Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 06 Apr 2021 10:17:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Giải pháp điều trị mới từ Probiotics cho trẻ bị viêm da cơ địa https://benh.vn/giai-phap-dieu-tri-moi-cho-tre-bi-viem-da-co-dia-dua-tren-nghien-cuu-lam-sang-55680/ https://benh.vn/giai-phap-dieu-tri-moi-cho-tre-bi-viem-da-co-dia-dua-tren-nghien-cuu-lam-sang-55680/#respond Wed, 31 Mar 2021 01:21:49 +0000 https://benh.vn/?p=55680 Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Copenhagen, Đan Mạch, liệu pháp tiếp cận từ hệ vi sinh vật đường tiêu hóa đã cho thấy khả năng làm giảm tình trạng bệnh viêm da cơ địa trên trẻ. Đây là một hướng nghiên cứu đang được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây.

Bài viết Giải pháp điều trị mới từ Probiotics cho trẻ bị viêm da cơ địa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Copenhagen, Đan Mạch, liệu pháp tiếp cận từ hệ vi sinh vật đường tiêu hóa đã cho thấy khả năng làm giảm tình trạng bệnh viêm da cơ địa trên trẻ. Đây là một hướng nghiên cứu đang được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây.

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa (hay eczema) là một bệnh ngứa không rõ nguyên nhân và luôn xuất hiện sớm ở trẻ. Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ cũng rất khó khăn vì không xác định được cách điều trị tận gốc.

Để điều trị viêm da cơ địa, việc sử dụng các corticosteroid ngoài da có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, nhất là ở trẻ em mắc eczema mức nhẹ và trung bình. Tuy nhiên tỉ lệ tái phát cao. Hơn nữa, việc sử dụng corticosteroid trên diện rộng và kéo dài có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ toàn thân và gây teo da.

tre_bi_viem_da_co_dia

Ảnh minh họa: Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở trẻ từ rất sớm

Sử dụng probiotics để điều trị viêm da cơ địa

Chế phẩm probiotics bản chất là các vi sinh vật sống có ích trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị một tình trạng bệnh cụ thể. Chúng được đưa vào cơ thể theo đường tiêu hóa.

Trước đó, đã có vài nghiên cứu chỉ ra vai trò của liệu pháp vi khuẩn tiêu hóa probiotics trong việc ngăn ngừa viêm da cơ địa.

Để phát triển hướng điều trị này, các nhà khoa học tại Copenhagen đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng và đánh giá khả năng chống viêm của chế phẩm probiotics chứa 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus 19070-2 và Lactobacillus reuteri DSM 122460, trên trẻ em bị viêm da cơ địa mức nhẹ và trung bình.

Ngoài việc đánh giá lâm sàng về mức độ và phạm vi bị eczema, các nhà khoa học cũng đo nồng độ protein cationic từ bạch cầu ưa acid trong huyết thanh và mức độ sản xuất các cytokin của các dòng tế bào máu ngoại vi.

Nội dung nghiên cứu

Các nhà khoa học tại Copenhagen, Đan Mạch đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng chéo, đối chứng giả dược và mù đôi trong vòng 6 tuần trên các trẻ từ 1-13 tuổi bị viêm da cơ địa.

Trong đó, 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus được sử dụng dưới dạng bột đông khô. Sau mỗi đợt sử dụng trên bệnh nhân, các tác giả ghi lại phản hồi của cha mẹ về hiệu quả của chế phẩm trên trẻ (VD: tốt hơn, không khác biệt, hay tệ hơn).

Mức độ nặng của triệu chứng lâm sàng eczema được đánh giá bằng thang đánh giá viêm da cơ địa (SCORAD). Để đánh giá mức độ viêm của bệnh nhân, nhóm tác giả tiến hành đo thêm nồng độ protein cationic từ bạch cầu ưa acid trong huyết thanh và mức độ sản xuất các cytokin của các tế bào máu ngoại vi.

Sau 6 tuần nghiên cứu, các nhà khoa học thu được nhiều kết quả tích cực

Sau một đợt điều trị bằng chế phẩm probiotics, 56% bệnh nhân có cải thiện về tình trạng eczema, trong khi chỉ có 15% bệnh nhân sử dụng giả dược tin rằng mình có cải thiện (P= 0,001). Tuy nhiên, tổng số điểm tính theo thang SCORAD lại không thay đổi có ý nghĩa thống kê.

Mức độ eczema trong giai đoạn điều trị tích cực chỉ giảm từ trung bình 18.2% xuống 13.7% (P=0,02).

