Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 07 Aug 2023 04:23:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Các bước của nội soi dạ dày – tá tràng https://benh.vn/cac-buoc-cua-noi-soi-da-day-ta-trang-2186/ https://benh.vn/cac-buoc-cua-noi-soi-da-day-ta-trang-2186/#respond Sat, 01 Jul 2023 12:09:15 +0000 http://benh2.vn/cac-buoc-cua-noi-soi-da-day-ta-trang-2186/ Nội soi dạ dày - Tá tràng là thủ thuật đưa một máy soi mềm qua thực quản vào dạ dày, tá tràng để quan sát toàn bộ niêm mạc của dạ dày, tá tràng. Thủ thuật này cũng có thể gây ra những biến chứng khó lường nếu bạn không tuân thủ hướng dẫn của các bác sĩ hoặc không thông báo trước tình trạng sức khỏe của bạn cũng như các loại thuốc bạn đang dùng với các bác sĩ.

Bài viết Các bước của nội soi dạ dày – tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nội soi dạ dày – Tá tràng là thủ thuật đưa một máy soi mềm qua thực quản vào dạ dày, tá tràng để quan sát toàn bộ niêm mạc của dạ dày, tá tràng. Thủ thuật này cũng có thể gây ra những biến chứng khó lường nếu bạn không tuân thủ hướng dẫn của các bác sĩ hoặc không thông báo trước tình trạng sức khỏe của bạn cũng như các loại thuốc bạn đang dùng với các bác sĩ.

Thủ thuật nội soi có thể được thực hiện tại một bệnh viện hoặc phòng khám. Quá trình này thường được thực hiện bởi một bác sĩ được đào tạo đặc biệt. Ca nội soi bình thường thường chỉ mất một vài phút.

Sau đây Ths.Bs. Trần Việt Hùng sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những điều nên làm trước khi nội soi dạ dày – Tá tràng và những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình soi.

Trao đổi với bác sĩ tiến hành thủ thuật

  • Trao đổi với các bác sĩ hoặc y tá về các bệnh lý mà bạn mắc phải như tim, phổi, huyết áp… thậm chí cả dị ứng.
  • Cung cấp cho các bác sĩ hoặc y tá danh sách các loại thuốc mà bạn đang dùng vì có thể nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình soi và điều trị sau nay.

Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường hay tim mạch cần lưu ý:

  • Tránh hoàn toàn các loại thuốc dành cho bệnh nhân tiểu đường hoặc làm loãng máu chẳng hạn như warfarin trước khi làm thủ thuật.
  • Nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc trước khi bạn dùng nếu bạn có kế hoạch soi dạ dày – Tá tràng
  • Để thực hiện việc nội soi an toàn và giúp các bác sĩ chuẩn đoán được chính xác các tổn thường nếu có, Không ăn trước khi soi 6 tiếng, tránh các đồ uống có màu.

Các bước chuẩn bị soi dạ dày – tá tràng

  • Các y tá có thể sẽ yêu cầu thay áo choàng bệnh viện
  • Bạn sẽ được đưa vào buồng nội soi và ký cam đoan đồng ý làm thủ thuật để đảm bảo rằng đã hiểu rõ các quy định và những gì liên quan đến cuộc soi.
  • Bạn sẽ được xịt tê vào vòm miệng, cổ họng hoặc được xúc miệng bằng một loại thuốc gây tê tại chỗ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình soi, Có thể uống thuốc an thần hoặc tiêm thuốc an thần vào tĩnh mạch. Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ sau ít phút.

Các bước tiến hành soi Thực quản – dạ dày – tá tràng

  • Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm nghiêng về phía bên trái trên bàn nội soi.
  • 01 canuyn nhựa sẽ được đặt giữa hai hàm răng của bạn để giúp giữ cho miệng mở ra trong suốt quá trình soi.
  • Khi mọi thứ đã sẵn sàng, Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa trượt ống nội soi thông qua họng và trên mặt sau của lưỡi vào thực quản (trong suốt quá trình nội soi, máy nội soi sẽ được đưa vào thông qua miệng).
  • Không khí sẽ được bơm vừa phải vào dạ dày trong quá trình nội soi, cho phép các bác sĩ quan sát niêm mạc đường tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Bạn sẽ cảm thấy nước bọt chảy ra, không cần phải cố gắng nuốt, nó sẽ chảy ra vào khay đặt dưới miệng của bạn. Một thiết bị hút có thể được sử dụng để làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Huyết áp, nhịp tim và mức độ oxy trong máu của bạn có thể được theo dõi trong suốt quá trình soi.
  • Bạn có thể được thở oxy thông qua một mặt nạ hoặc các ống nhỏ bằng nhựa đặt gần mũi của.

Nội soi không đau đớn, nội soi sẽ không can thiệp vào đường thở của bạn. Nếu bạn gặp bất kỳ sự khó chịu nhỏ nào trong suốt quá trình, bạn có thể hít thở sâu, chậm rãi để có thể giúp bạn điều chỉnh các khó chịu mà bạn đang gặp phải

Trong khi nội soi các bác sĩ có thể cần phải lấy các mẫu mô nhỏ (gọi là sinh thiết), để gửi đi sinh thiết tại khoa Giải phẫu bệnh. Quá trình này không gây đau đớn ..

Sau khi nội soi cần làm những gì?

Khi quá trình nội soi đã hoàn thành. Nếu không dùng thuốc an thần bệnh nhân có thể ra về ngay sau khi soi. Nếu dùng thuốc an thần hoặc bị tiêm thuốc tiền mê, bệnh nhân sẽ được chuyển đến khu vực hồi tỉnh đặc biệt để theo dõi. Bệnh nhân sẽ ngủ cho đến khi hết những tác dụng của thuốc. Chúng tôi khuyến khích nên có người thân đi cùng để hỗ trợ bệnh nhân sau khi soi gây mê.

Nếu được gây tê cục bộ, bạn sẽ không thể ăn hoặc uống cho đến khi cảm thấy cổ họng hoàn toàn bình thường trở lại. Điều này có thể mất từ ​​30 phút đến một giờ

Bạn sẽ vẫn được các y tá theo dõi nhịp mạch và huyết áp đều đặn. Khi cảm thấy tỉnh táo và mạch và huyết áp đã trở lại bình thường. Bạn sẽ được phép ra về sau một đến hai giờ khi nội soi kết thúc.

Một số biến chứng có thể gặp sau quá trình nội soi

Một số bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhẹ ở cổ họng do máy nội soi đi qua, một số khác cảm thấy đầy hơi hoặc co thắt khó chịu đó là kết quả do không khí được bơm trong khi nội soi. Trong vòng 24 giờ cảm giác này sẽ hết.

Bạn nên thông báo với các bác sĩ nếu bạn cảm thấy nặng ngực, đau bụng, khó thở, ho hoặc nôn ra máu.

Kết quả sinh thiết sẽ được trả sau vài ngày. Thông thường các bác sĩ sẽ ghi ngày hẹn trả kết quả sinh thiết dưới kết quả soi của bạn.

