Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 17 May 2024 02:58:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/ https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/#respond Thu, 16 May 2024 00:20:39 +0000 http://benh2.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/ Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cần phải được thực hiện dựa trên những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu bỏng, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Bài viết Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sơ cứu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trường hợp bệnh nhân bị bỏng. Nếu được sơ cứu đúng cách, bác sỹ cấp cứu sẽ dễ dàng điều trị cho bệnh nhân, việc hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng cũng vì thế mà rõ rệt hơn.

Sơ cứu cánh tay bị bỏng

Sơ cứu rất quan trọng đối với vết bỏng mọi cấp độ (Ảnh minh họa)

Bỏng được chia làm 3 cấp độ phụ thuộc vào 3 yếu tố

  • Độ sâu của bỏng.
  • Diện tích của vết bỏng.
  • Vị trí vết bỏng trên cơ thể.

Ba cấp độ bỏng

Bỏng độ 1

Chỉ bị tổn thương lớp ngoài cùng của da làm cho vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.

Bỏng độ 2

lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn thương.  Xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:

  • Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
  • Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.

Bỏng độ 3

Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.

3-cap-do-vet-bong

Tổn thương ở 3 cấp độ bỏng khác nhau.

Phương pháp sơ cứu khẩn cấp vết bỏng

  • Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cần phải được thực hiện dựa trên những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu bỏng, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
  • Khi bị bỏng ở cấp độ 1, nhìn chung sẽ không nguy hiểm.  Nên lập tức ngâm ngay chỗ bỏng vào nước lạnh, sạch vì nước lạnh sẽ giúp làm giảm độ nóng tại vùng da đang bị bỏng, làm mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân. Đây là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay bỏng nhẹ.
  • Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi… thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, ngâm trong nước lạnh vài phút rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Trường hợp bỏng độ 2, độ 3 có thể bôi kem bôi chứa Bạc sulfadiazine để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Đối với các vết bỏng rộp tuyệt đối không chọc túi phỏng có chứa dịch lỏng bên trong. Hãy để nó tự vỡ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Khi túi vỡ có thể dùng nước đun sôi hoặc nước sát khuẩn rửa vết thương rồi băng lại với gạc mềm.
  • Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
  • Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm vì nó gây tác động đến nhịp tim. Vết bỏng thể hiện ra bên ngoài thường trông rất nhẹ nhưng nguy cơ phá hủy khi bỏng điện là rất, có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp… do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.

Bài viết Sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-cuu-khan-cap-khi-bi-bong-2772/feed/ 0
Sơ cứu bỏng mắt – Những lưu ý đề phòng bỏng mắt https://benh.vn/so-cuu-bong-mat-nhung-luu-y-de-phong-bong-mat-5809/ https://benh.vn/so-cuu-bong-mat-nhung-luu-y-de-phong-bong-mat-5809/#respond Sat, 25 Nov 2023 05:34:05 +0000 http://benh2.vn/so-cuu-bong-mat-nhung-luu-y-de-phong-bong-mat-5809/ Bỏng mắt là một tai nạn đặc biệt trong nhãn khoa do con người sơ xuất trong sinh hoạt hoặc khi đang làm việc dẫn đến: bỏng mỡ, bỏng lửa, bỏng hóa chất… Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp bạn đọc có những kỹ năng cần thiết để sơ cứu khi khi bị bỏng mắt và những lưu ý đề phòng loại tai nạn nguy hiểm này.

Bài viết Sơ cứu bỏng mắt – Những lưu ý đề phòng bỏng mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bỏng mắt là một tai nạn đặc biệt trong nhãn khoa do con người sơ xuất trong sinh hoạt hoặc khi đang làm việc dẫn đến: bỏng mỡ, bỏng lửa, bỏng hóa chất… Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp bạn đọc có những kỹ năng cần thiết để sơ cứu khi khi bị bỏng mắt và những lưu ý đề phòng loại tai nạn nguy hiểm này.

Trong nhiều trường hợp, do người bị nạn không được sơ cứu kịp thời dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của mắt hoặc hỏng mắt…Vì vậy, sơ cứu ngay khi bỏng mắt là việc làm rất cần thiết để đề phòng những biến chứng cho mắt sau này.

Các tai nạn bỏng mắt thường gặp

  • Bỏng mắt trong khi chế biến thức ăn: do bị dầu, mỡ bắn vào mắt gây bỏng giác mạc.
  • Do sử dụng bếp gas không đúng cách (nhất là bình gas mini) hoặc tận dụng bình gas cũ đã gỉ có thể gây cháy nổ.
  • Do sử dụng bật lửa gas (để lửa quá to) dẫn đến bỏng mắt hoặc vô ý cầm điếu thuốc đang cháy gây bỏng cho trẻ nhỏ.

Bỏng mắt do dầu mỡ hoặc lửa hàn bắn vào mắt…

  • Do để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt, dầu nóng….cùng một chỗ dẫn đến tra nhầm thuốc.
  • Do xà bông, các chất tẩy rửa khi đang tắm hoặc vệ sinh nhà bếp bắn vào mắt.
  • Do bị bỏng vôi, xi măng.
  • Do sơ xuất khi thực hiện các thí nghiệm phản ứng hóa học.
  • Do không đeo kính bảo hộ khi đang hàn, xì…

Cách sơ cứu khi bị bỏng mắt

Bỏng do hóa chất, dầu mỡ

  • Khi bị bỏng do hóa chất, dầu mỡ, việc đầu tiên cần làm là rửa mắt ngay bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% (hóa chất ở lâu trong mắt gây nhiều tổn thương cho mắt).
  • Nếu không có dung dịch rửa mắt thì dùng nước máy thông thường hoặc nước đun sôi để nguội để rửa mắt ít nhất trong 10 phút.
  • Cần cố gắng mở to mắt để hóa chất được đẩy ra ngoài. Nếu bỏng nặng, cần tiếp tục rửa cho đến khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% khi bị bỏng để tránh tổn thương cho mắt.

Bỏng do nhiệt, hàn điện

  • Các trường hợp bỏng mắt do nhiệt, hàn điện người nhà cần băng mắt người bị nạn rồi chuyển đến chuyên khoa mắt gần nhất để xử lý.
  • Đối với trường hợp này do đặc tính riêng nên việc sơ cứu đơn thuần không thực hiện được, vì vậy người nhà tuyệt đối không tự ý sơ cứu theo chủ quan của mình.

Những lưu ý đề phòng bỏng mắt

  • Tuyên truyền rộng rãi cách tự sơ cứu khi bị bỏng mắt trước khi đến cơ sở y tế.
  • Trong các nhà máy, xí nghiệp, các phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất, phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc mang mặt nạ dày ở trong các lò đúc kim loại nóng chảy.
  • Có phương tiện cấp cứu đầy đủ để rửa mắt ở các xí nghiệp, nhà máy và gia đình.

Đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng hóa chất hoặc thực hiện các thí nghiệm về hóa chất.

  • Giữ các hóa chất độc hại xa trẻ em, phân tích cho trẻ thấy tác hại khi ném vôi vào nhau khi chơi đùa.
  • Không để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt với các loại thuốc nước khác, trước khi nhỏ thuốc vào mắt phải xem nhãn thuốc cẩn thận, tránh nhầm lẫn.
  • Cẩn thận với lửa, dầu ăn khi chiên, xào.
  • Không nhìn trực tiếp vào mặt trời…

Lời kết

Bỏng mắt là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây bỏng mắt như bỏng do nhiệt, hóa chất, dầu, mỡ… Để bảo vệ mắt, tránh những hệ quả do bỏng mắt gây ra, người nhà hoặc bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp sơ cứu tạm thời cho mắt như dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mắt càng sớm càng tốt để loại bỏ hóa chất, dầu mỡ… Trong trường hợp không có nước muối sinh lý, có thể sử dụng nước sôi để nguội hoặc nước máy để rửa mắt…

Ngoài ra, để tránh các tai nạn về bỏng mắt, người dân cần đeo kính bảo hộ khi hàn, xì hoặc thực hiện các thí nghiệm khoa học, giữ các hóa chất độc hại xa tầm tay của trẻ em, không để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt với các loại thuốc khác, cẩn thận với lửa, dầu ăn khi chiên, xào…

Bài viết Sơ cứu bỏng mắt – Những lưu ý đề phòng bỏng mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-cuu-bong-mat-nhung-luu-y-de-phong-bong-mat-5809/feed/ 0
Những kỹ năng sinh tồn thiết thực phải dạy trẻ https://benh.vn/17-ky-nang-sinh-ton-thiet-thuc-phai-day-tre-5085/ https://benh.vn/17-ky-nang-sinh-ton-thiet-thuc-phai-day-tre-5085/#respond Mon, 20 Nov 2023 05:16:40 +0000 http://benh2.vn/17-ky-nang-sinh-ton-thiet-thuc-phai-day-tre-5085/ Cuộc sống luôn là điều mới lạ và bất ngờ với trẻ. Hơn nữa trong đó là bao điều nguy hiểm đang rình rập. Cha mẹ hãy dạy trẻ những kỹ năng sinh tồn thiết thực này nhé.

