Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 07 Aug 2023 07:28:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời là những hành tinh nào? https://benh.vn/tam-hanh-tinh-trong-he-mat-troi-la-nhung-hanh-tinh-nao-7439/ https://benh.vn/tam-hanh-tinh-trong-he-mat-troi-la-nhung-hanh-tinh-nao-7439/#respond Thu, 28 Sep 2017 06:21:12 +0000 http://benh2.vn/tam-hanh-tinh-trong-he-mat-troi-la-nhung-hanh-tinh-nao-7439/ Trái Đất là một trong tám hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng, đó là Mặt Trời. Mặt Trời cùng các hành tinh chuyến động xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời tuy rộng lớn, nhưng cũng chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong một hệ lớn hơn là hệ Ngân Hà.

Bài viết Tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời là những hành tinh nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trái Đất là một trong tám hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng, đó là Mặt Trời. Mặt Trời cùng các hành tinh chuyến động xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời tuy rộng lớn, nhưng cũng chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong một hệ lớn hơn là hệ Ngân Hà.

Hệ Mặt Trời được biết đến với 8 hành tinh tính từ trong (gần Mặt Trời nhất) ra gồm: Sao Thuỷ (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hoả (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune).

Sao Thuỷ

Hành tinh này được đặt tên tương ứng với từ Hermes trong tiếng Hy Lạp, tên gọi của vị thần truyền tin và trộm cắp có đôi giầy có cánh có thể bay đi khắp mọi nơi nhanh hơn cả gió cuốn. Quả đúng như vậy, Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất và có chu kì năm (chu kì quay quanh Mặt Trời) nhỏ nhất trong số các hành tinh, khi quan sát từ Trái Đất, bạn sẽ thấy rõ nó hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trười nhanh như thế nào.

Các số liệu:

– Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km)

– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất)

– Chu kì tự quay : 58,7 ngày

– Khối lượng : 3,3 x 10­23 kg

– Đường kính: 4.878km

– Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K (độ C = K – 273)

– Số vệ tinh: không

Sao Kim

Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy Sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời Đông và vài tháng khác lại thấy Sao Hôm lúc Mặt rời lặn ở chân trời Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng, cả 2, thật ra đều là một hành tinh duy nhất – Sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm của chúng ta (không tính Mặt Trăng), vẻ đẹp của nó làm người thời xưa đặt tên nó là Venus, theo tiếng Hy Lạp là Aphrodite – nữ thần tình yêu và sắc đẹp.

Các số liệu:

– Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km)

– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày

– Chu kì tự quay: 243 ngày

– Khối lượng : 4,87×1024 kg

– Đường kính: 12.104 km

– Nhiệt độ bề mặt: 726K

– Số vệ tinh: không

Trái đất

Các số liệu:

– Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km)

– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày

– Chu kì tự quay: 24 giờ

– Khối lượng : 5,98×1024 kg

– Đường kính: 12.756km

– Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K

– Số vệ tinh: 1 – Mặt Trăng

Sao Hoả

Hành tinh có màu đỏ như lửa, trong khi người phương Đông gọi nó là “Hoả” thì ở phương Tây, nó được gắn cho cái tên Mars – tên của thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp – vị thần hiếu chiến mà mỗi nơi thần đi qua thì luôn để lại một màu đỏ của lửa và máu.

Các số liệu:

– Khoảng cách từ Mặt Trời : 1,524 AU (227,9 triệu km)

– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 686,98 ngày

– Chu kì tự quay: 24,6 giờ

– Khối lượng : 6,42×1023 kg

– Đường kính: 6.787km

– Nhiệt độ bề mặt: 150 – 310K

– Số vệ tinh: 2 – Phobos và Deimos

Sao Hỏa cũng là hành tinh duy nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) mà con người có thể có cơ hội đặt chân lên trong tương lai (Sao Thủy quá nóng và không có khí quyển, Sao Kim quá độc lại còn nhóm ngoài là các hành tinh khí)

Sao Mộc

Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, Sao Mộc hoàn toàn xứng đáng với cái tên Jupiter, mà theo tiếng Hy Lạp là Zeus – chúa tể của các vị thần. Sao Mộc cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất cũng như nhiều hiện tượng được quan tâm trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Các số liệu:

– Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203 AU (778,3 triệu km)

– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 11,86 năm

– Chu kì tự quay: 9,84 giờ

– Khối lượng : 1,9×1027 kg

– Đường kính: 142.796km

– Nhiệt độ bề mặt: 120K (nhiệt độ lớp khí bề mặt)

– Số vệ tinh: 67 vệ tinh đã được đặt tên và nhiều vật thể nhỏ chuyển động xung quanh. Đặc biệt nhất là 4 vệ tinh Galilei do Galileo Galilei phát hiện bằng chiếc kính thiên văn đầu tiên của thế giới. Vệ tinh lớn nhất Ganimede cũng là vệ tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời.

