Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 03 Oct 2023 03:04:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim https://benh.vn/con-dau-that-nguc-va-benh-nhoi-mau-co-tim-5359/ https://benh.vn/con-dau-that-nguc-va-benh-nhoi-mau-co-tim-5359/#respond Mon, 02 Oct 2023 05:22:21 +0000 http://benh2.vn/con-dau-that-nguc-va-benh-nhoi-mau-co-tim-5359/ Cơn đau thắt ngực xuất hiện do giảm dòng máu đến nuôi cơ tim. Cơn đau thắt ngực là triệu chứng của bệnh động mạch vành, với biểu hiện đau ngực trái, cảm giác bóp nghẹt, đè nặng hoặc như có ai đứng trên ngực của mình.

Bài viết Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cơn đau thắt ngực xuất hiện do giảm dòng máu đến nuôi cơ tim. Cơn đau thắt ngực là triệu chứng của bệnh động mạch vành, với biểu hiện đau ngực trái, cảm giác bóp nghẹt, đè nặng hoặc như có ai đứng trên ngực của mình.

nhoi-mau-co-tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý xuất hiện khi có cục máu đông gây bít tắc động mạch vành – mạch máu cung cấp máu và nuôi dưỡng cơ tim. Khi động mạch vành bị tắc, không còn dòng máu đến cơ tim sẽ gây phá huỷ hoặc chết một phần cơ tim tương ứng.

Triệu chứng cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim

– Cảm giác đau ngực với tính chất bóp nghẹt, tức nặng vùng giữa ngực kéo dài trên vài phút.

– Đau lan lên vai, cánh tay, lưng, răng hoặc hàm của bạn.

– Đau ngực có xu hướng tăng dần.

– Đau vùng bụng trên kéo dài.

– Khó thở.

– Vã mồ hôi.

– Một số bệnh nhân có cảm giác như sắp chết.

– Mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Ở một số trường hợp (đặc biệt là phụ nữ) có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, da lạnh, chóng mặt hoặc choáng váng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim như đã mô tả ở trên, thậm chí một số người không có triệu chứng. Nhưng nếu bạn bị những triệu chứng như trên, nhiều khả năng bạn đã bị nhồi máu cơ tim.

Hoàn cảnh bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, khi bạn đang làm việc hoặc khi chơi thể thao, khi bạn nghỉ ngơi, thậm chí khi xúc động mạnh. Một số bệnh nhân đột ngột bị nhồi máu cơ tim, nhưng phần lớn bệnh nhân đã từng có cơn đau thắt ngực sẽ có những dấu hiệu cảnh báo hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần trước khi xảy ra nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu cảnh báo sớm nhất đó là đau ngực tái đi tái lại xuất hiện khi gắng sức và đỡ khi nghỉ ngơi (do cơ tim sẽ bị thiếu máu tạm thời khi bạn gắng sức).

Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?

Khi bạn bị nhồi máu cơ tim, cần hành động ngay lập tức. Nhiều bệnh nhân đã lãng phí quá nhiều thời gian do không nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Hãy làm các bước sau:

– Gọi cứu trợ y tế khẩn cấp. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhồi máu cơ tim, đừng do dự. Hãy gọi 115 hoặc trung tâm y tế gần nhà. Nếu bạn không gọi điện được, hãy nhờ ai đó đưa bạn đến trung tâm y tế gần nhất.

– Ngậm viên thuốc nitroglycerin nếu đã được kê đơn. Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc nitroglycerin cho bạn, uống hoặc ngậm viên thuốc trong khi chờ đợi hỗ trợ y tế.

– Uống aspirin nếu có chỉ định. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị nhồi máu cơ tim, việc uống aspirin là rất cần thiết để giảm tổn thương cơ tim, tuy nhiên bạn không nên tự uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân của bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một hoặc nhiều mạch máu nuôi dưỡng cho tim (động mạch vành) bị tắc. Theo năm tháng, động mạch vành bị hẹp dần lại do sự bồi đắp dần của cholesterol trong lòng động mạch hình thành các mảng xơ vữa. Khi một trong những mảng xơ vữa bị nứt vỡ ra, cục máu đông sẽ được hình thành trên mảng xơ vữa đó, nếu cục máu đủ lớn sẽ gây bít tắc toàn bộ lòng mạch và gây ra nhồi máu cơ tim.

Một số nguyên nhân ít gặp khác của nhồi máu cơ tim đó là: co thắt động mạch vành (đặc biệt là khi sử dụng ma tuý), cục máu đông hoặc khối u từ nơi khác bắn vào động mạch vành gây tắc mạch.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim bao gồm:

– Tuổi. Nam giới trên 45 tuổi hoặc nữ trên 55 tuổi có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn so với những người trẻ tuổi.

– Hút thuốc lá.

– Bệnh đái tháo đường.

– Tăng huyết áp.

– Tăng LDL-cholesterol (cholesterol trọng lượng phân tử thấp).

– Tiền sử gia đình có người bị nhồi máu cơ tim (bố mẹ hoặc ông bà).

– Ít vận động thể lực.

– Béo phì.

– Căng thẳng.

– Sử dụng thuốc cấm: ma tuý, thuốc phiện,…

Biến chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

– Rối loạn nhịp tim, một số rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể dẫn đến chết người.

– Suy tim. Thiếu máu nuôi dưỡng sẽ làm cơ tim bị phá huỷ và mất chức năng sẽ gây ra suy tim về lâu dài.

– Vỡ tim. Vùng cơ tim thiếu máu nuôi dưỡng bị hoại tử và suy yếu sẽ có thể dẫn đến vỡ tim. Đây là biến chứng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

– Tổn thương van tim có thể dẫn đến tình trạng nặng đe doạ tính mạng.

Xét nghiệm cần làm và chẩn đoán

Bên cạnh việc hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng của bác sĩ, các xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Các xét nghiệm bao gồm:

– Điện tâm đồ.

– Xét nghiệm máu.

– Siêu âm tim.

– Chụp động mạch vành.

– Trong một số trường hợp, cần làm nghiệm pháp gắng sức hoặc chụp cộng hưởng từ tim, xạ hình cơ tim.

Điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Mỗi phút trôi qua sau nhồi máu cơ tim, lại có nhiều hơn cơ tim bị thiếu oxy và bị phá huỷ. Do vậy, việc phục hồi dòng máu nuôi dưỡng cơ tim là đặc biệt quan trọng và tiến hành càng sớm càng tốt.

Thuốc điều trị

– Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, bao gồm aspirin và nhóm thuốc có tính chất tương tự như asprin, ví dụ clopidogrel (plavix).

– Thuốc tiêu sợi huyết giúp tan cục máu đông trong động mạch vành.

– Các thuốc giúp làm máu “loãng” hơn và ít tạo thêm các cục máu đông mới, ví dụ như heparin.

– Nitroglycerin. Có tác dụng giãn mạch vành, giảm đau ngực.

– Thuốc làm giảm đau ngực như morphin.

– Các thuốc khác làm tim thư giãn hơn, giảm bớt nhịp tim và ngăn quá trình tiến triển của nhồi máu cơ tim như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển.

– Thuốc làm hạ cholesterol.

Các biện pháp làm tái thông mạch máu

Nong bóng và đặt stent động mạch vành. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông nhỏ vào động mạch vành bị tắc của bạn qua một động mạch, thường là động mạch quay hoặc động mạch đùi. Sau đó sẽ luồn một quả bóng đặc biệt tới nơi bị tắc nghẽn và làm quả bóng nở rộng, qua đó làm khai thông vị trí tắc và làm cho dòng máu được chảy trở lại. Cùng lúc đó, một ống kim loại đặc biệt (stent) được đưa vào để giúp cho lòng mạch được thông hoàn toàn, phục hồi dòng chảy và giúp phục hồi cơ tim.

