Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 05 Jun 2023 07:47:14 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm https://benh.vn/lam-the-nao-de-phong-ngua-ngo-doc-thuc-pham-6252/ https://benh.vn/lam-the-nao-de-phong-ngua-ngo-doc-thuc-pham-6252/#respond Sat, 03 Jun 2023 05:42:27 +0000 http://benh2.vn/lam-the-nao-de-phong-ngua-ngo-doc-thuc-pham-6252/ Nếu ai đã từng bị ngộ độc thực phẩm và đã từng chịu cảnh “miệng nôn, trôn tháo”, cấp cứu vào bệnh viện thì sẽ “nhớ đời” những tác hại do ngộ độc thực phẩm gây nên. Tuy nhiên, để đề phòng thực phẩm lại là những vấn đề giản đơn đến bất ngờ.

Bài viết Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nếu ai đã từng bị ngộ độc thực phẩm và đã từng chịu cảnh “miệng nôn, trôn tháo”, cấp cứu vào bệnh viện thì sẽ “nhớ đời” những tác hại do ngộ độc thực phẩm gây nên. Tuy nhiên, để đề phòng thực phẩm lại là những vấn đề giản đơn đến bất ngờ.

Rửa sạch tay trước khi ăn

Rửa tay trước khi ăn là một việc làm rất đời thường, tuy nhiên nó là một trong những rào chắn đầu tiên để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, việc rửa tay không chỉ được áp dụng đối với người nấu ăn ở nhà mà cả các nhân viên trong nhà hàng.

Vì vậy, dù ăn ở nhà hàng hay ở nhà, chúng ta sẽ thực hiện phương pháp rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi nấu ăn để ngăn ngừa vi khuẩn và mầm bệnh lây lan. Rửa tay lại một lần nữa sau khi đã nấu song và rửa tay sạch sau khi chế biến thịt hoặc trứng sống…

Loại bỏ những món ăn trong diện “nghi ngờ”

Trước khi ăn một món ăn bất kỳ, nếu cảm thấy nghi ngờ về loại thực phẩm hoặc một món ăn nào đó, thì loại bỏ ngay. Những biểu hiện nghi ngờ thường dựa trên mùi vị, màu sắc món ăn…như mùi chua, khác lạ, màu sắc không giống chủng loại thức ăn bình thường.

 

Loại bỏ những món ăn “nghi ngờ”

Vì vậy, cách an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe làkhông ăn những món ăn trong diện “nghi ngờ”.

Giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp

Giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp nghĩa là bất kỳ món ăn nào khi được mua về mà chưa sử dụng thì nên để vào ngăn lạnh. Ngược lại, trước khi nấu mới mang thực phẩm từ tủ lạnh ra để chế biến. Điều này sẽ giúp thực phẩm không bị ôi thiu và loại bỏ nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Chọn nhà hàng uy tín

Phần lớn các chuỗi nhà hàng có uy tín đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vì họ phải tuân thủ các qui định nghiêm ngặt do Bộ Y tế đề ra. Các cơ sở tư nhân cũng phải tuân theo những quy định này, nhưng do không có đội ngũ các cơ quan chuyên nghành kiểm tra thường xuyên nên thường lơ là hơn.

 chon-nha-hang-uy-tin

Chọn nhà hàng uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Vì vậy, khi chuẩn bị một buổi tiệc, liên hoan, sinh nhật…cần ưu tiên chọn nhà hàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà xưởng sạch sẽ, nhân viên ăn mặc gọn gàng, có khẩu trang, găng tay…khi chế biến món ăn.

Kiểm tra hạn sử dụng

Để biết món ăn đó có đảm bảo hay không, chúng ta cần quan tâm đến hạn dùng của thực phẩm. Hạn dùng sẽ cho biết thời điểm thực phẩm đó hết hạn sử dụng và thời gian tốt nhất của thực phẩm đó khi chế biến.Đối với thực phẩm đã quá hạn sử dụng, tốt nhất là nên bỏ đi, không vì tiếc rẻ mà ăn dẫn đến tiền mất, tật mang.

Cất riêng thực phẩm sống

Khi nấu ăn, những thực phẩm tiếp xúc với thịt hoặc trứng sống có thể bị nhiễm bẩn và khiến chúng ta bị bệnh. Vì vậy, cần chế biến thực phẩm sống riêng với thực phẩm đã nấu chín cũng như với những thực phẩm định ăn sống như trái cây, củ quả hoặc rau xanh…Bên cạnh đó cũng cần có ngăn riêng cất thịt và trứng sống để nước chảy ra từ thịt hoặc trứng vỡ không nhiễm bẩn xuống thực phẩm bên dưới.

Rã đông trong tủ lạnh

Nhiều khi chúng ta quên rã đông món thực phẩm cần dùng cho bữa tối, và thế là bỏ nó ra ngoài tủ lạnh để tan đá nhanh hơn. Nhưng cách làm này lại không an toàn.Cách tốt hơn là hãy rã đông thực phẩm ngay trong ngăn mát của tủ lạnh, nhờ đó sẽ ngăn không cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Nếu vội, hãy dùng lò vi sóng đặt ở chế độ rã đông.

Bài viết Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-the-nao-de-phong-ngua-ngo-doc-thuc-pham-6252/feed/ 0
Bệnh cấp cứu ngộ độc nấm độc https://benh.vn/benh-cap-cuu-ngo-doc-nam-doc-2-4700/ https://benh.vn/benh-cap-cuu-ngo-doc-nam-doc-2-4700/#respond Tue, 03 Jan 2023 05:08:45 +0000 http://benh2.vn/benh-cap-cuu-ngo-doc-nam-doc-2-4700/ Ngộ độc nấm thường do ăn nhầm phải nấm độc, người dân tự hái nấm mọc hoang để ăn, thường gặp ở vùng rừng núi, mùa xuân. Ăn phải nấm độc gây suy gan, suy thận thì tử vong cao trên 50%.

Bài viết Bệnh cấp cứu ngộ độc nấm độc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trên thế giới có nhiều loại nấm, trong đó có gần 100 loài gây độc. Xác định loại nấm chủ yếu dựa theo kinh nghiệm. Trên thực tế nấm lành và nấm độc nhìn giống nhau, rất khó phân biệt. Ngộ độc nấm thường do ăn nhầm phải nấm độc, người dân tự hái nấm mọc hoang để ăn, thường gặp ở vùng rừng núi, mùa xuân. Ăn phải nấm độc gây suy gan, suy thận thì tử vong cao trên 50%.

I. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC NẤM ĐỘC

1. Chẩn đoán xác định ngộ độc nấm

Dựa vào:

1) Có ăn nấm;

2) có triệu chứng ngộ độc: nôn, đau bụng, ỉa chẩy hoặc các triệu chứng ngộ độc nấm đặc hiệu khác.

a). Lâm sàng:

  • Nhóm nấm độc có triệu chứng sớm trong 3 giờ sau khi ăn (nhóm 1) –  (ít nguy hiểm hơn)

–   Có thể có triệu chứng muscarin: tăng tiết nước bọt, phế quản, ỉa chảy, co đồng tử , chảy nước mắt giống như ngộ độc Photpho hữu cơ

–   Chất độc nấm là coprine thì triệu chứng ngộ độc xuất hiện sớm trong vòng 30 phút, giống như ngộ độc disulfiram: mặt đỏ, nóng bừng, nôn, toát mồ hôi, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch…

–  Chất độc nấm là psilocybin gây ra ảo giác hay kích thích dạ dày ruột, yếu mệt, đau bụng, sốt, dãn đồng tử, co giật (nấm: Psilocybe cubeusis, Amanita muscaria,…)

  • Nhóm nấm độc có triệu chứng xuất hiện sau 6 giờ ăn (nhóm 2) –   (nhóm này nguy hiểm và tỉ lệ tử vong cao)

–  Nấm có độc tố amatoxin thì xuất hiện triệu chứng từ 6-12 giờ sau ăn: nôn, ỉa chảy, đau thắt bụng, co giật,  suy gan, đái máu, protein niệu (hội chứng gan thận). Các triêụ chứng trên có thể phối hợp vơí co giật, yếu cơ nêú là nấm có chứa monomethylhydrazine.