Sao Thổ

Nhiều người coi đây là hành tinh đẹp nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) do cái vành đai (Saturn’s ring) đặc biệt của nó. Sao Thổ được đặt tên là Saturn, theo tiếng Hy Lạp là Cronus – cha của thần Zeus, người bị thần Zeus lật đổ khỏi vị trí cai quản các vị thần.

Các số liệu:

– Khoảng cách từ Mặt Trời : 9,536 AU (1.427 triệu km)

– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,45 năm

– Chu kì tự quay: 10,2 giờ

– Khối lượng : 5,69×1026 kg

– Đường kính: 120.660km

– Nhiệt độ bề mặt: 88K

– Số vệ tinh: 62 vệ tinh đã đặt tên và rất nhiều thiên thạch lớn nhỏ trong vành đai bao quanh.

Sao Thiên Vương

Hành tinh này được phát hiện ra vào ngày 13/3/1781 bởi nhà thiên văn William Herschel. Nó được đặt tên theo tên của Ouranos – thần bầu trời, cha của Cronus, tức là ông nội của thần Zeus, người từng bị Cronus giết chết để cướp ngôi.

Các số liệu:

– Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18 AU (2.871 triệu km)

– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 84,07 năm

– Chu kì tự quay: 17,9 giờ

– Khối lượng : 8,68×1025 kg

– Đường kính: 51.118km

– Nhiệt độ bề mặt: 59K

– Số vệ tinh: 27

Sao Hải Vương

Được phát hiện ngày 23 tháng 9 năm 1846, hành tinh này được đặt tên là Neptune do nó có màu xanh như nước biển. Neptune theo tiếng Hy Lạp là Poseidon – anh trai của thần Zeus, vị thần cai quản tất cả các đại dương trên thế giới.

Các số liệu:

– Khoảng cách từ Mặt Trời : 30,06 AU (4.497,1 triệu km)

– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 164,81 năm

– Chu kì tự quay: 19,1 giờ

– Khối lượng : 1,02×1026 kg

– Đường kính: 48.600km

– Nhiệt độ bề mặt: 48K

– Số vệ tinh: 14

Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời là những hành tinh nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tam-hanh-tinh-trong-he-mat-troi-la-nhung-hanh-tinh-nao-7439/feed/ 0
Nhiệt độ trên bề mặt của mặt trời là bao nhiêu? https://benh.vn/nhiet-do-tren-be-mat-cua-mat-troi-la-bao-nhieu-7435/ https://benh.vn/nhiet-do-tren-be-mat-cua-mat-troi-la-bao-nhieu-7435/#respond Thu, 28 Sep 2017 06:21:08 +0000 http://benh2.vn/nhiet-do-tren-be-mat-cua-mat-troi-la-bao-nhieu-7435/ Nhiệt độ trên bề mặt của mặt trời là bao nhiêu?

Bài viết Nhiệt độ trên bề mặt của mặt trời là bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặt trời là khối Plasma khổng lồ cung cấp ánh sáng và nhiệt lượng cho tất cả hành tinh trong hệ mặt trời. Vậy nhiệt độ bề mặt mặt trời là bao nhiêu mà có thể cung cấp nhiệt lượng khổng lồ tới hàng triệu triệu năm như vậy.

Trái Đất là một khối cầu vĩ đại, nhưng Mặt Trời còn lớn hơn nhiều. Đường kính Mặt Trời dài gấp 109 lần đường kính của Trái Đất. Thể tích Mặt Trời cũng lớn gấp 1.300.000 lần thể tích của Trái Đất. Chúng ta thấy Mặt Trời rất nho, vì Mặt Trời cách Trái Đất rất xa: 150 triệu kilômét. Nếu ta đi bộ với tốc độ 5km một giờ, thì phải đi liên tục suốt ngày, đêm ròng rã 3.400 năm mới tới Mặt Trời. Máy bay với vận tốc 800km một giờ, cũng phải bay liền 23 năm mới tới.

