Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 23 Oct 2023 07:21:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Biến chứng từ bệnh áp xe cơ – Nguy hiểm chớ coi thường https://benh.vn/bien-chung-tu-benh-ap-xe-co-nguy-hiem-cho-coi-thuong-5890/ https://benh.vn/bien-chung-tu-benh-ap-xe-co-nguy-hiem-cho-coi-thuong-5890/#respond Sat, 05 Aug 2023 05:35:38 +0000 http://benh2.vn/bien-chung-tu-benh-ap-xe-co-nguy-hiem-cho-coi-thuong-5890/ Trong cuộc sống, đôi khi vì một lý do nào đó trên cơ thể xuất hiện những vùng nhức nhối, đau đớn…Đi khám, bác sỹ chuyên môn kết luận bị bệnh áp-xe. Vậy áp-xe là gì? Biến chứng từ bệnh áp-xe nguy hiểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.

Bài viết Biến chứng từ bệnh áp xe cơ – Nguy hiểm chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong cuộc sống, đôi khi vì một lý do nào đó trên cơ thể xuất hiện những vùng nhức nhối, đau đớn…Đi khám, bác sỹ chuyên môn kết luận bị bệnh áp-xe. Vậy áp-xe là gì? Biến chứng từ bệnh áp-xe nguy hiểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.

Thế nào là áp-xe cơ

Áp-xe là một vùng tụ mủ ở bất cứ nơi nào trên cơ thể con người do vi trùng, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên.

Có những ổ áp-xe ngoài da rất dễ nhận thấy (áp-xe da), ngược lại, có những ổ áp-xe nằm trong cơ thể (áp-xe cơ) có thể âm thầm gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

apxe-tai-co

Áp-xe là vùng tụ mủ do vi trùng, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên.

Triệu chứng áp xe cơ

Triệu chứng của áp xe sẽ khác nhau ở từng giai đoạn bệnh, cụ thể như sau.

Giai đoạn 1 áp xe

  • Sưng cơ, có thể đỏ hoặc đau nhẹ.
  • Sau từ 2-4 tuần thấy cơ sưng tấy đỏ rất đau.
  • Có cảm giác bùng nhùng khi ấn, chọc hút ra mủ.

Giai đoạn 2 áp xe

  • Xuất hiện các biến chứng như áp-xe xa, viêm khớp lân cận, sốc nhiễm khuẩn…
  • Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao 39-40oC, sốt liên tục, dao động.

Lưu ý phân biệt: Viêm cơ thắt lưng chậu đau ở vùng hạ sườn,  không duỗi được chân bên có cơ bị viêm, (xảy ra sau nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu sinh dục hoặc các phẫu thuật ở vùng bụng) hay bị nhầm với viêm khớp háng.

Nguyên nhân gây áp-xe cơ

  • Do viêm nhiễm ở da, vết thương.
  • Do các thủ thuật tiêm chích, châm cứu… không đảm bảo vô khuẩn…

cham-cuu

Nguyên nhân gây áp-xe do vết thương hở, thủ thuật châm cứu…không đảm bảo vô khuẩn.

Các vi khuẩn gây áp-xe cơ

  • Tụ cầu, lậu cầu, phế cầu, não mô cầu.
  • Vi khuẩn gram âm như trực khuẩn mủ xanh và các vi khuẩn yếm khí khác.

 Đường xâm nhập của vi khuẩn

  • Qua các tổn thương nhiễm khuẩn ở da.
  • Chấn thương gây dập rách cơ, viêm cơ, viêm gân, mụn nhọt.
  • Do viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tiết niệu.
  • Do thực hiện các kỹ thuật tiêm chích, châm cứu, tiêm nội khớp, tiêm bắp… không đảm bảo vô khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, viêm đa cơ, viêm các màng…

Các yếu tố nguy cơ gây áp-xe cơ

  • Bệnh nhân đái tháo đường.
  • Người sử dụng corticoid kéo dài.
  • Người già, trẻ em.
  • Người bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy kiệt, suy giảm hệ miễn dịch.
  • Người bị mắc các bệnh lý ác tính…

Biến chứng từ áp-xe cơ, phương pháp điều trị và phòng ngừa

Áp xe cơ gây ra biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể hơn các loại áp xe khác. Do đó, điều trị cần lưu ý tiến hành sớm và nên có các biện pháp phòng ngừa.

Biến chứng từ áp xe cơ

  • Gây nhiễm khuẩn máu.
  • Nguy cơ tử vong cao ở người già, trẻ em, người bị suy giảm miễn dịch…

Phương pháp điều trị áp xe cơ

  • Dùng kháng sinh sớm, mạnh, liều cao (dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ).
  • Chọc hút dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ.
  • Chống sốc nhiễm khuẩn.
  • Phối hợp điều trị hạ sốt, giảm đau (dùng 4-6 viên paracetemol 0,5g/ngày).

