Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 17 Mar 2019 05:20:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tuần thứ 33 của thai kỳ https://benh.vn/tuan-thu-33-cua-thai-ky-363/ https://benh.vn/tuan-thu-33-cua-thai-ky-363/#respond Tue, 07 Aug 2018 03:30:10 +0000 https://benh.vn/?p=363 Cân nặng của em é tăng đáng kể trong tuần này, chu vi vòng đầu cũng tăng lên đáng kể do tăng kích thước não. Tuần này, em bé tập luyện tích cực cho hệ tiêu hóa bằng cách nuốt 1 lít nước ối mỗi ngày. Cũng tại tuần này, hệ miễn dịch của em bé đang phát triển. Em bé cũng có thể phân biệt được ngày và đêm...

Bài viết Tuần thứ 33 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Em bé của bạn trong tuần thứ 33 của thai kỳ
Em bé nuốt 1 lít nước ối mỗi ngày
Hãy thử ăn thứ gì lạ, em bé có thể nếm được vị mới mẻ đó
  • Cân nặng của em bé tăng lên nhanh chóng. Một nửa số cân nặng bạn tăng được sẽ chuyển cho em bé của bạn
  • Em bé uống đến một nửa lít nước ối một ngày! Điều này giúp chuẩn bị cho hệ tiêu hóa của bé khi sinh ra.
  • Chu vi vòng đầu của bé tăng lên một nửa inch trong tuần này, do sự phát triển đáng kể của não.
  • Các tấm xương sọ của bé vẫn còn khá mềm, giúp nó ép xuống ống sinh dễ dàng hơn.

Tuần này em bé của bạn có thể dài khoảng 17-29 inch và có thể tăng thêm 1 inch nữa trong tuần này. Em bé đang nặng 4,5 pound và còn tiếp tục tăng (khoảng 0,5 pound  1 tuần – và có thể dao động từ tăng thêm 1/3 đến gấp đôi trước ngày sinh). Với khối lượng lớn như vậy trong tử cung của bạn, lượng nước ối đã đạt đến giới hạn ở tuần thứ 33, khiến cho thể tích của em bé lớn hơn thể tích dịch ối. Đó là một lý do giải thích tại sao những cú đá hay hích được cảm nhận rõ ràng trong tuần này.

Em bé phân biệt được ngày với đêm

Nếu thành  tử cung của bạn có măt, bạn sẽ thấy: thai nhi của bạn hoặ động nhiều hơn và càng lúc càng giống một em bé, với đôi mắt nhăm lại khi ngủ và mở ra khi thức giấc. Và vì thành tử cung đang mỏng hơn, nhiều ánh sáng thâm nhập được vào tử cung, giúp bé phân biệt được ngày với đêm (bây giờ em bé có thể ghi nhớ sự khác biệt bên ngoài).

Hệ miễn dịch của thai nhi là đang phát triển

Bây giờ em bé của bạn dã đạt được một cột mốc quan trọng: em bé đã có hệ miễn dịch của riêng mình. Kháng thể được truyền từ bạn sang em bé khi em bé tiếp tục phát triển hệ miễn dịch, giúp em bé chống lại tất cả các loại vi trùng khi ra ngoài tử cung.

Cơ thể bạn tuần thứ 33

Mất ngủ

Với sự thay đổi nội tiết tố, nửa đêm  chạy vào phòng tắm, chuột rút ở chân, ợ nóng và bụng to, không có gì lạ khi bạn khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ trong tam cá nguyệt thứ 3 xảy ra ở khoảng ba trong số bốn người phụ nữ mang thai. Tại tuần thứ 33, cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi, vì vậy hãy nhớ rằng lo lắng sẽ không giúp ích gì. Thay vào đó, hãy làm tốt nhất để thoải mái trước khi đi ngủ. Hãy thử tắm nước ấm và có lẽ một tách ấm sữa trước khi đi ngủ, tránh tập thể dục, ăn hoặc uống quá gần giờ đi ngủ và matxa giúp cơ thể thoải mái hơn. Nếu giấc ngủ vẫn không đến được với bạn, đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng cho đến khi buồn ngủ. Và nhìn vào mặt tích cực: Mang thai mất ngủ là đào tạo tuyệt vời cho những đêm thiếu ngủ sắp tới.

