Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 09 Apr 2024 04:38:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? https://benh.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/ https://benh.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/#respond Sat, 06 Apr 2024 05:12:53 +0000 http://benh2.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/ Kinh nguyệt không đều là những thay đổi về chu kỳ kinh, lúc thu ngắn lại, khi kéo dài ra khiến người phụ nữ không thể dự đoán kỳ kinh tới có thể xảy ra vào ngày nào. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào cho đúng?

Bài viết Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kinh nguyệt không đều là những thay đổi về chu kỳ kinh, lúc thu ngắn lại, khi kéo dài ra khiến người phụ nữ không thể dự đoán kỳ kinh tới có thể xảy ra vào ngày nào.

vong_tron_chu_ky_kinh_nguyet

Nhiều chị em nghĩ rằng kinh nguyệt không đều là trường hợp kinh nguyệt không xuất hiện vào đúng ngày của tháng trước. Điều này không đúng.

Vậy làm thế nào để biết kinh nguyệt của mình có đều hay không mời các bạn hay tham khảo ví dụ dưới đây:

Ví dụ:

  • Một chị có kinh nguyệt liên tiếp vào các ngày 25/1, 23/2, 24/3, và 22/4 (chị em thường nói là “kinh lên ngày”). Nhìn qua thì thấy các ngày kinh thay đổi hàng tháng nhưng xét về chu kỳ kinh thì người phụ nữ này có kinh rất đều vì từ ngày 25/1 đến 22/2;  thì 23/2 đến 24/3 và từ 24/3 đến 21/4 đều có khoảng cách 29 ngày (chú ý là theo lịch dương, tháng giêng và 3 có 31 ngày, tháng 4 có 30 ngày còn tháng 2 chỉ có 28 ngày).
  • Một chị khác có các kỳ kinh liên tiếp vào các ngày 3/4, 5/5, 6/6, và 8/7 (chị em thường nói “kinh chậm (hoặc lùi) ngày lại”). Trường hợp này kinh nguyệt cũng vẫn rất đều với chu kỳ kinh là 32 ngày.

Nên chú ý có nhiều chị em nhớ ngày kinh nguyệt của mình theo lịch âm. Nếu lịch dương có tháng đủ 31 ngày, tháng thiếu 30 ngày (hoặc 28 – 29 ngày vào tháng 2) thì theo lịch âm, tháng đủ là 30 ngày và tháng thiếu đều có 29 ngày.

Vì thế người ta khuyên mỗi phụ nữ nên ghi lại ngày đầu tiên của mỗi kỳ kinh của mình trên một quyển lịch nhỏ (hay một bìa lịch) một cách đều đặn. Từ đó đếm số ngày từ ngày đầu tiên ra máu đến trước ngày có kinh lần sau sẽ biết rõ chu kỳ kinh của mình có đều đặn hay không. Trường hợp chu kỳ đó lệch 1-2 ngày thì vẫn có thể coi là đều.

Với người có kinh nguyệt không đều, chị em không thể dự đoán được mình sẽ có kinh vào ngày nào trong tháng tới.

Bài viết Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/feed/ 0
Những nguyên nhân nào gây nên vô kinh https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-nao-gay-nen-vo-kinh-4928/ https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-nao-gay-nen-vo-kinh-4928/#respond Wed, 03 Aug 2022 01:13:23 +0000 http://benh2.vn/nhung-nguyen-nhan-nao-gay-nen-vo-kinh-4928/ Chẩn đoán vô kinh không khó, thậm chí không cần nhờ đến thầy thuốc nhưng tìm ra được nguyên nhân vô kinh thì ngay cả thầy thuốc nhiều khi cũng khó giúp được.

Bài viết Những nguyên nhân nào gây nên vô kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chẩn đoán vô kinh không khó, thậm chí không cần nhờ đến thầy thuốc nhưng tìm ra được nguyên nhân vô kinh thì ngay cả thầy thuốc nhiều khi cũng khó giúp được.

Những người bị vô kinh thường không hiểu tại sao mình bị vậy. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây vô kinh, trong đó có nguyên nhân toàn thân và nguyên nhân tại chỗ.

1. Vô kinh do tình trạng toàn thân

  • Có thể gặp vô kinh ở những người quá gầy do suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng, nhiễm độc hay có bệnh mạn tính ở gan, thận…

uong_thuoc_gay_vo_kinh

Dùng một số loại thuốc cũng có thể gây vô kinh (Ảnh minh họa)

  • Có người bị vô kinh do sau khi dùng thuốc (thuốc an thần, thuốc chuyển hóa, thuốc chống ung thư).
  • Vô kinh có thể xảy ra sau những biến động mạnh về tâm thần: vui, buồn, tang tóc, sợ hãi, gian khổ, thay đổi môi trường sống.

