Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 30 Dec 2023 10:21:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cách chữa hạt cơm, mụn cóc đơn giản mà hiệu quả https://benh.vn/cach-chua-hat-com-mun-coc-don-gian-ma-hieu-qua-4016/ https://benh.vn/cach-chua-hat-com-mun-coc-don-gian-ma-hieu-qua-4016/#comments Sat, 30 Dec 2023 02:47:57 +0000 http://benh2.vn/cach-chua-hat-com-mun-coc-don-gian-ma-hieu-qua-4016/ Hạt cơm, mụn cóc là tổn thương lành tính do vi rút HPV gây ra, không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bệnh này có lây nhiễm chứ không phải như nhiều người nghĩ. Bệnh có thể điều trị bằng nhiều biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Bài viết Cách chữa hạt cơm, mụn cóc đơn giản mà hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hạt cơm và mụn cóc là những dạng sừng khu trú gây ra bởi virus sùi mào gà ở con người (human papillomavirus – HPV). Chúng bao gồm các tổn thương trên da và niêm mạc. Bệnh mụn cóc và hạt cơm có thể lây nhiễm giữa các khu vực khác nhau trên cơ thể hoặc từ người này sang người khác qua tiếp xúc với dịch tiết từ các tổn thương này.

Hạt cơm, mụn cóc là gì

Hạt cơm, mụn cóc là tổn thương lành tính do virus HPV gây ra. Có hơn 100 types virus HPV và chúng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể gây nên những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Biểu hiện bệnh hạt cơm, mụn cóc

Hạt cơm bàn chân

Thường gặp là dạng Myrmecie (do HPV types 1 gây nên).

Tổn thương cơ bản là một điểm dầy sừng hình tròn sùi vào sâu, đau nhất là khi vận động hoặc đụng chạm vào, thường đơn độc hoặc có một vài tổn thương đơn lẻ. Tổn thương dạng đĩa xung quanh vòng bởi một hình nhẫn dầy sừng, phần trung tâm dầy sừng mà bề mặt tạo thành những điểm đen (có thể do mao mạch bị tắc hoặc bị bít bởi bụi). Đây là loại tổn thương thường gặp.

hat_com_o_ban_chanHạt cơm ở bàn chân (Ảnh minh họa)

Hạt cơm thường

Do virus HPV types 2 gây ra.

Thương tổn là tổn thương sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, đường kính từ vài mm đến 1-2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, khía. Quanh các đám dầy sừng lại có những đám dầy sừng kế cận tạo thành như miệng giếng. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại.

Vị trí thường gặp là ở mu bàn tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay.

hat_com_mun_coc_ban_tay

Hạt cơm thường gặp ở bàn tay (Ảnh minh họa)

Hạt cơm filiformes

Vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu (tự lây nhiễm bởi cạo râu) thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%). Hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài, kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.

Hạt cơm phẳng

Do HPV types 3, 10 gây ra.

Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Kobner) hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mu bàn tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân.

Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.

Đối tượng bị bệnh hạt cơm, mụn cóc

  • Nam giới, nữ giới, trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị hạt cơm, mụn cóc.
  • Tỷ lệ mắc ở trẻ em cao hơn người lớn vì trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát, lê la dưới đất…
  • Phụ nữ làm móng, cắt khóe móng chân, tay, cũng là nguyên nhân gây mụn cóc.

Bệnh hạt cơm, mụn cóc có lây nhiễm không

Các tổn thương này có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên một cơ thể hay sang các cá thể khác khi có sự tiếp xúc các dịch tiết của tổn thương. Điều này giải thích vì sao một người ban đầu chỉ bị hạt cơm ở chân, sau lại thấy một tổn thương ở trán, mũi, vành tai hay những người khác trong gia đình cũng bị tương tự.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian còn truyền lại nhiều phương pháp điều trị hạt cơm, mụn cóc rất hiệu quả và an toàn mà không cần can thiệp chuyên sâu. Những phương pháp sau đây chỉ sử dụng thủ công, các loại lá cây quen thuộc.

