Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 27 Feb 2020 06:34:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hy vọng mới trong điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ https://benh.vn/hy-vong-moi-trong-dieu-tri-cho-benh-nhan-bi-nhiem-phong-xa-5304/ https://benh.vn/hy-vong-moi-trong-dieu-tri-cho-benh-nhan-bi-nhiem-phong-xa-5304/#respond Wed, 04 Apr 2018 05:21:15 +0000 http://benh2.vn/hy-vong-moi-trong-dieu-tri-cho-benh-nhan-bi-nhiem-phong-xa-5304/ Các nhà khoa học cho biết đang phát triển một loại thuốc mới có tên là DMOG, có thể giúp những bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ nặng kéo dài sự sống, đồng thời mở ra hy vọng mới trong việc điều trị cho các bệnh nhân bị ung thư.

Bài viết Hy vọng mới trong điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các chất phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân hay từ một vụ nổ bom nguyên tử thường gây phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ cao với những tổn thương nặng nề đối với cơ thể nạn nhân và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học cho biết đang phát triển một loại thuốc mới có tên là DMOG, có thể giúp những bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ nặng kéo dài sự sống, đồng thời mở ra hy vọng mới trong việc điều trị cho các bệnh nhân bị ung thư.

Trong một công trình nghiên cứu được đăng trên tờ Science Translational Medicine số ra ngày 14/5, các nhà khoa học đến từ trường Đại học Stanford của Mỹ đã thử nghiệm tác dụng của hai loại protein có tên HIF1 và HIF2 trong việc ngăn ngừa cũng như giảm thiểu những tổn thương trên cơ thể, đặc biệt là ống ruột, đối với những con chuột thí nghiệm bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sử dụng những con chuột biến đổi gene nhằm triệt tiêu enzyme PHD vốn có khả năng kiềm chế sự ổn định và phát triển của hai loại protein trên.

Kết quả cho thấy 70% con chuột biến đổi gene có thể sống sót ít nhất 30 ngày sau khi vùng bụng của chúng tiếp xúc với phóng xạ ở nồng độ cao, trong khi 27% sống sót ít nhất 30 ngày sau khi toàn bộ cơ thể bị nhiễm phóng xạ.

Đo chỉ số phóng xạ cao tại nhà máy điện Fukushima, Nhật Bản (ảnh)

Tiếp đó, các nhà khoa học tiếp tục cho những những con chuột bình thường dùng thuốc DMOG – giúp ức chế hoạt động của enzyme PHD – trước khi cho chúng tiếp xúc với phóng xạ.

Họ nhận thấy rằng 67% trong số chúng có thể sống ít nhất 60 ngày sau khi bị nhiễm phóng xạ cao ở vùng bụng và 40% sống được ít nhất 30 ngày sau khi toàn bộ cơ thể bị nhiễm xạ nặng.

Việc điều trị bằng DMOG đối với những con chuột bị nhiễm xạ sau 24 tiếng cũng mang lại kết quả khả quan khi thuốc này giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương trong cơ thể.

Trong khi đó, trong cả hai trường hợp, những con chuột bình thường đều chết trong vòng 10 ngày sau khi bị nhiễm phóng xạ nặng. Nghiên cứu cũng cho thấy protein HIF2 đóng vai trò tích cực hơn HIF1 trong việc bảo vệ cơ thể khi bị nhiễm phóng xạ.

Mặc dù ngạc nhiên trước khả năng bảo vệ cơ thể và chữa lành những tổn thương của DMOG cùng hai loại protein HIF1 và HIF2 đối với những con chuột bị nhiễm phóng xạ, các nhà khoa học cho rằng vẫn còn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa bởi chuột có khả năng chịu đựng các tác động của phóng xạ cao hơn con người.

Tuy nhiên, họ cũng đánh giá việc nghiên cứu và tìm hiểu cơ chế của DMOG là một tài liệu vô giá, góp phần phát triển những phương thức điều trị mới cho bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ, đồng thời giúp phần nào giảm thiểu các độc tố mà bệnh nhân ung thư có thể bị ảnh hưởng khi được điều trị bằng phương pháp xạ trị.

Bên cạnh những hiệu quả to lớn trong công nghiệp và y học, các chất phóng xạ và tia bức xạ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu sự tác động vượt quá giới hạn an toàn. Khi cơ thể bị nhiễm phóng xạ, người bệnh có thể mắc các bệnh như ban đỏ, da bong vảy, giảm bạch cầu hạt, ung thư, vô sinh.

Nhiễm phóng xạ khiến cơ thể không thể tự sửa chữa tổn thương đúng cách, dẫn đến nhiều nguy cơ gây biến đổi gen của cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại di truyền cho nhiều thế hệ. Ngoài ra, việc tiếp xúc phóng xạ ở mức độ lớn cũng khiến con người bị bỏng da, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bài viết Hy vọng mới trong điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hy-vong-moi-trong-dieu-tri-cho-benh-nhan-bi-nhiem-phong-xa-5304/feed/ 0
Bị nhiễm xạ nguy hiểm đến đâu? https://benh.vn/bi-nhiem-xa-nguy-hiem-den-dau-6864/ https://benh.vn/bi-nhiem-xa-nguy-hiem-den-dau-6864/#respond Sun, 02 Oct 2016 05:54:17 +0000 http://benh2.vn/bi-nhiem-xa-nguy-hiem-den-dau-6864/ Tính đến thời điểm hiện tại nguồn phóng xạ bị thất lạc của Nhà máy Thép Pomina ở Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa được tìm thấy. Đây là nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm rất cao; nếu bị nhiễm xạ, nạn nhân có thể rất đau đớn, khó điều trị theo cách thông thường.

