Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 30 Nov 2023 07:27:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim https://benh.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/ https://benh.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/#respond Mon, 25 Sep 2023 08:07:09 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/ Ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng).

Bài viết Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mắc giun kim là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở trẻ em, đôi khi cũng xảy ra ở cả người lớn tuổi nếu bị lây trứng giun từ quá trình ăn uống, vệ sinh. Hiện nay thuốc điều trị giun kim rất sẵn, tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh cũng rất quan trọng vì liên quan trực tiếp tới vấn đề vệ sinh trong đời sống hàng ngày.

1. Những biểu hiện khi mắc bệnh giun kim

Ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng).

Rìa hậu môn tấy đỏ, xung huyết.

Rối loạn tiêu hóa: Phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy như mũi, cũng có thể gây tiêu chảy (không thường xuyên). Trẻ thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, thỉnh thoảng có buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ.

Da xanh, chậm phát triển, biếng ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.

Ảnh hưởng về thần kinh: trẻ thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây nên hiện tượng khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và dễ khóc đêm. Nhiều tài liệu còn cho biết khi mắc bệnh giun kim có thể gây hiện tượng đái dầm ở trẻ. Đây là một bệnh gặp khá nhiều nhưng nếu đái dầm do giun kim thì sau khi tẩy sạch giun kim thì trẻ sẽ hết bị đái dầm.

Một số trường hợp gây nên nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa. Một số trường hợp do giun đi lạc chỗ như vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm do chúng mang theo vi sinh vật gây bệnh, vì vậy trong những trường hợp như thế này sẽ làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn.

2. Điều trị và phòng ngừa

Cách phổ biến nhất là dùng thuốc tẩy giun và vệ sinh hậu môn mỗi buổi sáng để vệ sinh sạch trứng bám quanh khu vực hậu môn. Chú ý là chỉ tẩy giun cho trẻ trên 3 tháng tuổi và nên chọn thuốc theo đúng độ tuổi.

Các bà bầu chỉ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân là giun kim sẽ tự động “biến mất” khỏi hệ tiêu hóa sau 6 tuần.

Vệ sinh nhằm loại trừ trứng giun bám trên cơ thể và trong nhà sẽ giúp cơ thể không bị tái nhiễm giun sau tẩy giun. Mọi thành viên trong gia đình cần thực hiện những việc dưới đây trong vòng 2 tuần kể từ sau khi uống thuốc tẩy giun:

  • Mặc quần lót vào buổi tối để nếu có gãi vô thức, tay cũng không chạm trực tiếp vào vùng da quanh hậu môn.
  • Cắt ngắn móng tay. Rửa tay trước khi ăn, trước khi nấu nướng và sau khi đi toilet.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh
  • Nên vệ sinh hậu môn mỗi sáng để rửa trôi toàn bộ số trứng giun đã được đẻ trong đêm.
  • Thay và giặt quần lót hằng ngày. Tránh giũ quần áo và chăn ga vì có thể khiến trứng giun bay lơ lửng trong không khí.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng máy hút bụi, thay  giặt thường xuyên các loại thảm trải sàn, đặc biệt là  nơi vui chơi của trẻ.
  • Nếu cần thiết phải luộc quần áo bé bằng nước sôi để giết hết chứng giun

Bài viết Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/feed/ 0
Bệnh học, triệu chứng và chẩn đoán bệnh giun đầu gai https://benh.vn/benh-hoc-trieu-chung-va-chan-doan-benh-giun-dau-gai-3417/ https://benh.vn/benh-hoc-trieu-chung-va-chan-doan-benh-giun-dau-gai-3417/#respond Sun, 26 Mar 2023 04:35:43 +0000 http://benh2.vn/benh-hoc-trieu-chung-va-chan-doan-benh-giun-dau-gai-3417/ Về kinh điển, bệnh giun đầu gai phân chia thành thể chu du dưới da (cutaneous form) hay gặp nhất và thể ký sinh phủ tạng (visceral forms), lệ thuộc vào vị trí của ấu trùng di chuyển cũng như các triệu chứng xảy ra sau đó. Một thể khác của bệnh giun đầu gai, tuy hiếm nhưng thật sự nguy hiểm vì biến chứng ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương.

Bài viết Bệnh học, triệu chứng và chẩn đoán bệnh giun đầu gai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Về kinh điển, bệnh giun đầu gai phân chia thành thể chu du dưới da (cutaneous form) hay gặp nhất và thể ký sinh phủ tạng (visceral forms), lệ thuộc vào vị trí của ấu trùng di chuyển cũng như các triệu chứng xảy ra sau đó. Một thể khác của bệnh giun đầu gai, tuy hiếm nhưng thật sự nguy hiểm vì biến chứng ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương.

Thể này thường đặc trưng bởi triệu chứng đau của bệnh lý rễ thần kinh (radiculopathy), có thể dẫn đến liệt hai chi dưới (paraplegia), đôi khi xuất hiện theo sau một bệnh lý viêm màng não tăng bạch cầu ái toan cấp. Bệnh lý kiểu này gần đây rất hay gặp tại Việt Nam với số ca đáng kể, xuất hiện nhiều tỉnh thành, trong đó có 6 ca tại tỉnh Bình Định có triệu chứng hệ thần kinh điển hình.

Bệnh giun đầu gai ở người là bệnh nhiễm trùng lạc chỗ (aberrant infection) với ấu trùng của Gnathostoma spinigerum từ chó và mèo. Người nhiễm chắc chắn phải có tiếp xúc với thịt của các vật chủ trung gian nhiễm bệnh (cá, lưỡng cư, giáp xác, chim).

Ấu trùng từ các vật chủ trung gian đi vào mô cơ thể người và có thể di chuyển chậm chậm đến nhiều mô khác nhau, tăng quá trình sưng phồng mô dưới da từng đợt (đó là đặc điểm thường thấy triệu chứng trên bệnh nhân). Giun được bao quanh bởi phản ứng viêm với sự tập trung nhiều bạch cầu eosin. Đặc biệt ấu trùng sẽ phá hủy cấu trúc khi chúng chết bên trong não hoặc mắt.

Quá trình bệnh sử giun đầu gai

Bệnh giun đầu gai có thể có quá trình bệnh diễn biến kéo dài trước khi phát hiện. Do đó, người bệnh cần theo dõi nếu có bất thường nên tới thăm khám ngay.

Triệu chứng cơ năng bệnh giun đầu gai

Viêm não tủy tăng bạch cầu eosin do ấu trùng chu du, di chuyển trong não, tăng bạch cầu chung và tăng eosin trong máu.Thời gian ủ bệnh thường 3 – 7 ngày, thời gian nhiễm bệnh tiềm tàng có thể kéo dài nhiều tháng. Suy nhược nhẹ, sốt, nổi mày đay, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau vùng thượng có thể xảy ra khi quá trình ấu trùng di chuyển qua dạ dày hoặc thành ruột non. Đau hạ sườn phải có thể đi kèm với thời gian mà ấu trùng chu du qua gan. Các triệu chứng khác có thể lệ thuộc vào tùy tình huống ấu trùng di chuyển đi đến đâu.

+ Da và mô mềm: Biểu hiện bằng nhiều khối u di động dưới da, đau, ngứa có khi sưng phù và đỏ ở nhiều vùng da như bị dị ứng. Chúng tạo thành những ổ áp-xe giống như bọc mủ, u nhọt hoặc những “đường hầm” dưới da, hông, vùng ngực, thái dương…dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Hiện tượng ấu trùng di chuyển có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và kết thúc khi ấu trùng chui ra từ các ổ áp – xe dưới da.

+ Phổi: ho, đau ngực, khó thở, ho ra máu, ho ra giun, gây viêm phổi, tràn dịch màng phổi

+ Hệ tiêu hóa: có dấu hiệu giống như viêm ruột thừa, viêm túi mật hoặc giả khối tổn thương ở ruột, đôi khi rất dữ dội, có thể nhầm với những triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm tụy cấp…

+ Ở gan: chúng gâysốt, đau vùng gan dễ chuẩn đoán nhầm với viêm gan…

+ Hệ tiết niệu: tiểu ra máu.

+ Mắt: giảm thị lực, gây viêm mống mắt, viêm màng bồ đào, xuất huyết trong mắt. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng đau nhức trong mắt, mắt viêm đỏ, mí mắt sưng phù…mù hoặc sợ ánh sáng.

+ Tai: giảm sức nghe hoặc ù tai

+ Hệ thần kinh trung ương:

  • Viêm tủy rễ thần kinh (hay gặp nhất), viêm não-tủy-rễ thần kinh, viêm não-màng não. Trình trạng này có thể gây ra tương tự hoặc xuất huyết dưới màng nhện.
  • Đau liên quan đến thần kinh, tiếp theo sau đó có thể liệt hoặc giảm cảm giác một vài ngày.
  • Sự di chuyển các dấu chứng và triệu chứng thần kinh định vị (ví dụ như liệt dây thần kinh sọ não, liệt chi, tiểu không tự chủ) khá điển hình. Với viêm màng não tăng bạch cầu eosin gây ra bởi A. cantonensis, suy giảm hệ thần kinh trung ương, sốt, giảm nhiệt độ, nhức đầu, triệu chứng và dấu chứng thần kinh không định vị (ngoại trừ liên quan đến dây thần kinh sọ não số VII và VIII) là điển hình hơn.

