Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 18 Jun 2023 10:49:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Mẹo hay trị nghẹt mũi https://benh.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/ https://benh.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/#respond Sun, 18 Jun 2023 05:00:32 +0000 http://benh2.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/ Tình trạng nghẹt thường xảy ra ở mũi hoặc đường hô hấp, đặc biệt vào mùa lạnh. Các tác nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm cảm lạnh, cúm, dị ứng, nhiễm trùng và thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, đau họng và chảy nước mũi. 

Bài viết Mẹo hay trị nghẹt mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tình trạng nghẹt thường xảy ra ở mũi hoặc đường hô hấp, đặc biệt vào mùa lạnh. Các tác nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm cảm lạnh, cúm, dị ứng, nhiễm trùng và thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, đau họng và chảy nước mũi. 

cách trị nghẹt mũi

Chứng nghẹt mũi có thể được trị khỏi bằng các loại tân dược, tuy nhiên bạn cũng có thể áp dụng các liệu pháp tự nhiên để chữa trị ngay tại nhà.

Dưới đây là những bài thuốc được các nhà khoa học đánh giá là hiệu nghiệm trong việc trị nghẹt mũi.

Uống nước

Bạn nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày hoặc tiêu thụ các loại thức uống lỏng như nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để trị chứng nghẹt mũi.

Xông mũi

Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể hít hương dầu khuynh diệp hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Cà chua

Để tăng hiệu quả chữa nghẹt mũi, bạn hãy hòa lẫn một tách nước ép cà chua với một ít nước chanh vắt và một ít mật ong rồi uống.

Gừng tươi

Để trị chứng nghẹt mũi bạn hãy chuẩn bị một ly trà và bỏ vào đó vài lát gừng tươi rồi uống từ 2-3 lần mỗi ngày.

Mật ong

Theo giới chuyên môn, uống mật ong là một trong những cách hiệu quả nhất để trị chứng nghẹt mũi. Để thực hiện, bạn hãy hòa lẫn 2 muỗng trà mật ong trong một ly nước hoặc sữa ấm rồi uống. Hoặc bạn cũng có thể uống 2 muỗng trà mật ong trước khi đi ngủ để trị chứng nghẹt mũi.

Lá húng quế

Bài thuốc đơn giản nhất để trị chứng nghẹt mũi là hãy nhai từ 2-4 lá húng quế, bạn cũng có thể uống trà húng quế cũng mang lại lợi ích tương tự.

Tỏi

Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu tỏi vào mũi để giúp tẩy sạch các chất nhầy trong mũi nhằm trị chứng nghẹt mũi.

Bài viết Mẹo hay trị nghẹt mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-hay-tri-nghet-mui-3701/feed/ 0
Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm https://benh.vn/me-can-lam-gi-khi-tre-so-sinh-bi-ngat-mui-ve-dem-10120/ https://benh.vn/me-can-lam-gi-khi-tre-so-sinh-bi-ngat-mui-ve-dem-10120/#respond Mon, 17 Jun 2019 07:29:13 +0000 http://benh2.vn/me-can-lam-gi-khi-tre-so-sinh-bi-ngat-mui-ve-dem-10120/ Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường khó thở, khó chịu, quấy khóc nhiều, các mẹ cần phải thật cẩn thận vì điều này sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi vào ban đêm. Vậy mẹ cần làm gì để giúp bé dễ thở hơn?

Bài viết Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường khó thở, khó chịu, quấy khóc nhiều, các mẹ cần phải thật cẩn thận vì điều này sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi vào ban đêm. Vậy mẹ cần làm gì để giúp bé dễ thở hơn?

Xác định nguyên nhân

Mũi của trẻ sơ sinh nhỏ và đang phát triển nên chỉ một tác động nhỏ cũng khiến bé bị ngạt mũi về đêm. Hầu hết, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm là:

– Bệnh cảm cúm hoặc các loại bệnh do vi rút cũng rất dễ làm bé ho và ngạt mũi.

– Viêm xoang mũi ở trẻ sơ sinh cũng là nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi cho trẻ sơ sinh.

– Trẻ mọc răng sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh miệng, mũi, khiến bé khó thở hơn.

– Chất dịch khô gây tắc mũi, ngạt mũi.

– Trẻ bị dị ứng thức ăn.

trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm

Ngạt mũi về đêm thường gây nguy hiểm cho con nếu mẹ không chú ý và có cách xử lý kịp thời. (Ảnh minh họa)

– Bụi cũng là nguyên nhân gây dị ứng, dẫn đến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm.