Ngoài ra cần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng giàu đạm, bổ sung vitamin C, nhóm B…

Phương pháp phòng áp xe cơ

  • Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi làm thủ thuật như tiêm chích, châm cứu…
  • Điều trị tích cực các ổ viêm nhiễm.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa hè  (tránh viêm nhiễm da) dẫn đến áp-xe.
  • Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…

kham-benh-va-dieu-tri

   Khám và điều trị tích cực các ổ viêm nhiễm.

Lời kết

Bệnh áp-xe cơ thường gặp vào mùa hè, ở trẻ em và người già do nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da phát triển và gây bệnh. Mặt khác, nguyên nhân gây áp-xe cơ do không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình tiêm, truyền, châm cứu cho bệnh nhân…

Vì vậy, những người đang trong thời gian điều trị bệnh theo phương pháp tiêm chích, châm cứu… cần đảm bảo vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn và áp-xe cơ qua vết tiêm hay châm cứu. Trẻ em và người già trong những ngày nắng nóng cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tắm rửa hàng ngày để giữ sạch da, tránh mụn nhọt phát triển.

Đặc biệt, đối với những người đang có vết thương trên da, người bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tiết niệu, đái tháo đường… cần điều trị bệnh tích cực và tăng cường sức khỏe để phòng tránh áp-xe cơ.

Bài viết Biến chứng từ bệnh áp xe cơ – Nguy hiểm chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bien-chung-tu-benh-ap-xe-co-nguy-hiem-cho-coi-thuong-5890/feed/ 0
Đáng sợ vi khuẩn ‘ăn thịt người’ https://benh.vn/dang-so-vi-khuan-an-thit-nguoi-3996/ https://benh.vn/dang-so-vi-khuan-an-thit-nguoi-3996/#respond Sun, 19 Feb 2023 04:47:36 +0000 http://benh2.vn/dang-so-vi-khuan-an-thit-nguoi-3996/ Vi khuẩn “ăn thịt người” Aeromonas Hydrophyla đã từng được ghi nhận ở Việt Nam với hàng chục ca mắc, trong đó một số ca bệnh có những biểu hiện giống các ca bệnh ở Mỹ từng ghi nhận.

Bài viết Đáng sợ vi khuẩn ‘ăn thịt người’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vi khuẩn “ăn thịt người” Aeromonas Hydrophyla đã từng được ghi nhận ở Việt Nam với hàng chục ca mắc, trong đó một số ca bệnh có những biểu hiện giống các ca bệnh ở Mỹ từng ghi nhận.

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin về một loại vi khuẩn “ăn thịt người” đã giết chết một bệnh nhân 55 tuổi tại Mỹ sau khi tấn công vào cánh tay và chân phải của ông ta. Trước đó, nhiều trường hợp khác ở Mỹ cũng bị vi khuẩn này tấn công sau một lần đi bơi. Dù cứu được tính mạng nhưng hầu hết bệnh nhân phải mang những thương tật nặng nề. Loại vi khuẩn này có tên gọi Aeromonas Hydrophyla (AH) thường xuất hiện ở sông, suối, ao, hồ, thậm chí trong đất.

Không rõ nguyên nhân

Theo thống kê của Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương, Việt Nam đã từng ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn AH. Từ năm 2009-2013, đã có hàng chục ca nhiễm trùng huyết do vi khuẩn AH, trong đó nhiều ca bệnh do đứt chân tay khi làm việc dưới nước, trong đó một bệnh nhân lội cống nước thải, một bệnh nhân làm việc ở khu vực nước ngâm bè nứa. Cá biệt, có trường hợp bắt cá, bị ngạnh cá đâm vào tay gây nhiễm trùng huyết và hoại tử.

Gần đây nhất, bệnh nhân P.V.T, 40 tuổi, quê tỉnh Thái Bình, nhập viện ngày 12-4 trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử lan tỏa khắp cánh tay bên trái. Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, một ngày sau đó xuất hiện sưng nề cẳng tay trái rồi nhanh chóng lan rộng ra khắp cánh tay và lên vai. Sau khi điều trị 10 ngày, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm khuẩn huyết nhưng do hoại tử toàn bộ da cánh tay bên trái nên được chuyển đến Viện Bỏng Quốc gia để ghép da.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, mặc dù các biểu hiện lâm sàng hoàn toàn giống các trường hợp bệnh nhiễm vi khuẩn AH nhưng do đã dùng kháng sinh nên quá trình xét nghiệm không thấy sự hiện diện của vi khuẩn AH. Đây cũng là một trong số rất ít bệnh nhân nhiễm vi khuẩn AH hoặc có bệnh cảnh tương tự nhiễm AH được cứu sống” – bác sĩ Cấp nói.