+ Tủy sống: Gây viêm tủy có thể dẫn đến liệt tứ chi.

+ Não: Gây viêm não, xuất huyết não, có thể khiến người bệnh bị tàn phế hoặc tử vong.

Triệu chứng thực thể bệnh giun đầu gai

Khám thực thể, các triệu chứng phụ thuộc vào từng vùng cơ thể mà ấu trùng di chuyển vào trong đó. Có thể cùng lúc một hay nhiều vùng liên quan đến:

+ Da và mô mềm: gồm có viêm mô mỡ dưới da (panniculitis), phù ấn không lõm, ban trườn, xuất hiện các nốt dưới da hoặc abces;

+ Hô hấp: đông đặc phổi hoặc xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch và khí màng phổi;

+ Hệ tiêu hóa: đau ở hạ sườn phải, vùng thượng vị, có khổi ở vùng hạ vị bên (P), cần chú ý dạ dày là một trong những tạng hay gặp nhiễm loài giun này;

+ Về thị giác: viêm mạch màng nho, viêm mống mắt, xuất huyết nội nhãn, tăng nhãn áp, , sẹo hoặc bóc tách võng mạc.

+ Hệ thần kinh trung ương: sốt, cứng cổ và/ hoặc sợ ánh sáng, tăng áp lực sọ não, dấu hiệu thần kinh định vị thay đổi, liệt, liên quan đến dây thần kinh sọ và/ hoặc ứ lại nước tiểu (liệt bàng quang).

Trong chẩn đoán bệnh giun đầu gai cần lưu ý

Một nghiên cứu tại các bệnh viện bệnh nhiệt đới do nhóm nghiên cứu do Moore, Janice McCroddan, Paron Dekumyoy, Peter L. Chiodini và cộng sự tại trường đại học Hoàng gia, London, và đại học Mahidol, Thái Lan tiến hành. Tại Việt Nam, thời gian qua số ca nhiễm Gnathostoma spinigerum đến khám và nhập viện điều trị tại bệnh viện nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn khá nhiều, chiếm tỷ lệ khoảng 4 – 6% trong tổng số bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đến khám và điều trị tại đây, tuy nhiên số ca nhiễm dương tính trên ELISA với Gnathostoma spinigerum thì cao gấp 10 lần (H.H.Quang và cs.,2007). Cho nên để chẩn đoán thế nào là ca bệnh cũng nên đưa ra một bộ tiêu chuẩn chẩn đoán, trong đó bao gồm tiêu chuẩn chính và tiêu chuẩn bổ sung. Số ca bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Gnathostoma tại các bệnh viện nhiệt đới thông qua lâm sàng và xác định bằng chẩn đoán huyết thanh học và một số thông số cận lâm sàng được ghi nhận một cách đầy đủ. Trong số đó, một số ca được mô tả chi tiết.

Chẩn đoán phân biệt bệnh giun đầu gai

Nhóm bệnh cần gián biệt

  Nhóm bệnh cần gián biệt

Nhóm bệnh cần gián biệt

1.Viêm não màng não do amíp

2.Nhiễm giun móc, mỏ

3.Phù mạch

4.Viêm ruột thừa

5.Bệnh giun đũa

6.Bệnh giun chỉ W.Bancrofti

7.Ung thư trẻ em

8.Viêm túi mật

9.Viêm mạch võng mạc

10.Bệnh nấm Coccidioidomycosis

11.Hội chứng ấu trùng di chuyển

12.Ấu trùng sán dây lợn

13.Nhiễm Diphyllobothrium latum

14.Bệnh giun chỉ Dirofilariasis

15.Bệnh giun chỉ Dracunculiasis

16.Bệnh Echinococcosis

17.Bệnh sán lá gan lớn

18.Bệnh đau sợi cơ

19.Bệnh giun chỉ bạch huyết

20.Bệnh giun móc

21.Bệnh Hymenolepiasis

22.Hội chứng tăng nhiễm eosin

23.Bệnh đơn bào đường tiêu hóa

24.Viêm nàng não vô trùng

25.Viêm màng não nhiễm khuẩn

26.Ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh

27.Bệnh sán lá phổi

28.Bệnh sán máng

29.Bệnh giun lươn

30.Bệnh nhiễm sán dây

Các bệnh khác cần quan tâm

1.Angiostrongylus cantonensis

2.Baylisascaris procyonis

3.Cysticercus cellulosae

4.Hội chứng đau cơ tăng eosin

5.Bệnh do giun chỉ Loa loa

6.Bệnh do Pentastomia

7.Sán nhái

8.Xuất huyết dưới nhện

Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh giun đầu gai

Có thể phát hiện bạch cấu ái toan tăng cao, đặc biệtở phase hoạt động của ấu trùng di chuyển. eosin có thể tăng trên 50% so với tổng số bạch cầu chung;

Tăng số lượng bạch cầu toàn phần.

Tổng phân tích nước tiể:

  • Hiếm khi phát hiện dấu hiệu gì, đôi khi phát hiện tiểu máu vi thể;
  • Có thể phát hiện giun.

Huyết thanh chẩn đoán:

  • Xét nghiệm ELISA và Western blot là những xét nghiệm đầy hứa hẹn.
  • Tuy nhiên, các test này không phải luôn sẵn có tại các quốc gia.

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Xquang phổi thẳng cho phổi và đường tiêu hóa;

CT-Scanner:

  • CT hiếm khi giúp chẩn đoán được điều gì, nhất là khi giun nằm ở mô mềm và bản thân giun cũng vậy;
  • Trong bệnh lý hệ thần kinh trung ương, CT có thể cho thấy bằng chứng xuất huyết nội sọ, lấp đầy nước tắc nghẽn hoặc viêm màng não trong 50% số ca.

Xét nghiệm khác

  • Soi đờm có thể thấy giun.

Các thủ thuật khác

  • Phẩu tích hoặc phẩu thuật vết thương hiếm khi giúp được điều gì cho chẩn đoán tại các vết thương, mô dưới da, mô mềm.
  • Chọc dịch não tủy có thể hỗ trợ: tăng bạch cầu (trung bình từ 20-1430 WBCs, nhưng điển hình thường tăng nhưng <500, trung bình 250); tăng bạch cầu eosin (5-94%, trung bình là f 38%) và có dấu hiệu nhiễm sắc vàng (xanthochromia) với một số hồng cầu.

Xét nghiệm mô học bệnh giun đầu gai

Khi xét nghiệm tìm thấy ấu trùng, ấu trùng có kích thước 2.5-12.5 mm x 0.4-1.2 mm. Trong mô, chủ yếu bạch cầu eosin, kèm theo xuất hiện nhiều nguyên bào sợi, mô bào, tế bào không lồ lạ; điều đó cho tháy phù hợp với khối u (bướu) hạt tăng sinh bạch cầu eosin. Trong hệ thần kinh trung ương, đường đi của não bộ có thể xuất hiện thâm nhiễm bạch cầu ái toan quanh vách mạch, nhiều bào tương, và lymphocyte. Không giống như trong viêm màng não tăng eosin do giun A cantonensis, ở đây u hạt hệ thần kinh trung ương hoặc mảnh vụn ký sinh trùng có thể được tìm thấy.

Bài viết Bệnh học, triệu chứng và chẩn đoán bệnh giun đầu gai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-hoc-trieu-chung-va-chan-doan-benh-giun-dau-gai-3417/feed/ 0
Tẩy giun vào thời điểm nào là tốt nhất? https://benh.vn/tay-giun-vao-thoi-diem-nao-la-tot-nhat-5198/ https://benh.vn/tay-giun-vao-thoi-diem-nao-la-tot-nhat-5198/#respond Tue, 04 Oct 2022 05:19:03 +0000 http://benh2.vn/tay-giun-vao-thoi-diem-nao-la-tot-nhat-5198/ Sau khi giấy lên những thực trạng về việc trẻ em bị nhiễm giun sán do thực phẩm , nhiều người giật mình tự hỏi : " Đã bao lâu rồi mình chưa tẩy giun ? "

Bài viết Tẩy giun vào thời điểm nào là tốt nhất? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau khi giấy lên những thực trạng về việc trẻ em bị nhiễm giun sán do thực phẩm , nhiều người giật mình tự hỏi : ” Đã bao lâu rồi mình chưa tẩy giun ? “

Tại sao chúng ta lại bị nhiễm giun sán

Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở đường ruột. Ở nước ta, tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém do vậy rất nhiều người nhiễm các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn… Tỷ lệ nhiễm giun đặc biệt là giun đũa rất cao. Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn thực phẩm không được nấu chín, nước uống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián…

tre-em-ngam-ban

Ở trẻ em, ngoài giun đũa còn dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun hoặc gãi vùng hậu môn (do giun bò ra đẻ trứng và gây ngứa) rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải trứng giun… Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi… Thai phụ nhiễm giun dễ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

Các thói quen để phòng tránh giun sán

Ăn chín uống sôi :

Phần lớn các kí sinh trùng hay trứng của chúng sẽ bị chết khi chúng ta nấu thật chín thực phẩm trước khi ăn.