Bài viết Những kỹ năng sinh tồn thiết thực phải dạy trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cuộc sống luôn là điều mới lạ và bất ngờ với trẻ. Hơn nữa trong đó là bao điều nguy hiểm đang rình rập. Cha mẹ hãy dạy trẻ những kỹ năng sinh tồn thiết thực này nhé.

1. Dạy kỹ năng ứng phó cho trẻ khi bị lạc?

  • Bố mẹ nên dặn con cầm tay cha mẹ khi đi vào nhưng chỗ đông người, không chạy lung tung khi vào siêu thị hay các trung tâm thương mại vì ở đây có rất nhiều các cửa hàng, trẻ thì thấp vì vậy trẻ rất dễ bị khuất sau các của kệ hàng và lạc bố mẹ. Trong trường hợp này bạn nên dạy bé đứng ở trước cửa ra vào, phía bên trong của hàng hay siêu thị để tránh kẻ xấu và chờ bộ mẹ ra tìm kiếm
  • Nếu bị lạc trong đám đông thì bạn hãy dạy trẻ xác định vị trí đứng và đứng yên ở đó chờ bố mẹ tìm vì người lớn sẽ dễ dàng xác định được thời gian cũng như địa điểm bắt đầu không còn nhìn thấy trẻ
  • Nếu cần tìm sự giúp đỡ thì đối tượng có thể tin tưởng là những người mặc đồng phục như cảnh sát, nhân viên an ninh, nhân viên của địa điểm mình đang bị lạc (như siêu thị, khu vui chơi… ).
  • Dạy con biết gây tiếng ồn khi bị lạc. Ở những nơi quá đông người bố mẹ nên cho con một cái còi trước khi đi và bé cho thể sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.
  • Dạy bé nhớ số điện thoại bố mẹ và biết cách xin trợ giúp những người có thể tin tưởng

2. Dạy chúng cách xem bản đồ

Đối với một đứa trẻ, khả năng tự lập trong cuộc sống là quan trọng nhất. Khi trẻ biết cách xem bản đồ, chúng sẽ có sự tự tin hơn trong việc tìm đường, định hướng và sẽ khó bị lạc hơn. Đây là một kỹ năng thiết yếu bên cạnh các kỹ năng sống khác.

3. Dạy chúng bơi.

Bơi là kỹ năng cực kỳ sống còn đối với bất kể ai. Ngay từ khi trẻ con nhỏ, hãy đưa trẻ tới bể bơi cho trẻ làm quen với môi trường nước. Khi biết bơi, trẻ sẽ tự tin hòa nhập trong các chuyến dã ngoại, du lịch cùng gia đình, trường lớp. Ngoài ra, biết bơi giúp giảm thiểu nguy cơ bị đuối nước, một trong những tai nạn rất phổ biến hiện nay.

tre-em-boi-loi

4. Dạy chúng cách sơ cứu như rửa vết thương, khử trùng vết thương, dán băng y tế đơn giản…

Mẹo vặt trong cuộc sống rất quan trọng để ứng phó nhanh trong các tình huống. Dạy trẻ sơ cứu các vết thương thường gặp không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng khi bị dính các vết thương thường gặp như đứt tay, dẫm phải các vật sắc nhọn, côn trùng đốt… điều này còn giúp trẻ có khả năng chăm sóc và quan tâm tới người khác ngay từ khi còn nhỏ.

5. Kỹ năng khi ở nhà một mình.

Cuộc sống hiện đại với bối cảnh cha mẹ thường xuyên phải đi vắng. Dạy trẻ các kỹ năng cần có khi ở nhà một mình như nhận diện người lạ – người quen, chốt an toàn các cửa, chủ động xử lý các sự cố nhỏ trong nhà là một cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi khi ở một mình đồng thời đảm bảo an toàn cho ngôi nhà ngay cả khi không có cha mẹ ở nhà.

Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà có người lớn.

6. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn.

Dạy trẻ chỗ để các số điện thoại khẩn cấp như số cứu hỏa, số cứu thương, số cảnh sát….Khi dùng đi điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.

7. Xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót.

Nhiều trẻ ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói mà chỉ có một mình ở nhà. Trước đây đã có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã sống sót khi bị bỏ quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn. Trẻ em ở phố hầu hết ít để ý tới điều này. Hãy dạy con biết cách thích nghi với từng hoàn cảnh như nếu chúng cần nước uống chúng có thể uống tại vòi hoặc cho đá tan chảy…..biết xác định các đồ có thể ăn được từ thiên nhiên.

8. Dạy chúng về các thao tác thoát hiểm như khi có hỏa hoạn, có động đất

Những nguy cơ thường trực trong cuộc sống hiện đại như hỏa hoạn, ngập nước, động đất là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Hãy cho trẻ thấy cách xử lý tốt nhất trong trường hợp có nguy cơ đó xảy ra như thế nào để bảo vệ tính mạng một cách chủ động.

9. Những thứ cần thiết khi rời nhà khẩn cấp

Máy lửa, đèn pin, điện thoại, dây, nước uống, vật dụng gây tiếng ồn như còi ….Bỏ ngay vào túi trước khi ra khỏi nhà

10. Dạy chúng cách đi đường một mình an toàn.

Đi đường một cách an toàn, tham gia giao thông an toàn là kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển khi mà các nguy cơ thường có như tai nạn giao thông, cướp giật, bắt cóc,… hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy dạy trẻ về các nguyên tắc tham gia giao thông, cách quan sát khi tham gia giao thông, cách nhận diện những người có thể tin cậy và những người đáng ngờ để có sự chủ động khi có tình huống không may xảy ra.

11. Nếu có điều kiện thì tiếp đến, mới dạy chúng những kỹ năng khác

Những kỹ năng ít khẩn cấp hơn như nhóm lửa, cách làm chín thực phẩm một cách đơn giản, mở nắp hộp đồ ăn (ở nước ngoài), cách dùng tấm khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để ngủ mà không bị muỗi…

Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi dạy con mình những kỹ năng sống sót cần thiết đấy.

VD: Trong một vụ bắt cóc trẻ em tại một khu vui chơi. Kẻ bắt cóc đã nhanh tay thay đồ cho đứa trẻ. Nhân viên an ninh của khu vui chơi đã được huấn luyện cho những công việc này nên họ đã chặn tất cả các cửa và dặn cha mẹ đứa trẻ là phải chú ý tới đôi giầy của mỗi đứa trẻ để nhận diện con chứ đừng nhìn lướt qua quần áo, vì kẻ bắt cóc thường chỉ kịp thay quần áo chứ ít chú ý tới giầy dép. Thật là một kinh nghiệm hữu ích phải không các bạn

Bài viết Những kỹ năng sinh tồn thiết thực phải dạy trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/17-ky-nang-sinh-ton-thiet-thuc-phai-day-tre-5085/feed/ 0
Sơ cứu khi nạn nhân bị sặc bột, sặc thuốc ở trẻ nhỏ https://benh.vn/so-cuu-khi-nan-nhan-bi-sac-bot-sac-thuoc-o-tre-nho-2784/ https://benh.vn/so-cuu-khi-nan-nhan-bi-sac-bot-sac-thuoc-o-tre-nho-2784/#respond Fri, 20 Oct 2023 04:20:53 +0000 http://benh2.vn/so-cuu-khi-nan-nhan-bi-sac-bot-sac-thuoc-o-tre-nho-2784/ Có những cái chết lẽ ra không xảy ra nếu chúng ta có kiến thức cơ bản về sơ cứu và thực hiện đúng cách.  Sau đây Ths. Bs. Trần Việt Hùng sẽ hướng dẫn các bạn về phương pháp sơ cứu khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị sặc bột, sặc thuốc bột, thuốc viên.

