Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 11 Jun 2020 18:16:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đôi bạn tiến sĩ chế máy chữa vết thương không cần kháng sinh https://benh.vn/doi-ban-tien-si-che-may-chua-vet-thuong-khong-can-khang-sinh-8298/ https://benh.vn/doi-ban-tien-si-che-may-chua-vet-thuong-khong-can-khang-sinh-8298/#respond Tue, 19 Sep 2017 06:46:06 +0000 http://benh2.vn/doi-ban-tien-si-che-may-chua-vet-thuong-khong-can-khang-sinh-8298/ Chúng tôi gặp TS. Đỗ Hoàng Tùng và TS. Nguyễn Thế Anh tại căn phòng ở tầng 6 của Viện Vật lí, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam - địa chỉ của Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma. Cùng chia sẻ câu chuyện về đôi bạn tiến sĩ chế máy chữa vết thương không cần kháng sinh

Bài viết Đôi bạn tiến sĩ chế máy chữa vết thương không cần kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chúng tôi gặp TS. Đỗ Hoàng Tùng và TS. Nguyễn Thế Anh tại căn phòng ở tầng 6 của Viện Vật lí, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam – địa chỉ của Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma. Cùng chia sẻ câu chuyện về đôi bạn tiến sĩ chế máy chữa vết thương không cần kháng sinh

Không gian làm việc của phòng thí nghiệm

Căn phòng chỉ rộng chừng 20 mét vuông với đủ các loại thiết bị, chai lọ thí nghiệm mà cảm giác của người đi vào là chỉ cần một chút bất cẩn có thể làm đổ vỡ mọi thứ.

tien-si-do-hoang-tung-plasma-lanh

TS Đỗ Hoàng Tùng (phải) và TS Nguyễn Thế Anh bên cạnh chiếc máy PlasmaMed do chính 2 anh chế tạo. (Ảnh: Lê Văn).

Thế nhưng đây là nơi làm việc của 8 con người thuộc biên chế của phòng thí nghiệm này, cũng là nơi Tùng và Thế Anh mày mò từ những ngày đầu tiên để chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh giúp diệt khuẩn bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc, chữa lành vết thương mà không cần sử dụng tới kháng sinh.

Bắt đầu tiến hành nghiên cứu

Bắt đầu từ năm 2011 với “vốn liếng” chỉ là 2 chiếc bàn văn phòng và một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở với chi phí 15 triệu đồng, 4 năm sau, hai vị tiến sĩ mới bước qua tuổi 35 đã chế tạo thành công chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (Gliding arc plasma – GAP) – một trong những chiếc máy phát tia plasma đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý này.

Tới nay, sau khi đã được kiểm nghiệm và thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, chiếc máy PlasmaMed của Tùng và Thế Anh đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.

Ưu điểm của chiếc máy

Điều đặc biệt chiếc máy phát tia plasma do Tùng và Thế Anh chế tạo không chỉ là sản phẩm “made in Việt Nam” nhưng mang đẳng cấp thế giới về công nghệ mà còn ở chỗ, việc ứng dụng công nghệ plasma trong điều trị y tế đặc biệt là diệt khuẩn và chữa lành các vết thương mà không cần tới kháng sinh là một hướng đi quan trọng trong bối cảnh “nạn” kháng thuốc kháng sinh đang làn tràn hiện nay.

Bên cạnh đó, việc điều trị bằng phương pháp sử dụng công nghệ plasma sẽ giúp chi phí của bệnh nhân giảm từ 8-10 lần so với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền thống.

Thành công của chiếc máy plasma lạnh

Thành công của chiếc máy phát tia plasma lạnh của Tùng và Thế Anh đã được nhiều chuyên gia cũng như các đơn vị y tế công nhận khi đem lại những hiệu quả rõ ràng trong thực tế. Thế nhưng, ít biết rằng, đằng sau chiếc máy PlasmaMed không chỉ là thành quả của 4 năm miệt mài nghiên cứu mà kết quả của một tình bạn đẹp trong khoa học.