Rèn thói quen giữ vệ sinh tay phòng nhiễm giun :

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là thói quen rất cần thiết phải tạo ra đặc biệt là với trẻ – đối tượng tiếp xúc với nhiều nơi có nguy cơ nhiễm kí sinh trùng này.

Uống thuốc tẩy giun định kì:

Uống gì : Thuốc tẩy giun trên thị trường hiện nay chủ yếu có chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol, trong đó mebendazol dễ sử dụng. Tác động của mebendazol bằng cách ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun. Đây là loại thuốc không kê đơn, bạn có thể tự mua thuốc để tẩy giun cho cá nhân bạn và gia đình.

Lúc nào : Định kỳ từ 4 – 6 tháng/1 lần để cho dễ nhớ người ta hay sử dụng hai thời điểm 1/6 và 6/1 để định kỳ tẩy giun. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày (sáng, trưa hay chiều tối), vào lúc bụng đói hay no. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.

Tuy nhiên, để tránh những tác dụng không mong muốn (mặc dù hiếm gặp) như đau bụng lâm râm, buồn nôn… bạn nên uống sau bữa ăn sáng. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói. Thuốc tránh dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ. Nếu có ý định mang thai cần chủ động tẩy giun trước vài tháng.

Liều lượng : Liều dùng Mebendazol cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau, mỗi lần tẩy giun chỉ cần uống 1 viên 500mg duy nhất để tẩy các loại giun thông thường, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng phù hợp với từng dạng thuốc bạn mua về.

Bài viết Tẩy giun vào thời điểm nào là tốt nhất? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tay-giun-vao-thoi-diem-nao-la-tot-nhat-5198/feed/ 0
Biểu hiện trẻ bị đau bụng giun và thời điểm cần thiết tẩy giun cho trẻ https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-dau-bung-giun-va-thoi-diem-can-thiet-tay-giun-cho-tre-5644/ https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-dau-bung-giun-va-thoi-diem-can-thiet-tay-giun-cho-tre-5644/#respond Mon, 13 May 2019 07:30:59 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-tre-bi-dau-bung-giun-va-thoi-diem-can-thiet-tay-giun-cho-tre-5644/ Để có những hiểu biết khoa học khi dùng thuốc tẩy giun cho trẻ như: thời điểm tẩy giun, độ tuổi tẩy giun, những lưu ý cần thiết khi tẩy giun… thì không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết.

Bài viết Biểu hiện trẻ bị đau bụng giun và thời điểm cần thiết tẩy giun cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đa phần các gia đình ở thành phố thường có ít con (1 đến 2 con) và có điều kiện kinh tế hơn nên việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái có phần “chu đáo” hơn các khu vực ngoại thành, vùng dân cư, hẻo lánh.

Tuy nhiên, để có những hiểu biết khoa học khi dùng thuốc tẩy giun cho trẻ như: thời điểm tẩy giun, độ tuổi tẩy giun, những lưu ý cần thiết khi tẩy giun… thì không chỉ có các ông bố bà mẹ ở nông thôn mà ở thành phố không phải ai cũng biết.

Vậy, những biểu hiện trẻ bị đau bụng giun? Khi nào thì có thể tẩy giun cho trẻ? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu.

Các biểu hiện trẻ bị đau bụng giun

  • Đau bụng quanh rốn.
  • Đau bụng thành cơn, có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Có thể nôn ra giun nếu chúng chui lên dạ dày.
  • Trẻ đi ngoài sống phân, phân lỏng.
  • Trẻ có thể đi ngoài ra giun…

đau bụng giun

Đau bụng quanh rốn, buồn nôn, đi ngoài phân sống… là biểu hiện trẻ bị đau bụng giun

Trẻ có giun ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa dẫn đến không hấp thu được nhiều dinh dưỡng (do bị chia sẻ dinh dưỡng với giun).
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc.
  • Trẻ có thể bị tắc ruột do búi giun.
  • Gây ra những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật.
  • Gây đau dạ dày cấp khi giun chui lên dạ dày.
  • Trường hợp giun chui lên ống tụy, gây viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Một số loại giun khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể di trú lên mắt, não….

Giun gây ra những cơn đau cấp khi chúng chui lên đường mật

Thời gian tẩy giun cho trẻ

  • Trẻ 2 tuổi có thể tẩy giun.
  • Trẻ dưới 2 tuổi có giun thì cha mẹ sẽ tẩy giun cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đối với những trẻ không bị đau bụng, không có các triệu chứng có giun thì ngoài 4 tuổi cũng cần tẩy giun cho trẻ…

Phương pháp đề phòng bệnh giun cho trẻ

  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho trẻ: uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.
  • Giữ vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Không cho trẻ ăn sống (các món trần, nhúng) mà phải cho trẻ ăn chín, uống sôi.
  • Thường xuyên cắt móng tay, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi.
  • Nhắc nhở con có ý thức rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không để bé bò lê la, nghịch đất cát.
  • Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.
  • Nhắc nhở con có ý thức rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh

Lời kết

Tẩy giun cho trẻ là việc làm cần thiết vì nếu không được tẩy giun, trẻ sẽ trở nên còi cọc, thiếu dinh dưỡng, trẻ có thể bị tắc ruột do búi giun, hoặc gây ra những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật, giun sinh trưởng, phát triển và di trú lên mắt, não…

Vì vậy, khi trẻ có các dấu hiệu: đau bụng kèm buồn nôn, nôn ra giun, ngoáy đít cần tẩy giun cho trẻ. Thông thường, trẻ 2 tuổi là có thể tẩy giun, trong trường hợp trẻ nhỏ hơn nhưng có giun thì cha mẹ cần tẩy giun cho con theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, để phòng bệnh giun, cha mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh tay chân cho trẻ nhất là sau khi đi vệ sinh. Tuyệt đối không cho trẻ ăn sống, ăn các đồ ăn tái,… mà phải cho trẻ ăn chín, uống sôi.

Benh.vn

Bài viết Biểu hiện trẻ bị đau bụng giun và thời điểm cần thiết tẩy giun cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-tre-bi-dau-bung-giun-va-thoi-diem-can-thiet-tay-giun-cho-tre-5644/feed/ 0
Tổng quan về bệnh ấu trùng sán lợn dưới da https://benh.vn/benh-au-trung-san-lon-duoi-da-3180/ https://benh.vn/benh-au-trung-san-lon-duoi-da-3180/#respond Mon, 18 Mar 2019 04:28:19 +0000 https://benh.vn/benh-au-trung-san-lon-duoi-da-3180/ Nhiễm ấu trùng Sán lợn Cysticercus là bệnh lý ở người nhiễm sán dây lợn T. solium khi còn giai đoạn ấu trùng. Bệnh có thể bị nhiễm ở nhiều bộ phận như dưới da, cơ vân, mắt, thần kinh… và đặc biệt nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Bài viết Tổng quan về bệnh ấu trùng sán lợn dưới da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm ấu trùng Sán lợn Cysticercus là bệnh lý ở người nhiễm sán dây lợn T. solium khi còn giai đoạn ấu trùng. Bệnh có thể bị nhiễm ở nhiều bộ phận như dưới da, cơ vân, mắt, thần kinh… và đặc biệt nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Sán lợn

Đặc điểm chung của nhiễm ấu trùng sán lợn

Nhiễm ấu trùng sán lợn (cysticercus) ở người là bệnh nhiễm giai đoạn ấu trùng (cysticercus) của sán dây T. solium. Tỷ lệ mắc tới 10% được phát hiện ở một số vùng dịch tễ.

Các ấu trùng sán hoàn thành sự phát triển trong vòng 2 – 4 tháng sau khi ấu trùng xâm nhập và tồn tại nhiều tháng tới nhiều năm.

Một số yếu tố kích thích các triệu chứng xuất hiện: đầu tiên, các ấu trùng sống trong các kén thành mỏng (kén nước). Khi đáp ứng miễn dịch của vật chủ hoặc điều trị bằng thuốc dẫn đến việc kén chết dần, các kén có thể giãn rộng (kén keo) gây chèn ép cơ học, viêm và phủ nề quanh kén, và (đôi khi) viêm mao mạch gây nhồi máu não nhỏ; tăng áp lực nội sọ và biến đổi dịch não tủy có thể xảy ra sau đó.

