Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 02 Jul 2023 11:05:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bao nhiêu con ong có thể làm cho nạn nhân tử vong tức thì? https://benh.vn/bao-nhieu-con-ong-co-the-lam-cho-nan-nhan-tu-vong-tuc-thi-2752/ https://benh.vn/bao-nhieu-con-ong-co-the-lam-cho-nan-nhan-tu-vong-tuc-thi-2752/#respond Sat, 15 Sep 2018 03:20:15 +0000 http://benh2.vn/bao-nhieu-con-ong-co-the-lam-cho-nan-nhan-tu-vong-tuc-thi-2752/ Tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt. Khi bị ong tấn công, nạn nhân phải hết sức bình tĩnh, che vùng đầu để không bị đốt, dùng tay bới đất cát vung lên cao để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác.

Bài viết Bao nhiêu con ong có thể làm cho nạn nhân tử vong tức thì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt. Khi bị ong tấn công, nạn nhân phải hết sức bình tĩnh, che vùng đầu để không bị đốt, dùng tay bới đất cát vung lên cao để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác.

Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.

Có nhiều cách để xử trí khi bị ong đốt nhưng theo dân gian việc này sẽ được xử lý như sau:

Trước tiên vẫn phải dùng vật nhọn để nhổ ngay kim chích ra. Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt. Sau đó vẫn phải đến trạm y tế gần nhất để các bác sĩ đánh giá độ nguy hiểm.

Thường thì ong tấn công theo bầy như vậy bao nhiêu con ong đốt sẽ nguy hiểm?

Khi bị ong đốt, mức độ đau càng nặng khi vị trí đốt càng có nhiều đầu mút thần kinh như mặt, gáy, cổ. Sau đó, cảm giác đau sẽ kéo dài ê ẩm. Sau vài giờ, chỗ đốt đỏ ửng, sưng lên và nổi hằn trên da như một cái nhọt bọc, kèm theo hơi ngứa. Ong càng to, chất độc càng nhiều thì càng gây sưng to. Chỉ khoảng sau 12-24 giờ, vết đốt sẽ sưng tối đa, nổi rõ và các triệu chứng trở lên điển hình. Các triệu chứng khác có thể có như phát sốt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, khó thở, tím tái. Nặng thì sẽ hôn mê và dẫn đến tử vong.

Người ta ước lượng rằng, khi bị 50 con ong đốt có thể dẫn đến rối loạn chức năng hô hấp, tan máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, viêm gan, suy thận cấp. Còn nếu trên 100 con ong đốt thì có thể gây tử vong nhanh chóng, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng như hen, ngứa da, chàm…

Bài viết Bao nhiêu con ong có thể làm cho nạn nhân tử vong tức thì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bao-nhieu-con-ong-co-the-lam-cho-nan-nhan-tu-vong-tuc-thi-2752/feed/ 0
Viêm giác mạc do ong đốt https://benh.vn/viem-giac-mac-do-ong-dot-3685/ https://benh.vn/viem-giac-mac-do-ong-dot-3685/#respond Thu, 16 Feb 2017 04:41:14 +0000 http://benh2.vn/viem-giac-mac-do-ong-dot-3685/ Viêm giác mạc do ong đốt là một chấn thương ít gặp ở mắt, ngoài tổn thương tại giác mạc, còn có thể gặp nhiều tổn thương tại các phần khác của mắt do ngòi ong gây ra một vết thương xuyên, phản ứng miễn dịch, độc tố của nọc ong và nhiễm trùng. Chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp viêm giác mạc do ong đốt điển hình với ngòi ong được tìm thấy trong nhu mô giác mạc và cách điều trị.

Bài viết Viêm giác mạc do ong đốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm giác mạc do ong đốt là một chấn thương ít gặp ở mắt, ngoài tổn thương tại giác mạc, còn có thể gặp nhiều tổn thương tại các phần khác của mắt do ngòi ong gây ra một vết thương xuyên, phản ứng miễn dịch, độc tố của nọc ong và nhiễm trùng. Chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp viêm giác mạc do ong đốt điển hình với ngòi ong được tìm thấy trong nhu mô giác mạc và cách điều trị.

I. Giới thiệu ca lâm sàng

Thông tin bệnh nhân

– Bệnh nhân nam 18 tuổi

– Lý do đến khám: mắt trái đau nhức nhìn mờ.

– Cách hôm vào viện 3 ngày (17/3/2012) bệnh nhân bị ong đốt vào mắt trái, sau đó thấy mắt sưng nề, không mở được. Bệnh nhân đến khám cấp cứu tại bệnh viện huyện được điều trị thuốc sau 2 ngày thấy mi mắt đỡ phù, mở mắt được nhưng nhìn mờ nên đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

Tại thời điểm khám bệnh

– Thị lực: mắt phải: 20/20, mắt trái: 20/200.

