Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 23 May 2023 02:20:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Có phải người mỡ máu cao không được ăn trứng https://benh.vn/co-phai-nguoi-mo-mau-cao-khong-duoc-an-trung-59089/ https://benh.vn/co-phai-nguoi-mo-mau-cao-khong-duoc-an-trung-59089/#respond Thu, 18 Aug 2022 01:42:28 +0000 https://benh.vn/?p=59089 Trứng là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ, nhiều ý kiến cho rằng đây không phải là thực phẩm có lợi nên không được ăn. Điều này có đúng không?

Bài viết Có phải người mỡ máu cao không được ăn trứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trứng là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ, nhiều ý kiến cho rằng đây không phải là thực phẩm có lợi nên không được ăn. Điều này có đúng không?

roi_loan_lipid_mau

Máu nhiễm mỡ có được ăn trứng không?

Cho đến nay việc giảm cholesterol vẫn là một khuyến cáo quan trọng của rất nhiều hiệp hội tim mạch trên thế giới nhằm dự phòng các bệnh tim mạch. Trứng là một trong những thực phẩm giàu cholesterol (khoảng 141-234 mg/quả). Trong những năm 1970, chế độ ăn cho người mỡ máu cao khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ trứng, người khỏe mạnh chỉ nên ăn 2-4 quả/ tuần.

Tuy nhiên, từ những năm 2015 trở lại đây, nhiều hội tim mạch đã giới hạn lượng cholesterol nạp vào hàng ngày là 300 mg vì thế bạn có thể ăn một quả trứng mỗi ngày mà không hề bị vượt quá hàm lượng cholesterol nếu không nạp quá nhiều cholesterol từ các thực phẩm khác.

an_trung_ga_nhieu_protein

Không chỉ vậy, protein của trứng là protein tốt. Ngoài ra trứng chứa lutein và zeaxanthin là hai chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ăn một quả trứng mỗi ngày không làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, kể cả đối với những người có nguy cơ cao.

Do vậy, bạn nên cân đối để vừa được ăn đúng sở thích, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chế độ ăn cho người tăng mỡ máu

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị tăng cholesterol máu nhằm ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Các nguyên tắc cần tuân thủ:

  • Giảm năng lượng dưới 1.800kcal
  • Chế độ ăn giàu protein, hạn chế chất béo ≤ 15% năng lượng khẩu phần.
  • Ăn nhiều rau xanh: 400 – 500g/ngày
  • Tăng sử dụng các chế phẩm của đậu tương, cá
  • Nếu không tăng huyết áp có thể dùng tương, nước mắm như bình thường.
  • Sử dụng dầu thực vật: dầu vừng, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu cám 15g/ngày.
  • Gạo tẻ, bánh mì, gạo nếp dưới 300g/ngày

Các loại rau quả tốt cho người tăng mỡ máu: Rau cải, rau muống, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mùng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, măng, cà rốt, su hào; các loại quả mận, bưởi, đào…, khoai các loại

Các thức ăn cần hạn chế: đường mía, mứt kẹo dưới 20g/ngày; hạn chế hoa quả ngọt. Không nên dùng: óc, tim, gan, dạ dày (bò, lợn), dồi lợn, tôm, lươn, thịt mỡ, nước dùng nhiều mỡ, bơ, pho mát, sôcôla, sữa bột toàn phần, dầu dừa.

Bài viết Có phải người mỡ máu cao không được ăn trứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-phai-nguoi-mo-mau-cao-khong-duoc-an-trung-59089/feed/ 0
Chỉ số Triglyceride trong máu như thế nào là cao? https://benh.vn/chi-so-triglyceride-trong-mau-nhu-the-nao-la-cao-74255/ https://benh.vn/chi-so-triglyceride-trong-mau-nhu-the-nao-la-cao-74255/#respond Mon, 09 Mar 2020 08:19:18 +0000 https://benh.vn/?p=74255 Chỉ số Triglyceride trong máu có ý nghĩa quan trọng để chẩn đoán và phát hiện sớm 1 số bệnh lý nguy hiểm. Chỉ số triglycerid trong máu như thế nào là cao, có cách nào để xác định và làm thế nào để điều trị. Hãy cùng tìm hiểu

Bài viết Chỉ số Triglyceride trong máu như thế nào là cao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bên cạnh cholesterol, triglyceride cũng là một phần quan trọng trong máu, phản ánh sức khỏe tổng thể của một người. Khi chỉ số triglyceride trong máu cao, nó có thể gây khó khăn cho tim và cũng là nguồn cơn của các rắc rối sức khỏe khác. Tìm hiểu ngay về chỉ số quan trọng này và cách điều trị bệnh hiệu quả. 

Cấu trúc Triglyceride
Triglyceride được cấu tạo bởi Glycerol vả 3 axit béo

Chỉ số triglyceride là gì?

Trái với suy nghĩ của nhiều người, chất béo không hoàn toàn xấu. Trong thực tế, chúng lại rất quan trọng đối với sự trao đổi chất và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Một trong những chất béo đó là triglyceride.

Bên cạnh cholesterol, triglyceride là một trong những loại lipid máu, có mặt ở cả thực vật và động vật. Nó được hình thành bằng cách kết hợp một phân tử glycerol và ba phân tử axit béo. Mặc dù, cũng được cơ thể sản xuất qua gan, nhưng triglyceride chủ yếu thu nhận lượng lớn từ thực phẩm hàng ngày, trong đó chất béo và carbohydrate sẽ chuyển đổi thành triglyceride.

Mục đích chính của triglyceride là dự trữ năng lượng cho cơ thể hay còn gọi là calo. Calo đảm bảo cho các tế bào cơ thể thực hiện chức năng bình thường.

Khi bạn ăn, carbohydrate bị phá vỡ và chuyển thành glucose được tế bào hấp thụ làm nhiên liệu. Nếu tế bào không sử dụng hết, lượng chất đó sẽ được chuyển thành chất béo và lưu trữ dưới dạng triglyceride trong các mô mỡ và tế bào mỡ.

Nếu cơ thể cần thêm nhiên liệu do thiếu hụt calo, lipase tụy, một loại enzyme giữ liên kết của các phân tử sẽ phá vỡ triglyceride giải phóng các axit béo. Các axit béo bị phá vỡ sau đó được tổng hợp thông qua tá tràng và ruột non, và được chuyển đến các tế bào khác nhau qua đường máu.

Tuy nhiên, trong nhiều năm, triglyceride liên tục liên quan đến một loạt các rối loạn bao gồm hội chứng chuyển hóa và bệnh tim. Vấn đề chính xác là nồng độ triglyceride tăng cao, một tình trạng gọi là tăng triglyceride máu. Cơ thể không cần nhiều lipid máu để hoạt động, điều đó có nghĩa, cholesterol và triglyceride nên được giữ ở mức tối thiểu. Trên thực tế, phạm vi bình thường là không quá 150 mg / dL (miligam trên mỗi decilit). Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trong khi đó, coi 100 mg/dL là con số tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào loại lipid máu này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Chỉ số Triglycerid thế nào là cao
Chỉ số Triglycerid thế nào là cao

Chỉ số triglyceride trong máu thế nào là cao ?

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra 4 mức độ để đánh giá chỉ số triglyceride trong máu như sau:

–       Bình thường: Dưới 150 mg/dL hoặc <1,7 mmol/L

–       Mức ranh giới cao (tăng giới hạn): 150 -199 mg/dL hoặc 1,8 – 2,2 mmol/L

–       Cao: 200 -499 mg/dL hoặc 2,3 -5, 6 mmol/L

–       Rất cao: Trên 500 mg/dL (trên 5,7 mmol/L)

Dựa trên mức độ đánh giá triglyceride trong máu, chi số triglyceride cao ki nồng độ trong máu  vượt quá ngưỡng bình thường 150 mg/dL hoặc > 1,7 mmol/L. Chỉ số triglyceride trong máu cao chỉ được phát hiện thông qua xét ngiệm máu gồm các chỉ số:

–       Tổng thể cholesterol

–       Cholesterol LDL

–       Chất béo

–       Triglyceride

Bạn có thể được yêu cầu lấy máu sau khi nhịn ăn, nhịn uống (trừ nước lọc) trong 8 giờ, hoặc thậm chí 12 giờ.  Xét nghiệm này sẽ cho thấy mức độ chất béo trung tinh khi cơ thể đã loại bỏ bất kỳ cholesterol nào từ các bữa ăn trước đó.

 chỉ số Triglyceride trong máu cao
Dấu hiệu của cơ thể khi chỉ số Triglyceride trong máu cao

Triglyceride trong máu cao có dấu hiệu không?

Tăng triglyceride máu thường không xuất hiện với các triệu chứng cho đến khi mức chất béo quá cao. Đối với phần lớn những người có triglyceride tăng cao, các triệu chứng bên ngoài chỉ xuất hiện khi đã bị viêm tụy hoặc bệnh lý tim mạch phát triển.

Nói chung, các triệu chứng sẽ chỉ xuất hiện khi nồng độ nằm trong khoảng từ 1000 đến 2000 mg/Dl. Ở cấp độ này, các đợt viêm tụy có thể phát triển kèm theo các triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn, chán ăn và sốt.