Tiếp đó, khi kén thoái hóa trong thời gian 2 – 7 năm, kén có thể tiêu đi hoặc thay thế bằng tổ chức hạt, vôi hóa, hoặc tổ chức xơ tồn dư. Các kén ở các giai đoạn phát triển khác nhau – hoạt động (còn sống), chuyển đổi, và không hoạt động (đã chết) – có thể cùng tồn tại trong một cơ quan. Mặc dù một số bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch mạnh với ấu trùng sán, một số khác lại gần như không có phản ứng.

Vị trí của kén theo thứ tự thường gặp là hệ thần kinh trung ương, tổ chức dưới da và cơ vân, nhãn cầu, và hiếm hơn các tổ chức khác. Các kén đạt kích thước 5 – 10 mm trong các mô mềm nhưng có thể lớn hơn (tới 5 cm) trong hệ thần kinh trung ương. Đầu sán sơ khai (protoscolex), với bốn giác hút và hàng móc, cuộn ở trong và gắn vào thành trong kén.

Triệu chứng và dấu hiệu nhiễm ấu trùng sán lợn

Nhiễm ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh

Nhiều bệnh nhân không có triệu chứng bệnh. Khi có biểu hiện, giai đoạn ủ bệnh rất đa dạng (thường từ 1 đến 5 năm nhưng đôi khi ngắn hơn). Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng choán chỗ, phản ứng viêm hoặc tắc ống não và hệ thống não thất. Các dấu hiệu thần kinh rất thay đổi và không đặc hiệu, phần lớn phụ thuộc vào số lượng và vị trí của kén.

Giai đoạn xâm nhập cấp: đây là hiện tượng hiếm gặp, xuất hiện một thời gian ngắn sau khi nhiễm bệnh, do các ấu trùng sán xâm nhập đồng loạt cấp tính vào nhu mô não gây nên. Sốt, đau đầu, đau cơ, tăng đáng kể bạch cầu ái toan, và hôn mê có thể xuất hiện.

  • Kén nhu mô: các kén sán có thể tồn tại đơn lẻ hoặc nhiều, và có thể rải rác hoặc thành chùm. Các biểu hiện bao gồm động kinh (cục bộ hoặc toàn bộ), các dấu hiệu thần kinh khu trú, tăng áp lực nội sọ (đau đầu dữ dội, nôn, phù gai thị, mất thị giác), và rối loạn ý thức. Các cơn co giật thường không xuất hiện cho tới khi kén hoặc các kén bắt đầu bị chết.
  • Kén ở khoang dưới nhện và kén màng não: các kén kích thước từ nhỏ, đến to thường nằm ở các rãnh vỏ não hoặc các khoang nền sọ. Màng nhện là màng nền sọ chủ yếu bị bệnh, Viêm dính màng nhện có thể dẫn đến não úng thủy do tắc, tăng áp lực nội sọ, tắc mạch não và thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc nhồi máu, và rối loạn chức năng thần kinh sọ não (thường là dây thần kinh thị giác).
  • Kén não thất có thể trôi tự do (thường đơn độc) trong các não thất hoặc ống thông của não hoặc có thể gắn vào thành não thất. Các kén này thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể gây áp lực nội sọ do gây tắc từng lúc hoặc tắc toàn bộ.
  • Kén chùm là dạng bất thường hiếm gặp, có nhiều nhánh, không đóng kén, và không có đầu sán (scolex); chúng tạo thành từng đám không đồng đều kiểu chùm nho và có thể đạt tới đường kính trên 10 cm. Các kén chùm thường nằm trong các khoang não thất và khoang dưới màng nhện ở nền sọ, gây viêm dính màng nhện và não úng thủy do tắc.
  • Kén tủy sống có thể ở ngoài hoặc trong tủy, gây viêm màng nhện (viêm màng não, bệnh rễ thần kinh), hoặc các triệu chứng áp lực.

Nhiễm ấu trùng sán lợn ở mắt

Thường chỉ có một kén bơi tự do trong dịch kính hoặc dưới võng mạc. Các triệu chứng bao gồm đau quanh mắt, nhìn lóa, và nhìn mờ tiến triển. Các dấu hiệu lâm sàng có thể bao gồm xuất huyết và phù đĩa thị giác, bong võng mạc, viêm mống mắt, thể mí và viêm võng mạc, màng mạch. Chụp cộng hưởng từ (không chụp cắt lớp) có thể giúp chẩn đoán; các xét nghiệm miễn dịch âm tính.

Nhiễm ấu trùng sán lợn ở dưới da và ở cơ vân

Dưới da và cơ vân: các kén dưới da biểu hiện như các nốt, có thể xuất hiện, xẹp đi và biến mất, và sau đó lại xuất hiện ở các chỗ khác, ở những khoảng thời gian khác nhau. Các kén này thường không gây triệu chứng.

Lợn bị nhiễm sán (lợn gạo) là nguyên nhân gây nhiễm ấu trùng sán lợn ở người (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu cận lâm sàng của bệnh

Chẩn đoán nhiễm ấu trùng sán lợn (cysticercosis) thần kinh cần được xác định bằng việc tìm thấy ấu trùng sán trong lát cắt tổ chức bệnh phẩm sinh thiết da hoặc mô dưới da (không phải mô não). Bệnh nhân phải được thăm khám, sờ nắn kỹ tìm các nốt cỡ hạt đậu. Có thể chẩn đoán định hướng dựa trên các xét nghiệm sau đây:

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X quang cơ đơn thuần có thể phát hiện các tổn thương vôi hóa hình bầu dục hoặc thẳng (4 – 10 x 2 – 5 mm). Các tẩn thương này thường rất nhiều, có khi lên tới vài trăm, và trục dài của kén hầu như bao giờ cũng nằm dọc theo chiều của các sợi cơ xung quanh. Phim sọ não đơn thuần có thể cho thấy một hoặc nhiều nốt vôi hóa trong não (thường 5 – 10 mm; đôi khi 1 – 2 mm nếu chi có đầu sán bị vôi hóa).

Các thăm dò sọ não có ích nhất là chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Các hình ảnh kén nhu mô trên phim CT Scan bao gồm (1) các kén nước (các kén sống không chịu phản ứng miễn dịch của cơ thể chủ), là những vùng giảm tỷ trọng hình tròn không bắt chất cản quang hoặc bắt rất ít; (2) kén keo (các kén chết hoặc đang chết có phản ứng miễn dịch của cơ thể chủ), là những tổn thương giảm tỷ trọng hoặc đồng tỷ trọng có vùng phủ nề bao quanh bắt chất cản quang hình nhẫn hoặc hình nốt; và (3) u hạt hoặc vôi hóa (các kén chết), thường có đường kính vài millimet nhưng kích thước rất đa dạng.

Có thể tìm thấy các dấu tăng áp lực nội sọ và phù não lan tỏa. Một loạt các hình ảnh hỗn hợp thường được tìm thấy do có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. So với CT Scan, MRI cho hình ảnh kén nước (đổng tỷ trọng, giống như dịch não tủy) và kén keo (tăng tỷ trọng) rõ nét hơn. Tuy nhiên CT Scan có ưu thế hơn trong phát hiện các tổn thương u hạt và vôi hóa, các biểu hiện thường gặp nhất của nhiễm kén sán cysticercus mà MRI có thể bỏ qua.

MRI đôi khi phát hiện các nốt đặc hiệu 2 – 4 mm(protoscolex) trong dịch kén. Các kén trong não thất (đồng tỷ trọng) thường không thấy trên phim CT Scan thông thường mà cần có chất cản quang trong não thất. Nhiễm kén sán lợn cysticercosis tủy sống được phát hiện qua chụp CT Scan tủy hoặc MRI.

Các xét nghiệm miễn dịch

Xét nghiệm mới cố định điện di miễn dịch yới huyết thanh có thể đạt độ đặc hiệu 100% và độ nhạy 95% (độ nhạy có xu hướng giảm nếu chỉ có một hoặc hai kén); trong khi ELISA có độ đặc hiệu 63% và độ nhạy 65%. Phản ứng chéo ELISA xảy ra với bệnh nang nước và nhiễm sán H. nana. Xét nghiệm dịch não tủy có độ nhạy 86% với phản ứng cố định miễn dịch và 62% với ELISA. Bệnh nhân chỉ có các tổn thương vôi hóa hoặc u hạt nói chung xét nghiệm huyết thanh học âm tính.

