Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 13 Feb 2019 02:25:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Thiếu máu do thiếu sắt nguy hiểm thế nào? https://benh.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-nguy-hiem-the-nao-6283/ https://benh.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-nguy-hiem-the-nao-6283/#respond Wed, 19 Dec 2018 05:43:02 +0000 http://benh2.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-nguy-hiem-the-nao-6283/ Thiếu sắt và mối liên quan với thiếu máu trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bú mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất. Thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới chậm phát triển cả về tinh thần và thể chất, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bài viết Thiếu máu do thiếu sắt nguy hiểm thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phần đa các bố mẹ thường quan tâm con bị bệnh gì chứ không quan tâm đến các thành phần vi chất trẻ có thiếu hay không. Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 600 – 700 triệu người trên thế giới bị thiếu sắt.

Thiếu sắt và mối liên quan với thiếu máu trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bú mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất. Thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới chậm phát triển cả về tinh thần và thể chất, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

1. Thế nào là thiếu máu dinh dưỡng?

Thiếu máu dinh dưỡng là hiện tượng thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Các chất dinh dưỡng tham gia vào tạo máu là chất đạm, sắt, acid folic, vitamin B12, B6, vitamin C…

Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: là một thể bệnh thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất ở nước ta, do cơ thể thiếu chất sắt, là một thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là một bệnh tiến triển âm thầm nên thường bị bỏ qua.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là do chế độ ăn thiếu chất sắt so với nhu cầu của cơ thể, ngoài ra còn có nguyên nhân do nhiễm giun (các loại giun sống kí sinh trong ruột, ăn các chất dinh dưỡng làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, trong đó có chất sắt; hoặc như giun móc làm chảy máu đường tiêu hóa, cơ thể bị mất máu kéo dài, dẫn đến thiếu máu)

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là do chế độ ăn thiếu chất sắt so với nhu cầu của cơ thể.

2. Các dấu hiệu để nhận biết thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

Dấu hiệu sớm:

  • Mệt mỏi, ít hoạt động, hay quấy khóc, ăn kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Hay hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung, hay đau đầu, buồn ngủ.

Giai đoạn muộn:

  • Thiếu máu xuất hiện từ từ, da xanh, niêm mạc nhợt.
  • Thiếu máu ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể: hệ thần kinh, tim mạch, hệ miễn dịch, nội tiết…

3. Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là gì?

Đối với trẻ em: Trẻ biếng ăn, chậm lớn, hệ miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng đến chỉ số thông minh (IQ).

Đối với các em lứa tuổi học đường: giảm phát triển trí tuệ, vận động, giảm khả năng học tập và hoạt động thể lực, giảm phát triển thể lực, giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng

Đối với phụ nữ mang thai: Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxi ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não. Nguy hiểm hơn, thiếu máu còn tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của của mẹ và con. Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân và dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản và lại sinh ra những đứa con có tình trạng dự trữ sắt thấp…

Đối với phụ nữ mang thai, thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxi ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não

4. Tại sao trẻ em hay bị thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt?

Do cung cấp thiếu: thường gặp ở trẻ thiếu sữa mẹ, trẻ đẻ non, sinh đôi, bữa ăn của trẻ thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng.

Do nhu cầu cao: ở trẻ trong giai đoạn phát triển nhanh: trẻ dưới 2 tuổi, tuổi dậy thì.

Do hấp thu kém: khi trẻ bị bệnh mạn tính đường tiêu hóa.

Mất máu mạn tính: khi trẻ bị nhiễm giun, loét dạ dày tá tràng, polyp ruột.

5. Cần phải làm gì để phòng bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

– Bổ sung sắt và đa vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao: phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú trong 2 tháng đầu, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em.

– Đa dạng hóa bữa ăn: cần cung cấp đủ các thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật, thực phẩm giàu vitamin C.

– Phòng chống bệnh nhiễm trùng, nhiễm giun sán, tiến hành tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi.

– Bổ sung các thực phẩm nào giàu chất sắt để phòng thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt.

– Cho trẻ bú sữa mẹ, đặc biệt trong 6 tháng đầu.

– Sữa và các thực phẩm có bổ sung sắt và các vi chất dinh dưỡng.

