Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 11 Oct 2023 06:01:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Áp xe hậu môn trực tràng https://benh.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/ https://benh.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/#respond Wed, 11 Oct 2023 04:33:55 +0000 http://benh2.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/ Áp xe hậu môn trực tràng (anorectal abscess, abcess anorectal) là một nhiễm trùng mưng mủ khu trú ở hậu môn mà nguyên nhân của nhiễm trùng bắt đầu từ đường lược và vùng dưới đường lược. Đây không phải là bệnh hiếm gặp. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong 4 năm rưỡi […]

Bài viết Áp xe hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Áp xe hậu môn trực tràng (anorectal abscess, abcess anorectal) là một nhiễm trùng mưng mủ khu trú ở hậu môn mà nguyên nhân của nhiễm trùng bắt đầu từ đường lược và vùng dưới đường lược. Đây không phải là bệnh hiếm gặp.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong 4 năm rưỡi từ 1-7-1997 đến 31-12-2001, có 49 trường hợp.

Áp xe hậu môn trực tràng làm bệnh nhân đau đớn, khổ sở vì vùng hậu môn rất nhạy cảm với cảm giác đau. Các tư thế ngồi, đi lại và nhất là ngồi theo kiểu cưỡi ngựa, như ngồi trên xe đạp, xe máy…làm bệnh nhân rất đau, đến mức không chịu nổi. Vì vậy khi mắc áp xe hậu môn trực tràng làm cản trở gần như tất cả các hoạt động của cá nhân.

Nếu điều trị không đúng quy cách, không đúng lúc, hậu quả tất yếu của Áp xe hậu môn trực tràng là Rò hậu môn.

Vì bệnh nhân quá đau và hậu quả của nó là Rò hậu môn nên bệnh rất cần được xử trí đúng lúc và đúng kỹ thuật.

ap-xe-hau-mon-truc-trang

Nguyên nhân áp xe hậu môn trực tràng

Loại khuẩn gây bệnh của Áp xe hậu môn là các vi khuẩn đường ruột như Escherichia Coli…Cũng có thể là các vi khuẩn thường gặp trong các nhiễm trùng thông thường khác như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…

Theo Danis và Puy-Montbrun (1991), những nhiễm trùng mưng mủ của hậu môn vùng chung quang, liên quan tới ống hậu môn là 76%, liên quan đến vùng trên ống hậu môn là 2%, không liên quan tới hậu môn trực tràng là 22%.

Các bệnh liên quan tới ống hậu môn

Rò hậu môn   71,34%

Các tuyến dưới vùng lược   0,68%

Nứt hậu môn 4,23%

Các bệnh ở vùng trên ống hậu môn

Bệnh Crohn   0,83%

Ung thư trực tràng    0,26%

Rò trực tràng-âm đạo           0,38%

Các bệnh khác          0,34%

Các bệnh không liên quan tới hậu môn trực tràng

Xoang lông    15,65%

Bệnh viêm mủ tuyến mồ hôi          3,63%

Nang tuyến ứ nước   1,75%

Xương            0,15%

Các bệnh khác          0,71%

Thương tổn hình thành áp xe hậu môn trực tràng

Lúc đầu thương tổn là tình trạng nhiễm trùng các ống tuyến Hermann-Desfosser. Tiếp theo là tình trạng nung mủ. Các ổ nhiễm trùng này mở vào các hốc của đường lược. Mủ theo các tuyến phát triển dần ra phía nông rồi cuối cùng mở ra da ở vùng chung quanh lỗ hậu môn, ở gần hay xa lỗ hậu môn.

Vị trí hình thành thương tổn

Tùy theo vị trí của ổ mủ, người ta chia Áp xe hậu môn làm nhiều loại.

Áp xe dưới da

Ổ mủ nằm rất nông và rất gần lỗ hậu môn.

Áp xe dưới niêm mạc

Ổ mủ của áp xe nằm ngay dưới niêm mạc, ở dưới thấp nơi ống hậu môn hay ở trên cao nơi bóng trực tràng. Nguyên nhân của áp xe dưới niêm mạc thường là hậu quả của thương tổn nứt hậu môn bị nhiễm trùng hay trĩ tắc mạch bị nhiễm trùng. Về tiến triển, áp xe dưới niêm mạc không phát triển ra phía ngoài vào lớp cơ mà có xu hướng vỡ vào trong lòng ống hậu môn.

Áp xe giữa các cơ thắt

Ổ mủ của loại áp xe này nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Ổ mủ nằm ở lớp thấp hay ở lớp cao. Khi ở thấp nó sát vào bờ dưới cơ thắt ngoài và vỡ ra ngoài gần ống hậu môn. Khi ở cao, nó vỡ ra phía ngoài vào hố ngồi-trực tràng hay vào phía trong, bóng trực tràng.

Áp xe hố ngồi-trực tràng

Ở thể này, ổ mủ nằm trong hố ngồi-trực tràng, nông hay sâu: Thành trên của hố ngồi-trực tràng là cơ nâng hậu môn, thành dưới là da và mô tế bào dưới da. Ổ áp xe ở vị trí này phát triển nhanh chóng ra phía trước, ra sau và sang bên đối diện. Khi phát triển sang bên đối diện, nó tạo thành áp xe hình móng ngựa.

Áp xe trên cơ thắt

Ổ mủ nằm ở mặt dưới cơ nâng hậu môn hay trên các cơ thắt.

Áp xe khoang chậu hông-trực tràng

Ổ mủ của loại áp xe loại này nằm trên cơ nâng hậu môn. Nguyên nhân của thể áp xe này có thể là những áp xe của hố ngồi-trực tràng phá vỡ cơ nâng hậu môn để lan từ dưới lên. Cũng có thể phát sinh từ những nhiễm trùng của các tạng nằm trong ổ bụng, loại này ít gặp.

Tiến triển của áp xe hậu môn trực tràng

Khi áp xe đã hình thành, có nhiều mủ, phải can thiệp ngay bằng cách dẫn lưu mủ. Nếu không, mủ sẽ phá ra xung quanh và sau vài tuần lễ sẽ vỡ ra ngoài da hay vào trong lòng trực tràng.

Triệu chứng áp xe hậu môn trực tràng

Triệu chứng của áp xe hậu môn trực tràng có nhiều điển hình, khi thăm khám có thể phát hiện trên lâm sàng.

Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng chính là đau. Đau ở vùng hậu môn, lan ra chung quanh. Đau nhức nhối và liên tục. Đau tăng khi đi lại, khi ngồi, khi ho, khi rặn đại tiện. Với các loại áp xe ở nông, bệnh nhân không dám ngồi bằng cả hai mông, không dám ngồi trên yên xe.

