Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 31 Jul 2023 06:48:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ của Bộ Y tế https://benh.vn/mot-so-thuoc-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-theo-phac-do-cua-bo-y-te-73033/ https://benh.vn/mot-so-thuoc-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-theo-phac-do-cua-bo-y-te-73033/#respond Mon, 24 Feb 2020 08:20:36 +0000 https://benh.vn/?p=73033 Tổng hợp 1 số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay. Các thuốc này được dùng kết hợp và điều chỉnh liều trong từng trường hợp và tiên lượng bệnh. Cần lưu ý 1 số vấn đề khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu tác dụng phụ cho cơ thể

Bài viết Một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm khớp dạng thấp thuộc dạng bệnh lý tự miễn cần điều trị và kiểm soát bệnh bằng thuốc. Tìm hiểu ngay một số nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ chuẩn của bộ Y tế. 

Mục đích của việc điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc

thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp phổ biến

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Chưa rõ nguyên nhân, nhưng các chuyên gia nhận định, bệnh do nhiễm khuẩn (hậu quả của nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A), cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch.

Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng viêm đối xứng, viêm bắt đầu từ những khớp nhỏ (khớp ngón tay, ngón chân, khớp bàn…), viêm tối thiểu ở 3 nhóm khớp. Xuất hiện yếu tố thấp trong huyết thanh dương tính và hình ảnh Xquang điển hình cũng được coi là dấu hiệu chẩn đoán quan trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu. Hiện nay, phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp của bộ Y tế thường kết hợp 1 số loại thuốc. Mục tiêu của điều trị viêm khớp dạng thấp là làm ngừng hoặc chậm tiến triển của bệnh, giảm đau và hạn chế tàn phế cũng như nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay

Không đơn thuần là tình trạng viêm do khớp bị bào mòn hoặc tổn thương, viêm khớp dạng thấp có liên quan đến yếu tố miễn dịch. Do vậy, việc điều trị buộc tuân theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Sau đây, Benh.vn sẽ giới thiệu 1 số loại thuốc thường sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ chuẩn của bộ Y tế.

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)

DMARDs giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh

Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease-modifying antirheumatic drugs) với 1 số thuốc kinh điển (methotrexate, sulfasalazine, hydroxychloroquine…). Nhóm thuốc này có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài.

Các thuốc DMARDs kinh điển được sử dụng như như thuốc điều trị đầu tay với bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Các thuốc nhóm này có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với nhau và kết hợp các thuốc khác tuỳ thuộc vào tiên lượng bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển nặng, không được dùng DMARDs kinh điển đơn độc mà cần kết hợp với các DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng lympho B).

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)

Các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAIDs) là thuốc điều trị triệu chứng. Thuốc điển hình trong nhóm này có Meloxicam. Các thuốc này giúp giảm đau và giảm viêm nhờ ức chế chọn lọc hoặc không chọn lọc các enzym COX1 và COX2.

Các thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc COX2 (enzym chỉ xuất hiện tại các tế bào viêm) được chọn lựa đầu tiên vì thường phải sử dụng dài ngày và ít có tương tác bất lợi với methotrexate. Khi sử dụng NSAIDs dài ngày cần lưu ý tác dụng phụ trên dạ dày và thận. Không sử dụng NSAIDs dài ngày cho các bệnh nhân già, yếu, có tiền sử bệnh thận và dạ dày. Thông thường, bệnh nhân sử dụng NSAIDs được kê thêm 1 loại thuốc bảo vệ dạ dày, phổ biến là thuốc ức chế bơm Proton PPI (Omeprazol, Lanzoprazol…)

Steroid (Thuốc Corticosteroid)

Corticosteroids (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone) thường sử dụng ngắn hạn trong khi chờ đợi các thuốc DMARDs có hiệu lực. Các thuốc corticosteroid giúp giảm đau, giảm viêm và làm chậm tổn thương khớp.