– Các thực phẩm giàu sắt: Trứng, thịt bò, cá, gan, tim, bầu dục, tiết, các loại đậu đỗ.

Danh sách các thực phẩm giàu sắt thông dụng

Trứng, thịt bò, cá, gan, tim, bầu dục, tiết, các loại đậu đỗ là các thực phẩm giàu sắt

(Hàm lượng sắt có trong 100g thực phẩm)

Thực phẩm thực vật                 mg

Nấm hương khô                       35.0

Mộc nhĩ                                     56.1

Cùi dừa già                               30.0

Đậu phụ chúc                           10.8

Đậu tương (đậu nành)              11.0

Bột ca cao                                10.7

Vừng (đen, trắng)                     10.0

Cần tây                                     8.00

Rau câu khô                            8.80

Rau đay                                    7.70

Đậu đen (hạt)                           6.10

Đậu đũa (hạt)                           6.50

Đậu trắng hạt (Đậu tây)            6.80

Hạt sen khô                             6.40

Rau giền trắng                        6.10

Rau giền đỏ                            5.40

Măng khô                               5.00

 

Các loại thực vật chứa nhiều sắt

Thực phẩm Động vật                         mg

Gan bò                                              9.00

Gan lợn                                             12.0

Gan gà                                              8.20

Bầu dục bò                                       7.10

Bầu dục lợn                                      8.00

Tim lợn                                             5.90

Thịt lợn sống                                    20.4

Lòng đỏ trứng vịt                             5.60

Lòng đỏ trứng gà                            7.00

Thịt bồ câu ra ràng                         5.40

Tim bò                                            5.40

Gan vịt                                           4.80

Tim gà                                           5.30

Tép khô                                         5.50

Cua đồng                                      4.70

Tôm khô                                       4.60

Để phòng tránh việc thiếu vi chất cho trẻ bố mẹ cần cho con ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung các loại vitamin theo đợt, nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường nên cho trẻ đến bác sĩ thăm khám.

Benh.vn

Bài viết Thiếu máu do thiếu sắt nguy hiểm thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-nguy-hiem-the-nao-6283/feed/ 0
Phòng tránh bệnh thiếu máu bằng món bò sốt vang https://benh.vn/phong-tranh-benh-thieu-mau-bang-mon-bo-sot-vang-7967/ https://benh.vn/phong-tranh-benh-thieu-mau-bang-mon-bo-sot-vang-7967/#respond Wed, 08 Aug 2018 06:31:34 +0000 http://benh2.vn/phong-tranh-benh-thieu-mau-bang-mon-bo-sot-vang-7967/ Bò sốt vang là món ăn xuất xứ từ Tây âu với nguyên liệu chính là thịt bò, rượu vang chát các loại. Canh bò sốt vang phù hợp với thời tiết dịu mát, thường được ăn kèm với bánh mì hoặc cơm. Trong đó thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp cho con người.

Bài viết Phòng tránh bệnh thiếu máu bằng món bò sốt vang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bò sốt vang là món ăn xuất xứ từ Tây âu với nguyên liệu chính là thịt bò, rượu vang chát các loại. Canh bò sốt vang phù hợp với thời tiết dịu mát, thường được ăn kèm với bánh mì hoặc cơm. Trong đó thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh bệnh thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp cho con người.

Món bò sốt vang

bò sốt vang

Nguyên liệu:

– 800g thịt bò

– 1 củ hành tây

– 2 nhánh cần tây

– 3 củ cà rốt

– 3 củ khoai tây cỡ vừa

– 170g nấm mỡ

– 240ml rượu vang đỏ

– 2 nhánh tỏi, băm nhỏ

– 950ml nước dùng bò

– 50g bột mì

– 2 lá nguyệt quế, xạ hương, hương thảo khô

– Muối, tiêu

Thực hiện:

Bước 1:

Thái thịt bò thành từng miếng vuông khoảng 3cm rồi dùng khăn giấy thấm khô thịt bò. Để món thịt bò thơm mềm hơn khi thưởng thức, nhất định bạn phải ướp gia vị nên thịt bò trước. Hai gia vị ướp thịt bò không thể thiếu là muối và tiêu. Tiêu bạn nên dùng tiêu tươi giã nhỏ thì sẽ tăng hương vị của món bò sốt vang hơn nhiều đấy!