Các kết quả

Trong nhiều trường hợp, Bác sĩ nội soi sẽ giải thích triệu chứng và cho biết các chẩn đoán về tình trạng của bạn. Nội soi là một kỹ thuật cho phép các bác sĩ trực tiếp kiểm tra hệ thống tiêu hóa và do đó độ chính xác cao.

Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả nội soi bình thường?

Mặc dù kết quả nội soi rất có giá trị trong việc chẩn đoán các bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kết quả nội soi là bình thường (âm tính) không có nghĩa bạn không có bệnh gì. Kết quả này cùng với các triệu chứng của bạn sẽ hỗ trợ các bác sĩ có kết luận chính xác hơn.

Ví dụ: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất với các triệu chứng ợ nóng mạn tính và trào ngược axit. Hơn một nửa số bệnh nhân có triệu chứng này đã không có các tổn thương nào có thể nhìn thấy ở lớp niêm mạc của thực quản. Do đó, kết quả của nội soi có thể kết luận là bình thường.

Ths. Bs Trần Việt Hùng – BV Bạch Mai

Bài viết Các bước của nội soi dạ dày – tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-buoc-cua-noi-soi-da-day-ta-trang-2186/feed/ 0
Tất tần tật về nội soi dạ dày https://benh.vn/tat-tan-tat-ve-noi-soi-da-day-56168/ https://benh.vn/tat-tan-tat-ve-noi-soi-da-day-56168/#respond Mon, 27 Feb 2023 02:00:48 +0000 https://benh.vn/?p=56168 Trước thực trạng các bệnh lý về dạ dày đang ngày càng tăng như hiện nay thì việc phải thực hiện nội soi dạ dày không còn là “chuyện hiếm”. Vì đây là phương pháp tối ưu nhất giúp phát hiện sớm các tổn thương ở dạ dày, chẩn đoán chính xác để có cách điều trị kịp thời. Nội soi dạ dày thường được chỉ định rộng rãi tuy nhiên nên lựa chọn các bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro.

Bài viết Tất tần tật về nội soi dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước thực trạng các bệnh lý về dạ dày đang ngày càng tăng như hiện nay thì việc phải thực hiện nội soi dạ dày không còn là chuyện hiếm. Vì đây là phương pháp tối ưu nhất giúp phát hiện sớm các tổn thương ở dạ dày, chẩn đoán chính xác để có cách điều trị kịp thời. Nội soi dạ dày thường được chỉ định rộng rãi tuy nhiên nên lựa chọn các bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro.

noi-soi-da-day

Nội soi dạ dày là gì

Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa (bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng) bằng cách đưa một ống nội mềm nhỏ qua đường miệng hoặc đường mũi. Ống nội soi này có gắn camera và nguồn sáng, camera sẽ ghi lại hình ảnh chi tiết bên trong dạ dày truyền đến màn hình nội soi bên ngoài. Quan sát những hình ảnh này bác sĩ sẽ nhận biết được các thương tổn hoặc dấu hiệu bất thường bên trong.

Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể sử dụng dụng cụ chuyên biệt để cắt bỏ polyp (nếu có) hoặc lấy mẫu sinh thiết chuyển tới phòng thí nghiệm, sau đó làm các xét nghiệm phân tích tìm các dấu hiệu viêm, tế bào ung thư; hoặc tìm tác nhân gây bệnh như vi khuẩn H. pylori (Hp), nấm…

Khi nào cần nội soi dạ dày

Bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày để:

Chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường như:

  • Đau thượng vị, buồn nôn sau khi ăn
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Nôn ra máu, thiếu máu, đi ngoài phân đen
  • Ợ chua, ợ hơi, trào ngược thức ăn
  • Nuốt nghẹn
  • Đau ngực sau khi đã kiểm tra tim mạch bình thường

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành làm một số xét nghiệm trong quá trình nội soi như: lấy mẫu sinh thiết tìm dấu ấn ung thư hoặc làm Clo- test để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp.

Điều trị

Sử dụng những dụng cụ chuyên biệt đưa qua ống nội soi, bác sĩ có thể điều trị các bệnh lý như xuất huyết tiêu hóa, lấy dị vật trong đường tiêu hóa, cắt polyp…

Các kỹ thuật nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày có nhiều kỹ thuật khác nhau chứ không đơn thuần là nội soi chung chung. Sau đây là một số những kỹ thuật nội soi dạ dày phổ biến.

Nội soi thường

Đây là phương pháp “cổ điển”, người bệnh sẽ được uống một loại thuốc để loại bỏ dịch nhầy trên niêm mạc, sau đó được xịt thuốc tê nhẹ ở miệng để giảm cảm giác khó chịu khi đưa ống vào. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ống nội soi từ hầu họng qua thực quản xuống dạ dày. Hình ảnh từ camera trên đầu thiết bị nội soi sẽ truyền tải về màn hình, bác sĩ dựa vào đó để theo dõi và chẩn đoán. Bệnh nhân không thể nói nhưng vẫn thở bình thường. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, nghẹn thở hoặc khó chịu.

Nội soi gây mê

Vì nội soi thường gây khó chịu nên nội soi gây mê đang rất được ưa chuộng. Cụ thể, người bệnh sẽ được gây mê bằng thuốc an thần có tác dụng ngắn vừa đủ, tỉnh sau 15 phút và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế người bệnh sẽ không có cảm giác khó chịu khi tỉnh dậy. Nội soi gây mê cũng được thực hiện qua đường miệng.

Nội soi qua đường mũi

Thay vì đưa ống nội soi qua đường miệng, thủ thuật này đưa ống qua đường mũi. Bác sĩ sử dụng loại ống nội soi rất nhỏ, luồn qua đường mũi đã được xịt tê, qua ngả hầu họng xuống thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng. Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh không bị kích thích lưỡi gà, vòm khẩu cái và đáy lưỡi nên không có cảm giác khó chịu, nhiều trường hợp vẫn có thể nói chuyện bình thường trong quá trình nội soi.

Vì sao nội soi là phương pháp tối ưu nhất trong chẩn đoán bệnh dạ dày

Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán. Các phương pháp như siêu âm, chụp CT hay MRI dù rất đắt tiền nhưng lại không có giá trị chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa. Chụp X quang dạ dày có thể dùng trong một số trường hợp nhưng không chính xác như nội soi.

Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện được cả những tổn thương rất nhỏ, chỉ vài mm bên trong hệ tiêu hóa nhờ ống nội soi có thể đi rất sâu. Không chỉ vậy, trong quá trình nội soi, bác sĩ đồng thời còn có thể lấy mẫu sinh thiết tìm dấu ấn ung thư, xét nghiệm chẩn đoán HP hoặc thực hiện cắt polyp, cầm máu xuất huyết tiêu hóa khi cần thiết…

Nội soi dạ dày có nguy hiểm không

Nhìn chung nội soi dạ dày là phương pháp an toàn, ít biến chứng nên bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng. Mặc dù vậy bất cứ thủ thuật xâm lấn nào cũng có thể có những biến chứng. Những biến chứng có thể gặp của nội soi dạ dày: nhiễm trùng, chảy máu, thủng tá tràng, thực quản hoặc dạ dày hoặc shock phản vệ (rất hiếm).