Triệu chứng toàn thân

Toàn thân có các triệu chứng của một nhiễm tràng cấp tính. Bệnh nhân có thể có sốt, nhiệt độ có thể tăng cao trong một vài ngày đầu rồi hạ dần. Người mệt mỏi, bứt rứt, đêm không ngủ. Không dám ăn vì sợ phải đi đại tiện.

Triệu chứng thực thể

Áp xe dưới niêm mạc

Lúc mới bắt đầu, nhìn không thấy gì, khi áp xe vỡ, thấy một vài giọt mủ trắng loãng từ trong hậu môn chảy ra.

Áp xe hố ngồi-trực tràng

Lúc đầu, thấy một chỗ da bóng sưng phồng, không có giới hạn rõ rệt, cách lỗ hậu môn vài centimet. Vài ngày sau, chố tấy đỏ này có giới hạn rõ rệt với một chấm tráng ở giữa, mủ đã hình thành. Trong đa số các trường hợp ổ áp xe chỉ có một bên, bên phải hay bên trái. Cũng có khi ổ áp xe hố ngồi-trực tràng có ở cả hai bên làm cho ổ áp xe có hình móng ngựa.

Áp xe giữa các cơ thắt

Lúc đầu nhìn không thấy gì.

Áp xe khoang chậu hông-trực tràng

Cũng như áp xe giữa các cơ thắt, lúc đầu nhìn cũng không thấy gì. Loại này thường được chẩn đoán là áp xe hố ngồi-trực tràng. Khi rạch dẫn lưu thấy mủ từ trên cao chảy xuống. Bằng một kìm dài thăm thì thấy ổ áp xe lên khá cao, thường sờ không chạm được đáy áp xe, lúc đó mới biết là áp xe khoang chậu hông-trực tràng.

Thăm hậu môn trực tràng

Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân co, hai đùi dạng. Mọi động tác của thầy thuốc phải rất nhẹ nhàng, từ từ, vì nếu không làm bệnh nhân rất đau, không cho tiếp tục khám. Nếu đau nhiều, nhận định các triệu chứng sẽ không chính xác.

Ngón tay thăm hậu môn trực tràng luôn được bôi trơn để dễ đưa vào trong ống hậu môn.

Áp xe dưới niêm mac

Ngón tay sờ được một chỗ phồng nhỏ, nằm ở bất cứ vị trí nào của chu vi ống hậu môn. Niêm mạc chỗ sưng phồng này trơn láng, ấn nhẹ vào rất đau.

Áp xe giữa các cơ thắt và Áp xe hố ngồi-trực tràng

Cảm giác được khối sưng từ ngoài lồi vài trong lòng ống hậu môn, ấn rất đau. Thăm khám hậu môn trực tràng làm bệnh nhân rất đau. Vì vậy nên hạn chế thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay và bằng dụng cụ. Thường thì bệnh nhân từ chối, không cho thăm khám lần thứ hai.

Siêu âm nội soi

Thường thì Áp xe hậu môn trực tràng có các triệu chứng rõ rệt nên lâm sàng cũng đủ để chẩn đoán được bệnh. Trong những trường hợp khó phân biệt với các khối u hay khi xác định rõ vị trí, độ lớn và tính chất của thương tổn, có thể dùng siêu âm nội soi.

Điều trị áp xe hậu môn trực tràng

Điều trị áp xe hậu môn trực tràng là dùng kháng sinh toàn thân và rạch dẫn lưu mủ.

Khi áp xe đang hình thành

  • Hạn chế nhiễm trùng: Dùng kháng sinh toàn thân, loại có tác dụng diệt tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Kháng sinh chỉ hạn chế nhiễm trùng chứ thường không ngăn chặn được quá trình làm mủ, không ngăn chặn được áp xe hình thành.
  • Giảm đau: Ban ngày, dùng thuốc giảm đau. Tối, trước khi đi ngủ, nên uống ít thuốc ngủ để có thể ngủ được.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: ngày nhiều lần ngồi vào chậu nước ấm làm bệnh nhân đỡ đau, cảm thấy dễ chịu và cũng để ổ áp xe hình thành nhanh hơn.
  • Ăn uống: Đại tiện làm bệnh nhân đau, nhất là khi táo bón, bắt bệnh nhân phải rặn. Vì vậy nên ăn nhẹ, dễ tiêu, nhuận tràng. Nếu có táo bón nên dùng ít thuốc nhuận tràng.

Khi áp xe đã hình thành

  • Điều trị áp xe là rạch thoát mủ và dẫn lưu sau mổ. Phải can thiệp đúng thời điểm. Rạch quá sớm khi mủ chưa hình thành và ổ áp xe chưa có giới hạn rõ sẽ làm nhiễm trùng lan tỏa. Can thiệp quá trễ, bệnh nhân sẽ đau đớn kéo dài và mủ sẽ phá vỡ ra vùng chung quanh làm ổ áp xe lan rộng hay ít ra cũng tạo nên những mô xơ cứng, nguyên nhân của chảy mủ kéo dài.
  • Vì đụng chạm vào ổ áp xe và vùng chung quanh bệnh nhân rất đau và ít phải phá vỡ tất cả các ngóc ngách của ổ áp xe nên phương pháp vô cảm tốt nhất là gây mê toàn thân. Ở trẻ em gây tê mặt nạ, ở người lớn gây mê tĩnh mạch cũng đủ để can thiệp vì thời gian can thiệp ngắn chỉ độ 10 phút hay ít hơn.
  • Rạch thoát mủ

Áp xe dưới niêm mạc: Đường rạch sẽ lành tự nhiên và nhanh chóng.

Áp xe giữa các cơ thắt, áp xe hố ngồi-trực tràng

  • Khi áp xe ở nông: rạch một đường ngắn ngay trên ổ áp xe ở tầng sinh môn. Vì chỉ cần rạch nông ở da, không vào tới cơ thắt nên có thể rạch theo đường nan hoa xe đạp.
  • Khi áp xe ở sâu, rạch theo đường vòng song song với các thớ cơ thắt. Rạch song song với cơ thắt vì đường rạch có thể vào sâu. Đường rạch cần đủ dài để dẫn lưu thông tốt và đê hai mép chậm khép kín. Những ổ áp xe ở sâu thường có nhiều vách ngăn, nhiều ngóc ngách. Cần thiết phải phá vỡ hết các vách ngăn, mở toang các ngóc ngách để mủ thoát ra dễ dàng.