Đặc biệt, mức độ đáp ứng điều trị với chế phẩm probiotics cao hơn và điểm SCORAD giảm đáng kể hơn ở nhóm bệnh nhân có dị ứng (có ít nhất một đáp ứng dương tính trong xét nghiệm chích da và có nồng độ IgE tăng).

Trong giai đoạn điều trị tích cực, nồng độ protein cationic từ bạch cầu ưa acid trong huyết thanh của các bệnh nhân giảm (P=0,03). Không ghi nhận được thay đổi đáng kể về mức độ sản xuất các cytokin như IL-2, IL-4, IL-10 hay IFN- γ.

dieu_tri_viem_da_co_dia_bang_probiotics

Tóm lại, nhóm tác giả kết luận, việc sử dụng các chủng lợi khuẩn Lactobacillus trên trẻ em bị viêm da cơ địa có liên quan tới việc cải thiện mức độ lâm sàng của eczema. Tác dụng này rõ rệt hơn trên những bệnh nhân dương tính với xét nghiệm chích da và có nồng độ IgE tăng.

Các nghiên cứu tiếp theo hiện đang được tiến hành để đánh giá thêm tác động của việc sử dụng lợi khuẩn kéo dài, cũng như lựa chọn nhiều chủng lợi khuẩn khác để tăng cường hiệu quả điều trị.

Từ những nghiên cứu này, chế phẩm probiotics – những lợi khuẩn có ảnh hưởng tích cực trên hệ vi sinh vật đường tiêu hóa – có thể sẽ là chìa khóa mới để điều trị căn bệnh viêm da cơ địa cho trẻ em và cả người lớn trong thời gian tới.

Bài viết Giải pháp điều trị mới từ Probiotics cho trẻ bị viêm da cơ địa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giai-phap-dieu-tri-moi-cho-tre-bi-viem-da-co-dia-dua-tren-nghien-cuu-lam-sang-55680/feed/ 0
Phát hiện mới, Hội chứng Colic có liên quan tới hệ vi sinh vật đường ruột trẻ sơ sinh https://benh.vn/phat-hien-moi-hoi-chung-colic-co-lien-quan-toi-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-tre-so-sinh-54967/ https://benh.vn/phat-hien-moi-hoi-chung-colic-co-lien-quan-toi-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-tre-so-sinh-54967/#respond Wed, 20 Feb 2019 01:30:06 +0000 https://benh.vn/?p=54967 Khóc colic hay khóc dạ đề là một hội chứng hành vi được đặc trưng bởi biểu hiện kêu khóc không thể dỗ nín, không ngừng và bộc phát không rõ nguyên nhân ở các trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Đây là vấn đề rất thường gặp và ảnh hưởng từ 15 – 30% trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời.

Bài viết Phát hiện mới, Hội chứng Colic có liên quan tới hệ vi sinh vật đường ruột trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hội chứng Colic (khóc dạ đề) là gì?

Hội chứng Colic hay khóc dạ đề là một hội chứng hành vi được đặc trưng bởi biểu hiện kêu khóc không thể dỗ nín, không ngừng và bộc phát không rõ nguyên nhân ở các trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Đây là vấn đề rất thường gặp và ảnh hưởng từ 15 – 30% trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời.

Triệu chứng khi trẻ bị colic:

  • Trẻ bị căng cứng người
  • Chân co lại và tay nắm chặt
  • Bụng căng ra
  • Mắt co lại hoặc giãn ra
  • Trán có nếp nhăn
  • Mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt
  • Chướng bụng và đầy hơi

Trẻ có thể khóc liên tục nhưng thường kiểu bùng phát kéo dài khoảng 5 phút, mỗi đợt đau cách nhau khoảng 1 hoặc 2 phút. Thường thì bé sẽ khóc ở cùng một thời điểm mỗi ngày, khóc nhiều hơn vào buổi chiều, tối và đêm, kéo dài 2 hoặc 3 giờ.

Mặc dù thường xuyên xảy ra, cơn đau khi trẻ khóc colic đã được ghi nhận và có tới 40 năm nghiên cứu, nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Một vài giả thuyết cho rằng đây là một bệnh hữu cơ hoặc tâm lý.

Ảnh minh họa: Nguyên nhân gây ra khóc colic ở trẻ vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ

Mối liên quan giữa colic và hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ

Trong các giả thuyết, sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra colic, bằng cách thay đổi quá trình chuyển hóa carbonhydrat và các acid béo ở hệ tiêu hóa của trẻ.

Sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột trong thời kỳ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: cách cho trẻ ăn, cách sinh đẻ, sự khác biệt về địa lý, sinh non, thuốc kháng sinh và điều kiện vệ sinh.

Sự chiếm đóng trong đường ruột của các vi khuẩn đóng vai trò như một yếu tố kích thích hình thành kháng thể hiệu quả trong quá trình trưởng thành của các tổ chức lympho đường ruột. Khả năng tạo các tế bào sinh IgA tăng lên mạnh mẽ trong các giai đoạn liên tiếp nhau hình thành hệ vi sinh vật đường ruột.

Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu xem liệu hệ vi sinh vật đường ruột có đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng hệ miễn dịch, điều hòa sự dung nạp đường uống và kích thích gây ra colic ở trẻ hay không là rất thú vị.

Nghiên cứu của Savino và các cộng sự tại Turin, Ý

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu xem hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sơ sinh bị colic có khác với ở trẻ khỏe mạnh được bú sữa mẹ hoàn toàn hay không.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tập hợp 71 trẻ bị colic và không bị colic được bú sữa mẹ hoàn toàn, 15-60 ngày tuổi, tại khoa Nhi Đại học Turin, Ý, từ tháng 3/2001 tới tháng 3/2002. Các trẻ này bị mắc bệnh không liên quan tới colic và các hội chứng nhi khoa khác, không bị bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh mạn tính, chưa từng bị viêm dạ dày ruột, chưa từng sử dụng kháng sinh hay chế phẩm vi sinh probiotic hoặc các thuốc khác có thể gây thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột.

Để hạn chế biến thiên có thể xảy ra cho chế độ dinh dưỡng khác nhau, tất cả các trẻ tham gia nghiên cứu đều được bú sữa mẹ hoàn toàn.

Các trẻ này được chia thành 2 nhóm: nhóm bị colic và nhóm chứng. Quấy khóc colic được định nghĩa là việc trẻ khóc do đau đớn đặc biệt khó kiểm soát, kéo dài từ 3 giờ trở lên trong một ngày, 3 ngày trở lên trong một tuần, theo tiêu chí của Wessel. Nhóm chứng bao gồm 29 trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Mẫu phân của tất cả các trẻ được thu thập, pha loãng và nuôi cấy trong vài môi trường chọn lọc để phát hiện lactobacilli, clostridia, các vi khuẩn kỵ khí Gram âm và vi khuẩn họ Enterobacteriaceae.

Kết quả nghiên cứu

Có sự khác biệt giữa hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh bị và không bị colic:

Tỷ lệ vi khuẩn Gram âm kỵ khí xuất hiện nhiều hơn ở các trẻ bị colic (9 ở nhóm chứng và 24 ở nhóm bị colic; p= 0,055).

Tỷ lệ vi khuẩn lactobacilli xuất hiện nhiều hơn ở các trẻ khỏe mạnh (13 ở nhóm chứng và 8 ở nhóm bị colic; p = 0,044).

Ngoài ra, số lượng lactobacilli trung bình cũng khác nhau giữa 2 nhóm (1,26 ± 2,67 ở nhóm bị colic so với 2,89 ± 3,48 ở nhóm chứng; p = 0,029) (Hình 1).

Hình 1. Số lượng lactobacillus ở trẻ sơ sinh bị và không bị colic (p = 0,029).

Kết luận

Nghiên cứu chỉ ra rằng các trẻ sơ sinh bị colic có hệ vi sinh vật đường ruột khác với trẻ không bị colic.

Hệ vi sinh vật đường ruột và những giải pháp tương lai

Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang thu thập thêm bằng chứng, nhưng vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trong khóc colic vẫn chưa thực sự rõ ràng: sự khác biệt về lượng các chủng vi khuẩn có thể là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của bệnh, nhưng đó cũng có thể là hậu quả của colic.

Các nghiên cứu hiện tại đã tạo tiền đề để đánh giá sâu hơn mối liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột và khóc colic. Rất có thể, những nghiên cứu này sẽ định hướng cho những giải pháp chữa trị mới để giải quyết vấn đề khóc colic, vốn là nỗi ám ảnh của nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ bấy lâu nay.

Nguồn: Savino, F., et al. “Intestinal microflora in breastfed colicky and non‐colicky infants.” Acta paediatrica 93.6 (2004): 825-829.