Dùng lá tía tô điều trị mụn cơm, hạt cóc

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhấ trong điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Lấy một chiếc khăn sạch dùng nước ấm lau chỗ có mụn, trà đi trà lại (tránh để trầy xước, chảy máu). Mục đích để khi đắp lá, dung dịch từ lá sẽ thẩm thấu vào hạt cơm, mụn cóc một cách nhanh nhất.
  • Rửa sạch lá tía tô (cả cuống lá) sau đó giã nát hoặc vò nát rồi đắp vào chỗ có mụn cóc.
  • Dùng vải quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp lá.
  • Thời gian đắp lá tốt nhất là buổi tối để tránh nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp.
  • Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian cũng sẽ biến mất.

la_tia_to_benhvn

Lá tía tô chữa bệnh hạt cơm, mụn cóc (Ảnh minh họa)

Dùng tỏi điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Lấy một nhánh tỏi tươi, cắt ra thành nhiều lát sau đó trà đi, trà lại lên chỗ mụn cóc sao cho nước tỏi ngấm lên mụn cóc càng nhiều càng nhanh khỏi.
  • Đắp trực tiếp nhánh tỏi lên chỗ có mụn nhưng không để lâu quá 10 phút vì tỏi có thể làm da bị dộp lên.
  • Hàng ngày đắp hoặc trà tỏi từ 1 đến 2 lần.
  • Tránh tiếp xúc với nước.

Dùng vỏ chuối điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Đắp vỏ chuối lên mụn cóc (mặt trong quả chuối).
  • Hoạt chất trong vỏ quả chuối có thể làm mụn cóc tiêu đi từ từ.
  • Đắp nhiều lần trong ngày.
  • Lưu ý tránh nước.

Dùng đu đủ xanh điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Cắt những vết cắt cạn trên vỏ một trái đu đủ xanh, sẽ thấy nhựa trắng chảy ra.
  • Pha một chút nước với chất nhựa từ vỏ đu đủ, sau đó bôi lên chỗ có mụn. Chất enzym có tác dụng tiêu hủy các tế bào chết.
  • Bôi hỗn hợp nước trên một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Lưu ý tránh nước.

Lô hội điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Dùng một miếng bông hay một miếng vải mềm nhỏ thấm lấy chất nhựa của cây lô hội bằng cách tách đôi lá lô hội.
  • Sau đó thấm lên nốt mụn cơm trong vòng khoảng 1 phút hoặc có thể dùng dây buộc miếng vải hoặc bông có nhựa cây lô hội lên nốt mụn mỗi ngày vài giờ.
  • Lưu ý tránh nước.

lo_hoi_dieu_tri_mun_coc

Cây lô hội chữa bệnh hạt cơm, mụn cóc (Ảnh minh họa)

Tinh chất trà xanh điều trị mụn cóc, hạt cơm

  • Bôi trực tiếp tinh chất dầu xanh lên chỗ bị mụn.
  • Ngày bôi 2 đến 3 lần. Hiệu quả nhất là bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Lưu ý tránh nước.

Kết quả từ thực tiễn điều trị mụn cóc, hạt cơm bằng mẹo trên

Anh Nguyễn Trường Sinh 32 tuổi ở Mai Động Hà Nội

Đầu năm 2012, bị mụn cóc ở bàn chân, thời gian đầu không biết nên anh dùng dao lam cắt. Không ngờ càng cắt mụn càng to gây khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt là chơi thể thao. Sau khi áp dụng phương pháp dân gian là dùng lá tía tô rửa sạch rồi giã nát đắp vào chỗ có mụn ở lòng bàn chân trong vòng nửa tháng thì các đầu mụn nhỏ se lại rồi biến mất, mụn to cũng bong dần. Sau 1,5 tháng khi tháo bỏ các lớp lá và rửa chân bằng nước ấm, anh dùng tay lay mụn, không ngờ rút được cả một chân dễ dài bên trong. Đến nay tại lòng bàn chân vết sẹo đã lành hẳn.

Chị Nguyễn Minh Hương, Đồng Nhân Hà Nội

Là nhân viên phòng tổ chức Hành chính, liên tục phải sử dụng máy vi tính và đi tiếp khách nên bị mụn cơm ở bàn tay là một điều “bất lợi” trong cả công việc lẫn khi giao tiếp. Nghe bạn bè mách chị đã mua một số loại thuốc để bôi nhưng không có kết quả. Sau hơn một năm do ngứa, gãi nhiều nên hạt cơm mọc ra nhiều hơn. Nhiều lúc tự ti chị có ý định xin chuyển đổi công việc khác.