Bước 2:

Rắc đều bột mì lên thịt và xóc đều sao cho gia vị và bột mì phủ đều khắp các miếng thịt.

Bắc nồi lên bếp, cho vào chút dầu ăn rồi bạn cho từng miếng thịt vào rán sơ sao cho vàng đều hai mặt của miếng thịt.Khi hai mặt thịt bò đã săn lại, bạn gắp thịt bò riêng ra đĩa và tiếp tục nấu bằng nồi chiên thịt này nhé! Rán sơ thịt cho vàng đều hai mặt cách này giúp gia tăng món vị cho món bò sốt vang đấy!

Bước 3:

Tiếp tục cho hành tây vào đảo đều cho đến khi mềm trong khoảng 5-6 phút. Bạn có thể cho thêm chút nước nếu như nồi quá khô nhé! Thêm chút tỏi băm vào đảo đều để tăng hương vị, đun thêm khoảng 5 phút nữa.

Bước 4:

Gia vị không thể thiếu để làm nước sốt vang đó chính là rượu vang. Bạn đổ rượu vang vào và đun cho đến sôi lăn tăn. Rượu vang giúp gia tăng hương vị món ăn, làm mềm thịt bò. Sau đó bạn thả thịt bò vào nồi để đun trở lại nhé!

Bước 5:

Đến bước này, bạn cần dùng đến các loại lá gia vị để món bò sốt vang thêm ngon hoàn hảo. Chế nước dùng là gia vị: lá nguyệt quế, xạ hương và hương thảo khô. Trong quá trình đun cho bò sốt vang, bạn nhớ hớt bọt trong nồi, vặn nhỏ lửa, đậy nắp và đun trong một giờ. Khi nồi vẫn đang sôi, cho rau củ đã cắt vào và đun thêm một tiếng nữa, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn là món bò sốt vang đã sẵn sàng để thưởng thức rồi bạn nhé!

Thành phẩm:

Món nước dùng hơi sánh, không quá đặc, quá lỏng. Bò sốt vang là món ăn thơm ngon được rất nhiều người thích ăn bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Trong những ngày trời mát trời, thú vị nhất khi được thưởng thức món bò sốt vang nóng hổi, hương thơm nức, thịt bò chín mềm cùng rau củ ngọt lừ, nước sốt sánh đặc… chấm thêm lát bánh mì thì chao ôi, ngon không tả nổi.

Mách nhỏ:

– Thịt bò dùng để làm món bò sốt vang nên chọn phần bắp có thêm một chút gân để miếng thịt bò sốt vang có độ dẻo mềm khi ăn.

– Nếu bạn thường không chịu được mùi quá nồng của thịt bò, trước khi sơ chế bạn nên trần qua nước sôi để khử bớt mùi hôi của thịt bò.

– Khi cho phần củ vào thịt bò, bạn nên cho khoai tây vào trước, khi khoai tây bắt đầu mềm ta mới cho cà rốt và hành tây vào để cà rốt và hành tây không bị nát.

Xem thêm: Những hiểu biết cơ bản về thiếu máu

Benh.vn

Bài viết Phòng tránh bệnh thiếu máu bằng món bò sốt vang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-tranh-benh-thieu-mau-bang-mon-bo-sot-vang-7967/feed/ 0
Cách phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt cho phụ nữ và trẻ nhỏ https://benh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-thieu-mau-thieu-sat-cho-phu-nu-va-tre-nho-8784/ https://benh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-thieu-mau-thieu-sat-cho-phu-nu-va-tre-nho-8784/#respond Tue, 03 Jul 2018 06:55:14 +0000 http://benh2.vn/cach-phong-va-dieu-tri-thieu-mau-thieu-sat-cho-phu-nu-va-tre-nho-8784/ Thiếu máu, thiếu sắt là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. Thiếu máu, sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó làm thế nào để đảm bảo cơ thể đủ sắt là việc làm ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe người dân.

Bài viết Cách phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt cho phụ nữ và trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiếu máu, thiếu sắt là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. Thiếu máu, sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó làm thế nào để đảm bảo cơ thể đủ sắt là việc làm ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe người dân.