–   Nấm có độc tố allenic norleucine, orellanine: xuất hiện triệu chứng từ 1đến 12 ngày sau ăn, gây ra suy thận cấp do viêm kẽ ống thận cấp (đái ít, vô niệu, ure tăng, creatinin tăng,…).

b). Cận lâm sàng:

–   Phát hiện độc tố nấm: Hiện Trung tâm Chống độc Quân đội có sản xuất bộ test thử độc tố amatoxin rất tiện lợi.

–   Các xét nghiệm đánh giá mất nước và rối loạn điện giải.

–   Các xét nghiệm chức năng gan, thận để đánh giá loại nấm độc có triệu   chứng nặng xuất hiện sau 6 giờ: ure, creatinine, SGOT, SGPT, bilirubin tỉ lệ prothrombin, INR fibrin….

2. Chẩn đoán mức độ:

Ngộ độc nấm được phân loại nặng dựa trên các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện triệu chứng sau khi ăn:

–    Sớm trong 3 giờ (nhẹ & trung bình), hoặc

–   Muộn sau 6 giờ (nặng nguy hiểm).

Tuy nhiên cần đề phòng nếu người bệnh ăn nhiều loại nấm và xuất hiện triệu chứng sớm cũng có thể nặng gây tử vong.

3. Chẩn đoán phân biệt:

Với các ngộ độc thực ăn do các căn nguyên khác: vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, dư lượng hóa chất trong thực phẩm…

Dựa vào sự xác định của bệnh nhân về việc có ăn nấm, thời gian sau khi ăn trong vòng 3 giờ hay trước 6 giờ để định hướng ngộ độc nấm.

II. XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC NẤM ĐỘC:

1.    Cấp cưú ban đầu:(tại nhà và tại các tuyến y tế cơ sở)

Thực hiện các biện pháp đào thải chất độc và hạn chế hấp thu:

–      Gây nôn nếu bệnh nhân mới ăn nấm trong vòng 1 giờ.

–     Cho uống than hoạt (1g/kg). Nếu biết chắc bệnh nhân ăn loại nấm nguy hiểm sau 6 giờ mới xuất hiện triệu chứng thì có thể cho than hoạt 2-3 giờ một lần/24 -48 giờ vì chất độc amatoxin chuyển hoá theo vòng tuần hoàn gan mật.

–      Rửa dạ dày có thể thực hiện ở bệnh nhân người lớn và trẻ lớn với cỡ ống rửa to (bằng ngón tay út nạn nhân) nếu ăn nấm độc nguy hiểm và thời gian sau khi ăn trong vòng 1-2 giờ, có nhân việ y tế đã được huấn luyện kỹ thuật rửa dạ dày.

2. Vận chuyển

Cấp cứu đến bệnh viện huyện các bệnh nhân ngộ độc nấm có triêụ chứng sớm. Với các bệnh nhân ngộ độc nấm triêụ chứng muộn (sau 6 giờ) cần được chuyển đến bệnh viện tỉnh hoặc khu vực nơi có khả năng lọc máu.

3. Tại bệnh viện:

a.    Ngộ độc nấm nhóm 1:

–    Có triệu chứng của muscarin: cho Atropin 0,01 – 0,03 mg/kg hoặc 0,5 mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.

–    Có triệu chứng ảo giác: Seduxen 10 mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.

–    Hạ huyết áp (sau nôn, ỉa chảy hay do độc tố nấm ở cả 2 nhóm):

+   Truyền dịch đẳng trương glucose 5% hay NaCl 9% 10-20 ml/kg/tm, điều chỉnh theo áp lực tĩnh mạch trung tâm và lượng dịch mất đi hàng giờ.

+   Đặt máy theo dõi nhịp tim, huyết áp.

+   Nếu huyết áp không đáp ứng vơí truyền dịch: dùng dopamin, liều ban đầu cho người lớn và trẻ em từ 7-10 mg/kg/phút, đánh giá hiệu quả và duy trì, nếu phải điều chỉnh đến 15 –20mg/kg/phút mà vẫn không đáp ứng thì cho noradrenalin truyền 0,1-0,2 mg/kg/phút, theo dõi và điều chỉnh tốc độ truyền theo kết quả điều trị.

b.    Ngộ độc nấm nhóm 2:

Cần điều trị tại các Khoa điều trị tích cực hay tại Trung tâm chống độc

  • Tăng đào thải độc tố:

–   Có thể lọc máu hấp phụ (Resin tốt hơn than hoạt) nếu đến sớm trong vòng 24 giờ sau ăn nấm độc

–   Uống than hoạt 1g/kg: 3 – 4 giờ / lần trong 3 ngày. Luôn kèm theo sorbitol 2g/kg để nhuận tràng chống táo bón hoặc tắc ruột do than hoạt điều chỉnh liều sorbitol nếu ỉa chảy nhiều lần hoặc táo bón.

–  Thông tin mới: dẫn lưu đường mật qua da (nếu chưa có suy gan gây nguy cơ chảy máu) hoặc qua nội soi đặt sond mũi – mật cắt đứt chu trình gan ruột của độc tố amatoxin.

  • Điều trị triệu chứng:

–    Điều trị co giật (nếu có) bằng Seduxen: Liều : 0,15-0,25 mg/kg cân nặng, nhắc lại cho đến khi cắt cơn giật chuyển sang duy trì bằng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch liên tục 0,15 mg/kg/giờ, điều chỉnh liều để đạt liều thấp nhất chống được tái phát co giật.

–  Bồi phụ nước điện giải: lợi tiểu phối hợp với truyền dịch nếu đáp ứng.

  • Nếu có suy thận thiểu niệu cần thực hiện test lợi tiểu như sau:

+   Xác định chắc chắn bệnh nhân không thiếu dịch hoặc đã được bù dịch tương đối đủ (CVP ≥ 5cm nước).

+  Tiêm tĩnh mạch 1 ống furosemid, theo dõi sau 30 nếu không đáp ứng – tiêm TM 2 ống, rồi 5 ống rồi 10 ống, mỗi liều cách nhau 30 phút.

+   Nếu đáp ứng ở liều nào thì ngừng test ở liều đó và nhắc lại liều hiệu quả mỗi 2 giờ cho đến khi có 3 -5 lít nước tiểu hoặc khi đạt liều tối đa 2g / 24 giờ.

+   Nếu sau phát tiêm 10 ống/ lần không có nước tiểu thì ngừng lợi tiểu và theo dõi chỉ định lọc máu.

–    Lọc máu bằng thận nhân tạo ngắt quãng hoặc liên tục nếu có chỉ định.