Cũng ở cùng mức nồng độ triglyceride cao trên, các triệu chứng của bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch có thể phát triển gồm đau thắt ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim.

Trong một vài trường hợp, ngay ở mức triglyceride cao 443 mg/ dL đã có thể làm tăng nguy cơ đau tim hơn gấp 3 lần. Còn khi chỉ số triglyceride cao vượt ngưỡng 5000mg/dL các hệ thống cươ quan khác có thể bị ảnh hưởng dẫn đến:

  • Đau dạ dày
  • Khó thở
  • Mất trí nhớ
  • Sa sút trí tuệ
  • Giác mạc giác mạc – một vòng cung mỏng, màu trắng hoặc xám xung quanh phần ngoài của giác mạc
  • Xanthomas (u vàng) là sự tích tụ chất béo màu vàng dưới da nằm ở lưng, ngực, mông hoặc đầu chi, mí mắt.

Nguyên nhân làm tăng triglycerid trong máu

Nhiều yếu tố có thể dẫn đến chỉ số triglyceride tăng trong máu như:

  • Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn quá nhiều chất béo (đặc biệt là chất béo chuyển hóa), carbohydrate và đường là một trong những thủ phạm phổ biến của triglyceride cao. Vì lượng calo rất cao, cơ thể sẽ tích trữ nhiều chất béo hơn.
  • Ít vận động: Một lối sống ít vận động, bao gồm ngồi trong thời gian dài, cũng làm tăng nguy cơ triglyceride cao vì cơ thể không tối đa hóa lượng calo hoặc nhiên liệu dự trữ.
  • Hội chứng chuyển hóa: Điều này được đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều loại tình trạng và triệu chứng khác nhau có liên quan đến chuyển hóa và lưu trữ chất béo. Chúng bao gồm tăng huyết áp , tăng cholesterol xấu (lipoprotein mật độ thấp), đường huyết cao và triglyceride cao.
Béo phì, ăn nhiều tinh bột, chất béo, đồ uống có ga là nguyên nhân gây chỉ số Triglycerid trong máu cao.jpg
Béo phì, ăn nhiều tinh bột, chất béo, đồ uống có ga là nguyên nhân gây chỉ số Triglycerid trong máu cao
  • Béo phì: Một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng chuyển hóa là béo phì. Những người béo phì thường có chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng chỉ số triglyceride máu.
  •  Thuốc: Một số loại thuốc đặc biệt được nghiên cứu là làm tăng triglyceride máu như thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc chẹn beta,  estrogen, thuốc ức chế protease cho HIV, một số loại thuốc giảm cholesterol, isotretinoin điều trị mụn trứng cá, thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid, một số thuốc chống loạn thần.
  • Rượu quá mức: Hầu hết các loại rượu đều chứa một lượng lớn đường, sau đó được phân hủy thành glucose. Khi không sử dụng, nó được lưu trữ dưới dạng chất béo. Đặc biệt, uống rượu bia có thể gây ra đột biến nguy hiểm khi chỉ số triglyceride tăng cao có thể gây viêm tụy.
  • Di truyền: Tăng triglyceride máu có thể do di truyền và có thể là do một khiếm khuyết di truyền. Những người mắc bệnh này có xu hướng có mức cholesterol xấu rất cao và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Biến chứng khi triglyceride máu tăng cao

Chỉ số triglyceride trong máu cao  nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bạn có thể gặp một số biến chứng như:

Viêm tụy

Tụy nằm bên trái bụng, đảm nhiệm vai trò bài sản xuất dịch tiêu hóa góp sức tiêu thụ thức ăn. Khi chỉ số triglyceride tăng cao có thể làm tụy bị sưng gây đau bụng dữ dội, nôn  và sốt.  Nếu không xử lý kịp dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài ổ bụng sẽ đe dọa tính mạng.

Tiểu đường typ II

Triglyceride tăng cao là một trong những biểu hiện của hội chứng chuyển hóa, bao gồm tăng cân, béo phì, huyết áp cao, nồng độ HDL (Cholesterol tốt) thấp và đường máu cao. Khi triglycerin máu cao kết hợp với bất kỳ 1 trong các biểu hiện trên sẽ làm tăng cơ hội phát triển tiểu đường typ II.

Bệnh lý tim mạch

Chỉ số triglyceride cao và hội chứng chuyển hóa làm tăng gấp đôi  nguy cơ mắc bệnh tim. Những người trẻ tuổi có chỉ số triglyceride cao có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao gấp bốn lần so với những người có chỉ số triglyceride tăng nhẹ. Lượng chất bé tích tụ bám vào thành mạch cản trở vận chuyển oxy đến cơ tim.

Bệnh do triglyceride máu tăng cao là gì, Chỉ số Triglyceride trong máu cao gây biến chứng nặng nề trên tim mạch, não... do mảng xơ vữa
Chỉ số Triglyceride trong máu cao gây biến chứng nặng nề

Đột quỵ

Đột quỵ là tổn thương não do giảm cung cấp máu cho các tế bào não. Triglyceride  tăng cao có thể hạn chế lưu lượng máu đến não. Một nghiên cứu gần đây cho thấy đối với phụ nữ lớn tuổi, nồng độ triglyceride cao là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ.

Bệnh lý gan

Chất béo tích tụ trong gan là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh lý gan mạn tính như suy gan, sẹo gan vĩnh viễn, ung thư, đe dọa tính mạng. Trong bệnh gan nhiễm mớ không do rượu, hơn 10% gan được thay thế bằng chất béo, Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là do bệnh tiểu đường, béo phì và triglycerin cao.

Ảnh hưởng đến chân

Triglyceride tăng cao làm cản trở lưu thông máu đến chân do quá nhiều chất béo bám vào thành mạch, dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Khi bị PAD người bệnh sẽ bị đau và tê chân, nhất là khi đi bộ. Đồng thời, người bệnh cũng đứng trước mối đe dọa tiềm ẩn tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chân hoặc bàn chân.

Mất trí nhớ

Bên cạnh tuổi tác, chỉ số triglycerid cao là những yếu tố nguy cơ lớn gây ra chứng mất trí. Nghiên cứu đã chỉ ra, triglyceride cao có thể làm hỏng các mạch máu bên trong não, góp phần tích tụ một loại protein độc hại (amyloid).

Chẩn đoán chỉ số triglyceride cao

Chẩn đoán chỉ số Glyceride trong máu cao

Để chuẩn đoán chính xác chỉ số triglyceride tăng, bạn cần thực hiện xát nghiệm máu. Xát nghiệm này không chỉ xác định nồng độ triglyceride mà còn đo các dạng chính của cholesterol như cholessterol toàn phần, cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Lưu ý, để kết quả xét nghiệm được chính xác bạn nên nhịn ăn từ 12 giờ đến 14 giờ.

Thông số chẩn đoán chỉ số Triglyceride bình thường, cao hay rất cao

Kết quả xét nghiệm có được sẽ được tham chiếu với các giá trị chuẩn để xác định chỉ số triglyceride trong máu cao hay thấp:
–       Bình thường: Dưới 150 mg/dL hoặc <1,7 mmol/L

–       Mức ranh giới cao (tăng giới hạn): 150 -199 mg/dL hoặc 1,8 – 2,2 mmol/L

–       Cao: 200 -499 mg/dL hoặc 2,3 -5, 6 mmol/L

–       Rất cao: Trên 500 mg/dL (trên 5,7 mmol/L)

Nếu chỉ số triglyceride cao hơn 500 mg/dL các xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện để xác định xem có nguyên nhân di truyền hay không. Một số kiểm tra khác cũng được tiến hành song song đẻ kiểm tra các triệu chứng về da, mắt, gan, lách.

Các xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích biết nguyên nhân chính và nguyên nhân thứ phát làm chỉ số triglyceride tăng. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều chị hợp lý.

Phương pháp điều trị tryglyceride cao

Tăng triglyceride máu thường được điều trị bằng sự kết hợp giữa các can thiệp lối sống và thuốc . Nếu chỉ số triglyceride ở mức cao, bạn có thể không cần dùng thuốc ngay lập tức mà bắt đầu áp dụng chế độ ăn kiêng và tập thể dục để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Thay đổi lối sống

  • Vận động nhiều hơn: Tập thể dụng thường xuyên có thể làm giảm triglyceride và tăng cholesterol tốt.
  • Cải thiện chế độ ăn uống: Để cắt giảm lượng calo dư thừa, cách tốt nhất là hạn chế chất béo không lành mạnh. Chất béo nạp vào mỗi ngày chỉ nên chiến 25 -35% tổng khẩu phần ăn. Tăng cường ăn carbohydrate giàu chất xơ như rau, ngũ cốc, hạn chế carbohydrate đơn giảntrong bánh mỳ, mì ống, khoai tây. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế dùng đường tinh chế và bổ sung  thực phẩm giàu axit béo Omega-3, có sẵn trong một số loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá hồi hồ và cá mòi), dầu cá hoặc hạt lanh.
  • Giảm cân: Chỉ cần giảm 5-10% trọng lượng, bạn có thể làm giảm triglyceride. Bạn nên giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Bỏ thuốc lá: Bỏ thuốc lá không chỉ góp phần làm giảm triglyceride máu mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể
  • Hạn chế rượu: Rượu có thể khiến triglyceride tăng đột biến ở một số người, nên chẳng có lý do gì mà không hạn chế nó.
Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động

Thay đổi lối sống có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến triglyceride, trong một sốc trường hợp, chỉ số này sẽ trở lại phạm vi bình thường mà không cần dùng thuốc.