Nhiều người đã nhắc tới “cặp đôi plasma” của Việt Vật lí dù nhìn bề ngoài, ít ai có thể nghĩ rằng họ có thể làm việc cùng nhau. Tùng bụi bặm, Thế Anh lại khá chỉn chu. Tùng sôi nổi, nhiệt huyết và mơ mộng, Thế Anh lại trầm tĩnh, sắc sảo và đầy thực tế. Thế nhưng, có vẻ chính sự “trái dấu” này lại giúp 2 người phối hợp với nhau dễ dàng hơn.

Đôi bạn cùng tiến

Tùng kể rằng, thực tế thì hai người biết nhau từ hồi lớp 5 khi cả hai có mặt trong đội tuyển thi Toán quốc gia của tỉnh Thanh Hóa. Tới năm cấp 3, Tùng và Thế Anh lại là bạn cùng lớp chuyên Hóa của Trường THPT chuyên Lam Sơn khóa 94-97 rồi cùng vào đội tuyển thi quốc gia môn Hóa của trường.

Tới năm thi đại học, Tùng chọn Khoa Vật lí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên còn Thế Anh chọn Khoa Hóa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ra trường, Tùng về làm việc tại Viện Vật lí còn Thế Anh cũng ký hợp đồng về làm việc tại Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.

Sau đó, trong khi Thế Anh hoàn thành luận án tiến sĩ tại Viện Hóa thì Tùng may mắn hơn khi có được cơ hội làm tiến sĩ tại nước ngoài.

Tùng cho biết, lúc đó, người thầy hướng dẫn của anh là GS Nguyễn Ái Việt, nguyên Viện trưởng Viện Vật lí đã đưa cho anh 2 hướng lựa chọn: Tiếp tục đi sâu vào Vật lí lý thuyết hoặc đi theo hướng nghiên cứu plasma để trở thành người đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng chuyên ngành này tại Việt Nam.

Tùng đã chọn hướng đi thứ 2 dù biết đó là hướng đi nhiều thử thách và khó khăn hơn.

“Lúc đó plasma vẫn là khái niệm rất mới tại Việt Nam, chưa có ai nghiên cứu về nó cả nên đây sẽ là lựa chọn rất khó khăn. Tuy nhiên, mình cũng cảm thấy năng lực của mình có hạn nên mình không muốn đi theo hướng Vật lí lý thuyết nữa” – Tùng chia sẻ.

Trong thời gian Tùng học tiến sĩ, rồi sau tiến sĩ tại Đức, hai người vẫn thường xuyên giữ liên hệ, trao đổi với nhau về công việc. Thế Anh cho biết, lúc đó, ở Việt Nam việc tiếp cận các tài liệu, bài báo khoa học phục vụ công việc khá khó khăn nên mình thường phải nhờ Tùng lấy hộ tài liệu để đọc.

tien-si-the-anh-va-tien-si-do-hoang-tung

TS Thế Anh đã từ bỏ hướng nghiên cứu về Hóa học lý thuyết, chấp nhận đứng sau hỗ trợ cho bạn mình. (Ảnh: Lê Văn)

Gặp nhau sau nhiều năm

Hai người gặp lại nhau vào năm 2011 khi Tùng từ chối nhiều lời mời ở lại Đức và quyết định rời về Việt Nam với mục tiêu đem những kiến thức về plasma mình học được để ứng dụng trong đời sống và xây dựng chuyên ngành nghiên plasma tại Việt Nam. Lúc đó, Thế Anh vẫn đang làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Hóa lý và Hóa lý thuyết tại Viện Hóa học.

Thế rồi khi nghe Tùng trình bày ý tưởng về chiếc máy phát tia plasma dùng trong điều trị y tế, Thế Anh đã bị thuyết phục và quyết định rời khỏi Viện Hóa học chuyển sang Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma làm việc cùng Tùng. Những kiến thức về hóa học và vật liệu của Thế Anh đã góp một phần quan trọng trong việc hiện thực hóa những ý tưởng của Tùng trong việc chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh bằng công nghệ hồ quang trượt.

Tôi hỏi Thế Anh rằng, vì sao anh lại bỏ dở hướng nghiên cứu, chấp nhận “đứng sau” người bạn học từ thuở nhỏ của mình như vậy? Thế Anh cười nói với tôi rằng, trong lĩnh vực plasma, Tùng là người đi đầu và anh không thể bằng bạn mình, song anh vẫn tự phát triển hướng nghiên cứu của riêng mình.