Bài viết Sơ cứu khi nạn nhân bị sặc bột, sặc thuốc ở trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có những cái chết lẽ ra không xảy ra nếu chúng ta có kiến thức cơ bản về sơ cứu và thực hiện đúng cách.  Sau đây Ths. Bs. Trần Việt Hùng sẽ hướng dẫn các bạn về phương pháp sơ cứu khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị sặc bột, sặc thuốc bột, thuốc viên.

Sơ cứu khi nạn nhân bị sặc bột, sặc thuốc ở trẻ

Nếu nạn nhân tỉnh, hồng hào và không khó thở:

Nên bế trẻ và ngăn không cho chúng khóc để tránh dị vật chạy ngược lên khí quản.

  • Móc họng khai thông đường miệngNếu thấy nạn nhân khó khở, tím tái, khóc yếu hoặc ngưng thở:
  • Khai thông miệng bằng cách lấy tay móc họng
  • Đối với trẻ nhỏ, dùng tay đỡ trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống, vỗ mạnh lưng trẻ năm cái
  • Lật ngửa trẻ lại và một tay áp vào bụng vùng thượng vị để trẻ áp lưng vào ngực mình, ấn mạnh về phía đầu trẻ cứ 5 lần lại ấn bàn tay vào vùng thượng vị . Ấn mạnh về phía đầu trẻ.
  • Tiếp tục móc họng cho đến khi đạt kết quả.

Đối với trẻ lớn/người lớn:

Người sơ cứu đứng sau nạn nhân, vòng hai tay ra trước với một bàn tay co lại như nắm đắm, tay kia đặt lên trên.

Thực hiện ấn bụng thượng vị năm cái

Lưu ý: Với tất cả các ca dị vật đường thở, sau khi sơ cứu đều phải đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Không nên nghĩ dị vật đã trôi xuống dưới… là xong. Thực tế có nhiều ca dị vật không được lấy ra khỏi cơ thể, sẽ làm mủ và gây biến chứng.

Phòng tránh bị sặc bột, sặc thuốc

Cho trẻ nhỏ bú sữa đúng cách. Không nên cho ăn, bú, uống thuốc khi trẻ cười vì sẽ dễ làm cho trẻ bị sặc, thức ăn dễ lọt vào đường thở. Không cho trẻ chơi các đồ chơi nhỏ vì trẻ chưa ý thức được nguy hiểm nên hay bỏ vào mồm. Đối với các quả có hạt, các gia đình nên bỏ hạt để phòng tránh việc quả có thể trơn và chui tọt vào cổ làm trẻ nghẹn hoặc nguy hiểm hơn là mắc ở đường thở. Không cho trẻ chơi các loại hạt.

Ths.Bs. Trần Việt Hùng – BV Bạch Mai

Bài viết Sơ cứu khi nạn nhân bị sặc bột, sặc thuốc ở trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-cuu-khi-nan-nhan-bi-sac-bot-sac-thuoc-o-tre-nho-2784/feed/ 0
Chuẩn bị hành trang cho một chuyến đi du lịch https://benh.vn/chuan-bi-hanh-trang-cho-mot-chuyen-di-du-lich-5871/ https://benh.vn/chuan-bi-hanh-trang-cho-mot-chuyen-di-du-lich-5871/#respond Sat, 14 Oct 2023 05:35:16 +0000 http://benh2.vn/chuan-bi-hanh-trang-cho-mot-chuyen-di-du-lich-5871/ Cuộc sống với bao bộn bề, những dịp nghỉ lễ là cơ hội tốt để chúng ta nghỉ ngơi lấy lại sức khoẻ. Một chuyến du lịch cho bản thân, cùng gia đình khám phá phong cảnh thiên nhiên của đất nước là cơ hội vàng cho sức khoẻ của bạn. Để một chuyến du lịch thành công tốt đẹp cần có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ những việc nhỏ nhất: chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, thuốc men, đồ dùng cá nhân.....Việc lên một danh sách chi tiết và khoa học về các đồ dùng cần mang theo giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và yên tâm về cuộc hành trình sắp tới.

Bài viết Chuẩn bị hành trang cho một chuyến đi du lịch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cuộc sống với bao bộn bề, những dịp nghỉ lễ là cơ hội tốt để chúng ta nghỉ ngơi lấy lại sức khoẻ. Một chuyến du lịch cho bản thân, cùng gia đình khám phá phong cảnh thiên nhiên của đất nước là cơ hội vàng cho sức khoẻ của bạn. Để một chuyến du lịch thành công tốt đẹp cần có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ những việc nhỏ nhất: chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, thuốc men, đồ dùng cá nhân…..Việc lên một chaudanh sách chi tiết và khoa học về các đồ dùng cần mang theo giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và yên tâm về cuộc hành trình sắp tới.

Danh sách đồ dùng mang theo khi đi du lịch có thể phân thành 6 nhóm cơ bản gồm:

do-dung-du-lich

Mang theo một số thuốc thông thường khi đi du lịch.

Nhóm 1: Giấy tờ tùy thân

  • Tiền bạc và giấy tờ.
  • Vé máy bay du lịch (nếu bạn là Việt Kiều cần mang vé máy bay khứ hồi về nước đang sinh sống).
  • Giấy/số xác nhận nếu mua vé máy bay qua mạng.
  • Hộ chiếu có visa (nếu cần)/Chứng minh nhân dân.
  • Bản sao giấy đăng ký kết hôn (để check-in khách sạn khi đi cùng gia đình).
  • Bản sao giấy khai sanh của con cái (để check-in máy bay trong nước khi chưa có hộ chiếu, CMND).
  • Số điện thoại khẩn cấp – địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam (khi tự đi du lịch nước ngoài).
  • Thẻ khách hàng thường xuyên/ưu đãi của hãng hàng không (Frequent flyer/frequent guest cards).
  • 2 ảnh cá nhân (khổ làm hộ chiếu), bản sao thông tin cá nhân trong hộ chiếu (sử dụng khi mất hộ chiếu).
  • Voucher/coupon/các loại vé (khi book các dịch vụ).
  • Tiền mặt/thẻ ATM.
  • Ngoại tệ/thẻ tín dụng.
  • MasterCard (khi đi du lịch nước ngoài).
  • Các địa chỉ email cần thiết.
  • Bản sao tiền sử bệnh án (nếu cần).
  • Bản sao danh sách đồ dùng mang theo (để kiểm tra khi mang về, hoặc khai báo khi mất hành lý).
  • Giấy phép lái xe, giấy tờ xe, bảo hiểm (nếu bạn tự lái xe đi du lịch).

Nhóm 2: Thiết bị điện, điện tử

  • Điện thoại di động.
  • Máy chụp ảnh (phim, kỷ thuật số), pin, sách hướng dẫn sử dụng.
  • Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin.
  • Máy quay phim, băng/disk để ghi hình.
  • Máy xem phim DVD mini, đĩa phim DVD.
  • Đồ sạc pin điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop.
  • Ổ cắm điện phù hợp hoặc ổ cắm đa quốc gia (khi du lịch nước ngoài).
  • Laptop (nếu cần thiết).

Nhóm 3: Một số thuốc thông thường

  • Thuốc tiêu hóa.
  • Thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt, thuốc đau bụng.
  • Dầu gió.
  • Oresol đề phòng mất nước.
  • Vitamins.
  • Băng cứu thương, bông.
  • Thuốc/biện pháp tránh thai.
  • Thuốc chống say xe/máy bay/tàu.
  • Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến).
  • Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến).
  • Kem chống dị ứng da.

Nhóm 4: Đồ dùng cá nhân

a. Trang phục: dành cho nam

  • Áo shơ-mi ngắn tay/ dài tay.
  • Áo thun ngắn tay/dài tay.
  • Quần dài, short.
  • Quần áo thể thao.
  • Quần áo ngủ (pijama).