Trước đó, trong 2 năm 2010- 2011, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận 10 bệnh nhân nhiễm trùng huyết do khuẩn AH. Bệnh nhân đều là nam giới tuổi từ 30-77, ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Mười bệnh nhân này đều có đặc điểm chung là suy đa tạng, trong đó, 7 bệnh nhân có xơ gan, nhập viện với các biểu hiện sốt, vàng da, vàng mắt tăng dần. Với 3 bệnh nhân còn lại là những người khỏe mạnh, chỉ có khởi đầu là sốt, tiêu chảy rồi nhanh chóng rơi vào tình trạng hoại tử rộng trên da và các tổ chức, sốc và suy đa phủ tạng. Bác sĩ Cấp cho hay trong 10 bệnh nhân xét nghiệm có vi khuẩn AH thì chỉ có 2 trường hợp được cứu sống.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, mặc dù một số ca nhiễm AH được ghi nhận tại đây có biểu hiện hoại tử cổ, ngực, chân, tay, ngực và bụng nhưng không phải thể bệnh đã phát hiện trên nhiều bệnh nhân ở Mỹ.

Nhiều di chứng, dễ tử vong

Theo GS-TS Phùng Đắc Cam, chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, AH là loại vi khuẩn dạng hình que, phổ biến trong tự nhiên và thường có trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Đây là loại vi khuẩn độc, chúng có thể xâm nhập cơ thể người qua đường miệng khi uống nước, ăn rau, cá, hải sản… rồi đi vào máu. Chúng sinh ra độc tố ruột, gây độc cho tế bào, làm tổn thương tổ chức cơ thể.

Tuy nhiên, theo GS Cam, AH chỉ gây bệnh trong môi trường ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ, trên cơ địa của những người bị suy giảm miễn dịch. Vi khuẩn này gây bệnh chủ yếu cho cá, động vật máu lạnh hoặc bò sát. “Với người, gặp nhiều nhất là thể viêm đường ruột với tình trạng tiêu chảy giống bệnh tả. Căn bệnh tiếp theo do khuẩn AH gây ra là tình trạng nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân xơ gan hoặc viêm các tổ chức da hoặc làm hoại tử cơ, ezema. Cuối cùng, vi khuẩn này tấn công gây hoại tử cơ, đây là thể bệnh đang gặp ở một số ca bệnh tại Mỹ mà thời gian qua báo chí có thông tin. Dù hiếm gặp nhưng hoại tử cơ thường rất đáng sợ vì sẽ khiến người bệnh bị sụp cơ rất nhanh với nguy cơ tử vong cao” – GS Cam giải thích.

Các bác sĩ cũng cho biết tuy nhạy cảm với nhiều kháng sinh và dễ bị kháng sinh tiêu diệt nhưng do bệnh diễn biến nhanh, bệnh nhân hoại tử nhiều tổ chức, dễ sốc nặng và suy đa tạng nên tỉ lệ tử vong trước đây có thể tới gần 100%. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về hồi sức, các thầy thuốc có thể hạn chế được phần nào tỉ lệ tử vong. Tuy vậy, ngoài chi phí điều trị cao, bệnh nhân dù khỏi bệnh vẫn có thể bị nhiều di chứng do hoại tử các tổ chức. Theo bác sĩ Cấp, do bệnh hiếm gặp nên khó chẩn đoán, gây khó khăn trong điều trị.

Bài viết Đáng sợ vi khuẩn ‘ăn thịt người’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dang-so-vi-khuan-an-thit-nguoi-3996/feed/ 0
Vi khuẩn “ăn thịt người ” Whitmore nguy hiểm đến mức nào ? https://benh.vn/vi-khuan-an-thit-nguoi-whitmore-nguy-hiem-den-muc-nao-68179/ https://benh.vn/vi-khuan-an-thit-nguoi-whitmore-nguy-hiem-den-muc-nao-68179/#respond Sun, 15 Sep 2019 16:27:39 +0000 https://benh.vn/?p=68179 Số lượng bệnh nhân nhập viện do vi khuẩn Whitmore đang tăng lên và tỷ lệ tử vong cao đang làm người dân vô cùng hoang mang. Liệu loài vi khuẩn đáng sợ với lời đồn thổi " ăn thịt người " này đáng sợ đến mức nào ?

Bài viết Vi khuẩn “ăn thịt người ” Whitmore nguy hiểm đến mức nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Số lượng bệnh nhân nhập viện do vi khuẩn Whitmore đang tăng lên và tỷ lệ tử vong cao đang làm người dân vô cùng hoang mang. Liệu loài vi khuẩn đáng sợ với lời đồn thổi ” ăn thịt người ” này đáng sợ đến mức nào ?

Whitemore là bệnh gì ?

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do loài vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vùng da bị tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn có trong bùn đất , bụi đất. Khi đó vi khuẩn có thể khu trú tại các ổ nhiễm trùng trên da gây sốt và đau cơ. Từ đó vi khuẩn có thể lây lan vào máu để gây nhiễm khuẩn huyết , diễn tiến hành hình thái Whitmore mạn gây tổn thương tim, động mạch chủ bụng, não, gan, thận, khớp và mắt.

Ngoài ra vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm nhiễm ở thần kinh trung ương, tuyến mang tai, xương khớp, gây áp xe gan lách, viêm nhiễm vùng sinh dục nhiễm trùng da cơ vân,…

Do có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác có thể khiến bệnh trầm trọng hơn nếu điều trị sai.

Bệnh Whitmore nguy hiểm đến mức nào ?