2. Vô kinh do rối loạn hoạt động nội tiết

Đây là vấn đề phức tạp, bao gồm:

  • Các rối loạn hoạt động của hệ thống dưới đồi – tuyến yên, buồng trứng: Hoặc bị suy thoái, hoặc do tăng cường hoạt động toàn bộ hệ thống hay từng bộ phận làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của hệ thống đó.
  • Các rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể (thượng thận, giáp trạng) cũng có thể dẫn đến vô kinh.

roi_loan_noi_tiet_gay_vo_kinh_1

Rối loạn nội tiết cũng dẫn đến vô kinh (Ảnh minh họa)

3. Vô kinh do bất thường, dị tật, khuyết tật của cơ thể hoặc do bệnh của cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng, tử cung

Có rất nhiều nguyên nhân cụ thể thuộc nhóm này, dưới đây là một số ví dụ:

  • Người phụ nữ có rối loạn di truyền về thể nhiễm sắc của tế bào làm cơ thể và bộ phận sinh dục không phát triển bình thường. Ví dụ phụ nữ có bộ thể nhiễm sắc 44XO (bình thường bộ thể nhiễm sắc trong nhân tế bào của nữ là 44XX; ở đây bộ thể nhiễm sắc của người bệnh thiếu hẳn một thể nhiễm sắc giới tính X). Người có dị tật di truyền loại này thường có thân hình lùn thấp, trí tuệ kém phát triển, vùng da ở hai bên cổ bạnh ra, bộ phận sinh dục kém phát triển kèm theo vô kinh nguyên phát và có thể còn nhiều dị tật bẩm sinh ở các bộ phận khác. Y học nói những người này bị “Hội chứng Turner”.

vo_kinh_do_di_tat_vung_kinh

Những người mang dị tật bẩm sinh như không có buồng trứng, tử cung cũng bị vô kinh (Ảnh minh họa)

  • Những người mang dị tật bẩm sinh như không có buồng trứng, không có tử cung; có khi tuy có các bộ phận đó nhưng chúng không phát triển mà bị teo đét gây vô kinh thật và nguyên phát. Có khi là dị tật không có âm đạo hoặc màng trinh bịt kín thì biểu hiện của vô kinh cũng là nguyên phát nhưng là vô kinh giả.
  • Những trường hợp vì lý do bệnh tật (như khối u lành hoặc ung thư) của tử cung, buồng trứng, hay tai biến của chửa, đẻ khiến người phụ nữ phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng sẽ dẫn đến vô kinh.
  • Những bệnh ở niêm mạc tử cung như lao, nhiễm khuẩn, những trường hợp phải phá thai (hút, nạo) nhiều lần dẫn đến dính niêm mạc gây thiểu kinh, vô kinh.

phu_nu_vo_kinh_di_kham

Nên khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị (Ảnh minh họa)

Tóm lại mỗi phụ nữ vô kinh đều có nguyên nhân riêng; có khi do nhiều nguyên nhân cùng kết hợp. Có những nguyên nhân tìm ra được cũng không có cách điều trị (di truyền, dị tật bẩm sinh). Những nguyên nhân khác dù có cách chữa cũng phải tùy nguyên nhân mà chọn lựa các phương pháp khác nhau. Người bệnh phải được thăm khám kỹ, phải được thăm dò chức năng hoạt động của các tuyến nội tiết, có khi phải tiến hành điều trị thử để loại trừ nguyên nhân này, hướng đến một nguyên nhân khác mới mong đạt kết quả.

Vì vậy vô kinh cần được khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân và cách điều trị, không nên nghe mách bảo dùng thuốc này thuốc khác vừa tốn tiền vừa nguy hiểm, có hại cho sức khỏe.

Bài viết Những nguyên nhân nào gây nên vô kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-nao-gay-nen-vo-kinh-4928/feed/ 0
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? https://benh.vn/chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4947/ https://benh.vn/chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4947/#respond Mon, 06 Jan 2020 05:13:48 +0000 http://benh2.vn/chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4947/ Có kinh nguyệt hàng tháng là điều bình thường của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt mỗi người lại khác nhau: 21, 28, 40 ngày… gây nên những băn khoăn, lo lắng.

Bài viết Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có kinh nguyệt hàng tháng là điều bình thường của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt mỗi người lại khác nhau: 21, 28, 40 ngày… gây nên những băn khoăn, lo lắng.

Vậy, chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường? Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Các phương pháp giữ ổn định chu kỳ kinh nguyệt cho chị em phụ nữ?

Tìm hiểu về kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt ?

Kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormon sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ.

Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

Những hormon sản xuất ra trong chu kì hoạt động của buồng trứng đã quyết định chu kì kinh nguyệt.

chu_ky_kinh_nguyet_1

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ (Ảnh minh họa)

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài trong bao lâu?

Một chu kì kinh nguyệt bình thường có vòng kinh kéo dài 28 +/- 7 ngày, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo cơ địa của từng người.

Chu kì kinh nguyệt thường được tính từ ngày đầu tiên hành kinh cho tới ngày bắt đầu có kinh lần sau với thời gian: 28 ngày, 33 ngày, 35 ngày.

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không bình thường?