Chuẩn bị cho một chuyến du lịch hoàn hảo (Ảnh minh họa).

  • Giày thể thao, sandals.
  • Nón (Mũ).
  • Đồ lót.
  • Dây nịt (thắt lưng).
  • Áo vest, giày da, tất, cravat, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác).
  • Khăn choàng cổ, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh).

Đồ dùng vệ sinh cá nhân:

– Bàn chải, kem đánh răng, lược.

– Dầu gội, tắm nam.

– Kem và đồ dùng cạo râu.

– Dung dịch súc miệng.

– Keo xức tóc.

b. Trang phục dành cho nữ

– Áo sơ-mi ngắn tay/dài tay.

– Áo thun ngắn tay/dài tay.

– Quần áo lót.

– Quần áo ngủ.

– Váy dài, ngắn.

– Giày thể thao, sandals.

– Quần dài, short.

– Nón rộng vành.

– Tất.

– Đồ trang sức – vòng đeo cổ, đeo tay, kẹp, dây buộc tóc.

– Trang phục công sở, giày da, tất, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)

– Khăn choàng, mũ, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh).

Đồ dùng vệ sinh, cá nhân:

– Bàn chải, kem đánh răng, lược.

– Dầu gội, tắm nữ.

– Dung dịch súc miệng.

– Mỹ phẩm.

– Keo xức tóc.

– Bàn ủi du lịch.

– Dung dịch tẩy trang.

– Tampons.

c. Đồ dùng cho trẻ em đi cùng

– Khăn lông.

– Khăn giấy ướt (hộp).

– Tã giấy.

– Mền đắp, quấn (nhẹ, mềm).

– Tấm trải không thấm nước.

– Ghế của bé trên xe (nếu bạn đi bằng xe riêng).

– Nôi, xe đẩy.

– Túi địu bé sau lưng/trước ngực.

– Nhiều quần áo ngoài/lót ban ngày, ban đêm (để thay đổi), áo quần ấm, tất.

– Dầu, phấn trẻ em.

     Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ khi đi du lịch.

  • Đồ chơi/giải trí (tùy lứa tuổi).
  • Túi đựng đồ sử dụng, đựng tã giấy sử dụng…
  • Phao, kính mát, mũ, kem chống nắng, chống côn trùng, đồ tắm.
  • Kẹp, dây buộc tóc cho bé gái.
  • Sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn trẻ em.
  • Hộp sữa, bình sữa, dụng cụ pha sữa, bình hâm sữa, máy khử trùng đồ dùng ăn uống của bé.
  • Bình, ly uống nước, muỗng, tô/chén có nắp.
  • Nước đóng chai cho bé.
  • Thức ăn nhẹ.
  • Truyện tranh.
  • Yếm.
  • Gối mềm.
  • Giầy & dép.
  • Áo khoác (dù đến nơi có khí hậu nóng, do máy điều hòa trong nhà hàng có thể rất lạnh với bé).
  • Dầu tắm, gội và đồ dùng vệ sinh cá nhân.

Nhóm 5: Đồ dùng cho từng loại hình du lịch

a. Đồ dùng đi biển

  • Đồ tắm (2 bộ/ người).
  • Giầy sandals, không thấm nước.
  • Kính bơi, mặt nạ – ống lặn.
  • Máy quay phim không thấm nước.
  • Mũ rộng vành.
  • Kính mát.
  • Kem chống nắng.
  • Nút nhét tai (nếu cần khi bơi).
  • Phao, bơm.

b. Đồ dùng dã ngoại

  • Dầu/kem chống côn trùng.
  • Thuốc xức sau khi bị côn trùng đốt/cắn.
  • Giầy dã ngoại
  • Mũ len, tất nếu khí hậu lạnh.

c. Đồ dùng khi trời mưa

  • Ô/tấm che mưa (Ponchos).
  • Áo quần đi mưa.
  • Giầy phù hợp.
  • Tất dự phòng.

Nhóm 6: Các đồ dùng cần thiết khác

Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết khi đi dã ngoại (Ảnh minh họa).

  • Túi đeo, balô, vali để đựng giấy tờ cần thiết, vé máy bay, hộ chiếu, tiền.
  • Chìa khóa, ổ khóa hành lý (du lịch Mỹ phải có ổ khóa được cho phép).
  • Tạp chí, sách.
  • Giấy ghi chú, viết.
  • Bản đồ, sách hướng dẫn.
  • Từ điển ngoại ngữ/ hội thoại thông dụng.

Bài viết Chuẩn bị hành trang cho một chuyến đi du lịch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chuan-bi-hanh-trang-cho-mot-chuyen-di-du-lich-5871/feed/ 0
Cách sơ cứu khi bị trật khớp và phương pháp phòng ngừa https://benh.vn/cach-so-cuu-khi-bi-trat-khop-va-phuong-phap-phong-ngua-5183/ https://benh.vn/cach-so-cuu-khi-bi-trat-khop-va-phuong-phap-phong-ngua-5183/#respond Sat, 09 Sep 2023 05:18:45 +0000 http://benh2.vn/cach-so-cuu-khi-bi-trat-khop-va-phuong-phap-phong-ngua-5183/ Trong cuộc sống hàng ngày, khi lao động, chơi thể thao, trẻ em đùa nghịch… nếu sơ sẩy, đều có thể dẫn đến trật khớp. Trật khớp không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên, nếu sơ cứu sai, trật khớp dẫn đến nhiều biến chứng…

Bài viết Cách sơ cứu khi bị trật khớp và phương pháp phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong cuộc sống hàng ngày, khi lao động, chơi thể thao, trẻ em đùa nghịch… nếu sơ sẩy, đều có thể dẫn đến trật khớp. Trật khớp không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên, nếu sơ cứu sai, trật khớp dẫn đến nhiều biến chứng…

Vậy, cách sơ cứu khi bị trật khớp? Phương pháp phòng ngừa trật khớp.

Trật khớp là một tổn thương khi đó đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường của khớp.

Triệu chứng trật khớp

  • Khớp bị biến dạng.
  • Sưng tấy.
  • Đau khi vận động.
  • Đau dữ dội hoặc nhói buốt, tê gần vùng bị tổn thương…

trat-khop

Trật khớp gây sưng, đau dữ dội, đau khi vận động…(Ảnh  minh họa)

Những vị trí trật khớp thường gặp

  • Khớp xương hàm dưới: biểu hiện xương hàm dưới bị trẹo qua một bên.
  • Khớp xương cổ: biểu hiện trẹo chỗ khớp xương trụ cổ và xương đầu.
  • Xương sống: biều hiện cụp, trẹo đốt xương sống.
  • Xương vai: biểu hiện trật khớp chỗ hai khớp xương đai vai và xương cánh tay.
  • Xương cánh tay: biều hiện xương hoằng cốt cánh tay và vai bị trật ra.
  • Đốt xương ngón tay: biều hiện trật giữa các đốt xương.
  • Xương bàn tọa: biểu hiện trật ở khớp xương đùi và đai hông.
  • Đầu gối: biều hiện xương bánh chè đầu gối bị lật lại hay trật ra.
  • Mắt cá: biều hiện chỗ khớp xương ống chân và bàn chân trẹo ra ngoài.

Trật khớp dẫn đến biến chứng gì

  • Biến dạng khớp.
  • Ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống…

Phương pháp sơ cứu khi bị trật khớp

Sơ cứu khi trật khớp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy phục hồi của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần phải nắm được các phương pháp sơ cứu và thực hiện càng sớm càng tốt.

Cố định khớp

Mục đích 1: Giúp nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương.

Phương pháp:

Dùng vải, chun, nẹp…cố định vùng bị đau.

Chườm lạnh

Mục đích 2: Giảm sưng, phù nề.

Phương pháp:

Dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da vùng khớp đang bị sưng, đau hoặc cho đá vào miếng vải để chườm.

Lưu ý: không chườm nóng, đắp muối,  dùng rượu thuốc, mật gấu để xoa bóp .