Tỷ lệ tử vong

Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trong tháng qua ghi nhận 12 ca bệnh. Từ đầu năm đến nay là 20 ca, trong đó 4 người tử vong.

Tỷ lệ tử vong lên đến 40-60% là rất cao. Trong trường hợp nặng có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

Vi khuẩn ăn thịt người ?

Thật ra thì tất cả các loại vi khuẩn kí sinh trùng đều ăn thịt người hết cả. Khi vi khuẩn sinh sôi phát triển trong cơ thể chúng ta sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng mà con người tổng hợp ra . Đáp lại cơ thể có hàng rào bảo vệ với các lớp bảo vệ như da lông móng tóc, hàng rào kháng thể,… để bảo vệ và chống lại các loài vi khuẩn.

Vậy vi khuẩn này có đáng sợ thật không ?

Câu trả lời là có. Vi khuẩn này có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh thông dụng , cùng với việc chẩn đoán dễ nhầm lẫn . Dẫn tới việc cực kì khó khăn trong việc điều trị , nếu không được điều trị thì tỷ lệ tử vọng lên tới con số cực lớn.

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh ?

Vi khuẩn này có mặt trong đất bùn, đất rừng ao hồ, nơi bị ô nhiễm ở khu vực Đông Nam Á , Úc. Vì thế những người lao động trực tiếp tiếp xúc với những nơi này sẽ có nguy cơ cao. Đặc biệt với những người có bệnh mắc kèm, hệ miễn dịch suy giảm, bị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh phổi,…

Phòng tránh bệnh như thế nào ?

Tránh lại gần những vùng có nguy cơ cao . Nếu phải tiếp xúc làm việc với bùn đất thì cần đi ủng, đeo găng tay, sau khi làm việc xong cần vệ sinh thân thể sạch sẽ

Những người có vết thương hở xước xát thì càng tuyệt đối không nên tiếp xúc với những nơi có nguy cơ cao.

Nếu bị thương khi đang chơi, làm việc tại những vùng có vị trí nguy cơ bệnh cao cần sát trùng vết thương đúng cách , theo dõi sức khỏe sát sao xem có sốt hay đau nhức cơ hay không.

Hy vọng với những kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn bớt hoang mang hơn về căn bệnh này.

Bài viết Vi khuẩn “ăn thịt người ” Whitmore nguy hiểm đến mức nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-khuan-an-thit-nguoi-whitmore-nguy-hiem-den-muc-nao-68179/feed/ 0
Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống một thợ mổ nhiễm liên cầu lợn https://benh.vn/benh-vien-cho-ray-cuu-song-mot-tho-mo-nhiem-lien-cau-lon-8121/ https://benh.vn/benh-vien-cho-ray-cuu-song-mot-tho-mo-nhiem-lien-cau-lon-8121/#respond Sun, 17 Dec 2017 06:34:36 +0000 http://benh2.vn/benh-vien-cho-ray-cuu-song-mot-tho-mo-nhiem-lien-cau-lon-8121/ Thông thường, những người ăn tiết canh hoặc thịt lợn ốm có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn cao hơn người khác. Tuy nhiên, một thợ mổ tại TPHCM cũng bị nhiễm liên cầu lợn và thiếu chút nữa là mất đi tính mạng của mình...

Bài viết Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống một thợ mổ nhiễm liên cầu lợn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông thường, những người ăn tiết canh hoặc thịt lợn ốm có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn cao hơn người khác. Tuy nhiên, một thợ mổ tại TPHCM cũng bị nhiễm liên cầu lợn và thiếu chút nữa là mất đi tính mạng của mình…

Nhiễm liên cầu lợn vì nghề giết mổ heo

Khai thác bệnh nhân

Sau nhiều năm làm nghề giết mổ heo (lợn), ông Phạm Tấn L. (52 tuổi) ở TPCHM rơi vào hoàn cảnh “sinh nghề tử nghiệp” vì bị một loại khuẩn nguy hiểm liên cầu lợn có thể gây ra cái chết cho con người từ loài gia súc tấn công.

Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện Chợ Rẫy – BS Trần Quang Bính cho hay bệnh nhân được bệnh viện An Giang chuyển đến trong tình trạng sốt cao, nôn ói, nhức đầu, rối loạn tri giác, lơ mơ và có biểu hiện bị kích động.

Sau hơn một tuần điều trị, bệnh nhân đã qua được nguy kịch

Sau khi khám xét sơ bộ và khai thác bệnh sử cho thấy, bệnh nhân hành nghề giết mổ lợn. Trước đó, bệnh nhân bị sốt cao, nôn ói kèm nhức đầu 3 ngày liên tục nhưng không đến bệnh viện mà ở nhà tự mua thuốc uống. Đến khi bệnh trở nặng, gia đình đưa đi cấp cứu thì bệnh viện địa phương phải chuyển lên tuyến trên là bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị.

Chẩn đoán và điều trị

Từ những cơ sở trên, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn nên lấy dịch não tủy kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh dương tính với liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus – một loại vi khuẩn gây ra bệnh đường hô hấp cho heo nhưng có khả năng lây lan sang người và tạo thành dịch).