Mổ bắc cầu nối động mạch vành. Ở một số trường hợp, bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Bác sĩ sẽ dùng những đoạn mạch để nối từ động mạch bình thường vượt qua chỗ bị tắc của động mạch vành, khôi phục dòng máu cho vùng cơ tim, làm cho tim hồi phục. Nhưng thông thường, mổ bắc cầu nối động mạch vành được tiến hành một thời gian sau khi nhồi máu cơ tim để chờ cơ tim tự hồi phục sau nhồi máu.

Điều chỉnh lối sống và dự phòng

Sẽ không bao giờ là muộn để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, thậm chí là ngay cả khi bạn đã từng bị nhồi máu cơ tim. Bạn hãy uống thuốc đầy đủ và thay đổi lối sống – đó là cách tốt nhất để phòng tránh nhồi máu cơ tim. Cụ thể như sau:

– Uống thuốc đều đặn theo đơn thuốc của bác sĩ.

– Không hút thuốc lá.

– Đi khám định kỳ để kiểm soát những rối loạn hiện tại như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường hoặc tăng cholesterol máu.

– Duy trì hoạt động thể lực.

– Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều mỡ, cholesterol, hạn chế ăn muối.

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Tránh căng thẳng.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/con-dau-that-nguc-va-benh-nhoi-mau-co-tim-5359/feed/ 0
Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp https://benh.vn/cac-xet-nghiem-sinh-hoa-mau-trong-benh-nhoi-mau-co-tim-cap-3302/ https://benh.vn/cac-xet-nghiem-sinh-hoa-mau-trong-benh-nhoi-mau-co-tim-cap-3302/#respond Sat, 06 May 2023 04:33:07 +0000 http://benh2.vn/cac-xet-nghiem-sinh-hoa-mau-trong-benh-nhoi-mau-co-tim-cap-3302/ Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Bài viết Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Nếu có nghi ngờ bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, các bác sỹ thường sẽ chỉ định các loại xét nghiệm sau đây.

Sự cần thiết của các xét nghiệm trong nhồi máu cơ tim (NMCT)

  • Do những thay đổi điện tim không rõ rệt (có thể bị che lấp bởi block nhánh, hoặc nhồi máu cơ hoành…).
  • Cần chẩn đoán phân biệt với cơn đau thắt ngực, nhồi máu phổi.
  • Các enzym huyết tương ở giới hạn bình thường trong suốt 48h đầu sau những khởi phát không phải là NMCT.
  • Cần theo dõi quá trình diễn biến bệnh của bệnh nhân NMCT.
  • Cần dự tính trước tình trạng bệnh (khi các enzym huyết tương tăng cao 4 – 5 lần so với bình thường có liên quan đến rối loạn nhịp tim, sốc, suy tim).
  • Sau những triệu chứng khởi phát của NMCT máu cần được thông nhanh chóng. Các xét nghiệm cần được làm nhắc lại ở các thời điểm hợp lý để phát hiện các triệu chứng tái phát, các triệu chứng mới, cũng như các triệu chứng cho biết tình trạng nặng hơn của bệnh.

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

1. CK-MB (Creatinkinase-MB)

CK là creatinkinase, có 3 isozym là CK-MM (cơ vân), CK-MB (cơ tim), và CK-BB (não). CK ở tim có CK-MB (> 40%) và CK-MM (~ 60%), CK có trong huyết tương chủ yếu là CK-MM.

Creatinkinase  có giá trị đặc biệt với các lý do sau:

  • CK toàn phần có độ nhạy 98% đối với nhồi máu cơ tim giai đoạn sớm (nhưng có 15% dương tính giả do các nguyên nhân khác).
  • CK cho phép chẩn đoán sớm vì hoạt độ của nó tăng cao trong vòng 3 – 6h sau khởi phát và đạt cực đại sau 24 – 36h sau cơn nhồi máu cơ tim.
  • Hoạt độ CK tăng cao từ 6 – 12 lần so với bình thường, cao hơn hẳn các enzym huyết tương khác.
  • Hạn chế sự sai lầm trong chẩn đoán NMCT vì CK không tăng ở các bệnh với nhồi máu khác như hủy hoại tế bào gan do tắc mạch, do thuốc điều trị làm tăng GOT, nhồi máu phổi.
  • Hoạt độ CK trở về bình thường đến ngày thứ 3, nếu tăng cao kéo dài 3 – 4 ngày cho biết sự tái phát của NMCT.
  • Có giá trị phân biệt với các bệnh khác mà enzym ở mức bình thường (gặp trong cơn đau thắt ngực), nhồi máu phổi (LDH tăng).

Do CK-MB có chủ yếu ở cơ tim, nên trong các bệnh lý của tim (như NMCT) khi các tế bào cơ tim bị hủy hoại thì CK-MB tăng cao sẽ phản ánh tình trạng bệnh nặng hơn, có giá trị hơn so với CK.

CK-MB cho phép chẩn đoán phân biệt tốt nhất giữa ổ nhồi máu tái phát với ổ nhồi máu hồi phục, và nó là “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn đoán trong vòng 24h kể từ lúc triệu chứng khởi phát.

Xét nghiệm CK-MB dùng để chẩn đoán sớm NMCT, vì từ 4 – 8h  sau cơn nhồi máu, hoạt độ CK-MB luôn luôn tăng, cao gấp 10 – 20 lần bình thường, sau 15 – 24h tăng cao nhất và 4 – 5 ngày sau trở về bình thường.

Sau 72h, 2/3 số bệnh nhân vẫn còn tăng CK-MB so với bình thường, mẫu xét nghiệm thường xuyên hơn (6h một lần) dễ cho ta xác định giá trị cực đại. Ở bệnh nhân cao tuổi, giá trị cực đại cao hơn bệnh nhân NMCT tuổi trẻ hơn. Khoảng 5% số bệnh nhân NMCT (đặc biệt ở bệnh nhân cao  tuổi ) có CK-MB tăng cao rõ rệt trong khi CK vẫn bình thường.

Bình thường: CK-MB < 24 U/l.

Xét nghiệm CK-MB có ý nghĩa chẩn đoán sớm NMCT so với các enzym khác như  GOT (CK-MB tăng cao sau 4h, còn GOT tăng cao từ 6h sau cơn nhồi máu). Nhưng thực tế ở các bệnh viện nhỏ, do điều kiện trang bị máy, kit chưa có nên thông thường vẫn dùng xét nghiệm GOT để chẩn đoán NMCT.

Ngoài nhồi máu cơ tim CK-MB cũng có thể tăng trong một số trường hợp như

  • Chấn thương tim.
  • Viêm cơ tim.
  • Ứ máu suy tim (tăng vừa phải).
  • Co thắt mạch vành (tăng thoáng qua).
  • Phẫu thuật tim hoặc thay van tim.
  • Loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ, bệnh lý collagen, myoglobin niệu hoặc sarcoma cơ vân.
  • Bỏng do nhiệt hoặc điện.
  • Sốt phát ban.

Ngoài ra, CK-MB không tăng trong một số trường hợp sau:

  • Thiếu máu.
  • Ngừng tim không do NMCT.
  • Phì đại tim hoặc do bệnh lý cơ tim; trừ trường hợp viêm cơ tim, suy tim.
  • Đặt máy tạo nhịp tim hoặc đặt catheter mạch máu.
  • Nối tắt mạch tim-phổi.
  • Nhồi máu não hoặc chấn thương não (CK toàn phần có thể tăng).
  • Nhồi máu phổi.
  • Đột qụy (CK toàn phần có thể tăng đáng kể).

