Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 15 Aug 2023 06:43:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những điều cần kiêng kỵ khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa https://benh.vn/nhung-dieu-can-kieng-ky-khi-bi-noi-me-day-man-ngua-10099/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-kieng-ky-khi-bi-noi-me-day-man-ngua-10099/#respond Tue, 18 Dec 2018 04:28:51 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-can-kieng-ky-khi-bi-noi-me-day-man-ngua-10099/ Thời tiết giao mùa chính là thời điểm dễ mắc các bệnh về da liễu như nổi mề đay, mẩn ngứa... Ngoài việc sử dụng thuốc do các bác sĩ kê đơn, những người có cơ địa dễ bị dị ứng mẩn ngứa cần lưu ý những nguyên tắc kiêng kỵ sau đây.

Bài viết Những điều cần kiêng kỵ khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết giao mùa chính là thời điểm dễ mắc các bệnh về da liễu như nổi mề đay, mẩn ngứa… Ngoài việc sử dụng thuốc do các bác sĩ kê đơn, những người có cơ địa dễ bị dị ứng mẩn ngứa cần lưu ý những nguyên tắc kiêng kỵ sau đây.

Kiêng thực phẩm kích thích, cay nóng

Để làm giảm các triệu chứng của tình trạng mề đay, mẩn ngứa người bệnh nên giảm lượng đường, muối trong chế độ ăn vì chúng có thể làm gia tăng phản ứng quá mẫn gây dị ứng.

Ngoài ra nên tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá… bởi chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Kiêng thực phẩm giàu đạm

Những người thường xuyên bị dị ứng, mề đay có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường, công năng miễn dịch suy giảm, tăng mẫn cảm.

Qua đó các chuyên gia khuyên nên kiêng những thực phẩm giàu đạm như hải sản gồm tôm, cua, cá biển; thịt bò, thịt gà… những tác nhân làm khởi phát tình trạng dị ứng, mề đay ở nhóm đối tượng này.

Không lạm dụng thuốc

Những vết mẩn ngứa mề đay gây khó chịu ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Chính bởi vậy, việc làm sao để cắt nhanh cơn ngứa luôn là tìm kiếm hàng đầu của người bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc chống dị ứng, kem bôi mà không theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng tới da, chức năng gan thận càng khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn dẫn đến việc dễ bị tái phát những lần sau và mức độ sẽ nặng hơn.

Lời khuyên: Không nên lạm dụng thuốc giảm ngứa, hạn chế gãi, cào gây chầy xước khiến vết ngứa càng trầm trọng hơn.

Tập thể dục thường xuyên

luyện tập thể dục

Song song với việc bổ sung vitamin, dưỡng chất trong thực đơn hàng tuần thì một lối sống lành mạnh là cách làm hiệu quả để bảo vệ lá gan, giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.

Lời khuyên: Nói không với các loại rượu bia, chất kích thích. Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên vận động giúp cơ thể tăng cường tuần hoàn máu tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra cần đảm bảo ngủ đủ 8h/ngày, vệ sinh môi trường sống xung quanh luôn thoáng đãng, sạch sẽ để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Giải độc cơ thể bằng thảo dược

Theo Đông y, điều trị dị ứng mề đay cần tăng cường giải độc cơ thể, củng cố công năng miễn dịch và loại trừ các ngoại tà xâm nhập vào máu như phong, hàn, thấp, thử.

Lời khuyên: Sử dụng các vị thuốc từ lá khế, kinh giới, kim ngân hoa, ké đầu ngựa…để điều trị các triệu chứng của mề đay, mẩn ngứa khắp người theo chỉ định của thầy thuốc.

Bài viết Những điều cần kiêng kỵ khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-kieng-ky-khi-bi-noi-me-day-man-ngua-10099/feed/ 0
Bệnh mày đay https://benh.vn/benh-may-day-4194/ https://benh.vn/benh-may-day-4194/#respond Mon, 03 Sep 2018 04:51:34 +0000 http://benh2.vn/benh-may-day-4194/ Mày đay (hay còn gọi là mề đay) là một trong những bệnh ngoài da phổ biến. Đây là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da hoặc niêm mạc. Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ, sần phù xuất hiện nhanh và cũng mất đi nhanh, thường không để lại dấu vết gì trên da.

Bài viết Bệnh mày đay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mày đay (hay còn gọi là mề đay) là một trong những bệnh ngoài da phổ biến. Đây là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da hoặc niêm mạc. Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ, sần phù xuất hiện nhanh và cũng mất đi nhanh, thường không để lại dấu vết gì trên da.

bệnh mày đay

Bệnh có cơ chế phức tạp, trong đó có vai trò quan trọng của chất trung gian hóa học histamin. Điều trị chủ yếu bằng kháng histamin và trừ bỏ yếu tố gây bệnh, điều này không phải dễ dàng vì trên một bệnh nhân nhiều khi không phải chỉ có một mà nhiều yếu tố gây bệnh.