Do đó, bệnh nhân đã được điều trị tích cực bằng kháng sinh, ngăn chặn tình trạng viêm màng não. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh rơi vào hôn mê, phải thở máy, nguy cơ suy đa cơ quan. Rất may, sau 2 ngày thở máy liên tục, kết hợp điều trị tích cực, các chỉ số sinh hiệu của người bệnh dần phục hồi. sức khỏe đã ổn định.

Tác hại do liên cầu khuẩn lợn gây ra

Liên cầu khuẩn lợn có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, sốc nhiễm độc, suy đa tạng.  Đối với những bệnh nhân nhập viện trễ, vào sốc nguy cơ tử vong có thể chiếm tới 70% đến 80%.

Tuy nhiên, những bệnh nhân may mắn qua được điều trị cũng sẽ phải đối mặt với các nguy cơ, mất thính lực, liệt nửa người do tổn thương hệ thần kinh.

Đối tượng dễ nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Không chỉ vậy, bệnh liên cầu khuẩn lợn có thể lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của vật chủ, người giết mổ, mua bán thịt heo, chế biến thịt bị nhiễm khuẩn sẽ bị vi khuẩn xâm nhập thông qua các vết xước trên cơ thể, người ăn thịt lợn chưa nấu chín, ăn tiết canh…

Đặc biệt, khi vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn xâm nhập vào cơ thể, thời gian phát bệnh sẽ diễn ra trong vài giờ đến vài ngày với các biểu hiện bị sốt, phát ban, đau họng nhức đầu ói mửa rất giống các bệnh khác nên dễ nhầm lẫn.

Khuyến cáo từ chuyên gia

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch sau khi tiếp xúc với lợn hoặc chế biến thịt lợn, không ăn thịt khi chưa nấu chín, không ăn tiết canh…

Đặc biệt,khi gặp các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn ói, mê man, kích động…sau khi ăn tiết canh, thịt chưa đun chín… cần đến bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống một thợ mổ nhiễm liên cầu lợn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-vien-cho-ray-cuu-song-mot-tho-mo-nhiem-lien-cau-lon-8121/feed/ 0
Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-xuong-tuy-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-7310/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-xuong-tuy-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-7310/#respond Sat, 19 Aug 2017 06:18:42 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-viem-xuong-tuy-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-7310/ Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành

Bài viết Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm xương tủy (Osteomyelitis), hay còn gọi là cốt tủy viêm, là một bệnh nhiễm khuẩn của xương (vỏ hoặc tủy xương), có thể là cấp tính hoặc mạn tính, do nhiều loại vi sinh vật gây nên, nhưng thường gặp nhất là vi khuẩn.

2. NGUYÊN NHÂN

a) Nguyên nhân

– Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).

– Các vi khuẩn thường gặp khác bao gồm liên cầu tan huyết nhóm B, các chủng Pseudomonas, E. coli và các trực khuẩn đường ruột khác và một số loại vi khuẩn khác.

b) Yếu tố nguy cơ:

Nhiễm khuẩn da kéo dài, bệnh tiểu đường không được kiểm soát, máu lưu thông kém (xơ cứng động mạch), các yếu tố nguy cơ cho máu lưu thông kém (huyết áp cao, hút thuốc lá, cholesterol máu cao và bệnh tiểu đường), suy giảm miễn dịch, khớp giả, việc sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, ung thư.

c) Phân loại

– Viêm xương tủy cấp: Từ đường máu và từ đường kế cận.

– Viêm xương tủy mạn: Xảy ra sau viêm xương tủy cấp đường máu.

3. TRIỆU CHỨNG- CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

– Viêm xương tủy đường máu: Biểu hiện hội chứng viêm (sốt, rét run, mệt mỏi…). Biểu hiện đau không rõ ràng, thường chỉ thấy hơi sưng nề tại vùng đau. Muộn hơn thấy có khối sưng, nóng, đỏ, đau rõ, giống như một viêm cơ, vùng khớp lân cận sưng nề. Chọc dò có thể thấy mủ, nuôi cấy vi khuẩn thấy đa số là tụ cầu vàng.

– Viêm xương tủy đường kế cận: Sau mổ, sau gãy xương hở… từ ngày thứ 4, 5 trở đi, người bệnh tiếp tục sốt cao, rét run. Đau nhức tại ổ gãy hoặc tại vết thương, đau ngày càng tăng. Căng nề, tấy đỏ lan tỏa tại vết thương hay vết mổ, chảy mủ thối qua vết thương, vết mổ.

– Viêm xương tủy mạn: Xảy ra sau viêm xương tủy cấp không đƣợc điều trị triệt để, bệnh tái phát từng đợt với đặc trưng là lỗ rò và xương chết.

b) Cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu: Trong viêm xương tủy cấp thường có tăng bạch cầu (viêm xƣơng tủy mạn tính bạch cầu máu thường bình thường). Tốc độ máu lắng và protein C phản ứng (CRP) thường tăng cao.