Trong khi xét nghiệm CK, CK-MB tăng cao, có giá trị chẩn đoán quyết định thì việc xét nghiệm LDH và GOT không cần thiết lắm vì chúng cung cấp rất ít thông tin hữu ích. CK, CK-MB  cũng tăng trong phẫu thuật tim, vì vậy chẩn đoán NMCT sẽ không được thực hiện trong khoảng thời gian 12 – 24h sau phẫu thuật. Ở các bệnh nhân mà NMCT cấp điển hình thì các giá trị hoạt độ CK, CK-MB và myoglobin cao hơn. Cũng ở những bệnh nhân không bị NMCT thì có giá trị cực đại sớm hơn và  trở về bình thường nhanh hơn.

Xét nghiệm CK-MB được coi là xét nghiệm duy nhất có giá trị cho chẩn đoán các trạng thái bệnh lý NMCT sau mổ vì tình trạng huyết tán làm tăng hoạt độ các enzym khác.

CK-MB tăng đáng kể trong soi động mạch vành qua da, nong động mạch vành bằng bóng cũng làm tăng CK-MB và myoglobin.

2. LDH (Lactatdehydrogenase)

LDH là enzym bào tương, có ở mọi tế bào, đặc biệt có nhiều ở gan, tim, cơ xương….

LDH là enzym xúc tác biến đổi acid pyruvic thành acid lactic, phản ứng cần coenzym là NADH2. Đây là phản ứng cuối cùng của đường phân “yếm khí”.

Xác định hoạt độ LDH trong trường hợp mà các triệu chứng ở bệnh nhân đó xuất hiện từ 12 – 24h trước khi vào viện hoặc bệnh nhân có tiền sử và điện tim gợi ý là NMCT cấp.

Nếu lấy máu XN vào ngày thứ 2 (24 – 48h) mà kết quả CK và LDH đều tăng cao (không nhất thiết ở cùng một thời điểm) thì gần như chắc chắn bệnh nhân bị NMCT mà không cần làm các xét nghiệm chẩn đoán khác nữa. Nếu chúng không tăng trong vòng 48h thì tình trạng hoại tử cơ tim cấp được loại trừ và không cần phải làm các xét nghiệm các enzym tiếp theo.

Các bệnh nhân bị NMCT vào viện muộn thì xét nghiệm LDH toàn phần, các isozym của LDH và GOT có giá trị khi mà CK và CK-MB không cũng giá trị chẩn đoán.

Bình thường: LDH = 230 – 460 U/l.

Nếu LDH toàn phần tăng cao hơn 2000 U/l thì ít có giá trị chẩn đoán vì nhiều bệnh khác cũng có thể làm tăng LDH. Cho nên cần xác định các isozym của LDH. Phân tách bằng phương pháp điện di huyết tương cho thấy: LDH có 5 isozym, gồm từ LDH1 đến LDH5.

Trong NMCT: LDH1, LDH2  tăng cao, LDH tăng cao trong khoảng thời gian 10- 12h đầu sau cơn nhồi máu (tăng khoảng 2 – 10 lần so với bình thường) và đạt tối đa từ  48 đến 72h.

Trong NMCT, tỷ số LDH1/LDH2 > 1 thường xuất hiện từ 12 – 24h, đạt cực đại khoảng 55 – 60h, và thường xuất hiện trong vòng 48h (chiếm tới 80% số bệnh nhân NMCT, sau 1 tuần giảm xuống còn khoảng 5%, mặc dù LDH toàn phần có thể cũng tăng). Tỷ lệ  LDH1/LDH2 > 1 không bao giờ xuất hiện trước CK-MB, nó có thể xuất hiện nhiều lần trong vòng 2- 3 ngày. LDH1 có thể vẫn tăng sau khi LDH toàn phần đó trở về bình thường. LDH1/LDH2 > 1 có thể gặp trong một số trường hợp như nhồi máu thận cấp, thiếu máu do huyết tán, thiếu máu ác tính, đặt van tim nhân tạo, nhiễm ure huyết, đột quỵ, nhũn não.

Nếu LDH tăng kéo dài từ 10 – 14 ngày là rất có giá trị cho chẩn đoán NMCT muộn khi bệnh nhân được phát hiện sau khoảng thời gian mà CK đó trở về bình thường.

3. GOT

GOT là enzym có ở mọi tổ chức, nhưng có nhiều nhất ở cơ tim, rồi đến gan và cơ xương. Như trên đã trình bày, xét nghiệm GOT đó được CK, LDH thay thế để chẩn đoán NMCT, nhưng nó có ý nghĩa khi mà CK không còn tăng nữa (mẫu máu xét nghiệm đầu lấy sau 24h khi bệnh khởi phát) với các lý do sau:

  • GOT tăng ở > 90% số bệnh nhân khi lấy máu ở thời điểm thớch hợp.
  • Nó cho phép chẩn đoán NMCT vì mức tăng của enzym này xuất hiện trong vũng 4 – 6h và đạt cực đại trong 24h, có khi tới 15 – 20 lần, rồi giảm dần và về bình thường sau 4 – 6 ngày. Nếu tổn thương nhẹ tế bào cơ tim thì mức tăng ít hơn và về bình thường từ 2 – 3 ngày.
  • Mức tăng thường khoảng 200 U/l, và đạt cực đại từ 5 – 7 lần so với bình thường. Mức tăng cao hơn 300 đơn vị đồng thời tăng kéo dài hơn thì có ớt giá trị chẩn đoán hơn.
  • Tình trạng tái nhồi máu được chỉ điểm bằng sự tăng hoạt độ GOT sau khi enzym này trở về bình thường.

Trong NMCT  hoạt độ GPT thường không tăng, trừ trường hợp có tổn thương gan do suy tim ứ máu hoặc do sử dụng thuốc.

Tỷ số GOT/GPT > 3:1 có giá trị chẩn đoán NMCT nếu loại trừ được các yếu tố sau:

  • Tổn thương gan do nhiễm độc ethanol.
  • Ung thư gan, xơ gan, tắc mạch gan nặng.
  • Tổn thương cơ xương nghiêm trọng.

Tỷ số GOT/GPT có giá trị khi LDH tăng và khi máu lấy muộn để xét nghiệm sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên; CK-MB đó giảm và về mức giới hạn hoặc bình thường.

4. HBDH (Hydroxybutyrat dehydrogenase).

HBDH là enzym  có nhiều ở cơ tim so với mọi tổ chức khác, nó  xúc tác phản ứng:

a-HBDH huyết tương tăng song song với LDH, với đỉnh cực đại tăng gấp 3 – 4 lần  giá trị bình thường trong 48h sau cơn nhồi máu và có thể tăng cho tới 2 tuần. Xét nghiệm HBDH có sự đặc hiệu cao hơn LDH, phối hợp cựng với LDH1 để chẩn đoán NMCT và cũng nhạy hơn GOT, LDH toàn phần.

  • Bình thường:  HBDH = 55 – 140 U/l (25O C)

Tỷ số HBDH/LDH = 0,63 – 0,81. Tỷ số này được dựng để chẩn đoán phân biệt NMCT với bệnh gan. Trong viêm gan tỷ số này < 0,63.

  • Trong nhồi máu cơ tim:

HBDH tăng rõ từ 6 – 12h, mức cao nhất đạt từ 30 – 72h, thường tăng cao từ 2 – 8 lần bình thường và giữ ở mức cao lâu hơn so với GOT, LDH và về bình thường sau 10 – 20 ngày.