  • Kinh thưa: kinh nguyệt không thường xuyên, không đều, chu kì kinh nguyệt thường trên 35 ngày.
  • Kinh mau: đa kinh, chu kì kinh nguyệt thường là 21 ngày hoặc ngắn hơn.
  • Rong kinh: kinh có chu kì và lượng máu kinh nhiều hơn 80 ml, thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày…

chu_ky_kinh_nguyet_binh_thuong

Rong kinh, kinh mau, kinh thưa… là chu kỳ kinh nguyệt bất thường (Ảnh minh họa)

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

  • Ảnh hưởng đến sắc đẹp.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nguyên nhân gây nên các bệnh về phụ khoa.
  • Nguyên nhân gây vô sinh…

Các yếu tố tác động đến chu kỳ kinh nguyệt

  • Ảnh hưởng bởi những mốc thời gian quan trọng trong cuộc sống: tuổi dậy thì (từ 11-15 tuổi), sinh nở, mãn kinh (từ 45-50 tuổi)…
  • Mắc các bệnh bẩm sinh về bộ phận sinh dục: u lành, ác tính, viêm nhiễm…
  • Do phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại: các chất hóa học, sinh học, phóng xạ…
  • Do ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học.
  • Do stress, trầm cảm, bực tức, bị sốc mạnh…
  • Do hút thuốc, uống rượu…
  • Do di truyền.
  • Mất cân bằng nội tiết…

di_dang_tu_cung

Bất thường ở bộ phận sinh dục… ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

Các phương pháp đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt đều đặn

  • Giữ trọng lượng cơ thể.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Tránh stress.
  • Không uống rượu, bia, thuốc lá.
  • Uống thuốc ngừa thai.

Lời kết

Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu chu kỳ ngắn nhất và dài nhất không chênh nhau nhiều hơn 8 ngày. Vì vậy, nếu chu kỳ ngắn nhất là 25 ngày và dài nhất là 32 ngày là phạm vi bình thường. Khoảng cách này chênh nhau 8-20 ngày là chu kì bất thường, còn trên 21 ngày thì chị em cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Mặt khác, để giữ gìn sức khỏe, đảm bảo chu kỳ hàng tháng đều đặn, chị em cần tập thể dục thường xuyên, đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, tránh stress, hạn chế uống trà, cà phê, bỏ thuốc lá…

Bài viết Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4947/feed/ 0
Kỳ kinh nguyệt đầu tiên – Hãy giúp con chuẩn bị sẵn sàng https://benh.vn/ky-kinh-nguyet-dau-tien-hay-giup-con-chuan-bi-san-sang-70147/ https://benh.vn/ky-kinh-nguyet-dau-tien-hay-giup-con-chuan-bi-san-sang-70147/#respond Sat, 23 Nov 2019 14:31:45 +0000 https://benh.vn/?p=70147 Có kinh nguyệt lần đầu là một trải nghiệm rất khó tả , nếu nhớ lại chắc hẳn rất nhiều người ước rằng mình có một sự chuẩn bị kĩ càng hơn cho việc này. Vậy thì hãy giúp con bạn có một lần đầu được chuẩn bị đầy đủ về tinh thần, kiến thức và trang bị nhé.

Bài viết Kỳ kinh nguyệt đầu tiên – Hãy giúp con chuẩn bị sẵn sàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có kinh nguyệt lần đầu là một trải nghiệm rất khó tả , nếu nhớ lại chắc hẳn rất nhiều người ước rằng mình có một sự chuẩn bị kĩ càng hơn cho việc này. Vậy thì hãy giúp con bạn có một lần đầu được chuẩn bị đầy đủ về tinh thần, kiến thức và trang bị nhé.

Nếu con gái của bạn đang đến gần thời kỳ đầu tiên , làm thế nào bạn có thể giúp cô ấy sẵn sàng mà không làm cô ấy xấu hổ? Lập một kế hoạch hành động để cả hai bạn đều sẵn sàng.

Đối mặt với mối quan tâm. 

Mother and her daughter in supermarket choosing sanitary pads.

Con gái của bạn có lẽ đang tự hỏi thời kỳ của cô ấy sẽ như thế nào, nó sẽ kéo dài bao lâu và làm thế nào cô ấy có thể tự chăm sóc bản thân mỗi tháng. Hãy cho cô ấy biết rằng bạn sẵn sàng trả lời những câu hỏi ấy

Bạn có thể bắt đầu với những điều cơ bản: Giải thích rằng những giai đoạn đầu tiên của cô ấy rất có thể sẽ nhẹ nhàng và chúng có thể không đều đặn ngay từ đầu. Các máu có thể đỏ, nâu, hoặc thậm chí đen, và cô ấy nên thay đổi băng vệ sinh mỗi 4 đến 6 giờ.

Các ông bố, nếu chủ đề này nằm ngoài vùng thoải mái của bạn, hãy nhờ một người con gái lớn hoặc người thân là phụ nữ đưa nó lên. Con gái của bạn cũng có thể không thoải mái khi nói chuyện với bạn về thời kỳ của cô ấy như bạn.

Thời gian dự báo 

Nhiều cô gái sợ rằng họ sẽ có thời gian đầu tiên ở trường hoặc khi họ vắng nhà. Để giúp con gái bạn cảm thấy sẵn sàng, hãy mua một chiếc túi có khóa kéo nhỏ và dự trữ nó với một vài miếng băng vệ sinh cỡ teen và một chiếc quần lót sạch. Nói với con gái của bạn để nó cùng với cô ấy mọi lúc.