  • Bảo vệ thế bào gan:

–   Thuốc được cho là bảo vệ tế bào gan có hiệu quả giảm tỉ lệ tử vong: Silibinin (silymarin, Leganon): truyền tĩnh mạch 20mg/kg/ngày trong 5 ngày. Đường uống ít tác dụng vì gây tiêu chảy và uống song hành với than hoạt đa liều.

–    Truyền glucose, glutathion hoặc N-acetylcystein, ornicetil, thụt và uống lactulose.

–    Truyền huyết tương tươi khi suy gan có PT < 40%.

  • Lọc gan (albumin hấp phụ-MARS) nếu có biểu hiện suy gan do viêm gan nhiễm độc:
  • Không có điều kiện MARS thì có thể thay huyết tương, phương pháp đã được thử nghiệm lâm sàng thay huyết tương phối hợp với CVVH tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai (đề tài cấp Bộ)  kết quả có tác dụng tốt đã được nghiệm thu, nhưng tỉ lệ tử vong vân cao (50%). Tuy nhiên chỉ nên thay huyết tương khi lượng truyền bù > 2 lít / ngày mà PT vẫn giảm và có nguy cơ tăng gánh thể tích hoặc protid máu tăng >70g/lit.
  • Ghép gan nếu suy gan nặng, hôn mê gan.

III. PHÒNG TRÁNH:

–       Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên bởi rât khó nhận biết nấm độc và nấm không độc. Cần nhớ là ngay cả chuyên gia về nấm cũng có thể bị nhầm nấm độc với nấm lành.

–       Nấm độc nhất cũng có thể bị nhầm với nấm ăn được do trong một vài giai đoạn phát triển chúng giống nhau.

–       Trong đám nấm lành cũng có nấm độc.

–       Không phải nấm trắng là nấm không độc.

–      Có những loại nấm độc nhất (nấm độc tán trắng – Amanita verna, nấm độc trắng hình nón – Amanita virosa) cũng có màu trắng muốt và nấu ăn cũng ngọt “không cần mì chính” nhưng lại là loài nấm chính gây độc ở nước ta.

Theo chongdoc.org.vn

Bài viết Bệnh cấp cứu ngộ độc nấm độc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cap-cuu-ngo-doc-nam-doc-2-4700/feed/ 0
Bệnh cấp cứu ngộ độc thực phẩm: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị https://benh.vn/benh-cap-cuu-ngo-doc-thuc-pham-4697/ https://benh.vn/benh-cap-cuu-ngo-doc-thuc-pham-4697/#respond Mon, 25 May 2020 08:08:40 +0000 http://benh2.vn/benh-cap-cuu-ngo-doc-thuc-pham-4697/ Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) do: (1) thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn), hoặc (2) thực phẩm bị nhiễm hoá chất, hoặc (3) bản thân thực phẩm có độc (chất độc có tự nhiên trong thực phẩm, thường là các loại động vật, thực vật, ví dụ nấm độc, sắn, cá nóc, cóc).

Bài viết Bệnh cấp cứu ngộ độc thực phẩm: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thực phẩm là tất cả các đồ ăn, thức uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến. Ngộ độc thực phẩm là một trong những vấn đề thường gặp nhất của đa số mọi người. Do đó, mỗi người đều nên biết cách sơ cứu, cấp cứu tại chỗ.

Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) do: (1) thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn), hoặc (2) thực phẩm bị nhiễm hoá chất, hoặc (3) bản thân thực phẩm có độc (chất độc có tự nhiên trong thực phẩm, thường là các loại động vật, thực vật, ví dụ nấm độc, sắn, cá nóc, cóc).

ngộ độc thực phẩm

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm

Khi nào cần nghi ngờ có ngộ độc thực phẩm

Bệnh liên quan nhiều tới việc ăn uống: người bệnh mới ăn xong và bị bệnh.

Có hai người trở lên có biểu hiện bệnh tương tự nhau sau khi cùng cùng ăn một loại thực phẩm, người không ăn thì không bị bệnh.

Các triệu chứng gợi ý ngộ độc thực phẩm: đau bụng, nôn, ỉa chảy.

Thực phẩm có biểu hiện nghi ngờ hoặc nguy cơ cao: ví dụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (như thịt, cá, trứng, sữa), giàu chất đạm nhưng bị ôi, thiu, để lâu trong tủ lạnh, cỗ đám cưới, đám giỗ làm từ đêm, từ sáng chiều mới ăn,…thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, các thông tin trên nhãn mác không rõ ràng, không cụ thể, không có chứng nhận hoặc đăng ký với cơ quan chức năng.

Nhiễm độc thực phẩm thường là nhẹ, nhưng nguy hiểm hoặc nặng nếu người bệnh có các dấu hiệu sau

  • Nôn nhiều, đau bụng nhiều, ỉa chảy nhiều, sốt cao, mất nước nhiều.
  • Các dấu hiệu thần kinh: đặc biệt nhìn mờ, nhìn một vật thành hai vật, nói khó, nói ngọng, tê, liệt cơ, co giật, đau đầu.
  • Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.
  • Có máu hoặc chất nhầy trong phân, đái ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm), đau họng.
  • Sức đề kháng của cơ thể kém: Trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi, đang dùng các thuốc gây giảm miễn dịch (thường dùng trong bệnh khớp, ung thư, dị ứng), suy dinh dưỡng, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan.

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Để chẩn đoán được có phải là ngộc độc thực phẩm hay không, mức độ nặng, nhẹ như thế nào và do nguyên nhân gì cần có những thông tin như sau.

Những thông tin cần thiết cho chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

  • Nhanh chóng cung cấp các thông tin cần thiết khi được hỏi (các thức ăn, đồ uống đã dùng có nghi ngờ, các biểu hiện, diễn biến bạn thấy, các thuốc, biện pháp chữa trị đã được áp dụng, các bệnh khác đã và đang bị các thuốc đang dùng,…)
  • Giữ lại các thức ăn, đồ uống nghi ngờ (trong trường hợp cần thiết có thể phải xét nghiệm, kiểm tra các mẫu này).
  • Trong một số trường hợp bạn sẽ được yêu cầu giữ lại chất nôn xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
  • Có thể được lấy máu, phân, nước tiểu xét nghiệm, hoặc làm các thăm dò như điện tim, siêu âm.
  • Xác định nguyên nhân gây NĐTP: bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân. Sau đây là một số gợi ý
  • Người bệnh chỉ có biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá (đau bụng, nôn, ỉa chảy) có thể có các biểu hiện của mất nước (thường có khát nước), nhiễm trùng (thường có sốt): nguyên nhân thường do vi sinh vật.
  • Các biểu hiện bệnh phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà ở các cơ quan khác ví dụ thần kinh, tim mạch,…, thực phẩm được biết là loại vốn không có chất độc: nguyên nhân thường do hoá chất.
  • Bệnh xuất hiện sau khi ăn loại thực phẩm nhất định trong tự nhiên đã được biết có thể có độc tố: ví dụ sắn, măng, cá nóc, cóc,…: rất có thể nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này.

Có nhiều bệnh cũng có các biểu hiện ở đường tiêu hoá, rất dễ nhầm với ngộ độc thực phẩm

  • Các bệnh như: viêm loét dạ dày tá tràng, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, viêm tuỵ cấp, nhồi máu cơ tim, tắc ruột,…
  • Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định có phải các bệnh này hay không.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Phần lớn các trường hợp NĐTP chỉ cần khám và điều trị tại y tế cơ sở (phòng khám, trạm xá, bệnh viện huyện). Những trường hợp bệnh nặng hơn, phức tạp hơn mới cần chuyển đến các cơ sở y tế chuyên sâu.