Nhưng ngược lại, trong một sốc trường hợp, bên cạnh thay đổi lối sống, người bệnh cần phối hợp dùng thêm thuốc để  chỉ số triglyceride trờ về bình thường.

Thuốc

  • Axit béo omega-3 là dạng kê đơn của axit béo omega-3 liều cao có trong tự nhiên có thể làm giảm triglyceride.
  • Dẫn xuất Fibrate là thuốc hoạt động bằng cách làm suy giảm khả năng giải phóng triglyceride của gan
  • Niacin hoặc vitamin B3 có thể ức chế một số hoặt chất cần thiết cho cơ thể để sản xuất triglyceride.
  • Statin được sử dụng để giảm cholesterol LDL và cũng có thể làm giảm triglyceride

Khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý dùng đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi. Đồng thời để việc điều trị tăng triglyceride đạt hiệu quả tốt không được điều trị đơn lẻ với thuốc mà cần phối hợp với lối sống lành mạnh.

Điều trị triglyceride cao bằng thuốc nam

Với những người chỉ số triglyceride tăng thường xuyên, cộng thêm lối sống lành mạnh khó duy trì, có thể sử dụng những cây thuốc nam để điều chỉnh.

Lá sen

Lá sen giúp giảm chỉ số Triglycerid trong máu
Lá sen giúp giảm chỉ số Triglycerid trong máu

Lá sen là một trong những vị thuốc nam có tác dụng giảm triglyceride khá hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Ngày nay, lá sen cũng là thành phần chính trong nhiều sản phẩm có tác dụng hạ mỡ máu.

Bạn có thể dùng lá sen tươi hoặc lá sen khô đun nước uống hàng ngày. Nước sắc lá sen không chỉ có tác dụng giảm triglyceride mà còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon hơn, tăng cường sức khỏe cơ thể…

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá sen với vỏ đậu xanh, mỗi loại khoảng 10-20 g, rửa sạch rồi hãm nước uống mỗi ngày để điều trị triglyceride cao.

Tỏi

tỏi

Tỏi được biết đến rộng rãi với nhiều lợi ích chữa bệnh. Họ hàng với tỏi như hành, hẹ, tỏi tây cũng mang nhiều lợi ích chữa bện. Tuy nhiên, các hợp chất hoạt động trong tỏi là mạnh nhất. Các nghiên cứu đã phát hiện ra, tỏi làm giảm mức cholesterol và triglyceride máu, đồng thời đảm bảo sức khỏe tim mạch.  Ngoài ra, tỏi còn làm giảm huyết áp và chứng chuột rút chân do lưu thông máu kém.  Bài thuốc từ điều trị triglyceride cao như sau:

– Chuẩn bị: 4 củ tỏi rửa sạch, bóc bỏ vỏ. 4 quả chanh cắt nhỏ

– Tiến hành: Cho tỏi và chanh đã chuẩn bị vào xay nhuyễn, sau đó cho vào bình với 3 lít nước, rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày bạn sử dụng khaorng 50ml sau khi ăn và dùng trong khaorng 40 ngày.

Trà xanh

Cách chữa triglycerid máu cao bằng trà xanh

Trà xanh từ lâu đã được biết đến là thảo dược tốt cho sức khỏe, có công dụng chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa ung thư,… Lá trà xanh được xác định là một trong những loại thảo mộc  làm giảm triglyceride vì đặc tính đốt cháy chất béo và giảm calo.

Bạn có thể uống trà xanh hàng ngày để điều trị triglyceride cao được hiệu quả.  Để làm giảm độ chat của trà xanh, bạn có thể thêm cút nước chanh và mật ong vào vừa dễ uống, vừa thêm lợi ích cho sức khỏe.

Rau diếp cá

Rau dấp cá (diếp cá) là cách chữa triglycerid máu cao

Diếp cá ngoài vai trò là một loại rau thơm ngon, nó còn là một vị thuốc nam điều trị mỡ máu hiệu quả. Hàm lượng lớn hoạt chất cellulose trrong diếp cá có tác dụng khử mỡ, giúp hạ mỡ máu nói chung và triglyceride nói riêng. Để hạ triglyceride máu bạn có thể ăn rau diếp cá hoặc ép lấy nước uống.

Kết luận

Chỉ số triglyceride tăng cao trong máu rất nguy hiểm, vì nó tiềm ẩn vô số những rủi ro đe dọa sức khỏe. Khi được xác định chỉ số này cao bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và kết hợp với một lối sống lành mạnh để đưa nó về ngưỡng an toàn.

Bài viết Chỉ số Triglyceride trong máu như thế nào là cao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chi-so-triglyceride-trong-mau-nhu-the-nao-la-cao-74255/feed/ 0
Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu https://benh.vn/mo-mau-cao-nguyen-nhan-do-dau-72575/ https://benh.vn/mo-mau-cao-nguyen-nhan-do-dau-72575/#respond Thu, 13 Feb 2020 08:41:54 +0000 https://benh.vn/?p=72575 Mỡ máu có nhiều loại, nhưng không phải loại nào cũng xấu. Bệnh mỡ máu cao do tăng Triglycerid hoặc tăng LDL và giảm HDL. Đây là bệnh lý có nhiều biến chứng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy mỡ máu cao nguyên nhân do đâu?

Bài viết Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ là bệnh lý nguy hiểm, có liên quan trực tiếp đến các bệnh tim mạch. Vậy mỡ máu như thế nào là cao, và mỡ máu cao nguyên nhân do đâu? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu vấn đề này!

mo-mau-cao-nguyen-nhan-do-dau

Nguyên nhân mỡ máu cao

Vai trò của các loại mỡ máu trong cơ thể

Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó cholesterol là thành phần quan trọng nhất. Cần nhấn mạnh rằng bản thân cholesterol hay mỡ máu không phải loại nào cũng xấu. Một số thành phần chính của mỡ máu, đồng thời liên quan trực tiếp đến bệnh lý mỡ máu cao gồm:

LDL (loại xấu) Lipoprotein vận chuyển cholesterol tỷ trọng thấp

Đây được coi là Cholesterol xâu. Khi LDL tăng nhiều trong máu gây tình trạng lắng động ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và não) và gây ra các mảng xơ vữa động mạch.  Mảng xơ vữa hình thành gây hẹp, tắc mạch máu thậm chí gây vỡ mạch máu. Đây chính là thủ phạm hàng đầu gây các bệnh lý cực nguy hiểm như nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá, lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

HDL (loại tốt) – Lipoprotein vận chuyển cholesterol tỷ trọng cao

HDL chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu. HDL – cholesterol được cho là loại tốt vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan. Loại Lipoprotein này cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa. Do vậy HDL đóng vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động,…Để tăng hoặc giữ nồng độ HDL ổn định, bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí, tăng cường tập thể dục,…

Triglycerides

Triglyceride (TG) cũng là một dạng mỡ quan trọng trong cơ thể. Nồng độ TG tăng cao ở  người béo phì, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu,… Những người có TG trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL và giảm HDL. Hiện nay, các nhà khoa học cho thấy việc tăng TG trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch.

Lp(a) Cholesterol

Lp(a) là một biến thể của LDL cholesterol. Tăng Lp(a) trong máu làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch. Lp(a) có thể ảnh hưởng thông qua việc tương tác với một số chất khác trong quá trình hình thành vữa xơ động mạch [1].

Mỡ máu cao gây biến chứng xơ vữa động mạch, tim mạch, đột quỵ
Mỡ máu cao gây biến chứng xơ vữa động mạch, tim mạch, đột quỵ

Mỡ máu như thế nào là cao?

Mỡ máu cao là bệnh lý thường gặp nhất trong các loại Rối loạn lipid máu. Mỡ máu cao bao gồm tăng Triglycerid hoặc tăng LDL-c (lipoprotein vận chuyển cholesterol mật độ thấp) có liên quan đến giảm HDL-c (lipoprotein vận chuyển cholesterol mật độ cao). Trên thực tế lâm sàng, bệnh nhân mỡ máu cao gặp phải cả 2 tình trạng rối loạn kể trên.

Tăng nồng độ acid béo tự do trong máu không được xếp vào rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, các acid có liên quan đến tình trạng rối loạn lipid và là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Do vậy, cần cẩn trọng nếu nồng độ acid béo trong máu tăng cao.

