Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 14 Jan 2019 03:23:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nguyên nhân gây phù https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-phu-2556/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-phu-2556/#respond Sun, 26 Feb 2017 04:16:24 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-phu-2556/ Phù là một triệu chứng hay gặp và nó biểu hiện không riêng cho một bệnh nào. Phù cũng biểu hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như phù mặt, phù chân, phù mắt, phù ngực... Phù gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, chủng tộc.

Bài viết Nguyên nhân gây phù đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phù là một triệu chứng hay gặp và nó biểu hiện không riêng cho một bệnh nào. Phù cũng biểu hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như phù mặt, phù chân, phù mắt, phù ngực… Phù gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, chủng tộc.

phù

Những nguyên nhân gây phù phổ biến

Phù có rất nhiều nguyên nhân cụ thể như:

Phù do bệnh về thận

Thận có nhiều loại bệnh khác nhau và triệu chứng phù rất điển hình cho từng loại bệnh. Những bệnh của thận thường có biểu hiện phù như thận hư tiên phát. Bệnh này gặp chủ yếu ở trẻ em mà triệu chứng phù rất rõ rệt, đặc điểm của bệnh là phù toàn thân, thường kèm theo có cổ trướng và hay tái phát; bệnh viêm cầu thận (cấp tính, bán cấp tính và mạn tính). Bệnh thường phù ở mi mắt sau đó mới đến mặt và các nơi khác. Ngoài ra còn thấy suy thận cấp tính, suy thận mạn tính cũng có biểu hiện phù. Phù trong bệnh thận thường là phù mềm, trắng, ấn lõm.

Phù do bệnh suy tim

Suy tim có nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi một mức độ cũng có tính chất phù khác nhau. Lý do khi bị suy tim có hiện tượng phù, nhất là suy tim phải là do ứ trệ tuần hoàn. Phù trong suy tim lúc đầu rất kín đáo nhưng khi bệnh càng ngày càng nặng lên thì càng rõ rệt. Phù do suy tim thường thấy ở chân, điển hình là ở mắt cá chân. Ban ngày triệu chứng phù rõ hơn vì do đi lại hoặc đứng nhiều nhưng khi ngủ dậy buổi sáng thì triệu chứng phù sẽ giảm hoặc không còn (phù ít, nhẹ). Phù tim phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn, uống, đi lại và thuốc điều trị. Nếu bị suy tim mà ăn mặn, nhiều muối thì phù sẽ tăng lên. Phù tim cũng thuộc dạng phù mềm, ấn lõm. Phù tim còn có nhiều triệu chứng khác đi kèm như khó thở, môi tím, gan to… Tất nhiên muốn xác định phù có phải do suy tim hay không thì không thể bỏ qua khám lâm sàng và làm các xét nghiệm khác kèm theo.

Phù do chế độ dinh dưỡng

Phù dinh dưỡng thường gặp ở người cao tuổi, phù thuộc chế độ ăn (ăn, uống kém hoặc ăn không đủ chất, ăn uống thất thường…). Phù dinh dưỡng cũng còn do một số bệnh mạn tính làm cho cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém như bệnh về đường tiêu hóa (viêm đại tràng mạn tính, ung thư đại tràng), bệnh nhiễm trùng mạn tính, bệnh về gan mật, tụy tạng, các bệnh ung thư… Phù dinh dưỡng thường hay gặp là phù hai chân, phù mềm, ấn lõm, phù trắng. Đặc biệt phù của dinh dưỡng không có liên quan đến thời gian trong ngày, có nghĩa là phù gần như thường xuyên trừ khi có cải thiện được chất dinh dưỡng trong máu người bệnh. Phù dinh dưỡng thì khi xét nghiệm nước tiểu sẽ không thấy protein xuất hiện và xét nghiệm protein máu thì lượng protein giảm rõ rệt (protid toàn phần trong máu ở người lớn, bình thường là từ 66-80 g/l).

Phù do xơ gan

Xơ gan cũng có nhiều giai đoạn nhưng các giai đoạn về sau thì phù càng rõ rệt. Phù trong bệnh xơ gan cũng phù mềm, ấn lõm. Đi kèm với phù, trong bệnh xơ gan còn nhiều dấu hiệu quan trọng khác như tuần hoàn bàng hệ, tỷ lệ protein máu giảm rõ rệt, tiền sử có viêm gan B, C, D hoặc nghiện rượu, đã từng mắc bệnh sốt rét… Trong những trường hợp cần thiết nên siêu âm gan, chọc sinh thiết gan để xác định nguyên nhân của bệnh và có hướng điều trị hiệu quả hơn.