Sơ cấp cứu ngộ độc thực phẩm

Lưu ý tới các biểu hiện bệnh nặng và sơ cấp cứu tuỳ theo từng tình trạng: ví dụ bất tỉnh, thở yếu, ngừng thở, khó thở, co giật.

Có thể uống nước gây nôn nếu: người bệnh là trẻ lớn hoặc người lớn, còn tỉnh táo, mới ăn trong vòng 1 vài giờ và chưa nôn.

Nếu ỉa chảy, khát: tốt nhất uống ORESOL (loại gói có các chất muối pha với nước để uống), có thể uống nước khoáng, nước cơm pha muối, nước quả.

Gọi điện tới trung tâm chống độc (ví dụ Trung tâm Chống Độc Bệnh viện Bạch mai) để được tư vấn.

Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất hoặc người hỗ trợ nếu bệnh nặng, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi thấy có nhiều người cùng bị NĐTP: thông báo cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đủ nguồn lực đối phó trong trường hợp NĐTP xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có các biện pháp ngăn chặn kịp thời không cho NĐTP lan rộng.

Điều trị ngộ độc thực phẩm tại cơ sở y tế

Tuỳ theo tình trạng của bạn và nguyên nhân việc điều trị gồm có:

Chữa các biểu hiện bạn đang có (chữa triệu chứng)

  • Bù nước, bù muối nếu nôn, ỉa chảy nhiều: uống ORESOL nếu người bệnh có thể tự uống được và bệnh nhẹ. Hoặc truyền dịch nếu bệnh nặng hơn, người bệnh không uống được.
  • Giảm đau, chống nôn nếu đã nôn nhiều.
  • Các biện pháp cấp cứu hồi sức nếu bệnh nặng: truyền nhiều dịch, thở oxy, chữa co giật,…

Chữa nguyên nhân, điều trị đặc hiệu

Dùng kháng sinh nếu do nhiễm khuẩn, giải độc với một số trường hợp ngộ độc do hoá chất, chất độc tự nhiên.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện trong thực phẩm từ bất cứ khâu nào trong chuỗi dây truyền thực phẩm từ khi thực phẩm được sản xuất hoặc hình thành, được vận chuyển, bảo quản, chế biến,…cho đến khi có mặt trên bàn ăn. Do vậy, để có thể phòng tránh được ngộ độc thực phẩm cần có sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội.

Sau đây là các hướng dẫn giúp bạn phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Biện pháp Bạn làm như thế nào Tại sao
Chọn mua, sử dụng các thực phẩm an toàn – Không dùng các thực phẩm đã được biết có chất độc: như cá nóc, cóc.

– Chọn các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, địa chỉ rõ ràng.

– Các thực phẩm chính thức, có đăng ký với cơ quan chức năng, có thông tin đầy đủ, rõ ràng cho thấy các sản phẩm này đã được kiểm soát trong qua trình sản xuất. Trong trường hợp bạn bị NĐTP, bạn có thể liên hệ với cơ quan chức năng, với người sản xuất để có thêm thông tin giúp ích cho việc cứu chữa NĐTP, bảo vệ quyền lợi của mình và góp phần cải thiện sản phẩm trở nên an toàn hơn.

– Trường hợp thực phẩm chính thức như trên được bán với hoá đơn bán hàng cụ thể cho thấy người bán cũng chịu trách nhiệm về nguồn gốc của thực phẩm.

Giữ mọi thứ sạch – Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm và thường phải rửa tay trong quá trình chế biến thực phẩm.

– Rửa tay sau khi đi vệ sinh.

– Rửa và vệ sinh tất cả các dụng cụ, các bề mặt được sử dụng để chế biến thực phẩm.

– Bảo vệ khu vực bếp khỏi các côn trùng, động vật và các sinh vật gây hại.

– Mặc dù hầu hết các vi sinh vật không gây bệnh nhưng trong đất, nước, các động vật và cơ thể chúng ta lại có nhiều các vi sinh vật có thể gây bệnh. Các vi sinh vật này có ở trên tay, trong các miếng lau chùi, các dụng cụ dùng trong chế biến và ăn uống, đặc biệt là thớt. Chỉ cần một tiếp xúc nhỏ cũng có thể truyền vi sinh vật vào thực phẩm và gây bệnh.
Để riêng rẽ  thực phẩm chín với thực phẩm sống – Để thịt, cá, hải sản tươi riêng rẽ khỏi các thực phẩm khác.

– Sử dụng các dụng cụ chế biến riêng (ví dụ dao, thớt,…) đối với các thực phẩm tươi.

– Dùng các dụng cụ chứa đựng để riêng rẽ thực phẩm tươi và thực phẩm chín.

– Các thực phẩm tươi sống, đặc biệt là thịt, cá, hải sản và nước của các thực phẩm này có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh và được truyền sang các thực phẩm khác trong quá trình chế biến và bảo quản.
Đun nấu kỹ – Đun, nấu kỹ các thực phẩm, đặc biệt là các thịt, cá, trứng, hải sản.

– Đun nấu các món canh, súp, hầm cho đến khi sôi để đảm bảo nhiệt độ đạt đến 70 độ C. Với thịt, cá, đảm bảo nước thịt cá hết màu hồng và chuyển sang trong. Tốt nhất là dùng loại nhiệt kế nấu ăn.

– Thực phẩm cần nấu lại thì phải nấu kỹ.

– Đun nấu đầy đủ có thể tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật gây bệnh. Các nghiên cứu khoa học cho thấy đun nấu thực phẩm đầy đủ đến 70 độ C có thể giúp chúng ta có thể sử dụng thực phẩm an toàn. Các thực phẩm cần đặc biệt chú ý là các miếng thịt, cá, hải sản cỡ lớn.
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn – Không để các thực phẩm đã nấu ở bên ngoài quá 2 giờ.

– Sau khi chế biến, nếu không ăn ngay cần bảo quản các thực phẩm dễ ôi thiu (tốt nhất là dưới 5 độ C).

– Giữ cho loại thực phẩm được nấu để ăn nóng được nóng liên tục (trên 60 độ C) cho tới khi ăn.

– Không bảo quản thực phẩm quá lâu, ngay cả khi để trong tủ lạnh.

– Không phá đông các thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng.

– Vi sinh vật có thể phát triển rất nhanh chóng ở nhiệt độ phòng. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C giúp làm chậm hoặc làm ngừng hẳn sự phát triển của vi sinh vật. Tuy nhiên, một số vi sinh vật nguy hiểm vẫn phát triển ở nhiệt độ dưới 5 độ C.
Dùng nguồn nước sạch, lựa chọn các thực phẩm tươi sống – Sử dụng nước sạch hoặc xử lý nước cho sạch trước khi sử dụng.

– Lựa chọn thực phẩm tươi và sạch.

– Với thực phẩm tươi, lựa chọn các thực phẩm được xử lý đặc biệt trước, ví dụ sữa được tiệt trùng đặc biệt.

– Rửa sạch rau quả, đặc biệt khi ăn sống.

– Không sử dụng thực phẩm đã hết hạn sử dụng.