Bài viết Phát hiện mới, Hội chứng Colic có liên quan tới hệ vi sinh vật đường ruột trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-moi-hoi-chung-colic-co-lien-quan-toi-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-tre-so-sinh-54967/feed/ 0
Mỹ: Vi khuẩn chết người lọt ra khỏi phòng thí nghiệm https://benh.vn/my-vi-khuan-chet-nguoi-lot-ra-khoi-phong-thi-nghiem-6622/ https://benh.vn/my-vi-khuan-chet-nguoi-lot-ra-khoi-phong-thi-nghiem-6622/#respond Tue, 03 Mar 2015 05:49:38 +0000 http://benh2.vn/my-vi-khuan-chet-nguoi-lot-ra-khoi-phong-thi-nghiem-6622/ Theo tờ USA Today của Mỹ vào ngày 2/3, các quan chức bang Lousiana đang điều tra một loại vi khuẩn chết người vô cùng nguy hiểm bị lọt ra từ một phòng thí nghiệm được bảo vệ chặt chẽ trong một cơ sở nghiên cứu.

Bài viết Mỹ: Vi khuẩn chết người lọt ra khỏi phòng thí nghiệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo tờ USA Today của Mỹ vào ngày 2/3, các quan chức bang Lousiana đang điều tra một loại vi khuẩn chết người vô cùng nguy hiểm bị lọt ra từ một phòng thí nghiệm được bảo vệ chặt chẽ trong một cơ sở nghiên cứu.

Theo các nhà chức trách, do sơ suất trong công tác an ninh, Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Tulane ở Lousiana đã để lọt loại vi khuẩn này ra bên ngoài trong khi nghiên cứu một loại vaccine chống lại nó hồi tháng 11 năm ngoái.

Vi khuẩn chết người Burkholderia pseudomallei dưới kính hiển vi.

Mức độ nguy hiểm của loại vi khuẩn này

Được biết, loại vi khuẩn chết người này có tên là Burkholderia pseudomallei, có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á và phía bắc nước Úc. Một khi bị nhiễm vào đất và nước, loại vi khuẩn này có thể lây lan sang người và động vật, gây ra một căn bệnh rất nguy hiểm được gọi là bệnh Melioidosis với các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ khớp, rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm phổi hoặc lao. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ một ngày đến vài năm, khiến nhiều người mắc căn bệnh này không hề hay biết cho đến khi xuất hiện các triệu chứng.

Ngòa ra, theo Trung tâm An ninh Y tế UPMC, một số nước trên thế giới đã sử dụng loại vi khuẩn này như một vũ khí sinh học vì chúng có thể thu được dễ dàng từ đất và nước, đồng thời được biến đổi để chống lại các chất kháng sinh khác nhau.

Nhà chức trách cần hành động để ngăn chặn vi khuẩn lây lan ra bên ngoài

Mặc dù nhà chức trách chưa phát hiện dấu vết của vi khuẩn này ở các khu vực xung quanh trung tâm, tuy nhiên, 4 con khỉ được nhốt trong những chiếc lồng bên ngoài phòng thí nghiệm đã bị ốm, trong đó có 2 con đã bị tiêu hủy để đảm bảo an toàn. Cơ sở nghiên cứu này nhận định rằng những con khỉ trên bị nhiễm vi khuẩn trong quá trình điều trị tại bệnh viện thú y trong trung tâm. Ngoài ra, một thanh sát viên liên bang sau khi đến kiểm tra cơ sở nghiên cứu này cũng đã bị nhiễm loại vi khuẩn này mặc dù các bác sĩ chưa rõ liệu cô có bị nhiễm bệnh từ trước hay không, vì cô cũng đã từng đi ra nước ngoài trước đó.

Trung tâm nghiên cứu Tulane – nơi để lọt vi khuẩn chết người ra ngoài.

Họ cũng đã lấy 39 mẫu đất và 13 mẫu nước xung quanh cơ sở để kiểm tra nhưng không phát hiện dấu vết của vi khuẩn trên. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, trung tâm Tulane đã thu thập quá ít mẫu đất và nước ở khu vực xung quanh để xét nghiệm, nên chưa thể kết luận được rằng vi khuẩn trên chưa lan rộng.