Bệnh mỡ máu cao được nhận biết bởi 1 số triệu chứng trên lâm sàng như: Thể trạng béo phì, ban vàng… Bệnh lý này cũng được phát hiện cùng biến chứng ở một số cơ quan như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành… Bệnh lý mỡ máu cao được xác định chính xác nhờ 1 hoặc một số các thông số về nồng độ các loại lipid máu như sau:

+ Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL)

+ Triglyceride > 1,7 mmol/L (150mg/dL)

+ LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL)

+ HDL-cholesterol < 1,03mmol/L (40 mmol/L)

Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu

Rối loạn lipid máu tiên phát

Rối loạn lipid máu tiên phát dẫn đến tình trạng mỡ máu cao ở cả trẻ em và người trẻ tuổi. Bệnh lý ít kèm thể trạng béo phì. Rối loạn lipid máu tiên phát xảy ra do đột biến gen, gây nên tình trạng:

  • Tăng tổng hợp quá mức cholesterol (TC), triglycerid (TG), LDL-c; hoặc Giảm thanh thải cholesterol, TG, LDL-c;
  • Hoặc giảm tổng hợp HDL-c; hoặc tăng thanh thải HDL.

Rối loạn lipid máu tiên phát có thể phân thành 2 bệnh chính:

– Tăng triglycerid tiên phát: Là bệnh cảnh di truyền theo gen lặn. Người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn. Bệnh nhân mắc phải 1 số bệnh lý kèm theo như cường lách, thiếu máu giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng.

– Tăng lipid máu hỗn hợp: Là bệnh cảnh di truyền. Tăng lipid máu hỗn hợp thường liên quan đến sự tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các Liporotein (LDL, HDL). Bệnh nhân tăng lipid máu hỗn hợp thường béo phì, ban vàng, kháng insulin, tiểu đường típ 2, tăng acid uric máu.

Rối loạn lipid máu thứ phát

Mỡ máu tăng cao trong rối loạn lipid máu thứ phát gồm nguyên nhân do lối sống thiếu khoa học và các nhóm nguyên nhân bệnh lý gồm: đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm.

+ Cường cortisol (Hội chứng Cushing): Hội chứng Cushing gây giảm dị hoá (giảm thanh thải) các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase. Tình trạng này càng rõ hơn ở bệnh nhân tiểu đường có kháng Insulin (tiểu đường tuýp 2)

+ Sử dụng estrogen: Phụ nữ dùng estrogen kéo dài gây tăng tổng hợp VLDL, từ đó gây tăng Triglycerid. Trong thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cũng làm gia tăng TG gấp 2-3 lần. Sau sinh khoảng 6 tuần, nồng độ TG sẽ trở lại mức bình thường.

+ Nghiện rượu: Uống rượu gây tình trạng mỡ máu cao, chủ yếu tăng triglycerid. Đặc biệt, ở người tăng sản TG nguyên phát hay thứ phát, rượu đều gây tăng đáng kể nồng độ TG. Ví dụ, hội chứng Zieve tăng TC máu, rượu chuyển thành acetat làm giảm sự oxy hóa acid béo ở gan. Các acid béo này tham gia sản xuất TG trong gan gây bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời, các VLDL được sản xuất nhiều trong gan gây suy giảm chức năng gan. Hậu quả làm giảm hoạt tính enzyme LCAT (Lecithin cholesterol acyltransferase: enzyme ester hóa cholesterol) gây ứ đọng Cholesterol trong hồng cầu và gây vỡ hồng cầu (gây thiếu máu tán huyết)

+ Bệnh thận: VLDL và LDL tăng trong hội chứng thận hư do gan tăng tổng hợp để bù và lượng protein máu giảm (bị thải qua nước tiểu). Trong 1 số bệnh thận, albumin máu giảm khiến các acid béo tự do gắn với albumin giảm. Các acid béo này sẽ tiếp tục gắn vào các lipoprotein và làm giảm thuỷ phân TG.

+ Đái tháo đường: Triglycerid tăng trong bệnh lý đái tháo đường do hoạt tính enzyme lipoprotein lipase giảm. Nếu glucose máu được kiểm soát tốt thì triglycerid sẽ giảm sau vài tuần. Tăng TG máu là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bệnh đái tháo đường [2].

+Béo phì: Rối loạn mỡ máu gây ra do béo phì bao gồm tăng TG và acid béo tự do, giảm HDL cholesterol. LDL cholesterol ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ, chủ yếu ở dạng LDLc.

Mối liên hệ giữa mỡ máu cao, béo phì và đái tháo đường

Ở người béo phì, mô mỡ giảm hấp thu chất béo ngoại sinh, dẫn đến tăng vận chuyển CM (Chylomicron) remnants (giàu TG) về gan gây tích luỹ Triglycerid và tăng sản xuất VLDL. Cùng với đó, lượng VLDL-TG đến tế bào mỡ ngoại vi tăng kèm rối loạn phân bố mỡ.

Béo phì gây gan nhiễm mỡ: Lượng mỡ về gan tăng buộc gan có các cơ chế bù trừ chuyển hóa để thích nghi. Hậu quả là ty thể sẽ bị rối loạn và suy giảm chức năng. Giảm chức năng ty thể làm trầm trọng hơn tình trạng kháng insulin, dẫn đến gan nhiễm mỡ không do nghiện rượu (NAFLD) – tình trạng tích lũy các giọt lipid trong gan. NAFLD có thể tiến triển gây xơ gan.

Béo phì làm giảm độ nhạy insulin. Béo phì làm tăng Acid béo (FA) tự do huyết tương, trong đó nhiều FA có độc tính. FA bão hòa, arachidonic acid và linoleic acid kích thích tổng hợp các cytokines tiền viêm như IL-1, IL-6 và TNF-α. Các cytokines này thúc đẩy quá trình phosphoryl hóa nhóm serine trong cấu trúc IRS-1 (insulin receptor substrate – cơ chất của thụ thể insulin). Cấu trúc IRS-1 bị thay đổi và quá trình tyrosine phosphoryl hóa của IRS-1 bị ức chế làm chặn lại các tín hiệu truyền tin sau đó của insulin. Ở đối tượng kháng insulin, VLDL1 (chứa hàm lượng TG cao) được bài tiết nhiều hơn so với VLDL2 (mật độ cao hơn, kích thước nhỏ hơn).

Kháng Insulin gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và các đối tượng kháng insulin không mắc đái tháo đường có mức tổng hợp CM (lipoprotein gắn apoB48) ở ruột cao hơn bình thường. Cơ chế liên quan đến việc sản xuất quá mức VLDL và CM ở bệnh nhân đái tháo đường: tăng biểu hiện của MTP (microsomal transfer protein, xúc tác quá trình tổng hợp CM tại ruột và VLDL tại gan) và giảm tác dụng ức chế HSL (lipase nhạy cảm hormone) của insulin. Từ đó tăng vận chuyển acid béo tự do vào ruột và gan, tăng bài tiết các lipoprotein giàu TG. [3].

Kết luận:

Có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa mỡ máu cao với 1 số bệnh lý như béo phì và đái tháo đường tuýp 2, Hội chứng thận hư, hội chứng Cushing…Lối sống không lành mạnh (nghiện rượu, lười vận động, ăn nhiều chất béo) cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh lý này. Có thể phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi lối sống ngay hôm nay. Và đừng quên tầm soát bệnh bằng cách khám sức khỏe định kỳ.

Tài liệu tham khảo

  1. Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch, Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam, trang 5-6
  2. Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh Nội tiết – Chuyển hóa, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2015, trang 255-256
  3. Ramasamy I, Update on the molecular biology of dyslipidemias, Clinica Chimica Acta (2015), P59-63

Bài viết Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mo-mau-cao-nguyen-nhan-do-dau-72575/feed/ 0
Các biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu https://benh.vn/cac-bieu-hien-dac-trung-cua-benh-roi-loan-mo-mau-6747/ https://benh.vn/cac-bieu-hien-dac-trung-cua-benh-roi-loan-mo-mau-6747/#respond Sat, 08 Jun 2019 05:52:02 +0000 http://benh2.vn/cac-bieu-hien-dac-trung-cua-benh-roi-loan-mo-mau-6747/ Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ “Rối loạn mỡ máu”. Tuy nhiên, bệnh rối loạn mỡ máu do nguyên nhân gì mà ra? Bệnh có nguy hiểm không? Thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là những bạn trẻ.

Bài viết Các biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ “Rối loạn mỡ máu”. Tuy nhiên, bệnh rối loạn mỡ máu do nguyên nhân gì mà ra? Bệnh có nguy hiểm không? Thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là những bạn trẻ.

Hy vọng với những kinh nghiệm dưới đây, chúng ta sẽ giải tỏa được những thắc mắc, qua đó bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Bệnh rối loạn mỡ máu thường gặp ở lứa tuổi nào?

Bệnh rối loạn mỡ máu (gọi là rối loạn lipid máu hay tăng cholesterol máu), là bệnh khá phổ biến dẫn đến bệnh vữa xơ động mạch và động mạch vành.

rối loạn mỡ máu

Bệnh rối loạn mỡ máu thường gặp ở lứa tuổi trung niên

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên (ngoài 30 tuổi) với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Rối loạn mỡ máu dẫn đến nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Những biểu hiện của bệnh

Béo phì

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu là hậu quả của béo phì do con người ít vận động, ăn uống quá dư thừa chất đạm, chất mỡ và những đồ ăn nhanh…

Để phát hiện rối loạn mỡ máu, cách duy nhất là làm các xét nghiệm máu, khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng. Qua đó, có thể tính ra được bệnh một cách dễ dàng.