Corticosteroids cũng có thể sử dụng dài hạn trong một số trường hợp như: bệnh thể nặng, phụ thuộc corticoid hoặc có suy thượng thận do dùng corticoid kéo dài. Lưu ý các tác dụng phụ khi dùng Corticosteroid: Loãng xương, tăng cân, tiểu đường, suy thượng thận, hội chứng Cushing và hội chứng nam hoá (mọc ria mép, mọc lông mặt, thay đổi giọng nói…)

Thuốc ức chế JAK

 

Thuốc ức chế JAK với đại diện là Tofacitinib là nhóm thuốc mới nhất trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Thuốc được dùng trong điều trị bệnh thể trung bình đến nặng ở các bệnh nhân đã điều trị thất bại với Methotrexat.  Thuốc JAK hoạt động bằng các ức chế một hoặc nhiều enzyme Janus kinase (JAK1, JAK2, JAK3, TYK2) trong con đường truyền tín hiệu JAK-STAT. JAK-STAT là con đường nội bào có vai trò chính trong việc giải phongs các cytokin tiền viêm ở bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các thuốc nhóm JAK tác động trực tiếp lên tế bào viêm, ức chế phản ứng gây viêm, giảm tăng trưởng tế bào viêm. Do vậy, thuốc cho hiệu quả nhanh và giảm đau mạnh. Thuốc JAK có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với methotrexate hoặc (DMARDs) trong điều trị viêm thấp khớp. Liều dùng khuyến cáo của JAK là 1 viên 1 ngày, dùng hàng ngày.

Trên đây là những tổng hợp về các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay. Mỗi loại thuốc đều có hiệu quả và mặt hạn chế riêng biệt. Người bệnh không nên tự ý mua và  sử dụng dưới mọi hình thức. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ để kiểm soát bệnh tốt nhất. Đồng thời, thực hiện các biện pháp hỗ trợ như: Tập thể dục, vật lý trị liệu và chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Bài viết Một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-thuoc-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-theo-phac-do-cua-bo-y-te-73033/feed/ 0
Hướng dẫn cách dùng các thuốc giảm đau chống viêm https://benh.vn/huong-dan-cach-dung-cac-thuoc-giam-dau-chong-viem-49971/ https://benh.vn/huong-dan-cach-dung-cac-thuoc-giam-dau-chong-viem-49971/#respond Wed, 21 Nov 2018 07:59:21 +0000 https://benh.vn/?p=49971 Hướng dẫn cách sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid (NSAIDs) trong điều trị các triệu chứng viêm, đau.

Bài viết Hướng dẫn cách dùng các thuốc giảm đau chống viêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn cách sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid (NSAIDs) trong điều trị các triệu chứng viêm, đau.

1. Celecoxib

Xem thêm: Thuốc Celebrex (biệt dược của Celecoxib)

2. Diclofenac

3. Ibuprofen

4. Naproxen

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình dùng thuốc.

Benh.vn (Nguồn: Facebook Cach Dung Thuoc)