Để giảm thiểu tối đa những nguy cơ này, người bệnh nên lựa chọn thực hiện tại các cơ sở uy tín, có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại. Người bệnh cũng cần nghiêm túc tuân thủ những dặn dò, lưu ý của bác sĩ trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật.

Chuẩn bị trước khi nội soi

Để đảm bảo nội soi an toàn, nhanh chóng và thuận lợi, người bệnh lưu ý:

  • Không dùng chất kích thích, không ăn những đồ ăn xơ cứng trước ngày nội soi.
  • Không uống các loại đồ uống có ga, có màu…
  • Nội soi buổi sáng phải nhịn ăn trước 6 tiếng
  • Nội soi buổi chiều phải nhịn ăn trưa
  • Trước nội soi 2 tiếng không được uống nước
  • Thông báo cho bác sĩ biết nếu đang mang thai hoặc mắc các bệnh lý như bệnh tim.
  • Cho bác sĩ biết về loại thuốc đang sử dụng hoặc có bị dị ứng với loại thuốc nào không, bao gồm cả thuốc gây mê.
  • Ăn mặc thoải mái, không nên đeo đồ trang sức.

Chăm sóc sau khi nội soi

Người bệnh cần lưu viện để nghỉ ngơi và theo dõi trong vòng một vài giờ sau khi thực hiện thủ thuật. Đặc biệt các trường hợp nội soi gây mê nên nhờ người nhà đưa về. Vì ảnh hưởng của thuốc gây mê và thuốc an thần sẽ khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ, không đủ tỉnh táo.

Khi về nhà, bệnh nhân sẽ có một vài triệu chứng khó chịu như đầy hơi, tức bụng, quặn bụng, đau họng… Những biểu hiện này sẽ nhanh chóng chấm dứt nên không cần quá lo lắng. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc những triệu chứng nêu trên nghiêm trọng hơn, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Về ăn uống, khoảng 2 giờ sau khi nội soi bệnh nhân có thể dùng các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa nguội… Lưu ý không dùng sữa nóng vì có thể làm dạ dày tổn thương.

Bài viết Tất tần tật về nội soi dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tat-tan-tat-ve-noi-soi-da-day-56168/feed/ 0
Chỉ định, chống chỉ định, tai biến của nội soi thực quản, dạ dày tá tràng https://benh.vn/chi-dinh-chong-chi-dinh-tai-bien-cua-noi-soi-thuc-quan-da-day-ta-trang-6931/ https://benh.vn/chi-dinh-chong-chi-dinh-tai-bien-cua-noi-soi-thuc-quan-da-day-ta-trang-6931/#respond Sun, 23 Jun 2019 05:55:33 +0000 http://benh2.vn/chi-dinh-chong-chi-dinh-tai-bien-cua-noi-soi-thuc-quan-da-day-ta-trang-6931/ Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng là phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của ống tiêu hoá từ thực quản đến đoạn 2 của tá tràng bằng máy nội soi ống mềm.

Bài viết Chỉ định, chống chỉ định, tai biến của nội soi thực quản, dạ dày tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của ống tiêu hoá từ thực quản đến đoạn 2 của tá tràng bằng máy nội soi ống mềm.

Máy nội soi ống mềm ra đời đã tạo nên một bước thay đổi quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh của đường tiêu hóa nối chung cũng như bệnh lý của đường tiêu hóa trên nối riêng. Từ khi có máy nội soi rất nhiều bệnh của đường tiêu hóa được chẩn đoán chính xác bằng nội soi. Qua nội soi, nhiều thủ thuật trợ giúp cho chẩn đoán và điều trị được áp dụng như sinh thiết, nhuộm màu, cầm máu ổ loét, thắt giãn tĩnh mạch thực quản… Cùng với thời gian đã có sự cải tiến và phát triển vượt bậc của các loại máy nội soi cũng như các dụng cụ máy móc hỗ trợ trong nội soi.

Chính vì những lý do trên khiến cho nội soi ngày càng được áp dụng nhiều ở các bệnh viện. Bên cạnh những ưu điểm nội soi cũng tiềm ẩn những tai biến có thể xảy ra khi người làm nội soi không nắm vững được kiến thức về nội soi và bệnh học của đường tiêu hóa.

CHỈ ĐỊNH CỦA NỘI SOI THỰC QUẢN – DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Nội soi đường tiêu hoá trên được chỉ định trong tất cả các trường hợp nghi ngờ có bệnh lý ở thực quản, dạ dày, tá tràng cũng như bệnh lý của đường mật tụy lân cận.

Chỉ định cho nội soi được chia thành 3 nhóm:

  • Nội soi cấp cứu.
  • Nội soi theo kế hoạch.
  • Nội soi điều trị.

Nội soi cấp cứu

Với mục đích chẩn đoán và điều trị nội soi các tình huống cấp cứu bao gồm:

Xuất huyết tiêu hóa trên

Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa nhưng hay gặp nhất là loét dạ dày – tá tràng và giãn vỡ tĩnh mạch thực quản dạ dày trong xơ gan. Nội soi cấp cứu có vai trò rất quan trọng là:

  • Cho biết nguyên nhân gây xuất huyết, cho biết khả năng chảy máu tái phát của tổn thương từ đó giúp cho bác sĩ điều trị có kế hoạch theo dõi và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân cũng qua đó tiết kiệm được nhân lực và thời gian chi phí trong chăm sóc y tế cho bệnh nhân.
  • Áp dụng các biện pháp cầm máu qua nội soi như tiêm cầm ổ loét dạ dày tá tràng, thắt tĩnh mạch thực quản, tiêm xơ tĩnh mạch thực quản – dạ dày… Nhờ có các biện pháp cầm máu qua nội soi mà tỷ lệ phải phẫu thuật cũng như lượng máu phải truyền ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa đã giảm đi đáng kể.

Trong xuất huyết tiêu hóa khi điều kiện có thể thì tiến hành nội soi càng sớm càng tốt.

– Khái niệm về nội soi sớm: soi trong vòng 24 giờ kể từ khi có triệu chứng lâm sàng.

– Điều kiện để tiến hành nội soi cấp cứu:

  • Bệnh nhân phải được hồi sức để huyết áp ổn định
  • Có phương tiện cấp cứu (truyền máu hoặc dịch, oxy, bóng, ống nội khí quản…) trong quá trình vận chuyển và làm thủ thuật cho bệnh nhân.
  • Bác sĩ và kíp làm nội soi cấp cứu phải được đào tạo chính qui, có kiến thức và biết cách xử trí tình huống cấp cứu do xuất huyết tiêu hóa. Trong nội soi cấp cứu bệnh nhân thường trong tình trạng nặng, kích thích không cho phép kéo dài cuộc soi, dạ dày chứa nhiều dịch lẫn máu do vậy bác sĩ làm nội soi phải có kỹ năng tốt, soi nhanh, áp dụng các thủ thuật một cách tối thiểu mà vẫn đạt được mục đích đề ra.
  • Bệnh viện được trang bị máy nội soi tốt và các dụng cụ để cầm máu qua nội soi như kim tiêm cầm máu, kẹp clip, bộ thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, kim tiêm xơ và các thuốc gây xơ tĩnh mạch thực quản dạ dày…
  • Có phương án điều trị cho bệnh nhân (phẫu thuật, X-quang) khi nội soi cầm máu thất bại.