Hỗ trợ nhau không đố kỵ

Có lẽ vì chấp nhận là người “đứng sau” nên trong suốt cuộc trò chuyện giữa chúng tôi, Thế Anh là người nói ít nhất. Anh ngồi hơi lùi lại phía sau, lắng nghe và chỉ bổ sung cho người bạn của mình những khi thật sự cần thiết.

Thế nhưng, với Tùng, Thế Anh lại là một người rất quan trọng trong công việc. Nói về người bạn “nếm mật nằm gai” cùng mình trong suốt những năm qua, Tùng ví những ý tưởng của anh giống như một con diều cứ gặp gió là bay, còn Thế Anh chính là chiếc dây diều giữ cho những ý tưởng của anh gần với thực tế hơn.

“Mỗi khi mình đưa ra ý tưởng, Thế Anh luôn là người phân tích để mình thấy được ý tưởng đó có thể và có nên áp dụng vào thực tế hay không. Khả năng đó, mình không thể so với Thế Anh được” – Tùng cười, chia sẻ.

Không dừng lại ở một chiếc máy

Tới đây, sau khi “chuyển giao” chiếc máy PlasmaMed để đưa vào sử dụng trong đời sống, Tùng sẽ quay lại với công việc nghiên cứu của mình. Anh cho biết, hướng nghiên cứu tiếp theo của anh là ứng dụng công nghệ plasma vào y sinh, nông nghiệp, khoa học vật liệu và môi trường.

Trong khi đó, Thế Anh nói rằng, ngoài những hướng nghiên cứu chung, bản thân anh cũng tự định hướng cho mình hướng nghiên nghiên cứu ứng dụng plasma trong hóa học, chuyên ngành mà anh đã tích lũy kiến thức lâu nay.

“Chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt chỉ là khởi đầu cho việc ứng dụng plasma vào đời sống. Sẽ còn rất nhiều ứng dụng nữa của plasma trong tương lai” – Tùng khẳng định.

Lời kết

Tới tận khi cuộc trò chuyện kết thúc, khi đồng nghiệp của tôi xin số điện thoại của 2 người tiến sĩ trẻ, tôi mới phát hiện 2 anh dùng 2 chiếc điện thoại giống hệt nhau. Giải thích cho sự ngạc nhiên của tôi, Tùng nói rằng, điện thoại và máy tính của 2 anh mua cùng lúc và mua giống nhau để người này có quên sạc thì vẫn có thể dùng được của người kia.

Những tính cách trái ngược đôi khi lại là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau và cho ra những kết quả vượt xa mọi sự tưởng tượng.

Bài viết Đôi bạn tiến sĩ chế máy chữa vết thương không cần kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/doi-ban-tien-si-che-may-chua-vet-thuong-khong-can-khang-sinh-8298/feed/ 0
Việt Nam chế tạo thành công máy điều trị vết thương không cần kháng sinh https://benh.vn/viet-nam-che-tao-thanh-cong-may-dieu-tri-vet-thuong-khong-can-khang-sinh-8394/ https://benh.vn/viet-nam-che-tao-thanh-cong-may-dieu-tri-vet-thuong-khong-can-khang-sinh-8394/#respond Sun, 05 Mar 2017 06:47:55 +0000 http://benh2.vn/viet-nam-che-tao-thanh-cong-may-dieu-tri-vet-thuong-khong-can-khang-sinh-8394/ Mỗi năm thế giới phải chi hàng trăm tỷ USD để điều trị các vết thương trên cơ thể con người. Tuy nhiên mới đây các nhà khoa học ở Viện Vật lý Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã chế tạo thành công máy PlasmaMed có tác dụng chữa vết thương mà không cần dùng tới thuốc kháng sinh. Điều này mở ra một bước tiến mới trong điều trị ở Việt Nam.

Bài viết Việt Nam chế tạo thành công máy điều trị vết thương không cần kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mỗi năm thế giới phải chi hàng trăm tỷ USD để điều trị các vết thương trên cơ thể con người. Tuy nhiên mới đây các nhà khoa học ở Viện Vật lý Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã chế tạo thành công máy PlasmaMed có tác dụng chữa vết thương mà không cần dùng tới thuốc kháng sinh. Điều này mở ra một bước tiến mới trong điều trị ở Việt Nam.

