Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 23 May 2023 02:21:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những trường hợp khuyến cáo không nên uống nước gừng https://benh.vn/nhung-truong-hop-khuyen-cao-khong-nen-uong-nuoc-gung-7977/ https://benh.vn/nhung-truong-hop-khuyen-cao-khong-nen-uong-nuoc-gung-7977/#comments Fri, 21 Feb 2020 06:31:47 +0000 http://benh2.vn/nhung-truong-hop-khuyen-cao-khong-nen-uong-nuoc-gung-7977/ Gừng tươi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực mà còn có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt, uống một cốc nước gừng trong thời tiết giá lạnh sẽ làm ấm người, xua tan giá lạnh... Nước gừng tốt là vậy, tuy nhiên có những trường hợp uống nước gừng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.

Bài viết Những trường hợp khuyến cáo không nên uống nước gừng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gừng tươi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực mà còn có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt, uống một cốc nước gừng trong thời tiết giá lạnh sẽ làm ấm người, xua tan giá lạnh… Nước gừng tốt là vậy, tuy nhiên có những trường hợp uống nước gừng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Những trường hợp sau không nên uống nước gừng.

Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai không uống nước gừng

Đối với phụ nữ mang thai, gừng có thể được dùng trong thời gian đầu của thai kỳ để giảm triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và các triệu chứng ngộ độc. Tuy nhiên, trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

phu-nu-mang-thai-3-thang-cuoi1

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối không được uống nước gừng

Không chỉ vậy, trong thời kỳ cho con bú sản phụ cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây nóng và chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người bị sỏi mật không ăn gừng

Người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng hoặc uống nước gừng. Nguyên nhân do tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được. Bởi vậy, khi bị sỏi thận mà uống nước gừng thì cầm chắc nguy cơ phải đi phẫu thuật mổ gắp sỏi ra ngoài.

Người bị các chứng bệnh về lgan không lạm dụng gừng

Theo Đông Y, Gừng có vị nóng gây kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Do vậy, khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn nhiều gừng hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử bởi gan đang trong trạng thái được kích thích.

Từ những lý luận trên, các bác sĩ khuyến cáo khi mắc các chứng bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ… tốt nhất bạn không nên lạm dụng loại thực phẩm này.

Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt không dùng gừng

Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo khi sử dụng gừng hoặc bất kỳ vị thuốc nào: “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”. Nghĩa là hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên. Bởi vậy, khi sử dụng gừng cần thận trọng.

tre-bi-sot-cao-1

Trẻ sốt cao tuyệt đối không được uống nước gừng

Trong đông y, ừng có tính nhiệt nên phù hợp với người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt. Tuy nhiên, đối với người có huyết áp cao thì không được sử dụng nước gừng, đặc biệt là thời điểm đang lên cơn huyết áp cao sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ động mạch dẫn đến tai biến…Tương tự khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

Đối với trường hợp sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể thì cần phải hạ sốt trước. Khi cơ thể hết sốt mới cho người bệnh uống nước gừng. Phương pháp trên được áp dụng với cúm virus nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu, xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng.

Người bệnh dạ dày, tá tràng hạn chế gừng

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng không nên ăn gừng, uống nước gừng vì thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày dẫn đến các niêm mạc bị kích thích, bào mòn gây ra những vết loét khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Người bị cảm nắng không dùng gừng

Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng bởi uống nước gừng khi bị cảm nắng có thể dẫn đến tử vong.

Lời kết

Nước gừng rất tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên có những trường hợp không được dùng nước gừng như bị cảm nắng, sỏi mật, các bệnh về gan, phụ nữ mang thai thời kỳ cuối…Đặc biệt, không sử dụng nước gừng khi đang uống thuốc điều trị giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim, hạ đường huyết ở người bị bệnh tiểu đường…

Bài viết Những trường hợp khuyến cáo không nên uống nước gừng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-truong-hop-khuyen-cao-khong-nen-uong-nuoc-gung-7977/feed/ 2
Chỉ với 1 cốc nước gừng nóng, 10 chứng bệnh này sẽ tiêu tan https://benh.vn/chi-voi-1-coc-nuoc-gung-nong-10-chung-benh-nay-se-tieu-tan-47215/ https://benh.vn/chi-voi-1-coc-nuoc-gung-nong-10-chung-benh-nay-se-tieu-tan-47215/#respond Sat, 13 Apr 2019 03:00:34 +0000 https://benh.vn/?p=47215 Gừng là món gia vị có sẵn trong bếp của mỗi gia đình. Nhưng nhiều khi nó sẽ bị khô đi vì bạn chưa biết hết cách sử dụng chúng. Đây là 10 giải pháp chữa bệnh bạn đừng nên bỏ qua.