Triệu chứng lâm sàng

Thương tổn cơ bản

Thương tổn cơ bản là một sẩn phù màu hồng hoặc đỏ ranh giới rõ, gồ cao hơn mặt da, ở giữa, đôi khi màu trắng nhạt. Kích thước, số lượng tiến triển của sần phù thay đổi tùy từng trường hợp. Thường ngứa dữ đội càng gãi, càng ngứa, càng nổi thêm sẩn mới. Sẩn nổi đột ngột rầm rộ thành đám, dần dần nhẹ bớt, khi lặn không để lại di chứng trên da, tùy theo thời gian tiến triển có thể chia thành:

– Cơn mày đay cấp: Bắt đầu đột ngột ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, biểu hiện chủ yếu bằng ban sần phù nề, ngứa dữ dội. Đặc biệt có thể nổi phỏng nước giống như trong ban đỏ đa dạng, bắt đầu rầm rộ nhưng chỉ thoáng qua vài giờ, vài ngày thì lặn không để lại dấu vết song bệnh rất hay tái phát. Cơn mày đay cấp có thể kèm theo triệu chứng toàn thân sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng…

– Mày đay mạn: là loại đã kéo dài trên 6 tuần, không kể bắt đầu rầm rộ hay kín đáo, tiến triển thất thường, có khi nổi gần như hàng ngày làm cho bệnh nhân rất khó chịu, có khi cao hơn cách quãng nhiều ngày, giữa các cơn chỉ có một ít sẩn phù kín đáo. Do ngứa dai dặng, trên da thường có tổn thương do gãi, cộm, liken hóa.

Những dạng khác của mày đay

Phù mạch (phù Quincke)

Là hiện tượng phù cục bộ, đột ngột ở da, dưới da và niêm mạc. Thương tổn phù khu trú, màu trắng nhạt hoặc hơi hồng, nắn chắc, nổi đột ngột làm sưng vù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, sau vài giờ thì lặn không ngứa, chỉ gây cảm giác căng khó chịu lan tỏa, do rối loạn vận mạch ở trung bì và hạ bì… nguy hiểm của phù Quinke là có thể làm tổn thương đường hô hấp trên, phù nền thanh quản gây khó thở, co thắt thanh quản dẫn đến suy hô hấp cấp, phải xử trí cấp cứu nếu không bệnh nhân có thể tử vong.

Là hiện tượng các dát hoặc sẩn phù xuất hiện sau vài phút khi dùng một vật đầu tù… những đường nhẹ lên da hay ở nơi quần áo cọ xát vào da, thương tổn là vệt giữa màu hoặc trắng nhạt hai bên có vệt màu hồng nhạt. Bệnh nhân mày đay có thể kèm da hoặc không.

Những dạng khác ít gặp hơn: sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hoặc xuất huyết. Đối với mày đay ở đường tiêu hóa có thể gây đau bụng từng cơn, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch… có thể dẫn đến sốc phản vệ.

Nguyên nhân gây bệnh mày đay

Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp, trên cùng một bệnh nhân, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây bệnh mày đay cùng kết hợp. Một số căn nguyên thường gây mày đay theo phân loại như sau:

Mày đay vật lý

– Da vẽ nổi (do chấn thương, chà xát)

– Mày đay do lạnh: xảy ra ở vùng ưa tiếp xúc do lạnh hoặc nổi ban rải rác toàn thân khi thay đổi nhiệt độ da đột ngột, có thể xảy ra tử vong khi bệnh nhân đang tắm ở sông, biển.

– Mày đay mặt trời (có thể thứ phát sau một lupus ban đỏ hệ thống focphyrin da muộn, hoặc ….). Sau vài phút ra nắng nổi ban mày đay rải rác nhất là ở các phần hở, càng ra nắng lâu ban càng nổi dày; có khi kèm triệu chứng toàn thân thậm trí trụy tim mạch.

– Mày đay do vận động, xúc cảm như mệt nhọc, gắng sức, stress…

– Mày đay do chèn ép, rung động….

Mày đay tiếp xúc

– Do tiếp xúc qua da, qua đường hô hấp khi hít phải các chất gây dị ứng từ phấn hoa, lông vũ, khói thuốc… hoặc qua ăn uống, các thuốc và hóa chất khác (theo cơ chế miễn dịch hoặc không miễn dịch)

– Bệnh có xu hướng trở thành mạn tính hay tái phát mỗi khi tiếp xúc lại với chất gây bệnh.

Mày đay do nhiễm khuẩn

Bệnh do nhiễm virus như viêm gan virus B, C, nhiễm vi khuẩn ở đường tiêu hóa, tai mũi họng hay nhiễm Candida ở da, nội tạng.

Mày đay hệ thống

Xuất hiện do người bệnh mắc một số bệnh toàn thân như: lupus ban đỏ, viêm mạch, đái tháo đường, cường giáp, bệnh ung thư… Mày đay có thể kèm viêm mạch máu rải rác, biểu hiện thành xuất huyết dưới da, đau khớp toàn thân, suy sụp hoặc có thể kèm tổn thương nặng ở thận phổi.

Mày đay di truyền

Gặp trong một số trường hợp mày đay vật lý (nhất là do lạnh) phù Quincke.

