áp tuy nhiên có thể gây nhức đầu, tim đập nhanh, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, nếu sử dụng lâu có thể gây suy tim.

Một nhóm thuốc khác là thuốc giãn mạch (vasodilators)

Có tác dụng phụ gây sung huyết mũi, đau ngực, tim đập nhanh, sử dụng lâu ngày có thể gây tổn hại mô liên kết gây nên bệnh lupus.

Lời kết

Tóm lại, điều trị cao huyết áp là một công việc vô cùng khó khăn, muốn sử dụng thuốc một cách an toàn người bệnh cần đi khám và được bác sĩ điều trị kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc. Bác sĩ là người nắm vững tính năng các thuốc, khám bệnh trực tiếp sẽ lựa chọn thuốc thích hợp và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc dùng thuốc. Sự lựa chọn thuốc trị cao huyết áp sẽ tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có sự tổn thương các cơ quan (như suy thận, suy tim, dày thất trái,…), có kèm bị bệnh đái tháo đường hay không để có đơn thuốc thích hợp.

Bài viết Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-phu-cua-thuoc-ha-huyet-ap-2017/feed/ 0
51 tân dược bị rút giấy phép đăng ký lưu hành https://benh.vn/51-tan-duoc-bi-rut-giay-phep-dang-ky-luu-hanh-7644/ https://benh.vn/51-tan-duoc-bi-rut-giay-phep-dang-ky-luu-hanh-7644/#respond Sun, 24 Apr 2016 06:25:17 +0000 http://benh2.vn/51-tan-duoc-bi-rut-giay-phep-dang-ky-luu-hanh-7644/ Theo thông tin từ Cục quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết hàng năm Việt Nam có hàng trăm mặt hàng tân dược kém chất lượng phải thu hồi và tiêu hủy. Đặc biệt, thời gian gần đây, số lượng thuốc kém chất lượng bị đình chỉ lưu hành đang ngày càng tăng gây lo ngại cho người dân. Chỉ tính trong ngày 20/9 đã có tới 51 loại tân dược bị rút giấy phép đăng ký lưu hành...

Bài viết 51 tân dược bị rút giấy phép đăng ký lưu hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thông tin từ Cục quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết hàng năm Việt Nam có hàng trăm mặt hàng tân dược kém chất lượng phải thu hồi và tiêu hủy. Đặc biệt, thời gian gần đây, số lượng thuốc kém chất lượng bị đình chỉ lưu hành đang ngày càng tăng gây lo ngại cho người dân. Chỉ tính trong ngày 20/9 đã có tới 51 loại tân dược bị rút giấy phép đăng ký lưu hành…

Qua công tác kiểm tra, chỉ trong một ngày 20/9, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã cùng lúc rút số đăng ký lưu hành của 51 loại tân dược, chủ yếu là kháng sinh được sản xuất tại Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và Liên bang Nga, được đăng ký lưu hành kể từ năm 2010 – 2013.

Số tân dược không đảm bảo chất lượng bị rút giấy đăng ký lưu hành đang ngày một gia tăng

Tương tự, trước đó, Cục Quản lý Dược đã ra quyết định rút số đăng ký 19 loại thuốc vi phạm chất lượng, trong đó, có 6 loại thuốc của Công ty Sanofi – Aventis Việt Nam. Các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng bao gồm: thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, corticoid, giảm béo, đau dạ dày, tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, các loại vitamin… Những loại thuốc này không đạt chất lượng gây tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị và gây tốn kém tiền bạc cho người bệnh.

Nguyên nhân các thuốc bị rút số đăng kí

Được biết, các thuốc bị rút số đăng ký là do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan, độ ẩm hay chỉ tiêu định lượng, hàm lượng nước… và thuốc sản xuất không đúng với hồ sơ đăng ký tại Cục Quản lý Dược.

Trước tình trạng trên, kiến nghị các cơ quan chức năng cần có những giải pháp để hạn chế, thậm chí triệt tiêu hiện tượng này để bảo vệ sức khỏe cho người dân và cộng đồng xã hội.