– X-quang: Hình ảnh phá hủy xương và phản ứng màng xương. Tổn thương trên X-quang thường chỉ rõ khi nhiễm khuẩn đã có từ 10-14 ngày. X- quang bình thường không loại trừ chẩn đoán viêm tủy xương.

– Xạ hình xương: Có ích trong chẩn đoán sớm viêm xương tủy cấp. Thường làm xạ hình xương ba pha. Thuốc sử dụng là Technecium-99, được tích lũy trong vị trí gia tăng lưu lượng máu và hình thành xương phản ứng.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI) rất có giá trị trong chẩn đoán và đánh giá của viêm tủy xương.

– Định danh vi khuẩn:

 Sinh thiết mô xương viêm là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm tủy xương và để lựa chọn một loại kháng sinh phù hợp.

 Cần thiết phải cấy máu, cấy mủ hoặc các vật cấy ghép vào cơ thể và cần nuôi cấy trên môi trường kỵ khí.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc chung

Chẩn đoán bệnh sớm, dùng kháng sinh (liều cao, đường tĩnh mạch, kết hợp kháng sinh, kéo dài ít nhất 6 tuần), cần cấy máu hoặc mô để định danh vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh, dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử, loại bỏ các vật cấy ghép vào cơ thể.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Kháng sinh

a) Giai đoạn đầu: Lựa chọn kháng sinh dựa theo kinh nghiệm

– Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) – là nguyên nhân hàng đầu:

+ Tụ cầu vàng nhạy cảm với methicilin (MSSA): Nafcilin hoặc oxacilin

2g tiêm mạch mỗi 6 giờ 1 lần (8g/ngày).

+ Tụ cầu vàng kháng methicilin (MRSA): Vancomycin 1g pha truyền tĩnh mạch mỗi 12 giờ, hoặc daptomycin 4-6 mg/kg cân nặng đường TM 1 lần/ngày, hoặc teicoplanin 6mg/kg 1lần/ngày trong những ngày đầu, sau đó giảm còn 3mg/kg TM hoặc TB; hoặc linezolid 600mg mỗi 12 giờ tiêm mạch, hoặc uống rifampicin 300mg uống 2 lần/ngày.

+ Nếu dị ứng hoặc không đáp ứng các kháng sinh trên: Clindamycin 6mg/kg 600-900mg tiêm mạch mỗi 8 giờ, hoặc levofloxacin 750mg uống mỗi 24 giờ ± rifampicin 300mg uống 2 lần/ngày, hoặc acid fucidic 500mg tiêm mạch mỗi 8 giờ kết hợp với rifampicin 300mg uống 2 lần/ngày.

– Trường hợp do trực khuẩn mủ xanh (P. aegurinosa): Cần phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ ngày (hoặc với mezlocilin 3g tĩnh mạch mỗi 4h) với kháng sinh nhóm aminoglycosid (nhƣ gentamicin 5 mg/kg/ngày hoặc amikacin 15mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc pha truyền TM 1lần/ngày). Thời gian dùng trong khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh nhóm fluoroquinolon nhƣ ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày đơn độc hoặc phối hợp với ceftazidim liều như trên.

– Trường hợp nhiễm nhiều vi khuẩn (S. aureus, vi khuẩn Gram-âm, P. aeruginosa) hay gặp trong viêm xương dài sau đóng đinh nội tủy: Vancomycin 1g TM mỗi 12 giờ phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ ngày. Hoặc thay thế bằng linezolid 600mg (TM hoặc uống) 2 lần/ngày phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ngày.

– Phần lớn các nhiễm vi khuẩn Gram-âm đường ruột: Kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 đường TM trong 3-4 tuần, hoặc thuốc nhóm fluoroquinolon như levofloxacin 500mg đường tĩnh mạch hoặc uống mỗi 24h.

– Lưu ý: Trường hợp viêm xương mạn tính, viêm xương trên cơ địa đái tháo đường: cần thiết có bằng chứng của vi khuẩn học và kháng sinh đồ để điều trị.

b) Giai đoạn sau: Tùy theo đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ. 4.2.2. Các biện pháp phối hợp

– Bất động: Bó bột được chỉ định rộng rãi cho mọi viêm xương tủy cấp, nhằm phòng gãy xương bệnh lý và giúp cho quá trình chống đỡ của cơ thể tốt hơn.

– Dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

– Phẫu thuật: Rạch rộng tháo mủ, loại bỏ hoại tử. Tiến hành đục xương đến tận xương lành (chỗ xương có rỉ máu). Tháo bỏ các vật cấy ghép hoặc thậm chí phải cắt bỏ chi để ngăn chặn nhiễm khuẩn lan rộng thêm. Có thể truyền kháng sinh tại chỗ. Lấp đầy ổ khuyết xương là điều cần thiết và bắt buộc trong phẫu thuật điều trị viêm xương.