Chia sẻ cho con nếu con bị rò rỉ ra quần ở trường thì cô bé phải làm như thế nào ? Hãy sử dụng quần dự phòng và băng vệ sinh trước tiên. Nếu như không mang quần ngoài dự phòng con có thể mượn của các bạn, nhờ sự trợ giúp của giáo viên hoặc sử dụng áo khoác để tạm thời che đi cho tới cuối buổi học.

Nói về băng vệ sinh

Ở Việt Nam thì vật sử dụng đầu tiên của các cô bé trong thời kì kinh nguyệt thường là băng vệ sinh. Việc sử dụng băng vệ sinh không có gì quá khó khăn. Hãy chỉ cho bé cách đặt chúng sao cho đúng vị trí, để chúng thực sự thấm hút tốt nhất và nhớ bỏ vào thùng rác một cách vệ sinh như thế nào.

Tampon là một sự lựa chọn cho những người năng động vì nó ít gây vướng víu tuy nhiên còn nhiều tranh cãi về việc ảnh hưởng của chúng tới ” màng trinh” . Và các cô gái thường sợ rằng tampon có thể bị trôi vào phía trong, tuy nhiên điều này rất khó có thể xảy ra vì vậy đừng lo lắng

Nhưng hãy chắc chắn rằng cô ấy biết rằng bất kể loại nào đều nên được thay đổi cứ sau 4 giờ để tránh rò rỉ và nhiễm trùng. Cô ấy cũng có thể mặc một chiếc quần lót để bảo vệ thêm. Hãy chắc chắn chọn một tampon được dán nhãn cho thanh thiếu niên – chúng hẹp và nhỏ hơn so với những người lớn.

Đừng tập trung quá nhiều vào thời gian.

 Ý tưởng về việc chảy máu trong một tuần mỗi tháng là quá sức đối với các cô gái đến nỗi bạn không muốn cung cấp cho họ quá nhiều thông tin trước về tất cả những rắc rối khác của việc có kinh nguyệt như đầy hơi , hội chứng tiền kinh nguyệt ( PMS ), và mụn trứng cá , Natterson nói. Bên cạnh đó, một số triệu chứng này sẽ không xuất hiện cho đến khi một cô gái có kinh nguyệt trong một vài năm.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói với con gái rằng một số cô gái có thể bị chuột rút , đau lưng hoặc ngực mềm trước hoặc trong thời kỳ của họ là bình thường . Cô ấy có thể giảm đau bằng cách đặt một miếng đệm sưởi ấm ở bụng dưới hoặc lưng 

Hãy đến bác sĩ nếu có vấn đề. 

Gặp bác sĩ sớm hơn nếu:

  • Thời gian của cô đến thường xuyên hơn mỗi 21 ngày hoặc cách nhau hơn 45 ngày.
  • Cô ấy có những khoảng thời gian rất nặng hoặc chuột rút mà thuốc giảm đau không cần kê toa không giúp được.

webmd.com

Bài viết Kỳ kinh nguyệt đầu tiên – Hãy giúp con chuẩn bị sẵn sàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ky-kinh-nguyet-dau-tien-hay-giup-con-chuan-bi-san-sang-70147/feed/ 0
Nhận biết sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt https://benh.vn/nhan-biet-suc-khoe-qua-mau-sac-kinh-nguyet-5808/ https://benh.vn/nhan-biet-suc-khoe-qua-mau-sac-kinh-nguyet-5808/#respond Sat, 19 Jan 2019 09:34:04 +0000 http://benh2.vn/nhan-biet-suc-khoe-qua-mau-sac-kinh-nguyet-5808/ Có kinh nguyệt hàng tháng là điểm khác biệt của chị em phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ đảm bảo sức khỏe sinh sản mà còn là lăng kính thể hiện những vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Bài viết Nhận biết sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có kinh nguyệt hàng tháng là điểm khác biệt của chị em phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ đảm bảo sức khỏe sinh sản mà còn là lăng kính thể hiện những vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Tuy nhiên, cứ sắp đến cữ “đèn đỏ” thì các triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể lại xuất hiện như: đau bụng, cương tức ngực, đau lưng… gây ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.

Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp phái nữ nhận biết sức khỏe của mình qua màu sắc kinh nguyệt, qua đó có kế hoạch giữ gìn sức khỏe cho bản thân.

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormon sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản.

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ vòng kinh của mỗi người thường dao động từ 28 đến 32 ngày/vòng kinh.

Chu kỳ vòng kinh thường dao động từ 28 đến 32 ngày.

Trạng thái & tính chất của kinh

Máu kinh nguyệt bình thường không đặc, hơi dính, trong có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào).

Nếu máu kinh nguyệt vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước, hoặc kết thành hòn máu to và cứng thì có thể do máu ứ, cần giữ vệ sinh kinh nguyệt tốt.

