Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:34:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sự phát triển của phôi trước làm tổ https://benh.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/ https://benh.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/#respond Mon, 20 May 2024 07:24:51 +0000 http://benh2.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/ Sau khi sự thụ tinh giữa tinh trùng và noãn diễn ra tại đoạn bóng vòi tử cung, hợp tử được tạo thành sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4 –5 ngày

Bài viết Sự phát triển của phôi trước làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sự phát triển của phôi trước khi làm tổ là quá trình phát triển của phôi ngay trước thời điểm làm tổ, mặc dù thời gian này chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi.

Sự phát triển của phôi trước làm tổ

Trong cơ thể người phụ nữ, sau khi sự thụ tinh giữa tinh trùng và noãn diễn ra tại đoạn bóng vòi tử cung, hợp tử được tạo thành sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4 –5 ngày. Song song với sự di chuyển này, trong bản thân phôi diễn ra sự phân chia và chuyển hoá với những thay đổi lớn, sự điều hoà quá trình hình thành gen và tổng hợp protein. Trong 3-4 ngày đầu, phôi phát triển qua giai đoạn phân tách đến phôi dâu, xảy ra trong vòi tử cung. Phôi dâu xuống đến tử cung chuyển thành phôi nang và thoát màng thấu quang. Sau đó, phôi nang sẽ gắn vào làm tổ ở nội mạc tử cung.

Giai đoạn phân cắt

Sau khi hai tiền nhân tiếp cận và hoà nhập vào nhau, Quan sát dưới kính hiển vi vào thời điểm 18 giờ sau thụ tinh để tìm hai tiền nhân (và thường kèm hai thể cực) là dấu hiệu chắc chắn thụ tinh đã xảy ra. Sự phân chia lần I kết thúc sau thụ tinh 24 giờ tạo thành phôi 2 tế bào, là chu kỳ kéo dài nhất, các chu kỳ sau chỉ khoảng 18 giờ. Những phân chia này kiểu như nguyên phân của tế bào bình thường, các tế bào con được tạo ra gọi là các phôi bào. Phân chia lần II kết thúc sau thụ tinh 40 giờ, tạo thành phôi với 4 phôi bào kích thước tương đương nhau. Vào ngày 3, phôi chứa 6 – 12 phôi bào và ngày 4 gồm từ 16 – 32 tế bào.

Kích thước toàn bộ của phôi không thay đổi gì trong giai đoạn phân tách mà vẫn giữ nguyên hình dạng của màng zona.

Phôi giai đoạn phân cắt

Giai đoạn phôi dâu

Sau một vài lần phân chia, phôi chứa từ 16-32 phôi bào có hình dáng như trái dâu nên gọi là phôi dâu. Giai đoạn này phôi đã xuống đến buồng tử cung. Sau lần phân chia thứ ba, trong phôi diễn ra quá trình kết đặc tế bào. Hiện tượng kết đặc tế bào xảy ra vào khoảng ngày thứ 3–4 làm cho các tế bào áp sát vào nhau và ranh giới giữa các tế bào lúc này trở nên khó phân biệt.

Quá trình kết đặc tế bào rất quan trọng trong sự biệt hoá khối tế bào trong và tế bào lá nuôi, quyết định đến sự hình thành phôi thai. Màng thấu quang trong giai đoạn phôi dâu vẫn nguyên vẹn tạo điều kiện cho sự kết đặc tế bào và ngăn hai phôi (nếu có) nhập vào nhau. Nếu lớp tế bào trong phân chia ở giai đoạn sớm này, có thể phát triển thành song thai cùng hợp tử.

Phôi dâu

Giai đoạn phôi nang

Phôi dâu nằm trong lòng tử cung được vùi trong niêm dịch của tử cung. Với sự hấp thụ của phôi, chất dịch này thấm qua màng thấu quang, vào giữa các phôi bào tạo thành những túi dịch nhỏ. Các túi dịch tăng dần kích thước, lớn dần và sáp nhập vào nhau tạo nên một khoang lớn là khoang phôi nang. Khối tế bào bên trong bị chèn tạo thành khối cô đặc và bị đẩy về một phía của khoang phôi. Khối tế bào bên ngoài trở thành một lớp biểu mô mỏng sẽ phát triển thành lá nuôi để tạo nên bánh nhau và các phần phụ của thai, còn khối tế bào trong chính là mầm phôi sẽ phát triển thành cơ thể phôi thai.