 – Nước, nước đá và các thực phẩm tươi sống có thể nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và các hoá chất. Các hoá chất độc có thể xuất hiện trong thực phẩm ôi thiu hoặc cũ. Bạn cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm tươi và áp dụng các biện pháp đơn giản như rửa sạch, gọt vỏ có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh cấp cứu ngộ độc thực phẩm: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-cap-cuu-ngo-doc-thuc-pham-4697/feed/ 0
Những mẹo nhỏ giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm https://benh.vn/nhung-meo-nho-giup-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-58510/ https://benh.vn/nhung-meo-nho-giup-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-58510/#respond Tue, 12 Mar 2019 13:05:23 +0000 https://benh.vn/?p=58510 Nguồn thức ăn hàng ngày có chứa rất nhiều vi khuẩn, trong đó có thể có những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm nặng như Salmonella hay E.coli. Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc hoa quả, rau xanh không được rửa sạch thì các loại vi khuẩn còn sót lại có thể gây bệnh đối với đường ruột của chúng ta.

Bài viết Những mẹo nhỏ giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nguồn thức ăn hàng ngày có chứa rất nhiều vi khuẩn, trong đó có thể có những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm nặng như Salmonella hay E.coli. Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc hoa quả, rau xanh không được rửa sạch thì các loại vi khuẩn còn sót lại có thể gây bệnh đối với đường ruột của chúng ta.

tiêu chảy

Vì vậy, hãy cùng Benh.vn tìm hiểu những mẹo giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

1. Rửa sạch tay và bề mặt tất cả dụng cụ làm bếp cũng như thực phẩm, rau xanh

Trước khi bốc hoặc chạm vào thức ăn hãy rửa tay bằng nước và xà phòng thật sạch. Luôn làm sạch thớt, các loại dao dĩa, đũa thìa, bề mặt bàn bếp, những nơi thường tiếp xúc với đồ ăn sống. Nên dùng thớt và dao riêng cho thịt chín và đồ sống.

Luôn rửa sạch rau quả. Rửa các loại rau quả dưới vòi nước chảy và cọ nhẹ bề mặt bằng một miếng bông hoặc bàn chải mềm. Kể cả hoa quả bóc vỏ cũng cần được rửa vì khi bóc, ngón tay có thể dính vi khuẩn và truyền sang phần thịt quả.

2. Đi chợ buổi sáng

Nên đi chợ vào buổi sáng vì sẽ dễ chọn mua thực phẩm tươi, sạch, không có màu sắc và mùi vị lạ hay biểu hiện ôi thiu.

3. Không để lẫn đồ sống và đồ chín

Khi đi chợ, nên tách riêng các loại thịt, thực phẩm từ gia cầm không cho lẫn với rau quả. Bọc kín từng loại trong túi nilon để nước chảy ra không dính vào thực phẩm khác.

Nếu thực phẩm chưa chế biến ngay cần để vào tủ lạnh bảo quản. Thịt, cá, tôm… khi mua về nên rửa sạch, cho vào túi bóng hay hộp nhựa riêng rồi cất vào tủ lạnh. Những thực phẩm này nên để ở dưới cùng vì nếu có dịch chảy ra sẽ không làm ướt các thực phẩm khác. Rau quả cần để vào ngăn mát. Thức ăn chín không đựng vào dụng cụ vừa đựng thực phẩm sống, nhất là thịt, cá…

4. Đun lại thức ăn trước khi cất vào tủ lạnh

Hãy đun sôi diệt khuẩn và để nguội trước cất vào tủ lạnh bởi thực phẩm để ở môi trường ngoài trời quá 4 tiếng rất dễ biến chất. Khi ăn nên hâm nóng ở nhiệt độ 70-100 độ C. Nên bảo quản thực phẩm ở điều kiện che đậy, nhiệt độ dưới 4 độ C.

5. Ăn ngay khi nấu xong

Nên ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín xong bởi thức ăn chín để lâu ngoài không khí có nguy cơ nhiễm khuẩn lại từ môi trường.

6. Rửa rau rồi mới thái nhỏ

Trước khi nấu, rau xanh cần rửa sạch rồi mới thái nhỏ. Nhiều người thường thái nhỏ rau hoặc vò nát rau khi rửa. Việc này không những không làm sạch rau mà còn làm mất các chất dinh dưỡng.

7. Ngâm rau sống trong nước vo gạo

Để tránh và hạn chế thuốc trừ sâu và hóa chất bảo quản thực phẩm, tốt nhất rau sống trước khi ăn cần phải ngâm vào nước gạo trong 30 phút. Sau đó rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần. Việc ngâm nước muối không có tác dụng làm sạch rau mà chỉ làm cho rau bị đen và nát.

Ngay cả hoa quả cũng không nên ngâm nước muối mà nên ngâm trong nước sạch để pha loãng nồng độ hóa chất. Ngâm trước khi ăn khoảng 30 phút.

8. Ăn uống an toàn bên ngoài

Khi ra ngoài ăn tiệm, dù là quán cơm bình dân hay nhà hàng sang trọng, bạn vẫn có nguy cơ bị ngộ độc.

Lưu ý khi gọi thức ăn: với cà chua, được nấu ở nhiệt độ 62 độ C là an toàn và thịt là 66 độ C. Khi gọi món thịt bò hãy lưu ý nhà hàng ít nhất phải làm nó chín tới hoặc chỉ hơi tái, tốt nhất không nên ăn tái.

9. Bày bàn ăn đúng cách

Hãy loại bỏ thức ăn dư thừa (đã tiếp xúc với nhiệt độ phòng > 2 giờ đồng hồ hoặc để ngoài thời tiết nóng > 1 giờ).

Nếu có nhu cầu bày biện thức ăn nguội ra sớm hơn 2 giờ, hãy sử dụng khay đá đặt phía dưới để thức ăn được bảo quản lạnh và nên thay thường xuyên khi đá tan. Khi dùng khay đá, bạn nên đựng thức ăn vào đồ đựng nông để tất cả các phần được bảo quản đều.

Nếu muốn bày thức ăn nóng trong hơn 2 tiếng, nên sử dụng khay giữ nóng thức ăn, lò hâm.

10. Nấu chín thức ăn ở nhiệt độ phù hợp

Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ ngộ độc. Có thể sử dụng nhiệt kế để kiểm tra xem thực phẩm đã được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay chưa.

Thức ăn an toàn là khi được nấu chín ở nhiệt độ 60-100 độ C.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Những mẹo nhỏ giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-meo-nho-giup-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-58510/feed/ 0
Những lưu ý phòng ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết https://benh.vn/nhung-luu-y-phong-ngo-doc-thuc-pham-trong-nhung-ngay-tet-4844/ https://benh.vn/nhung-luu-y-phong-ngo-doc-thuc-pham-trong-nhung-ngay-tet-4844/#respond Sat, 26 Jan 2019 07:11:39 +0000 http://benh2.vn/nhung-luu-y-phong-ngo-doc-thuc-pham-trong-nhung-ngay-tet-4844/ Năm hết tết đến đa phần tâm lý mọi người muốn chuẩn bị thật nhiều đồ ăn cho gia đình: các loại thịt lợn, bò, giò, chả, cá, măng… đến bánh, mứt kẹo để đón một năm mới đầy đủ, sung túc.

Bài viết Những lưu ý phòng ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Năm hết tết đến đa phần tâm lý mọi người muốn chuẩn bị thật nhiều đồ ăn cho gia đình: các loại thịt lợn, bò, giò, chả, cá, măng… đến bánh, mứt kẹo để đón một năm mới đầy đủ, sung túc.

Tuy nhiên, cần phải làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết là việc các bà, các mẹ cần quan tâm.