Áp xe hình móng ngựa: Thương tổn của ổ áp xe loại này nằm ở phía sau hậu môn, ở bên phải và cả ở bên trái. Ổ áp xe thường khá lớn, nhiều ngóc ngách.

Áp xe chậu hông-trực tràng: Ổ áp xe nằm rất sâu. Dùng một kềm dài, nhờ ngón tay trong trực tràng dẫn đường, chọc tháo mủ ổ áp xe.

Với tất cả các loại xe phải mở toang, phá hết các ngóc ngách, thoát hết mủ.

Dẫn lưu

  • Kết thúc cuộc mổ bằng dẫn lưu ổ áp xe.
  • Dẫn lưu bằng một ống mềm như khi dẫn lưu áp xe khoang chậu hông-trực tràng.
  • Dẫn lưu bằng một mảnh cao su uốn sóng
  • Dẫn lưu bằng một miếng gạc bấc tẩm thuốc sát trùng. Gạc tẩm Bestadine có tác dụng tốt.
  • Khi đường rạch dài và ở thấp, có thể không cần dẫn lưu.

Săn sóc sau mổ

  • Ngay sau khi rạch thoát mủ, đau đỡ hẳn, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và tối ngày mổ có thể có một giấc ngủ ngon, sau nhiều đêm không ngủ.
  • Vệ sinh tại chỗ rất cần thiết. Mỗi ngày rửa nhiều lần bằng nước ấm có pha thuốc sát trùng. Sau mỗi lần đại tiện, bắt buộc rửa sạch.
  • Hằng ngày thay băng và lấy hết mủ.
  • Khi đã sạch mủ, mô hạt bắt đầu mọc. Mô hạt phải mọc từ đáy. Không được để đường rạch bịt kín khi mô hạt chua lấp đầy ổ vì chừng nào còn khoảng trống thì còn mủ.
  • Ăn chế độ dễ tiêu, nhuận tràng.
  • Rạch tháo mủ đúng lúc, đúng kỹ thuật, dẫn lưu tốt, săn sóc chu đáo giúp cho áp xe lành tốt, nhanh chóng và hoàn toàn sau ba tuần lễ. Nếu không, áp xe hậu hông-trực tràng sẽ dẫn tới rò hậu môn.

Bài viết Áp xe hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/feed/ 0
Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-nhiem-trung-o-tre-so-sinh-va-phuong-phap-phong-ngua-5996/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-nhiem-trung-o-tre-so-sinh-va-phuong-phap-phong-ngua-5996/#respond Sun, 07 May 2023 05:37:39 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-nhiem-trung-o-tre-so-sinh-va-phuong-phap-phong-ngua-5996/ Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh là việc làm rất quan trọng đối với các thai phụ ngay từ khi mang thai đến quá trình sinh nở, nuôi dưỡng… Vậy, nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh? Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Bài viết Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh là việc làm rất quan trọng đối với các thai phụ ngay từ khi mang thai đến quá trình sinh nở, nuôi dưỡng… Vậy, nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh? Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh như thế nào.

Tổng quan về nhiễm trùng sơ sinh

Nhiễm trùng sơ sinh là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể do virus, vi trùng.

Triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh

Bằng cách quan sát trẻ sơ sinh, các bác sỹ có thể đoán được bé có nhiễm trùng hay không, trước khi tiến hành các biện pháp chẩn đoán, can thiệp khác.

  • Trẻ không khỏe, ít chơi, ít cử động hơn so với bình thường.
  • Trẻ có thể bị sốt hoặc hạ thân nhiệt.
  • Trẻ bị vàng da, bú kém hoặc bỏ bú.
  • Trẻ thở mệt: thở nhanh, ngực bụng co lõm bất thường..
  • Trẻ có biểu hiện bụng chướng, tiêu chảy, tiêu ra đờm máu.
  • Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng tại da, rốn, mắt…

Lưu ý:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ khó thở, co giật, chảy máu, tiêu chảy, vàng da, rốn đỏ hoặc chảy mủ, không bú được….

Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mới chào đời do môi trường, đối tượng tiếp xúc rất hạn chế nên chỉ có thể có một vài nguyên nhân cơ bản gây nhiễm trùng sơ sinh như sau.

  • Lây truyền qua đường máu từ mẹ sang con (lây truyền trước sinh) do giang mai bẩm sinh, HIV, rubeola, cytomegalo virus, toxoplasmo.
  • Lây truyền qua đường ối do người mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, hở cổ tử cung, vỡ ối sớm, thăm khám âm đạo nhiều.
  • Lây truyền qua đường tiếp xúc khi sinh khi đi ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ khi chuyển dạ kéo dài.
  • Lây truyền do môi trường nhiễm bẩn, gián tiếp qua các vật dụng như: kim, ống chích, catheter, thông dạ dày, không rửa tay khi tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Lây truyền khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân…

sinh-de

Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh do mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, môi trường nhiễm bẩn… 

Phương pháp phòng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Để phòng nhiễm trùng sơ sinh chúng ta cần nắm được các nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh kể trên và có biện pháp phòng bệnh từ ngay trước khi sinh và sau khi sinh.

Phòng nhiễm trùng sơ sinh từ trước sinh

  • Thai phụ cần đi khám thai theo định kỳ, thử máu nhằm phát hiện các bệnh như giang mai, HIV, viêm gan B để có hướng phòng ngừa và điều trị.
  • Tiêm chủng Rubella cho mẹ trong độ tuổi sinh chưa nhiễm rubella.
  • Tiêm phòng uốn ván cho mẹ.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục.
  • Cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ phần phụ.
  • Xử trí tốt những trường hợp vỡ ối sớm.
  • Không để chuyển dạ kéo dài…

tiem-vacxin-cho-me-bau

Tiêm chủng Rubella, uốn ván cho thai phụ để phòng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Phòng nhiễm trùng sơ sinh trong khi sinh

  • Bảo đảm sinh trong điều kiện vô trùng.
  • Tránh nhiễm trùng lây qua các dụng cụ, bàn tay bác sỹ, y tá…
  • Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.

Phòng nhiễm trùng sơ sinh sau khi sinh

  • Cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Người chăm sóc trẻ nên đeo găng tay vô trùng, mặc áo choàng.
  • +Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt cho trẻ.
  • Phòng của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, thoáng, ấm, đầy đủ ánh sáng.
  • Cho trẻ bú mẹ để có các kháng thể IgA có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh tránh bị nhiễm trùng.