Bài viết Bị nhiễm xạ nguy hiểm đến đâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tính đến thời điểm hiện tại nguồn phóng xạ bị thất lạc của Nhà máy Thép Pomina ở Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa được tìm thấy. Đây là nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm rất cao; nếu bị nhiễm xạ, nạn nhân có thể rất đau đớn, khó điều trị theo cách thông thường.

Sau khi tổ chức buổi họp thông báo về việc nguồn phóng xạ của nhà máy thép Pomina bị thất lạc, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Đoàn công tác của Bộ KH&CN tập trung thực hiện các biện pháp tìm kiếm nguồn phóng xạ tại Nhà máy Thép Pomina cũng như bên ngoài.

Tỉnh cũng thành lập tổ công tác thu hồi nguồn phóng xạ, triển khai tìm kiếm, rà soát các điểm thu mua phế liệu… đồng thời công bố rộng rãi hình ảnh nguồn phóng xạ bị mất, cảnh báo nguy hiểm trên các phương tiện thông tin để người dân được biết và thưởng cho người cung cấp thông tin để tìm thấy nguồn phóng xạ nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Nguồn phóng xạ thất lạc đến nay vẫn chưa tìm thấy

Được biết, nguồn phóng xạ bị mất là loại Co-60, dạng hình trụ đường kính 140mm, dài 458mm, cân nặng khoảng 45kg dùng để đo mức thép lỏng trên dây chuyền lò đúc số 3, trong tổng số 5 dây chuyền của nhà máy.

Chia sẻ từ chuyên gia

Theo GS.TS Trần Thanh Minh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật và Hạt nhân, nguồn phóng xạ Co-60 đang thất lạc ở Vũng Tàu  có mức nguy hiểm rất lớn vì ở khoảng cách 10cm nguồn phóng xạ có thể gây ra suất chiếu là 2,5mSv/h, trong khi mức cho phép với người bình thường là 1mSv/năm.

Trong trường hợp rút nguồn phóng xạ ra khỏi buồng chì hay uranium bảo vệ thì sự chiếu xạ vào cơ thể là rất dễ xảy ra. Quá trình diễn biến đặc trưng sau khi bị chiếu xạ toàn thân từ một nguồn bức xạ xuyên thấu gồm giai đoạn tiền khởi bao gồm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và có thể sốt kèm tiêu chảy, giai đoạn ủ bệnh thể hiện ở các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột do thiếu máu hoặc mất các tế bào thuộc dạ dày, ruột.

Trường hợp chiếu xạ cục bộ, tùy theo liều lượng chiếu, tại chỗ bị chiếu xuất hiện ban đỏ, phù nề, bỏng rộp khô và ướt, tróc vảy, đau đớn, hoại tử hoặc rụng lông. Những tổn thương da cục bộ tiến triển chậm theo thời gian (tuần, tháng) và có thể trở nên rất đau đớn, khó điều trị bằng cách thông thường.

Những tổn thương do phóng xạ gây ra rất khó chữa lành

Theo GS Minh, vụ việc này cùng với vụ việc một nguồn chiếu xạ Iridium ở quận Tân Bình, TPHCM thất lạc hồi tháng 9/2014 thể hiện sự bất cẩn và thiếu hiểu biết ở những người liên quan và những cấp quản lý có trách nhiệm. Hiện có gần 1.000 cơ sở đang sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ với gần 6.000 nguồn phóng xạ.

Một số sự cố liên quan tới phóng xạ tại Việt Nam

1. Ngày 23/12/2003, Cty Cổ phần Xi măng Việt Trung (xã Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam) mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động clinker. Đến nay, chưa có thông tin công bố đã tìm lại được nguồn phóng xạ này.

2. Ngày 17/5/2006, Viện Công nghệ Xạ hiếm thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam sửa chữa các gian kho tầng 6, nơi chứa nguồn đồng vị phóng xạ, nên chuyển nguồn sang gian bên cạnh dành chỗ cho thi công. Đến 14h ngày 29/5, cơ quan này phát hiện nguồn đồng vị phóng xạ trên bị mất. Nguồn phóng xạ này sau đó được thu hồi.

3. Cuối tháng 7/2006, Cty Cổ phần Xi măng Sông Đà tháo phần thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng để sửa chữa. Ngày 8/8, phát hiện hộp đựng nguồn phóng xạ trong thiết bị này bị mất đến nay vẫn chưa thu hồi lại được.

4. Tháng 9/2014, Cty TNHH APAVE châu Á – Thái Bình Dương, tại quận Tân Bình, TPHCM bị mất trộm một nguồn phóng xạ, nhưng sau đó tìm lại được.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Bị nhiễm xạ nguy hiểm đến đâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-nhiem-xa-nguy-hiem-den-dau-6864/feed/ 0