Khi chiều cao và cân nặng phù hợp, tức là chúng ta giữ được sức khỏe ổn định. Ngược lại, khi chiều cao và cân nặng bất hợp lý (béo phì) thì chúng ta phải nghĩ ngay đến nguy cơ bệnh rối loạn mỡ máu.

Huyết áp không ổn định

Một dấu hiệu dễ nhận biết khác là khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định (Đối với người trưởng thành, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường..)

béo bụng

Béo phì, huyết áp không ổn định…là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn mỡ máu

Vì vậy khi thấy huyết áp thường xuyên thay đổi thì chúng ta cần đến bác sỹ để được thăm khám và điều trị bệnh (nếu có).

Cần làm gì để không bị bệnh mỡ máu

Để nói không với bệnh mỡ máu, cần hạn chế ăn các chất béo bão hòa gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, các loại thức ăn rán, phủ tạng động vật, thịt đỏ, các loại bánh như bích quy và ga tô…

Thay thế các thức ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa bao gồm: dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả, củ… Tăng cường các loại hoa quả vì chúng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

nội tạng động vật

Hạn chế thịt mỡ, bơ, phủ tạng động vật…để không làm tăng cholesterol trong máu

Cần hạn chế uống rượu, hút thuốc lá để làm giảm lượng triglycerid máu. Tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.

Đặc biệt, hàng ngày, nên dành 30 phút tập thể dục, đi bộ (nên dành 150 phút đi bộ cho một tuần). Người cao tuổi, tập thể dục bằng cách đi bộ buổi chiều là tốt nhất.

Ngoài ra, cần sắp xếp thời gian học tập, lao động hợp lý. Cần đảm bảo giấc ngủ tối thiểu từ 6 đến 7 tiếng/ngày. Đối với người cao tuổi không ngủ được nhiều, cũng có thể bù vào giấc ngủ trưa…

Bài viết Các biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-bieu-hien-dac-trung-cua-benh-roi-loan-mo-mau-6747/feed/ 0
Những món ăn giúp giảm mỡ máu https://benh.vn/nhung-mon-an-giup-giam-mo-mau-3375/ https://benh.vn/nhung-mon-an-giup-giam-mo-mau-3375/#respond Sun, 21 Apr 2019 09:34:47 +0000 http://benh2.vn/nhung-mon-an-giup-giam-mo-mau-3375/ Một số cách ăn uống hiệu quả, giúp kiểm soát mỡ máu và những triệu chứng liên quan.

Bài viết Những món ăn giúp giảm mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dưới đây là một số cách ăn uống hiệu quả, giúp kiểm soát mỡ máu và những triệu chứng liên quan.

Món 1

– Tỏi tím 30 gr, gạo 100 gr. Cách làm: tỏi tím bóc bỏ vỏ, cho vào nước sôi nấu vài phút, lấy ra, rồi cho gạo vào nước tỏi nấu cháo, sau khi cháo chín, cho tỏi vào cùng nấu, nêm nếm gia vị vừa dùng. Chia làm 2 lần dùng trong ngày, dùng thường xuyên.

Món 2

– Dưa leo 200 gr, đường trắng 10 gr, một ít dầu mè, giấm 10 ml. Cách làm: dưa leo rửa sạch, bỏ vỏ và ruột, xắt miếng nhỏ, cho giấm trộn với đường vào, ngâm dưa leo 30 phút, cho một ít dầu mè vào để dùng. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp dùng cho người bệnh cao mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành.

Món 3

– Thảo quyết minh 30 gr, cà tím 100 gr, dầu đậu phộng 250 ml, bột năng lượng vừa, tỏi, hành, gừng, mỗi thứ lượng vừa. Cách làm: thảo quyết minh băm nhuyễn, thêm chút nước nấu 30 phút, lấy 2 muỗng cà phê. Cà tím xắt lát xéo, cho dầu đậu phộng vào chảo nóng, cho cà tím vào xào đến khi cà chín, lấy ra lọc bớt dầu ăn. Cho bột năng vào nước thảo quyết minh trộn lẫn. Cho tỏi xắt lát vào chảo có dầu nóng, xào giây lát, sau đó cho cà tím, gừng, hành và nước thuốc thảo quyết minh tiếp tục xào, sau cùng tắt lửa, bày lên đĩa. Tác dụng thanh can nhuận trường, dùng thích hợp cho người bệnh cao mỡ máu và xơ cứng động mạch.

Món 4

– Đậu phộng 200 gr, rau cần 250 gr, dầu đậu nành một ít, nước tương, muối, đường trắng, giấm mỗi thứ lượng vừa. Cách làm: dầu đậu nành cho vào chảo hơi nóng, cho đậu phộng vào rang sau khi đậu chín, lấy ra chà xát bỏ vỏ lụa. Rau cần rửa sạch, bỏ rễ, xắt đoạn dài 3 cm, cho vào nước sôi chần qua, lấy ra cho vào nước lạnh ngâm sơ, vớt ra để ráo. Sau khi rau cần ráo, bày lên đĩa, đổ đậu phộng trên mặt rau cần. Cho nước tương, muối, đường trắng, giấm vào chảo nấu qua, khi được rưới lên trên mặt rau cần. Tác dụng giảm mỡ, thích hợp dùng cho người bệnh cao mỡ máu, xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành.

Món 5

– Thịt nạc 50 gr, hành tây 150 gr, cà rốt 100 gr, muối, nước tương lượng vừa. Cách làm: thịt nạc, hành tây và cà rốt rửa sạch, xắt dạng sợi. Đặt chảo nóng, cho thịt vào xào qua, rồi thêm hành tây và cà rốt, xào đến chín, nêm muối và nước tương. Tác dụng phòng ngừa xơ cứng động mạch.

Món 6

– Mè đen, mật ong, rượu, mỗi thứ lượng vừa. Cách làm: mè đen hấp nước sôi, sau đó đem phơi khô, dùng lửa nhỏ rang khô rồi tán thành bột mịn, dùng mật ong quết thành viên hoàn, để vào lọ dùng dần. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 1 viên, dùng với chút rượu. Thích hợp cho người cao mỡ máu và bệnh mạch vành.

Benh.vn (Theo Thanhnien)

Bài viết Những món ăn giúp giảm mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-mon-an-giup-giam-mo-mau-3375/feed/ 0
Chỉ số mỡ máu cao thì nên ăn gì? https://benh.vn/chi-so-mo-mau-cao-thi-nen-an-gi-56172/ https://benh.vn/chi-so-mo-mau-cao-thi-nen-an-gi-56172/#respond Wed, 27 Feb 2019 04:00:08 +0000 https://benh.vn/?p=56172 Chỉ số mỡ máu cao xảy ra với rất nhiều người. Tình trạng này liên quan trực tiếp đến nguy cơ đột quỵ, đau tim và có khả năng di truyền. Chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến sự tăng giảm của chỉ số này. Vậy nên ăn gì khi chỉ số mỡ máu ở mức cao?

Bài viết Chỉ số mỡ máu cao thì nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chỉ số mỡ máu cao xảy ra với rất nhiều người. Tình trạng này liên quan trực tiếp đến nguy cơ đột quỵ, đau tim và có khả năng di truyền. Chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến sự tăng giảm của chỉ số này. Vậy nên ăn gì khi chỉ số mỡ máu ở mức cao?

Ăn nhiều cá

cá tốt cho xương và răng

Các loại cá chứa nhiều omega 3 là lựa chọn đúng đắn cho người có chỉ số mỡ máu cao. Sử dụng nguồn protein từ cá, khuyến cáo nên ăn cá hai lần/tuần. Các axit béo omega-3 trong cá có thể giúp giảm mức triglyceride máu. Đặc biệt, các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ và cá tuyết có axit béo omega-3 là một thực phẩm tốt nhất làm giảm triglyceride và cholesterol. Có thể bổ sung thêm dầu cá.

Ăn nhiều các loại rau quả

ăn nhiều rau củ quả trị táo bón sau sinh

Phần lớn lượng calo trong cơ thể nên được thu nạp từ những nguồn trái cây và rau quả. Nhờ thế, người bệnh sẽ bổ sung được lượng vitamin dồi dào, hữu ích. Chất xơ trong thực phẩm giúp tăng cảm giác no và cũng giúp giảm sự hấp thu cholesterol. Người có chỉ số mỡ máu cao nên ăn đậu Hà Lan – thực phẩm giàu chất xơ đồng thời giúp làm giảm mức triglyceride trong máu rất hiệu quả.

Dầu oliu

Có hai loại chất béo là chất béo bão hòa (có hại) và chất béo không bão hòa (chất béo có ích). Bên cạnh việc hạn chế tối đa sử dụng chất béo có hại, người có chỉ số mỡ máu cao nên ăn các loại thực phẩm không bão hòa lành mạnh. Chẳng hạn dầu ôliu hay các loại dầu thực vật nói chung. Dầu ôliu có lượng triglyceride thấp có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm cholesterol xấu, duy trì cholesterol tốt. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ nhiều hơn hai thìa canh mỗi ngày.

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp một số chất đạm và thường có ít chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo. Người bệnh có thể dùng bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lức – các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và chất xơ. Hạt lanh cũng rất tốt khi chứa nhiều axit béo omega-3, được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để giảm triglyceride.