Các xét nghiệm khác

Dịch não tủy trong nhiễm kén sán lợn (cysticercosis) thần kinh phải được xét nghiệm tìm kháng thể IgM (bằng phương pháp ELISA) và IgG; dịch não tủy thường có protein tăng, glucose giảm, và phản ứng tế bào, chủ yếu bạch cầu lympho và bạch cầu ái toan; tăng bạch cầu ái toan trên 20% rất có giá trị cho chẩn đoán. Chọc dò tủy sống có chống chỉ định trong trường hợp tăng áp lực nội sọ. Điện não đồ có thể không bình thường. Mặc dù bệnh nhân thường không còn sán dây trong ruột, cần xem phân của cả bệnh nhân và người trong gia đình, mỗi người trong vài ngày, để tìm các đốt sán thải ra, và xét nghiệm tìm đốt và trứng sán.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt bao gồm u lao, u, bệnh nang nước, viêm mạch, các bệnh nhiễm nấm mạn tính, bệnh do toxoplasma, và các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác, và giang mai thần kinh.

Điều trị

Điều trị nội khoa bằng thuốc Albendazol (ưu tiên) hoặc Praziquantel. Albendazol có hiệu quả hơn, và khi các corticosteroid được cho đồng thời, nồng độ albendazol trong máu tăng lên trong khi nồng độ praziquantel giảm xuống.

Điều trị chống sán có hiệu quả nhất đối với các kén nhu mô; hiệu quả thấp hơn đối với các kén não thất, dưới màng nhện, hoặc kén chùm; và không có hiệu quả và không cần thiết cho các kén u hạt hoặc vôi hóa.

Một điều còn cần được xác định rõ ràng là điều trị thuốc chống sán có tốt hơn điều trị triệu chứng và chờ cho sán chết tự nhiên. Một số nhà lâm sàng chờ 3 tháng đối với một số bệnh nhân nhất định, xem các kén có tự mất đi khi không có điều trị không. Điều trị thuốc chống sán trong giai đoạn cấp của viêm não do âu trùng cysticercus nếu có tăng áp lực nội sọ.

Điều trị phải được tiến hành trong bệnh viện. Trong vòng một tuần sau khi bắt đầu điều trị, các phản ứng viêm quanh các ấu trùng bị chết có thể biểu hiện bằng hội chứng kích thích màng não, đau đầu (các thuốc giảm đau có thể có tác dụng với các triệu chứng nhẹ), nôn, sốt, rối loạn ý thức, và co giật; rốì loạn nặng dẫn đến tử vong rất hiếm gặp.

Hiện chưa có ý kiến thống nhất, nên điều trị steroid đồng thời để tránh hoặc làm giảm phản ứng này hay chi sử dụng thuốc khi các triệu chứng rõ rệt xuất hiện hoặc tăng lên. Ngay cả khi các steroid được cho trước, phản ứng viêm cũng có thể xuất hiện.

Prednison 30 mg/ngày chia hai hoặc ba lần, cho 1 – 2 ngày trước khi sử dụng thuốc chống sán và tiếp tục với liều giảm dần trong 14 ngày sau đó là một phương pháp điều trị. Phản ứng thường giảm trong 48 – 72 giờ, nhưng tình trạng nặng tiếp diễn có thể đòi hỏi phải điều trị steroid liều cao hơn và mannitol, cần cho thuốc chống co giật trong thời gian điều trị và có lẽ tiếp tục từ đó về sau.

Sau điều trị, đã có thông báo tỷ lệ khỏi là 50% (các kén biến mất, hết triệu chứng) cho cả albendazol và praziquantel. Trong số các bệnh nhân còn lại, nhiều người còn thấy các triệu chứng giảm, cả tăng áp lực nội sọ và co giật.

Cần thăm khám mắt cho bệnh nhân; nếu điều trị thuốc diệt sán khi có kén trong mắt hoặc tủy sống, các tổn thương vĩnh viễn có thể xuất hiện.

Điều trị bằng thuốc

Albendazol

Liều 15 mg/kg/ngày chia nhiều lần uống vào bữa ăn trong 8 ngày có hiệu quả như liệu trình 30 ngày trước đây. Nên uống albendazol vào bữa ăn có nhiều chất béo để tăng hấp thu.

Praziquantel

Cho 50 mg/kg/ngày chia ba lần, trong 15 ngày. Phenytoin, phenobarbital, và các thuốc corticosteroid khi điều trị đồng thời sẽ làm giảm nồng độ praziquantel trong máu; liều praziquantel cao hơn đã được thử nghiệm trong các trường hợp này.

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật có hiệu quả trong việc loại bỏ các kén trong mắt, bể não và não thất, và nếu có thể các kén trong não, màng não, hoặc tủy sống. Khi có não úng thủy, cần phẫu thuật dẫn lưu, ngay cả khi các ấu trùng sán đã bị tiêu diệt.

Tiên lượng

Tỷ lệ tử vong trong nhiễm ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh không được điều trị vào khoảng 50%; thời gian sống tính từ khi khởi phát các triệu chứng dao động từ vài ngày đến nhiều năm. Điều trị thuốc làm giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 5 – 15%. Các biện pháp phẫu thuật nhằm giảm áp lực nội sọ củng với việc sử dụng steroid nhằm giảm phủ nề đã làm cho tiên lượng bệnh tốt hơn đối với những người điều trị thuốc khong có hiệu quả.

Bài viết Tổng quan về bệnh ấu trùng sán lợn dưới da đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-au-trung-san-lon-duoi-da-3180/feed/ 0
Tẩy giun sán bằng phương pháp dân gian https://benh.vn/tay-giun-san-bang-phuong-phap-dan-gian-8986/ https://benh.vn/tay-giun-san-bang-phuong-phap-dan-gian-8986/#respond Wed, 13 Feb 2019 08:59:02 +0000 http://benh2.vn/tay-giun-san-bang-phuong-phap-dan-gian-8986/ Hạt bí ngô tẩy giun sán không mạnh như dương xỉ đực nhưng không gây độc đối với cơ thể. Với 3 cách sử dụng hạt bí ngô sau đây giun sán trong cơ thể sẽ bị tiêu diệt một cách hiệu quả.

Bài viết Tẩy giun sán bằng phương pháp dân gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hạt bí ngô tẩy giun sán không mạnh như dương xỉ đực nhưng không gây độc đối với cơ thể. Với 3 cách sử dụng hạt bí ngô sau đây giun sán trong cơ thể sẽ bị tiêu diệt một cách hiệu quả.

Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ chúng còn có tác dụng chữa giun sán hiệu quả mà không gây độc cho cơ thể.

Hạt bí ngô có thể uống theo một trong hai cách sau:

Cách 1:

– Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100 g nhân, giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60 ml nước để tráng sạch cối, thêm vào 50-100 g mật/si rô/đường và trộn đều.

Bệnh nhân ăn hết toàn bộ vào lúc đói, nằm nghỉ, 3 tiếng sau uống thuốc tẩy muối (magiê sunfat), đi ngoài trong một chậu nước ấm.

Trẻ con 3-4 tuổi ăn 30 g, 5-7 tuổi ăn 50 g, 7-10 tuổi ăn 75 g.

Cách 2:

– Hạt bí ngô để cả vỏ cứng giã hay xay nhỏ bằng cối xay thịt, thêm nước và đun lửa nhỏ hoặc đun cách thủy trong 2 tiếng, lọc qua gạc. Hớt bỏ lớp dầu trên mặt. Có thể thêm đường.

Uống hết trong vòng 20-30 phút vào lúc đói, 2 tiếng sau uống một liều thuốc tẩy muối.

Người lớn uống 300 g hạt để cả vỏ, trẻ con dưới 5 tuổi dùng 50-70 g, 5-7 tuổi dùng 100 g, 7-10 tuổi dùng 150 g.

Cách khác:

– Ngoài ra, bạn có thể uống phối hợp với nước sắc hạt cau. Nước sắc hạt cau làm tê liệt sán bò và sán lợn nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán và những đốt chưa thành thục; trong khi hạt bí ngô làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi sán.

Cách dùng: Sáng sớm lúc đói bụng ăn 60-120 g hạt bí ngô (tính cả vỏ). Hai tiếng sau uống nước sắc hạt cau (trẻ con 10 tuổi trở xuống uống 30 g, phụ nữ và đàn ông gầy nhỏ uống 50-60 g, người to mập 80 g). Nửa giờ sau khi uống hạt cau sẽ uống một liều thuốc tẩy muối nhẹ (30 g magiê sunfat). Nằm nghỉ, đi vệ sinh vào một chậu nước ấm.

Thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung

Bài viết Tẩy giun sán bằng phương pháp dân gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tay-giun-san-bang-phuong-phap-dan-gian-8986/feed/ 0
Giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum – Nguy hiểm rình rập https://benh.vn/giun-dau-gai-do-gnathostoma-spinigerum-nguy-hiem-rinh-rap-3413/ https://benh.vn/giun-dau-gai-do-gnathostoma-spinigerum-nguy-hiem-rinh-rap-3413/#respond Fri, 02 Nov 2018 04:35:38 +0000 http://benh2.vn/giun-dau-gai-do-gnathostoma-spinigerum-nguy-hiem-rinh-rap-3413/ Nguy cơ phơi nhiễm bệnh ký sinh trùng, đơn bào nói chung và bệnh lý giun sán nói riêng ngày một gia tăng. Trong số các bệnh giun sán, giun đầu gai có tên khoa học là Gnathostoma spinigerum đang được quan tâm lưu ý. Đây là một bệnh ký sinh trùng mà Trung tâm phòng chống bệnh tật của Mỹ (CDC) cho rằng đây là bệnh nhiễm trùng mới nổi do các hội chứng lâm sàng cũng như hình thái bệnh rất đa dạng.