Mặc dù trung tâm nghiên cứu Tulane khẳng định, việc để lọt loại vi khuẩn này ra bên ngoài chưa gây nguy hiểm cho người dân, song, các quan chức Mỹ đang ngày càng tỏ ra lo ngại và đòi hỏi phải có những hành động cấp bách hơn để ngăn chặn nguy cơ.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Mỹ: Vi khuẩn chết người lọt ra khỏi phòng thí nghiệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/my-vi-khuan-chet-nguoi-lot-ra-khoi-phong-thi-nghiem-6622/feed/ 0
Đột phá mới: Dị ứng đậu phộng sẽ được chữa khỏi hoàn toàn https://benh.vn/dot-pha-moi-di-ung-dau-phong-se-duoc-chua-khoi-hoan-toan-9862/ https://benh.vn/dot-pha-moi-di-ung-dau-phong-se-duoc-chua-khoi-hoan-toan-9862/#respond Sat, 01 Feb 2014 07:24:23 +0000 http://benh2.vn/dot-pha-moi-di-ung-dau-phong-se-duoc-chua-khoi-hoan-toan-9862/ Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia nhằm làm giảm tình trạng dị ứng động phộng đã tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả.

Bài viết Đột phá mới: Dị ứng đậu phộng sẽ được chữa khỏi hoàn toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia nhằm làm giảm tình trạng dị ứng động phộng đã tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả.

Dị ứng đậu phộng có thể gây tử vong. Ảnh: AFP.

Trong các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch của Melbourne, khoảng 60 trẻ em bị dị ứng đậu phộng đã được tiếp nhận một dạng lợi khuẩn (probiotic) cùng với một lượng thuốc nhỏ chứa protein có trong đậu phộng trong khoảng thời gian 18 tháng.

Khi thử nghiệm kết thúc vào năm 2013, khoảng 80% trẻ em trong số này đã không bị dị ứng với đậu phộng. Trong 4 năm sau đó, khoảng 70% trẻ vẫn có thể ăn loại hạt này mà không bị dị ứng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Mimi Tang cho biết phát hiện mới nói trên đóng vai trò quan trọng, giúp các trẻ nhỏ có tiền sử dị ứng đậu phộng vẫn có thể ăn loại ngũ cốc này như những trẻ bình thường, cũng như giúp các bé duy trì khả năng dung nạp đậu phộng và ngăn chặn các phản ứng tiêu cực đối với món ăn này.

“Những phát hiện này cho thấy phương pháp điều trị của chúng tôi có hiệu quả trong việc tạo ra sự dung nạp lâu dài. Và dựa trên những bằng chứng có sức thuyết phục nhất thu được từ những người tham gia thử nghiệm 4 năm sau khi quá trình này kết thúc, có thể nói phương pháp điều trị này hoàn toàn an toàn và hiệu quả”, bà Tang khẳng định.

Trưởng nhóm nghiên cứu bà Mimi Tang và cộng sự. Ảnh: AFP.

Hiện cứ 1 trên 20 trẻ nhỏ và 1 trên 50 người trưởng thành bị dị ứng thực phẩm, trong đó có hải sản, sữa bò, trứng gia cầm và đậu phộng. Đậu phộng là một trong số thực phẩm phổ biến nhất gây chứng sốc mẫn cảm anaphylaxis, khiến huyết áp giảm, ngứa, sưng và khó thở, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.

Nghiên cứu trên đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy bệnh dị ứng đậu phộng có thể chữa được.

“Đây là một bước tiến lớn hứa hẹn triển vọng trong việc tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề dị ứng thực phẩm nói chung trong xã hội phương Tây”, bà Tang cho biết thêm.

Olivia May, năm nay 10 tuổi, đã bị dị ứng nặng sau khi ăn bánh sandwich đậu phộng bảy năm trước.

Mẹ của Olivia cho hay: “Chúng tôi đã đưa cháu tới gặp bác sỹ và ông ấy đã khuyến cáo chúng tôi phải loại bỏ tất cả những thực phẩm chứa hạt trong đồ ăn của Olivia”. Tuy nhiên, sau khi tham gia thử nghiệm, đến nay Olivia hoàn toàn không bị dị ứng nữa

“Một trong những điều tuyệt vời nhất là đi đến các bữa tiệc và có thể yên tâm để Olivia ăn tất cả các loại thức ăn. Tôi cũng không phải lo lắng khi phải gửi Olivia cho người khác trông hộ”, bà Tanya May nói.

Hiện các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu trên quy mô rộng lớn hơn nhằm xác nhận kết quả của phương pháp mới mà họ cho là “có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị các bệnh dị ứng thực phẩm hiện nay.”

Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet.

Cẩm nang y học Benh.vn (Nguồn Khám phá)

Bài viết Đột phá mới: Dị ứng đậu phộng sẽ được chữa khỏi hoàn toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dot-pha-moi-di-ung-dau-phong-se-duoc-chua-khoi-hoan-toan-9862/feed/ 0