Tỷ số HBDH/LDH > 0,81.

Để phát hiện sớm NMCT có thể xem xét mức độ tăng và thứ tự thay đổi hoạt độ các enzym huyết tương sau nhồi máu cơ tim cấp được minh hoạ bằng đồ thị (Hình 6.1).

Số lần tăng so với bình thường

Những ngày tiếp theo sau triệu chứng khởi phát NMCT cấp

Các xét nghiệm enzym về NMCT có giá trị chẩn đoán sớm theo thứ tự CK-MB > GOT > LDH > HBDH (Bảng 6.1).

Bảng 6.1:   Hoạt độ các enzym CK-MB, LDH, HBDH ở 37oC.

Enzym

CK-MB
GOT
LDH
HBDH

Giá trị bình thường/37OC

< 24 U/l
< 46 U/l
80 – 200 U/l (XN dùng pyruvat)
24 – 78 U/l (XN dùng lactat)
55 – 140 U/l

Đặc điểm tăng

( sau  4 h sau cơn MCT
( 6 h sau cơn NMCT
( trong 12 h đầu
( trong 12 h đầu

5. Glucose máu và glucose niệu

  • Glucose máu tăng và đường niệu dương tính.
  • Glucose máu tăng ở < 50% số bệnh nhân bị NMCT.
  • Dung nạp glucose giảm.

6. Myoglobin huyết tương

Myogobin huyết tương tăng, đạt cực đại và trở về bình thường sớm hơn CK. Nó có ý nghĩa cho chẩn đoán trong vòng 6h sau khi xuất hiện triệu chứng cơn nhồi máu. Thường có myoglobin niệu.

Các yếu tố nguy hại quan trọng nhất cần dự phòng với NMCT là:

  • Lipoprotein máu cao.
  • Đái tháo đường.
  • Cao huyết áp.
  • Nghiện hút.
  • Béo phì.
  • Acid uric máu cao.

Chẩn đoán phân biệt bệnh NMCT với:

  • Cơn đau thắt ngực: các enzym huyết tương CK, CK-MB, GOT, LDH không tăng; nhưng tăng rõ rệt và có nghĩa trong NMCT.
  • Tổn thương cơ tim do viêm: enzym huyết tương bình thường hoặc tăng ít.
  • Trong suy tim cấp do tắc mạch: GOT, GPT tăng ở một mức độ nào đó, tình trạng này nhanh chóng được hồi phục nếu liệu pháp điều trị phù hợp. Có
  • thể tăng đáng kể trong trường hợp ép tim do chảy máu ở ngoại tâm mạc.
  • Trong nhồi máu phổi: GPT > GOT.

Bài viết Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-xet-nghiem-sinh-hoa-mau-trong-benh-nhoi-mau-co-tim-cap-3302/feed/ 0
Bị nhồi máu cơ tim nên ăn uống như thế nào? https://benh.vn/bi-nhoi-mau-co-tim-nen-an-uong-nhu-the-nao-57643/ https://benh.vn/bi-nhoi-mau-co-tim-nen-an-uong-nhu-the-nao-57643/#respond Thu, 07 Mar 2019 03:24:27 +0000 https://benh.vn/?p=57643 Bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể phục hồi và giảm nguy cơ tái phát bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy nhồi máu cơ tim nên ăn gì và những món ăn nào là thích hợp nhất?

Bài viết Bị nhồi máu cơ tim nên ăn uống như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể phục hồi và giảm nguy cơ tái phát bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy nhồi máu cơ tim nên ăn gì và những món ăn nào là thích hợp nhất?

nhồi máu cơ tim

Ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt

Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật luôn là lựa chọn hàng đầu cho những người có vấn đề về tim mạch trong đó có bệnh nhồi máu cơ tim. Hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào giúp cải thiện sức khỏe tim mạch nhanh chóng.

Đa dạng các loại thực phẩm giàu protein

Hãy cân bằng những bữa ăn trong tuần với thịt nạc, cá và các thực phẩm thực vật giàu protein.

Protein

Sử dụng chất béo đúng cách

Hạn chế chất béo bão hòa (chất béo có nguồn gốc từ động vật).

Tránh xa các loại chất béo nhân tạo dạng trans.

Khi sử dụng dầu béo trong nấu nướng, ưu tiên chọn các loại dầu có hàm lượng cao chất béo không bão hòa (ví dụ, dầu ô liu, dầu lạc, dầu hướng dương…).

Lựa chọn đúng nguồn tinh bột

Các loại thực phẩm như gạo lứt, bột yến mạch và khoai lang cung cấp nhiều chất xơ và giúp kiểm soát đường huyết. Đây là loại carbohydrate mà bệnh nhân nhồi máu cơ tim nên bổ sung hàng ngày.

gạo lứt

Ăn nhạt

Chế độ ăn ít muối làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đối với người khỏe mạnh, không bị tăng huyết áp, không béo phì, chỉ nên ăn từ 6 – 8g muối/ngày. Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim giai đoạn bán cấp và sau khi đặt stent, sử dụng không quá 5g muối một ngày.

Uống đủ nước

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim nên bổ sung 2 lít nước mỗi ngày. Đây là lượng nước vừa đủ cho mọi hoạt động thể chất và tinh thần, ngoại trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu hạn chế bổ sung chất lỏng.

Hạn chế cholesterol

Cholesterol có nhiều trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao. Các thực phẩm này đặc biệt không tốt ở những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Vì vậy, bệnh nhân nhồi máu cơ tim nên hạn chế các loại thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa.

Ăn uống đều đặn

Điều này giúp cho người bị bệnh nhồi máu cơ tim kiểm soát được đường huyết, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn và giúp mức cholesterol luôn ở mức vừa phải.

Benh.vn

Bài viết Bị nhồi máu cơ tim nên ăn uống như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-nhoi-mau-co-tim-nen-an-uong-nhu-the-nao-57643/feed/ 0
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/#respond Mon, 04 Feb 2019 13:53:13 +0000 http://benh2.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Chính vì vậy, bản thân người bệnh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết được đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim

nhồi máu cơ tim

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác giống như bị đè nặng bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau… kéo dài vài phút đến vài chục phút. Cơn đau có thường xuất hiện khi gắng sức, đỡ khi nghỉ.
  • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác có thể gặp: cũng có thể đau hoặc tức lan ra một hay hai bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm thậm chí ở vùng dạ dày.
  • Khó thở: có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực.
  • Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu…
  • Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm…

Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máu cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

Triệu chứng cảnh báo rối loạn nhịp tim

Bình thường trái tim của chúng ta đập rất đều đặn 60-90 nhịp mỗi phút. Vậy khi nào gọi là bị rối loạn nhịp tim: đấy là khi tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều. Khi bạn bị rối loạn nhịp tim, những biểu hiện thường gặp là:

  • Hồi hộp, cảm giác như trống đánh trong lồng ngực
  • Cảm giác tức nặng như bị vật nặng đè vào ngực.
  • Choáng váng, thấy mọi vật xung quanh như quay cuồng, nặng hơn có thể ngất, xỉu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi.