Bài viết Giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum – Nguy hiểm rình rập đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nguy cơ phơi nhiễm bệnh ký sinh trùng, đơn bào nói chung và bệnh lý giun sán nói riêng ngày một gia tăng. Trong số các bệnh giun sán, giun đầu gai có tên khoa học là Gnathostoma spinigerum đang được quan tâm lưu ý. Đây là một bệnh ký sinh trùng mà Trung tâm phòng chống bệnh tật của Mỹ (CDC) cho rằng đây là bệnh nhiễm trùng mới nổi do các hội chứng lâm sàng cũng như hình thái bệnh rất đa dạng.

Đại cương về giun đầu gai

Ấu trùng

Ấu trùng giai đoạn 3 của giun ở cá, tôm, ếch, cua, tôm đồng (crayfish), hoặc gà xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn các thức ăn chưa nấu chín. Trước đây, hầu hết các ca bệnh liên quan đến Gnathostoma được cảnh báo khắp vùng Đông Nam Á, đặc biệt tại Thái Lan và Nhật Bản, nơi mà người dân có thói quen ăn gỏi các thực phẩm tươi sống.

Trưởng thành và gây bệnh

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bệnh giun đầu gai trở nên phổ biến đến mức trở thành vấn đề y tế ở Trung và Nam Mỹ, đáng chú ý ở Mexico. Loại ký sinh trùng này sống trong dạ dày của chó, mèo. Khi trưởng thành, nó dài trung bình từ 11- 54mm, thân được bao phủ bởi lớp gai, ấu trùng giai đoạn 3 xâm nhập vào cơ thể rồi phát triển thành giun trưởng thành trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên, vì ấu trùng không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người, ấu trùng giai đoạn 3 chỉ có thể lang thang, di chuyển bên trong cơ thể vật chủ. Gai ở đầu và mình giun sẽ tiết ra dịch gây viêm, nhiễm và hoại tử, xuất hiện vùng đó và gây ra những cơn đau nhói ở những vùng chúng đi qua.

Gnathostoma spinigerum

Gnathostoma spinigerum là một loại ký sinh trùng giun tròn gây bệnh giun đầu gai (gnathostomiasis) ở người, đôi khi gọi là bệnh ban trườn (creeping eruption), hội chứng ấu trùng di chuyển (larva migrans), phù Yangtze (Yangtze edema), Choko-Fuschu Tua chid và sưng phồng lan tỏa(wandering swelling). Bệnh khi xuất hiện ở động vật có thể nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Ca bệnh đầu tiên được mô tả là trên một con hổ còn non bị chết tại vườn thú London, năm 1835. Nhiễm ấu trùng của giun này qua ăn uống các loại rau, thịt, cá nấu chưa chín.

G. spinigerum có tiền sử nhiễm trên nhiều vật chủ khác nhau. Trứng đẻ ra trong nước sạch và ấu trùng được ăn/nuốt vào do bọ chét trong nước, giống Cyclops. Các bọ chét trong nước bị ăn bởi các con cá nhỏ. Cuối cùng, ấu trùng đi xâm nhập đến đoạn cuối của dạ dạy của động vật hay các loài thú ăn thịt (carnivores) thường là chó và mèo.

Ấu trùng tiếp tục đào hầm, xuyên quan thành dạ dày và di chuyển khắp cơ thể vật chủ khoảng 3 tháng trước khi chúng quay trở lại dạ dày và dính vào niêm mạc dạ dày tại đây. Phải mất đến 6 tháng tiếp theo mới trưởng thành. Trứng được đào thải qua phân vật chủ và nếu chúng có điều kiện rơi vào nước sạch khi đó chu kỳ mới bắt đầu trở lại. Vì người không phải là vật chủ chính của ấu trùng, nên chúng không trưởng thành trong cơ thể người nhưng có thể gây ra các mức độ tổn thương khác nhau, tùy thuộc vào nơi ấu trùng di chuyển trong cơ thể.

Bệnh do giun đầu gai gây ra

Bệnh Gnathostomiasis là một trong những nhiễm trùng hiếm gặp nhất, lây nhiễm do tiêu hóa phải ấu trùng giai đoạn 3 của loài giun tròn giống Gnathostoma spp. thường gặp nhất là Gnathostoma spinigerum, mặc dù một số loài khác cũng có thể gây bệnh cho người. Ấu trùng có thể được tìm thấy trong rau hoặc thịt nấu chưa chín (cá nước ngọt, gà, ốc, ếch, heo) hoặc nước bị nhiễm. Hiếm khi ấu trùng xuyên qua da của cá nhân có phơi nhiễm với nguồn nước hoặc thịt bị nhiễm.

Bất kỳ một hệ thống cơ quan nào cũng có thể bị nhiễm bệnh ký sinh của ấu trùng, nhưng hay gặp nhất là tình trạng nhiễm trùng tại chỗ, từng đợt, hội chứng sưng phồng, ấu trùng di chuyển tại các mô dưới da và da. Các vết sưng phồng như thế có thể đau, ngứa hoặc nổi cục ban đỏ (erythematous). Angiostrongylus cantonensis và Gnathostoma spinigerum là hai tác nhân ký sinh trùng thường gặp gây viêm màng não tăng eosin do sự di chuyển ấu trùng ngẫu nhiên vào trong hệ thần kinh trung ương của vật chủ. Nhiễm trùng thường đặc trưng với tăng bạch cầu eosin máu ngoại vi hơn 50%.

Một số nét chính về dịch tễ học bệnh giun đầu gai

Tần suất mắc bệnh

Mặc dù Gnathostoma spinigerum được biết lưu hành tại Thái Lan tương đối cao, song nó cũng được phát hiện tại nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á. Một số báo cáo về loài ký sinh trùng này ở Nhật, Australia, Mỹ, Mexico. Tỷ lệ mắc mới có vẻ hiếm hơn ở châu Á vào những năm 60s, nhưng hiện nay con số này là cũng đáng kể.

Vùng lưu hành

Gnathostoma spinigerum nhìn chung được phát hiện ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Ấu trùng có thể phát hiện trên nhiều loại động vật khác nhau cũng như chúng sinh sống trong nhiều hệ sinh thái khác nhau. Trong khi chó, mèo và có thể cả lợn là các vật chủ chính thì có đến 36 vật chủ trung gian nhiễm tự nhiên thông qua mô tả và xác định theo mô hình vật chủ thực nghiệm. Tại Nhật Bản, cá nước ngọt, Ophicephalus argus và O. tadianus được xem là các vector quan trọng trong đường lây truyền bệnh giun đầu gai ở người. Ngoài cá nước ngọt, vịt nuôi, Anas platyrhynchus và gà Gallus gallus mang ký sinh trùng ở Thái Lan (Daengsvang, Thienprasitthi, and Chomcherngpat, 1966).

Trên phạm vi toàn cầu, nhiễm giun đầu gai là một bệnh không phải phổ biến, ngay cả các vùng lưu hành bệnh giun sán khác như Đông Nam Á (gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan) và châu Mỹ Latinh (chủ yếu ở Mexico và Ecuador), mặc dù tỷ lệ nhiễm đang gia tăng, Tại Thái Lan, bệnh do ký sinh trùng này là một trong những loại bệnh ảnh hưởng lên hệ thần kinh phổ biến nhất, 6% xuất huyết dưới nhện ở người lớn và 18% ở trẻ em nhỏ do bệnh lý này.

Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, như ở Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha,..số ca loại này rất ít báo cáo trong y văn và ngay cả qua số liệu lâm sàng trên bệnh nhân cũng không đề cập đến tại các bệnh viện.

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong

Bệnh do giun đầu gai có thể tồn tại 10 – 12 năm và có thể góp phần vào một tỷ lệ mắc bệnh đáng kể vì bệnh có xu hướng xâm nhập đến bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. Sự xâm nhập một cách ngẫu nhiên vào hệ thần kinh trung ương là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, dẫn đến số ca chết do bệnh này khoảng 8 – 25% hoặc có di chứng kéo dài khoảng 30% có liên quan đến hệ thần kinh.

Chủng tộc, giới tính và tuổi mắc bệnh

  • Không có ưu thế về chủng tộc hay dân tộc nào;
  • Không có ưu thế về giới tính mắc nhưng ngoại trừ một số ca liên quan đến nghề nghiệp và chế độ ăn uống có liên quan gián tiếp đến giới tính;
  • Không có thiên hướng về độ tuổi nào, ngoại trừ trường hợp bị các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến nghề nghiệp hoặc chế độ ăn uống.