Chỉ định nội soi cấp cứu trong xuất huyết tiêu hóa có thể khác nhau ở các bệnh viện. Ở bệnh viện lớn có phương tiện hồi sức cấp cứu tốt có thể tiến hành soi sơm ngay tại giường cho bệnh nhân với điều kiện đường thở của bệnh nhân đã được kiểm soát bằng nội khí quản.

Dị vật đường tiêu hóa trên

Chỉ định nội soi cấp cứu dị vật đường tiêu hóa trên khi có các đặc điểm sau:

  • Dị vật có tính chất sắc nhọn có nguy cơ gây rách thủng đường tiêu hóa như kim khâu, đinh, dao lam, xương động vật…
  • Dị vật chứa các thành phần độc hại với cơ thể như pin, thuốc phiện.
  • Dị vật gây tắc ở thực quản, môn vị, hành tá tràng và tá tràng cần phải tiến hành lấy dị vật cho bệnh nhân để giải quyết tình trạng tắc ruột.

Khi lấy dị vật qua nội soi cần chú ý:

  • Không gây tổn thương cho niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Tiến hành kỹ thuật nhẹ nhàng tránh vỡ các túi hoặc vỏ bọc dị vật có thành phần độc hại gây độc cho bệnh nhân.
  • Tranh thủ thời gian lấy dị vật càng sớm càng tốt, tránh lãng phí thời gian vào chờ đợi chụp phim Xquang bởi lẽ dị vật sẽ theo nhu động đi sâu xuống ruột non.

Giun chui đường mật – tụy

Đây là tình trạng cấp cứu chung của nội – ngoại khoa. Giun chui lên đường mật tụy gây đau, viêm tụy cấp, nhiễm trùng đường mật.

Nội soi cấp cứu chỉ có giá trị khi giun đang chui lên đường mật tụy. Nên tiến hành nội soi gắp giun ngay khi bệnh nhân có hình ảnh giun ở đoạn thấp ống mật chủ kết hợp với lâm sàng đang có cơn đau.

Trước khi đưa máy nội soi vào bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn dụng cụ gắp giun (kìm gắp dị vật, thòng lọng, kìm sinh thiết…) Khi thấy giun đang chui qua papilla cần tiến hành gắp giun khẩn trương và tránh bơm hơi hoặc va chạm máy soi vào giun trước khi đưa được dụng cụ vào gắp giun nếu không đây sẽ là các yếu tố kích thích khiến giun chui nhanh qua papilla.

Nội soi theo kế hoạch

Được chỉ định trong tất cả các trường hợp nghi ngờ bệnh lý ở đường tiêu hoá trên để phát hiện các tổn thương.

– Thực quản:

  • Viêm thực quản trào ngược.
  • Barrett thực quản.
  • Nuốt nghẹn nghi: u thực quản, hẹp thực quản do sẹo loét, co thắt tâm vị.
  • Nuốt đau nghi loét thực quản do thuốc, do virus.
  • Nấm thực quản.
  • Dị vật thực quản.
  • Soi kiểm tra sau nong thực quản, điều trị u thực quản bằng tia xạ, đặt stent thực quản, sau thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su hoặc tiêm xơ tĩnh mạch thực quản.

– Dạ dày tá tràng:

  • Viêm dạ dày tá tràng.
  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Ung thư dạ dày.
  • Polyp dạ dày tá tràng.
  • Hẹp môn vị, xác định nguyên nhân gây hẹp: do loét, do u.
  • Xuất huyết tiêu hoá chưa rõ nguyên nhân.
  • Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
  • U lympho dạ dày
  • Theo dõi sau điều trị: loét dạ dày tá tràng, cắt polyp dạ dày, cắt ung thư sớm dạ dày, u lympho dạ dày…

Nội soi điều trị

Nhiều thủ thuật điều trị nội soi có thể áp dụng như:

  • Nong thực quản bằng bóng điều trị co thắt tâm vị.
  • Cầm máu qua nội soi.
  • Thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su điều trị dự phòng chảy máu do giãn vỡ tính mạch thực quản trong xơ gan.
  • Tiêm xơ búi giãn tĩnh mạch phình vị.
  • Lấy di vật qua nội soi.
  • Cắt polyp qua nội soi.
  • Gắp giun qua nội soi.
  • Đặt stent thực quản qua nội soi để điều trị hẹp thực quản do ung thư, rò thực quản.
  • Điều trị khối u thực quản gây hẹp thực quản bằng laser.
  • Mở thông dạ dày qua nội soi.
  • Cắt niêm mạc qua nôi soi điều trị ung thư sớm ở thực quản dạ dày (endoscopic mucosal resection).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH NỘI SOI THỰC QUẢN – DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Nghi thủng đường tiêu hoá trên.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Suy tim nặng.
  • Đang trong tình trạng sốc.
  • Bệnh nhân tâm thần không hợp tác, khi chưa có biện pháp an thần tốt khi soi.
  • Bệnh nhân không đồng ý.

Chống chỉ định tương đối

  • Cơn tăng huyết áp, cho điều trị bằng bằng thuốc hạ huyết áp, khi huyết áp xuống bình thường thì có thể soi.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Sau nhồi máu cơ tim: bệnh chưa ổn định.
  • Suy hô hấp.
  • Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa < 90, tối thiểu < 50.
  • Tình trạng suy nhược, già yếu không chịu được nội soi.
  • Bệnh nhân đang có thai.

Những chống chỉ định chung (kể cả chống chỉ định tuyệt đối và chống chỉ định tương đối) được nêu ở trên để các bác sĩ nội soi tham khảo. Khi tiến hành nội sọi phải cân nhắc giữa lợi ích cũng như tác hại cho bệnh nhân của việc làm nội soi và không làm nội soi. Điều quan trọng nhất là trên từng bệnh nhân cụ thể phải tiên lượng được trước những khả năng tai biến của thủ thuật có thể xẩy ra để có biện pháp dự phòng và xử lý tai biến.

TAI BIẾN CỦA NỘI SOI

Các tai biến của nội soi có 4 nhóm chính sau đây:

Loại tai biến

  • Tai biến tim mạch
  • Tai biến hô hấp
  • Thủng và chảy máu
  • Nhiễm trùng

Các yếu tố nguy cơ

  • Bệnh nhân lớn tuổi.
  • Suy tim giai đoạn 3 – 4.
  • Bệnh phổi nặng.
  • Chức năng đông máu kém.
  • Thiếu máu.
  • Làm thủ thuật trong điều kiện cấp cứu.