Phương pháp nhận biết sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt

Theo dõi sự đều đặn của chu kỳ

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật. Nếu chu kỳ diễn ra đều đặn chứng tỏ sức khỏe cơ thể bình thường. Ngược lại, chu kỳ sớm trước hoặc chậm sau nhiều ngày kèm theo cảm giác khó chịu thì phải kịp thời kiểm tra, không nên bỏ qua.

Lưu ý: Nếu thời gian 1-2 ngày chậm hoặc nhanh thì không phải là bệnh hoặc các năm đầu khi thấy kinh hoặc gần kỳ mãn kinh thì chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể thay đổi.

Quan sát màu sắc của kinh

Kinh nguyệt bình thường có màu đỏ sẫm. Khi thấy kinh có màu khác bình thường như: đỏ tươi, màu nâu sậm, màu vàng, màu đen… thì cần để ý theo dõi.

Hiện tượng này theo đông y là do khí hư hàn hoặc nhiệt. Nếu chị em chú ý giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt thì có thể khắc phục được chứng bệnh này.

Kinh nguyệt bình thường có màu đỏ sẫm.

Quan sát lượng kinh

Lượng kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít đều là biểu hiện không bình thường. Lượng kinh nguyệt nhiều là lượng máu chảy ra quá nhiều (lớn hơn 100ml), và thời gian hành kinh quá dài (từ 10 ngày trở lên) gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân khiến lượng kinh nguyệt quá nhiều

Kinh nguyệt quá nhiều do màng trong tử cung bong ra bất thường và do chứng tăng sinh màng tử cung, hoặc có những bệnh tử cung như u xơ tử cung…

Kinh nguyệt quá nhiều cũng có thể do ảnh hưởng từ bệnh của các cơ quan khác như: rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu, các tác động ngoại cảnh: bị lạnh, nóng quá, tinh thần căng thẳng…

Kinh nguyệt quá nhiều do màng trong tử cung bong ra bất thường, u xơ tử cung…

Nguyên nhân khiến lượng kinh nguyệt quá ít

Phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh hoặc liên tục trên 3 tháng không thấy kinh thì gọi là bế kinh (tắc kinh).

Bế kinh do các bệnh mạn tính toàn thân như: thiếu máu nghiêm trọng, bệnh gan, đái đường… hoặc do dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hoà, lao bộ phận sinh dục…

Ngoài ra, đại não bị kích thích mạnh hoặc bị tổn thương hoặc lao động mệt mỏi cũng đều có thể gây bế kinh.

Lời kết

Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, một sức khỏe kinh nguyệt tốt là nền tảng quan trọng để chị em phụ nữ có được sức khỏe và vẻ đẹp của mình.

Tuy nhiên, nếu thấy sự khác biệt trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng như: màu sắc kinh thay đổi, chu kỳ kinh ngắn hoặc quá dài, lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít… thì cần sắp xếp lại lịch làm việc, chế độ dinh dưỡng hoặc đến bệnh viện để được tư vấn chữa bệnh kịp thời.

Benh.vn

Bài viết Nhận biết sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhan-biet-suc-khoe-qua-mau-sac-kinh-nguyet-5808/feed/ 0
Làm sao để “hoãn” ngày kinh nguyệt? https://benh.vn/lam-sao-de-hoan-ngay-kinh-nguyet-4333/ https://benh.vn/lam-sao-de-hoan-ngay-kinh-nguyet-4333/#respond Wed, 26 Dec 2018 13:54:26 +0000 http://benh2.vn/lam-sao-de-hoan-ngay-kinh-nguyet-4333/ Cụ thể: Để tránh hẳn một kỳ hành kinh, với người dùng thuốc tránh thai loại vỉ 28 viên, khi uống hết những viên có hormone (21 viên), cần uống tiếp 1 vỉ mới, bỏ 7 viên cuối không có hormone (viên placebo).

Bài viết Làm sao để “hoãn” ngày kinh nguyệt? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời:

Chào bạn,

Đau bụng kinh quả thực là không dễ chịu chút nào. Để hoãn chu kỳ này chậm một vài ngày bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai.

Cụ thể: Để tránh hẳn một kỳ hành kinh, với người dùng thuốc tránh thai loại vỉ 28 viên, khi uống hết những viên có hormone (21 viên), cần uống tiếp 1 vỉ mới, bỏ 7 viên cuối không có hormone (viên placebo).

Với người dùng thuốc tránh thai loại vỉ 21 viên, đáng lý ngưng 1 tuần thì cần uống tiếp luôn 1 vỉ mới. Dùng liên tục những viên có hormone sẽ trì hoãn được sự ra kinh do nồng độ hormone luôn được duy trì, không tụt xuống để tạo ra hiện tượng kinh nguyệt.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai nào, bạn cũng cần có sự tư vấn cụ thể từ các bác sĩ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Phương pháp này xác suất thành rất công cao nhưng đôi khi vẫn xảy ra hiện tượng ra một chút máu. Bạn cũng có thể cân nhắc loại thuốc tránh thai dạng tiêm để “hoãn” chu kỳ.

Chúc bạn thành công!