Phôi nang và sự thoát màng

Giai đoạn làm tổ

Vào ngày 5 sau thụ tinh, màng thấu quang nhanh chóng biến mất có thể do phôi trườn ra ngoài do tế bào lá nuôi tiết ra men tiêu protein tác động lên màng thấu quang. Phôi lúc này không được bao bọc và có thể tiếp xúc trực tiếp với nội mạc tử cung.

Cuối tuần lễ thứ nhất, lá nuôi ở cực phôi xâm nhập vào nội mạc tử cung và tăng sinh nhanh chóng biệt hoá thành lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Lá nuôi hợp bào tiến sâu vào bên trong nội mạc tử cung, xen giữa các tế bào nội mạc tử cung để tạo điều kiện cho phôi làm tổ.

Về phía tử cung, để tạo điều kiện cho phôi làm tổ, nội mạc tử cung phải ở giai đoạn chế tiết với sự hỗ trợ của hoàng thể. Niêm mạc lúc này trở nên phù nề, có màu xám hơn và sẵn sàng cho việc tiếp nhận phôi vào làm tổ.

Phôi nang bắt đầu làm tổ sau thoát màng

Như vậy, sự phát triển của phôi trước khi làm tổ chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau thụ tinh. Hợp tử ban đầu trải qua giai đoạn phân chia làm tăng số lượng các phôi bào. Phôi dâu hình thành khoảng ngày 3-4 với đặc trưng hai khối tế bào bên trong và bên ngoài. Sự hình thành khoang phôi giữa các tế bào trong tạo nên phôi nang cùng với sự biệt hoá khối tế bào bên trong thành mầm phôi và biệt hoá khối tế bào bên ngoài thành lá nuôi. Chúng là cơ sở ban đầu cho sự hình thành cơ thể phôi cũng như bánh nhau và các phần phụ sau này. Phôi nang sẽ bắt đầu làm tổ ở nội mạc tử cung sau khi thoát khỏi màng thấu quang. Song song với những thay đổi về mặt hình thái là sự biến đổi mạnh mẽ về chuyển hoá, sinh tổng hợp protein và chuyển đổi gen. Vì thế, dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng những thay đổi có tính quyết định của giai đoạn này làm cho nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự sinh sản người.

Theo BV ĐH Y Dược Huế

Bài viết Sự phát triển của phôi trước làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/feed/ 0
Tuần thứ 3 của thai kỳ https://benh.vn/tuan-thu-3-cua-thai-ky-423/ https://benh.vn/tuan-thu-3-cua-thai-ky-423/#respond Mon, 26 Jun 2023 03:30:12 +0000 https://benh.vn/?p=423 Trứng đã gặp được tinh trùng và tạo thành hợp tử (Phôi nang). Phôi nang này sẽ sớm phát triển đồng thời di chuyển từu
vòi trứng đến tử cung để làm tổ. Bạn sẽ không được biết em bé của mình là trai hay gái cho tới tuần thứ 14, nhưng thực tế giới tính của em bé đã được hình thành ngay ở thời điểm thụ thai cũng chính là tuần 3 của thai kỳ. Ngay từ bây giờ, việc bổ sung Calci, sắt, vitamin C là cần thiết để chuẩn bị tốt nhất cho phôi nang phát triển.

Bài viết Tuần thứ 3 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn sẽ không được biết em bé của mình là trai hay gái cho tới tuần thứ 14, nhưng thực tế giới tính của em bé đã được hình thành ngay ở thời điểm thụ thai cũng chính là tuần 3 của thai kỳ (do nhiễm sắc thể giới tính của tinh trùng quyết định)

su-thu-thai

Bạn sẽ không được biết em bé của mình là trai hay gái cho tới tuần thứ 14, nhưng thực tế giới tính của em bé đã được hình thành ngay ở thời điểm thụ thai cũng chính là tuần 3 của thai kỳ (do nhiễm sắc thể giới tính của tinh trùng quyết định)

Khoảng 30 tiếng sau khi thụ thai, trứng sẽ được phân chia và di chuyển trong ống dẫn trứng tới tử cung, hình thành một khối tròn các tế bào.