Tình cờ có người anh họ ở Yên Bái hướng dẫn cách chữa bằng lá tía tô. Bán tín bán nghi chị vẫn làm theo.. Tối tối sau khi rửa sạch tay, chị dùng lá tía tô đã rửa sạch vò nát đắp lên các hạt cơm. Kỳ lạ thay, sau hơn một tháng các hạt cơm nhỏ dần rồi lặn hẳn.

Anh Lê Quang Hải 27 tuổi ở Hưng Yên

Là người làm ăn kinh doanh nên khi bị hạt cơm ở trên mặt (phần để râu) khiến anh rất ngứa ngáy, khó chịu. Lúc đầu tưởng con gì đốt, ngứa nên anh tự ý mua thuốc rồi bôi. Không ngờ chỗ ngứa càng gãi càng lan rộng. Tá hỏa đi khám thì phát hiện bị bệnh mụn cơm. Sau khi điều trị bằng một số thuốc bôi mụn cơm cũng khỏi, tuy nhiên sau vài tháng anh bị lại.

Được bạn bè mách cách chữa bằng lá tía tô vừa hiệu nghiệm, lại đỡ tốn tiền khám, chi phí thuốc men tại viện nên anh làm theo ngay. Để điều trị bằng phương pháp này, anh phải hy sinh bộ ria mép đẹp đẽ của mình. Buổi tối trước khi đi ngủ, anh dùng lá tía tô đã giã nát đắp nên chỗ có mụn. Sau 2 tuần các đầu mụn se lại và nhỏ dần. Sau một tháng mụn cơm biến mất.

Bài học lần thứ hai cho anh kinh nghiệm về cách giữ gìn vệ sinh tránh virus lây lan và phương pháp chữa mụn cơm bằng lá tía tô thật an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra nhiều người đã áp dụng chữa bệnh hạt cơm, mụn cóc bằng tỏi, vỏ chuối, tinh trà xanh, lô hội… cũng rất thành công.

Cách điều trị mụn cóc, hạt cơm bằng phương pháp hiện đại

Các phương pháp hiện đại cũng có thể điều trị mụn cóc, hạt cơm hiệu quả, dứt điểm, tuy nhiên, thường sẽ tốn nhiều công sức hơn.

Điều trị tại chỗ mụn cóc, hạt cơm

Loại bỏ tổn thương bằng các biện pháp sau

  • Dùng thuốc phá huỷ tổ chức bệnh: Axit salicylique 10-20%, podophylline 15-20% bôi 2 lần mỗi tuần, rửa sạch sau 6 giờ; dung dịch glutiradehyde 20%, axit trichloracetique bão hoà, thận trọng khi dùng phương pháp này ở mặt. Có thể dùng axit retinoique dạng crem hoặc nhũ tương trong 3- 6 tuần. Dùng dung dịch bléomycine 0,1% tiêm trong tổn thương điều trị các hạt cơm ở da. Hoặc có thể dùng retinoide tiêm trong tổn thương.
  • Dùng phương pháp vật lí: Làm lạnh phá huỷ tổ chức bệnh bằng Nitơ lỏng. Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là phá huỷ thương tổn bằng lazer CO2, đốt điện siêu cao tần hoặc plasma.

Điều trị toàn thân mụn cóc, hạt cơm

Liệu pháp miễn dịch tại chỗ hoặc toàn thân (lévamyzole). Dùng trong trường hợp kháng những điều trị trên, kết quả thay đổi, hoặc tiêm bắp interferon- anpha2.

Những phương pháp phòng bệnh mụn cóc, hạt cơm

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Không cạy, tẩy, bóc các tổn thương.
  • Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đầy đủ các chất khoáng và vitamin nâng cao đề kháng.
  • Điều trị càng sớm càng tốt.