– Trẻ bị nhiễm trùng tai hoặc đường hô hấp.

– Khói thuốc lá sẽ tác động cực xấu đến sự hô hấp của trẻ sơ sinh.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm

– Đặt máy làm ẩm trong phòng ngủ của bé. Việc đặt một máy làm ẩm hoặc bình xông hơi trong phòng của trẻ có thể làm tăng độ ẩm cho không khí, giúp thở dễ dàng qua các đường dẫn mũi khô và tắc nghẽn.

– Massage ngực cho bé bằng tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu quế sẽ có tác động hỗ trợ trẻ hô hấp tốt hơn.

– Đặt bé nằm ngủ với tư thế đầu cao hơn thân sẽ giúp bé dễ thở hơn. Mẹ có thể kê gối cao hơn hoặc đặt bé nằm trên cũi hơi nghiêng phần đầu.

– Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm cần được bú sữa mẹ ấm nóng để giảm tình trạng bệnh lý.

Theo bác sĩ Vũ Minh khi trẻ bị ngạt mũi, cha mẹ cần vệ sinh làm thông thoáng mũi; làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ.

Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ, tuy nhiên cần lưu ý làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và vệ sinh thật sạch trước và sau khi sử dụng.

Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.

Bài viết Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/me-can-lam-gi-khi-tre-so-sinh-bi-ngat-mui-ve-dem-10120/feed/ 0
Mẹo giúp ngủ ngon khi bị ngạt mũi https://benh.vn/meo-giup-ngu-ngon-khi-bi-ngat-mui-59656/ https://benh.vn/meo-giup-ngu-ngon-khi-bi-ngat-mui-59656/#respond Sat, 30 Mar 2019 14:05:26 +0000 https://benh.vn/?p=59656 Ngạt mũi, khó thở gây ra rất nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến bạn ngủ không ngon giấc. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Bài viết Mẹo giúp ngủ ngon khi bị ngạt mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngạt mũi, khó thở gây ra rất nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến bạn ngủ không ngon giấc. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Tắm nước nóng

Tắm nước nóng rất hiệu quả trong việc trị ngạt mũi. Hơi nước nóng giúp làm thông thoáng mũi đồng thời tiêu diệt những virus gây sổ mũi. Tắm nước nóng cũng làm thư giãn cơ bắp, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.

Kê cao đầu khi ngủ

Kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn. Điều này đặc biệt hữu ích với trẻ nhỏ. Tuy nhiên cũng không nên kê quá cao vì có thể gây đau mỏi vai gáy

Uống trà gừng nóng

trà gừng

Trà gừng giúp thông mũi cực hiệu quả. Trà gừng còn giúp giảm đau cơ và tạo cảm giác thoải mái. Ngoài trà gừng bạn có thể sử dụng trà hoa cúc.

Làm ẩm không khí

Không khí khô có xu hướng làm nặng hơn tình trạng đau mũi. Điều này còn làm niêm mạc mũi tăng tiết chất nhầy để giữ ẩm cho mũi. Chất nhầy này chính là thủ phạm gây tắc mũi. Để khắc phục tình trạng không khí khô, bạn có thể đặt một máy phun sương tạo ẩm hoặc một chậu nước trong phòng ngủ.

Thường xuyên thay ga giường

Thường xuyên thay ga giường, chăn chiếu, gối… sẽ hạn chế bụi trong phòng ngủ. Bụi là nguyên nhân có thể khiến mũi của bạn đau hơn, từ đó gây hắt xì, ngạt mũi.

Thư giãn trước khi ngủ

thiền

Giữ tâm trạng thoải mái trước khi ngủ. Đọc sách hoặc nghe nhạc sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra có thể thiền hoặc tập hít thở để ngủ ngon hơn.