Cần tới 4 ngày để trứng đã thụ tinh của bạn – giờ đã được gọi là phôi nang – tới được tử cung và cần thêm 2-3 ngày để làm tổ.

Bạn có một phôi thai! Phôi thai tương lai của bạn vẫn chỉ là một đám các tế bào đang lớn lên và phân chia mạnh mẽ. Kích thước của phôi thai lúc nào chỉ bằng kích thước của đầu ghim.

Khi phôi nang đã làm tổ tại tử cung, hormone hCG được giải phóng và có thể được phát hiện thông qua các test thử thai.

Thụ thai và thụ tinh

Tuần thứ 3 của thai kỳ bạn đã rụng trứng và khoảnh khắc bạn chờ đợi đã tới: Bạn đã thụ thai và sớm có một em bé được hình thành bắt đầu từ một tế bào.

Khi mà 1 tinh trùng duy nhất chiến thắng xuyên qua lớp màng của trứng, trứng đã được thụ tinh – hay còn gọi là hợp tử – ngay lập tức hình thành một lớp ngăn cách các tinh trùng khác xâm nhập vào trứng (đã quá muộn cho cuộc gặp gỡ thứ 2). Tuy nhiên, hợp tử không đứng yên lâu: trong nhiều ngày nó sẽ phân chia thành 2 tế bào, 4 tế bào, cho tới khi phát triển thành một khối khoảng hơn 100 tế bào. Một số tế bào này sẽ hình thành phôi thai; một số tế bào hình thành nhau thai – tuy nhiên tới thời điểm này vẫn chỉ là một khối tế bào có kích thước bằng 1/5 kích thước của dấu chấm hết câu này.

Làm tổ

Nhỏ bé? Tất nhiên. Nhưng bạn đừng đánh giá thấp tiềm năng của phôi nang. Khi nó phân chia, phôi nang, sẽ du hành trong ống dẫn trứng tới tử cung của bạn trong tuần này – hành trình sẽ kéo dài khoảng 6 ngày. Phôi thai sẽ tự động làm tổ trên thành tử cung và phát triển trong 9 tháng tiếp theo. Bạn sẽ có một em bé theo một lộ trình kỳ diệu để tới được tay bạn trong 9 tháng tới.

Bé trai hay bé gái?

Vậy, tế bào này sẽ chuyển biến kỳ diệu thành một bé trai hay bé gái? Mặc dù phải mất vài tháng để bạn có thể phát hiện chắc chắn (nếu như bạn muốn và được phép), giới tính của trẻ thật sự đã được quyết định rồi.

Trứng đã thụ tinh chứa 46 nhiễm sắc thể – 23 nhiễm sắc thể từ bạn và 23 nhiễm sắc thể từ bố em bé. Trứng của người mẹ luôn mang nhiễm sắc thể X, trong khi tinh trùng của bố thì có 2 loại là nhiễm sắc thể X hoặc nhiễm sắc thể Y. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thì hợp tử mang nhiễm sắc thể XX sẽ hình thành bé gái. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, hợp tử sẽ là XY và phát triển thành bé trai.

Cơ thể bạn ở tuần thứ 3 của thai kỳ

Cơ thể người phụ nữ ở tuần thứ 3 của thai kỳ chưa có nhiều điểm đặc biệt tuy nhiên, bạn có thể thấy một số những dấu hiệu sau đây.