– Khám thấy mắt trái mi phù nề nhẹ, kết mạc cương tụ, giác mạc vùng gần trung tâm có một đám thẩm lậu, ở giữa có một ngòi ong cắm sâu khoảng 2/3 chiều dày giác mạc.

– Điều trị: Bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy ngòi ong và điều trị thuốc:

+ Maxtitrol tra mắt 4 lần/ngày

+  Atropin 0,5% 2 lần/ngày

+ Sanlein 4 lần/ ngày,

+ Loratadin uống 10 mg 1 viên/ ngày.

– Sau điều trị bệnh nhân đỡ nhức mắt dần, phù nề giác mạc giảm. Sau một tuần giác mạc hết phù hoàn toàn, vết khâu giác mạc liền tốt, để lại một sẹo nhỏ. Bệnh nhân được ra viện, tiếp tục điều trị ngoại trú và hẹn khám lại

II. Bàn luận

Tổn thương mắt do ong đốt

Ong đốt vào mắt là một chấn thương ít gặp, ong có thể đốt vào mi, kết mạc hoặc giác mạc. Trong đó, vết đốt vào giác mạc thường gây tổn thương nặng nhất. Sau khi đốt ngòi ong thường bị đứt ra và lưu lại tổ chức (gồm ngòi ong được nối với một túi chứa nọc độc) do đó nọc độc tiếp tục được tiết vào tổ chức.

Thành phần của nọc ong gồm có: melitin (là một peptit gồm 70 acid amin) làm tan máu, dung giải hồng cầu, biến đổi điện thế màng thần kinh cảm giác gây cảm giác đau. Chất làm vỡ dưỡng bào, hyaluronidase và histamine làm giãn mạch, tăng thoát dịch, phù nề. Dopamin làm cho tim đập nhanh và apamin làm bất hoạt bơm canxi ở màng tế bào do đó làm tê liệt hoạt động thần kinh cơ. Khi bị ong đốt, nọc ong sẽ gây độc trực tiếp cho tổ chức và gây nên phản ứng miễn dịch của tổ chức với nọc ong. Ngoài ra, nó có thể gây nhiễm trùng.

Khi bị ong đốt vào vùng mắt, tuỳ mức độ nặng nhẹ có thể gây ra các tổn thương: viêm kết mạc hoại tử, viêm kết mạc nốt, viêm giác mạc, viêm mống mắt thể mi, đục thể thuỷ tinh, viêm dịch kính, gai thị, viêm hắc võng mạc, nhiễm trùng gây viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào.

Xử trí khi bị ong đốt

Ngay sau khi bị ong đốt vào giác mạc, điều quan trọng là phải khám, phát hiện nếu có ngòi ong trong nhu mô giác mạc thì phải phẫu tích để lấy ngòi ong ra. Khi phẫu tích, lưu ý không dùng kẹp kẹp vào túi nọc vì có thể làm nọc ong tiếp tục tiết ra gây tổn thương thêm cho giác mạc.

Sau khi phẫu tích lấy ngòi ong ra, bệnh nhân cần được tiếp tục điều trị: tra mắt kháng sinh, corticosteroid, atropine, dinh dưỡng. Toàn thân có thể cho bệnh nhân uống thuốc kháng histamine và giảm đau (nếu bệnh nhân đau nhiều).

Tiên lượng

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào: số lượng vết đốt (càng nhiều vết đốt thì tiên lượng càng nặng), thời gian từ khi bị đốt đến khi được điều trị và phương pháp điều trị đúng hay không.

– Nếu bệnh nhân đến sớm, được điều trị đúng và kịp thời thì tổn thương tiến triển tốt, giác mạc hết phù dần, thị lực bệnh nhân hồi phục đáng kể.

– Nếu bệnh nhân đến muộn, nọc ong gây nhiễm độc giác mạc nặng (đặc biệt là tổn hại lớp nội mô) sẽ làm cho giác mạc bị đục, gây giảm thị lực trầm trọng.

III. Kết luận

Viêm giác mạc do ong đốt là một chấn thương ít gặp, thường kèm theo với những tổn thương khác tại mắt và toàn thân (vì có thể có nhiều vết đốt). Với tổn thương trên giác mạc điều quan trọng là phải khám và điều trị sớm, đặc biệt là nếu phát hiện có ngòi ong còn lưu trên giác mạc cần phải lấy ra càng sớm càng tốt để  tránh nọc độc tiếp tục tiết ra gây tổn thương thêm, kết hợp với dùng thuốc tại mắt và toàn thân. Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ tổn thương, thời gian từ khi bị đốt đến khi được điều trị và phương pháp điều trị.