Bài viết Hướng dẫn cách dùng các thuốc giảm đau chống viêm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-cach-dung-cac-thuoc-giam-dau-chong-viem-49971/feed/ 0
Các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chống viêm khớp https://benh.vn/cac-tac-dung-phu-nguy-hiem-cua-thuoc-chong-viem-khop-3802/ https://benh.vn/cac-tac-dung-phu-nguy-hiem-cua-thuoc-chong-viem-khop-3802/#respond Wed, 15 Aug 2018 09:43:31 +0000 http://benh2.vn/cac-tac-dung-phu-nguy-hiem-cua-thuoc-chong-viem-khop-3802/ Diclofenac là một thuốc chống viêm khớp có tác dụng rất mạnh. Nó có thể làm giảm đau gần như hoàn toàn với người bệnh viêm khớp điển hình, nhất là với người bị viêm khớp mới dùng thuốc giảm đau lần đầu. Tuy nhiên, thuốc lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Bài viết Các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chống viêm khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Diclofenac là một thuốc chống viêm khớp có tác dụng rất mạnh. Nó có thể làm giảm đau gần như hoàn toàn với người bệnh viêm khớp điển hình, nhất là với người bị viêm khớp mới dùng thuốc giảm đau lần đầu. Tuy nhiên, thuốc lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Sở dĩ thuốc có tác dụng giảm đau trong viêm khớp là vì thuốc có khả năng ức chế sự tổng hợp một lớp chất trung gian hóa học điển hình của viêm khớp là prostaglandin (PG). Không có các chất PG, quá trình viêm giảm dần và hiện tượng đau được giảm gần như hoàn toàn. Không có gì khó hiểu khi thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm khớp, dù đó là viêm do bất kể nguyên nhân gì. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như viên uống, dung dịch tiêm và kem bôi. Vì thế, thuốc được ưa chuộng trên thị trường và được biết đến với nhiều tên khác nhau như voltaren, diclofenac và nhiều tên khác.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Có lẽ nhắc tới diclofenac hoặc bất kỳ một thành viên nào khác của họ hàng nhà thuốc chống viêm không phải steroid (NSAID) thì tác dụng phụ quen thuộc đó là viêm loét tiêu hóa, viêm loét dạ dày và thiếu máu thận. Điều này hoàn toàn liên quan tới cơ chế tác dụng chính của thuốc.

Trên đường tiêu hóa

Tác dụng phụ viêm loét ống tiêu hóa liên quan với lớp chất prostaglandin (PG). Các PG được biết đến là các chất trung gian hóa học của viêm đồng thời cũng là các chất có tác dụng tạo lớp màng nhầy bảo vệ trên bề mặt dạ dày và các phần khác của ống tiêu hóa. Sự ức chế tổng hợp các chất này ở khớp cũng diễn ra luôn cả ở ống tiêu hóa. Cho nên người bệnh dễ bị chứng viêm loét tiêu hóa do thiếu hụt chất nhầy bảo vệ.

Trên thận

Một khía cạnh khác liên quan tới PG đó là tình trạng thiếu máu thận. Các chất PG vốn được biết đến có vai trò nhất định điều hòa hoạt động máu thận, giúp mạch máu thận giãn ra, cung cấp đủ máu tới thận đến mức cần thiết. Với sự xuất hiện của diclofenac, mạch máu thận bị co lại do thiếu các chất giãn mạch PG cần thiết.

Trên tim mạch

Đặc biệt gần đây, người ta đã phải thay đổi quan điểm sử dụng với diclofenac bởi tác dụng phụ liên quan đến tim mạch. Thậm chí, các nhà nghiên cứu đang cảnh báo phải thu hồi diclofenac khỏi thị trường

Tác dụng phụ được các nhà nghiên cứu cảnh báo đó là nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và các bệnh lý tim mạch hệ trọng khác. Người ta đã nghiên cứu và tìm thấy mối liên quan giữa việc dùng thuốc này và biến chứng trên tim mạch. Cụ thể, thuốc là nguyên nhân gây ra nguy cơ đông máu trong lòng mạch gây tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột qụy não, các biến chứng nặng đe dọa tử vong. Hiện các nhà nghiên cứu đang đưa ra chống chỉ định dùng diclofenac ở những người có phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành hoặc phải đặt stent động mạch vành.

Những người thực hiện nghiên cứu cho biết, diclofenac gây ra nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn so với thuốc thông thường khác tới 40%, đặc biệt với người bị tiền sử tim mạch, đang bị bệnh lý tim mạch hoặc đã điều trị các bệnh liên quan đến mạch vành thì nguy cơ này đặc biệt cao và có mối liên quan rất chặt chẽ.

Hiện nay, không chỉ các nhà nghiên cứu mà giới chức y tế ở Canada đang xem xét thu hồi thuốc này trên thị trường trong tương lai.