Lời kết

Áp dụng biện pháp dân gian điều trị mụn cóc, hạt cơm cần thực hiện một cách kiên trì, đều đặn sẽ cho kết quả tốt. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp trên chỉ phù hợp với những hạt cơm, mụn cóc ở vị trí dễ xử lý và khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.

Những trường hợp hạt cơm, mụn cóc ở vị trí nhạy cảm, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng phương pháp này mà nên đến các bệnh viên chuyên khoa da liễu để điều trị một cách khoa học, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Bài viết Cách chữa hạt cơm, mụn cóc đơn giản mà hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-chua-hat-com-mun-coc-don-gian-ma-hieu-qua-4016/feed/ 5
Phương pháp điều trị triệt để mụn cóc hiện nay https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-triet-de-mun-coc-hien-nay-9174/ https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-triet-de-mun-coc-hien-nay-9174/#respond Tue, 19 Dec 2023 07:02:38 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-dieu-tri-triet-de-muc-coc-hien-nay-9174/ Mụn cóc hay dân gian còn gọi là hạt cơm là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virut HPV. HPV xâm nhập da qua những vết trầy xước bên ngoài.

Bài viết Phương pháp điều trị triệt để mụn cóc hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mụn cóc hay dân gian còn gọi là hạt cơm là những u nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi, gây ra bởi virut HPV. HPV xâm nhập da qua những vết trầy xước bên ngoài.

mụn cóc

Có hai dạng mụn cóc (hạt cơm) thường gặp: Dạng mụn cóc thông thường là những cục sẩn cứng nhô trên da, mặt sần sùi, hình tròn, kích thước từ 2 đến vài chục mm, màu xám.

Có thể gặp mụn cóc này ở bất cứ vùng nào trên da, thường gặp nhất là ở bàn tay do chung đụng nhiều. Dạng mụn cóc phẳng sờ kỹ mới phát hiện được. Loại mụn cóc này thường lây lan nhanh nên thường có vài chục đến hàng trăm cái mọc trên da, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt, cổ.

Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần được thực hiện nhiều lần, rất mất thời gian. Vì đây là bệnh do virus gây ra, trong quá trình bệnh có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, trường hợp này cũng ít xảy ra, chủ yếu là gặp ở trẻ em. Càng để lâu mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó nên điều trị càng sớm càng tốt.

Bạn nên đến khám tại chuyên khoa da liễu, nếu mụn cóc nhỏ dưới 0,5 cm có thể chấm axit hoặc nitơ lỏng, đốt điện. Nếu mụn cóc to có thể gây tê để cắt hoặc tiêm bleomycin tại chỗ hoặc tiêm interferon trong trường hợp mụn cóc khó điều trị. Có nhiều phương pháp gọi là “chữa mẹo” trong dân gian nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy hoàn toàn vì đã nhiều người áp dụng nhưng không thấy có kết quả.

Xem thêm: Cách chữa hạt cơm, mụn cóc đơn giản mà hiệu quả

Theo BS Vũ Lan Anh

Bài viết Phương pháp điều trị triệt để mụn cóc hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-dieu-tri-triet-de-mun-coc-hien-nay-9174/feed/ 0
5 phương pháp tự nhiên loại bỏ mụn cóc hiệu quả https://benh.vn/5-phuong-phap-tu-nhien-loai-bo-mun-coc-hieu-qua-43095/ https://benh.vn/5-phuong-phap-tu-nhien-loai-bo-mun-coc-hieu-qua-43095/#respond Mon, 08 Jul 2019 04:19:51 +0000 https://benh.vn/?p=43095 Mụn cóc tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó gây khó chịu và làm mất đi tính thẩm mỹ của làn da. Do đó việc loại bỏ mụn cóc là điều rất cần thiết.

Bài viết 5 phương pháp tự nhiên loại bỏ mụn cóc hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mụn cóc tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó gây khó chịu và làm mất đi tính thẩm mỹ của làn da. Do đó việc loại bỏ mụn cóc là điều rất cần thiết.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là những khối u nhỏ sần sùi, lành tính, thường xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, mụn cóc còn gây đau và tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu. Những khối u xấu xí này rất dễ lây lan, nó có thể mọc tràn lan trên da, riêng lẻ hoặc thành từng chùm trông rất xấu xí.

Nguyên nhân nào gây nên mụn cóc?