Cố định khớp, chườm lạnh, hạn chế cử động…khi bị trật khớp (Ảnh minh họa)

Hạn chế di chuyển, cử động

Mục đích 3:

  • Tránh lực tác động lên các khớp đang bị sai.
  • Tránh gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh, các mạch máu ở chung quanh vùng khớp.

Lưu ý: tuyệt đối không được lắc, xoay khớp, nắn bóp khớp đưa khớp trở lại vị trí ban đầu.

  • Đưa bệnh nhân đến bệnh viện
  • Kiểm tra và điều trị triệt để.
  • Tránh các biến chứng…

Phương pháp phòng ngừa trật khớp

  • Chọn lựa các môn thể thao phù hợp với sức khỏe: đi bộ, bơi lội, đánh cầu lông…
  • Tránh lao động, chơi thể thao… quá sức.
  • Khi chơi các môn thể thao mạnh, đối kháng gây nguy hiểm cho xương khớp cần bảo vệ cho các khớp xương dễ gặp nạn.
  • Nhắc nhở trẻ khi chơi đùa, chạy nhảy…
  • Khi đã bị trật khớp một lần cần hết sức lưu ý để khớp không bị trật lại…

Chọn  môn thể thao phù hợp, tránh lao động quá sức để loại trừ trật khớp (Ảnh minh họa)

Lời kết

Khi lao động nặng, làm việc quá sức, chơi thể thao sai tư thế, trẻ ngã do đùa nghịch… thì khả năng bị trật khớp đều có thể xảy ra.

Vì vậy, khi bị trật khớp, cách sơ cứu kịp thời mà người bệnh cần biết là: chườm lạnh, hạn chế đi lại, cố định khớp bằng chun, nẹp … đặc biệt, không được tự ý giật khớp trở lại vị trí ban đầu mà cần nhờ bạn bè, người thân đưa đến bệnh viện. Qua đó, các bác sỹ sẽ có những giải pháp điều trị thích hợp tùy thuộc vào  tình hình thực tế của người bệnh.

Bài viết Cách sơ cứu khi bị trật khớp và phương pháp phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-so-cuu-khi-bi-trat-khop-va-phuong-phap-phong-ngua-5183/feed/ 0
Kỹ năng sống sót và thoát khỏi đám đông hoảng loạn https://benh.vn/ky-nang-song-sot-va-thoat-khoi-dam-dong-hoang-loan-2949/ https://benh.vn/ky-nang-song-sot-va-thoat-khoi-dam-dong-hoang-loan-2949/#respond Sat, 02 Sep 2023 04:24:05 +0000 http://benh2.vn/ky-nang-song-sot-va-thoat-khoi-dam-dong-hoang-loan-2949/ Kỹ năng sống sót và thoát khỏi đám đông hoảng loạn

Bài viết Kỹ năng sống sót và thoát khỏi đám đông hoảng loạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kỹ năng sống sót và thoát khỏi đám đông hoảng loạn là kỹ năng cơ bản đối với đa số chúng ta giúp có thể sống sót qua được những tình huống khẩn cấp trong các đám đông mất kiểm soát.

ky-nang-song-dam-dong-hoang-loan

Có 3 nguyên nhân dẫn đến những cái chết trong đám đông hỗn loạn

  1. Sự ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu)
  2. Sự chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau)
  3. Sự giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người)

Qua phân tích những thảm họa xảy ra gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết nạn nhân tử vong là do các nguyên nhân kể trên. Người ta thường chết vì hoản loạn hơn là chết vì chính tham họa đó gây ra.

Chúng tôi muốn các bạn lưu ý nguyên tắc đầu tiên để có thể tự cứu mình trong những hoàn cảnh tương tự: Đó là kiểm soát sự sợ hãi. Bạn nên nhớ rằng, nhà chức trách luôn chuẩn bị sẵn các phương án và phương tiện để đối phó với sự cố không mong muốn xảy ra trong một sự kiện. Đó là yêu cầu bắt buộc trong công tác chuẩn bị tổ chức một sự kiện có đông người tham gia.

Bạn cũng nên nhớ rằng: Người ta thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít người chết vì nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi

Chuẩn bị những điều sau khi trong đám đông

Để tăng khả năng kiểm soát sự sợ hãi trong một đám đông hỗn loạn tại một sự kiện, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây trước khi quyết định tham gia sự kiện:

  • Quyết định loại sự kiện bạn sẽ tham gia
  • Xem xét yếu tố sức khỏe của bản thân. Ví dụ nếu bạn bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hoặc đang có vấn đề về cơ, xương, khớp hay có vết thương đang được điều trị, thì tốt nhất là không nên tham gia sự kiện.
  • Xem xét về địa điểm tổ chức sự kiện: trong nhà hay ngoài trời. Nếu sự kiện tổ chức trong nhà thì bạn nên quan tâm đến việc thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nếu sự kiện tổ chức ngoài trời, nên quan tâm đến không gian cũng như định vị các vị trí (tòa nhà, công viên…) nơi bạn có thể thoát hiểm khỏi khu vực diễn ra sự kiện trong trường hợp khẩn cấp. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra hướng thoát hiểm khi đang ở trong đám đông.
  • Không nên mang những vật sắc nhọn trong người khi tham gia sự kiện. Những vật dụng sắc nhọn có thể làm bạn bị thương khi bị đám đông chen lấn, xô đẩy.
  • Bạn nên mang theo điện thoại di động và cố gắng duy trì liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại nếu đang bị kẹt trong đám đông. Cũng nên nhớ sạc pin điện thoại trước khi đi đến sự kiện
  • Không nên mang theo trẻ em khi tham dự những sự kiện có đông người tham gia.
  • Khi đang kẹt cứng trong một đám đông, và đám đông trở nên ngày một hỗn loạn hơn, khó kiểm soát hơn, bạn sẽ phải làm gì?
  • Nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết cho những nạn nhân là sự ngạt thở. Vì vậy, hãy bình tĩnh và kiểm soát sự sợ hãi. Hãy ngẩng đầu cao hơn để lấy thêm không khí.
  • Bạn cũng cần biết rằng, khi 6 hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong thường được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫn đang đứng như vậy.

Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong cơ thể do bị chèn ép. Xương sườn gãy và vỡ nội tạng do lực ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Vì vậy khi di chuyển trong đám đông, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đông lên cạnh bên cơ thể bạn.

Lưu ý khi thoát khỏi đám đông hoảng loạn

Để tăng khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một sự cố nào đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra (sự chính xác của thông tin, loại sự cố: cháy, nổ, sập công trình…)
  • Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông. Khả năng bạn bị kẹt lại trong đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thoát ra được khi có cùng lúc nhiều người chạy về một hướng
  • Quan sát xung quanh tìm những vị trí bạn đã định vị sẵn (như tòa nhà, công viên… hay cửa thoát hiểm gần nhất) và tìm cách di chuyển về hướng đã định vị.
  • Quan sát xung quanh để tìm những nhân viên cứu hộ, cứu nạn hoặc những người tham gia sự kiện mà họ biết nhiều thông tin hơn bạn. Thông thường, trong đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì rất ít người chú ý xung quanh. Họ thường chỉ nhìn về hướng phía trước nơi họ sẽ chạy đến.
  • Có rất nhiều người biết hướng thoát nạn tốt nhất nhưng không ai nghe họ trong những trường hợp như vậy. Cũng có khi những người này đang ở vị trí cao hơn bạn (trên cây, bờ tường…) và từ vị trí này họ quan sát tốt hơn và xa hơn. Hãy cố gắng nhìn họ và theo chỉ dẫn của họ.
  • Hãy tìm cách liên lạc với người thân và yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu họ đang ở một vị trí khác.
  • Lưu ý những hậu quả của sự cố trực tiếp (khói, khí độc từ vụ hỏa hoạn). Bạn hãy quan sát hướng bay lên của khói để xác định hướng đi cho mình.
  • Nếu bạn chắc chắn đang kẹt cứng trong một đám đông, bạn đừng cố gắng đi ngược lại dòng người. Điều này làm bạn mất sức và sẽ dễ bị tấn công bởi người khác và bạn sẽ bị ngã. Nếu bạn bị ngã trong một đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong rất lớn.
  • Tốt nhất bạn hãy di chuyển cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa bạn đi, bạn đừng cố gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.