Benh.vn

Bài viết Chỉ số mỡ máu cao thì nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chi-so-mo-mau-cao-thi-nen-an-gi-56172/feed/ 0
Sạch mỡ máu sau 2 tuần với bài thuốc dân gian sau https://benh.vn/sach-mo-mau-sau-2-tuan-voi-bai-thuoc-dan-gian-sau-48535/ https://benh.vn/sach-mo-mau-sau-2-tuan-voi-bai-thuoc-dan-gian-sau-48535/#respond Thu, 03 Jan 2019 03:28:32 +0000 https://benh.vn/?p=48535 Mỡ máu (cholesterol xấu) tăng cao sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau.

Bài viết Sạch mỡ máu sau 2 tuần với bài thuốc dân gian sau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mỡ máu (cholesterol xấu) tăng cao sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau.

Cùng Benh.vn tìm hiểu bài thuốc dân gian sau giúp giảm mỡ máu hiệu quả chỉ sau 2 tuần.

Bài thuốc bao gồm cây chó đẻ, dứa xanh và gan lợn

Cây chó đẻ:

  • Có vị đắng, hơi ngọt, tính mát
  • Có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc, kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật.

Dứa xanh: có tính nhuận tràng, tiêu tích trệ, loại bỏ đàm thấp

Gan lợn: làm cho gan được sơ tiết thông sướng mà không hình thành đàm thấp.

Cách làm

Cây chó đẻ (loại chó đẻ răng cưa) 30 gam + 1/2 trái dứa xanh gọt vỏ + 100 g gan lợn.

Bỏ ngập nước, đun sôi chừng 15 phút rồi chia làm 2 lần, uống trước khi ăn cơm nửa tiếng, có thể ăn gan cùng với cơm, ngày làm 1 lần. Sau hai tuần, sẽ sạch mỡ máu.

Cả 3 vị thuốc trên có tác dụng chính là ngăn chặn và loại bỏ đàm thấp, tức là loại bỏ thành phần mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Sạch mỡ máu sau 2 tuần với bài thuốc dân gian sau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sach-mo-mau-sau-2-tuan-voi-bai-thuoc-dan-gian-sau-48535/feed/ 0
Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch https://benh.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach-2621/ https://benh.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach-2621/#respond Fri, 12 Oct 2018 04:17:42 +0000 http://benh2.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach-2621/ Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu của bạn như thế nào là tối ưu. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...

Bài viết Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lipid máu, cholesterol là gì?

Lipid máu hay còn được gọi nôm na là “mỡ máu”, là một thành phần quan trọng trong cơ thể.

Trong thực tế, lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.

Các bạn đừng nghĩ là cholesterol là xấu, bởi nó là một chất quan trọng có mặt ở nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể cũng như trong các hormon của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển và hoạt động bình thường khỏe mạnh.

Vấn đề đặt ra là sự rối loạn của giữa các loại cholesterol dẫn đến bệnh lí mà đặc trưng là xơ vữa động mạch.

Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu của bạn như thế nào là tối ưu. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Cholesterol có từ hai nguồn: do cơ thể bạn tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng số lượng cholestrol trong máu của bạn, còn lại từ nguồn thức ăn. Hiện nay, cholesterol chỉ thấy ở trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

Bên cạnh đó, một thành phần khác của lipid máu cần được quan tâm là triglycerid.

Các loại thành phần chính của lipid máu

LDL – Cholesterol (loại xấu)

Đây là thành phần được coi là “xấu” của cholesterol, khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như Nhồi Máu Cơ Tim hoặc Tai Biến Mạch Não. LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá/lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

HDL – Cholesterol (loại tốt)

Loại này chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu của bạn. HDL – cholesterol được cho là loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa  động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động… Do vậy, để làm tăng HDL, bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí, tăng cường tập thể dục…

Triglycerides

Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong cơ thể bạn. Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu… Những người có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt). Hiện nay, các nhà khoa học cho thấy việc tăng triglyceride trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch.

Lp(a) Cholesterol

Lp(a) là một biến thể của LDL cholesterol. Việc tăng Lp(a) trong máu làm gia tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa  động mạch. Có lẽ nó ảnh hưởng thông qua việc tương tác với một số chất khác trong quá trình hình thành vữa xơ động mạch.

mỡ máu

Hình ảnh minh họa cholesterol máu: Cholesterol toàn phần (total) sẽ bao gồm LDL; HDL cholesterol và Triglycerid.LDL là loại “mỡ xấu” gây lắng  đọng cholesterol vào thành mạch, trong khi HDL là “mỡ tốt” vận chuyển cholesterol khỏi máu và thành mạch.

Hãy biết chỉ số cholesterol của bạn

Mặc dù việc tăng cholesterol máu gây ra những bệnh tim mạch trầm trọng, nhưng đa số người bị tăng cholesterol đều không có triệu chứng rõ ràng mà quá trình này tiến triển thầm lặng. Do vậy, việc xét nghiệm máu của bạn là rất cần thiết để đánh giá rối loạn lipid máu này.

Bạn cũng cần nhớ là các thông số xét nghiệm lipid máu của bạn tốt ngày hôm nay không có nghĩa là tốt mãi. Bên cạnh đó, nó là một chỉ dấu để bạn giữ gìn, duy trì mức tốt đẹp đó và cần có thăm khám theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, năm 2010, tất cả những người lớn trên 20 tuổi nên được xét nghiệm 5 năm một lần các thành phần cơ bản của lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglycerides. Các xét nghiệm nên  được làm khi đói (cách bữa ăn trước ít nhất 12 giờ, bao gồm cả đồ uống có năng lượng).

Để xét nghiệm đánh giá rối loạn lipid máu, bác sỹ yêu cầu lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và đồng thời có thể đánh giá các thông số khác nếu có yêu cầu (ví dụ, đường máu). Bác sỹ (hoặc nhân viên y tế) sẽ dặn dò bạn cần nhịn ăn (ít nhất 12 tiếng). Bác sỹ sẽ đọc và thông báo kết quả cho bạn cũng như tư vấn cần thiết cho bạn về các xét nghiệm lipid máu.

Kết quả xét nghiệm của bạn được thể hiện bằng mg/dL hoặc mmol/l. Bác sỹ có thể khảo sát thêm các thông tin về các nguy cơ tim mạch khác như tuổi, giới, con số huyết áp, tình trạng hút thuốc lá… để ước lượng nguy cơ bạn mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Sau đây là tóm tắt về các chỉ số mỡ máu của bạn và những lí giải mà bạn cần biết:

Cholesterol Toàn phần Lí giải
<  200 mg/dL(5,1 mmol/L) Đây là nồng độ lí tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành của bạn là thấp
200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L)  Đây là mức ranh giới, cần chú ý
≥ 240 mg/dL(6,2 mmol/L) Bạn bị tăng cholesterol máu. Những người có mức này thường có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp hai lần người bình thường

 

HDL Cholesterol (tốt) Lý giải
< 40 mg/dL(1,0 mmol/L) (nam giới)

< 50 mg/dL(1,3 mmol/L) (nữ giới)

HDL cholesterol của bạn thấp. Đây là một trong các nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
> 60 mg/dL(1,5 mmol/L) HDL cholesterol tăng. Điều này có nghĩa là tốt và mang tính bảo vệ cơ thể bạn trước các nguy cơ tim mạch.

 

LDL Cholesterol (xấu) Lý giải
< 100 mg/dL(< 2,6 mmol/L) Rất tốt
100 – 129 mg/dL(2,6 – 3,3 mmol/L) Được
130 – 159 mg/dL(3,3 – 4,1 mmol/L) Tăng giới hạn
160 – 189 mg/dL(4,1 – 4,9 mmol/L) Tăng (nguy cơ cao)
≥ 190 mg/dL(4,9 mmol/L) Rất tăng (nguy cơ rất cao)

 

Triglyceride Lý giải
< 150 mg/dL(1,7 mmol/L) Bình thường
150–199 mg/dL(1,7 – 2,2 mmol/L) Tăng giới hạn
200–499 mg/dL(2,2 – 5,6 mmol/L) Tăng
≥ 500 mg/dL(≥ 5,6 mmol/L) Rất tăng

Khá nhiều bệnh nhân có kiểu rối loạn lipid máu hỗn hợp, vừa tăng LDL vừa giảm HDL, điều này làm nguy cơ bệnh tim mạch tăng nhiều. Một số bệnh nhân khác lại có kèm theo tăng triglyceride, thì đây được gọi là kiểu rối loạn lipid máu tăng sinh xơ vữa động mạch.

Tại sao rối loạn lipid máu gây nguy hiểm?

Tăng cholesterol máu  đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với các bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hay đi kèm nhau và thúc đẩy nhau tiến triển. Khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp sẽ làm nguy cơ bệnh tim mạch của bạn tăng lên gấp nhiều lần.

Khi có quá nhiều LDL cholesterol lưu thông trong máu của bạn, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu của bạn. Cùng với một số chất khác, nó sẽ hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm lòng mạch của bạn bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn.