Hải Yến

Bài viết 51 tân dược bị rút giấy phép đăng ký lưu hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/51-tan-duoc-bi-rut-giay-phep-dang-ky-luu-hanh-7644/feed/ 0
Mẹ cho con uống nhầm thuốc suýt tử vong https://benh.vn/me-cho-con-uong-nham-thuoc-suyt-tu-vong-3018/ https://benh.vn/me-cho-con-uong-nham-thuoc-suyt-tu-vong-3018/#respond Wed, 04 Jul 2012 04:25:25 +0000 http://benh2.vn/me-cho-con-uong-nham-thuoc-suyt-tu-vong-3018/ Khoa Nội tổng hợp BV Nhi Đồng 2, TP.HCM vừa tiếp nhận bé Lê Thị Thanh T., 2 tháng tuổi vào tuần đầu /7/2012, nhập viện vì ngộ độc Chloramin B

Bài viết Mẹ cho con uống nhầm thuốc suýt tử vong đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khoa Nội tổng hợp BV Nhi Đồng 2, TP.HCM vừa tiếp nhận bé Lê Thị Thanh T., 2 tháng tuổi vào tuần đầu /7/2012, nhập viện vì ngộ độc Chloramin B

Chloramin B là hóa chất có tác dụng khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng rất tốt. Tưởng Chloramin B là thuốc hạ sốt, mẹ cho con uống.Được biết, sau khi chích ngừa ở trạm y tế phường, mẹ em được phát một bịch gồm 2 gói thuốc hạ sốt và 3 gói Chloramin B để vệ sinh nhà. Về nhà, mẹ định lấy thuốc hạ sốt cho con uống (dù không sốt) nhưng lại lấy nhầm…Chloramin B.

Ngay sau uống, bé bị nôn ói và có biểu hiện tím tái nên được đưa đến bệnh viện. Hiện tại tình trạng bé đã ổn định

Hiểu thêm về những quy định về an toàn đối với Chloramin B

Chloramin B rất nhạy cảm với mắt, cơ quan hô hấp và da. Dung dịch của nó cũng có những ảnh hưởng tương tự, đặt biệt những màn nhày, nó liên quan đến sự cô cạn, đại diên của Clo ở trạng thái tự do và sự nhạy cảm cá nhân.

Khi làm việc với Chloramin B cần thiết phải có phương tiện bảo vệ (sự thông gió, hút gió), và tỷ lệ hỗn hợp cao nhất là tác nhân có hại cho môi trường làm việc, đối với các quy tắc vệ sinh (NPK-P/Clo) phải hợp lý (trung bình tỷ lệ NPK-P/Clo là 3 mg/lm3). Trong mọi thời điểm, bụi bặm phải được tẩy rửa tới mức thấp nhất và phải tuyệt đối ngăn cách sự tiếp xúc giữa da, màn nhày và dung dịch.

Khi làm việc với Chloramin B phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như: trang thiết bị bảo vệ da, bảo vệ mắt và nơi làm việc, không thể phân chia bừa bãi tỷ lệ NPK-P/Clo cũng phải bảo vệ bộ máy hô hấp ( dùng găng tay, kính, mặt nạ và các thiết bị lọc để ngăn cách Clo… ). Khi tiếp xúc với dung dịch hóa chất , nhất thiết phải dùng găng tay và phải luôn luôn dùng các thiết bị cá nhân, khi chúng bị hỏng phải thay thế ngay.

Trong khi làm việc phải luôn luôn chú ý đến các nguyên tắc vệ sinh cá nhân, đặc biệt không được ăn uống và hút thuốc trong lúc làm. Trước bữa ăn và sau khi hoàn thành công việc, phải vệ sinh da bằng nước ấm và xà phòng. Những vùng da bị nhiễm độc cũng có thể được điều trị bằng kem đặc trị.

Qua trường hợp này, các bậc cha mẹ cần

:1.Thận trọng trước khi cho con uống thuốc phải đọc tên thuốc ghi trên nhãn và hướng dẫn sử dụng, cũng như hạn sử dụng.

2.Ghi nhớ, rút ra những bài học sâu sắc và không chủ quan ở mọi hoàn cảnh khi chăm sóc con trẻ.

TS. Trần Ngọc Thắng

Bài viết Mẹ cho con uống nhầm thuốc suýt tử vong đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/me-cho-con-uong-nham-thuoc-suyt-tu-vong-3018/feed/ 0