Lời kết

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm gây tử vong cao. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh do các ổ nhiễm trùng ở tử cung, các màng vào nước ối đến thai, do mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai, thời gian chuyển dạ kéo dài, dụng cụ y tế không vô khuẩn…

Để tránh nhiễm trùng ở sơ sinh, các thai phụ cần đi khám thai đều đặn, tiêm chủng Rubella, uốn ván sơ sinh, điều trị dứt điểm các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục…Trẻ sau khi sinh cần vệ sinh da, rốn, mắt hàng ngày, cha mẹ cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ, cho trẻ bú mẹ để có kháng thể bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm trùng…

Bài viết Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-nhiem-trung-o-tre-so-sinh-va-phuong-phap-phong-ngua-5996/feed/ 0
Bác sỹ cảnh báo dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu, chẩn đoán và cách điều trị https://benh.vn/benh-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-5914/ https://benh.vn/benh-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-5914/#respond Wed, 22 Apr 2020 10:00:04 +0000 http://benh2.vn/benh-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-5914/ Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng các phần của đường tiết niệu, đặc trưng bởi sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu hoặc các triệu chứng biểu hiện sự xâm nhập của vi khuẩn ở một hoặc nhiều phần của đường tiết niệu. Tuỳ theo vị trí giải phẫu bị nhiễm trùng mà có tên gọi riêng.

Bài viết Bác sỹ cảnh báo dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu, chẩn đoán và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng các phần của đường tiết niệu. Khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu thì trong nước tiểu có vi khuẩn và có các triệu chứng nhiễm khuẩn trên đường tiết niệu. Tuỳ theo vị trí giải phẫu bị nhiễm trùng mà bệnh có tên gọi riêng.

nhiem-khuan-tiet-nieu
Nhiễm khuẩn tiết niệu có hai dạng là nhiễm khuẩn tiết niệu trên và nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Các nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể chia thành 2 nhóm theo vị trí giải phẫu:

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: viêm thận bể thận cấp, viêm thận bể thận mạn
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.

Nhiễm khuẩn ở các vị trí này có thể xảy ra đồng thời hoặc độc lập với nhau, và có thể không có triệu chứng.

Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ. Theo nhiều thống kê thì cứ khoảng 20% phụ nữ có những đợt nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng.

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam thường đi đôi với những nguyên nhân gây tắc đường bài niệu, hoặc do những vi khuẩn đặc hiệu: lậu, lao.

nhiem-trung-tiet-nieu
Nhiễm khuẩn tiết niệu gây khó khăn, thậm chí đau buốt khi đi tiểu

Dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

Dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

Có các biểu hiện như: đau vùng trên xương mu, đái buốt, đái dắt, đái khó, có thể đái máu vi thể, nước tiểu đục.

Dấu hiệu Viêm thận – bể thận cấp

Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và rầm rộ: sốt cao, rét run, buồn nôn, nôn. Thể trạng suy sụp nhanh. Có thể kèm theo triệu chứng viêm bàng quang. Ngoài ra bệnh nhân thường đau mỏi cơ toàn thân. Đau hố sườn lưng một bên hoặc cả hai bên, đau tăng khi ấn vào.

Dấu hiệu Viêm thận – bể thận mạn

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận – bể thận cấp tái phát nhiều lần, có sỏi thận tiết niệu, thận đa nang, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
  • Đau âm ỉ hông lưng một hoặc hai bên, nặng lên khi có đợt cấp.
  • Tiểu tiện đêm thường xuyên, ít nhất 1 lần hoặc nhiều lần gợi ý chức năng cô đặc kém.
viem-than
Viêm thận và bể thận rất nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu

Vi khuẩn Gram (-) chiếm khoảng > 90%

  • E. Coli: 60-70%
  • Klebsiella: 20% (15-20%)
  • Proteus mirabilis: 15% (10-15%)
  • Enterobacter: 5-10%

Vi khuẩn Gram (+) chỉ chiếm khoảng < 10%

  • Enterococcus: 2%
  • Staphylococcus: 1%

Các vi khuẩn khác: 3-4%.

Các điều kiện khiến vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu

  • Các tác nhân gây tắc nghẽn trên đường bài xuất nước tiểu, gây ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng và khi đó cứ nhiễm trùng thì duy trì nhiễm trùng. Vì vậy, một khi nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc viêm thận bể thận xảy ra trên một bệnh nhân có tắc nghẽn dòng nước tiểu, thường là dai dẳng và nặng.
  • Các nguyên nhân thường gặp gây tắc nghẽn đường niệu là: sỏi thận tiết niệu, u thận tiết niệu, u bên ngoài đè ép vào niệu quản, u tiền liệt tuyến hoặc phì đại lành tính tiền liệt tuyến, dị dạng thận, niệu quản.
  • Các nguyên nhân thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu khác như thận đa nang, thai nghén, đái tháo đường.
vi-khuan-gay-nhiem-khuan-tiet-nieu
Vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu

Chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

  • Hội chứng bàng quang: đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ cuối bãi.
  • Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ (< 37,5°C).
  • Bạch cầu niệu nhiều (> 5.000 BC/phút), có tế bào bạch cầu đa nhân thoái hoá.
  • Vi khuẩn niệu > 100.000 VK/mL nước tiểu.
  • Protein niệu âm tính, trừ trường hợp có đái máu hoặc đái mủ đại thể.
  • Siêu âm, X quang có thể thấy nguyên nhân thuận lợi: sỏi thận tiết niệu, phì đại lành tính tiền liệt tuyến.

Chẩn đoán xác định viêm thận – bể thận mạn tính

Viêm thận – bể thận mạn được chia làm hai giai đoạn:

  • Viêm thận – bể thận mạn giai đoạn sớm: chưa có suy chức năng lọc.
  • Viêm thận – bể thận mạn muộn: khi đó cứ suy chức năng lọc.
xet-nghiem-nuoc-tieu-tim-vi-khuan
Xét nghiệm nước tiểu soi có thể thấy vi khuẩn nếu nhiễm khuẩn tiết niệu

Viêm thận – bể thận mạn giai đoạn sớm: Chẩn đoán xác định dựa vào:

  • Tiền sử: nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận – bể thận cấp tái phát nhiều lần, tiền sử sỏi, thận đa nang, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
  • Đau âm ỉ hông lưng một hoặc hai bên, nặng lên khi có đợt cấp.
  • Tiểu tiện đêm thường xuyên, ít nhất 1 lần hoặc nhiều lần gợi ý chức năng cô đặc kém.
  • Thường không phù trong giai đoạn này; ngược lại có thể mất nước nhẹ do đái nhiều.
  • Có thể có tăng huyết áp.
  • Thiếu máu nhẹ hoặc không.
  • Protein niệu thường xuyên nhưng thường < 1 g/24giờ.
  • Bạch cầu niệu nhiều và nhiều bạch cầu đa nhân thoái hoá chỉ có khi có đợt cấp.
  • Vi khuẩn niệu (+) khi có đợt cấp.
  • Khả năng cô đặc nước tiểu giảm: xác định bằng cách làm nghiệm pháp cô đặc, tỷ trọng tối đa không vượt quá 1,025. Ngoài ra, lúc này mức lọc cầu thận (MLCT) còn bình thường gọi là có sự phân ly chức năng cầu, ống thận. Đây là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán viêm thận – bể thận mạn giai đoạn sớm.
  • Siêu âm thận: có thể thấy bờ thận gồ ghề, thận teo nhỏ ít nhiều, đài bể thận giãn ít, nhiều.
  • UIV: tổn thương đài – bể thận mức độ khác nhau: đài thận tù, vẹt, bể thận giãn.
xet-nghiem-tong-phan-tich-nuoc-tieu
Xét nghiệm tổng quát nước tiểu để chẩn đoán các bệnh đường tiết niệu

Viêm thận – bể thận mạn giai đoạn muộn

Ngoài những triệu chứng trên thấy xuất hiện thêm các biểu hiện, các dấu hiệu xét nghiệm khác.

  • Suy thận (suy chức năng lọc): Mức độ suy thận từ nhẹ đến nặng (giai đoạn I đến giai đoạn IV). Khi suy thận mức độ nặng, có thể có các triệu chứng của hội chứng urê máu cao trên lâm sàng và có thể phù.
  • Urê máu tăng, creatinin máu tăng, MLCT giảm.
  • Thiếu máu rõ: mức độ nặng nhẹ của thiếu máu đi đôi với các giai đoạn của suy thận mạn.
  • Huyết áp tăng: tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp tăng > 80% bệnh nhân khi suy thận đó đến giai đoạn III, IV. Huyết áp có thể tăng vừa hoặc cao hoặc rất cao.
  • Siêu âm thận và X quang thận: hai thận teo nhỏ nhưng không đều, xơ hoá. Có thể thấy nguyên nhân thuận lợi như sỏi, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Điều trị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

nhiem-khuan-duong-tiet-nieu
Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu theo nguyên nhân gây bệnh

Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

Sử dụng kháng sinh và hoá chất chống nhiễm trùng khác để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu dưới. Cụ thể như sau

Kháng sinh: Tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Các kháng sinh thường dùng cho nhiễm khuẩn tiết niệu hiện nay là:

  • Nhóm cephalosporin: zinat, claforan …
  • Nhóm quinolon: peflacin, norfloxacin …
  • Nhóm aminosid: gentamycin, amikacin …
  • Nhóm βlactam: ampicillin, augmentin …
  • Các thuốc thông thường như biseptol vẫn có tác dụng tốt trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ hoặc trung bình.
  • Bệnh nhân không được tự ý điều trị thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc và bệnh tái phát.

Hoá chất sát khuẩn:

Nitrofurantoin, mictasol-bleu … và một số thuốc khác cũng có tác dụng tốt kìm sự phát triển của vi khuẩn vì thải nhanh qua đường nước tiểu sau khi uống vào.

Một đợt kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu có thể từ ngắn hay dài ngày tuỳ từng trường hợp. Có khi chỉ một liều peflacin 400 mg x 2 viên duy nhất, hoặc một đợt kháng sinh 3, 5, 7 hoặc 10 ngày tuỳ theo từng bệnh nhân.

Điều trị viêm thận – bể thận cấp, mạn tính

Kháng sinh chống nhiễm khuẩn

  • Điều trị kháng sinh khi có đợt cấp của viêm thận – bể thận mạn (xem phần điều trị kháng sinh trong viêm bể thận cấp).
  • Cần chú ý lựa chọn kháng sinh không độc với thận, không làm giảm mức lọc cầu thận và lưu ý chỉnh liều kháng sinh theo mức độ suy thận.
thuoc-khang-sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Điều trị triệu chứng viêm thận – bể thận cấp và mạn tính

  • Điều trị tăng huyết áp.
  • Điều trị thiếu máu.
  • Điều trị suy thận bằng điều trị bảo tồn nội khoa hoặc điều trị thay thế thận suy, tuỳ từng giai đoạn suy thận.

Điều trị chung cho nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận – bể thận cấp, mạn tính:

  • Uống nhiều nước: lượng nước tiểu > 1,5 lít/24giờ.
  • Điều trị loại bỏ nguyên nhân thuận lợi: Tán sỏi hoặc mổ lấy sỏi.
  • Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi hoặc bằng phương pháp Laser …

Cách phòng chống bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

uong-nuoc-hang-ngay
Uống đủ nước rất quan trọng nhất là khi bị bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Cần uống đủ nước để có lượng nước tiểu ít nhất từ 1,5 lít/24 giờ.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày, nhất là với nữ giới. Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. Đối với nữ giới cần lưu ý mỗi lần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cần dội nước từ trước ra sau để tránh nước bẩn chảy vào bộ phận sinh dục và lỗ đái.
  • Những bệnh nhân bị NKTN tái phát nhiều lần nên đi khám chuyên khoa Thận-Tiết niệu để kiểm tra xem có yếu tố thuận lợi như sỏi thận tiết niệu, dị dạng thận tiết niệu…

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bác sỹ cảnh báo dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu, chẩn đoán và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu-5914/feed/ 0
Điều trị nhiễm khuẩn hạt Tô Phi theo hướng dẫn của bộ Y tế https://benh.vn/dieu-tri-nhiem-khuan-hat-to-phi-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7312/ https://benh.vn/dieu-tri-nhiem-khuan-hat-to-phi-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7312/#respond Fri, 18 Aug 2017 06:18:44 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-nhiem-khuan-hat-to-phi-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7312/ Điều trị nhiễm khuẩn hạt Tô Phi theo hướng dẫn của bộ Y tế

Bài viết Điều trị nhiễm khuẩn hạt Tô Phi theo hướng dẫn của bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều trị nhiễm khuẩn hạt Tô Phi theo hướng dẫn của bộ Y tế

1. ĐẠI CƯƠNG

Nhiễm khuẩn hạt tô phi (septic tophi) là một trong những biến chứng hiếm gặp của bệnh gút mạn tính ở các nước phát triển song lại khá phổ biến ở Việt Nam do bệnh thường được chẩn đoán muộn, người bệnh không tuân thủ điều trị. Có tới gần 9% số người bệnh điều trị nội trú tại khoa Cơ-Xương-Khớp Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian 1991-2000 mắc bệnh gút, trong đó 85% ở giai đoạn mạn tính, tỷ lệ hạt tô phi vỡ có thể kèm theo nhiễm khuẩn khá cao. Do hạt tô phi chứa tinh thể urat nên khi vỡ, rất khó xác định tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo nếu chỉ xem xét về mặt đại thể. Vì vậy, việc cấy bệnh phẩm và lựa chọn kháng sinh rất quan trọng. Ngoài ra, việc điều trị bệnh gút kèm theo cũng rất cần thiết.