Xơ vữa động mạch là thuật ngữ được dùng để mô tả quá trình lắng đọng các chất béo, cholesterol, sản phẩm thoái giáng của tế bào, lắng đọng calci và sợi đông máu (fibrin) ở trong thành động mạch. Quá trình xơ vữa động mạch cũng được thấy gia tăng theo tuổi, có liên quan yếu tố gia đình và ở một số người có các nguy cơ tim mạch khác (ngoài việc rối loạn lipid máu) như đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp…

Vấn đề nguy hiểm ở chỗ mảng xơ vữa rất hay gặp ở các động mạch nuôi dưỡng các cơ quan trọng yếu của cơ thể như động mạch vành (nuôi tim) và động mạch não.

Xơ vữa động mạch có thể phát triển như sau:

Mảng xơ vữa phát triển một cách từ từ gây hẹp dần lòng mạch dẫn  đến thiếu máu nuôi dưỡng cơ quan một cách mạn tính và gây ra một loạt các biến cố như, bệnh mạch vành mạn tính, đau cách hồi, suy tim, giảm chất lượng cuộc sống…

mảng xơ vữa

Thông thường thì khi lòng mạch bị hẹp dưới 50% cũng không có triệu chứng gì.

Hoặc mảng xơ vữa bị nứt vỡ (bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hình thành), gây hình thành máu cục tại chỗ có thể dẫn đến tắc mạch máu đột ngột dẫn đến các biến cố cấp nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Xơ vữa động mạch được bắt đầu hình thành thế nào?

Câu trả lời chính xác chưa rõ. Tuy vậy, các nhà khoa học đều cho rằng quá trình này hình thành từ việc tổn thương lớp nội mạc mạch máu (lớp tế bào lót trong lòng mạch) dẫn tới sự thâm nhập của cholesterol và các thành phần khác của xơ vữa động mạch vào trong thành mạch máu.

Các nguy cơ dễ dẫn đến tổn thương lớp nội mạc là:

  • Tăng cholesterol và triglyceride trong máu
  • Tăng huyết áp
  • Hút thuốc lá…

Một khi nội mạc mạch máu bị tổn thương, các chất béo (cholesterol), tiểu cầu máu, chất thải tế bào, calci… được thâm nhập vào thành mạch. Và chính các chất này lại kích thích tế bào thành mạch tiết ra các chất khác dẫn tới sự hấp dẫn và lắng đọng ngày một nhiều mảng xơ vữa động mạch.

Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị rối loạn lipid máu?

Rối loạn lipid máu (tăng nhiều cholesterol trong máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch. Tuy vậy, một tin vui cho bạn là bạn có thể hoàn toàn khống chế được lượng cholesterol của bạn và giảm được các yếu tố nguy cơ. Vấn đề đặt ra là bạn cần hết sức kiên nhẫn, tuân thủ các nguyên tắc và hành động thiết thực theo các chỉ dẫn của thầy thuốc. Việc khống chế, điều trị rối loạn lipid máu là một quá trình liên tục, suốt đời với mục tiêu cao cả là ngăn ngừa tối đa các biến cố tim mạch.

Sau đây là những khuyến cáo bổ ích để bạn tham khảo:

Thay đổi lối sống

Những yếu tố có thể thay  đổi  được mà có  ảnh hưởng mạnh  đến rối loạn lipid máu của bạn  đã được chứng minh rõ là: chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể dục, phơi nhiễm (hút) thuốc lá…

Do vậy, bạn cần tuân thủ:

  • Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý
  • Tập thể dục đều đặn
  • Loại bỏ các thói quen có hại: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu…

Vấn đề ăn uống

Các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên là bạn cần biết về các thức ăn “béo” để có thể có chế độ ăn uống phù hợp nhất.

– Chất béo bão hòa (no): thường ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo, bơ, kem, pho mát… và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân, bơ thực vật

– Chất béo không bão hòa dạng trans (TFA hay trans – fatty acids): Chất mỡ không bão hòa thường tốt hơn cho cơ thể, nhưng có hai dạng theo cấu trúc hóa học là dạng cis và trans. Đa số chất béo không bão hòa tự nhiên là dạng cis. Tuy vậy, dạng trans có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn, chất béo sẽ bị hydro hóa và thường gặp trong quá trình chiên, rán, margarine. Chất này có thể thấy trong các thịt lợn, bò, bơ béo hoặc gặp trong các thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán… TFA cũng  được chứng minh là làm tăng lượng cholesterol máu.

– Thức ăn có cholesterol: có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…

– Chất béo không bão hòa bao gồm loại đơn và loại đa (Polyunsaturated and monounsaturated fats). Các chất này thấy nhiều trong cá, hạt, củ và dầu thực vật. Một vài ví dụ các thức ăn chứa nhiều loại này là: cá hồi, cá chích, quả bơ, quả ô liu, các dầu ăn từ hướng dương, dầu  đậu nành, dầu ngô…

Loại chất béo không bão hòa này có lợi cho cơ thể khi bạn dùng chúng thay vì dùng loại mỡ bão hòa. Giữ một thành phần trong bữa ăn với chất béo loại này chiếm khoảng 25 – 35% là hợp lí.

Từ những hiểu biết trên, chế độ ăn được khuyên là:

NÊN ĂN:

  • Chế độ ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, hạn chế tối đa TFA:
  • Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày)
  • Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…)
  • Uống sữa không béo
  • Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da
  • Cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần
  • Đậu và đậu Hà lan
  • Các loại hạt (số lượng hạn chế 4 – 5 lần/tuần)
  • Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng

NÊN HẠN CHẾ:

  • Mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ
  • Sữa béo (nguyên kem)
  • Lòng đỏ trứng, bơ, format béo và các đồ ăn chế biến từ chúng
  • Thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp)
  • Bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa
  • Phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách…)
  • Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, salami…
  • Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân..
  • Các bơ thực vật

Benh.vn

Bài viết Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach-2621/feed/ 0
Quét sạch mỡ máu chỉ với 4 củ tỏi, 4 quả chanh https://benh.vn/quet-sach-mo-mau-chi-voi-4-cu-toi-4-qua-chanh-43045/ https://benh.vn/quet-sach-mo-mau-chi-voi-4-cu-toi-4-qua-chanh-43045/#respond Thu, 04 Oct 2018 01:59:52 +0000 https://benh.vn/?p=43045 Mỡ máu cao khiến người bệnh phải đối diện với nguy cơ bị mỡ đóng vào trong mạch máu, tạo thành một mảng xơ vữa, dễ dẫn đến tình trạng tắc mạch máu và làm vỡ mạch máu.

Bài viết Quét sạch mỡ máu chỉ với 4 củ tỏi, 4 quả chanh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mỡ máu cao khiến người bệnh phải đối diện với nguy cơ bị mỡ bám chặt vào thành mạch máu, tạo thành một mảng xơ vữa, dễ dẫn đến tình trạng tắc mạch máu và làm vỡ mạch máu.

quét sạch mỡ máu bằng 4 quả chanh và 4 củ tỏi

Nếu mỡ máu cao xảy ra ở não thì có thể gây nên tai biến mạch máu não. Nếu xảy ra ở ruột thì nguy cơ tắc mạch máu nuôi ruột dẫn đến hoại tử ruột. Nếu xảy ra ở tim có thể gây ra nhồi máu cơ tim. Nếu xảy ra ở chi có thể gây tắc mạch máu chi… Mỡ máu cao là nguyên nhân gây ra 7 căn bệnh nguy hiểm như viêm tụy, bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh gan, đau và tê bàn chân, sa sút trí tuệ…

Tuy nhiên, theo phương pháp dân gian, chỉ với 4 quả chanh và 4 củ tỏi cũng có thể giúp bạn thông tắc các động mạch, loại bỏ các chất béo tích tụ trong máu bấy lâu nay. Loại nước uống thần kỳ này có tác dụng điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng mệt mỏi, nhiễm trùng, cảm lạnh. Ngoài ra, chức năng gan sẽ được cải thiện, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do. Tỏi và chanh không chỉ giúp thông tắc mạch máu mà còn cải thiện chức năng gan. Trong bài thuốc này phải kể đến thành phần allicin trong tỏi, đây là chất làm nên điều kỳ diệu của hỗn hợp nhờ tác dụng giảm mỡ máu, loại bỏ các cholesterol xấu đồng thời hỗ trợ chức năng gan… Đây là bài thuốc dân gian lâu đời của Nga chữa bệnh mỡ máu cao rất hiệu quả.

Cách làm như sau:

Nguyên liệu

– 4 củ tỏi

– 4 quả chanh

– 3 lít nước sôi để nguội.

Cách làm

– Tỏi bóc sạch vỏ

– Chanh tiệt trùng bằng nước sôi, cắt thành miếng nhỏ

– Cho tất cả nguyên liệu cùng với 3 lít nước vào máy xay nhuyễn, sau đó trút ra ly thủy tinh, đậy nắp cho vào tủ lạnh để trong 3 ngày. Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay nhuyễn.