Triệu chứng cảnh báo bệnh van tim, suy tim

Trái tim chúng ta có 4 lá van: van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá và van động mạch phổi. Bốn lá van này hoạt động, đóng mở rất nhịp nhàng giúp cho dòng máu luân chuyển trong hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh lý có thể làm cho van bị hẹp hoặc hở hoặc sa van. Tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương van mà triệu chứng có thể gặp là:

  • Khó thở, khó thở ban đầu chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức, sau nặng dần khó thở kể cả khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm đầu bằng.
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Cảm giác tức nặng ngực như có vật nặng đè vào khi hoạt động hoặc khi ra ngoài trời lạnh.
  • Hồi hộp đau trống ngực, bệnh nhân có cảm giác thấy tim đập nhanh, mạnh hoặc đập không đều, có thể có bỏ nhịp

Còn trong các trường hợp bệnh van tim dẫn đến suy tim thì còn có thể có thêm các triệu chứng như:

  • Phù chân và mắt cá chân. Có thể có tràn dịch màng bụng làm bụng chướng.
  • Do cơ thể bị tích nước khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
  • Bệnh nhân có những cơn khó thở kịch phát: đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Lúc này, bạn cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời phải cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

Triệu chứng cảnh báo bệnh tim bẩm sinh

Như tên gọi của bệnh “tim bẩm sinh” tức là những khiếm khuyết của tim đã xuất hiện từ lúc bạn còn trong bào thai. Bệnh có thể được phát hiện ngay lúc sinh ra, khi bạn lớn lên hoặc trong một số trường hợp đến tuổi trưởng thành mới tình cờ phát hiện ra bệnh do bệnh nhân không có triệu chứng biểu hiện nào.

Những triệu chứng biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh có thể gặp là:

  • Khó thở nhẹ đến nhiều, làm hạn chế hoạt động, sinh hoạt bình thường
  • Biểu hiện của bệnh suy tim như đã trình bảy ở trên.
  • Trong các trường hợp bệnh tim bẩm sinh có tím, người bệnh có thể có tím da và niêm mạc, tím môi và đầu ngón chân, ngón tay. Có thể có ngón tay to như dùi trống.
  • Đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh tim bẩm sinh có thể làm cho trẻ biếng ăn, bỏ bú, tăng cân chậm hay bị viêm phổi tái phát.

Triệu chứng cảnh báo bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim bao gồm có bệnh cơ tim giãn, cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế và bệnh cơ tim chu sản. Trong giai đoạn đầu của bệnh, đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng, lúc này mới thể hiện rõ triệu chứng trên lâm sàng bao gồm:

  • Đau ngực xuất hiện khi gắng sức hoặc kể cả khi nghỉ ngơi hoặc sau khi ăn.
  • Cảm giác hồi hộp trống ngực, tim đập loạn nhịp
  • Triệu chứng của suy tim (như đã trình bày)
  • Phù chân, bụng chướng dịch
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Một số các bệnh nhân có thể có các rối loạn về nhịp, đây là biến chứng đáng sợ có thể gây ra chết đột tử.

Các biểu hiện ngừng tuần hoàn

Người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ.

Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân.

Các dấu hiệu đột quỵ

đột quỵ

Đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.

Các triệu chứng cảnh báo tắc động mạch cấp

Đau đột ngột chân hoặc tay: người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.

Benh.vn

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/feed/ 0
Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim và những khuyến cáo https://benh.vn/thuoc-dieu-tri-nhoi-mau-co-tim-va-nhung-khuyen-cao-3785/ https://benh.vn/thuoc-dieu-tri-nhoi-mau-co-tim-va-nhung-khuyen-cao-3785/#respond Sat, 13 Oct 2018 04:43:11 +0000 http://benh2.vn/thuoc-dieu-tri-nhoi-mau-co-tim-va-nhung-khuyen-cao-3785/ Trong điều trị nhồi máu cơ tim (NMCT), các thuốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy cơ tim, tăng cường tưới máu cho vùng cơ tim bị thiếu máu và các thuốc ngăn chặn sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch đóng vai trò hết sức quan trọng.

Bài viết Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim và những khuyến cáo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong điều trị nhồi máu cơ tim (NMCT), các thuốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy cơ tim, tăng cường tưới máu cho vùng cơ tim bị thiếu máu và các thuốc ngăn chặn sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch đóng vai trò hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc này.

Các thuốc nhóm nitrate

Các thuốc nhóm này gồm có 2 loại tác dụng khác nhau:

– Loại tác dụng nhanh dùng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi như natispray, lenitral spray; loại tiêm tĩnh mạch như ống tiêm lenitral 10ml chứa 15mg nitroglycerin.

– Loại chậm dùng đường uống như viên lenitral, viên nitromint…

Tác dụng chủ yếu của các thuốc nhóm này là gây giãn tĩnh mạch ngoại vi dẫn đến giảm lượng máu về tim (giảm tiền gánh) kết hợp với giãn các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi (giảm hậu gánh). Kết quả của 2 tác dụng này là giảm công cơ tim, dẫn đến giảm tiêu thụ ôxy của cơ tim. Đối với động mạch vành, thuốc cũng có tác dụng giãn động mạch do vậy chống được hiện tượng co thắt mạch vành; thuốc còn có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn bàng hệ tới các khu vực cơ tim bị thiếu máu. Khi bị nhồi máu cơ tim, ngay khi xuất hiện đau thắt ngực, cần dùng ngay loại xịt hoặc ngậm dưới lưỡi; tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được sử dụng nitroglycerin dạng tiêm tĩnh mạch với liều khởi đầu thấp và tăng dần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Khuyến cáo đặc biệt khi dùng thuốc điều trị nhồi máu cơ tim nhóm nitrate:

Tác dụng phụ thường gặp của nitroglycerin là nhức đầu, choáng váng, bốc hỏa, hạ huyết áp (nhất là ở người già), nhịp tim nhanh… Do vậy cần lưu ý, nhất là bệnh nhân sử dụng đồng thời các thuốc có tác dụng hạ huyết áp.

Hình ảnh nhồi máu cơ tim.

Thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm

Đây là nhóm thuốc đối kháng cạnh tranh với các chất giao cảm, làm giảm tần số tim, giảm sức co bóp của cơ tim, do đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy của cơ tim, tăng cường tưới máu cho động mạch vành do vậy góp phần làm giảm sự lan rộng vùng hoại tử cơ tim. Ngoài ra, các thuốc này còn có tác dụng phòng và làm giảm tai biến loạn nhịp tim. Nhóm thuốc này không được dùng trong các trường hợp: nhịp chậm, tụt huyết áp, blốc nhĩ thất mức độ cao, hen phế quản, suy tim hoặc choáng tim. Thuốc có thể dùng đường tĩnh mạch trong pha cấp của NMCT.

Dạng hay dùng ngày nay là các thuốc chẹn thụ thể bêta có tác dụng chọn lọc cao trên tim như atenolol, metoprolol, bisoprolol.

Tác dụng phụ của các thuốc chẹn beta chủ yếu liên quan đến nhịp chậm và hạ huyết áp. Với bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thất trái trước đó, có thể làm cho tình trạng suy tim nặng thêm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, do vậy cần phải thận trọng khi sử dụng.

Với bệnh nhân bị đau thắt ngực, khi sử dụng tuyệt đối không được ngưng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ. Sự ngưng đột ngột có thể làm trầm trọng thêm cơn đau thắt ngực, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Co thắt phế quản thường xảy ra nhiều hơn với thuốc chẹn beta không chọn lọc hoặc với liều Thuốc chẹn kênh canxi

Ion canxi có vai trò rất quan trọng trong co cơ, do vậy việc ức chế kênh canxi sẽ gây cản trở quá trình co cơ, hậu quả là làm giãn cơ trơn thành mạch gây giãn mạch, hạ huyết áp. Đối với một số loại, thuốc còn có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim dẫn đến giảm tiêu thụ ôxy cơ tim và giãn động mạch vành, tăng cường nuôi dưỡng cơ tim. Các thuốc này được chia làm 2 nhóm có chỉ định và chống chỉ định khác nhau; đó là nhóm dihydropyridin và nhóm non dihydropyridin. Nhóm non dihydropiridin có tác dụng gây giảm sức co bóp của tim, chậm nhịp tim (đặc biệt verapamin). Do vậy, cần hết sức lưu ý các chống chỉ định của nhóm thuốc này.