Thế nào là ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta ăn phải những thức ăn chứa mầm bệnh, vi khuẩn gây hại hoặc những chất độc sinh ra từ quá trình thức ăn bị ôi thiu.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

  • Thức ăn từ thịt động vật chưa được nấu chín.
  • Do rau chưa rửa sạch.
  • Các sản phẩm từ sữa, các loại thủy sản… không bảo quản đúng cách hoặc quá thời hạn sử dụng.
  • Các độc chất tự sinh ra trong quá trình thức ăn dự trữ bị ôi thiu, bảo quản không phù hợp.
  • Do các chất gây hại trong quá trình chế biến: chất bảo quản, chất dùng làm gia vị không có nguồn gốc rõ ràng…
  • Các vi khuẩn thường gây bệnh là: Salmonnella, E.coli, listeria, campylobacter…

Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc ở thể nhẹ

  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Khó chịu ở bụng.
  • Đau quặn bụng.
  • Tiêu chảy…

Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)

Ngộ độc ở thể nặng

  • Sốt, nhức đầu.
  • Chóng mặt.
  • Tụt huyết áp.
  • Hôn mê…

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

  • Chọc ói hết thức ăn nếu thấy buồn nôn (loại bỏ những thức ăn ôi thiu, ngộ độc…)
  • Đi ngoài tự nhiên và không được uống thuốc cầm tiêu chảy (loại bỏ những thức ăn bị ngộ độc trong đường ruột).
  • Uống bù nước Oresol càng sớm càng tốt, đặc biệt là ở trẻ em và người già.
  • Đưa bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch tại bệnh viện đối với những trường hợp bị ngộ độc nặng.

Lưu ý:

  • Xác định nguyên nhân ngộ độc thức ăn dựa vào thức ăn và những người cùng ăn.
  • Tùy theo loại bệnh để có cách điều trị cụ thể.

Kích thích để nôn hết thức ăn đã bị ôi thiu, ngộ độc (Ảnh minh họa)

Phương pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm

  • Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, có kiểm định.
  • Những thức ăn chế biến sẵn cần chọn mua ở những nơi có uy tín, hợp vệ sinh, thời hạn sử dụng còn dài.
  • Các loại thực phẩm có nguy cơ cao: cá ngừ, măng tươi, nấm, các thức ăn chế biến sẵn không rõ nguồn gốc không nên mua.
  • Tùy từng loại thức ăn cần nấu chín với nhiệt độ thích hợp để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc.
  • Các loại rau ăn sống cần phải rửa thật kỹ 2-3 lần và ngâm nước muối trước khi ăn, rau úa vàng, khoai tây đã mọc mầm không nên sử dụng.
  • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp.
  • Sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, nếu quá thời gian trên thì bảo quản trong tủ lạnh và hâm lại trước khi ăn.
  • Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn.
  • Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cần rửa tay sạch sẽ.
  • Tránh mua các loại thực phẩm chế biến sẵn bày bán trôi nổi, không nhãn mác, không có bao bì, kém vệ sinh hoặc có bao bì nhưng bị nứt bể, móp méo, phồng rộp…
  • Những người yếu bụng không nên ăn những đồ hải sản tươi sống: hàu, sam biển, ốc hương…
  • Các loại bánh mứt kẹo: mứt chuối, cà chua… nếu hết hạn sử dụng thì không nên ăn.

Lựa chọn thực phẩm có đầy đủ bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng… (Ảnh minh họa)

Lời kết

Ngày tết, hầu hết mọi nhà đều dự trữ rất nhiều loại thực phẩm để sử dụng cho gia đình: thịt nguội, lạp xưởng, bò khô, giò, chả, các loại thịt, bánh, kẹo…

Tuy nhiên, việc dự trữ, chế biến và bảo quản thức ăn không đúng sẽ gây gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, không nên để thức ăn lưu cữu quá lâu, đảm bảo ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn… đặc biệt cần mua thực phẩm ở những nơi có uy tín, đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng.

Benh.vn

Bài viết Những lưu ý phòng ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-luu-y-phong-ngo-doc-thuc-pham-trong-nhung-ngay-tet-4844/feed/ 0
7 đặc sản Việt ngon nhưng dễ gây ngộ độc chết người https://benh.vn/7-dac-san-viet-ngon-nhung-de-gay-ngo-doc-chet-nguoi-47051/ https://benh.vn/7-dac-san-viet-ngon-nhung-de-gay-ngo-doc-chet-nguoi-47051/#respond Tue, 01 Jan 2019 08:58:20 +0000 https://benh.vn/?p=47051 Đây có thể là món ăn ngon với nhiều người, nhưng lại tiềm ẩn nhiều độc tố vô cùng nguy hại cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.

Bài viết 7 đặc sản Việt ngon nhưng dễ gây ngộ độc chết người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đây có thể là món ăn ngon với nhiều người, nhưng lại tiềm ẩn nhiều độc tố vô cùng nguy hại cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.

1. Hàu

Đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách chính là hàu vì nó có chứa nhiều mầm mống gây bệnh, như vi khuẩn Norovirus có thể gây viêm ruột, viêm dạ dày, vi khuẩn Vibrio có thể gây bệnh tả, làm phồng da, nhiễm trùng máu…

2. Côn trùng rang, nướng

Nhiều loại côn trùng như ve, dế, châu chấu, nhộng, tằm… đang ngày càng trở thành các món ăn khoái khẩu cho con người vì hương vị thơm ngon, béo bùi đặc biệt.

Tuy nhiên, trong côn trùng có một số chất độc gây dị ứng cho người, trên thân chúng cũng chứa nhiều bào tử của nấm, giun, ve, bọ chét… dễ gây ngộ độc, tử vong.

3. Tiết canh

Tiết canh thực chất là huyết sống đông trộn với các loại rau thơm và gia vị nên ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Nếu tiết lấy từ con vật mắc bệnh thì chắc chắn đây sẽ là nguồn truyền nhiễm bệnh sang cho người.

Các bệnh thường gặp khi ăn tiết canh là nhiễm liên cầu lợn, viêm não, nhiễm giun, sán, nhiễm khuẩn huyết…

4. Gỏi mực/cá sống

Các loại gỏi làm từ thịt sống ẩn chứa nguy cơ gây nhiễm sán lá gan, dẫn đến tắc, sỏi hoặc ung thư mật, ung thư gan…

5. Khoai mì (sắn)

Khoai mì rất ngon nhưng lại chứa nhiều chất glycoside cyanogenic có khả năng gây ngộ độc cho người. Do đó, để đảm bảo an toàn, khi nấu cần gọt bỏ vỏ khoai và nướng, sau đó luộc kỹ, và phải tránh ăn sắn trong lúc đói vì rất dễ bị “say” sắn.

6. Cá nóc

Thịt cá nóc rất ngon nhưng đồng thời cũng là loại thực phẩm chết người nổi tiếng. Độc tố của cá nóc nhiều nhất ở gan và trứng, nhưng toàn thân cá nóc cũng có độc.

Chất độc trong thịt cá nóc rất bền vững nên không phải chỉ cần loại bỏ nội tạng và nấu kỹ trong vài tiếng là hết độc. Đây là loại thịt tuyệt đối không được thử.