5. DỰ PHÒNG

Viêm xương tủy nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đầy đủ sẽ tiến triển mạn tính rất khó điều trị dứt bệnh. Vì vậy nhằm phòng chống viêm xương tủy, việc quản lý thích hợp các vết thương và chăm sóc y tế kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn là rất cần thiết và cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

Benh.vn

Bài viết Điều trị bệnh viêm xương tuỷ nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-viem-xuong-tuy-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-7310/feed/ 0
Táo Mỹ nhiễm khuẩn chưa được nhập khẩu vào Việt Nam https://benh.vn/tao-my-nhiem-khuan-chua-duoc-nhap-khau-vao-viet-nam-6361/ https://benh.vn/tao-my-nhiem-khuan-chua-duoc-nhap-khau-vao-viet-nam-6361/#respond Wed, 31 Aug 2016 05:44:32 +0000 http://benh2.vn/tao-my-nhiem-khuan-chua-duoc-nhap-khau-vao-viet-nam-6361/ Thời gian vừa qua, các cơ quan thông tấn báo chí đã đưa thông tin táo của Công ty Bidart Bros ở Bakerfield, California, Mỹ bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes cùng các sản phẩm táo caramel chế biến và đóng gói sẵn nhập khẩu từ Mỹ bị nhiễm vi khuẩn này.

Bài viết Táo Mỹ nhiễm khuẩn chưa được nhập khẩu vào Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian vừa qua, các cơ quan thông tấn báo chí đã đưa thông tin táo của Công ty Bidart Bros ở Bakerfield, California, Mỹ bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes cùng các sản phẩm táo caramel chế biến và đóng gói sẵn nhập khẩu từ Mỹ bị nhiễm vi khuẩn này.

Kiếm định của Cục bảo vệ Thực vật

Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra nguồn gốc táo nhập từ Mỹ, ông Hoàng Trung, Cục phó Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) khẳng định: “Táo bị nhiễm khuẩn Listeriosis Monocytogenes chỉ do một cơ sở chế biến táo ở California (Mỹ), nhưng 90% táo nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam lại từ bang Wasinhton D.C. Vì thế, người tiêu dùng không nên hoang mang, lo ngại vấn đề gì cả”.

 

Táo Mỹ nhiễm khuẩn chưa được nhập khẩu vào Việt Nam

Ông Hoàng Trung cũng cho biết, đã tiến hành tổng rà soát toàn bộ việc nhập khẩu táo Mỹ vào Việt Nam. Kết quả kiểm tra, rà soát cho thấy, từ đầu năm 2014 đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 17.000 tấn táo từ Mỹ. Có 35 công ty nhập khẩu (20 ở miền Nam và 15 ở miền Bắc) nhập khẩu táo từ Mỹ về Việt Nam qua 3 cửa khẩu chính: cảng TP HCM, cảng Hải Phòng và qua sân bay Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP HCM).

Táo nhiễm khuẩn có nguồn gốc ở đâu

Trước đó, sau khi nhận được thông tin về táo Mỹ bị nhiễm khuẩn gây chết người, ngay lập tức, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã yêu cầu các doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với các đối tác cung cấp hàng ở bên phía Mỹ xem có lấy nguồn hàng từ Công ty Birdat Bros ở bang California (Mỹ) hay không. Bởi, theo thông tin chính thức, chỉ có một bang và một nhà phân phối có sản phẩm nhiễm khuẩn Listeriosis monocytogenes trên táo Caramel cũng như táo tươi.

Theo số liệu mà các đơn vị kiểm dịch báo cáo về, hiện Cục BVTV và hệ thống kiểm dịch thực vật chưa cấp một giấy ATVSTP cho táo Caramel của Mỹ, hay được hiểu là táo Caramel chưa được nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với mặt hàng táo tươi, trước những cảnh báo của các lực lượng chức năng của phía Mỹ cũng như Việt Nam, Cục BVTV đã chỉ đạo áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với tất cả các lô hàng táo nhập vào từ Mỹ.

Theo đó, từ ngày 21/1/2015, toàn bộ những lô hàng táo nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam đều phải được lưu giữ tại cảng hoặc có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thì lưu giữ tại kho và chỉ được phép đưa ra lưu thông ngoài thị trường để tiêu thụ khi có giấy chứng nhận và có kết quả phân tích giám định trong phòng thí nghiệm.

Yêu cầu thông tin chính xác từ phía Mỹ

Để có thông tin chính xác từ phía Mỹ, chiều 22/1/2015, phía Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc làm việc với Đại sứ quán Mỹ để làm làm rõ thông tin cũng như các biện pháp phía Mỹ đang hành động để ngăn chặn nguồn táo nhiễm khuẩn độc hại này.

Tại buổi làm việc, phía Đại sứ quán Mỹ xác nhận thông tin: Công ty Birdat Bros (ở bang California, Mỹ) là nơi bị nhiễm vi khuẩn Listeriosis và được xác định do vi khuẩn nhiễm trên dây truyền đóng gói táo tươi. Các sản phẩm của Công ty Birdat Bros theo cảnh báo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Việt Nam thì sản phẩm này phải được thu hồi.Bên cạnh đó, có 3 công ty nữa sử dụng táo tươi của Công ty Birdat Bros để sản xuất táo caramel, những công ty này đang nằm trong diện bị cảnh báo và tự nguyện thu hồi. Đại sứ quán Mỹ cũng đang chờ tiếp thông tin bên Mỹ chuyển sang và sẽ chuyển tiếp thông tin cho phía Việt Nam.