Đáng chú ý có hội chứng Muckale-well: nổi ban mày đay theo chu kỳ kèm sốt, đau khớp, điếc tuần tiến, bệnh thận dạng bột.

Bệnh có tính chất gia đình

Mày đay tự phát (vô căn)

không rõ căn nguyên

Điều trị bệnh mày đay

Loại bỏ căn nguyên gây bệnh

– Tốt nhất là loại bỏ được các yếu tố nghi ngờ gây bệnh vì thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì phải tìm được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ các nguyên nhân đó.

– Không tự động dùng thuốc ngoài hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa

– Nên tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê, thuốc lá…

Một số phương pháp điều trị mày đay

– Thuốc kháng Histamin: tác dụng chống ngứa, chống dị ứng như: loratadine, cetirizine, levocetirizine, fexofenadine

– Thuốc Corticoid (dạng uống hoặc tiêm): chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng kèm theo các triệu chứng toàn thân như phù thanh, viêm mạch, mày đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng Histamin thông thường.

– Đối với tổn thương da: nên thoa bột talc. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin thoa vì dễ gây viêm dạ dị ứng. Mỡ corticoid ít hiệu quả, ngược lại còn gây tác dụng phụ như teo da, tăng giảm sắc tố da..

Cách phòng ngừa bệnh mày đay

Do có nhiều nguyên nhân gây bệnh nên khi bị nổi mày đay, người bệnh cần dừng tất cả các loại thuốc và thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng. Tránh gãi, tránh chà xát… làm tăng mức độ nặng của thương tổn.

Đối với những người bị bệnh mày đay do lạnh trước khi ra ngoài cần chú ý mặc ấm, đi găng tay, tất, tắm ấm. Hạn chế ra lạnh quá sớm để giảm bớt các đợt tái phát bệnh. Đối với mày đay do nóng nên hạn chế đến mức tối đa tác động của ánh nắng mặt trời lên da (nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày)

Không dùng các thức ăn và đồ uống có cồn, cay hoặc nóng như rượu, trà, cà phê…

Không tự ý dùng thuốc ngoài hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

Benh.vn

Bài viết Bệnh mày đay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-may-day-4194/feed/ 0
4 loại lá trị mề đay hiệu quả – bạn nên biết https://benh.vn/4-loai-la-tri-me-day-hieu-qua-ban-nen-biet-43055/ https://benh.vn/4-loai-la-tri-me-day-hieu-qua-ban-nen-biet-43055/#respond Sat, 04 Aug 2018 02:57:26 +0000 https://benh.vn/?p=43055 Mề đay là một bệnh thường gặp với những mảng da bị nổi sần, nhiều mụn và rất ngứa. Hiện tượng này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường,... Nếu không chữa trị kịp thời, những nốt mẩn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt.

Bài viết 4 loại lá trị mề đay hiệu quả – bạn nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mề đay là một bệnh thường gặp với những mảng da bị nổi sần, nhiều mụn và rất ngứa. Hiện tượng này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường,… Nếu không chữa trị kịp thời, những nốt mẩn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Dưới đây là các loại lá trị trị mề đay hiệu quả:

lá trị mề đay

Uống và tắm nước khế

Để có thể có được hiệu quả từ bài thuốc trị mề đay hiệu quả này, bạn nên dùng một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo rồi dùng nó chà lên những vùng da bị ngứa, lặp lại vài lần cho đến khi các dấu hiệu mề đay biến mất.
Ngoài ra, có một cách khác bạn có thể áp dụng đó là dùng khoảng 40gr vỏ của thân khế để sắc lấy nước uống hàng ngày hoặc lấy cành và lá khế nấu lấy nước tắm hàng ngày.

Chà xát bằng kinh giới

Để chữa mề đay, bạn có thể tận dụng ngay món rau sống này cũng phát huy rất tốt vai trò của mình.
Chỉ cần bạn sử dụng phần ngọn mang hoa rồi sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.

Uống nước cây đơn lá đỏ

Cây đơn đỏ không chỉ là bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa tốt, mà còn nhiều bệnh khác nữa như tiêu chảy, mụn nhọt, ghẻ lở, bầm tím, xương khớp…
Bạn dùng cây đơn lá đỏ (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt.

Chườm lá ngải cứu

Lá ngải cứu được xem là một vị thuốc có tính ấm, giải độc và giúp trị các chứng khí hư, rối loạn kinh nguyệt, chữa phong hiệu quả.
Theo đó, bạn chỉ cần dùng lá ngải cứu rửa sạch rồi đem rang chung với vài hạt muối trong 10 phút. Sau đó, cho ngải cứu vô một miếng vải mỏng rồi chườm nóng vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa sẽ giúp diệt khuẩn cho da rất tốt.

Lưu ý:

Áp dụng thường xuyên các bài thuốc dân gian trên, các dấu hiệu của mề đay sẽ dần dần biến mất mà lại không gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin về 4 loại lá trị mề đay hiệu quả này nhé!

Bài viết 4 loại lá trị mề đay hiệu quả – bạn nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/4-loai-la-tri-me-day-hieu-qua-ban-nen-biet-43055/feed/ 0