Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 31 Dec 2020 10:46:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Kim tiền thảo vị thuốc quý chữa các bệnh lý về sỏi hiệu quả  https://benh.vn/cay-kim-tien-thao-vi-thuoc-quy-chua-cac-benh-ly-ve-soi-hieu-qua-76178/ https://benh.vn/cay-kim-tien-thao-vi-thuoc-quy-chua-cac-benh-ly-ve-soi-hieu-qua-76178/#respond Thu, 31 Dec 2020 06:00:44 +0000 https://benh.vn/?p=76178 Cây Kim tiền thảo là một trong những loại thảo dược được nhiều người biết đến bởi có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh lý về sỏi như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu và các bệnh lý khác hiệu quả.

Bài viết Kim tiền thảo vị thuốc quý chữa các bệnh lý về sỏi hiệu quả  đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kim tiền thảo là loại thảo dược rất được ưa chuộng trong điều trị các bệnh lý tuyến tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu và các bệnh lý khác. Tuy vậy, việc chế biến và sử dụng loại thảo dược này cần lưu ý nhiều điểm, bạn đọc nên biết sau đây.

cay-kim-tien-thao-1
Cây kim tiền thảo dùng làm thuốc chữa bệnh tiết niệu hiệu quả

Cây Kim tiền thảo sống ở đâu?

Kim tiền thảo còn có tên gọi là cây mắt trâu, vảy rồng, mắt rồng, Bạch Nhĩ Thảo, Bàn Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương… Tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.) Merr, thuộc giống họ đậu – Fabaceae. 

Cây mọc Kim tiền thảo mọc nhiều ở khu vực Đông Nam Á, ở các vùng núi có độ cao dưới 1,000 mét. Tại Việt Nam, cây mọc hoang dại khắp các vùng đồi núi trung du ở nước ta, từ Nghệ An trở ra Bắc. Các tỉnh mà Kim tiền thảo phát triển nhiều là Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Tây, Hoà Bình.

Cây  thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm hoặc ấm mát, phù hợp với đất ít chua, và chịu được khô hạn. Ngoài ra, cây ưa sáng nhưng cũng chịu được bóng râm, sống lưu niên, tái sinh hạt, chồi gốc, chồi thân, chồi cành đều rất khỏe.

Đặc điểm thực vật của cây Kim tiền thảo

Cách nhận biết cây Kim tiền thảo

Cây kim tiền thảo thuộc loại thân mọc bò, cao chừng 40 – 55cm, cây phát triển mạnh có khi tới 80 cm, đường kính 0,4 – 0,45 cm.

  • Vỏ cây kim tiền thảo có màu nâu lông hung, dai và dễ bóc. Cành có nhiều nhánh nhiều, bao quang cành phủ một lớp lông tơ màu trắng, ngọn non dẹt mọc ra từ các mắt của thân.
  • Rễ thân và rễ gốc phát triển mạnh và có nhiều nốt sần màu nâu hơi trắng. 
  • Lá kim tiền thảo mọc so le gồm một hoặc ba lá chét tròn dài 2,0 – 3,4cm, rộng 1,5-3,5cm, đầu và gốc lá hơi lõm, hình dạng giống con mắt, do vậy còn có tên gọi là đồng tiền. Mặt dưới của lá có lông trắng bạc, mặt trên có đường gân nổi rõ, cuống dài 2 – 3cm.
  • Hoa kim tiền thảo màu tím mọc thành chùm xen ở kẽ lá dài đến 8cm, có lông vàng, hoa khít nhau, màu đỏ tía dài 5mm, cánh 6mm, nhị đơn liền. Quả đậu nhỏ rộng 3,6mm có 3 – 6 ngăn chứa hạt. Mùa hoa quả từ tháng 3 đến tháng 5.
vi-thuoc-kim-tien-thao
Hình ảnh tươi và khô của Kim tiền thảo

Thu hái dược liệu Kim tiền thảo

Cây thường thu hái từ 1 – 2 lần mỗi năm vào vụ hè và vụ thu.

Khi thu hái dược liệu Kim tiền thảo, người ta cắt toàn bộ phần thân cành và lá trên mặt đất chừa lại phần thân sát gốc dài 3 – 5cm để tái sinh chồi cho lần sau.

Sau khi thu hái xong có thể phơi khô hoặc sấy khô tùy vào mục đích sử dụng.

Thành phần hóa học của cây Kim tiền thảo

Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây kim tiền thảo đều được làm thuốc. Tuy nhiên, phần trên mặt đất được sử dụng nhiều nhất. Dược liệu này có thành phần hóa học đa dạng, gồm có: L-Pinocamphone, L-Pulegone, Limonene, Iso Pinocamphone, Menthol, Ursolic acid, Palmitic, Amino acid, Choline, Succinic acid, L-Menthone,…

Công dụng của Kim tiền thảo theo Đông y

Theo Đông y, Kim tiền thảo Vị ngọt mặn tính hơi hàn, qui kinh Can đởm thận bàng quang. Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, thanh can đởm thấp nhiệt, thanh nhiệt giải độc.