Rụng trứng và thụ tinh

Đầu tiên bạn sẽ trải qua cảm giác: rụng trứng, điều này xảy ra khi mà một trứng được giải phóng từ buồng trứng, bắt đầu từ đầu ống dẫn trứng di chuyển tới tử cung của bạn. Nếu như thời điểm thụ thai quanh thời gian rụng trứng, trứng có thể gặp đối mặt với hàng triệu tinh trùng trong ống dẫn trứng, nơi mà chỉ có 1 tinh trùng may mắn duy nhất xâm nhập được vào trứng. Trong khi bạn có thể sẽ không biết tới việc phân chia của trứng đã thụ tinh trên đường tới tử cung bạn, cơ thể của bạn đã có những thay đổi để chuẩn bị đón phôi nang (sau này sẽ trở thành em bé).

Trứng đã sẵn sàng để gặp tinh trùng và tạo ra em bé
Chỉ một tinh trùng mạnh mẽ nhất được gặp trứng và tạo thành hợp tử

Hoàng thể và các hormone trong thai kỳ

Điều này có ý nghĩa như thế nào với bạn? Ngay sau khi trứng rụng, phần nang mà trứng đã thoát ra gọi là hoàng thể, xẹp xuống, chuyển thành màu vàng và bắt đầu sản xuất hormone Progesterone. Hoàng thể giúp nuôi dưỡng và hỗ trợ thai kỳ cho tới khi nhau thai thay thế, khoảng 10 tuần hoặc lâu hơn thế. Trong thời gian đó, khoảng từ 6 tới 12 ngày sau khi đã làm tổ trên lớp niêm mạc tử cung – điều xảy ra ở quanh tuần thứ 4 của thai kỳ – các tế bào của nhau thai mới phát triển bắt đầu sản xuất hormone hCG. Đây là loại hormone có ý nghĩa thông báo rằng buồng trứng đã tạm ngừng rụng trứng và kích hoạt cơ thể bạn bắt đầu sản xuất nhiều hơn hormone thai kỳ Progesterone và Estrogen, giúp cho niêm mạc tử cung từ dày lên và hỗ trợ phát triển nhau thai. (Cả hai loại hormone này đều đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình mang thai và các triệu chứng như ốm nghén).

Việc phát hiện được hCG có thể tiến hành xét nghiệm nước tiểu hoặc máu thông qua test thử thai – mặc dù vậy, bạn sẽ không thể thấy kết quả dương tính cho tới một hoặc 2 tuần sau đó.

Sự rụng trứng và cảm giác mùi

Có phải mùi vị đột nhiên trở nên nặng hơn so với bình thường? Đó có thể là dấu hiệu của rụng trứng. Các nhà khoa học chưa thực sự chắc chắn tại sao điều này xảy ra, mặc dù về mặt lý thuyết thì sự gia tăng nhạy cảm với mùi làm cho những người phụ nữ rụng trứng trở nên nhạy cảm hơn với kích dục tố (pheromone) của người nam thụ thai. Kết quả là bạn có cảm hứng yêu theo bản năng tự nhiên như lúc bạn muốn có em bé. Do đó hãy tận dụng khoảnh khắc rụng trứng.

Chỉ dẫn khác

  • Phôi thai đang lớn dần. Bạn hãy ăn ít nhất 3 phần đạm mỗi ngày để kích thích tế bào mới phát triển thành em bé. Một phần thịt tương đương với khoảng gần 1 lạng thịt.
  • Bổ sung thêm một vài trái dâu trong ngũ cốc. Bổ sung thực phẩm giàu sắt và Vitamin C để giúp tăng hấp thu sắt – nguyên liệu quan trọng sản xuất máu.
  • Nếu bạn không sử dụng đủ Canxi trong khi mang thai, em bé có thể lấy Canxi từ trong xương của bạn. Ăn uống và bổ sung cho đủ 1000 mg Canxi mỗi ngày với các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc ngũ cốc có bổ sung canxi

Triệu chứng phổ biến ở thai kỳ tuần thứ 3

Tuần thứ 3 của thai kỳ bạn thấy một vài triệu chứng phổ biến.