Chúng ta cần làm gì?

Trước khi có thêm bằng chứng xác đáng về những tác dụng phụ này, chúng ta cần hết sức thận trọng khi dùng diclofenac để kiểm soát bệnh viêm khớp. Hạn chế dùng thuốc diclofenac ở những người đầu tiên điều trị bệnh viêm khớp. Nếu như bệnh nhân là người chưa dùng thuốc chống viêm khớp bao giờ thì không nên chọn diclofenac như hàng thuốc ưu tiên. Nếu đang dùng diclofenac thì nên giảm liều và tiến tới thay thế thuốc khác. Hạn chế dùng diclofenac kéo dài. Không nên dùng diclofenac quá 2 tuần liên tục và tuyệt đối không dùng liều tối đa trong 3 ngày liên tục.

Trên những đối tượng nguy cơ cao

Bệnh nhân bị bệnh viêm loét đường tiêu hóa nói chung cần hạn chế dùng diclofenac. Nên lựa chọn các thuốc khác như các thuốc ức chế COX chọn lọc để điều trị.

Đối với bệnh nhân bị bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim đã điều trị thì không dùng diclofenac. Nên dùng ibuprofen và naproxen như là thuốc thay thế, mặc dù hiệu lực chống viêm thì không mạnh bằng.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện nào trên hệ thống tim mạch hoặc thần kinh thì cần tái khám ngay lập tức. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm: đau tức ngực, huyết áp tăng, đau đầu, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở khi gắng sức.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chống viêm khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-tac-dung-phu-nguy-hiem-cua-thuoc-chong-viem-khop-3802/feed/ 0
Ibuprofen – Thuốc hạ sốt hiệu quả https://benh.vn/ibuprofen-thuoc-ha-sot-hieu-qua-2157/ https://benh.vn/ibuprofen-thuoc-ha-sot-hieu-qua-2157/#respond Fri, 15 Jun 2018 11:08:39 +0000 http://benh2.vn/ibuprofen-thuoc-ha-sot-hieu-qua-2157/ Ai trong chúng ta cũng có lần bị sốt. Sốt có nhiều nguyên nhân: do nhiễm vi khuẩn, virus, vi nấm thậm trí có thể do thuốc - một số thuốc khi dùng cũng có thể gây sốt.

Bài viết Ibuprofen – Thuốc hạ sốt hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Ai trong chúng ta cũng có lần bị sốt. Sốt có nhiều nguyên nhân: do nhiễm vi khuẩn, virus, vi nấm thậm trí có thể do thuốc – một số thuốc khi dùng cũng có thể gây sốt.

Sốt là một hiện tượng không phải hoàn toàn có hại ví dụ như sốt do tiêm chủng, cơ thể trẻ cũng cần có những phản ứng để rồi thích nghi và sản sinh ra những kháng thể có lợi. Khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng, sức đề kháng của cơ thể cũng tăng giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Sốt chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó, khi biết được nguyên nhân gây bệnh, sốt giúp ta theo dõi hiệu quả của việc điều trị.

Paracetamol

Thường là thuốc được lựa chọn hàng đầu đối với sốt ở trẻ. thuốc còn có tác dụng giảm đau. Paracetamol tương đối an toàn, không có nguy cơ gây chảy máu gia tăng và tác dụng không mong muốn về dạ dày-ruột. Tuy nhiên paracetamol có thể gây hại cho gan của trẻ nếu dùng quá liều hoặc dùng nhắc lại trong thời gian quá ngắn. Một thuốc hạ sốt nữa Benh.vn giới thiệu với độc giả là Ibuprofen

Ibuprofen

Có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt.

– Ibuprofen cũng có những tác dụng không mong muốn chung giống như các thuốc kháng viêm không steroid khác nhưng ít có tác dụng không mong muốn đối với dạ dày – ruột hơn, đó là một thuận lợi.