Phù do thiếu vitamin B1

Người ăn, uống thiếu vitamin B1 kéo dài có thể mắc bệnh tê phù. Như vậy bệnh có 2 triệu chứng điển hình là tê và phù. Phù thường thấy ở bắp chân, kèm theo phù người bệnh có cảm giác tê tê ở bắp chân cả hai bên và bắp chân to ra. Những người ăn cơm do gạo xát quá kỹ làm mất hết cám mà trong cám có chứa rất nhiều sinh tố B1 thì rất dễ bị bệnh thiếu vitamin B1.

Phù do viêm tắc tĩnh mạch

Biểu hiện của phù rõ nhất là viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Phù mềm nhưng khi ấn không thấy lõm. Phù kèm theo đau nhất là khi vuốt dọc theo đường tĩnh mạch chạy hoặc vùng có viêm, tắc tĩnh mạch. Trong những trường hợp viêm tắc tĩnh mạch khi sờ, nắn vào vùng tĩnh mạch bị viêm tắc chi dưới gần cổ chân, bệnh nhân kêu đau vì vậy dễ chẩn đoán nhầm là viêm khớp. Khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên thì giảm đau và giảm phù.

Phù do dị ứng

Một số người có thể bị phù do dị ứng. Biểu hiện của phù do dị ứng có thể ở mặt, thân thể. Có khi chỉ phù cục bộ nơi có chất gây dị ứng tác động vào, ví dụ như vùng bị ong, kiến, hoặc côn trùng đốt. Phù dị ứng có khi xuất hiện ở niêm mạc ruột gây đau bụng, tiêu chảy hoặc nặng hơn là phù não sẽ gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh.

Phù não còn do nhiều nguyên nhân khác như do ứ mạch, do độc tế bào, do rối loạn tính thấm vi mạch, do rối loạn tuần hoàn (trong cơn tăng huyết áp kịch phát)…

Ngoài ra còn có phù do thai nghén. Một số thai phụ bị phù chân, tuổi thai càng lớn thì mức độ phù càng tăng. Phù thai nghén chủ yếu do chèn ép nhưng phải hết sức cẩn thận khi xét nghiệm nước tiểu có chất albumin và cảnh giác bị sản giật.

Benh.vn (Theo moh)

Bài viết Nguyên nhân gây phù đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-phu-2556/feed/ 0
Triệu chứng phù https://benh.vn/trieu-chung-phu-4367/ https://benh.vn/trieu-chung-phu-4367/#respond Fri, 04 Dec 2015 04:55:06 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-phu-4367/ Trước một người bệnh phù, phải phân biệt phù “cục bộ” với phù “toàn thể”. Trong đó phù cục bộ thường dễ tìm nguyên nhân, còn phù toàn thể tuy thường nhẹ nhưng khó tìm nguyên nhân.

Bài viết Triệu chứng phù đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước một người bệnh phù, phải phân biệt phù “cục bộ” với phù “toàn thể”.

phù

Phù cục bộ thường dễ tìm nguyên nhân

– Do nhiễm khuẩn khu trú như nhọt, áp xe, khi đó, trích mủ quan trọng hơn là dùng kháng sinh.

– Do chấn thương như đụng giập, sai khớp, gãy xương. Có thể dùng các thuốc mỡ hoặc nước để chống viêm tại chỗ, nhưng chủ yếu là chữa đặc hiệu.

– Do tắc tĩnh mạch, phù chi dưới một hoặc hai bên, có thể có viêm (nóng, đỏ) hoặc không. Nếu tĩnh mạch nổi rõ thì chẩn đoán dễ. Nên hội chẩn để dùng thuốc chống đông và kháng sinh. Suy tĩnh mạch ở người hay đứng lâu và người cao tuổi cũng có thể gây phù.

– Do giun chỉ gây tắc mạch bạch huyết: phù hai chân hoặc phù bộ phận sinh dục (bìu dái, môi lớn …)

– Lâu ngày da vùng đó bị dày cứng lại (phù voi). Những biểu hiện hay kèm theo là: sốt từng đợt 3 – 5 ngày, hay tái đi tái lại, nổi hạch, có dưỡng trấp. Điều trị đặc hiệu bằng diethylcarbamazin 5mg/kg/24 giờ, uống trong 3 tuần lễ hoặc dùng ivermectin ít tác dụng phụ hơn. Nếu phù quá lâu hoặc quá lớn, có khi phải phẫu thuật.