Bài viết Làm sao để “hoãn” ngày kinh nguyệt? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-sao-de-hoan-ngay-kinh-nguyet-4333/feed/ 0
Kinh nguyệt xuất hiện trở lại khi nào sau sinh? https://benh.vn/kinh-nguyet-xuat-hien-tro-lai-khi-nao-sau-sinh-6983/ https://benh.vn/kinh-nguyet-xuat-hien-tro-lai-khi-nao-sau-sinh-6983/#respond Sun, 23 Dec 2018 08:12:23 +0000 http://benh2.vn/kinh-nguyet-xuat-hien-tro-lai-khi-nao-sau-sinh-6983/ Sau khi sinh, đại đa số phụ nữ thường chưa có kinh nguyệt xuất hiện trở lại trong thời gian cho con bú, đây là hiện tượng sinh lý. Thời gian kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau khi sinh thường có liên quan đến việc người mẹ có cho con bú hay không, thời gian cho con bú dài hay ngắn và độ tuổi của người mẹ.

Bài viết Kinh nguyệt xuất hiện trở lại khi nào sau sinh? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau khi sinh, đại đa số phụ nữ thường chưa có kinh nguyệt xuất hiện trở lại trong thời gian cho con bú, đây là hiện tượng sinh lý. Thời gian kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau khi sinh thường có liên quan đến việc người mẹ có cho con bú hay không, thời gian cho con bú dài hay ngắn và độ tuổi của người mẹ.

Thông thường một tháng sau khi sinh, phản ứng của tuyến yên đối với hormone do não trung gian tiết ra đã trở lại bình thường, vì thế, buồng trứng bắt đầu hình thành trứng mới, trứng phát triển, chín và rụng. Do vậy, với những sản phụ không cho con bú thì những thay đổi kể trên có thể diễn ra sớm, 2-3 tháng sau khi sinh thì kinh nguyệt trở lại bình thường. Nhưng cũng có một số ít người, tuy cho con bú, nhưng vẫn có thể rụng trứng, 2-3 tháng sau khi sinh cũng có xuất hiện kinh nguyệt. Những người có kinh nguyệt xuất hiện trở lại khoảng 4-6 tháng sau khi sinh nở.

Kinh nguyệt xuất hiện trở lại vào thời gian nào thì cần phải xem xét chức năng rụng trứng của buồng trứng đã được phục hồi trở lại hay chưa, nếu phục hồi sớm, kinh nguyệt cũng xuất hiện trở lại sớm. Vì rụng trứng diễn ra trước khi kinh nguyệt xuất hiện, vì thế, sau khi sinh, vẫn có khả năng mang thai khi kinh nguyệt chưa xuất hiện. Nếu có quan hệ tình dục thì cần có các biện pháp tránh thai.

Bài viết Kinh nguyệt xuất hiện trở lại khi nào sau sinh? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kinh-nguyet-xuat-hien-tro-lai-khi-nao-sau-sinh-6983/feed/ 0
Những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt https://benh.vn/nhung-thay-doi-cua-co-the-trong-thoi-ky-kinh-nguyet-2429/ https://benh.vn/nhung-thay-doi-cua-co-the-trong-thoi-ky-kinh-nguyet-2429/#respond Tue, 04 Dec 2018 04:13:53 +0000 http://benh2.vn/nhung-thay-doi-cua-co-the-trong-thoi-ky-kinh-nguyet-2429/ Trong thời gian hành kinh, niêm mạc trong khoang tử cung của người phụ nữ sẽ bong từng mảng lớn, tạo nên những vết thương lớn. Lỗ cổ tử cung ở trong trạng thái mở rộng, trong âm đạo có máu, môi trường axit bình thường bị thay đổi.

Bài viết Những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong thời gian hành kinh, niêm mạc trong khoang tử cung của người phụ nữ sẽ bong từng mảng lớn, tạo nên những vết thương lớn. Lỗ cổ tử cung ở trong trạng thái mở rộng, trong âm đạo có máu, môi trường axit bình thường bị thay đổi.

Tình trạng này có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Do vậy, trong thời gian hành kinh, bạn cần tuyệt đối tránh sinh hoạt tình dục, tắm bồn, bơi, lội nước và rửa âm đạo. Băng vệ sinh phải được khử trùng, thay thường xuyên. Phải thường xuyên rửa cơ quan sinh dục ngoài, đảm bảo vệ sinh cục bộ.

Do trong thời gian hành kinh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm thấp nên bạn cần phải tránh vận động mạnh và lao động thể lực nặng. Cần sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, ngủ đủ, giữ tâm trạng vui vẻ. Cố gắng giữ ấm nửa dưới cơ thể, ăn ít đồ sống, lạnh và có tính kích thích.