Vị thuốc này chủ trị các chứng: nhiệt lâm, thạch lâm, sạn gan mật, hoàng đản, nhiệt độc ung nhọt, rắn độc cắn. Và được sử dụng nhiều trong việc điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, giảm tình trạng phù nề niệu quản, giúp hỗ trợ bào mòn sỏi, từ đó có thể giúp khả năng đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.

Công dụng của Kim tiền thảo theo Tây y

Dựa trên kết quả thực nghiệm lâm sàng, đã được chứng minh, kim tiền thảo có những loại hoạt chất như polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,… và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,…… đây là những hoạt chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe của người bệnh, do vậy được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết, tuyến mật, các bệnh liên quan đến tim mạch, sỏi thận….

Cây kim tiền thảo chữa viêm đường tiết niệu

Hệ thống tiết niệu con người bao gồm các bộ phận như bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo. Chức năng của các bộ phận này là đào thải những chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. 

viem-duong-tiet-nieu
Bệnh viêm đường tiết niệu khá phổ biến

Người bị viêm đường tiết niệu thường có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng viêm đường tiết niệu bao gồm: thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, luôn có cảm giác muốn đi vệ nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, có cảm giác đau buốt khi đi, cảm giác như kim châm giữa các lần đi vệ sinh.

Đau lưng và vùng bụng dưới nóng rát, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu nặng lan tỏa đến thận và dạ con và gây ra các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn, khi đi tiểu khó khăn, tiểu rắt, bụng ậm ạch, khó chịu, nước tiểu có màu khác.

Việc sử dụng kim tiền thảo giúp điều trị các triệu chứng viêm đường tiết niệu không còn hiện tượng đái đau, đái buốt ra máu, giảm tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, tránh những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. 

Cây kim tiền thảo hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi mật 

Sỏi thận:  xuất hiện từ sự lắng cặn của muối và khoáng hình thành bên trong thận. Sỏi thận gồm có 4 loại: sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite, sỏi cystin.

 Người mắc bệnh sỏi thận thường có các triệu chứng như: Đau, khó chịu vùng thắt lưng hông – vị trí phía dưới xương sườn. Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu hoặc đau rát khi đi tiểu. Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi. Buồn nôn và nôn mửa, sốt và ớn lạnh…

Sỏi niệu quản và sỏi bàng quang: là những loại sỏi phổ biến thuộc đường tiết niệu. Sỏi ở niệu quản sẽ cản trở lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng gây thận ứ nước, làm giảm – mất chức năng thận bên có sỏi, cũng như biến chứng viêm bể thận, sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng người bệnh.

Sỏi bàng quang có thể gây viêm nhiễm bàng quang, viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng, suy thận, một số trường hợp sỏi to có thể gây bí tiểu hoàn toàn… gây ảnh hưởng  nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

cay-kim-tien-thao-vi-thuoc-quy-chua-cac-benh-ly-ve-soi-hieu-qua-hinh

Sỏi niệu quản: niệu quản là một đường dài khoảng 25 – 28cm, đường kính trung bình 5mm. Niệu quản có những chỗ hẹp sinh lý và càng xuống dưới, niệu quản càng hẹp lại gây ra những cản trở cho việc sỏi di chuyển xuống dưới.

Sỏi niệu quản có thể hình thành khi sỏi thận di chuyển rơi xuống niệu quản, viên sỏi đó gọi là sỏi niệu quản. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, khi có hẹp niệu quản hoặc những bất thường tạo sự ứ đọng nước tiểu trong niệu quản có thể gây tích tụ tạo nên sỏi niệu quản.

Sỏi niệu quản có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong đường niệu quản như sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi niệu quản 1/3 giữa, sỏi niệu quản 1/3 dưới, sỏi niệu quản trái, sỏi niệu quản phải…

Sỏi mật: có thể kết tụ trong túi mật hoặc ở ống gan, ống mật chủ. Sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật (cholesterol, bilirubin… ) cùng với tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và ứ trệ dịch mật là nguyên nhân gây sỏi. 

Người bị sỏi mật thường không xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt, chỉ khi sỏi gây tắc nghẽn ống mật mới gây ra những cơn đau đột ngột tăng lên ở vùng bụng bên phải, đau có thể lan ra trước ngực hoặc ra sau lưng. Cơn đau có thể kéo dài vài phút hoặc đến vài giờ. Sỏi mật có thể dẫn đến vàng da, vàng mắt do ứ tắc dịch mật.