Thuốc ức chế men chuyển

Các thuốc nhóm này không những có tác dụng hạ huyết áp mà còn có tác dụng hạn chế tái cấu trúc thất trái (dẫn đến rối loạn chức năng thất trái), cải thiện chức năng nội mạc mạch máu ở bệnh nhân sau NMCT do đó làm giảm được các biến cố suy tim, NMCT tái phát. Do vậy, thuốc được chỉ định sớm ngay khi bị NMCT.

Nhược điểm hay gặp nhất của các thuốc nhóm này là triệu chứng ho; nếu ho ít mà bệnh nhân có thể chịu đựng được thì vẫn nên cho bệnh nhân dùng thuốc. Các thuốc hay được dùng là perindopril, lisinopril, enalapril, tanatril… Thuốc nên được dùng bắt đầu bằng liều thấp sau đó tăng dần liều tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.

Các thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu

Xơ vữa động mạch chính là nguyên nhân chủ yếu gây NMCT. Cholesterol máu đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của mảng vữa xơ động mạch. Do vậy, việc điều chỉnh các rối loạn lipid máu là không thể thiếu được trong điều trị NMCT. Một điểm mới cần phải nhấn mạnh đó là: các thuốc này không những làm giảm các biến cố tim mạch ở bệnh nhân có rối loạn lipid máu, mà còn giảm các biến cố này ở cả những bệnh nhân không bị rối loạn lipid máu. Do vậy, ngay cả khi các xét nghiệm về mỡ máu cho giá trị bình thường, thì việc sử dụng thuốc cũng là hết sức cần thiết.

Các thuốc thường được sử dụng hiện nay sau NMCT thuộc nhóm statin như: rosuvastatin, simvastatin, atorvastatin. Đặc biệt gần đây người ta đã chứng minh được một số statin còn có khả năng làm giảm kích thước của mảng vữa xơ động mạch vành. Thời gian dùng thuốc càng kéo dài càng tốt, trừ khi xảy ra các tác dụng phụ không mong đợi phải ngưng điều trị.

TS. Nguyễn Đức Hải

Bài viết Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim và những khuyến cáo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-dieu-tri-nhoi-mau-co-tim-va-nhung-khuyen-cao-3785/feed/ 0
Phụ nữ trẻ tuổi trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao https://benh.vn/phu-nu-tre-tuoi-tram-cam-co-nguy-co-mac-benh-nhoi-mau-co-tim-cao-5862/ https://benh.vn/phu-nu-tre-tuoi-tram-cam-co-nguy-co-mac-benh-nhoi-mau-co-tim-cao-5862/#respond Sat, 25 Aug 2018 05:35:06 +0000 http://benh2.vn/phu-nu-tre-tuoi-tram-cam-co-nguy-co-mac-benh-nhoi-mau-co-tim-cao-5862/ Hội chứng trầm cảm là căn bệnh xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh, nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi. Phụ nữ mắc nhiều gấp đôi nam giới nhưng chỉ có khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Bài viết Phụ nữ trẻ tuổi trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hội chứng trầm cảm là căn bệnh xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh, nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi. Phụ nữ mắc nhiều gấp đôi nam giới nhưng chỉ có khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Tìm hiểu về hội chứng trầm cảm

Hội chứng trầm cảm làm giảm sự thúc đẩy hoạt động và những người mắc phải không tự chăm sóc sức khỏe của họ, họ ít luyện tập hơn, ăn uống nghèo nàn hơn, không sử dụng kháng sinh, hút thuốc lá nhiều và có những hành vi gia tăng bệnh tim. Có một lý giải được cho là hợp lý hơn là trầm cảm gia tăng việc tập kết tiểu cầu.

Phụ nữ mắc trầm cảm nhiều gấp đôi nam giới nhưng chỉ có khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời.

Trầm cảm làm tăng cao nguy cơ tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân dưới 55 tuổi bị trầm cảm có khả năng bị nhồi máu cơ tim và tử vong gấp đôi trong cùng khoảng thời gian với những người không bị trầm cảm. Tuy nhiên, những người đàn ông và phụ nữ lớn hơn 55 tuổi có bệnh lý như trên lại không có nguy cơ tương tự.

Tiến sĩ Suzanne Steinbaum, một phát ngôn viên của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết: “Khi mọi người bắt đầu chán nản, họ ngừng chăm sóc bản thân. Và khi họ ngừng chăm sóc bản thân, họ bị bệnh”.

Lời kết

Tác động của trầm cảm tới sức khỏe và cuộc sống của con người từ trước tới nay luôn vô cùng nguy hiểm. Khi mắc chứng trầm cảm, bạn cần tới gặp bác sĩ tâm lý để điều trị càng sớm càng tốt, đồng thời nên có chế độ sinh hoạt phù hợp, luôn kiểm soát nóng giận và giữ cho tâm trạng vui vẻ để tình trạng bệnh không diễn biến xấu hơn.

Benh.vn (Theo vov)

Bài viết Phụ nữ trẻ tuổi trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-nu-tre-tuoi-tram-cam-co-nguy-co-mac-benh-nhoi-mau-co-tim-cao-5862/feed/ 0
Cơn đau thắt ngực không ổn định https://benh.vn/con-dau-that-nguc-khong-on-dinh-1879/ https://benh.vn/con-dau-that-nguc-khong-on-dinh-1879/#respond Mon, 11 Jun 2018 04:03:26 +0000 http://benh2.vn/con-dau-that-nguc-khong-on-dinh-1879/ Đau thắt ngực gồm 2 thể: Đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Trong đó, có đến 30-50% bệnh nhân được nhập viện vì cơn đau thắt ngực không ổn định sẽ diễn biến thành nhồi máu cơ tim.

Bài viết Cơn đau thắt ngực không ổn định đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những bệnh nhân trải qua cơn đau thắt ngực không ổn định hẳn là rất muốn tìm hiểu thông tin này. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về các loại cơn đau thắt ngực không ổn định và cách điều trị, chăm sóc.

Phân loại Cơn đau thắt ngực không ổn định theo Braunwald

Mức độ nặng

I: Cơn đau thắt ngực nặng nề hoặc tiến triển, mới khởi phát; không đau khi nghỉ.

II: Cơn đau thắt ngực khi nghỉ trong vòng một tháng nhưng không đau trong 48 giờ trước.

III. Cơn đau thắt ngực khi nghỉ trong vòng 48 giờ trước.

Tình huống lâm sàng

A: CĐTN không ổn định thứ phát do tình trạng ngoài tim ­nhu cầu O2 cho cơ tim hoặc cung cấp Oxy cho tim.

B: CĐTN không ổn định nguyên phát.

C: CĐTN không ổn định sau nhồi máu (trong vòng 2 tuần sau nhồi máu).

Hình 1-2: Sơ đồ hội chứng mạch vành cấp

CĐTN không ổn định: phân loại nguy cơ và xử trí chung

Các yếu tố

Nguy cơ cao

Nguy cơ trung bình

Nguy cơ thấp

Bệnh sử

Cơn đau thắt ngực khi nghỉ kéo dài > 20 phút

– CĐTN xuất hiện khi nghỉ hoặc về đêm

– CĐTN dữ dội mới bắt đầu

– > 65 tuổi.