Mụn cóc rất phổ biến, theo thống kê, có hơn 40% dân số trên thế giới gặp phải vấn đề này. Virus HP và các siêu vi trùng khác là nguyên nhân gây nên mụn cóc.

Loại bỏ mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên, bạn đã thử chưa?

Các nghiên cứu cho biết, 70% mụn cóc sẽ tự biến mất trong 3 tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số mụn cóc rất cứng đầu và bạn phải “ra tay” để triệt tiêu chúng, một vài người phải nhờ đến bác sĩ da liễu.

5 mẹo dân gian sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ mụn cóc hiệu quả ngay tại nhà

Tỏi

Tỏi có chứa chất allicin nhờ đó có tính kháng khuẩn và kháng nấm từ đó giúp chống lại virus HP hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng nước của củ tỏi đã bị dập nát rồi thoa lên vùng da có mụn cóc. Giữ trong vòng 2 – 3 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để có được kết quả như ý.

Chuối

Lột vỏ quả chuối xanh, xát mặt trong của vỏ lên những nốt mụn cóc, sau đó không rửa nhựa chuối đi mà để nguyên như vậy, đến lần sau mới rửa rồi xát tiếp. Thực hiện ngày 2 lần đều đặn trong vài tuần, mụn sẽ bong ra.

Lá tía tô

Rửa sạch rồi giã nát một ít lá tía tô, đắp lên vùng da bị mụn cóc. Dùng vải quấn lại để cố định chỗ đắp lá. Nên đắp buổi tối để tránh dính nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp. Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất.

Giấm táo

Axit malic và lactic có trong giấm táo sẽ giúp làm mềm và “mài mòn” mụn cóc. Bạn cần kiên trì thoa giấm táo lên vùng da có mụn cóc 3 – 4 lần mỗi ngày.

Ngâm nước nóng

Ngâm mụn cóc trong nước nóng sẽ giúp làm mềm mụn cóc, chống lại các virus và ngăn ngừa nghiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm vào một chút dấm trắng hoặc muối tinh để giúp điều trị hiệu quả.

Quý độc giả có thể xem video để cập nhật các thông tin khác

Xem thêm: Cách chữa hạt cơm, mụn cóc đơn giản mà hiệu quả

.

Bài viết 5 phương pháp tự nhiên loại bỏ mụn cóc hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-phuong-phap-tu-nhien-loai-bo-mun-coc-hieu-qua-43095/feed/ 0
Các bệnh da do nguyên nhân virus – ai cũng từng mắc https://benh.vn/cac-benh-da-do-nguyen-nhan-virus-4772/ https://benh.vn/cac-benh-da-do-nguyen-nhan-virus-4772/#respond Sat, 28 Jul 2018 05:10:15 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-da-do-nguyen-nhan-virus-4772/ Bệnh hạt cơm là những tổ chức tăng sinh thường gặp và lành tính, lây và tự nhiễm do một virus xuyên lọc gây nên. Thường nổi thành nhiều cái, rải rác ở lưng bàn tay, các ngón tay dưới rãnh móng, ở lòng bàn chân.

Bài viết Các bệnh da do nguyên nhân virus – ai cũng từng mắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm da do virus là bệnh lý rất phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng mắc nhưng không để ý nguyên nhân gây bệnh là gì. Say đâu benh.vn sẽ điểm qua các loại bệnh viêm da, mụn rộp do virus thường gặp nhất và cách điều trị.

Bệnh Herpes (bệnh Ecpet – Mụn rộp)

Herpes (Ecpet) là một bệnh phát ban mụn nước, hay tái phát, thường xuất hiện ở vùng niêm mạc gây nên bởi virus Herpes simplex virus (HSV).