Nguyên nhân nhiễm bệnh

– Du lịch đến các vùng có lưu hành bện: Đông Nam Á, đặc biệt Thái Lan và Nhật Bản; Mỹ La Tinh, đặc biệt Mexicovà Ecuador; Úc, Á cad Trung Đông.

– Chế độ ăn

  • Ăn các loại cá nước ngọt chưa nấu chín hoặc ăn sống (ở Mexico, Nam Mỹ,ăn dạng sashimi Nhật Bản, ăn kiểu sum-fak ở Thailand)
  • Các loại lươn sống hoặc chưa nấu chín;
  • Nước nhiễm ấu trùng.

Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang

Bài viết Giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum – Nguy hiểm rình rập đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giun-dau-gai-do-gnathostoma-spinigerum-nguy-hiem-rinh-rap-3413/feed/ 0
Một số thuốc tẩy giun khuyên dùng https://benh.vn/mot-so-thuoc-tay-giun-khuyen-dung-2215/ https://benh.vn/mot-so-thuoc-tay-giun-khuyen-dung-2215/#respond Wed, 01 Aug 2018 04:09:46 +0000 http://benh2.vn/mot-so-thuoc-tay-giun-khuyen-dung-2215/ Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở người, chủ yếu là ở ruột. Ở nước ta, tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém do vậy gần như ai cũng chứa giun trong bụng.

Bài viết Một số thuốc tẩy giun khuyên dùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở người, chủ yếu là ở ruột. Ở nước ta, tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém do vậy gần như ai cũng chứa giun trong bụng.

Giun sống ký sinh ở người gồm nhiều loại: thường gặp nhất là giun đũa, tiếp đến là giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn… Tỷ lệ nhiễm giun đặc biệt là giun đũa rất cao. Ở các tỉnh miền Bắc nhiều nơi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao tới 86 – 98% (trung bình là 70 – 85%); còn ở miền Nam thì vào khoảng 20 – 35%. Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn rau sống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián… Trẻ em, ngoài giun đũa còn dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun, hoặc gãi vùng hậu môn (do giun bò ra đẻ trứng và gây ngứa) rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải trứng giun…

Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi… cho thai phụ, điều này cũng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

Nếu có kế hoạch mang thai, bạn càng nên tẩy giun an toàn trước đó (định kỳ từ 4-6 tháng/1 lần). Trong qua trình mang thai nếu bạn muốn tẩy giun cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc tẩy giun thông thường luôn chống chỉ định với phụ nữ có thai.

Đối với trẻ em, lứa tuổi được khuyến cáo bắt đầu tẩy giun là từ 24 tháng trở lên. Các loại thuốc phổ biến hiện nay là mebendazol và albendazol. Với trẻ em, thuốc được khuyên dùng là albendazol viên 400mg, uống 1 viên duy nhất để tẩy các loại giun thông thường. Trẻ em nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng.

Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, các đối tượng khác nhau cần có lịch trình tẩy giun khác nhau

Các thuốc thường dùng là loại có phổ rộng và hiệu quả với các lọai giun thường gặp như giun đũa , giun kim… Có thể giới thiệu vài loại thông dụng hiện nay:

– Mebendazole 500mg liều duy nhất cho người lớn và trẻ em. Fugacar là tên biệt dược của chất mebendazole.

– Albendazole 200mg cho trẻ dưới 2 tuổi, 400mg cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn.

– Pyrentel Palmoate 125 mg liều 1 viên cho mỗi 10 kg cân nặng.

Có thể uống liều thứ hai từ sau 2 đến 3 tuần (để đảm bảo tẩy hoàn toàn).

Bài viết Một số thuốc tẩy giun khuyên dùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-thuoc-tay-giun-khuyen-dung-2215/feed/ 0
Nguyên tắc và phương pháp điều trị giun sán https://benh.vn/nguyen-tac-va-phuong-phap-dieu-tri-giun-san-3412/ https://benh.vn/nguyen-tac-va-phuong-phap-dieu-tri-giun-san-3412/#respond Tue, 17 Jul 2018 04:35:37 +0000 http://benh2.vn/nguyen-tac-va-phuong-phap-dieu-tri-giun-san-3412/ Hiện nay bệnh do giun sán ký sinh xảy ra khá phổ biến tại nước ta nhưng dường như bệnh này ít được quan tâm. Ngoài bệnh giun sán thường gặp, còn có một số bệnh ký sinh trùng mới gây lo lắng cho người dân.

Bài viết Nguyên tắc và phương pháp điều trị giun sán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay bệnh do giun sán ký sinh xảy ra khá phổ biến tại nước ta nhưng dường như bệnh này ít được quan tâm. Ngoài bệnh giun sán thường gặp, còn có một số bệnh ký sinh trùng mới gây lo lắng cho người dân.

Để điều trị bệnh giun sán có hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp chuẩn sau:

Nguyên tắc điều trị bệnh giun sán

Muốn điều trị bệnh giun sán có hiệu quả, cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản như chọn lựa thuốc, tập trung thuốc có nồng độ cao; dùng thuốc tẩy sau thuốc điều trị, xử lý giun sán được tẩy ra và thực hiện các biện pháp vệ sinh sau khi tẩy giun sán; đồng thời phải điều trị tẩy giun sán định kỳ theo yêu cầu.

Lựa chọn thuốc

Phải bảo đảm loại thuốc được sử dụng có tác dụng hiệu quả đối với nhiều loại giun sán vì ở nước ta tình hình nhiễm nhiều loại giun sán phối hợp chiếm tỷ lệ cao. Một người thường có thể bị nhiễm từ 2 đến 3 loại giun sán. Khi lựa chọn thuốc nên chọn những loại thuốc được bào chế đã có thêm cả thuốc nhuận trường phối hợp để tống giun ra ngoài sau khi đã tẩy.

giun đũa

Giun đũa

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh giun sán

– Cần tập trung dùng thuốc với nồng độ cao để có tác dụng mạnh đến các loại giun sán;

– Cho bệnh nhân uống thuốc vào lúc đói nhưng không đói quá vì dễ gây nên ngộ độc thuốc

– Nên dùng thuốc nhuận trường hoặc thuốc tẩy để tẩy sạch chất nhầy bao phủ trên cơ thể các loại giun sán, giúp cho thuốc ngấm được nhiều vào giun sán Phải chọn loại thuốc có độc tính thấp nhưng có hiệu quả cao.

– Sau khi uống thuốc điều trị giun sán, nên dùng thuốc tẩy để tống nhanh các loại giun sán ra khỏi cơ thể, tránh sự nhiễm độc do độc tố của giun sán bị chết hoặc bị vữa nát, đồng thời phòng ngừa được khả năng giun sán có thể phục hồi sống trở lại.

– Sau khi tẩy giun sán ra khỏi cơ thể, phải xử lý chúng để tránh gây ô nhiễm môi trường vì giun sán thường chứa đựng một lượng trứng rất lớn.

Cũng ngay sau khi tẩy giun, cần áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường sống để phòng chống sự tái nhiễm. Ở nước ta, môi trường ngoại cảnh thường bị ô nhiễm nặng nề với các mầm bệnh giun sán và đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái nhiễm giun sán trở lại.

sán lá

Sán lá

Sau đợt điều trị giun sán, nên có kế hoạch điều trị định kỳ tối thiểu từ 6 tháng đến 12 tháng một lần để phòng chống tái nhiễm và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Việc điều trị giun sán định kỳ được xem là một giải pháp bổ sung cho chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở những vùng có bệnh giun sán lưu hành. Ở Tanzania, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ghi nhận tỷ lệ tăng trọng lượng cơ thể của nhóm trẻ em được điều trị giun sán định kỳ lớn hơn 9% so với nhóm trẻ em đối chứng không được điều trị giun sán.

Phương pháp điều trị bệnh giun sán

Khi điều trị bệnh giun sán, tùy theo tình hình thực tế và điều kiện khả năng cho phép của mỗi địa phương; có thể sử dụng phương pháp điều trị hàng loạt hoặc điều trị chọn lọc.

Điều trị hàng loạt

Điều trị hàng loạt có chu kỳ cho tập thể là phương pháp điều trị cho toàn bộ dân cư sống trong khu vực. Đây là một trong những biện pháp can thiệp rất có hiệu quả trong công tác phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất. Phương pháp điều trị hàng loạt mặc dù được công nhận là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất trong công tác phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất nhưng việc đầu tư tài chính đối với phương pháp này khá tốn kém.