CÁC TAI BIẾN CỦA NỘI SOI ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN

1. Dị ứng thuốc gây tê họng (Xylocain, Lidocain)

Cần phải hỏi kỹ tiền sử dị ứng thuốc, nếu có dị ứng thuốc thì không nên dùng thuốc gây tê. Cần phải trang bị những thuốc chống sốc để điều trị kịp thời những trường hợp bị dị ứng thuốc

2. Phản ứng với thuốc tiền mê (Hypnovel, propofol)

Bệnh nhân có thể ngừng tim, ngừng thở, shock phản vệ. Do đó nếu dùng thuốc tiền mê cần phải có các phương pháp hồi sức cấp cứu như: bộ mở khí quản, bộ đặt catheter, hệ thống oxy, thuốc adrenalin… Nếu dùng hypnovel phải có thuốc đối kháng Anexat phải có máy theo dõi mạch huyết áp nhịp thở độ bão hòa oxy máu trong khi làm thủ thuật. Theo dõi sát tình trạng nhịp thở, độ bão hòa oxy máu, mạch huyết áp của bệnh nhân để phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng là yếu tố quan trọng nhất để phòng tránh biến chứng của bệnh nhân với thuốc mê. Vì vậy khi đã sử dụng thuốc mê và tiền mê cần có Bác sĩ gây mê hoặc phải có người được đào tạo và chuyên trách trong vấn đề theo dõi tình trạng của bệnh nhân trong quá trình làm thủ thuật.

3. Thuốc giảm đau dạng mocphin

Có thể gây hạ huyết áp mạch chậm ức chế trung tâm hô hấp.

4. Biến chứng tim mạch

Khoảng 50% biến chứng của nội soi thuộc về biến chứng tim mạch bao gồm thay đổi nhịp tim, loạn nhịp và tái khử cực bất thường của cơ tim. Tỷ lệ tử vong từ biến chứng tim mạch từ 1: 50000 – 1 : 20000.

– Loạn nhịp: Hay gặp là nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu, biến loạn nhịp tim thường ít khi nặng ảnh hưởng tới huyết động mà phần lớn tự hết. Nhịp chậm xảy ra với tỷ lệ  < 5%.

– Tái khử cục bất thường: Hay xảy ra ở bệnh nhân có bệnh về mạch vành nhưng chưa biểu hiện lâm sàng.

– Biến chứng tim mạch thường liên quan đến các thuốc dùng trong khi làm nội soi và là hậu quả của suy hô hấp.

5. Biến chứng hô hấp

Biến chứng hô hấp bao gồm rối loạn nhịp thở, giảm thông khí và sặc chất dịch ở dạ dày vào đường thở. Biến chứng hô hấp phần lớn liên qua đến việc dùng thuốc tiền mê và thuốc mê.

Để tránh biến chứng hô hấp cần thận trọng khi dùng thuốc tiền mê, cung cấp oxy đủ và có máy theo dõi tình trạng hô hấp của bệnh nhân trong khi soi. Cũng cần chú ý tư thế của bệnh nhân để tránh việc bệnh nhân hít phải dịch dạ dày trong khi soi thủng.

6. Biến chứng chảy máu và thủng

Biến chứng chảy máu

– Thường liên qua đến thủ thuật tiến hành trong nội soi như: Cắt polyp, cắt niêm mạc trong điều trị ung thư sớm, nong thực quản…

– Yếu tố nguy cơ: Chức năng đông máu kém, đang dùng các thuốc chống đông.

– Chảy máu có thể xảy ra trong và sau khi làm thủ thuật. Chảy máu trong khi làm thủ thuật không đáng ngại vì phần nhiều tự cầm và có thể cầm máu qua nội soi dễ dàng. Chảy máu sau khi làm thủ thuật là điều đáng sợ bởi lẽ bệnh nhân sẽ có thể mất nhiều máu trước khi tới được bệnh viện.

– Dự phòng biến chứng chảy máu:

  • Cân bằng yếu tố đông máu trước khi làm thủ thuật.
  • Dừng các thuốc chống đông trước khi làm thủ thuật.
  • Sử dụng chế độ cắt đốt hợp lý trong khi làm thủ thuật.
  • Dự phòng chảy máu bằng tiêm cầm máu, kẹp, thòng lọng sau khi cắt polyp.
  • Dùng thuốc ức chế bài tiết dịch vị sau khi làm thủ thuật.
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách phát hiện sớm biến chứng chảy máu sau khi làm thủ thuật.

Biến chứng Thủng

– Thủng có thể xảy ra khi  soi thông thường hoặc khi cắt polyp, cắt niêm mạc điều trị ung thư sớm, lấy dị vật.

– Thủng thực quản có thể xảy ra khi bệnh nhân có túi thừa Zenker, có biến dạng cột sống cổ, ung thư thực quản…

– Thủng sau khi làm thủ thuật thường xảy ra khi cắt polyp không cuống có kích thước lớn, cắt niêm mạc rộng, lấy dị vật sắc nhọn có kích thước lớn, nong thực quản…

– Triệu chứng lâm sàng khi có biến chứng

  • Đau cổ, đau lưng vùng ngực, đau thượng vị ngay sau soi.
  • Tràn khí dưới da, tràn khí trung thất, tràn khí phúc mạc.
  • Sốt bạch cầu tăng cao.
  • Chụp Xquang và CT phát hiện thủng.

– Xử trí biến chứng thủng:

  • Quan trọng nhất là phát hiện sớm biến chứng thủng, mọi can thiệp ở giai đoạn sớm mới có kết quả và không để lại di chứng nặng nề.
  • Khi tổn thương nhỏ có thể dùng kẹp clip bịt lỗ thủng, bệnh nhân nhịn ăn dinh dưỡng đường tĩnh mạch, đặt sonde dạ dày và dùng kháng sinh. Theo dõi tiếp tục nếu tình trạng tốt nên, Khi tình trạng lâm sàng không cải thiện cần can thiệp ngoại khoa sớm
  • Tổn thương thủng to tình trạng lâm sàng nặng gửi bệnh nhân đi mổ.

7. Nhiễm khuẩn

– Nhiễm khuẩn trong nội soi xảy ra theo 3 tình huống sau:

  • Nhiễm khuẩn do hít phải dịch của dạ dày khi soi gây viêm phổi hay xảy ra ở những bệnh nhân già yếu, bệnh nhân trong dạ dày có quá nhiều dịch hoặc dùng thuốc an thần, thuốc tê làm cho phản xạ hầu họng kém.
  • Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn có sẵn trong lòng ống tiêu hóa xâm nhập vào máu của bệnh nhân trong quá trình làm thủ thuật. Biến chứng này thường xảy ra khi làm thủ thuật ở những người có sức đề kháng miễn dịch kém, niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương nhiều.
  • Nhiễm khuẩn do lây chéo vi khuẩn virus từ máy nội soi và các dụng cụ dùng trong nội soi không được khử khuẩn đúng qui cách.

– Có 3 yếu tố liên quan tới biến chứng nhiễm khuẩn

  • Loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
  • Loại hình thủ thuật được tiến hành: Soi thông thường ít có nguy cơ nhiễm khuẩn hơn khi soi có làm thủ thuật như tiêm cầm máu, nong thực quản, cắt polyp…
  • Cơ địa bệnh nhân: Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh van tim, bệnh gan thận giai đoạn cuối, niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương nhiều là yếu tố thuận lợi để nhiễm khuẩn xảy ra.