7. Sò huyết

Sò huyết sống có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, virus gây hại cho cơ thể, có thể kể đến như virus viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ… Vì thế, mỗi khi ăn món sò huyết, bạn nên nấu chín chúng, tuyệt đối không nên ăn sò tái hoặc sống.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 7 đặc sản Việt ngon nhưng dễ gây ngộ độc chết người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/7-dac-san-viet-ngon-nhung-de-gay-ngo-doc-chet-nguoi-47051/feed/ 0
Sử dụng sứa biển tươi, những nguy hại có thể bạn chưa biết https://benh.vn/su-dung-sua-bien-tuoi-nhung-nguy-hai-co-the-ban-chua-biet-5276/ https://benh.vn/su-dung-sua-bien-tuoi-nhung-nguy-hai-co-the-ban-chua-biet-5276/#respond Wed, 15 Aug 2018 06:20:45 +0000 http://benh2.vn/su-dung-sua-bien-tuoi-nhung-nguy-hai-co-the-ban-chua-biet-5276/ Sứa biển là món ăn được người dân sử dụng để chế biến một số món hợp với ngày hè như: gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Tuy nhiên Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo không nên sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách vì sứa biển tươi dễ gây ngộ độc nguy hại đến tính mạng.

Bài viết Sử dụng sứa biển tươi, những nguy hại có thể bạn chưa biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sứa biển là món ăn được người dân sử dụng để chế biến một số món hợp với ngày hè như: gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa… Tuy nhiên Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo không nên sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách vì sứa biển tươi dễ gây ngộ độc nguy hại đến tính mạng.

Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải, con người sẽ bị dị ứng.

Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.

Ngộ độc sứa biển nguy hại tính mạng

Thể nhẹ

Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều, toàn thân sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên không nên quá lo lắng trong trường hợp này.

Thể tối cấp

Tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt.

Không nên sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến (Ảnh minh họa)

Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.

Thể cấp hay bán cấp

Sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu.

Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Đây là biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc.

Khuyến cáo người dùng

Không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến

Để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống,

Đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.

Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Sử dụng sứa biển tươi, những nguy hại có thể bạn chưa biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-dung-sua-bien-tuoi-nhung-nguy-hai-co-the-ban-chua-biet-5276/feed/ 0
Ngộ độc solanine do ăn dưa, cà muối, làm sao để tránh https://benh.vn/doc-hai-tu-ca-muoi-do-dau-7088/ https://benh.vn/doc-hai-tu-ca-muoi-do-dau-7088/#respond Sat, 14 Jul 2018 06:14:23 +0000 http://benh2.vn/doc-hai-tu-ca-muoi-do-dau-7088/ Dưa, cà hai là món ăn rất được ưa chuộng tại Việt Nam nhất là ở miền Trung. Trong nhà chùa ngoài hai món trên các sư còn muốn nhiều loại khác như củ cải, su hào nhưng dưa cà vẫn là món ăn phổ biến nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng lường trước được tác hại khi ăn nhiều dưa cà. Benh.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này.

Bài viết Ngộ độc solanine do ăn dưa, cà muối, làm sao để tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong mâm cơm người Việt, Dưa, cà muối… trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với một loại độc tố trường diễn có tên Solanine hay gặp khi ăn nhiều dưa cà. Benh.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này.

Quả cà trong y học

Đông y

Theo Đông Y cà có chứa tính ngọt, hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng khá tốt. Cà còn được dùng để chế biến thành các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cho người bị sốt rét, thương hàn.

Y học hiện đại

Theo y học hiện đại cà là loại rau quả có chứa hàm lượng vitamin E, P cao, protein, canxi, sắt, phốt pho, ma giê,… đặc biệt chứa chất Nightshade soda –  một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.

Tuy có tác dụng chữa một số bệnh khá tốt nhưng trong cà cũng chứa một lượng độc tố gây hại vô cùng cho sức khỏe. Nếu bạn muối và sử dụng không đúng cách.

Ăn cà có thể dẫn tới ngộ độc solanine

Những quả cà pháo xanh chứa lượng solanin cao gấp 5 – 10 lần so với quả chín. Đây là một loại độc tố rất nguy hiểm. Nó thường có trong khoai tây mọc mầm hay phần xanh do khoai tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sản sinh ra. Do đó, khi ăn nên lựa chọn những quả đã chín kỹ, đã chua khi đó hàm lượng độc tố trong cà đã mất đi.

Biểu hiện của ngộ độc solanine

Các triệu chứng ngộ độc solanine thường không xuất hiện ngay mà phải mất từ 8-12 giờ sau khi nó ngấm vào cơ thể của bạn. Tuy nhiên, những trường hợp nhạy cảm, ăn cà pháo chứa độc với hàm lượng lớn cùng lúc sẽ có triệu chứng ngay sau 30 phút tiêu thụ thức ăn.

Khi đó bạn sẽ có cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt.

Ở mức độ nhỏ Solanine rất độc có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Khi bị ngộ độc solanine với hàm lượng lớn có thể nguy hiểm đến tình mạng. Tùy vào sức đề kháng và cơ địa mỗi người sẽ có mức độ ngộ độc nặng hay nhẹ, nhanh hay chậm.

Một nghiên cứu đã nói rằng nếu lượng solanine từ 2 đến 5mg/kg thể trọng sẽ khiến bạn bị ngộ độc và từ 3 đến 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ăn sống cực độc

Ăn cà pháo sống chấm mắm tôm, mắm ruốc, giòn tan, là món ăn vô cùng hấp dẫn: mằm mặn, đăng đắng, cay cay, là món khoái khẩu được rỉ tai của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này vô cùng độc hại. Vị đắng trong cà chứa độc tố. Cà càng đắng chứng tỏ độc tố là rất cao.

Nhiều người ưa thích món cà pháo muối xổi, vì nó rất giòn, nhiều gia vị ngon miệng. Nhưng đây là một sở thích cực kỳ nguy hiểm cho bạn.

Ăn cà gây tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư gan

Ngoài những độc dược có sẵn trong cà thì cách chế biến, sử dụng dụng cụ để muối cà cũng là một tác nhân gây nên những căn bệnh ung thư gan và ung thư dạ dày.

Tuy cà có chứa chất Nightshade soda – chất chống lại ung thư. Nhưng quá trình chế biến không đúng cách đã khiến nó mất đi, thậm chí biến đổi thành chất gây hại lớn.

Thông thường, chúng ta có thói quen muối cà vào bình nhựa. Những loại nhựa không đảm bảo chất lượng khiến quá trình lên men của cà, làm sản sinh axit, chúng sẽ tác động ăn mòn và ngấm chất độc từ nhựa vào cà.

Chất độc này có tác động trực tiếp đến dạ dày, chất độc được đi qua gan và gây tổn thương cho gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan và dạ dày.

Theo một số điều tra ở những bệnh nhân mắc ung thư gan và ung thư dạ dày thì có một lượng không nhỏ những người thường xuyên ăn dưa cà muối.

Người nào không nên ăn cà pháo?

Phụ nữ mang thai

Món cà pháo muối chua, thơm giòn luôn hấp dẫn các bà bầu ốm nghén. Tuy nó có thể làm bạn “đã” cơn ốm nghén nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tử cung, không tốt cho em bé.

Ngoài ra, những phụ nữ khác cũng không nên ăn quá nhiều cà pháo, để giảm sự tác động đến tử cung, vì cà pháo chứa chất độc và có tính hàn.

Người ốm, mới ốm dậy

Nhiều người nhầm tưởng câu “1 quả cà bằng 3 chén thuốc”. Ý nói cà bổ dưỡng. Điều này là không đúng. Người đang bị ốm nếu ăn cà vào sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.