Chiếc máy PlasmaMed “made in Việt Nam” đầu tiên ra đời

Sau một thời gian nghiên cứu chế tạo rồi đưa vào thử nghiệm mang lại những hiệu quả tích cực, được kiểm nghiệm và thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, chiếc máy PlasmaMed của tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm thiết bị y tế. Đây được coi là chiếc máy PlasmaMed “made in Việt Nam” đầu tiên được đưa vào thử nghiệm chữa lành vết thương mà không cần kháng sinh. Qua đó, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.

cong-nghe-plasma-lanh-viet-nam

Khởi đầu từ năm 2011 với “nguồn vốn” là 2 chiếc bàn văn phòng và một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở với chi phí 15 triệu đồng, 4 năm sau, tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng- Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cùng với cộng sự đã chế tạo thành công chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (Gliding arc plasma – GAP) – một trong những chiếc máy phát tia plasma đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý này.Thành công của chiếc máy đã được nhiều chuyên gia cũng như các đơn vị y tế công nhận khi đem lại những hiệu quả rõ ràng trong thực tế.

Những ưu điểm vượt trội

Giảm chi phí của bệnh nhân

Chiếc máy phát tia plasma không chỉ là sản phẩm “made in Việt Nam” mà còn mang đẳng cấp thế giới về công nghệ. Việc ứng dụng công nghệ plasma trong điều trị y tế đặc biệt là diệt khuẩn và chữa lành các vết thương mà không cần tới kháng sinh được xem như một hướng đi quan trọng trong bối cảnh “nạn” kháng thuốc kháng sinh đang làn tràn hiện nay. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng phương pháp sử dụng công nghệ plasma sẽ giúp chi phí của bệnh nhân giảm từ 8-10 lần so với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền thống.

Tăng tốc làm lành vết thương

Theo tiến sĩ Tùng, kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, plasma lạnh kích thích và tăng tốc làm lành vết thương, tái sinh mô, tăng sinh tế bào, hình thành mạch, vết thương se khô rõ rệt và nền vết thương hồng hơn, vết thương nhanh liền hơn, khả năng co kéo vết thương ít hơn so với vùng chứng. Điều trị bằng plasma là an toàn. Tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng tự hào chia sẻ “Hiện nay chúng tôi đã chế tạo được 20 máy và đặt thử nghiệm ở 18 cơ sở y tế. Trước mắt bệnh nhân được điều trị miễn phí. Qua điều trị bằng plasma đối với một số bệnh nhân bị vết thương viêm nặng nhưng kháng thuốc kháng sinh thì đều khỏi bệnh”.

Bác sỹ Phạm Đăng Nhật (GĐ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Phẫu thuật tạo hình – BV trung ương Huế) là người trực tiếp đứng ra chỉ đạo điều trị bằng công nghệ plasma cho bệnh nhân Nguyễn Thị Phước 58 tuổi ở phường Thuận Hoà, thành phố Huế cho biết thêm: “Với bệnh nhân Phước được điều trị trong 6 phiên, mỗi một phiên là 15 lần chiếu. Mỗi lần chiếu khoảng 10 giây lại nghỉ 2 giây. Kết quả thật sự ngạc nhiên khi vết thương hết viêm, hết nhiễm trùng. Sau sáu phiên điều trị thì vết thương tự nó lành lại và bệnh nhân hết đau”.

Ứng dụng công nghệ plasma trong nhiều lĩnh vực

Được biết, những chiếc máy đầu tiên đã được nhiều đơn vị đặt hàng bởi ưu điểm sử dụng hiệu quả, giá thành rẻ hơn so với hàng nhập khẩu. Như vậy Việt Nam có thể làm chủ công nghệ plasma và có thể liên kết đưa plasma đến với nhiều lĩnh vực của đời sống như nông nghiệp, bảo quản thực phẩm. Đặc biệt, với việc chế tạo chiếc máy này Việt Nam đã đi vào top 4 nước trên thế giới có thể chế tạo máy từ công nghệ plasma.

Bài viết Việt Nam chế tạo thành công máy điều trị vết thương không cần kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viet-nam-che-tao-thanh-cong-may-dieu-tri-vet-thuong-khong-can-khang-sinh-8394/feed/ 0