2. NGUYÊN NHÂN

Trong số 57 trường hợp hạt tophi vỡ được xét nghiệm vi khuẩn học tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai, chỉ có 44,4% số mẫu phân lập được vi khuẩn với tỷ lệ nhiễm khuẩn như sau: 75% là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), tỷ lệ nhiễm E. coli, Klebsiella pneumoniae tương tự nhau (12,5%).

3. TRIỆU CHỨNG – CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

– Trên cơ sở người bệnh bị bệnh gút mạn tính có hạt tô phi ở những vị trí dễ cọ xát như bàn chân, bàn tay, lâu ngày dẫn đến loét và dò, chảy dịch, vỡ ra, là đường cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn hạt tô phi.

– Triệu chứng tại chỗ: Hạt tô phi dò, vỡ, chảy ra chất dịch màu trắng đục, có thể lẫn mủ màu vàng đục, không mùi hoặc có mùi hôi.

– Các khớp lân cận có thể sƣng, nóng, đỏ, đau biểu hiện một cơn gút cấp kèm theo.

– Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt, kèm rét run, môi khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi.

b) Cận lâm sàng

– Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: Thường có số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng; tốc độ máu lắng, CRP (protein C phản ứng) thường tăng.

– Procalcitonin thường tăng khi có nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết.

– Xét nghiệm dịch chảy ra từ hạt tô phi: Lấy bệnh phẩm đếm tế bào, soi tươi, nhuộm Gram, nuôi cấy dịch khớp tìm vi khuẩn gây bệnh.

– Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.

– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang quy ước, siêu âm khớp, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…

– Cần chú ý nguyên tắc: Khi có biểu hiện sưng nóng đỏ đau ở khớp hoặc hạt tô phi ở người bệnh đã có chẩn đoán xác định bệnh gút thì bao giờ cũng phải lưu ý có bị nhiễm khuẩn kèm theo hay không.

4. ĐIỀU TRỊ

Do tình trạng nhiễm khuẩn hạt tô phi không phổ biến ở các nước phát triển nên các dữ liệu về kinh nghiệm điều trị bệnh rất hạn chế. Tại bệnh viện Bạch Mai, tất cả các vi khuẩn phân lập được kháng lại kháng sinh nhóm β- lactam. Ngay cả các kháng sinh thuộc nhóm ức chế β-lactamase cũng bị kháng từ 75-100%. Các kháng sinh có thể lựa chọn thuộc nhóm glycopeptid (vancomycin), quinolon (levofloxacin), oxacilin, lizonalid…

4.1. Nguyên tắc điều trị

– Thực hiện ngay cấy máu, cấy dịch vỡ từ hạt tô phi, soi tươi dịch nhuộm Gram tìm vi khuẩn trước khi cho kháng sinh.

– Lựa chọn kháng sinh ban đầu dựa vào kinh nghiệm, tình hình kháng kháng sinh tại cộng đồng, bệnh viện; kết quả nhuộm Gram (âm hay dương), lứa tuổi, đường lây nhiễm để dự đoán vi khuẩn gây bệnh. Nên bắt đầu bằng ít nhất 1 kháng sinh đường tĩnh mạch, với thời gian dùng từ 2-4 tuần.

– Luôn kết hợp điều trị tại chỗ: Rửa vết loét, thay băng, hoặc chích rạch mở rộng, làm sạch tổ chức nhiễm khuẩn, can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

4.2. Điều trị cụ thể

a) Điều trị kháng sinh:

– Khi chưa có kết quả cấy máu, dịch: Dùng ngay kháng sinh oxacilin hoặc nafcilin 2g đường tĩnh mạch (TM) mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin 2,4g TM/ngày chia 4 lần.

– Trường hợp soi tươi nhuộm Gram dịch nhiễm khuẩn phát hiện cầu khuẩn Gram-dương: Cho oxacilin hoặc nafcilin 2g mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin đường tĩnh mạch 2,4g/ngày chia 4 lần. Nếu tại cộng đồng hay bệnh viện nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng kháng kháng sinh: Vancomycin 2g/ngày chia hai lần pha truyền tĩnh mạch.

– Trường hợp nghi nhiễm trực khuẩn mủ xanh cần phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ ngày với kháng sinh nhóm aminoglycosid (như gentamicin 5 mg/kg/ngày hoặc amikacin 15mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc pha truyền TM 1lần/ngày).

– Trường hợp cấy máu, dịch vỡ hạt tô phi dương tính thì điều trị theo kháng sinh đồ (hoặc tiếp tục duy trì kháng sinh theo như điều trị ban đầu nếu thấy đáp ứng tốt):

+ Nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng nhạy cảm với kháng sinh thì dùng oxacilin, hoặc nafcilin, hoặc clindamycin (liều như trên), tụ cầu vàng kháng methicilin thì dùng vancomycin (liều như trên) trong 4 tuần.

+ Nhiễm khuẩn do phế cầu hoặc liên cầu do vi khuẩn nhạy với penicilin: penicilin G 2 triệu đơn vị đường tĩnh mạch mỗi 4h trong 2 tuần.

+ Nhiễm khuẩn do H. influenzae và S. pneumoniae kháng penicilin: Ceftriaxon 1-2g một lần/ngày, hoặc cefotaxim 1g 3 lần/ngày trong 2 tuần.

+ Phần lớn các nhiễm vi khuẩn Gram-âm đường ruột: Kháng sinh thế hệ 2 hoặc 3 dùng đường tĩnh mạch trong 3-4 tuần, hoặc thuốc nhóm fluoroquinolon như levofloxacin 500mg đường tĩnh mạch hoặc uống mỗi 24h.

+ Nếu nhiễm khuẩn trực khuẩn mủ xanh cần phối hợp ceftazidim (hoặc với mezlocilin) với kháng sinh nhóm aminoglycosid như trên.

b) Các biện pháp khác có thể phối hợp với điều trị kháng sinh:

– Rửa sạch vùng tổn thương tại chỗ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch iod pha loãng; sau đó có thể đắp gạc tẩm dung dịch muối natri clorua 10% vừa có tác dụng chống nhiễm khuẩn, vừa tạo điều kiện mọc tổ chức hạt tại chỗ.