Lê Xuân Cung – BV Mắt Trung ương

Bài viết Viêm giác mạc do ong đốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-giac-mac-do-ong-dot-3685/feed/ 0
Nguy cơ tàn phế và suy thận của bé gái bị ong đốt 115 nốt https://benh.vn/nguy-co-tan-phe-va-suy-than-cua-be-gai-bi-ong-dot-115-not-7754/ https://benh.vn/nguy-co-tan-phe-va-suy-than-cua-be-gai-bi-ong-dot-115-not-7754/#respond Sun, 19 Jun 2016 06:27:25 +0000 http://benh2.vn/nguy-co-tan-phe-va-suy-than-cua-be-gai-bi-ong-dot-115-not-7754/ Tại Hòa Bình nhóm học sinh lấy củi nấu cơm chẳng may đụng phải một tổ ong vò vẽ và đã bị ong đốt. Trong số các học sinh cùng bị ong đốt, Trang là người bị nặng nhất với 115 nốt đốt trên toàn thân.

Bài viết Nguy cơ tàn phế và suy thận của bé gái bị ong đốt 115 nốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại Hòa Bình nhóm học sinh lấy củi nấu cơm chẳng may đụng phải một tổ ong vò vẽ và đã bị ong đốt. Trong số các học sinh cùng bị ong đốt, Trang là người bị nặng nhất với 115 nốt đốt trên toàn thân.

Sự việc không may xảy ra với nhóm trẻ

Trưa ngày 2/11/2015, sau khi tan học, Lý Quỳng Trang (sinh năm 2002) người dân tộc Dao ở bản Nánh, Tân Mai, Mai Châu, Hòa Bình và các bạn học sinh lớp 7 (trường THCS Tân Mai) cùng lớp rủ nhau đi lấy củi để nấu cơm. Nhóm học sinh chẳng may đụng phải một tổ ong vò vẽ và đã bị ong đốt. Trong số các học sinh cùng bị ong đốt, Trang là người bị nặng nhất với 115 nốt đốt trên toàn thân.

Mọi người lập tức đưa cháu Trang đến bệnh viện cơ sở sơ cứu ban đầu và chuyển thẳng xuống Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu vào tối muộn ngày 4/11.

Chia sẻ về sự nguy hiểm của ong vò vẽ

BS Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đối với những người bình thường nếu bị ong vò vẽ đốt trên 10 nốt là đã ở trong tình trạng nguy hiểm và cần phải chuyển lên tuyến trên cấp cứu ngay lập tức. “Đây là loại ong độc, trong nọc của chúng có chất gây dị ứng làm người bệnh bị sốc phản vệ, ngoài ra khi bị loại ong này đốt có thể gây suy thận cấp, nếu không cấp cứu lọc máu kịp thời thì rất dễ tử vong”, BS Dũng nói.

Bé Lý Quỳnh Trang (sinh năm 2002) bị ong đốt 115 nốt

Tình trạng của bệnh nhân khi nhập viện

Khi nhập viện bệnh nhân Trang đã ở trong tình trạng sốc, huyết áp tụt, suy thận không đái được. “Chúng tôi phải tiến hành cấp cứu ngay lập tức, phải dùng máy siêu lọc mới có thể cứu được bệnh nhân, nếu dùng máy lọc thông thường e rằng bệnh nhân không đáp ứng được”, bs Dũng cho biết. Ngay sau khi dùng máu siêu lọc, bệnh nhân đã đi tiểu được, nhưng nước tiểu đặc sánh và đen kịt, điều này cho thấy các tế bào máu trong cơ thể bệnh nhi đã bị phá vỡ rất nhiều.

Hiện nay bệnh nhân Trang đã tạm qua cơn nguy kịch nhưng vẫn phải theo dõi. Theo Bác sỹ Dũng, với một bệnh nhi bị 115 nốt ong vò vẽ đốt qua khỏi thì đó là một kỳ tích. BS Dũng cũng khuyến cáo thêm, khi bị ong đốt mọi người có thể bôi thuốc kháng histamin dạng mỡ vào vết đốt, sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế để có can thiệp kịp thời. Đặc biệt, với những trường hợp dưới 10 nốt đốt thì có thể cấp cứu tại  chỗ bằng cách rửa sạch vết đốt, bôi thuốc chống dị ứng, kháng sinh tại chỗ để giảm đau, giảm triệu chứng, theo dõi ở tuyến dưới. Còn trên 10 nốt thì phải chuyển ngay lên tuyến trên để được chăm sóc y tế hiệu quả và giảm thiểu nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Benh.vn