– CĐTN tăng dần

– CĐTN nhẹ mới bắt đầu.

Khám

Hở van hai lá nặng thêm / hở van 2 lá mới xuất hiện. Phù phổi, rales hoặc S3. Tụt huyết áp.

ECG

Thay đổi ST >= 1mm.

Có thay đổi sóng T, có sóng Q hoặc ST chênh xuống khi nghỉ

Bình thường hoặc không thay đổi.

Men tim

Troponin (+)

Troponin tim (-)

Xử trí chung

ICU/CCU/ theo dõi tại giường

Theo dõi tại giường tại khoa tim mạch.

Theo dõi ngoại trú. Đánh giá mỗi ngày trong 72 giờ.

Điều trị

Tác nhân

Liều

Lời bàn

Aspirin

325 mg uống mỗi ngày, liều đầu phải nhai hoặc nghiền ra.

¯ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim (N Engl j Med 319:1105, 1988;RISC, Lancet 336:827, 1990)

Heparin  tĩnh mạch (không phân  đoạn).

80u/kg bolus tĩnh mạch (tối đa 5000u) ® 14u/kg hoặc (tối đa 1000u/h) điều chỉnh để đạt a PTT 50-70.

¯ 24% tử vong hoặc nhồi máu cơ tim (JAMA 276:811, 1996).

Nitroglycerin tĩnh mạch

10-1000 µg/ phút.

¯ đau ngực, không â tử vong.

Chẹn Beta

Metoprolol 5mg tiêm tĩnh mạch mỗi phút x 3 lần, rồi 25mg uống mỗi giờ, điều chỉnh để tần số tim 55-60

¯ triệu chứng đau ngực, chống chỉ định trong đau tim mất bù.

Heperin trong lượng phân tử thấp

Enoxaparin 1mg/kg tiêm dưới da 2 lần trong ngày, có thể khởi đầu bằng 30mg bolus tĩnh mạch. Dalteparin 120IU/kg tiêm dưới da 2 lần/ ngày x 5-6 ngày.

¯ 15-20%, tử vong, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.  Cân nhắc thay cho heparin không phân đoạn của bệnh nhân có nguy cơ cao. (ESSENCE, N Engl j Med 337:447, 1997; Circulation  96:61, 1997; FRISC-II, Lancet 354:701, 1999; TIMI-11B. Circulation 100:1593,1999)

Chất ức chế GP IIb/IIIa Abciximab Eptifibatide Tirofiban

0,25 mg/kg bolus tĩnh mạch ®10 µg/ phút x 18-24h.

180µg/kg bolus tĩnh mạch ® 2 µg/kg/phút x 72 h.

0.4 µg/kg/phút x 30 phút ® 0.1 µg/kg/ phút x 48-108h.

¯ 10-20% tử vong hoặc nhồi máu cơ tim

Cân nhắc ở bệnh nhân có nguy cơ cao được làm PTCA, hoặc không đáp ứng điều trị. (PURSUIT, N Engl j Med 339:436, 1998; PRISM-PLUS N Engl j Med 338-1488, 1998)

Tiếp cận can thiệp sớm so với bảo tồn

  • Tiếp cận can thiệp sớm: chụp động mạch trong vòng 24-48h à tái tạo mạch vành (PTCA hoặc CABG) nếu giải phẫu học thích hợp.
  • Tiếp cận bảo tồn: chụp động mạch có thể tái tạo mạch vành chỉ nếu thiếu máu cơ tim tái phát hoặc nghiệm pháp gắng sức dưới mức tối đa (+) hoặc nghiệm pháp gắng sức đến mức tối đa (+) rõ.
  • Không có sự nhất trí rõ ràng xem cách tiếp cận nào ưu việt hơn, nhưng đã có thử nghiệm ngẫu nhiên quan trọng.

TIMI III B: Có sự can thiệp nhỏ trong tỉ lệ can thiệp giữa nhóm được can thiệp và nhóm điều trị bảo tồn lúc được 6 tuần (61% so với 49%), không có sự khác biệt trong tỉ lệ tử vong hoặc NMCT.

VANQWISH: Trong dân số bị bệnh động mạch vành nhiều hơn (50%  bị bệnh 3 nhánh  hoặc bệnh nhánh chính T) thì tỷ lệ tử vong hoặc NMCT trong nhóm can thiệp sẽ cao hơn nhưng điều này được hạn chế ở bệnh nhân được CABG sớm.

FRISC II: Với một sự khác biệt lớn hơn  trong tỉ lệ can thiệp giữa nhóm bảo tồn. Ở  thời điểm  300 ngày  (75% so với 20%) và sử dụng giá đỡ trong động mạch vành, có giảm 22% trong tử vong hoặc NMCT trong nhóm có can thiệp. Hiệu quả lớn nhất biểu hiện ở bệnh nhân có nguy cơ cao với ST chênh xuống lúc nhập viện hoặc troponin (+).

Hình 1-3: Tiếp cận điều trị CĐTN không ổn định

 Tiên lượng

  • Có đến 30-50% bệnh nhân được nhập viện vì CĐTN không ổn định sẽ diễn biến thành NMCT.
  • Có khoảng 10% có khả năng bị tử vong hoặc tái nhồi máu không tử vong trong vòng 30 ngày sau đó.
  • Yếu tố tiên lượng của á tỉ lệ tử vong: CĐTN không ổn định sau NMCT, có ST chênh xuống, troponin tim (+), > 65 tuổi.

Theo Ykhoanet

Bài viết Cơn đau thắt ngực không ổn định đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/con-dau-that-nguc-khong-on-dinh-1879/feed/ 0
Cứu sống, hồi phục bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim https://benh.vn/cuu-song-hoi-phuc-benh-nhan-bi-nhoi-mau-co-tim-9615/ https://benh.vn/cuu-song-hoi-phuc-benh-nhan-bi-nhoi-mau-co-tim-9615/#respond Sun, 25 Jun 2017 07:19:43 +0000 http://benh2.vn/cuu-song-hoi-phuc-benh-nhan-bi-nhoi-mau-co-tim-9615/ Một bệnh nhân vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu thành công sau khi ngưng tim, ngưng thở do nhồi máu cơ tim

Bài viết Cứu sống, hồi phục bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một bệnh nhân vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu thành công sau khi ngưng tim, ngưng thở do nhồi máu cơ tim

Bệnh viện Thủ Đức cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Tin từ Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, ngày 23/6/2017, bệnh nhân L.H.M (sinh năm 1973), trú tại Thủ Đức, được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện quận Thủ Đức trong tình trạng đau tức ngực trước đó 1 giờ. Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám, đặt máy monitor theo dõi và đo điện tim tại giường. Nhưng 5 phút sau nhập viện, bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, không bắt được mạch. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành hồi sinh tim phổi, shock điện 5 lần, sau 15 phút thực hiện liên tục bệnh nhân đã có mạch trở lại.

 BS Nguyễn Phi Vân Cương thăm khám cho bệnh nhân sau khi thực hiện can thiệp tim mạch

Dựa vào kết quả đo điện tim (ECG) và các biểu hiện trên các bác sĩ nghĩ ngay đến trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân lập tức được chuyển tới phòng thông tim can thiệp. Tại đây bệnh nhân được chụp mạch vành và phát hiện nhánh liên thất trước (mạch máu bên trái nuôi mặt trước trái tim) bị huyết khối gây tắc hoàn toàn. E-kíp tim mạch can thiệp của bệnh viện đã lập tức tiến hành can thiệp đặt 1 stent phủ thuốc tại vị trí mạch máu bị tắc, giúp giải quyết được biến chứng ngưng tim, ngưng thở của bệnh nhân.