– Thực hiện tiểu phẫu thuật rạch rộng ổ tổn thương, làm sạch các tổ chức tinh thể urát lắng đọng, lấy bỏ tổ chức nhiễm khuẩn khi có kèm nhiễm khuẩn phần mềm lân cận.

– Phẫu thuật loại bỏ tổ chức sụn, xương khi có nhiễm khuẩn sụn khớp hay xương kèm theo.

– Điều trị khống chế cơn gút cấp và khi cơn gút cấp ổn định cho các thuốc hạ acid uric máu, đảm bảo hạ acid uric máu xuống dưới 350 μmol/l.

– Nâng cao thể trạng.

5. DỰ PHÒNG

– Phòng và điều trị tốt bệnh gút, tránh để bệnh chuyển giai đoạn mạn tính có hạt tô phi hoặc hạt tô phi to ra.

– Khi đã có hạt tô phi, đặc biệt ở những vị trí dễ cọ xát cần phòng chống nguy cơ loét bằng cách đi giầy dép mềm, tránh gây rò, vỡ; nếu cần có thể cắt hạt tô phi dự phòng nếu to, dễ vỡ hoặc ở vị trí hay cọ xát (bàn, ngón chân).

– Thực hiện vô trùng tuyệt đối khi làm các thủ thuật, phẫu thuật tiến hành gần vị trí hạt tô phi. Điều trị tốt các nhiễm khuẩn tại các cơ quan khác, đặc biệt tại da, phần mềm và xương.

Benh.vn (Theo Bộ Y tế)

Bài viết Điều trị nhiễm khuẩn hạt Tô Phi theo hướng dẫn của bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-nhiem-khuan-hat-to-phi-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-7312/feed/ 0
Nguyên nhân khiến kẽm có khả năng chống lại nhiễm trùng https://benh.vn/nguyen-nhan-khien-kem-co-kha-nang-chong-lai-nhiem-trung-3604/ https://benh.vn/nguyen-nhan-khien-kem-co-kha-nang-chong-lai-nhiem-trung-3604/#respond Sat, 10 Sep 2016 04:39:38 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-khien-kem-co-kha-nang-chong-lai-nhiem-trung-3604/ Theo nhà khoa học Daren Knoell, Giáo sư về Dược và Nội khoa, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về lý do tại sao kẽm lại có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Bài viết Nguyên nhân khiến kẽm có khả năng chống lại nhiễm trùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo nhà khoa học Daren Knoell, Giáo sư về Dược và Nội khoa, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về lý do tại sao kẽm lại có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Trên khắp thế giới có khoảng 2 tỉ người thiếu kẽm. Tình trạng thiếu kẽm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như khi cơ thể bị nhiễm trùng thì tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong bởi cơ thể mất khả năng miễn dịch. Đối với trẻ nhở việc thiếu kém cũng dẫn đến việc chán ăn và chậm phát triển trí lực.

Kẽm có nhiều trong thịt đỏ và thịt gia cầm. Một số thực phẩm khác cũng có chứa kẽm là các loại đậu, các loại quả hạch, các loài động vật có vỏ như sò, ngũ cốc nguyên hạt và sản phẩm từ sữa.

Kẽm có thể giúp phản ứng của hệ miễn dịch giữ được tình trạng cân bằng. Do vậy, nó có thể ngăn được tình trạng viêm, theo nhận định của nhóm nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Reports.

Benh.vn (Theo TNO) 

Bài viết Nguyên nhân khiến kẽm có khả năng chống lại nhiễm trùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-khien-kem-co-kha-nang-chong-lai-nhiem-trung-3604/feed/ 0
Hiếm gặp: Giòi sống lúc nhúc trên đầu bệnh nhân https://benh.vn/hiem-gap-gioi-song-luc-nhuc-tren-dau-benh-nhan-6839/ https://benh.vn/hiem-gap-gioi-song-luc-nhuc-tren-dau-benh-nhan-6839/#respond Mon, 28 Mar 2016 05:53:50 +0000 http://benh2.vn/hiem-gap-gioi-song-luc-nhuc-tren-dau-benh-nhan-6839/ Sau 1 năm sưng tấy, ổ mủ đỉnh đầu vỡ ra, các bác sĩ phát hiện có rất nhiều giòi sống lúc nhúc bên trong và đào hầm sâu dưới vết mổ của anh Phạm Văn L. (28 tuổi, Nghệ An). Đến ngày 25/3 vừa qua anh L. đã phải nhập viện.

Bài viết Hiếm gặp: Giòi sống lúc nhúc trên đầu bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau 1 năm sưng tấy, ổ mủ đỉnh đầu vỡ ra, các bác sĩ phát hiện có rất nhiều giòi sống lúc nhúc bên trong và đào hầm sâu dưới vết mổ của anh Phạm Văn L. (28 tuổi, Nghệ An). Đến ngày 25/3 vừa qua anh L. đã phải nhập viện.

Ngày 1/4, trên bác sĩ Nguyễn Đức Anh, khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức đã chia sẻ những hình ảnh hiếm gặp về một ca lâm sàng có giòi sống lúc nhúc trên đỉnh đầu.

Hình ảnh ổ mủ trên đầu bệnh nhân bị vỡ, bên trong lúc nhúc giòi.

Giòi làm tổ trong ổ mủ trên đầu

Cách đây 3 năm, anh L. bị thanh sắt rơi vào đầu và được mổ cấp cứu lấy máu tụ ghép titan. Sau đó anh L. được chuyển về Nghệ An để gia đình chăm sóc.

Cách đây khoảng 1 năm, vết mổ cũ của anh L. có biểu hiện sưng tấy đỏ, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình không đưa đi thăm khám, điều trị.

Đến ngày 25/3 vừa qua, ổ mủ trên đỉnh đầu bị vỡ, người nhà thấy có giòi bò ra nên lập tức đưa bệnh nhân nhập viện tại Nghệ An rồi được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức.

Những con giòi được các bác sĩ gắp ra sau phẫu thuật.

Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân tỉnh táo, không sốt. Bệnh nhân được chuyển tới phòng tiểu phẫu làm sạch ổ mủ bằng oxy già và betadin loãng. Tại đây các bác sĩ đã gắp ra rất nhiều con giòi to bằng đầu đũa.

Tuy nhiên do một số ký sinh trùng đã ăn vào rất sâu vết mổ cũ nên dù các bác sĩ vệ sinh nhiều lần vẫn không thể lấy hết giòi. Bệnh nhân sau đó được chuyển mổ cấp cứu, làm sạch tổ chức mủ và gắp nốt những ký sinh trùng còn lại.