Thử: Acid béo Omega-3

Các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra bởi các bà mẹ có chế độ ăn chứa nhiều axit béo omega-3 (DHA) (tìm thấy chủ yếu trong dầu cá) có lợi thế về phát triển sớm. Vậy, nếu bạn ăn cá hồi tự nhiên, có phải con bạn được học ở Harvard? Có thể có mà cũng có thể không. Nhưng DHA rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thị lực – và hều hết tất cả sự tích lũy DHA của em bé xảy ra trong ba tháng cuối. DHA cũng có thể giúp ngăn ngừa sinh non và trầm cảm sau sinh. Nhưng bạn lại nghe nói rằng cá không an toàn cho phụ nữ mang thai? Trên thực tế, FDA khuyến nghị nên ăn 340g (hai bữa ăn trung bình) một tuần các loại cá và động vật có vỏ có ít thủy ngân, như tôm, cá rô phi, cá hồng, cá hồi (tự nhiên là tốt nhất), cá minh thái và cá da trơn. Cá kiếm, cá mập và cá ngừ tươi có nhiều khả năng chứa chất độc. Nếu bạn ghét ăn cá thì có thể bổ sung nguồn DHA khác bao gồm chiết xuất tảo và trứng có sẵn trong hầu hết các siêu thị – hoặc thử các công thức nấu ăn giàu omega-3 thân thiện với thai kì.

Chỉ dẫn khác

Bạn có thể là một trong số 77% phụ nữ đã cố gắng cho con bú sau khi sinh? Bây giờ là lúc để tham dự một lớp học cho con bú hoặc xem một video hướng dẫn.

Nếu bạn chưa biết, tìm hiểu chính sách của bệnh viện về việc cho em bé nằm cạnh bạn (24/7). Nghiên cứu cho thấy là tốt nhất cho bé, bạn và mối liên kết của bạn.

Triệu chứng phổ biến

Em bé hiếu động hơn

Bạn có thể kiểm tra chuyển động của em bé hai lần một ngày – vào buổi sáng và buổi tối. Kiểm tra đồng hồ và bắt đầu đếm số lần chuyển động của em bé cho đến khi bạn đạt đến mười. Nếu vào cuối giờ bạn chưa cảm thấy ít nhất 10 chuyển động, hãy ăn một bữa ăn nhẹ hoặc uống nước trái cây, nằm xuống và tiếp tục đếm.

Suy tĩnh mạch

Chắc chắn chúng đang xấu xí (và đôi khi đau đớn), nhưng nếu bạn đang lo lắng rằng giãn tĩnh mạch có thể gây hại quá mức, bạn có thể thư giãn. Nếu bạn không bị giãn tĩnh mạch trước khi bạn có thai, chúng sẽ biến mất ngay sau khi bạn sinh em bé.

Đau dây chằng tử cung

Nếu bụng của bạn là đau khi bạn thay đổi vị trí hoặc ngồi dậy đột ngột, bạn có thể bị đau dây chằng tử cung . Miễn là nó không thường xuyên và bạn không bị sốt, ớn lạnh hoặc chảy máu, không có gì phải lo lắng. Để bàn chân của bạn được nghỉ ngơi (và thoải mái).

Thay đổi móng

Hormone thai kỳ có thể làm cho móng tay mọc nhanh hơn nhưng cũng có thể làm cho chúng trở nên dễ gãy. Nếu móng tay của bạn dễ bị gãy, cố gắng bổ sung nhiều chất biotin trong chế độ ăn uống của bạn (có nhiều trong chuối, bơ, các loại hạt và ngũ cốc). Viên nang gelatin cũng an toàn trong thai kì

Rốn lồi ra

Rốn của bạn có thể đã xuất hiện. Bạn có thể làm gì với nó? Không chắc – nhưng nó sẽ trở lại bình thường trong một vài tháng sau khi bạn sinh.

Khó thở

Bụng lớn dần lên và đẩy mọi thứ ra khỏi vị trí của mình – bao gồm phổi của bạn, khiến phổi không thể mở rộng đầy đủ. Bạn sẽ khó chịu hơn em bé bởi bây giờ em bé đang nhận oxy qua nhau thai. Hãy đứng thẳng nhất có thể, nó sẽ giúp phổi có thêm không gian.

Vụng về

Bụng lớn hơn làm thay đổi trọng tâm cơ thể và khiến bạn vụng về. Hãy chậm lại, vội vàng sẽ khiến bạn lóng ngóng hơn.

Suy giảm trí nhớ

Rối loạn tâm thần có thể gây ra bởi giới tính của em bé. Nghe có vẻ lạ nhưng đúng là phụ nữ mang thai bé gái có xu hướng hay quên hơn so với những bà mẹ mang thai bé trai.

Cơn co thắt tử cung giả

Những cơn co thắt giả thường thấy ở các bà mẹ đã trải qua một lần mang thai. Làm thế nào để bạn biết rằng chúng không phải cơn co thật? Ngay cả cơn co thắt ở cường độ cao nhất, hãy thay đổi vị trí của bạn (từ ngồi đến nằm xuống, từ nằm sang đi bộ xung quanh) chứng sẽ biến mất.

Bài viết Tuần thứ 33 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuan-thu-33-cua-thai-ky-363/feed/ 0