Benh.vn

Bài viết Những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thay-doi-cua-co-the-trong-thoi-ky-kinh-nguyet-2429/feed/ 0
6 bí kíp giúp bạn thoát khỏi trướng bụng kỳ đèn đỏ https://benh.vn/6-bi-kip-giup-ban-thoat-khoi-truong-bung-ky-den-do-44047/ https://benh.vn/6-bi-kip-giup-ban-thoat-khoi-truong-bung-ky-den-do-44047/#respond Fri, 24 Aug 2018 03:08:12 +0000 https://benh.vn/?p=44047 Ước tính có khoảng gần 70% phụ nữ từng bị trướng bụng kỳ đèn đỏ. Đến khoảng ngày thứ 2-3 của kì kinh, buồng trứng bắt đầu sản sinh hàm lượng hormone hỗ trợ. Nhờ đó tình trạng này có thể giảm. Trước khi điều này xảy ra, bạn có thể thực hiện những cách sau để giảm triệu chứng trướng bụng.

Bài viết 6 bí kíp giúp bạn thoát khỏi trướng bụng kỳ đèn đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ước tính có khoảng gần 70% phụ nữ từng bị trướng bụng kỳ đèn đỏ. Đến khoảng ngày thứ 2-3 của kì kinh, buồng trứng bắt đầu sản sinh hàm lượng hormone hỗ trợ. Nhờ đó tình trạng này có thể giảm. Trước khi điều này xảy ra, bạn có thể thực hiện những cách sau để giảm triệu chứng trướng bụng:

Giảm caffeine và rượu

Uống rượu trước khi có kinh có thể làm tăng các triệu chứng của hội chứng thời kỳ tiền kinh nguyệt như cương đau ngực, thay đổi tâm trạng, trướng bụng. Cà phê có thể gây kích thích đường tiêu hóa và kích thích ruột, tất cả những điều này khiến cơ thể bị giữ nước.

Tránh xa thực phẩm gây đầy hơi

Súp lơ xanh và cải bruxen có lợi cho sức khỏe nhưng chúng cũng chứa một loại đường phức hợp gọi là raffinose. Những người thiếu enzyme giúp tiêu hóa loại đường này có thể bị trướng bụng, đầy hơi. Thủ phạm khác gây trướng bụng đầy hơi là đậu, cải bắp, súp lơ trắng, rau diếp.

Ăn thực phẩm chứa nhiều kali

Những loại thực phẩm giàu kali như chuối, dưa đỏ, cà chua và măng tây giúp cân bằng dịch tốt. Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như các loại hạt, cá hồi cũng có tác dụng tương tự. Những thực phẩm này giúp giảm prostaglandin, nhóm hormone gây trướng bụng và co cơ.

Protein là một giải pháp an toàn khác. Vì vậy hãy ăn nhiều thịt gà, cá và đậu. Những loại thực phẩm đóng vai trò như thuốc lợi tiểu như cần tây, dưa chuột, dưa hấu, nước chanh, tỏi và gừng sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu trong kỳ kinh.

Tránh đồ uống có ga và có đường

Đồ uống có ga có thể tạm thời khiến bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng chúng sẽ khiến bạn bị trướng bụng hơn trước. Đồ uống có đường cũng vậy. Thay vì uống những loại này, hãy uống đủ 8 cốc nước lọc mỗi ngày. Uống một số loại trà như trà xanh, trà bạc hà giúp loại bỏ các yếu tố trung gian gây viêm.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ thường bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng như đau, trướng bụng… kỳ kinh nguyệt. Giờ ngủ rất quan trọng vì dịch dư thừa trong bụng có thể di chuyển trong cơ thể và bị loại bỏ. Ngủ đủ 8 tiếng một đêm giúp bạn giảm triệu chứng.

Duy trì tập luyện thường xuyên

Các chuyên gia cho biết nhịp tim tăng lên là một trong những cách tốt nhất làm giảm các triệu chứng thời kỳ kinh nguyệt trong đó có trướng bụng. Những người có lối sống ít vận động có xu hướng tiêu hóa chậm hơn. Đổ mồ hôi cũng có thể giúp giảm táo bón. Tập luyện nhẹ nhàng như tập yoga tốt hơn cho bạn. Những bài tập cường độ cao có thể kích thích viêm làm tăng triệu chứng trướng bụng.

Hãy cùng xem video để cập nhật các thông tin khác nhé.

Bài viết 6 bí kíp giúp bạn thoát khỏi trướng bụng kỳ đèn đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/6-bi-kip-giup-ban-thoat-khoi-truong-bung-ky-den-do-44047/feed/ 0
Băn khoăn khi đến tháng https://benh.vn/ban-khoan-khi-den-thang-2633/ https://benh.vn/ban-khoan-khi-den-thang-2633/#respond Thu, 16 Aug 2018 04:17:56 +0000 http://benh2.vn/ban-khoan-khi-den-thang-2633/ Thực tế, lượng máu kinh ra mỗi ngày ở mỗi người là khác nhau. Có người ra liên tục trong vài ngày thì sạch, số khác ra “điềm đạm” hơn, thời gian cũng kéo dài hơn. Điều bạn cần lưu ý không phải mức độ ra mỗi ngày mà là tổng lượng ra trong suốt kì đèn đỏ. Một đợt “đèn đỏ” kéo dài từ 3-7 ngày được xem là bình thường.

Bài viết Băn khoăn khi đến tháng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Lượng máu ra bao nhiêu là bình thường?