Benh.vn

Bài viết Mẹo giúp ngủ ngon khi bị ngạt mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/meo-giup-ngu-ngon-khi-bi-ngat-mui-59656/feed/ 0
Nghẹt mũi liên quan thế nào đến bệnh nhiễm trùng khoang mũi https://benh.vn/nghet-mui-lien-quan-the-nao-den-benh-nhiem-trung-khoang-mui-6197/ https://benh.vn/nghet-mui-lien-quan-the-nao-den-benh-nhiem-trung-khoang-mui-6197/#respond Sat, 30 Jun 2018 05:41:25 +0000 http://benh2.vn/nghet-mui-lien-quan-the-nao-den-benh-nhiem-trung-khoang-mui-6197/ Đôi khi nước mũi bạn trở nên rất đặc, dính như chất keo, có mầu xanh hay vàng, chảy ra nhiều làm bạn thấy khó chịu, khó thở, nghẹt mũi. Hoặc đôi lúc khi nằm, những mũi dãi này rơi vào cổ họng làm bạn bị ho sặc. Đó là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng khoang mũi.

Bài viết Nghẹt mũi liên quan thế nào đến bệnh nhiễm trùng khoang mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đôi khi nước mũi bạn trở nên rất đặc, dính như chất keo, có mầu xanh hay vàng, chảy ra nhiều làm bạn thấy khó chịu, khó thở, nghẹt mũi. Hoặc đôi lúc khi nằm, những mũi dãi này rơi vào cổ họng làm bạn bị ho sặc. Đó là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng khoang mũi.

Đặc điểm và nguyên nhân gây nhiễm trùng khoang mũi

Đặc điểm khoang mũi

Khoang mũi là các buồng trống trong sọ, thường nằm hai bên mũi và quanh mắt. Không khí khi vào lỗ mũi sẽ phải đi qua các buồng trống này trước khi đến phổi. Nhiệm vụ của các buồng này là làm cho không khí trở nên ấm áp khi vào đến phổi.

Nguyên nhân nhiễm trùng khoang mũi

Nếu vì một lý do nào đó mà đường hô hấp qua các khoang mũi bị nghẽn lại (do các tế bào hình lông trong đó bị đờm dính keo lại, do bệnh cảm hay cúm, do dị ứng làm phía trong mũi bị sưng, nhỏ lại, làm nghẽn đường ra vào của không khí…), bạn bị nghẹt mũi, các vi khuẩn có dịp sinh sôi nẩy nở… và gây nhiễm trùng khoang mũi.

Nếu bạn thường xuyên bị nghẹt mũi, các tế bào trong đường hô hấp này có thể biến dạng và dẫn đến bệnh nghẹt mũi kinh niên.

Phương pháp giúp thông mũi

Hãy giữ ẩm không khí vào mũi

Đôi khi không khí quá khô làm nước mũi khô lại, trở thành một dạng keo đặc. Lớp keo này làm các tế bào hình sợi trong khoang mũi dính lại với nhau, tạo nên nhiều biến chứng khó chịu trong mũi.

Phương pháp:

Để tránh đờm và nước mũi bị đặc lại, bạn nên xông mũi bằng nước nóng mỗi ngày một hai lần.

– Có thể đứng hít thở không khí trong phòng tắm lúc hơi nước nóng bốc lên làm mờ kính.

– Hoặc khum mặt xuống gần một chậu nước nóng đang bốc hơi với một chiếc khăn lớn chùm cả đầu và chậu nước.

Hít thở không khí ẩm trong đó. Làm như vậy có thể giải tỏa cơn nghẹt mũi trong một vài phút.

Đắp nước nóng

Bạn có thể làm thông mũi bằng cách đắp một khăn thấm nước thật ấm che ngang hai mắt xuống đến gò má. Hơi nóng và ẩm này làm máu lưu thông dễ dàng hơn cũng như làm khoang mũi ấm hơn.

Xông hơi nóng

Nếu bạn không sợ nước, phương pháp tốt nhất là kết hợp cả hai việc đắp nước nóng và xông hơi nóng. Trong lúc tắm, hãy để hoa sen nước thật ấm xịt vào phần mặt chỗ giữa hai mắt.

Nếu sợ nước chảy vào mũi, bạn có thể há miệng ra và hít thở bằng cả miệng lẫn mũi. Đứng như vậy chừng vài phút, mũi sẽ thông suốt. Nên làm mỗi ngày trong khi tắm.

Rửa mũi bằng nước muối

Rửa mũi bằng nước muối pha nửa thìa cà phê muối ăn vào 1/4 lít nước. Bạn có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, cho nước muối vào đó, ngửa mặt lên nhỏ vào mũi. Nhớ hít nhẹ vào để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.