Soi-mat
Kim tiền thảo có hiệu quả trong điều trị sỏi mật

Trong cây kim tiền thảo có chứa hoạt chất Desmodium styracifolium-triterpenoid (Ds – t) có tác dụng lợi tiểu, tăng thể tích nước nhằm bào mòn sỏi theo cơ chế nước chảy đá mòn, ngăn chặn sự phát triển của sỏi. Đồng thời, giảm đào thải canxi niệu, kiềm hóa nước tiểu, ngăn tái phát sỏi, kích thích bài tiết citrate niệu để chống kết tinh sỏi mới. Ngoài ra, cây kim tiền thảo còn giúp đào thải các chất cặn bã trong thận, chống viêm, kháng viêm, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, giảm tình trạng phù nề đường niệu quản để viên sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài, làm giảm kích thước và làm tan sỏi mật.

Cây kim tiền thảo chữa viêm gan vàng da

Viêm gan được định nghĩa là tình trạng tổn thương nhu mô gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm do nhiều nguyên nhân. Người bị mắc các bệnh lý về gan thường có các triệu chứng như: vàng da, vàng mắt, đau hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu, bụng chướng to.. . Viêm gan do bất kỳ nguyên nhân nào nếu không được cải thiện và có cách bảo vệ gan đúng cách đều có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và không thể hồi phục là xơ gan và ung thư gan.

Hoạt chất trong cây kim tiền thảo có tác dụng điều trị viêm gan do vàng da, loại bỏ những độc tố, giúp bảo vệ gan, điều trị các triệu chứng do viêm gan virus gây ra, giảm các biến chứng của bệnh.

benh-viem-gan-vang-da
Kim tiền thảo có hiệu quả cho bệnh viêm gan vàng da

Ngoài ra, cây kim tiền thảo còn có tác dụng điều trị một số bệnh như  điều trị bệnh trĩ, trị rắn độc cắn, âm đạo tiết dịch bất thường, điều hòa kinh nguyệt, điều trị bệnh thủy thũng, tốt cho hệ tim mạch…

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Kim tiền thảo

Kim tiền thảo có nhiều công dụng để chữa bệnh, đồng thời kim tiền thảo còn có thể kết hợp với nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh lý khác nhau. Sau đây là các bài thuốc chữa bệnh bằng cây kim tiền thảo:  

Bài thuốc 1: Chữa sỏi đường tiết niệu 

Nguyên liệu:  Kim tiền thảo khô 50gr, Tỳ giải 30gr, Mã đề 20gr, Uất kim 15gr, Ngưu tất 15gr, Trạch tả 15gr, Kê nội kim 15gr. 

Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau, sắc với 2000 ml nước, cho đến khi còn lại 1000 ml lấy sử dụng, uống thay nước hàng ngày, sử dụng cho đến khi siêu âm kết quả không còn sỏi dừng lại. 

Bài thuốc 2: Kim tiền thảo chữa bệnh thận ứ nước

Nguyên liệu: 200g kim tiền thảo khô, 40g đại bi và 40g râu mèo khô.

Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau cho vào ấm sắc với 1000ml, uống thay nước hàng ngày trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả. 

Bài thuốc 3: Kim tiền thảo chữa sỏi mật

Nguyên liệu: 30gr kim tiền thảo khô, rau má tươi 30gr, 15gr hoạt thạch, 30gr cỏ xước, 10gr củ nghệ vàng, 15gr củ gấu, 10gr hải tảo, 8gr kê nội kim.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau, sắc với 1000ml nước, uống thay nước hàng ngày. 

Bài thuốc 4: Chữa sỏi niệu gây chảy máu

Nguyên liệu: kim tiền thảo khô 50gr, 30gr mã đề, ngưu tất 15gr, 14gr ý dĩ; uất kim, kê nội kim, đại phúc bì, đào nhân, chỉ xác mỗi loại thảo dược 10gr

Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau, sắc với 1000ml nước, uống thay nước hàng ngày

Bài thuốc 5: Kim tiền thảo chữa sỏi niệu gây chảy máu, sưng huyết

Nguyên liệu: 30 gram mã đề, 50 gram kim tiền thảo khô, 15 gram ý dĩ, 13 gram ngưu tất, uất kim, đại phúc kỳ, tào nhân, chỉ xác, kê nội kim mỗi thứ 10gram. 

Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên trộn lẫn với nhau, sắc với 1000 ml nước, uống thay nước hàng ngày

Bài thuốc số 6: điều trị viêm gan vàng da

Nguyên liệu: 100 g kim tiền thảo khô

Cách thực hiện: Cho kim tiền thảo rửa sạch cho vào ấm sắc với 1.000ml nước, uống thay nước hàng ngày cho đến khi đi khám không còn kết luận viêm gan vàng da. 