Bài viết Nguy cơ tàn phế và suy thận của bé gái bị ong đốt 115 nốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-co-tan-phe-va-suy-than-cua-be-gai-bi-ong-dot-115-not-7754/feed/ 0
Nọc độc của ong – Nguy hiểm chết người https://benh.vn/noc-doc-cua-ong-nguy-hiem-chet-nguoi-2751/ https://benh.vn/noc-doc-cua-ong-nguy-hiem-chet-nguoi-2751/#respond Fri, 01 Jan 2016 04:20:15 +0000 http://benh2.vn/noc-doc-cua-ong-nguy-hiem-chet-nguoi-2751/ Tại sao nọc độc của ong lại gây đau, gây nguy hiểm. Cách xử trí đúng nhất khi bị ong đốt là gì ? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau

Bài viết Nọc độc của ong – Nguy hiểm chết người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại sao nọc độc của ong lại gây đau, gây nguy hiểm. Cách xử trí đúng nhất khi bị ong đốt là gì ? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau

Khi ong đốt chất độc sẽ di chuyển ra sao ?

Khi ong đốt, nọc ong chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong sẽ tiết chất độc, bỏ lại luôn phần vòi độc và một phần bụng của chúng. Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine…Nhiễm độc do ong đốt là do bị nhiễm nọc độc của ong.

Tùy theo từng loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc như ong mật nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất.

1. Thành phần của nọc độc

Trong nọc của ong có nhiều chất cực độc. Bằng những phân tích hóa học, người ta thấy các thành phần độc của nọc ong bao gồm: melittin, apamine, chất làm vỡ dưỡng bào, phospholipaseA2, phospholipases B, hyaluronidase, histamine, dopamine, các monosaccharit, một số lipid và nhiều chất khác. Trong đó nhiều nhất là melittin và phospholipase A2.

Trong các chất trên, chất làm vỡ dưỡng bào, hyaluronidase và histamine làm giãn mạch, tăng thoát dịch, sưng, phù nề và làm cho chỗ đốt sưng to, đỏ ửng một cách rõ nét. Dopamin là các chất kích thích hệ tim mạch và làm cho nhịp tim đập nhanh, nhất là khi bị nhiễm độc nặng.

Melittin là một loại pep-tit gồm 70 a-xit amin, trong đó có 26 a-xit amin không có liên kết cystein. Đây là thành tố chủ đạo gây ra tan máu và dung giải hồng cầu. Đồng thời, chính melittin cũng là chất có khả năng làm biến đổi điện thế màng ở những cơ quan nhận cảm đau, làm cho người bị đốt có cảm giác đau ngay cả với những kích thích nhỏ nhất.

Apamin là một chất thành phần có khả năng làm bất hoạt bơm can-xi ở màng tế bào, do đó sẽ làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động cơ. Ở một mức độ nào đó nó sẽ gây ra liệt cơ hô hấp, liệt thần kinh và tử vong. Nói chung trong các chất độc, có hai thành phần là apamin và melittin là độc nhất và gây nguy hiểm tính mạng.

2.   Cần làm gì khi bị ong đốt

Nhận điện ong để đánh giá mức độ nguy hiểm (Xem thêm bài Biểu hiện nhiễm độc khi bị ong đốt để hiểu thêm về các loại ong)

–      Bình tĩnh lấy vật nhọn khều kim chích ra

–   Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim vì túi độc vì sẽ sẽ vỡ làm cho nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể.

–   Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt.

–   Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.

–   Nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết thanh chống độc.

Benh.vn

Bài viết Nọc độc của ong – Nguy hiểm chết người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/noc-doc-cua-ong-nguy-hiem-chet-nguoi-2751/feed/ 0
Biểu hiện nhiễm độc và nhận dạng loại ong nguy hiểm https://benh.vn/bieu-hien-nhiem-doc-va-nhan-dang-loai-ong-nguy-hiem-2750/ https://benh.vn/bieu-hien-nhiem-doc-va-nhan-dang-loai-ong-nguy-hiem-2750/#respond Thu, 31 Dec 2015 04:20:13 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-nhiem-doc-va-nhan-dang-loai-ong-nguy-hiem-2750/ Biểu hiện nhiễm độc và nhận dạng loại ong nguy hiểm cũng như cách xử trí và phòng tránh ong đốt.

Bài viết Biểu hiện nhiễm độc và nhận dạng loại ong nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Biểu hiện nhiễm độc và nhận dạng loại ong nguy hiểm cũng như cách xử trí và phòng tránh ong đốt.