Mặt Trời là một quả cầu lửa khổng lổ, cháy sáng rực. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ ở bề mặt của Mặt Trời ít nhất cũng phải trên 6.000°c. Mặt Trời toả nhiệt ra bốn phía. Trái Đất của chúng ta chỉ tiếp nhận được một phần rất nhỏ lượng nhiệt và ánh sáng đó. Nếu không có ánh sáng và lượng nhiệt của Mặt Trời thì Trái Đất của chúng ta sẽ tối tăm và lạnh lẽo vô cùng, không một sinh vật nào có thể sống được.

Bài viết Nhiệt độ trên bề mặt của mặt trời là bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhiet-do-tren-be-mat-cua-mat-troi-la-bao-nhieu-7435/feed/ 0
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kéo dài tuổi thọ https://benh.vn/thuong-xuyen-tiep-xuc-voi-anh-nang-mat-troi-se-keo-dai-tuoi-tho-8757/ https://benh.vn/thuong-xuyen-tiep-xuc-voi-anh-nang-mat-troi-se-keo-dai-tuoi-tho-8757/#respond Mon, 18 Apr 2016 06:54:43 +0000 http://benh2.vn/thuong-xuyen-tiep-xuc-voi-anh-nang-mat-troi-se-keo-dai-tuoi-tho-8757/ Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D vô tận cho con người và góp phần làm thi vị cuộc sống. Đặc biệt, mới đây các nhà khoa học Thụy Điển còn phát hiện ra nguồn ánh nắng vô giá này còn giúp con người kéo dài tuổi thọ.

Bài viết Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kéo dài tuổi thọ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D vô tận cho con người và góp phần làm thi vị cuộc sống. Đặc biệt, mới đây các nhà khoa học Thụy Điển còn phát hiện ra nguồn ánh nắng vô giá này còn giúp con người kéo dài tuổi thọ.

Trải qua 20 năm nghiên cứu, đánh giá trên 30.000 phụ nữ, các chuyên gia người Thụy Điển đã phát hiện những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tuổi thọ ngắn hơn khoảng 2,1 năm so với người dành nhiều thời gian ở ngoài trời hay nói cách khác ánh nắng mặt trời giúp con người sống thọ hơn nhở các yếu tố cấu thành như hệ thống xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tâm trạng tốt, ngủ ngon…

Những tác dụng nổi bật của ánh nắng mặt trời

Cải thiện tâm trạng, giúp con người vui vẻ hơn

Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trường Y Harvard và Bệnh viện Tổng hợp Massachusetts (Mỹ) cho thấy việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể tiết ra một chất hóa học gọi là beta-endorphin có tác dụng giúp kích thích tinh thần, làm con người cảm thấy vui vẻ, tích cực hơn.

Xương chắc khỏe

Vitamin D rất cần thiết cho xương vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi, thúc đẩy xương phát triển và chữa lành các tổn thương xương. Ngược lại, thiếu vitamin D sẽ dẫn đến còi xương ở trẻ em và xương giòn, loãng xương ở người trường thành. Bởi vậy bạn hãy dành vài phút để ngâm mình dưới ánh nắng để ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.

Giúp ngủ ngon vào ban đêm

Theo Health24 dẫn một nghiên cứu ở Đại học Colorado (Mỹ) cho thấy ánh nắng mặt trời có khả năng điều chỉnh nhịp sinh học ở cơ thể người, giúp ổn định chu kỳ giấc ngủ,.

Do đó, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng lúc mặt trời mọc và lặn sẽ giúp cơ thể thiết lập tốt hơn đồng hồ sinh học bên trong.

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin D có vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm. Điều này còn thể hiện rõ qua kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy vitamin D thấp sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, gây cảm lạnh và cúm.

Kéo dài tuổi thọ

Kết hợp với các yếu tố trên cùng kết quả theo dõi 30.000 phụ nữ trong 20 năm, các chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Karolinska ở Thụy Điển đã đi đến kết luận, những người có ít thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có tuổi thọ ngắn hơn khoảng 2,1 năm so với người dành nhiều thời gian ở ngoài trời.

Benh.vn (Theo thanhnien.vn)

Bài viết Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kéo dài tuổi thọ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuong-xuyen-tiep-xuc-voi-anh-nang-mat-troi-se-keo-dai-tuoi-tho-8757/feed/ 0