Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 19 May 2019 18:16:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đề phòng các bệnh trong mùa bão lũ https://benh.vn/de-phong-cac-benh-trong-mua-bao-lu-4230/ https://benh.vn/de-phong-cac-benh-trong-mua-bao-lu-4230/#respond Thu, 04 Oct 2018 04:52:18 +0000 http://benh2.vn/de-phong-cac-benh-trong-mua-bao-lu-4230/ Hàng năm vào mùa mưa lũ, nhiều địa phương ở nước ta, nhất là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung thường phải đối mặt với việc sạt lở đất, lũ quét, ngập úng…kéo theo đó là những hậu quả về bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân địa phương.

Bài viết Đề phòng các bệnh trong mùa bão lũ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hàng năm vào mùa mưa lũ, nhiều địa phương ở nước ta, nhất là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung thường phải đối mặt với việc sạt lở đất, lũ quét, ngập úng…kéo theo đó là những hậu quả về bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân địa phương.

Vậy, những bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là bệnh gì? Cách điều trị các căn bệnh này ra sao? Benh.vn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Các bệnh thường gặp

– Các bệnh về da.

– Bệnh về đường tiêu hóa.

– Bệnh về đường hô hấp.

1. Các bệnh về da

1.Chốc lở

Biểu hiện bệnh:

– Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân…

– Những mụn nước khi dập vỡ tạo vết chợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.

Nguyên nhân:

– Do điều kiện vệ sinh kém.

– Do ăn uống thiếu chất.

– Do lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công….

Điều trị:

– Lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin.

– Bôi thuốc sát khuẩn: xanh methylen, castellani…

– Bôi thuốc mỡ kháng sinh: tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin khi vết loét đã khô.

– Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ để tránh những biến chứng nguy hiểm.

2. Viêm nang lông

Các bệnh về da phát triển do ô nhiễm sau mưa lũ (Ảnh minh họa)

Biểu hiện bệnh:

– Mọc mụn mủ nhỏ ở những nang lông như: đầu, lông mày, lông nách, cơ quan sinh dục…

– Các mụn rất ngứa, khi gãi chảy nước, dịch…người ta thường gọi là viêm nang lông chàm hóa.

Nguyên nhân:

– Do thiếu nước sạch để tắm gội.

– Do môi trường ẩm ướt, ô nhiễm..

Điều trị:

– Sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin.

– Bôi mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như: oxaxylin, bristopen, cloxylan.

– Hạn chế gãi để không làm tổn thương da.

3. Ghẻ

Biểu hiện:

– Xuất hiện những mụn nước, rãnh ghẻ, gây ngứa ngáy, khó chịu.

– Vị trí thường gặp: kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách…

Nguyên nhân:

– Do điều kiện vệ sinh kém.

– Do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ.

Điều trị:

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

– Bôi thuốc chữa ghẻ: DEP, eurax, ascabiol….

4. Nước ăn chân

Nước ăn chân – bệnh đặc trưng của mùa mưa lũ (Ảnh minh họa)

Biểu hiện:

– Thương tổn thường gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5, kẽ ngón tay 3, 4.

– Xuất hiện những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau.

Nguyên nhân:

– Do chân tay bị ngâm lâu trong nước.

– Do tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển (nấm Candida và Blastomycet).

Điều trị:

– Hạn chế lội nước.

– Lau chân khô trước khi đi giày, dép.

– Dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor…

– Rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.

2. Bệnh về đường tiêu hóa

Các bệnh thường gặp:

– Rối loạn tiêu hóa.

– Tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn…

Nguyên nhân:

– Do nguồn nước ô nhiễm.

– Thực phẩm lưu cữu (do thời tiết mưa bão nên không thể giết mổ gia súc, gia cầm)

– Thực phẩm không bảo quản đúng cách.

Điều trị:

– Bổ sung chất lỏng để bù nước và dùng trà gừng để hạn chế tiêu chảy nếu không có sẵn thuốc.

– Uống các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Đề phòng:

– Giữ sạch nguồn nước sinh hoạt của gia đình.

– Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ở nhiệt độ quy định (từ 5 đến 7oC)

– Đảm bảo ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn đã ôi thiu.

3. Bệnh về đường hô hấp

Triệu chứng:

– Sổ mũi, nghẹt mũi, ho, có đờm…

– Đau họng, thở khò khè……

Nguyên nhân:

– Một số bộ phận thuộc bộ máy hô hấp bị nhiễm các siêu vi và vi khuẩn phát triển trong mùa mưa, thời tiết ẩm thấp gây nên.

– Do môi trường ô nhiễm sau mưa lũ.

– Do tiếp xúc với người bị bệnh….

Bệnh hô hấp tăng do thời tiết ẩm thấp sau mưa bão gây nên (Ảnh minh họa)

Điều trị:

– Xúc miệng nước muối  (có tác dụng sát khuẩn, làm sạch họng)

– Ngậm chanh, mật ong….

– Nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì cần đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Đề phòng:

– Không lội nước, không để ngấm nước mưa ….để tránh cảm lạnh gây ho, viêm nhiễm đường hô hấp.

– Khơi thông cống rãnh và dùng thuốc diệt khuẩn.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại rau xanh đề nâng sức để kháng cho cơ thể.

Lời kết

Mùa mưa lũ ở miền bắc thường bắt đầu từ tháng 5 hàng năm, nhưng tập trung cao điểm vào tháng 7 và tháng 8. Đây là khoảng thời gian con người dễ mắc bệnh do điều kiện môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh….

Vì vậy, để giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ ngay sau khi mưa lũ, đảm bảo ăn chín, uống sôi…và bổ sung nhiều rau xanh giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Benh.vn

 

Bài viết Đề phòng các bệnh trong mùa bão lũ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/de-phong-cac-benh-trong-mua-bao-lu-4230/feed/ 0