Bệnh Herpes rất hay thường gặp và có thể nổi ở bất cứ vùng da và niêm mạc nào. Tuy nhiên, hay gặp nhất là Herpes quanh môi, lỗ mũi má, vùng sinh dục, mông. Vùng mụn rộp sinh dục chủ yếu do HSV 2 gây ra, còn mụn rộng quanh miệng do HSV 1.

choc-mep-do-virus

Biểu hiện mắc bệnh Herpes

Trước khi nổi tổn thương thường có cảm giác khó chịu ngứa rát tại chỗ. Bắt đầu bằng một vết đỏ nề, sau đó nhanh chóng xuất hiện các mụn nước thành cụm như “bó hoa” từ 3-10 cái tròn hoặc hình cầu, đều nhau, nhỏ 2-4 ly đường kính, ở giữa mụn nước có vết lõm. Dịch ban đầu trong sau thành đục. Các mụn nước liên kết thành nước có viền đa cung rất điển hình. Có những vết Herpes khổng lồ phỏng nước to như trong bệnh Duhring. Sau vài ngày, mụn nước vỡ, khô tại chỗ đóng vẩy tiết vàng hoặc hơi nâu gắn chặt, khi trong để lại một vết đỏ, sau đó trở lại bình thường không thành sẹo. Từ khi bắt đầu đến khi lặn, tất cả khoảng 8-15 ngày thôi.

Thường chỉ có một đám. Nhưng cũng có khi nhiều đám rải rác ở mặt, vùng sinh dục. Bệnh nổi từng đợt có khi thành chu kỳ. Thường là không sốt, không đau, nhưng một số trường hợp có thể kèm sốt và triệu chứng toàn thân nhất là Herpeshọng hầu, những triệu chứng toàn thân có khi là do bệnh nhiễm khuẩn (cầu khuẩn phổi, màng não, xoắn khuẩn) đã khởi động Herpes.

Herpes là bệnh lành tính nhưng khó chịu vì tính cách hay tái phát theo chu kỳ, có khi theo chu kỳ kinh.

Có thể lây nhau qua giao hợp, vì vậy được xếp vào nhóm bệnh lây qua đường tình dục (LQĐTD).

Herpes tái phát gặp ở một số bệnh nhân có yếu tố tâm thần, chấn thương, rối loạn tiêu hóa.

Trong hội chứng AIDS, Herpes có bệnh cảnh lâm sàng trầm trọng: loét trợt rộng vùng hậu môn, sinh dục, niêm mạc miệng, có thể tổn thương não, màng não, 40% gây tử vong.

Nguyên nhân bệnh Herpes

Bệnh Herpes gây ra bởi Herpes simplex virus (HSV). Có 2 týp:

  • Tổn thương ở vùng miệng môi thông thường do virus týp 1 (HSV-1)
  • Ở vùng sinh dục thì do týp 2 (HSV-2) gây nên.

Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt bệnh Herpes

Cần dựa vào lâm sàng hoặc có thể nuôi cấy virus. Những tổn thương mụn nước ở vùng môi miệng và sinh dục hay tái phát thường gợi ý đến chẩn đoán do HSV. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp tái phát và nhiều trường hợp nhiễm trùng ở giai đoạn đầu của niêm mạc miệng, cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh áp tơ, Pemphigus vulgaris. Ở vùng sinh dục, cần phân biệt với bệnh giang mai, hạ cam mềm…

Điều trị bệnh Herpes

Điều quan trọng cần cho bệnh nhân biết là khi đang có tổn thương thì lây nhiễm rất cao.

  • Tại chỗ: Xoa bột trơ, chấm cồn iod; thuốc màu. Đối với các đám tái phát: chấm dung dịch cồn tannin 10%, X. quang trị liệu. Không nên dùng corticoid tại chỗ cũng như toàn thân. Mỡ acyclovir bôi 4 lần/ngày trong vòng 10 ngày
  • Toàn thân: acyclovir 200mg uống 5 lần/ngày; kết hợp với kháng sinh nếu có bội nhiễm. Trẻ em thì acyclovir 15-30 mg/kg/ngày.

Vì acyclovir đào thải qua thận nên ở những người suy thận phải điều chỉnh liều cho phù hợp.

Bệnh Zona (Giời leo)

Bệnh Zona gây nên do một loại virus hướng thần kinh và hướng da (varicella-zoster virus). Loại virus này đã được các nhà khoa học phân lập trên nuôi cấy tế bào và có đặc điểm gần giống virus thủy đậu. Mặc dù về mặt sinh vật rất khác với virus Herpes, nhưng virus zona lại gây tổn thương rất giống Herpes, chỉ khác là vị trí bị Zona ở một bên và theo đường dây thần kinh rõ rệt.

benh-zona-la-benh-ngoai-da-do-virus-gay-ra

Triệu chứng bệnh Zona

Trước khi nổi tổn thương, thường có cảm giác báo hiệu: rát, dấm dứt, đau ở vùng sẽ nổi tổn thương, kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều.