Cách sử dụng

– Mỗi ngày bạn dùng tối đa 50ml chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn. Duy trì một liệu trình 40 ngày, mỗi năm chỉ làm 1 liệu trình

Chú ý

Bài thuốc này cũng có thể sử dụng để làm sạch các mạch máu, nhưng phải sử dụng với liều lượng thấp hơn, khoảng 1 – 2 thìa nhỏ/lần

Xem video để tiếp tục cập nhật thông tin khác

Bài viết Quét sạch mỡ máu chỉ với 4 củ tỏi, 4 quả chanh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/quet-sach-mo-mau-chi-voi-4-cu-toi-4-qua-chanh-43045/feed/ 0
Bệnh rối loạn lipid máu https://benh.vn/benh-roi-loan-lipid-mau-4394/ https://benh.vn/benh-roi-loan-lipid-mau-4394/#respond Thu, 19 Jul 2018 05:02:46 +0000 http://benh2.vn/benh-roi-loan-lipid-mau-4394/ Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol máu) là bệnh khá phổ biến, đặc biệt khi đời sống càng phát triển. Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu, thường được gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu.

Bài viết Bệnh rối loạn lipid máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol máu) là bệnh khá phổ biến, đặc biệt khi đời sống càng phát triển. Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu, thường được gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu.

rối loạn lipid máu

Tất cả chúng ta đều có cholesterol và triglycerid trong máu. Cholesterol tham gia thành phần cấu tạo của màng tế bào, của một số hormon và có một số các công dụng khác, còn triglycerid là nguồn năng lượng cho hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Cơ thể có cholesterol và triglycerid. Sau khi ăn chất béo (mỡ), triglycerid và cholesterol được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng acid béo và cholesterol tự do (chuyển hóa lipid ngoại sinh). Trong cơ thể các cholesterol cũng được tổng hợp tại các tế bào gan (chuyển hóa lipid nội sinh).

Vì không tan trong nước, để tuần hoàn được trong huyết tương, các lipid phải được kết hợp với các protein dưới dạng phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein. Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có 2 loại được quan tâm nhất là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C: Low Density Lipoprotein Cholesterol) là một loại cholesterol có hại và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol) là một loại cholesterol có ích.

Rối loạn lipid máu, là hậu quả của béo phì và nguy cơ tương đương với tăng huyết áp, là nguyên nhân hàng đầu của nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Ở thành phố, chúng ta ít vận động, ăn uống quá dư thừa chất đạm, chất mỡ và những đồ ăn nhanh… vì vậy, ở thành phố có nhiều người bị rối loạn lipid máu hơn ở nông thôn.

Làm thế nào để phát hiện rối loạn lipid máu?

Hầu hết những người có cholesterol máu cao đều hoàn toàn khỏe mạnh. Bạn thường không có dấu hiệu gì báo trước và cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm máu. Mẫu máu xét nghiệm thường được lấy từ máu tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Bởi vì nồng độ triglycerid máu tăng lên sau khi ăn, do vậy bạn cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm máu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có thể phát hiện được bệnh nhờ một số dấu hiệu của lắng đọng cholesterol ở dưới da hay ở vùng quanh mi mắt.

Tại sao bạn bị rối loạn lipid máu?

Nguyên nhân tăng cholesterol máu

Ăn quá nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, hầu hết các loại thức ăn rán, các loại bánh như bánh bích quy và ga tô..

Thay thế các thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa bằng các thức ăn có chứa chát béo không bão hòa đa chuỗi và đơn chuỗi sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu của bạn. Các thức ăn có chứa nhiều chất béo không bão hòa đa chuỗi bao gồm dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả và củ. Các thức ăn có chứa chất béo bão hòa đơn chuỗi bao gồm dầu ô liu, dầu lạc. Ăn nhiều thức ăn có chứa cholesterol sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu của bạn, đặc biệt nếu bạn là người có nguy cơ cao bị mắc bệnh vữa xơ động mạch và bệnh động mạch vành.

Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu

Bạn bị thừa cân (béo phì), uống nhiều rượu và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu của bạn.

Để làm giảm lượng triglycerid máu bạn cần phải hạn chế ăn các thức ăn có thứa chất béo, hạn chế uống rượu và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.

Rối loạn lipid máu thứ phát

Khoảng dưới 10% các trường hợp rối loạn lipid máu thứ phát do các nguyên nhân như:

– Đái tháo đường

– Hội chứng thận hư

– Tăng urê máu

– Suy tuyến giáp

– Bệnh gan

– Nghiện rượu

– Uống thuốc tránh thai

– Một số thuốc tim mạch như: thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazide.

Khi nào bạn cần kiểm tra lipid máu?

Điều đó phụ thuộc vào nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của bạn. Nếu điểm ước tính nguy cơ mắc bệnh động mạch vành trong vòng 10 năm của bạn < 10% là bạn có nguy cơ thấp, 10-20% là bạn có nguy cơ vừa, nếu > 10% là bạn có nguy cơ cao. Bác sĩ sẽ là người quyết định khi nào bạn nên kiểm tra lipid máu.

– Nên kiểm tra lipid máu định kỳ cho những người trên 45 tuổi.

– Kiểm tra lipid máu cho những người có tuổi trẻ hơn nếu như người đó có các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử có người ruột thịt trong gia đình bị bệnh động mạch vành, nếu người đó bị tăng huyết áp hay hút thuốc lá.

– Theo dõi định kỳ lượng lipid trong máu phụ thuộc vào tuổi của bạn, mức độ nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của bạn và do bác sỹ yêu cầu.

– Trẻ em thường không cần kiểm tra lượng lipid máu trừ khi bị bệnh đái tháo đường.

Tại sao bạn cần điều trị rối loạn lipid máu?

Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim. Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu tạo ra LDL-C là loại cholesterol có hại. Chỉ có một lượng nhỏ cholesterol tạo ra HDL-C là loại cholesterol có ích, có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh vữa xơ động mạch.

Tăng cholesterol máu là một trong những nguy cơ chính gây bệnh vữa xơ động mạch và bệnh động mạch vành. Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu như bạn có các yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, thói quen ít vận động và thừa cân (béo phì).

Phân loại mức độ

Phân loại mức triglycerid máu

Nhóm Mức      Triglycerid

Bình thường  < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)

Giới hạn cao  150-199 mg/dL (1,7-2,3 mmol/L)

Cao     200-499 mg/dL (2,3-5,7 mmo/L)

Rất cao           ≥ 500 mg/dL (5,7 mmol/L)

Phân loại mức LDL-C

Nhóm                Mức LDL-C

Bình thường  < 100 mg/dL (2,6 mmol/L)

Gần tối ưu      100-129 mg/dL (2,6-3,4 mmol/L)

Giới hạn cao  130-159 mg/dL 3,4-4,1 mmol/L)

Cao                  160-189 mg/dL (4,1-4,9 mmo/L)

Rất cao           ≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L)

Phân loại mức HDL-C

Nhóm         Mức HDL-C

Thấp   < 40 mg/dL (1,03 mmol/L)

Cao     ≥ 60 mg/dL (1,55 mmol/L)

Các biện pháp điều trị

Với bệnh nhân tăng cholesterol máu loại LDL-C cao

– Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: tăng cường vận động, ăn giảm béo, hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, khuyến khích ăn cá nước ngọt…

– Dùng thuốc: có thể dùng một trong những thuốc nhóm statin như sau (nên bắt đầu từ liều thấp). Lưu ý rằng liều này vẫn có thể tăng gấp đôi nếu không đạt hiệu quả sau 4-6 tuần điều trị.

  • Simvastatin (Zocor, Simvahexal, Vida…) 10 mg/ngày
  • Atorvastatin (Lipitor, Aztor, Atorvast) 10 mg/ngày
  • Fluvastatin (Lescol) 20mg/ngày
  • Pravastatin (Pravachol) 10mg/ngày
  • Rosuvastatin (Crestor) 5-10mg/ngày

Với bệnh nhân tăng cholesterol máu loại phối hợp tăng LDL-C và triglycerid

– Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt như đã trình bày ở trên.

– Dùng thuốc: nếu cần giảm nhanh triglycerid để tránh biến chứng: bắt đầu bằng thuốc nhóm fibrat:

  • Gemfibrozil (Lopid) 300mg/ngày (sau khi ăn tối)
  • Fenofibrat (Lipanthyl) 200 mg/ngày (sau ăn tối)

– Khi triglycerid giảm xuống dưới 5,62 mmol/L thì cho bệnh nhân dùng thuốc nhóm statin với liều lượng như trên.

– Nếu sau 4-6 tuần dùng thuốc nhóm statin hoặc fibrat mà không đạt LDL-C hoặc triglycerid mục tiêu thì có thể tăng gấp đôi liều thuốc và xét nghiệm lại sau 4-6 tuần.

Phòng bệnh

– Thực hiện chế độ ăn giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, phomats, margarin…). Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng…)

– Không ăn nhiều các thức ăn có cholesterol cao như lòng đỏ trứng, thịt có màu đỏ  (sữa, gan, bơ, phủ tạng động vật…). Ăn cá nhiều hơn ăn thịt

– Hạn chế uống rượu.

– Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm hạ lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng, ớt,…

– Ngoài chế độ dinh dưỡng nói trên, người bệnh còn cần tập thể dục đều đặn, vận động thường xuyên kiên trì (như dọn dẹp, lên xuống cầu thang, tập thể dục, chăm sóc cây cảnh…) để tránh béo phì.

Benh.vn

Bài viết Bệnh rối loạn lipid máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-roi-loan-lipid-mau-4394/feed/ 0