– Do tắc tĩnh mạch chủ trên như u trung thất, u phế quản, viêm hoặc tràn khí trung thất. Phù có dạng áo khoác: phù chi trên, mặt, cổ, nửa trên lồng ngực. Phải gửi tuyến trên.

Phù toàn thể

Nhẹ, chỉ thấy ấn lõm ở mắt cá chân hoặc nặng mặt, nếu nặng hơn thì có cả cổ trướng hoặc tràn dịch màng phổi. Nhiều khi phát hiện bằng “ lên cân quá nhanh”, vài cân trong ngày. Tìm nguyên nhân khó hơn, nhất thiết phải xét nghiệm nước tiểu tìm protein (albumin).

Nếu albumin niệu rõ ++ hoặc +++, chắc chắn phù do bệnh thận.

– Hội chứng thận hư hay gặp ở trẻ em: phù rất lớn, thể trạng vẫn tốt, không sốt.

Điều trị: ăn kiêng muối, nằm nghỉ, chữa bệnh nguyên nhân nếu có. Thuốc lợi niệu nên dùng khi phù quá lớn: uống furosemid, có khi kết hợp với metolazone là đủ, ít khi phải tiêm furosemid tĩnh mạch. Không nên cho nhiều thuốc lợi niệu quá để khỏi giảm tưới máu thận. Trường hợp hội chứng thận hư đơn thuần, nên dùng corticoid liều cao.

– Viêm cầu thận cấp do liên cầu

Thường bắt đầu bằng sốt, viêm họng, đái ít, đôi khi huyết áp tăng. Một số nhỏ có thể nặng lên, gây suy thận, tử vong: còn phần lớn có tiên lượng tốt.

Điều trị: kiêng muối, nằm nghỉ, uống furosemid. Nếu nhiễm khuẩn rõ (sốt đau họng), nên cho penicilin tiêm bắp 1-2 triệu đơn vị/24 giờ tiêm trong 7-10 ngày.

– Với các bệnh cầu thận nguyên nhân khác

Như lupus ban đỏ hệ thống, thận nhiễm amylose, tăng huyết áp, cần hội chẩn để chữa nguyên nhân và điều trị đặc hiệu.

Nếu protein niệu không có hoặc có ít, nên nghĩ đến các bệnh tim, gan, nội tiết. Thiếu vitamin B1 trầm trọng cũng gây phù.

– Suy tim ứ huyết gây phù

Do tăng áp lực tĩnh mạch và giảm mức lọc cầu thận. Những bệnh hay gây suy tim ứ huyết là: hẹp hai lá, tim phổi mạn, viêm màng ngoài tim cấp hoặc co thắt, nhồi máu cơ tim cũ, bệnh cơ tim, nhiều bệnh tim bẩm sinh.

Ở tuyến trên, phải khám tim mạch, tìm nguyên nhân gây bệnh để chữa như cắt mép van, cắt bỏ màng ngoài tim … Chữa phù do tim gồm: thuốc lợi niệu (furosemind, hydroclorothiazid), trợ tim (digoxin), giảm ăn muối, nghỉ tương đối.

– Xơ gan cũng hay gây phù

Vì albumin huyết giảm. Thường kèm theo cổ trướng, thể trạng sút kém.

Chẩn đoán cần định lượng albumin huyết (điện di hóa học), tỷ lệ prothrobin trong máu. Chữa phù do xơ gan cũng chỉ gồm ăn nhạt tương đối, ăn nhiều protid, không nên dùng nhiều thuốc lợi niệu.

– Một số phụ nữ có phù trước mỗi kỳ kinh, loại phù này chỉ cần kiêng muối mấy ngày đó là đủ.

– Phù niêm có nguyên nhân suy giáp trạng, điều trị bằng tinh chất tuyến giáp.

– Ở một số người cao tuổi, có khi không có bệnh thận, tim, gan mà vẫn có phù, có thể do môi dưới da lỏng lẻo để giữ nước.

Điều trị chỉ cần nâng sức khỏe bằng hoạt động đi lại nhiều hơn, ăn ít muối và nhiều protein hơn một ít.

– Nếu phù do thiếu vitamin B12 thì phải tiêm dưới da B12.

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng phù đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-phu-4367/feed/ 0