Chia sẻ của bác sĩ Đức Anh

Theo bác sĩ Đức Anh, trường hợp anh L. mắc bệnh do bị nhiễm trùng vết mổ, dẫn đến mưng mủ rồi bị ruồi đẻ trứng vào ổ mủ trên đỉnh đầu. Rất may ổ nhiễm trùng và giòi nằm hoàn toàn ngoài màng cứng ngay dưới da đầu và trong trường hợp này, giòi đã giúp ích cho quá trình chống nhiễm khuẩn rất tốt nên bệnh nhân không có biểu hiện nhiễm trùng.

Sau mổ 2 ngày, bệnh nhân đã ổn định, không sốt, vết mổ khô. Bệnh nhân sau đó được chuyển về bệnh viện tỉnh Nghệ An điều trị.

Benh.vn (Theo vietnamnet)

Bài viết Hiếm gặp: Giòi sống lúc nhúc trên đầu bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hiem-gap-gioi-song-luc-nhuc-tren-dau-benh-nhan-6839/feed/ 0
Kiểm soát huyết động trong nhiễm trùng nặng (vấn đề 1) https://benh.vn/kiem-soat-huyet-dong-trong-nhiem-trung-nang-van-de-1-3108/ https://benh.vn/kiem-soat-huyet-dong-trong-nhiem-trung-nang-van-de-1-3108/#respond Fri, 13 Feb 2015 04:27:02 +0000 http://benh2.vn/kiem-soat-huyet-dong-trong-nhiem-trung-nang-van-de-1-3108/ Kiểm soát huyết động trong nhiễm trùng nặng

Bài viết Kiểm soát huyết động trong nhiễm trùng nặng (vấn đề 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đồng thuận kiểm soát huyết động trong nhiễm trùng nặng này chỉ giới hạn trong việc điều chỉnh tuần hoàn trong nhiễm trùng nặng, không bao gồm các liệu pháp điều trị suy chức năng cơ quan kèm theo (thận, gan, hệ thần kinh, cầm máu, ….). Không áp dụng cho trẻ sơ sinh.

Vấn đề 1: Các mục tiêu điều trị

– Các giai đoạn khác nhau của nhiễm trùng được biểu hiện bởi sự giảm chức năng của đại tuần hoàn và vi tuần hoàn. Ngày nay, trên vi tuần hoàn, việc theo dõi bằng monitor là rất hạn chế cũng như không có các phương pháp điều trị chuyên biệt. Mục tiêu điều trị thường được giới hạn ở các yếu tố của đại tuần hoàn (huyết áp động mạch, thể tích máu, chức năng tim, kháng lực của các mạch máu lớn).

– Lượng nước tiểu mỗi giờ, diễn tiến sinh học của chức năng thận và lactat máu trong quá trình điều trị là các thông số duy nhất có sẵn để theo dõi vi tuần hoàn (grade E).

– Khuyến cáo bù dịch sớm để làm tăng vận chuyển oxy, nâng huyết áp và cải thiện tiên lượng các bệnh nhân nhiễm trùng nặng (grade B).

– Nhiễm trùng làm thay đổi đáng kể tất cả các đặc tính của tim, ngoại trừ lưu lượng mạch vành. Ở bệnh nhân người lớn, 10% – 20% các bệnh nhân tiến triển thành suy chức năng tim/ suy tim thật sự có kèm SvO2 thấp kéo dài sau khi bù dịch. Các bệnh nhân này cần được điều trị bằng thuốc Inotrope dương  (grade B).

Các đặc thù trong nhi khoa

– Ở trẻ em, nhiễm trùng nặng thường đặc trưng bởi suy chức năng cơ tim (thường gặp nhất) và việc giảm thể tích náu nặng nhưng đáp ứng tốt với việc bù dịch. Hạ huyết áp thường xuất hiện nuộn nên khó chuẩn đoán. Các vấn đề chủ yếu là chuẩn đoán sớm, tiến hành bồi hoàn thể tích máu mạnh tay kết hợp với điều trị sớm bằng kháng sinh (gradeD). Tỷ lệ tử vong thường thấp hơn ở người lớn. Ban xuất huyết tối cấp (Purpura fulminans) là trường hợp các biệt phải được xem xét riêng.

Bảng 1

Định nghĩa nhiễm trùng, nhiễm trùng nặng và sốc nhiễm trùng

Các yếu tố chuyên biệt ở trẻ nhỏ được in nghiêng và màu đỏ

 

Biến số Định nghĩa
 

 

 

 

Đáp ứng viêm toàn thân

(ít nhất có 2 tiêu chuẩn kể bên)

Nhiệt độ > 38,3oC hay < 36o C

Mạch > 90 lần/ph

 > 2 SD tùy theo tuổi

Nhịp thở > 20 lần/ph

      > 2 SD tùy theo tuổi

Đường huyết > 7,7 mmol/L

Bạch cầu > 12/000/mm3 hay < 4.000/ mm3 hay > 10% dạng chưa trưởng thành

Tổn hại các chức năng hệ TKTW

Thời gian phục hồi mao mạch > 2 giây

                                                > 5 giây

Lactat máu > 2 mmol/L

Nhiễm trùng Đáp ứng viêm toàn thân + nhiễm trùng (xác định hay phỏng đoán)
 

 

 

 

 

 

Nhiễm trùng nặng

Nhiễm trùng + lactat > 4mmol/L hay

Giảm huyết áp động mạch trước bù dịch hay rối loạn chức năng cơ quan (chỉ cần 1 yếu tố là đủ):

·   Hô hấp: PaO­­2/FiO2 < 300

                FiO2 > 0,5 đối với SpO2 > 92%

·   Thận: Creatinin máu > 17 µmol/L

> 2 lần bình thường hay tiểu ít

·   Đông máu: INR > 1,5

                              > 2

·   Gan: INR > 4, Bilirubin > 176 µmol/L

            Transaminase > 2 lần bình thường

·   Tiểu cầu: < 105/mm3

                               < 8 x104/ mm

·   Chức năng hệ TKTW: Thang điểm đánh giá hôn mê Glasgow < 13

                   < 11

 Sốc nhiễm trùng

 

Nhiễm trùng nặng + hạ huyết áp động mạch cho dù đã bù dịch đến liều: 20 – 40 mL/k

> 40 mL/kg

 

Bài viết Kiểm soát huyết động trong nhiễm trùng nặng (vấn đề 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kiem-soat-huyet-dong-trong-nhiem-trung-nang-van-de-1-3108/feed/ 0