Thực tế, lượng máu kinh ra mỗi ngày ở mỗi người là khác nhau. Có người ra liên tục trong vài ngày thì sạch, số khác ra “điềm đạm” hơn, thời gian cũng kéo dài hơn. Điều bạn cần lưu ý không phải mức độ ra mỗi ngày mà là tổng lượng ra trong suốt kì đèn đỏ. Một đợt “đèn đỏ” kéo dài từ 3-7 ngày được xem là bình thường.

Khi nào cần giúp đỡ?

Những dấu hiệu sau cho thấy bạn chảy máu nhiều hơn mức bình thường:

  • Lượng máu ra thấm đẫm băng vệ sinh sau 1 giờ.
  • “Bị” quá 7 ngày.

Ra máu nhiều hoặc thời gian “bị” kéo dài thường do mất cân bằng tạm thời về hormone, song cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như u xơ, ung thư màng trong dạ con hay mang thai ngoài tử cung.

2. Hiện tượng ra những cục máu lớn có nguy hiểm không?

Những “cục máu” mà bạn thấy là một phần bình thường của kinh nguyệt, chúng thường xuất hiện vào những ngày máu ra nhiều nhất. Thông thường, cơ thể bạn sản sinh ra chất chống đông để máu kinh không vón cục, nhưng trong những ngày ra nhiều, máu kinh bị tống khứ rất nhanh, ngăn chất chống đông phát huy hiệu quả.

Khi nào cần giúp đỡ?

Nếu bạn thấy máu kinh vón cục quá nhiều và xuất hiện cả những cục máu rất lớn, hãy đến bác sĩ kiểm tra nhé. Đó có thể là dấu hiệu xảy thai hoặc u xơ.

3. Cảm giác khó chịu trong phạm vi nào được xem là bình thường?

Một số cô gái may mắn trải qua kì đèn đỏ mà không đau đớn gì, nhưng hầu hết phụ nữ sẽ nếm trải vài cung bậc khó chịu. Tin tốt là hầu hết cảm giác khó chịu sẽ biến mất khi bạn ở tuổi 25 trở ra, sau khi đã sinh con lần thứ nhất.

Khi nào cần giúp đỡ?

Nếu cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn, hãy đi khám để loại trừ các khả năng viêm màng trong dạ con, viêm tấy xương chậu, u nang buồng trứng hay u xơ tử cung.

4. Máu không phải lúc nào cũng đỏ, có sao không?

Chẳng sao cả, thực tế máu kinh không phải lúc nào cũng đỏ. Càng đến những ngày cuối lượng máu càng ít đi và bị oxi hóa dẫn đến chuyển màu nâu. Không việc gì phải lo lắng.

5. Đến hẹn không thấy lên

Nếu bạn có hoạt động tình dục, việc chậm kinh có thể là một dấu hiệu cho thấy đã mang thai. Khi đã loại trừ khả năng này, còn một số nguyên nhân khác: Rối loạn nội tiết, stress hoặc thay đổi chế độ ăn (ăn kiêng, thiếu chất) cũng dẫn đến rối loạn chu kì.

Khi nào cần giúp đỡ?

Nếu bạn mất kinh 3 kì liên tiếp và đã ngoại trừ nguyên nhân có thai.

6. Vòng kinh không đều

Vòng kinh không đều xảy ra hầu hết ở 5 năm đầu khi bạn bước vào dậy thì và ở giai đoạn tiền mãn kinh, nguyên nhân thường do rối loạn nội tiết. Đối với bạn gái tuổi thanh niên, vòng kinh thường khá đều, điều ngược lại xảy ra khi bạn bị stress, đang dùng thuốc chữa bệnh, có điều lo lắng, dinh dưỡng kém hoặc tập thể dục quá sức.

Khi nào cần giúp đỡ?

Khi vòng kinh không đều khiến bạn gặp khó khăn trong việc tính thời gian thụ thai để sinh em bé.

7. Ra máu giữa kì có đáng ngại?

Với một số phụ nữ, ra chút máu giữa kì kinh không phải dấu hiệu đáng lo ngại. Phụ nữ đang sử dụng vòng tránh thai hay uống thuốc tránh thai cũng có thể ra máu giữa kì. Nếu bạn vẫn ra máu bất thường sau 3 chu kì liên tiếp sử dụng thuốc tránh thai, nên đến gặp bác sĩ để thay thuốc với hàm lượng progesterone/ estrogen cao hơn.

Khi nào cần giúp đỡ?

Ra máu giữa kì là hiện tượng hiếm gặp với đa số phụ nữ song vẫn có thể xảy ra. Rối loạn nội tiết là nguyên nhân phổ biến, song vì đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

8. Tại sao hay bị đi ngoài trong kì kinh?

Vì chu kì kinh nguyệt có ảnh hưởng đến nhu động ruột. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, 1/3 phụ nữ gặp rối loạn tiêu hóa trong kì kinh nguyệt, đa số đi ngoài lỏng một vài ngày đầu kì kinh. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được làm rõ, song thủ phạm có thể là sự lên xuống bất thường của progesterone.

Benh.vn (Theo MSN)

Bài viết Băn khoăn khi đến tháng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ban-khoan-khi-den-thang-2633/feed/ 0