Bài viết Chỉ với 1 cốc nước gừng nóng, 10 chứng bệnh này sẽ tiêu tan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gừng là món gia vị có sẵn trong bếp của mỗi gia đình. Nhưng đây còn là vị dược liệu trị bệnh hữu hiệu không phải ai cũng biết. Đây là 10 giải pháp chữa bệnh từ củ gừng bạn đừng nên bỏ qua.

nuoc-gung-nong-tri-benh

1. Nước gừng trị loét miệng

Dùng nước gừng ấm để súc miệng khoảng 2-3 lần một ngày, thực hiện trong vòng 3 ngày (6-9 lần) thì vết thương trên bề mặt vùng loét miệng có thể giảm nhẹ.

2. Nước gừng giúp giảm viêm nha chu

Dùng nước gừng ấm súc miệng, mỗi ngày nên thực hiện 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối. Nếu ngứa họng, thì thêm một chút muối nước gừng để uống, 2-3 lần/ngày.

nuoc-gung-tri-hoi-mieng-do-benh-rang-mieng
Gừng chữa bệnh hôi miệng và nhiều bệnh răng miệng khác

3. Nước gừng chữa hôi miệng

Củ gừng, đặc biệt phần vỏ có chứa tinh dầu giúp chữa hôi miệng rất tốt.

Chuẩn bị 2-3 củ gừng nguyên vỏ, làm sạch đất cát. Thái mỏng gừng sau đó đem đun sôi với 350 ml nước lọc. Đun sôi khoảng 3-5 phút, đậy kín vung. Sau đó để nguội bỏ tủ lạnh dùng dần.

Dùng nước gừng này súc miệng hàng ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần làm 5 – 10 phút.  Thực hiện đều đặn trong vòng 2-3 tuần sẽ nhận thấy tác dụng của gừng tươi trong điều trị hôi miệng.

4. Nước gừng trị đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu thường xuyên tấn công nhiều người và kéo dài nhiều ngày nếu bạn không quan tâm điều trị. Dùng một ít nước gừng nóng, ngâm hai bàn tay của bạn trong khoảng 15 phút, cảm giác đau đầu sẽ dịu xuống, thậm chí biến mất.

5. Nước gừng trị mụn trứng cá

Khi mặt bạn có mụn, ở mức mới phát bệnh thì nên áp dụng cách rửa nước gừng ấm 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Để tác động sâu vào bên trong, bạn cần phải kiên trì trong vòng 60 ngày, các nốt mụn sẽ giảm.

Biện pháp trị bệnh này cũng có thể giúp cho người có làn da tàn nhang hoặc khô hanh cải thiện tình trạng bệnh, hiệu quả điều trị khá tốt.

6. Nước gừng trị gầu, hói

Đầu tiên bạn có thể dùng một miếng gừng nhẹ nhàng chà xát lên da đầu, sau đó dùng nước gừng ấm gội đầu theo cách làm ướt da đầu và gãi nhẹ như gội đầu. Cách làm này có hiệu quả ngăn ngừa và loại bỏ gàu. Ngoài ra, thường xuyên dùng nước gừng ấm gội đầu cũng có hiệu quả điều trị nhất định với bệnh hói đầu.

7. Nước gừng giảm đau vùng lưng eo

Khi bị đau vùng bụng hoặc lưng, eo, bạn có thể pha một chút nước gừng nóng, thêm chút muối và giấm vào bát. Sau đó dùng khăn mặt nhúng vào bát nước này, vắt khô bớt rồi chà xát lên vùng bị đau. Thực hiện lặp lại nhiều lần thì các triệu chứng đau này sẽ giảm. Đây gọi là cách chườm nước gừng nóng phổ biến của Đông y.

nuoc-gung-khu-mui-hoi-chan-hieu-qua

8. Nước gừng trị mùi hôi chân

Người có bệnh hôi chân sẽ vô cùng khổ sở, đặc biệt là khi đi giày tất cả ngày gây bí sẽ bốc mùi nghiêm trọng. Giải pháp đơn giản là bạn có thể ngâm chân bằng nước gừng ấm.

Pha một chút muối và giấm vừa đủ vào nước gừng nóng ấm, ngâm chân trong khoảng 15 phút, lau khô, mùi hôi có thể sẽ được loại bỏ.

9. Nước Gừng trị huyết áp cao

Khi chỉ số huyết áp tăng cao, có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút, triệu chứng bệnh sẽ giảm nhẹ.

10. Nước Gừng trị nhức đầu cảm lạnh

Pha ít nước gừng nóng ngâm chân. Mức nước để ngâm tốt nhất ngập đến mắt cá chân để làm tăng hiệu quả. Nước gừng để ngâm chân nên pha thêm một lượng vừa đủ muối và giấm, liên tục thêm vào nước nóng để đảm bảo ngâm chân trong nước nóng già. Ngâm cho đến khi vùng da chân đỏ lên thì dừng lại.

Cách làm này có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh liên quan đến cảm do lạnh phong hàn, đau đầu, ho… Bạn nên thử các giải pháp tuyệt vời này trước khi phải dùng đến thuốc.