Cuối cùng, bạn hãy ghi nhớ rằng: Chỉ có một cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi thảm họa, đó là: Sự bình tĩnh. Hãy để sự bình tĩnh đưa bạn đến sự phán đoán và hành động chính xác nhất.

Theo Bs. Quản Hồng Đức

Bài viết Kỹ năng sống sót và thoát khỏi đám đông hoảng loạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ky-nang-song-sot-va-thoat-khoi-dam-dong-hoang-loan-2949/feed/ 0
Kỹ năng sơ cứu vết thương mạch máu https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-vet-thuong-mach-mau-2932/ https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-vet-thuong-mach-mau-2932/#respond Fri, 01 Sep 2023 04:23:44 +0000 http://benh2.vn/ky-nang-so-cuu-vet-thuong-mach-mau-2932/ Vết thương mạch máu lớn thường gây thiếu máu cấp tính. Do mất máu nhanh và nhiều dễ dẫn tới sốc do mất máu. Học các kỹ năng sơ cứu vết thương mạch máu

Bài viết Kỹ năng sơ cứu vết thương mạch máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vết thương mạch máu lớn thường gây thiếu máu cấp tính. Do mất máu nhanh và nhiều dễ dẫn tới sốc do mất máu. Học các kỹ năng sơ cứu vết thương mạch máu.

Vết thương mạch máu thường do tai nạn giao thông hay sinh hoạt: gãy xương chọc đứt mạch máu, chấn thương rách mạch máu; do bị đánh như: dao chém, lê hay kiếm đâm, do bom, mìn, đạn sát thương… Vết thương mạch máu lớn, nếu không cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị tử vong.

Dấu hiệu phát hiện vết thương mạch máu lớn

Vết thương mạch máu lớn thường gây thiếu máu cấp tính. Do mất máu nhanh và nhiều dễ dẫn tới sốc do mất máu.

Biểu hiện của sốc mất máu là: nạn nhân hốt hoảng, vật vã, lo âu, vã mồ hôi, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt và kẹt. Với vết thương hở có máu chảy ra ngoài, máu có thể chảy vọt thành tia hoặc chảy rỉ đều dễ nhận biết.

Nếu vết thương đã được garô hoặc băng, khi tháo ra, thấy máu chảy dữ dội cũng dễ chẩn đoán, nếu không thấy chảy máu thì phải cảnh giác, kiểm tra mạch đập để xác định có tổn thương mạch máu hay không.

Vết thương không chảy máu ra ngoài có thể gặp hai trường hợp: một là vết thương mạch máu đã ngừng chảy máu; hai là tụ máu dưới da.

Vết thương đứt mạch máu bàn tay trái

Vết thương mạch máu nhờ sơ cứu đã cầm được máu: nhìn chỉ như vết thương phần mềm, rất dễ bị bỏ qua. Vì vậy, bạn cần tìm dấu hiệu thiếu máu ngoại biên như: chi bị thương lạnh, nhợt, không có mạch hoặc mạch đập yếu hơn bên lành, vận động giảm hoặc mất.

Đôi khi vết thương mạch máu có thể tự cầm do: đầu mạch máu bị đứt co rút vào trong các tổ chức phần mềm, lớp nội mạc lộn vào trong lòng mạch, tạo điều kiện hình thành cục máu đông bịt đầu mạch máu lại. Hoặc do yếu tố thần kinh phản xạ, các mạch máu ngoại biên co thắt lại, mạch máu trung tâm giãn nở ra làm cho huyết áp giảm xuống, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành và máu ngừng chảy.

Có khi do chảy máu quá nhiều làm cho huyết áp tụt cũng làm cho máu ngừng chảy, nhưng nếu không cầm máu ngay thì khi hồi sức, huyết áp lên máu lại tiếp tục chảy. Có trường hợp do khối máu tụ chèn ép các mạch máu làm cho máu ngừng chảy.

Tụ máu dưới da có hai hình thái:

Khối máu tụ lan rộng: đập theo nhịp tim, để lâu bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu.

Khối máu tụ khu trú: trường hợp điển hình nếu bị thương ở cẳng chân là bắp chân căng vì khối máu được các cân bao bọc chi hạn chế nên không to lên được nhưng rất căng, làm ngăn cản máu động mạch đến và máu tĩnh mạch về nên chi vùng ngoại vi lạnh, tím, không có mạch, rất đau, gọi là “garô bên trong”. Trường hợp này nếu không xử lý kịp thời sẽ gây hoại thư.

Khối máu tụ thường có biến chứng: bị nhiễm khuẩn, nung mủ gây ra triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau rất dễ nhầm với một áp-xe nóng; bọc máu tụ bị vỡ ra ngoài gây chảy máu dữ dội, đe doạ tính mạng của nạn nhân.

Vết thương mạch máu có thể gây biến chứng nguy hiểm như: tử vong do thiếu máu cấp tính, nhiễm độc, hoại thư, co rút cơ, di chứng phồng động mạch và thông động – tĩnh mạch.

Cách sơ cứu vết thương mạch máu

Khi gặp nạn nhân bị vết thương mạch máu, bạn cần nhanh chóng sơ cứu để cứu sống nạn nhân bằng cách: đặt garô, băng ép, ép mạch máu.

Cách làm các thủ thuật sơ cứu vết thương mạch máu

– Đặt garô là phương pháp cầm máu tốt nhưng đòi hỏi thực hiện đúng các quy tắc sau: Đặt chỗ dễ nhìn thấy nhất, gần vết thương nhất, ưu tiên chuyển nạn nhân đến bệnh viện trước kèm theo phiếu ghi giờ đặt garô.

Trong quá trình đặt garô, cứ một giờ nới lỏng garô trong vài phút cho máu chảy xuống nuôi dưỡng phần dưới chỗ bị thương, sau đó lại tiếp tục siết garô khi máu bắt đầu chảy trở lại. Khi tháo garô để điều trị thực thụ phải chuẩn bị sẵn phương tiện để cầm máu và hồi sức.

Chỉ đặt garô trong các trường hợp sau đây: chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn; đặt garô ở nơi xảy ra tai nạn, nhưng gần một bệnh viện, thời gian vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện dưới một giờ; đặt tạm thời trong một thời gian ngắn để chuẩn bị mổ.

– Băng ép cầm máu: Dùng một cuộn băng hay một chiếc khăn gấp nhỏ lại thành một cục đặt lên vết thương và băng ép lên trên để cầm máu, dùng băng cuộn băng chặt quanh chi cho đến khi không thấy máu thấm băng.

Băng ép cầm máu tốt nhất là dùng loại băng chun. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện, có tác dụng cầm máu tốt lại không gây hậu quả xấu đối với vùng bị tổn thương.

– Dùng ngón tay ép lên mạch máu: Bạn dùng ngón tay ép lên đường đi của mạch máu phía trên (gần tim hơn vết thương) vào nền xương. Vị trí thường được dùng để ấn mạch: ở chi trên là sau xương đòn, nếu chảy máu của động mạch dưới đòn ở vùng vai, cánh tay.

Tại hõm nạch, nếu chảy máu của động mạch nách và động mạch cánh tay, ở vùng cánh tay. Tại bờ trong cơ nhị đầu, ở nếp gấp khuỷu, nếu chảy máu của động mạch quay và động mạch trụ, ở vùng cẳng tay.

Chi dưới: điểm giữa nếp bẹn, nếu chảy máu của động mạch đùi do vết thương ở dưới đùi. Tại hõm khoeo, nếu chảy máu của động mạch vùng cẳng chân…  Ngoài ra, bạn có thể gấp khuỷu tay hay đầu gối tối đa và ép vào thân để cầm máu, biện pháp này áp dụng khi chưa có điều kiện băng ép hoặc đặt garô. Dùng kẹp cầm máu kẹp các mạch máu. Sơ bộ chống choáng: bằng cách ủ ấm cho nạn nhân, cho nạn nhân uống thuốc trợ tim, giảm đau.

Điều trị ở bệnh viện gồm: Hồi sức tích cực, trường hợp mất máu nhanh và nhiều phải vừa truyền máu vừa mổ để cầm máu. Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn và tiêm phòng uốn ván.