Kết luận

Như vậy, thông tin nói rằng, táo của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam nhiễm khuẩn trên 11 bang là không đúng. Thực chất, các văn bản chính thức từ Mỹ và xác nhận của Cục VSATTP cũng như Đại sứ quán Mỹ thì chỉ có 1 bang và 1 nhà sản xuất duy nhất có sản phẩm đã bị nhiễm khuẩn. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà đã có 10 nước và 4 vùng lãnh thổ đang có yêu cầu nếu có sản phẩm táo tươi hoặc Caramel của Mỹ nhiễm khuẩn Listeriosis Monocytogenes thì phải thu hồi. Đây là sản phẩm chính gây tử vong cho người, cũng như thông tin vừa rồi báo chí nêu.

Bài viết Táo Mỹ nhiễm khuẩn chưa được nhập khẩu vào Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tao-my-nhiem-khuan-chua-duoc-nhap-khau-vao-viet-nam-6361/feed/ 0
Trả giá đắt: Mất một chân, một quả thận vì vết liếm của chó https://benh.vn/tra-gia-dat-mat-mot-chan-mot-qua-than-vi-vet-liem-cua-cho-8955/ https://benh.vn/tra-gia-dat-mat-mot-chan-mot-qua-than-vi-vet-liem-cua-cho-8955/#respond Mon, 02 May 2016 06:58:28 +0000 http://benh2.vn/tra-gia-dat-mat-mot-chan-mot-qua-than-vi-vet-liem-cua-cho-8955/ Sở thích nuôi động vật như chó, mèo...đã trở nên quen thuộc với cộng đồng. Tuy nhiên, một cựu chiến binh 51 tuổi người Anh đã phải trả giá quá đắt, mất đi một quả thận, một chân sau khi con chó cưng liếm vào một vết thương hở trên cơ thể.

Bài viết Trả giá đắt: Mất một chân, một quả thận vì vết liếm của chó đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sở thích nuôi động vật như chó, mèo…đã trở nên quen thuộc với cộng đồng. Tuy nhiên, một cựu chiến binh 51 tuổi người Anh đã phải trả giá quá đắt, mất đi một quả thận, một chân sau khi con chó cưng liếm vào một vết thương hở trên cơ thể.

Vi khuẩn trong nước bọt chó mèo gây nhiễm khuẩn huyết

Vi khuẩn Capnocytophaga Canimorsus thường được phát hiện trong nước bọt của mèo và chó. Khi chó, mèo cắn hoặc liếm vào vết thương, vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể người, dẫn đến nhiễm trùng huyết, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. Trong đó, người cao tuổi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, vì hệ miễn dịch của họ yếu hơn.

Các bác sĩ cố gắng duy trì mạng sống của David Money trong suốt 5 tháng qua, sau khi ông nhiễm khuẩn Capnocytophaga canimorsus – một loại vi khuẩn chết người thường có trong nước bọt của chó mèo. Ảnh: South West News Service.

Người đàn ông phải cắt bỏ 1 chân và 1 quả thận do nhiễm khuẩn

Sự việc xảy ra hồi tháng 4/2016, khi ông David Money (51 tuổi, người Manchester, Anh) để một trong những con chó cưng liếm vào một vết thương hở trên người. Ông Money có 7 con chó whippet, một giống chó săn đặc trưng của Anh. Sau đó ông bắt đầu có những triệu chứng giống như cúm và thấy vô cùng đau đớn ở chân.

Vợ của ông, bà Julie Crosby, 44 tuổi, đã lập tức đưa ông đến bệnh viện khi ông cảm thấy bỏng rát trên da. Kết quả xét nghiệm cho thấy, ông Money bị nhiễm trùng huyết, tổn thương hệ thống miễn dịch và phải lọc máu. Ông bị hôn mê 6 tuần, chết đi, sống lại bởi cơ thể xuất hiện những vết hoại tử, buộc các bác sĩ phải cắt bỏ một chân và một quả thận.

Sau 5 tháng điều trị, ông được xuất viện và sẽ được ghép một quả thận mới trong năm 2017.  Vợ ông, Bà Crosby cho biết sẽ đi xét nghiệm thận xem có tương thích với chồng không để hiến tặng cho ông.

Sau kiếp nạn, ông Money cho biết không thể tin những gì đến với mình chỉ do một vết liếm của con chó cưng. Hiện, cuộc sống của Money bị đảo lộn hoàn toàn, anh bị mất việc và tàn tật. Tuy vậy, Money vẫn rất yêu chó, tiếp tục nuôi, chỉ cẩn thận hơn khi tiếp xúc.

Benh.vn (Theo Dailymai)

Bài viết Trả giá đắt: Mất một chân, một quả thận vì vết liếm của chó đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tra-gia-dat-mat-mot-chan-mot-qua-than-vi-vet-liem-cua-cho-8955/feed/ 0