Đây là cách thực hiện đơn giản ngay tại nhà, bạn nên áp dụng khi mới có triệu chứng bệnh. Nếu bệnh đã nặng thì hiệu quả không cao.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Chỉ với 1 cốc nước gừng nóng, 10 chứng bệnh này sẽ tiêu tan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chi-voi-1-coc-nuoc-gung-nong-10-chung-benh-nay-se-tieu-tan-47215/feed/ 0
Hạ sốt cho trẻ bằng tắm nước ngừng các mẹ đã biết https://benh.vn/ha-sot-cho-tre-bang-tam-nuoc-ngung-cac-me-da-biet-9809/ https://benh.vn/ha-sot-cho-tre-bang-tam-nuoc-ngung-cac-me-da-biet-9809/#respond Tue, 10 Jan 2017 07:23:23 +0000 http://benh2.vn/ha-sot-cho-tre-bang-tam-nuoc-ngung-cac-me-da-biet-9809/ Khi thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị nhiễm cảm cúm và bị ho. Để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh cảm cúm thông thường các mẹ hãy nấu nước gừng tắm cho trẻ. Gừng không chỉ là thức ăn mà nó còn là một loại thảo mộc chữa bệnh cực kỳ tốt. Nó được sử dụng trong Đông y để giải phong hàn, chống nôn ói, làm ấm tỳ vị, lưu thông khí huyết.

Bài viết Hạ sốt cho trẻ bằng tắm nước ngừng các mẹ đã biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị nhiễm cảm cúm và bị ho. Để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh cảm cúm thông thường các mẹ hãy nấu nước gừng tắm cho trẻ. Gừng không chỉ là thức ăn mà nó còn là một loại thảo mộc chữa bệnh cực kỳ tốt. Nó được sử dụng trong Đông y để giải phong hàn, chống nôn ói, làm ấm tỳ vị, lưu thông khí huyết.

Lợi ích khi cho trẻ khi tắm nước gừng

Lưu thông máu

Trong gừng có rất nhiều chất kẽm, crôm và magiê nên sau khi tắm gừng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ tới cơ thể bé, giúp cơ thể luôn hồng hào khoẻ mạnh.

Giải độc và giữ ấm cơ thể

Đây chính là tác dụng quan trọng nhất đối với bé khi tắm nước gừng, nhất là vào mùa đông. Khi bé ngâm mình trong chậu nước gừng ấm, bé hít vào khiến cơ thể thoải mái, 2 hốc mũi lưu thông, cơ thể được giữ ấm và tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh cảm cúm thông thường.

Khi mẹ cho bé tắm nước gừng sẽ kích thích cơ thể toát mồ hôi, đẩy nhanh sự tuần hoàn của máu, giúp thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Bằng cách loại bỏ các độc tố có trong cơ thể, cơn sốt của bé sẽ nhanh dứt hơn.

3 điều cần nhớ khi tắm cho trẻ bằng nước gừng

Giữ cho trẻ không bị mất nước

Việc quan trọng nhất là giữ cho trẻ không bị mất nước. Sốt cao làm bé bị mất nước, vì vậy cần làm mọi cách để bổ sung thêm nước cho trẻ. Trước khi bắt đầu tắm, khuyến khích trẻ uống một ít gừng hoặc trà bạc hà, khoảng 30 – 100ml tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa được kích thích, cũng như bổ sung nước và chất dinh dưỡng từ các loại thảo mộc vào cơ thể.

Đừng để quá nóng

Mặc dù cần giúp trẻ kích thích mồ hôi toát ra nhưng không cần phải tiếp thêm nhiệt cho trẻ. Giữ nước tắm ấm vừa phải, không quá nóng. Mục đích khi tắm là giúp lỗ chân lông mở ra để mồ hôi và chất độc có thể thoát ra ngoài.

Tắm nhanh

Nước gừng sẽ kích thích cơ thể chỉ trong vòng vài phút, đặc biệt là nếu bé uống nước gừng trước đó. 5 – 10 phút là tất cả thời gian cần và đủ để tắm cho trẻ. Chỉ một vài phút thôi cũng đủ để gừng tác động và làm mở lỗ chân lông.

Cách tắm bằng nước gừng cho trẻ

– Thái một vài lát gừng tươi và cho vào nồi

– Đổ nước vào nồi, đun sôi trong khoảng 20 phút

– Đổ vào bồn tắm và pha thêm nước sao cho nhiệt độ chỉ ở khoảng 37 – 38 độ. Bạn cần đảm bảo nước tắm không quá nóng hoặc quá lạnh.

Sau khi tắm xong, bạn lau khô và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Thông thường, sau khi tắm nước gừng xong, trẻ thường khá buồn ngủ nên cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.

Cẩm nang y học Benh.vn (Nguồn Khám phá)

Bài viết Hạ sốt cho trẻ bằng tắm nước ngừng các mẹ đã biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ha-sot-cho-tre-bang-tam-nuoc-ngung-cac-me-da-biet-9809/feed/ 0