– Dự phòng biến chứng nhiễm khuẩn

  • Khử khuẩn máy soi và các dụng cụ dùng trong nội soi đúng qui cách. Nếu có điều kiện thì dùng một lần các dụng cụ dùng trong nội soi đã được hiệp hội nội soi Mỹ và châu Âu.
  • Có chế độ dùng kháng sinh dự phòng trước khi soi một cách hợp lý theo khuyến cáo của hiệp hội nội soi Mỹ và châu Âu.
  • Phòng tránh sặc vào đường thở khi soi cho người già, tránh soi dạ dày khi còn nhiều dịch lẫn thức ăn.

8. Một số biến chứng khác

– Trật khớp hàm: Ở những bệnh nhân dây chằng khớp hàm yếu. Sau khi soi xong đẩy khớp hàm lại vị trí cũ.

– Đưa nhầm máy vào khí quản: Xảy ra ở ngoài do chưa có kinh nghiệm nội soi, bệnh nhân kích thích nhiều. Cần giải thích động viên để bệnh nhân hợp tác, phải biết được nhầm đường sớm nhất để rút máy ra nhanh không gây tình trạng suy hô hấp cho bệnh nhân

– Bơm quá nhiều hơi: Làm bệnh nhân khó chịu do đó trong quá trình soi nên chú ý bơm hơi vừa đủ quan sát, kết thúc soi cần hút bớt hơi cho bệnh nhân.

Khoa Thăm dò chức năng – BV Bạch Mai

Bài viết Chỉ định, chống chỉ định, tai biến của nội soi thực quản, dạ dày tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chi-dinh-chong-chi-dinh-tai-bien-cua-noi-soi-thuc-quan-da-day-ta-trang-6931/feed/ 0
Nội soi thực quản dạ dày tá tràng https://benh.vn/noi-soi-thuc-quan-da-day-ta-trang-2127/ https://benh.vn/noi-soi-thuc-quan-da-day-ta-trang-2127/#respond Tue, 31 Jul 2018 04:08:05 +0000 http://benh2.vn/noi-soi-thuc-quan-da-day-ta-trang-2127/ Nội soi đường tiêu hóa trên là một kiểm tra phần trên của đường tiêu hóa, thường được gọi là nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Nội soi đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non).

Bài viết Nội soi thực quản dạ dày tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nội soi đường tiêu hóa trên là gì?

Nội soi đường tiêu hóa trên là một kiểm tra phần trên của đường tiêu hóa, thường được gọi là nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Nội soi đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non). Thực quản mang thức ăn từ miệng cho tiêu hóa trong dạ dày và tá tràng. Trong khi nội soi, y tá hoặc bác sĩ thực hiện các kiểm tra sử dụng một ống nhỏ, mềm, linh hoạt có chứa các sợi cáp quang được biết đến như một ống nội soi để nhìn vào bên trong hệ thống tiêu hóa trên. Ống nội soi được đưa vào thông qua miệng, đưa vào thực quản, xuống dạ dày và tá tràng. Ống có đường kính rất hẹp – ít hơn một cm và dễ dàng thao tác thông qua việc uốn cong ở dạ dày, thực quản và tá tràng. Hiện nay một số nơi có thể cho bạn tùy chọn có một cuộc nội soi qua mũi, trong đó một ống nội soi đường mũi mỏng, nhỏ được đưa vào thông qua mũi. Mẫu mô nhỏ, được gọi là sinh thiết, có thể được lấy trong quá trình nội soi. Đây là một thủ thuật hoàn toàn không đau. Các mẫu này sau đó được phân tích trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết có thể giúp bác sĩ xác định chẩn đoán và có thể xác định nguyên nhân của bệnh. Các mẫu được thu được bằng cách sử dụng một công cụ chuyên biệt được thông qua một kênh bên trong máy nội soi

nội soi thực quản dạ dày tá tráng

Nội soi như thế nào?

Có hai loại máy nội soi chính. Không – video, nội soi sợi quang sử dụng các bó sợi thủy tinh mỏng để truyền tải ánh sáng và hình ảnh từ các khu vực đang được xem, cho phép bác sĩ nhìn thấy các mô trực tiếp thông qua thị kính. Hầu hết ngày nay các bác sĩ sử dụng loại máy nội soi video đời mới, các dây soi có máy quay video nhỏ đặt ở đầu cuối cùng để ghi hình toàn bộ quá trình soi và truyền ra trên một màn hình. Cả hai loại của nội soi cho bác sĩ một cái nhìn rõ ràng, chi tiết của niêm mạc đường tiêu hóa của bạn.

Tại sao tôi cần nội soi?

Rối loạn tiêu hóa rất phổ biến. Nội soi có thể là một công cụ hữu ích trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề như vậy. Bác sĩ sẽ cho bạn thêm thông tin và giải thích chính xác lý do tại sao, họ cũng tư vấn cho bạn cuộc nội soi sẽ diễn ra như thế nào. Thông thường, một cuộc nội soi được thực hiện để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng và chẩn đoán rối loạn tiêu hóa. Đây là xét nghiệm tốt nhất để phát hiện những bất thường trong lớp niêm mạc của đường tiêu hóa trên và chính xác hơn làm chụp X-quang. Việc kiểm tra có thể được thực hiện để phát hiện bệnh từ các triệu chứng hay gặp như khó tiêu, ợ nóng, đau bụng, đau ngực không giải thích được, nôn mửa lặp đi lặp lại, khó nuốt, khàn giọng, hoặc các triệu chứng khác nghĩ đến từ đường tiêu hóa trên.

Các vấn đề mà nội soi dạ dày có thể giúp chẩn đoán bao gồm

– Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên hoặc đau

– Viêm thực quản, viêm dạ dày hoặc tá tràng (duodenitis)

– Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori), một loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh dạ dày

– Viêm loét trong dạ dày hoặc tá tràng

– Các polyp, khối u lành tính, ung thư dạ dày hoặc thực quản

Một chẩn đoán đôi khi có thể được thực hiện ngay sau khi nội soi hoặc có thể yêu cầu thêm làm sinh thiết để giúp xác định chẩn đoán. Một số bệnh đường tiêu hóa có thể yêu cầu nội soi thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh và hiệu quả sau điều trị.

Nội soi điều trị

Trong một số trường hợp, nội soi được sử dụng để điều trị, chẳng hạn như nong thực quản (làm giãn một phần thu hẹp của thực quản). Nếu nội soi của bạn đang được thực hiện vì lý do này, bạn sẽ nhận được thông tin bổ sung về thủ tục từ y tá hoặc bác sĩ của bạn.

Benh.vn

Bài viết Nội soi thực quản dạ dày tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/noi-soi-thuc-quan-da-day-ta-trang-2127/feed/ 0
Nội soi dạ dày trẻ em: Sao quá dễ dãi https://benh.vn/noi-soi-da-day-tre-em-sao-qua-de-dai-1944/ https://benh.vn/noi-soi-da-day-tre-em-sao-qua-de-dai-1944/#respond Fri, 04 May 2018 04:04:39 +0000 http://benh2.vn/noi-soi-da-day-tre-em-sao-qua-de-dai-1944/ TT - Sự kiện cháu bé 6 tuổi - một kỳ thủ cờ vua - chết tức tưởi sau nội soi dạ dày tại Bệnh viện Hoàn Mỹ (TP.HCM) khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Có một thực trạng: cho dù bệnh nhân là người lớn hay trẻ con, bất kể đau bụng do nguyên nhân gì đến khám thì thường bác sĩ (BS) cho nội soi...