Tổn thương bắt đầu bằng các màng đỏ, hơi gò cao hơn mặt da thường hình bầu dục, lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt. Sau vài giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn trong sau đục, một số mụn nước liên kết lại thành phỏng nước: sau 4-5 ngày, mụn nước xẹp, khô để lại những vảy tiết nhỏ màu vàng sẫm. Mảng đỏ ở dưới nhạt xẹp dần, thành màu sẫm. Những mụn phỏng nước khi vỡ để lộ các điểm loét khá sâu, lâu lành, để lại sẹo trắng có viền sẫm màu, không bao giờ mất. Có trường hợp có xuất huyết dưới da xung quanh các mụn nước: zona xuất huyết người suy kiệt, nhiễm độc, người già, các điểm loét trợt thành mảng mục.

Trước hoặc cùng với tổn thương da, thường nổi hạch sớm, đau ở vùng tương ứng. Hạch là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán. Rối loạn cảm giác rất thường gặp. Biểu hiện thành: đau dây thần kinh từng cơn lan tỏa, hoặc thành “điểm đau nhói” dai dẳng, cảm giác rát, nóng, khu trú ở vùng đau. Ở người già, đau thường dữ dội và khá dai dẳng. Tại vùng tổn thương, cảm giác da có thể biến đổi: xen kẽ mất cảm giác và tăng cảm.

Dấu hiệu toàn thân có thể là: sốt, đau mình, kém ăn, lưỡi bự, rối loạn tiêu hóa, liệt ruột, biểu hiện phổi, tim, thận.

Thể bệnh tùy theo vị trí: vị trí tổn thương là yếu tố tốt nhất để chẩn đoán, thường là ½ người dừng đột ngột ở đường giữa, dọc theo những phân bố thần kinh (cá biệt mới có những mụn nước lạc long).

  • Zona mắt gây tổn thương ở trán, mi trên góc trong mắt, đặc biệt nghiêm trọng có thể gây biến chứng mặt từ viêm màng tiếp hợp gây chảy nước mắt đến viêm giác mạc, viêm mống mắt, dẫn đến loét giác mạc rối loạn đồng tử, teo gai… Zona này rất đau có thể để lại đau quanh hốc mắt dai dẳng.
  • Zona hạch gối có tổn thương ở vành tai, kèm theo rối loạn cảm giác 2/3 trước lưỡi, rối loạn nghe, đôi khi liệt mặt một bên.
  • Zona đầu, tổn thương nhiều dây thần kinh sọ não, hạch não tủy, có khi tổn thương cả não.

Tiến triển: thường lành tính, ngắn hạn, khỏi sau 2-4 tuần, nhưng có khi nặng (zona mắt, zona đầu, zona hoại thư). Có khi kéo dài nhiều đợt liên tiếp, và nhất là gây đau dai dẳng ở người già.

Khác với Herpes, zona thường gây miễn dịch (cá biệt mới gặp tái phát).

Nguyên nhân bệnh Zona

Do một loại virus hướng thần kinh và hướng da (varicella-zoster virus).

Chẩn đoán bệnh Zona

Cần chẩn đoán phân biệt với ecpet (không có vị trí một bên, ít khi có hạch, ít đau, dễ tái phát); viêm da tiếp xúc dị ứng; bệnh pemphigoid bọng nước, bệnh pemphigus… Trong những trường hợp này cần phải làm sinh thiết da và phản ứng miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán.

Đối với zona rải rác toàn thân (rất hiếm) cần phân biệt với thủy đậu.

Điều trị bệnh Zona

Tuyệt đối không bôi mỡ cocticoid lên tổn thương zona.

  • Đối với zona không đau chỉ cần thuốc tại chỗ (bột trơ, hồ nước).
  • Đối với zona mắt, nhỏ thuốc sát trùng mắt, băng kín mắt.
  • Đối với zona đau: các thuốc giảm đau.