Tác dụng của sắt đối với cơ thể

Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron…

Ở người bình thường, 90% đến 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5% – 10% (1 – 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.

thiếu máu

Sắt là thành phần cấu tạo của các tế bào hồng cầu, có tác dụng đưa oxy đến các cơ quan trong cơ thể

Khi cơ thể bị thiếu sắt gây hậu quả lớn nhất là thiếu máu và là nguyên nhân của hàng loạt thương tổn ở các cơ quan khác như tiêu hóa (rối loạn hấp thu, rối loạn chức năng), thần kinh (giảm phản xạ, suy yếu tinh thần, tư duy, giảm tập trung, rối loạn dẫn truyền thần kinh), miễn dịch (suy giảm đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, sa sút nồng độ enzym và các globulin miễn dịch), vận động (giảm cơ lực, hệ thống cơ vân suy yếu, giảm vận động) và tăng nguy cơ ngộ độc đối với các yếu tố khác như chì.

Thiếu máu, thiếu sắt nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê của WHO, 42% phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên toàn thế giới, 90% trong số họ ở các nước đang phát triển. WHO ước tính trong số 529.000 ca tử vong ở người mẹ trên toàn cầu mỗi năm, hơn 50% là do nguyên nhân thiếu máu ( trực tiếp hay gián tiếp).

Tương tự, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2000 cho thấy, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu, và 75% thiếu máu ở phụ nữ có thai là do thiếu sắt.

PGS.TS. Bác sỹ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương phân tích: Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Mẹ bị thiếu máu dễ bị sảy thai, nhau bong non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, chất lượng sinh nở và cho con bú thấp. Đặc biệt, trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường.

Nguy hiểm hơn “Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm khuyết trong hình thành myelin do thiếu sắt. Con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.”. Thiếu sắt và thiếu máu sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính như: bệnh thận mãn; bệnh viêm đường ruột; suy tim mãn.

Khuyến cáo từ chuyên gia

Từ những phân tích trên, Bác sĩ Vũ Bá Quyết khuyến cáo, việc bổ sung sắt cho cơ thể là cực kỳ quan trọng. Vấn đề là người bệnh cần có hiểu biết về triệu chứng khi thiếu sắt, ý thức được để đến bác sĩ kiểm tra xem cơ thể thiếu sắt ra sao và có biện pháp bổ sung sắt.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần ăn đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng các thực phẩm chứa nhiều sắt để đảm bảo đủ máu, sắt cho cơ thể

Đồng quan điểm, TS. Peter Geisser- Nhà phát minh sáng chế sắt III và là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Câu lạc bộ Sắt Châu Âu 2008, khẳng định: Bản tổng quan về liệu pháp điều trị thiếu sắt nhấn mạnh, máu do thiếu sắt cũng như thiếu sắt và thiếu máu sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính như: bệnh thận mãn; bệnh viêm đường ruột; suy tim mãn…

 TS. Peter Geisser lấy dẫn chứng: các nghiên cứu đã chứng minh tại sao các chế phẩm sắt dùng trong y khoa không tương đương về hiệu quả và độ an toàn. Hơn nữa, người ta ngày càng biết rõ sức khỏe phụ nữ phụ thuộc nhiều vào tình trạng sắt trong cơ thể và giải thích “Tùy theo cấu trúc hóa học, các chế phẩm sắt đường uống khác nhau có tác động khác nhau tới cơ thể.  Hơn nữa, sự tương tác với các thành phần trong thực phẩm và các loại thuốc khác không giống nhau giữa các muối sắt, điều đó giải thích tại sao sắt có thể và nên uống khi ăn hoặc sau khi ăn, trong khi các muối sắt khác thì không được.”.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh nhìn chung khi dùng sắt Maltofer, lượng hemoglobin tăng lên sau 3 tháng điều trị tương đương với các loại muối sắt khác, nhưng với Maltofer an toàn hơn, có ít tác dụng phụ hơn nhiều so với các sắt khác, do vậy tuân thủ điều trị tốt hơn. Ngoài ra, cần bổ sung sắt qua thức ăn hàng ngày và uống các chế phẩm chứa sắt để cơ thể khỏe mạnh.

Benh.vn (tổng hợp theo vov.vn)

Bài viết Cách phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt cho phụ nữ và trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-phong-va-dieu-tri-thieu-mau-thieu-sat-cho-phu-nu-va-tre-nho-8784/feed/ 0