Bài viết Nội soi dạ dày trẻ em: Sao quá dễ dãi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
TT – Sự kiện cháu bé 6 tuổi – một kỳ thủ cờ vua – chết tức tưởi sau nội soi dạ dày tại Bệnh viện Hoàn Mỹ (TP.HCM) khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Có một thực trạng: cho dù bệnh nhân là người lớn hay trẻ con, bất kể đau bụng do nguyên nhân gì đến khám thì thường bác sĩ (BS) cho nội soi…

Bac sy noi soi da day

Một bà mẹ có con 8 tuổi hay đau bụng vặt, đến khám tại một phòng mạch tư, BS nói phải đi soi dạ dày xem có loét không. Chị đưa thông tin lên mạng hỏi ý kiến: “Mình lo quá. Ai có kinh nghiệm về chuyện này không? Mình đã nhờ liên hệ viện N vì trong đó có ống soi mềm cho trẻ em, nhưng vẫn thấy thương con quá chừng…

Ở viện N cháu nào không tiêm thuốc mê thì soi sống, cháu nào tiêm thuốc mê thì lờ đờ, tụi trẻ con nội soi dạ dày nhiều lắm… Con mình tiêm thuốc vào chẳng thấy mê gì cả. Nó phản ứng rất dữ dội, nôn cả mật xanh, mật vàng, giãy giụa khủng khiếp”.

Những điều cần làm rõ

Trở lại trường hợp Nguyễn Dư Thịnh (Đắc Lắc), cha cháu cho biết lâu lâu một lần sau khi ăn cơm hoặc uống sữa khoảng năm phút, cháu bị đau bụng vài phút thì hết. BS ở Buôn Ma Thuột nghi đau dạ dày, cho uống các men tiêu hóa. Đợt này có dịp vào TP.HCM nên gia đình đưa cháu đến phòng mạch của BS N.H.L. (Q.7) được BS cho xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi và giới thiệu sang Bệnh viện Hoàn Mỹ thực hiện. “Sáng 13-7 tôi đưa con tới Bệnh viện Hoàn Mỹ. BS siêu âm kết luận “siêu âm bụng chưa phát hiện bất thường”. Tôi dẫn con tới phòng nội soi. Vô phòng nội soi để gây mê, BS lấy kim bơm thuốc mê rồi BS bảo tôi ra ngoài. Mấy phút sau, tôi thấy nhân viên chạy ra chạy vô phòng nội soi như ong vỡ tổ. Khoảng một giờ sau cháu Thịnh chết”.

BS Đồng Ngọc Khanh – giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ (cơ sở 1) – cho biết cháu Thịnh được gây mê tĩnh mạch bằng Ketamin và thực hiện nội soi dạ dày. Tuy nhiên khi nội soi xong (trong vòng hơn một phút) thì bệnh nhân có biểu hiện giảm sút thành phần oxy trong não và tử vong ngay sau đó mặc dù đã tích cực cấp cứu hồi sức. Tổng liều Ketamin sử dụng là 30mg (liều lượng cho phép là 1-1,25mg/kg) pha vào 10ml dung dịch nước muối natri clorua đẳng trương và bơm chậm 60 giây. Ketamin là loại thuốc gây mê rất an toàn, tỉ lệ tai biến có khả năng gây tử vong là 1/12.000″.

Với thông tin trên, chúng tôi thử tìm hiểu về Ketamin. Một chuyên gia về gây mê hồi sức cho biết ở thập niên trước thì dùng, nhưng sau này Ketamin không phải là ưu tiên chọn lựa số một, hai mà đứng hàng thứ ba – nếu không có các loại thuốc khác.

Thế nhưng, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi có trong tay bản kết quả nội soi dạ dày tá tràng của bé Thịnh lúc 11 giờ 01 phút 49 ngày 13-7-2008. Thuốc: Lidocain 10% spray, Xylocain 2% gel. Kết luận: viêm sung huyết hang vị.

Câu hỏi đặt ra: vậy thì BS của Hoàn Mỹ sử dụng thuốc gây mê cho Thịnh là Ketamin hay Lidocain, Xylocain? Lidocain 10% spray? Đây là vấn đề cần phải được làm rõ.

Nội soi dạ dày khi nào và Lứa tuổi nào

Tham khảo các công trình nghiên cứu cho thấy độ viêm và loét dạ dày ở trẻ dưới 10 tuổi chỉ chiếm 1,7% và 1,9% .

Bệnh loét dạ dày – tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em, vậy có nên chỉ định cho trẻ em nội soi dạ dày quá đại trà? Một BS nhi cho biết trẻ em đau bụng có nhiều nguyên nhân, nếu cần thiết làm các xét nghiệm chẩn đoán thì chọn cái đơn giản, dùng phương pháp ít xâm lấn.

Ngay ở Mỹ, cho dù hiện nay nội soi được coi là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán nhiễm HP, thì có nhiều trường phái cũng khuyên dùng những biện pháp ít xâm lấn như tìm kháng thể HP trong phân (thử phân) hoặc test urease. Chỉ định nội soi chỉ khi nào ói ra máu, tiêu phân đen tái phát nhiều lần, rối loạn tiêu hóa trên bốn tuần kèm những biến chứng như biếng ăn, thiếu máu, giảm cân…

Ngay tại một bệnh viện nhi ở TP.HCM, chúng tôi được biết nội soi tiêu hóa bắt buộc phải gây mê sao cho bé ngủ hoàn toàn mới đặt ống nội soi và không sử dụng Ketamin vì có nhiều phản ứng phụ, mà dùng các loại thuốc như Propofol, Midazolam…

Trước cái chết của bé Nguyễn Dư Thịnh còn rất nhiều câu hỏi: việc chỉ định nội soi cho bé có đúng không khi bé chỉ mới 6 tuổi? Bệnh viện Hoàn Mỹ có đủ điều kiện từ đội ngũ chuyên môn như BS gây mê trẻ em, BS nội soi trẻ em, các thuốc sử dụng trong gây mê, phương tiện cấp cứu hồi sức ngay trong phòng nội soi… để nội soi ở trẻ em?

Bài viết Nội soi dạ dày trẻ em: Sao quá dễ dãi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/noi-soi-da-day-tre-em-sao-qua-de-dai-1944/feed/ 0
Biến chứng nội soi dạ dày – Tá tràng https://benh.vn/bien-chung-noi-soi-da-day-ta-trang-2890/ https://benh.vn/bien-chung-noi-soi-da-day-ta-trang-2890/#respond Mon, 04 Sep 2017 04:22:58 +0000 http://benh2.vn/bien-chung-noi-soi-da-day-ta-trang-2890/ Nhìn chung, nội soi dạ dày là một thủ thuật khá an toàn. Hiện nay, đây là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán viêm loét, ung thư thực quản, dạ dày - tá tràng. Bệnh nhân thường được về nhà ngay sau khi soi. Mặc dù vậy bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào cũng có những biến chứng có thể xảy ra.