Tại chỗ: mở rộng vết thương để tìm đầu mạch máu bị đứt thắt lại, cắt lọc sạch những tổ chức dập nát ở phần mềm, lấy dị vật, máu tụ, loại bỏ các ngóc ngách của vết thương.

Áp dụng một trong những cách cầm máu vĩnh viễn như: thắt các đầu mạch máu bị đứt ở ngay vết thương; thắt mạch máu ở xa vết thương; ghép mạch máu; cắt cụt chi.

Ths. Trần Quốc An

Bài viết Kỹ năng sơ cứu vết thương mạch máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ky-nang-so-cuu-vet-thuong-mach-mau-2932/feed/ 0
Xử trí bệnh nhân bị đuối nước https://benh.vn/xu-tri-benh-nhan-bi-duoi-nuoc-3933/ https://benh.vn/xu-tri-benh-nhan-bi-duoi-nuoc-3933/#respond Tue, 22 Aug 2023 04:46:19 +0000 http://benh2.vn/xu-tri-benh-nhan-bi-duoi-nuoc-3933/ Ngạt nước hay gặp vào mùa hè, thường xảy ra ở các bể bơi, ao, hồ, sông ngòi, biển… Việc sơ cứu ban đầu đúng và kịp thời là hết sức quan trọng góp phần cứu sống bệnh nhân, giảm tỷ lệ biến chứng và di chứng.

Bài viết Xử trí bệnh nhân bị đuối nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đuối nước là một tai nạn thường gặp, nếu xử lý đúng cách có thể cứu mạng nạn nhân. Sau đây benh.vn sẽ hướng dẫn mọi người cách xử lý đuối nước theo hướng dẫn của các chuyên gia tại BV TW.

bi-duoi-nuoc

1. Đại cương đuối nước

Đuối nước (ngạt nước) được định nghĩa là quá trình tổn thương đường hô hấp do phần mặt hoặc toàn bộ cơ thể bị ngập trong chất lỏng.

Như vậy, quá trình ngạt nước có thể xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân bị ngã hoặc úp mặt vào chậu nước.

Cho đến nay, ngạt nước vẫn là một trong những tai nạn hay gặp, là nguyên nhân tử vong cao ở trẻ em tại cộng đồng.

Nhóm có tỷ lệ tử vong cao vì ngạt ngước thường là trẻ em, người già, người bị động kinh, đặc biệt là nam thanh niên thường liên quan đến lạm dụng rượu.

Ngạt nước hay gặp vào mùa hè, thường xảy ra ở các bể bơi, ao, hồ, sông ngòi, biển… Việc sơ cứu ban đầu đúng và kịp thời là hết sức quan trọng góp phần cứu sống bệnh nhân, giảm tỷ lệ biến chứng và di chứng.

2. Cơ chế bệnh sinh của đuối nước, ngạt nước

Khi mới chìm trong nước, theo phản xạ nạn nhân sẽ ngừng thởi, tim đập chậm lại do phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu oxy trong máu làm cho tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Tùy thuộc sức chịu đựng của bệnh nhân sau khoảng từ 20 giây đến 2 phút thì đạt đến ngưỡng và nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào phổi và bụng một lượng lớn gây co thắt thanh quản tức thì và xuất hiện cơn ngừng thở lần 2 kèm theo mất ý thức ngay. Sau đó các nhịp thở không còn chủ ý khiến cho nước và dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong.

3. Điều trị đuối nước

Để điều trị đuối nước cần phải nắm được cách sơ cứu, điều trị cấp cứu tại chỗ trước khi nghĩ tới chuyển nạn nhân tới viện.

3.1 Khi cấp cứu nạn nhân trong nước

  • Cần lưu ý nạn nhân ngạt nước khi chưa hôn mê thường hoảng loạn và bám chặt vào người cứu hộ nên có thể gây nguy hiểm cho người cứu.
  • Khi đưa nạn nhân vào bờ cách tốt nhất là nắm tóc nạn nhân để kéo vào bờ.

3.2 Cấp cứu tại chỗ:

Cần được tiến hành ngay bởi mọi người chứng kiến mà không phải chờ đợi sự có mặt của nhân viên y tế.

Nhanh chóng đánh giá đường thở của nạn nhân, lấy tay móc dị vật trong miệng và cho nạn nhân nằm nghiêng một bên để dẫn lưu dịch ra khỏi đường thở.

Gọi ngay người hỗ trợ, kíp cấp cứu hoặc nhân viên cứu hộ.

Nếu nạn nhân có ngừng thở, ngừng tim cần hồi sức tim phổi nhanh chóng

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa.
  • Kiểm tra đường thở và lấy bỏ đi dị vật trong miệng, họng
  • Tiến hành hồi sức hô hấp miệng – miệng; lấy tay bịt mũi nạn nhân lại, hít một hơi thật sâu sau đó ngập kín miệng của nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thở ra bình thường. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2 lần.
  • Ép tim ngoài lồng ngực: xác định 1/3 dưới xương ức, đặt 2 tay lên vị trí vừa xác định và ép liên tục khoảng 30 lần với tần số khoảng 100 lần/phút, ép sâu khoảng 3-5cm.
  • Luân phiên thổi ngạt – ép tim như vậy với tỷ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ và có các trang thiết bị thiết yếu.
  • Sau khi cấp cứu, sơ cứu nạn nhân cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

3.3 Tại cơ sở y tế

  • Nạn nhân sẽ được đưa vào đơn vị hồi sức để theo dõi và điều trị.
  • Tùy thuộc mức độ suy hô hấp của nạn nhân mà có thể hỗ trợ bằng cách cho nạn nhân .., thở máy không xâm nhập hoặc đặt nội khí quản thở máy.
  • Hồi sức tim mạch, hồi sức não nếu nạn nhân có ngừng tuần hoàn trước đó.
  • Dùng thuốc kháng sinh nếu nạn nhân bị ngạt nước bẩn.

3.4 Lưu ý khi điều trị đuối nước

  • Cần lưu ý các chấn thương có thể đi kèm như chấn thương cột sống cổ.
  • Tiên lượng nạn nhân bị ngạt ngước thường rất nặng nề đặc biệt nếu nạn nhân có ngừng tuần hoàn trước đó. Tỷ lệ tử vong hoặc sống thực vật rất cao.

4. Cách phòng chống tai nạn đuối nước

  • Học bơi và học các kỹ thuật cấp cứu ngạt nước cần thiết.
  • Luôn luôn bơi với một người khác cũng biết bơi
  • Chỉ bơi ở những vùng đã được quy định, có biển báo an toàn cho phép bơi lội và có nhân viên cứu hộ quan sát.
  • Không uống rượu, bia trước khi bơi.
  • Không nhảy xuống nước ngay sau khi hoạt động gắng sức và có nhiều mồ hôi.
  • Trước khi xuống bơi cần khởi động kỹ tránh hiện tượng “chuột rút”
  • Khi bơi ra xa bờ cần có thêm các dụng cụ cứu hộ như áo phao, phao bơi để đảm bảo an toàn.
  • Trang bị đầy đủ các dụng cụ cứu hộ trên các phương tiên giao thông đường thủy.

Theo Cam nang TT BV Bach Mai

Bài viết Xử trí bệnh nhân bị đuối nước đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xu-tri-benh-nhan-bi-duoi-nuoc-3933/feed/ 0
Cách lựa chọn cồn khô và lưu ý khi sử dụng https://benh.vn/cach-lua-chon-con-kho-va-luu-y-khi-su-dung-5258/ https://benh.vn/cach-lua-chon-con-kho-va-luu-y-khi-su-dung-5258/#respond Mon, 21 Aug 2023 05:20:23 +0000 http://benh2.vn/cach-lua-chon-con-kho-va-luu-y-khi-su-dung-5258/ Cồn khô là một loại chất đốt không gây nổ như đun nấu bằng gas, rất tiện lợi, có thể đem đi xa, phù hợp cho những buổi dã ngoại ngoài trời nhưng nếu không dùng đúng cách vẫn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Bài viết Cách lựa chọn cồn khô và lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cồn khô là một loại chất đốt không gây nổ như đun nấu bằng gas, rất tiện lợi, có thể đem đi xa, phù hợp cho những buổi dã ngoại ngoài trời nhưng nếu không dùng đúng cách vẫn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Vậy những nguy hiểm khi sử dụng cồn khô là gì? Khi sử dụng cồn khô cần lưu ý những gì hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Tìm hiểu về cồn khô

– Cồn khô là một loại chất đốt được sản xuất từ rượu etylic và các phụ gia khác

– Cồn khô hay cồn thạch được sản xuất từ rượu etylic và các phụ gia khác. Nếu làm đúng như công thức này, còn khô thực sự là một chất đốt hữu dụng và an toàn.