– Ibuprofen cũng ảnh hưởng tới sự ức chế kết tập tiểu cầu, nhưng tác dụng này có thể hồi phục được.

– Tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol. Tuy nhiên không dùng ibuprofen trong những trường hợp sau: – Loét dạ dày- tá tràng.

  • Dị ứng với ibuprofen hay aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng).
  • Trẻ bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận. Nên uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa.

Sử dụng ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ. Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi thân nhiệt của trẻ trên 38,50C. Chú ý chườm mát và bổ sung oresol đề phòng mất nước cho trẻ.

Benh.vn

 

 

 

 

Bài viết Ibuprofen – Thuốc hạ sốt hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ibuprofen-thuoc-ha-sot-hieu-qua-2157/feed/ 0
Vì sao thuốc kháng viêm không steroid có thể gây đột quỵ? https://benh.vn/vi-sao-thuoc-khang-viem-khong-steroid-co-the-gay-dot-quy-7377/ https://benh.vn/vi-sao-thuoc-khang-viem-khong-steroid-co-the-gay-dot-quy-7377/#respond Sat, 22 Jul 2017 06:20:00 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-thuoc-khang-viem-khong-steroid-co-the-gay-dot-quy-7377/ Theo thông tin từ cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) ngày 9-7 vừa cảnh báo các thuốc kháng viêm không steroid không aspirin (NSAID) có thể gây các cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Vậy, nguyên nhân cụ thể là thế nào?

Bài viết Vì sao thuốc kháng viêm không steroid có thể gây đột quỵ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thông tin từ cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) ngày 9-7 vừa cảnh báo các thuốc kháng viêm không steroid không aspirin (NSAID) có thể gây các cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Vậy, nguyên nhân cụ thể là thế nào?

Các thuốc kháng viêm không steroid không có aspirin (ibuprofen, indomethacin, naproxen, piroxicam, diclofenac, celecoxib, nimesulid) rất thường được sử dụng trong kháng viêm, giảm đau và hạ sốt với các trường hợp đau đầu, cúm, cảm lạnh, đau bụng kinh hay viêm khớp…

Đặc biệt, bệnh nhân có thể tự mua các thuốc này sử dụng không cần toa bác sĩ nên diễn biến bệnh càng nguy hiểm. Vì vậy, FDA khuyến cáo bệnh nhân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên cảnh giác với tác dụng phụ liên quan đến tim trong thời gian sử dụng NSAID.

Triệu chứng đặc biệt và tác hại khi dùng thuốc kháng viêm không steroid

Triệu chứng đặc biệt khi dùng thuốc kháng viêm không steroid là đau ngực, khó thở, yếu một phần trong cơ thể hay nói lắp. Vì vậy, khi có các biểu hiện trên cần đi thăm khám để điều trị bệnh kịp thời.

Theo FDA:

– Khi sử dụng một thuốc NSAID, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ có thể xảy ra sớm nhất vào tuần đầu tiên. Các nguy cơ này có thể gia tăng theo thời gian sử dụng các NSAID lâu hơn.

– Nguy cơ xuất hiện nhiều hơn khi liều dùng NSAID cao hơn.

– Nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ là như nhau cho các NSAID và cho tất cả bệnh nhân.

– NSAID có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ ở những bệnh nhân có hoặc không có bệnh tim hay yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim.

Nhìn chung, bệnh nhân đang bị bệnh tim hoặc có yếu tố nguy cơ cho bệnh tim thường có khả năng bị lên cơn nhồi máu cơ tim hoặc bị đột quỵ sau khi dùng NSAID so với người không có các yếu tố nguy cơ.