Bài viết Biến chứng nội soi dạ dày – Tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhìn chung, nội soi dạ dày là một thủ thuật khá an toàn. Hiện nay, đây là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán viêm loét, ung thư thực quản, dạ dày – tá tràng. Bệnh nhân thường được về nhà ngay sau khi soi. Mặc dù vậy bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào cũng có những biến chứng có thể xảy ra.

Những biến chứng đó là:

• Nhiễm trùng

• Chảy máu

• Thủng tá tràng, thực quản hoặc dạ dày

• Shock phản vệ nếu dùng thuốc (trường hợp này rất hiếm gặp).

Trường hợp không nên thực hiện nội soi dạ dày:

Nội soi dạ dày không có chống chỉ định tuyệt đối. Vài trường hợp, bác sĩ có thể hoãn soi khi nghi ngờ:

• Thủng dạ dày, bỏng do uống acid, suy tim, thiếu máu cơ tim cấp, suy hô hấp hoặc mới ăn no.

• Chất Barium còn sót lại trong ống tiêu hóa sau khi chụp dạ dày cản quang sẽ gây khó khăn cho nội soi đường tiêu hóa trên.

• Những bệnh nhân có túi phình lớn ở động mạch chủ, túi thừa Zenker (là một túi thoát vị ở thực quản), loét thủng mới xảy ra gần đây, hoặc thủng ở những nơi khác trong ống tiêu hóa.

• Những nguy cơ khác có thể xảy ra tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định có soi hay không.

Benh.vn 

Bài viết Biến chứng nội soi dạ dày – Tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bien-chung-noi-soi-da-day-ta-trang-2890/feed/ 0
Sơ ý rơi răng giả vào dạ dày, cụ bà 60 tuổi suýt thiệt mạng https://benh.vn/so-y-roi-rang-gia-vao-da-day-cu-ba-60-tuoi-suyt-thiet-mang-8999/ https://benh.vn/so-y-roi-rang-gia-vao-da-day-cu-ba-60-tuoi-suyt-thiet-mang-8999/#respond Sun, 25 Dec 2016 06:59:17 +0000 http://benh2.vn/so-y-roi-rang-gia-vao-da-day-cu-ba-60-tuoi-suyt-thiet-mang-8999/ Theo quy luật, đến tuổi già sức khỏe suy yếu, mắt mờ, chân chậm, răng rụng... bởi vậy đa phần người cao tuổi đều răng giả. Tuy nhiên, cũng chính vì những chiếc răng giả rơi vào dạ dày mà một cụ bà 60 tuổi thiếu chút nữa thì thiệt mạng.

Bài viết Sơ ý rơi răng giả vào dạ dày, cụ bà 60 tuổi suýt thiệt mạng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo quy luật, đến tuổi già sức khỏe suy yếu, mắt mờ, chân chậm, răng rụng… bởi vậy đa phần người cao tuổi đều răng giả. Tuy nhiên, cũng chính vì những chiếc răng giả rơi vào dạ dày mà một cụ bà 60 tuổi thiếu chút nữa thì thiệt mạng.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh vừa thực hiện thành công ca nội soi gắp răng giả trong dạ dày cho người cụ bà 60 tuổi.

Trước đó hai ngày, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ở vùng thượng vị, khó thở. Kết quả nội soi dạ dày có khung hàm gồm 3 răng giả kích thước 2 cm x 3 cm nằm lẫn cùng với thức ăn.

Khung hàm có 3 răng giả được lấy ra từ dạ dày cụ bà 60 tuổi. Ảnh: Đức Hùng

Sau khi có kết quả, các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi gắp dị vật ra ngoài cho bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Thị Cúc, Phó khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết, bệnh nhân nuốt răng giả là không hiếm, song nuốt cả khung hàm có kích thước lớn như trường hợp này là hy hữu. Tuy nhiên “Rất may bệnh nhân phát hiện sớm, nếu để lâu thì dị vật sẽ đâm thủng dạ dày, nguy cơ xuất huyết cao”.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Nguyễn Thị Cúc khuyến cáo người cao tuổi cần cẩn trọng khi sử dụng răng giả, tránh những việc hy hữu có thể sẽ xảy ra.

Benh.vn (Theo vnexpress.net)

Bài viết Sơ ý rơi răng giả vào dạ dày, cụ bà 60 tuổi suýt thiệt mạng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-y-roi-rang-gia-vao-da-day-cu-ba-60-tuoi-suyt-thiet-mang-8999/feed/ 0
Bất ngờ: hàng loạt ống hút nằm xếp lớp trong dạ dày một bệnh nhân https://benh.vn/bat-ngo-hang-loat-ong-hut-nam-xep-lop-trong-da-day-mot-benh-nhan-8112/ https://benh.vn/bat-ngo-hang-loat-ong-hut-nam-xep-lop-trong-da-day-mot-benh-nhan-8112/#respond Mon, 20 Jun 2016 06:34:24 +0000 http://benh2.vn/bat-ngo-hang-loat-ong-hut-nam-xep-lop-trong-da-day-mot-benh-nhan-8112/ Một bệnh nhân 47 tuổi nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Bác sĩ Trần Quốc Cường, Trưởng Phòng Đào tạo Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết sau khi thăm khám nghi ngờ dị vật đường tiêu hóa, các bác sĩ chỉ định nội soi kiểm tra. Ê kíp bác sĩ đã lần lượt gắp ra tổng cộng 47 chiếc ống hút, cứu người bệnh khỏi nguy cơ thủng dạ dày, thủng đường ruột.

Bài viết Bất ngờ: hàng loạt ống hút nằm xếp lớp trong dạ dày một bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một bệnh nhân 47 tuổi nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Bác sĩ Trần Quốc Cường, Trưởng Phòng Đào tạo Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết sau khi thăm khám nghi ngờ dị vật đường tiêu hóa, các bác sĩ chỉ định nội soi kiểm tra. Ê kíp bác sĩ đã lần lượt gắp ra tổng cộng 47 chiếc ống hút, cứu người bệnh khỏi nguy cơ thủng dạ dày, thủng đường ruột.

Hàng loạt chiếc ống hút được gắp ra khỏi dạ dày bệnh nhân. Ảnh: Q.C

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu – Ngoại tổng quát Bệnh viện Thủ Đức cho biết dị vật đường tiêu hóa là tai nạn thường gặp ở mọi lứa tuổi. Các bác sĩ đã nhiều lần nội soi lấy các loại dị vật như tăm xỉa răng, dây kẽm, sỏi, cát… Trường hợp cùng lúc nuốt số lượng ống hút nhiều như bệnh nhân này thì chưa từng thấy. Theo người nhà, bệnh nhân có tiền sử bị tâm thần phân liệt.

Dị vật đường tiêu hóa nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ gây thủng ruột, nhiễm trùng, hoại tử, đe dọa tính mạng người bệnh. Khi có các biểu hiện đau bụng dữ dội, đau không rõ nguyên nhân… người bệnh nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, can thiệp kịp thời.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Bất ngờ: hàng loạt ống hút nằm xếp lớp trong dạ dày một bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bat-ngo-hang-loat-ong-hut-nam-xep-lop-trong-da-day-mot-benh-nhan-8112/feed/ 0