Nước muối với nồng độ này hoàn toàn không làm cho bạn khó chịu. Nếu nhà có bột nổi (baking soda), hãy trộn thêm một chút xíu (khoảng bằng đầu đũa), sẽ có tác dụng hơn (Theo phương pháp của bác sĩ Bruce, giáo sư đại học tại Denver).

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể làm nước mũi loãng ra.

Uống trà

Bạn có thể uống các loại trà tiêu đờm có bán trong hiệu thuốc Bắc để tăng thêm hiệu quả.

Dùng thuốc uống hoặc thuốc xịt

Các loại thuốc bán tự do dưới các tên

+ Nasal decongestant (thuốc trị nghẹt mũi),

+ Antihistamine (thuốc trị dị ứng – thường có công dụng làm mũi ngưng chảy nước ra).

Lưu ý:

Nếu bạn bị nghẹt mũi, không nên dùng antihistamine vì thuốc này càng làm mũi khô hơn. Ngoài ra, thuốc antihistamine có thể gây triệu chứng buồn ngủ, bần thần. Không nên uống lúc lái xe hoặc điều khiển máy móc nguy hiểm.

Thuốc decongestant loại xịt hay nhỏ vào mũi chỉ có thể dùng tối đa 3 ngày, dùng lâu hơn có thể gây biến chứng và thường làm mũi bị bịt kín lại. Loại thuốc viên decongestant có thể dùng tối đa 7 ngày. Nên xem kỹ chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

Với chất kẽm (zinc), có thể dùng bao nhiêu lâu cũng được với liều 50 mg/ngày. Chỉ cần một viên 50 mg/ngày là có thể làm thông mũi. Việc uống đều đặn có thể làm hết chứng nghẹt mũi kinh niên. Có 3 loại là Zinc-Oxide, Zinc-Sulfate, và Zinc-Gluconate. Chỉ nên mua loại Zinc-Gluconate hoặc các loại có đề chữ “Chetated”. Các loại khác thường làm cơ thể bị thiếu chất sắt và các kim loại cần thiết khác.

Lời kết

Nếu đã thử tất cả những cách trên nhiều lần mà vẫn không chữa được chứng nghẹt mũi kinh niên, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa về tai, mũi, họng. Bác sĩ này có thể chụp X-quang mũi bạn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn, dị ứng, dị dạng, các khối u…).

Benh.vn

Bài viết Nghẹt mũi liên quan thế nào đến bệnh nhiễm trùng khoang mũi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghet-mui-lien-quan-the-nao-den-benh-nhiem-trung-khoang-mui-6197/feed/ 0
Chữa ngạt mũi cho bé 2 tháng tuổi https://benh.vn/chua-ngat-mui-cho-be-2-thang-tuoi-2894/ https://benh.vn/chua-ngat-mui-cho-be-2-thang-tuoi-2894/#respond Wed, 04 Mar 2015 04:23:02 +0000 http://benh2.vn/chua-ngat-mui-cho-be-2-thang-tuoi-2894/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc về cách chữa ngạt mũi cho bé 2 tháng tuổi

Bài viết Chữa ngạt mũi cho bé 2 tháng tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc về cách chữa ngạt mũi cho bé 2 tháng tuổi

Trả lời:

Thời tiết thay đổi hay sự thay đổi của nhiệt độ giữa phòng điều hòa với không khí bên ngoài có thể làm bé ngạt mũi. Bạn nên lưu ý nếu bé nằm trong phòng điều hòa thì phải có máy tạo ẩm để không khí không bị khô và chú ý nhiệt độ vừa phải để bé không bị lạnh. Nước muối sinh lý Natri Cloride 0,9% là thuốc an toàn nhất cho bé nhà bạn lúc này.

Nhưng nếu bé ngạt mũi quá mà bỏ ăn thì bạn có hòa hai ba giọt sunfarin và nước muối sinh lý để nhỏ cho bé. Bạn có thể điều chỉnh thêm một hai giọt để pha vào nước muối sinh lý Natri Cloride 0,9% nhưng phải lưu ý không pha quá 6 giọt vì sẽ làm bé của bạn co mạch dẫn đến chảy máu mũi. Cháu vẫn còn rất bé nên đây là giải pháp tình thế, bạn nên thận trọng khi dùng.

Bs. Nguyễn Thị Yên Thao – Chuyên khoa Tai mũi họng

Bài viết Chữa ngạt mũi cho bé 2 tháng tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chua-ngat-mui-cho-be-2-thang-tuoi-2894/feed/ 0