Các bác sĩ cho biết, sau can thiệp tim mạch, bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tim mạch tiếp tục theo dõi và điều trị. Hiện tại bệnh nhân đã ổn định, hết đau ngực và đã cai được máy thở. Bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Benh.vn (Nguồn SKĐS)

Bài viết Cứu sống, hồi phục bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cuu-song-hoi-phuc-benh-nhan-bi-nhoi-mau-co-tim-9615/feed/ 0
Cảnh báo những dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở nữ giới https://benh.vn/canh-bao-nhung-dau-hieu-nhoi-mau-co-tim-o-nu-gioi-8611/ https://benh.vn/canh-bao-nhung-dau-hieu-nhoi-mau-co-tim-o-nu-gioi-8611/#respond Tue, 30 May 2017 06:52:01 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-nhung-dau-hieu-nhoi-mau-co-tim-o-nu-gioi-8611/ Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây biến chứng và tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ. Theo thống kê, tỷ lệ nữ bị nhồi máu cơ tim cao hơn nam, tuy nhiên nếu biết những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể ngăn ngừa những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.

Bài viết Cảnh báo những dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở nữ giới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây biến chứng và tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ. Theo thống kê, tỷ lệ nữ bị nhồi máu cơ tim cao hơn nam, tuy nhiên nếu biết những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể ngăn ngừa những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Y học “British Columbia” cho thấy tỷ lệ các cơn đau tim ở phụ nữ là 19% so với nam giới là 13,7%. Tuy nhiên, do bận rộn với công việc, gia đình, con cái, lại chủ quan về sức khỏe nên phụ nữ thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra. Ngoài ra, còn nguyên nhân khác khiến chị em không để ý bởi các triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Đặc biệt, những triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ và nam giới lại khác nhau.

Các biểu hiện của nhồi máu cơ tim

Mệt mỏi bất thường, cảm giác nghẹt thở

Ở nam giới, dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim khi họ đang hoạt động thể chất, trong lúc đang làm việc như cánh tay như bị tê liệt hoặc không thể thở được tuy nhiên lúc nghỉ ngơi các dấu hiệu sẽ biến mất.

Ở phụ nữ thì khác, các cơn đau tim có thể xảy ra khi ngồi hoặc cả khi ngủ, điều đó có nghĩa là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể xảy ra lúc nghỉ ngơi nhiều  hơn khi vận động.  Ngoài ra, có các dấu hiệu khác không được bỏ qua như mệt mỏi quá mức, khác bình thường, đau phần trên ngực. Đặc biệt khi leo cầu thang, nếu cảm thấy quá mệt, cảm giác ngột thở và căng tức ở ngực cần đi khám ngay.

Cảm giác nóng ran ở ngực

Đối với chị em phụ nữ các biểu hiện của nhồi máu cơ tim là thỉnh thoảng có cảm giác nóng ran ở ngực hoặc bị chèn ép ở ngực gây khó chịu, mệt mỏi, cơn đau thường khu trú hơn ở ngực và tương tự như cơn đau thắt ngực. Ngoài ra có thể đau nhói ở phần trên của cơ thể gồm: cổ, lưng, xương hàm… Trong trường hợp những cảm giác này lặp đi lặp lại mỗi ngày cần đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để ngăn chặn các cơn nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, ở nam giới, các biểu hiện nhồi máu cơ tim gồm cảm giác căng tức bắt đầu ở ngực trước khi lan đến cánh tay. Dấu hiệu này được cảm nhận bởi đau hai cánh tay, lưng, vai, cổ, xương hàm hoặc phía trên dạ dày (phía trên rốn).

Cảm giác buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu

Trước các cơn nhồi máu cơ tim ở nữ giới thường có cảm giác nặng bụng, khó chịu; đôi khi như ăn không tiêu và có cảm giác buồn nôn. Điều này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh khác, đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày kèm theo đổ mồ hôi lạnh,đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, run, đau dạ dày và lo lắng.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường trên, chị em phụ nữ cần đi khám bệnh để bảo vệ sức khỏe.

Lời kết

Theo các chuyên gia, phần lớn những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim thường có dấu hiệu báo trước như mệt mỏi ngày càng tăng, cảm thấy khó thở, tức ngực, lo lắng…Lúc này, chị em cần đi thăm khám bác sĩ để bảo vệ mạng sống của chính mình.

Benh.vn (Theo vietamnet.vn)

Bài viết Cảnh báo những dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở nữ giới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-nhung-dau-hieu-nhoi-mau-co-tim-o-nu-gioi-8611/feed/ 0
Chiếu lược dự phòng tai biến mạch não (phần 2) https://benh.vn/chieu-luoc-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-2-3646/ https://benh.vn/chieu-luoc-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-2-3646/#respond Sun, 19 Feb 2017 04:40:28 +0000 http://benh2.vn/chieu-luoc-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-2-3646/ Có thể khẳng định dự phòng là cách hiệu lực nhất để ngăn ngừa bệnh nhân khỏi bị tử vong hoặc không mắc tai biến mạch não. Tuy không có biện pháp nào hoàn toàn hiệu quả nhưng các cách can thiệp thông thường có thể làm giảm nguy cơ mắc một biến cố mạch não lớn, nặng nề, gây tàn phế hoặc tử vong.

Bài viết Chiếu lược dự phòng tai biến mạch não (phần 2) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có thể khẳng định dự phòng là cách hiệu lực nhất để ngăn ngừa bệnh nhân khỏi bị tử vong hoặc không mắc tai biến mạch não. Tuy không có biện pháp nào hoàn toàn hiệu quả nhưng các cách can thiệp thông thường có thể làm giảm nguy cơ mắc một biến cố mạch não lớn, nặng nề, gây tàn phế hoặc tử vong.

Có hai cấp dự phòng

Dự phòng cấp 1

Bao gồm các can thiệp ứng dụng cho các quần thể lớn trong nhân dân như khuyến khích gin giữ và nâng cao sức khỏe, phát hiện và điều trị các yếu tố thường gây gia tăng nguy cơ xảy ra tai biến mạch não.

Dự phòng cấp 2

Đây là các phương thức điều trị dự phòng tai biến mạch não ở người có nguy cơ rất cao, người đã có nhiều triệu chứng bệnh lý bao gồm có bằng chứng của bệnh xơ vữa mạch máu (nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, khập khiễng cshcs hội, phình động mạch chủ bụng, mù thoáng qua, tai biến thiếu máu não cục bộ, cơn thiếu máu não thoáng qua)

Mục tiêu dự phòng cấp 1, cấp 2

– Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với quần thể lớn các người khỏe mạnh bình thường hoặc người có nguy cơ cao nhưng không có triệu chứng hoặc người có triệu chứng.

– Lượng giá là lập trình điều trị nhằm vào nguyên nhân có nhiều khả năng gây tai biến mạch não.

– Dự phòng hoặc điều trị các biến chứng thần kinh hoặc nội khoa sau tai biến mạch não.

Nhằm đạt được các mục tiêu dự phòng nêu trên và căn cứ vào các yếu tố nguy cơ gây tia biến mạch não, có một số vấn đề lớn cần được xem xét liên quan đến thay đổi nếp sống, ổn định huyết áp, giải quyết rối loạn lipid máu và điều trị chống kết tập tiểu cầu.

Benh.vn (Gs. Lê Đức Hinh – BV Bạch Mai)

Bài viết Chiếu lược dự phòng tai biến mạch não (phần 2) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chieu-luoc-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-2-3646/feed/ 0