1. Giới thiệu:

Nước ta có nhiều loại ong, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi. Các loại ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loại ong vùng rừng núi rất độc và nguy hiểm.
Hàng năm, thường vào cuối mùa hè và sang thu, ở tất cả các vùng miền, đặc biệt vùng rừng núi có nhiều trường hợp bị ong đốt và nhiễm độc nặng nề, chữa trị phức tạp, tốn kém, nằm viện kéo dài, thậm chí tử vong.

2. Nhận dạng và biểu hiện nhiễm độc:

2.1. Ong mật:

– Đốt bàn chân sau cùng (chân thứ 3) to lên và mang theo cục phấn hoa (giỏ phấn), khi đốt để lại ngòi, tổ có mật.
– Ong khoái (ong gác kèo) làm tổ to trên cành cây cao, vách đá, tổ treo xuống như bọng nước, ong to, rất dữ tợn.
– Nước ta hiện có 5 loài ong bản địa (ong nội, ong khoái, ong ruồi đỏ, ong ruồi đen và ong đá) và ong nhập từ nước ngoài. Nói chung ong mật hiền (trừ ong khoái).
– Biểu hiện bệnh sau khi bị đốt:
+ Tại vết đốt đau, sưng nề.
+ Đốt các vị trí nguy hiểm (đầu, mặt, cổ): có thể gây khó thở, tổn thương mắt.+ Dị ứng : mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, sốc do dị ứng (mạch nhanh, yếu, tụt huyết áp).

2.2. Ong vò vẽ, ong bắp cày:

– Nhận dạng: ong vò vẽ (ong bồ vẽ, ong mặt quỷ) làm tổ trên cây, mái nhà, cột,…tổ có hoa văn như vân gỗ, hình bầu nậm hoặc hình khối lớn chỉ có một lỗ để ong ra vào, hung dữ. Ong bắp cày (ong mặt ngựa, ong đất, ong bù trình)làm tổ dưới mặt đất, thường dùng tổ mối đã bỏ đi, hốc đất, người đi rừng dễ dẫm phải. Ong rất to, có thể cỡ ngón tay, rất hung dữ. Các ong này khi đốt không để lại ngòi và một con có thể đốt nhiều nốt.
– Độc tính: rất độc, gây tổn thương da và để lại vết thương, sẹo ở vùng bị đốt, độc với cơ, thận, máu. Dễ tử vong, gia súc lớn bị đốt nhiều nốt cũng có thể chết.

3. Sơ cứu ong đốt

– Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.
– Dùng kẹp nhổ tóc để nhổ, hoặc dùng cạnh sắc của miếng bìa, thẻ tín dụng, thẻ điện thoại,…để gạt và lấy ngòi ong ra (nếu là ong mật, số lượng vết đốt ít).
– Cho bệnh nhân uống đủ nước.
– Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám.
– Gọi cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu:o Số lượng vết đốt nhiều (từ 10 nốt trở lên).
Ong vò vẽ, ong bắp cày, ong rừng đốt.
Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt).

Bệnh nhân có biểu hiện khó chịu, ví dụ:

– Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt.
– Mẩn ngứa.
– Khó thở.
– Mệt nhiều.
– Đái ít.
– Vàng mắt, vàng da.
Bệnh nhân khó thở: hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có. Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không cố tìm vôi để bôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng.

4. Phòng tránh bị ong đốt:

– Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết.
– Không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới), không chọc phá tổ ong nếu thấy không cần thiết và không đảm bảo an toàn.
– Không để hoang nhà cửa, các tầng nhà hoặc phòng (ong dễ đến làm tổ).
– Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ ong mới xây (còn nhỏ, thường tháng 3-4).
– Không nên coi ong vào nhà hoặc làm tổ trong nhà là báo hiệu điều tốt lành.
– Khi đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín nếu có thể.
– Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa).
– Nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi (không làm nếu nguy cơ cháy rừng).
– Cách loại bỏ tổ ong: dùng khói (không làm nếu nguy cơ gây cháy), bình xịt diệt côn trùng (ví dụ bình xịt muỗi) để xua ong đi hết. Sau đó dùng màn hoặc lưới mắt nhỏ để bọc tổ ong và gỡ đi (để tránh trường hợp ong còn trong tổ). Người làm mặc quần áo dày hoặc áo mưa (loại nhựa dày) và đầu đội mũ kín, đi găng.

Bài viết Biểu hiện nhiễm độc và nhận dạng loại ong nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-nhiem-doc-va-nhan-dang-loai-ong-nguy-hiem-2750/feed/ 0