Mục đích của việc điều trị hàng loạt không phải để tẩy hết giun sán ra khỏi cơ thể con người mà chỉ để giảm cường độ nhiễm bệnh và giảm tần số lan truyền bệnh. Khi áp dụng phương pháp điều trị hàng loạt, cần đặc biệt chú ý tốc độ tái nhiễm. Nên nghiên cứu cách thức sử dụng thuốc, tần số, khoảng cách… để chọn lựa biện pháp tốt nhất nhằm giảm tỷ lệ nhiễm và giảm tốc độ tái nhiễm.

Thuốc được sử dụng trong điều trị hàng loạt phải là loại thuốc ít độc, an toàn, có thể sử dụng rộng rãi trong nhân dân, không gây biến chứng. Hiện nay các loại thuốc điều trị an toàn, hiệu quả cao đối với nhiều loại giun sán là albendazole, mebendazole. Các nhà khoa học và y học khuyến cáo nên dùng thuốc điều trị tẩy giun mỗi năm khoảng 3 lần, cách nhau 4 tháng. Nếu thực hiện trong 3 năm liền liên tục sẽ có tỷ lệ tái nhiễm thấp nhất.

Điều trị chọn lọc

Điều trị chọn lọc là phương pháp can thiệp chỉ sử dụng để điều trị cho một nhóm người ở trong một khu vực nhất định. Mục đích của phương pháp này nhằm xây dựng biện pháp điều trị chon lọc đối với các đối tượng bị nhiễm giun sán nặng như trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm giun sán cao nhất, cường độ nhiễm nặng nhất, ý thức vệ sinh kém nhất… nên trẻ em là nguyên nhân gây ô nhiễm mầm bệnh giun sán thải ra ngoại cảnh nhiều nhất, mạnh nhất và cũng chính là đối tượng bị tái nhiễm nhanh nhất. Qua kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng chỉ cần tập trung điều trị cho đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi, một đối tượng chiếm khoảng 50% dân số, cũng làm giảm được tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun sán trong cả cộng đồng. Cũng đã có quan niệm cho rằng nếu chọn lọc những người có cường độ nhiễm nặng nhất và tập trung điều trị cho đối tượng này cũng sẽ mang lại hiệu quả tương tự.

Phương pháp điều trị chọn lọc cũng có thể đạt được hiệu quả tương đương với phương pháp điều trị hàng loạt nhưng đầu tư về mặt tài chính ít tốn kém hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức, nhân lực và đặc biệt có thể tiết kiệm được khoảng 50% kinh phí. Các nhà y học thường khuyến cáo áp dụng phương pháp điều trị chọn lọc đối với một số bệnh giun truyền qua đất, chúng có đặc điểm là loại giun dễ bị mắc nhất, tỷ lệ nhiễm cao, cường độ nhiễm nặng và thậm chí có thể áp dụng đối với một số loại bệnh ký sinh trùng khác.

Một số thuốc chủ yếu điều trị bệnh giun sán

Thuốc điều trị giun sán chủ yếu nói chung có nhiều loại, trong đó cần phân biệt thuốc điều trị giun và thuốc điều trị sán.

– Thuốc điều trị giun gồm có các loại như thuốc piperazin (diethylen diamin) với tên biệt dược là piperal, piperazin citrat, piperol, antepar…; thuốc levamisol với tên biệt dược là levaris, decaris, solaskil…; thuốc mebendazole với tên biệt dược là vermox, fugacar, soltric…; thuốc albendazole với tên biệt dược là zentel, zenben, alzental…; thuốc pyrantel với tên biệt dược là combantrin, antiminth, panatel…; thuốc thiabendazole (mitezol); thuốc diethylcarbamazin với tên biệt dược là DEC, banocid, notezin…;

Trong phương pháp điều trị chọn lọc đối với các loại giun truyền qua đất như giun đũa, giun tóc và giun móc trên đối tượng trẻ em, đặc biệt là học sinh tiểu học; Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng hai loại thuốc bảo đảm an toàn, có hiệu quả, ít tác dụng phụ là mebendazole và albendazole dùng liều duy nhất.

– Thuốc điều trị sán gồm có các loại như thuốc niclosamid với tên biệt dược là yomesal, niclocide, tamox…; thuốc praziquantel với tên biệt dược là pratez, bilcitrid, cesol…

Thầy thuốc ưu tú Bs. Nguyễn Võ Hinh

Bài viết Nguyên tắc và phương pháp điều trị giun sán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-tac-va-phuong-phap-dieu-tri-giun-san-3412/feed/ 0
Rau cải xoong nhiễm sán – Nỗi kinh hoàng https://benh.vn/rau-cai-xoong-nhiem-san-noi-kinh-hoang-4966/ https://benh.vn/rau-cai-xoong-nhiem-san-noi-kinh-hoang-4966/#respond Sat, 16 Jun 2018 05:14:13 +0000 http://benh2.vn/rau-cai-xoong-nhiem-san-noi-kinh-hoang-4966/ Thông tin rau cải xoong nhiễm giun sán đang làm xôn xao trong dư luận. Ai cũng hoang mang lo lắng. Vậy thực hư về chuyện này như thế nào ? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Bài viết Rau cải xoong nhiễm sán – Nỗi kinh hoàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông tin rau cải xoong nhiễm giun sán đang làm xôn xao trong dư luận. Ai cũng hoang mang lo lắng. Vậy thực hư về chuyện này như thế nào ? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Kinh hoàng rau cải xoong nhiễm sán

  Giun sán làm ổ trong thân rau cải xoong (Ảnh minh họa)

Tìm hiểu về giun sán

Giun – sán là loài ký sinh ở người có thể chiếm tới một phần tư dân số thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, người ta đã xác định được trên 100 loài giun tròn và 140 loài sán có khả năng gây bệnh cho người.

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun sán cũng rất cao, nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong, như: ho ra máu do sán lá phổi (Paragonimus sp), áp xe gan do sán lá gan lớn (Fasciola sp), viêm màng não có tăng bạch cầu ái toan do giun tròn (A. cantonnensis)..

Hầu hết giun sán không gây được miễn dịch bảo vệ, sau khi khỏi người bệnh vẫn bị tái nhiễm.

Chia sẻ từ người dân

Một bà nội trợ chia sẻ: “Khi làm salad cải xoong, tôi tách cọng thấy bên có một loại giun sán không rõ có thân màu đỏ làm ổ rất nhiều. Nếu chúng ta vô ý chỉ vặt rau làm món rau sống trộn & sốt cà chua , mặc dù rửa sạch bên ngoài bằng thuốc tím, ngâm nước muối cũng chẳng ăn thua gì nên mọi người cẩn thận nhé…”

Chính những thông tin và hình ảnh này đã gây hoang mang, lo lắng cho nhiều người. Có nhiều người vì vậy mà tẩy chay món cải xoong nhiều chất dinh dưỡng vì sợ giun sán.

Chị Minh Nguyệt (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Cải xoong là món tôi và các thành viên trong gia đình yêu thích, nhưng từ khi nhìn thấy hình ảnh giun sán bám đầy trên cọng rau cải xoong, tôi tẩy chay luôn và nghĩ sẽ không bao giờ mua loại rau này nữa….”

Ý kiến của chuyên gia

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về an toàn thực phẩm, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng mà bỏ qua rau xanh – thức ăn không thể thiếu trong các bữa ăn.

Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình, người tiêu dùng có thể chế biến thức ăn chín kỹ trước khi ăn, mua những loại rau rõ nguồn gốc (nếu được). Tốt nhất nên ngâm muối trước khi chế biến, đặc biệt là các loại rau sống. Nên hạn chế ăn các loại rau sống vì tiềm ẩn nguy cơ sán rất cao. Đây là cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế được nguồn vi khuẩn gây bệnh cho sức khỏe.

Hình ảnh sán bò trên cọng rau cải xoong (Ảnh minh họa)

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, các loại rau trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng mắt thường có thể phát hiện. Loại này khi vào cơ thể người chúng sẽ bị chết (bất kể ăn rau sống, tái hay chín) vì môi trường cơ thể không thích hợp.

Đối với trứng giun sán, ấu trùng mắt thường không thể nhìn được. Sau khi ăn sống, nấu tái, chín (qua 100 độ C) các loại trứng giun sán giảm bớt nhiều, nhưng chúng vẫn có thể còn bám vào rổ rá, vật dụng nhà bếp, hoặc dính ở tay và con người vô tình đưa lên miệng là chúng vào cơ thể người.

Một bệnh nhân bị nhiễm sán

Theo các chuyên gia y tế, trứng giun sán, ấu trùng bám vào rau khi vào cơ thể sẽ bám vào ruột rồi chui qua thành ruột, vào trong máu và đi tới các bộ phận trong cơ thể… và nở thành giun sán và nằm đó sẽ gây hại cho cơ thể. Nhiều ca bệnh đã mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Benh.vn. (Theo GĐXH)

Bài viết Rau cải xoong nhiễm sán – Nỗi kinh hoàng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/rau-cai-xoong-nhiem-san-noi-kinh-hoang-4966/feed/ 0