Cà không phải là món ăn mà ai cũng có thể dùng được. Tuy muối dưa cà không khó nhưng do thiếu hiểu biết nên người muối và người dùng vô tình đã đưa chất độc hại vào cơ thể mình mà không hay biết. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn hình dung được mối nguy hại của những đồ ăn muối đặc biệt là dưa, cà

Benh.vn (Theo soha)

Bài viết Ngộ độc solanine do ăn dưa, cà muối, làm sao để tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/doc-hai-tu-ca-muoi-do-dau-7088/feed/ 0
6 loại thực phẩm không nên ăn vì rất độc https://benh.vn/6-loai-thuc-pham-khong-nen-an-vi-rat-doc-47075/ https://benh.vn/6-loai-thuc-pham-khong-nen-an-vi-rat-doc-47075/#respond Thu, 05 Jul 2018 03:32:29 +0000 https://benh.vn/?p=47075 Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.

Bài viết 6 loại thực phẩm không nên ăn vì rất độc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.

1. Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

2. Dưa muối chưa kĩ hoặc bị khú

Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong quá trình làm chua, giai đoạn đầu dưa còn hăng (còn cay) hoặc khi dưa đã khú (mùi khó chịu, thậm chí chảy nhớt) có chứa nhiều chất nitrit gây oxy hóa sắt trong hồng cầu máu làm hồng cầu không còn khả năng gắn oxy, nếu nhiễm độc số lượng lớn có thể gây thiếu oxy và tử vong.

3. Gừng tươi bị dập

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

4. Khoai tây mọc mầm

Củ khoai tây đã mọc mầm hoặc vỏ chuyển sang màu xanh rất độc hại nếu cố tình sử dụng. Bởi chúng có chứa ancaloit – chất có khả năng gây ngộ độc cho cơ thể.

5. Bắp cải thối

Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

6. Canh để qua đêm

Các loại canh rau phổ biến như canh rau cải, canh rau ngót, canh khoai tây,… không nên để qua đêm. Bởi, hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 6 loại thực phẩm không nên ăn vì rất độc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/6-loai-thuc-pham-khong-nen-an-vi-rat-doc-47075/feed/ 0
Các loại hải sản cực độc https://benh.vn/cac-loai-hai-san-cuc-doc-5395/ https://benh.vn/cac-loai-hai-san-cuc-doc-5395/#respond Fri, 08 Jun 2018 05:23:04 +0000 http://benh2.vn/cac-loai-hai-san-cuc-doc-5395/ Hải sản là món ăn ngon, giầu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số loài hải sản mang nhièu độc tố gây ngộ độc cho người ăn thậm chí có thể tử vong.

Bài viết Các loại hải sản cực độc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hải sản là món ăn ngon, giầu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số loài hải sản mang nhièu độc tố gây ngộ độc cho người ăn thậm chí có thể tử vong.

Tổng quan về các loài sinh vật gây độc tại vùng biển Việt Nam

Viện Hải dương học Nha Trang vừa nghiên cứu và công bố 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người tại vùng biển Việt Nam. Đáng sợ nhất là Cá nóc chuột vằn tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người.

Trong số 39 loài sinh vật có chứa chất độc này, có 22 loài cá, một loài mực tuộc, hai loài ốc, ba loài cua, một loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.

Những loài hải sản độc này có thể gây hại cho con người theo hai cách chính: qua đường tiêu hoá do các món ăn chế biến từ cá và hải sản và qua phản ứng tự vệ của con vật khi ta vô tình chạm vào chúng, bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc.

Đa số những loài sinh vật độc hại nói trên đều có ở vùng biển nước ta , từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, như các loài cá nóc, cá bống vân mây, loài so và rắn biển, nhưng cũng có một số loài như ốc biển, cua, mực đốm xanh… chỉ mới gặp ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

Một số loài hải sản gây độc

Cá nóc

Đặc điểm sống

Phần lớn những loài này sống cả ở ngoài khơi và vùng ven bờ, các vùng vịnh, đầm phá, các cửa sông lớn… Riêng hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti) mới chỉ phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hai loài cá nóc độc nhất

Trong 41 loài sinh vật độc trên có 5 loại cực độc là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất.

Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus): thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… nom không có vẻ gì đáng sợ nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người; hàm lượng độc chất cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10.

Cá nóc chấm cam: Sau cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng rất đáng sợ, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60 – 70 người.

Tác hại chết người của nọc độc hải sản

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bản chất các độc tố của phần đông các hải sản trên thuộc nhóm chất độc thần kinh, nên khi con người bị nhiễm chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hệ tim mạch gây ra những triệu chứng ngộ độc rất trầm trọng.

Hầu hết chúng là những chất độc nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao trong thời gian rất nhanh, với liều độc thấp. Cụ thể, chất độc chứa trong cá nóc và nhiều loại hải sản khác như mực đốm xạnh, so biển, cá bống vân mây, v.v.. là tetrodotoxin, có tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Chất độc chứa trong cá bống vân mây là tetrodotoxin, có tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Triệu chứng của ngộ độc như sau

Trường hợp bị nhiễm ít chất độc, bệnh nhẹ

Sau khi ăn phải hải sản độc từ 10 phút đến vài giờ, người bệnh thấy tê môi, lưỡi, miệng, mặt, tê các ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Đồng thời thấy đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt…

Trường hợp nặng

Người bệnh mệt lả, yếu cơ, liệt cơ tiến triển nên đi đứng loạng choạng không vững. Tình trạng liệt cơ nặng lên nhanh chóng dẫn đến liệt toàn thân, kể cả hô hấp, khiến người bệnh không thở được, suy hô hấp, ngừng thở, mạch chậm, huyết áp hạ và hôn mê, dẫn đến tử vong.

Bộ phận nào của hải sản chứa chất độc ?

Trong cơ thể cá và hải sản độc, thường trứng và gan là hai nơi tập trung độc chất cao nhất. Nhưng cũng có những hải sản độc, thịt và da lại là những nơi tập trung độc tố cao hơn cả, như loài cá bống vân mây.

Trường hợp ngộ độc hải sản nặng người bệnh sẽ không thở được, suy hô hấp, ngừng thở, mạch chậm, huyết áp hạ và hôn mê, dẫn đến tử vong,

Chất độc của cá này tuy có ở tất cả các bộ phận cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở da, cứ 100g da có thể giết chết 9 – 10 người.

Còn đối với ba loài hải sản độc khác là cua hạt, mực đốm xanh và so biển thì tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng đều chứa chất độc. Cũng vì vậy, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng tuyệt đối không dùng các loài hải sản độc chế biến thức ăn dưới bất cứ hình thức nào và với bất cứ bộ phận nào của cơ thể chúng.

Nguyên nhân ngộ độc hải sản

Trong thực tế hầu hết các trường hợp ngộ độc hải sản nặng đều do ăn phải những loài cá biển và hải sản chứa độc tố mạnh. Ngoài ra cũng có một số người bị trúng độc do sờ mó hoặc vô tình chạm vào những loài rắn biển, cá mặt quỉ, mực đốm xanh, ốc cối… nên bị chúng căn, chích hoặc phóng tên độc. Các độc tố của con vật sẽ theo răng hoặc tên độc của chúng phóng ra xâm nhập cơ thẻ người qua vết thương gây ngộ độc

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Các loại hải sản cực độc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-loai-hai-san-cuc-doc-5395/feed/ 0