Những lưu ý khi sử dụng cây Kim tiền thảo để đạt hiệu quả

Mặc dù có tác dụng rất tốt cho các bệnh lý tiết niệu, ống mật, trị sỏi, nhưng khi sử dụng Kim tiền thảo, người bệnh cần lưu ý để phát huy tác dụng tốt nhất, tránh lãng phí và tác dụng phụ.

thuoc-sac-dong-y

Cây Kim tiền thảo nên sử dụng dạng nào là tốt nhất?

Các dạng có thể sử dụng từ cây Kim tiền thảo: Thuốc sắc; Dạng bột; Loại trà; Viên nang dược liệu.

So với dùng cây khô hoặc trà, dùng kim tiền thảo dạng viên thường tốn chi phí cao, nhưng đảm bảo chất lượng và an toàn. Một số thương hiệu uy tín trị sỏi thận trên thị trường hiện nay như sản phẩm Kim tiền thảo của các công ty dược phẩm đều có thể sử dụng tiện lợi ví dụ như OPC, DHG, TPC…

Nếu dùng dạng cây khô, mọi người nên tìm hiểu kỹ thông tin về chất lượng, tìm những cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc để mua. Yêu cầu giấy tờ chứng minh về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sử dụng cây Kim tiền thảo gây tác dụng phụ như thế nào?

Cây kim tiền thảo  được coi là dược liệu lành tính, không gây tác dụng phụ nhiều đến cơ thể. Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ rằng, cây kim tiền thảo chỉ có công dụng đối với những loại sỏi có cấu trúc urate trong thận. Trong khi đó, kim tiền thảo không có tác dụng đối với những loại sỏi có cấu trúc oxalat canxi trong thận.

cac-dang-soi-than-thuong-gap
Các dạng sỏi thận thường gặp

Kim tiền thảo chỉ có hiệu quả với những sỏi có kích thước vừa và nhỏ, không hiệu quả đối với những loại sỏi có kích thước lớn. Do đó, trước khi sử dụng dược liệu, người bệnh cần đi khám để được chuẩn đoán xem mắc loại sỏi nào, kích thước ra sao. Cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đồng thời, trong quá trình sử dụng, để lợi tiểu, cần kết hợp với các loại thảo dược khác như râu ngô, râu mèo hay atiso. Để phát huy công hiệu cao hơn, uống nhiều nước khi dùng dược liệu. Như vậy sẽ giúp tăng khả năng đào thải độc tố và sỏi nhanh chóng hơn.

Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây Kim tiền thảo?

Kim tiền thảo khá an toàn trên các nghiên cứu, tuy nhiên một số đối tượng sau cần lưu ý và không được sử dụng loại thảo dược này.

  • Không sử dụng kim tiền thảo cho những người rối loạn tiêu hóa, thường bị tiêu chảy.
  • Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng kim tiền thảo vì ảnh hưởng đến thai nhi. Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng. Không dùng quá 40g/ngày. 

Lưu ý, trong quá trình sử dụng kim tiền thảo đề điều trị sỏi cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ. Đồng thời, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để kết quả điều trị được tốt nhất.

Vì sao dùng Kim tiền thảo cần phải sao vàng hạ thổ?

Mục đích của việc sao vàng, hạ thổ kim tiền thảo nhằm thay đổi tính năng của thảo dược làm giảm bớt tính kích thích, dễ uống cân bằng âm dương. Việc sao vàng hạ thổ Kim tiền thảo tiến hành theo 3 bước sau đây.

Bước 1: Sau khi kim tiền thảo được thu hái về, tiến hành rửa sạch, chặt từng khúc. Sau đó đem phơi khô.

Bước 2: Cho kim tiền thảo đã được phơi khô vào chảo đã được đun trên bếp (lưu ý sử dụng nồi đất hoặc nồi gang). Sau đó đảo đều cho vàng, khi xuất hiện mùi thơm tắt bếp. 

Bước 3: Đổ chảo kim tiền thảo xuống nền đất để hạ thổ. Có thể phủ một lớp giấy báo lên trên bề mặt. Đợi khoảng một vài phút cho kim tiền thảo nguội cho vào túi để nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm ướt. Sử dụng đến đâu gói lại kỹ đến đó.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây kim tiền thảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được đầy về tác dụng, lưu ý và cách dùng Kim tiền thảo trị bệnh.

Bài viết Kim tiền thảo vị thuốc quý chữa các bệnh lý về sỏi hiệu quả  đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cay-kim-tien-thao-vi-thuoc-quy-chua-cac-benh-ly-ve-soi-hieu-qua-76178/feed/ 0