Được biết, vào năm 2005 nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ do NSAIDs đã được phát hiện và mô tả.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Vì sao thuốc kháng viêm không steroid có thể gây đột quỵ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-thuoc-khang-viem-khong-steroid-co-the-gay-dot-quy-7377/feed/ 0
Phát hiện các loại thuốc giảm đau làm gia tăng nguy cơ suy tim https://benh.vn/phat-hien-cac-loai-thuoc-giam-dau-lam-gia-tang-nguy-co-suy-tim-8602/ https://benh.vn/phat-hien-cac-loai-thuoc-giam-dau-lam-gia-tang-nguy-co-suy-tim-8602/#respond Sun, 04 Jun 2017 06:51:52 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-cac-loai-thuoc-giam-dau-lam-gia-tang-nguy-co-suy-tim-8602/ Thông qua các số liệu thu thập được từ gần 10 triệu người sử dụng 27 loại NSAID khác nhau tại bốn quốc gia. Các nhà khoa học đã chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng NSAID và chứng suy tim.

Bài viết Phát hiện các loại thuốc giảm đau làm gia tăng nguy cơ suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông qua các số liệu thu thập được từ gần 10 triệu người sử dụng 27 loại NSAID khác nhau tại bốn quốc gia. Các nhà khoa học đã chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng NSAID và chứng suy tim.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: medicinase.com)

Kết luận gây lo lắng cho người bệnh

Theo một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Italy, Anh và Hà Lan đăng tải trên tạp chí y học BMJ ngày 29/9, các loại thuốc giảm đau được kê đơn phổ biến cũng như không được bác sĩ kê đơn đều có liên quan tới nguy cơ làm gia tăng các ca nhập viện vì suy tim

Các loại dược phẩm nói trên được gọi là thuốc chống viêm không chứa chất steroid (NSAID), trong đó có một số thuốc chứa chất ức chế COX-2. Rất nhiều loại trong số này chủ yếu được sử dụng để giảm đau và chống viêm, song một vài loại được bào chế và sản xuất cách đây hơn một thế kỷ sau khi trải qua các cuộc kiểm tra độ an toàn ở mức rất nhỏ.

Thông qua các số liệu thu thập được từ gần 10 triệu người sử dụng 27 loại NSAID khác nhau tại bốn quốc gia gồm Đức, Anh, Hà Lan và Italy, cũng như dựa trên kết quả phân tích 92.163 ca nhập viện vì mắc chứng suy tim, các nhà khoa học đã chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng NSAID và chứng suy tim.

Cụ thể hơn

Theo đó, việc sử dụng NSAID ở mức độ vừa phải như hiện nay làm gia tăng nguy cơ các ca nhập viện vì suy tim nhiều hơn so với việc sử dụng chín loại thuốc khác trong quá khứ, gồm Diclofenac, Ibuprofen, Indomethacin, Ketorolac, Naproxen, Nimesulide, Piroxicam cùng hai loại chứa chất ức chế COX-2 là Etoricoxib và Rofecoxib, song Diclofenac là loại thuốc mà Hiệp hội Tim mạch châu Âu khuyến cáo không nên kê đơn trong bất kỳ trường hợp nào. Trong khi đó, nếu sử dụng NSAID liều cao thì sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ người bệnh nhập viện vì suy tim.

Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ được tiến hành dựa trên việc thu thập số liệu trong đời sống hàng ngày thay vì từ các thí nghiệm được đặt dưới các điều kiện kiểm soát gát gao, do đó sẽ không thể đưa ra được các kết luận chính xác về nguyên nhân và tác động của NSAID đối với chứng suy tim, cũng như chưa thể xác định được cụ thể loại thuốc nào và liều dùng thuốc như thế nào có thể dẫn tới nguy cơ suy tim cao nhất.

Tuy vậy, phát hiện mới này giúp cung cấp thêm bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa nguy cơ suy tim với các loại thuốc NSAID được sử dụng thường xuyên và đơn lẻ, cũng như các thuốc chứa chất ức chế COX-2./.

Benh.vn ( Theo Vietnam+)

Bài viết Phát hiện các loại thuốc giảm đau làm gia tăng nguy cơ suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-cac-loai-thuoc-giam-dau-lam-gia-tang-nguy-co-suy-tim-8602/feed/ 0