Thuốc điều trị: Acyclovir 800mg/viên uống 5 lần mỗi ngày trong 7-10 ngày. Kết hợp:

  • Lyrica 75mg/viên, uống 150-300mg mỗi ngày.
  • Histamin.
  • Kháng sinh.
  • Chiếu UV, laser He – Ne…

Bệnh hạt cơm (Verrues)

Gọi là bệnh hạt cơm vì bệnh gây ra tình trạng sần sùi trên da tương tự như hạt cơm. Không phải ai cũng biết bệnh này thực chất do virus gây ra.

Triệu chứng bệnh hạt cơm

Là những tổ chức tăng sinh thường gặp và lành tính, lây và tự nhiễm do một virus xuyên lọc gây nên. Thường nổi thành nhiều cái, rải rác ở lưng bàn tay, các ngón tay dưới rãnh móng, ở lòng bàn chân.

Ở bàn tay và các ngón: hạt cơm thành u tròn gờ cao hơn mặt da xám hoặc vàng đục, khô cứng dày sừng. Trên mặt có gai, ráp, mấp mô, xung quanh không có quầng viêm (khác với lao da xùi lúc ban đầu). Hạt cơm không đau, trừ khi ở quanh các móng. Nhiều hạt cơm có thể cụm thành đám, có khi nổi thành dãy (lây nhiễm do gãi). Hạt cơm dưới móng đội móng lên, gây đau nhất là khi chạm phải.

Hạt cơm lòng bàn chân: đi lại và ấn vào rất đau..

Mầm bệnh: Hạt cơm: sùi mào gà do một loại virus gây nên (virus tăng gai ở người HPV) virus này hay phát triển trên một số thể địa đặc biệt.

Điều trị bệnh hạt cơm

Dùng các phương pháp hủy hoại tổ chức sùi như: chấm acid trichloracetic 33%, áp tuyết carbon, đốt điện, đắp tinh thể thuốc tím, chấm azốt lỏng, podophylin 3%.

Thuốc chung: tiêm máu tự thân, vitamin, interferon (dùng cho các hạt cơm bầy, rải rác).

Điểm đặc biệt trong điều trị hạt cơm là có thể dùng tâm lý liệu pháp mặc dù bệnh do virus.

benh-hat-com-la-benh-da-do-virus-gay-ra

Hình ảnh minh họa

Bệnh sùi mào gà vùng sinh dục – hậu môn

Bệnh Sùi mào gà là những u biểu mô lành tính do virus còn gọi là “u sùi hoa liễu” (condylome acuminé) lây và tự nhiễm, dễ tái phát.

Triệu chứng lâm sàng bệnh sùi mào gà

Thường gặp ở cả nam và nữ tuổi 20 – 45, nhưng có thể gặp cả ở trẻ sơ sinh mà mẹ cũng bị sùi mào gà (hoa liễu).

Vị trí phát sinh bệnh sùi mào gà

  • Hay phát triển ở da, niêm mạc vùng sinh dục và hậu môn.
  • Ở nam: rãnh quy đầu, bao hành, miệng sáo. Đôi khi lan lên mu, nếp bẹn, thân quy đầu.
  • Ở nữ: môi nhỏ, phần trước của âm đạo, vùng sinh môi.
  • Ở cả 2 giới: có thể gặp ở quanh hậu môn, có khi lan cả vào trong hậu môn.
  • Cần khám kỹ tất cả những vị trí đó, để điều trị ngay, cả những u rất nhỏ nguồn gốc tái phát.

Hình thái sùi mào gà

Ban đầu chỉ là những u nhỏ, trắng nhạt, hồng hoặc màu da thường mặt không đều có răng cưa, hình sợi chỉ hoặc có chân, dần dần u to và nhiều lên thành những đám gồ ghề như bắp cải hoa, có chân, bề mặt nham nhở thành rãnh. Thượng bì không bị loét, nhưng luôn lép nhép rỉ nước, tổn thương mềm, nền không cộm, không đau.

Bài viết Các bệnh da do nguyên nhân virus – ai cũng từng mắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-da-do-nguyen-nhan-virus-4772/feed/ 0