– Tuy nhiên trên thị trường trong cồn khô còn pha lẫn cả rượu metylic, một loại rượu cực độc đối với cơ thể.

Phân loại cồn khô

  • Có hai loại cồn khô là ethanol và methanol.
  • Cả hai loại cồn này đều có thể sử dụng cho bếp cồn để nấu hay làm nóng thức ăn ngay tại bàn.
  • Nhìn bên ngoài chúng có màu trắng đục, được xắt thành từng viên, đóng gói như nhau rất khó phân biệt. Nhưng khi sử dụng nhìn vào ngọn lửa, mùi bốc ra từ bếp cồn có thể phân biệt được hai loại cồn này.

Ethanol

  • Cồn ethanol là loại cồn sinh học, làm từ thực vật hoặc lên men nên nó an toàn cho người sử dụng..
  • Ethanol được biết đến như 1 thành phần để pha vào xăng, tạo thành xăng sinh học, đã được sử dụng nhiều năm và ở nhiều nước trên thế giới.
  • Cồn ethanol cháy cho ngọn lửa màu vàng, không khét, không hăng, khi cháy hết dưới đáy bếp có nhiều nước.

Methanol

methanol-doc-hai

Cồn methanol là loại cồn công nghiệp, độc hại, cháy cho ngọn lửa màu xanh, có mùi hăng

  • Methanol là loại cồn công nghiệp nếu cháy không hết sinh ra một số hóa chất độc hại như focmandehit.
  • Methanol là một chất cực độc cho con người nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da. Đặc biệt, do ăn mòn kim loại và gây biến đổi gioăng trong hệ thống phun xăng là nguyên nhân chính dẫn đến các nhà sản xuất ô tô không chấp việc sử dụng Methanol trong xăng ở bất kỳ tỷ lệ nào.
  • Cồn methanol cháy cho ngọn lửa màu xanh, có mùi hăng, ít nước. Ngọn lửa của cồn methanol đôi khi còn có khói màu đen do trong đó có pha thêm chất phụ gia bắt cháy. Khi cháy cồn ethanol tỏa lượng nhiệt 71C, cao hơn methanol là 41C.

Những nguy hiểm khi sử dụng cồn khô

  • Methanol dùng để pha vào rượu chỉ độc khi người ta uống trực tiếp vào cơ thể. Còn với cồn khô methanol chỉ cần hít phải hơi cồn bốc lên khi cháy cũng có thể gây ra ngộ độc.
  • Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Trưởng khoa Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa TP HCM, cảnh báo: nếu ta hít phải khí phát ra khi cồn methanol cháy thì lập tức sẽ bị choáng váng, rát mũi, tổn thương đến niêm mạc.
  • Nguy hiểm hơn nếu hít vào phổi, ngấm vào máu sẽ gây ra hiện tượng choáng và bất tỉnh do thiếu oxy. Còn nếu khí đó bay vào mắt sẽ có cảm giác cay mắt, tổn thương giác mạc.
  • Do phân tử lượng của cồn methanol rất nhỏ nên nó dễ dàng thẩm thấu vào da và gây ra hiện tượng dị ứng, ngứa.
  • Cồn methanol tinh chất có giá bán cao hơn rất nhiều so với cồn ethanol và an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay cồn methanol dùng làm cồn khô trên thị trường đều là cồn công nghiệp không phải cồn tinh chất. Trong đó còn lẫn nhiều tạp chất cực độc mà khi cháy nó thải ra môi trường xung quanh, những người ngồi gần sẽ hít phải.

Lưu ý khi lựa chọn cồn khô

  • Khi chọn mua cồn khô, cần chọn loại có dán nhãn mác rõ ràng, kiểm tra thành phần xem là ethanol hay methanol: nếu là cồn ethanol sẽ cho ngọn lửa màu vàng, không hăng; còn cồn methanol cháy cho ngọn lửa xanh, nhiều mùi hăng, khét…
  • Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi dùng bếp cồn tuyệt đối không được sử dụng cồn khô methanol. Không thể phủ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, tính an toàn của bếp cồn. Nhưng bạn đọc nên chọn loại cồn có bao bì nhãn mác rõ ràng, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần. Nếu thấy cồn có mùi hăng thì tuyệt đối không được sử dụng.

Lưu ý khi lựa chọn bếp cồn

bep-con

Nên chọn loại bếp cồn có cần gạt và ngăn kéo để có thể tắt bếp dễ dàng giúp an toàn và tiết kiệm cồn

Bếp cồn trên thị trường hiện nay có hai loại chất liệu: inox và nhôm. Tùy vào mức độ sử dụng của mỗi gia đình mà chọn lựa chất liệu bếp cho phù hợp.

Thông thường, bếp nhôm sẽ nhẹ hơn bếp inox nhưng không đẹp và bền bằng. Tuy nhiên, hãy nhớ là bếp cồn luôn gọn và nhẹ hơn bếp gas mini vì không cần chỗ để lắp bình gas.

Ngoài ra, bếp cồn còn được chia làm nhiều loại tùy theo thiết kế:

  • Loại không có ngăn kéo: Cồn được đặt vào qua khoảng trống hình vuông hoặc tròn ngay giữa bếp. Mỗi khi cho thêm cồn, phải nhấc vỉ nướng lên hoặc nồi niêu để đặt cồn vào, khá bất tiện và nguy hiểm vì có thể gây bỏng cho người sử dụng.
  • Loại có ngăn kéo: Loại bếp này được thiết kế ngăn kéo để có thể kéo ra kéo vào mỗi khi thêm cồn.
  • Loại không có cần gạt điều chỉnh: Loại không có cần gạt điều chỉnh thường là loại không có ngăn kéo để thay cồn. Loại này không thể điều chỉnh mức lửa to, nhỏ theo ý muốn. Mặc dù giá thành rẻ hơn nhưng khá bất tiện.
  • Loại có cần gạt điều chỉnh: Được thiết kế cần gạt ở bên hông bếp để người dùng có thể điều chỉnh mức lửa to, nhỏ khác nhau theo ý muốn hoặc gạt lửa tắt bếp. Loại này được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và tiện lợi.

Nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc ít người, nên chọn loại bếp có cần gạt và ngăn kéo. Loại này có thể tắt bếp dễ dàng, không chỉ an toàn mà còn phù hợp khi nấu nướng món cần ít nhiệt, giúp tiết kiệm cồn.

Cách sử dụng bếp cồn an toàn

su-dung-bep-con-an-toan

Khi bỏ cồn vào bếp nên dùng kẹp gắp cồn, tuyệt đối không sử dụng bằng tay

  • Nên mua loại bếp có chất lượng tốt.
  • Khi bỏ cồn vào bếp nên dùng kẹp gắp cục cồn, không sử dụng bằng tay, nhất là khi bếp vẫn đang cháy.
  • Trong quá trình sử dụng, nên chọn ngồi xa bếp lửa, tránh không tiếp xúc với khói thoát ra từ bếp
  • Khi mồi lửa lại cũng phải hết sức cẩn trọng, nên dùng giấy hoặc thanh củi nhỏ, tuyệt đối không dùng quẹt gas vì dễ gây phỏng, cháy nổ
  • Nếu có điều kiện, nên dùng cồn khô thay cho cồn nước vì sử dụng cồn nước cồn sẽ dễ dàng dây ra xung quanh hoặc tay người bật bếp, khi châm lửa nơi nào có cồn lửa sẽ bén theo tới đó gây cháy diện rộng, rất nguy hiểm.

Bài viết Cách lựa chọn cồn khô và lưu ý khi sử dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-lua-chon-con-kho-va-luu-y-khi-su-dung-5258/feed/ 0