Thân nhiệt của bạn tăng lên

Thân nhiệt của bạn hạ xuống khi cơ thể chuẩn bị có rụng trứng nhưng sẽ tăng lên khi bạn rụng trứng. Đó là bởi vì hormone Estrogen, làm cho thân nhiệt thấp xuống, chiếm ưu thế trong nửa đầu của chu kỳ, trong khi đó Progesterone, làm cho thân nhiệt tăng lên, lại tăng khi trứng rụng (để giúp tử cung sẵn sàng tiếp nhận trứng). Do đó tuần thứ 3 thai kỳ bạn sẽ thấy thân nhiệt cơ bản tăng lên nếu bạn theo dõi kỹ lưỡng.

Dịch nhầy âm đạo sạch sẽ

Tuần trước, dịch nhầy âm đạo trở nên mỏng và đục, trong tuần này nó trở nên mỏng hơn, cực kỳ co giãn và trong – giống như lòng đỏ trứng gà để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tinh trùng di chuyển.

Đau bụng dưới

Khoảng ¼ phụ nữ cảm thấy bứt rứt hay co thắt liên tục ở khu vực bụng dưới – thường là một bên (bên trứng rụng). Cảm giác đau này được cho rằng xuất phát từ buồng trứng giải phóng trứng, gọi là hội chứng Mittelschemerz.

Bài viết Tuần thứ 3 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuan-thu-3-cua-thai-ky-423/feed/ 0
Tuần thứ 12 của thai kỳ https://benh.vn/tuan-thu-12-cua-thai-ky-405/ https://benh.vn/tuan-thu-12-cua-thai-ky-405/#respond Tue, 20 Jun 2023 03:30:34 +0000 https://benh.vn/?p=405 Việc hình thành cấu trúc cơ thể mới sắp kết thúc, cơ thể em bé tại tuần thứ 12 của thai kỳ bước vào giai đoạn phát triển ổn định và hoàn thiện trong 28 tuần sắp tới. Hệ tiêu hóa bắt đầu có co thắt, thận của bé cũng đã hoạt động. Và tất nhiên, tại tuần 12, hãy đi siêu âm và nghe tim thai - đó là âm thanh kì diệu đầu tiên bé dành cho bạn.

Bài viết Tuần thứ 12 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tuần thứ 12 của thai kỳ, em bé chỉ nặng chưa đầy 1/2 ounce (1 ounce = 28,3g), với chiều dài đầu mông khoảng 6,5cm – kích thước của một quả mận lớn. Thật khó để tin (đặc biệt là từ bên ngoài, bởi  bạn có thể hầu như không thấy gì ở thời điểm này), nhưng kích thước em bé của bạn đã tăng gấp 2 lần trong ba tuần qua.

Sự phát triển ở tuần thứ 12 của thai kỳ
Sự hình thành các bộ phận của thai nhi tại tuần thứ 12
  • Tử cung của bạn lấp đầy khung xương chậu và đẩy lên khoang bụng. Nó làm giảm áp lực bàng quang, giảm cảm giác buồn tiểu.
  • Khả năng cười, khóc và lời nói đầu tiên bắt đầu ngay bây giờ với sự hình thành của các dây thanh.
  • Thận của em bé đang hoạt động, có nghĩa là tất cả các nước ối em bé nuốt bây giờ có thể được làm thành nước tiểu.
  • Trong tuần 8, ruột của bé ở bên ngoài rốn. Bây giờ tất cả chúng đang thiết lập để di chuyển trở lại vào bụng của bé.

Bởi bây giờ bé chỉ nặng chưa đầy 1/2 ounce (1 ounce = 28,3g), với chiều dài đầu mông khoảng 6,5cm – kích thước của một quả mận lớn. Thật khó để tin (đặc biệt là từ bên ngoài, bởi  bạn có thể hầu như không thấy gì ở thời điểm này), nhưng kích thước em bé của bạn đã tăng gấp 2 lần trong ba tuần qua.

Hệ thống tiêu hóa của bé bắt đầu làm việc

Tuần này đánh dấu một bước ngoặt cho em bé của bạn. Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, những nhiệm vụ nặng nề của việc phát triển các cấu trúc cơ thể mới sắp kết thúc, hầu hết các hệ thống của em bé được hình thành đầy đủ – mặc dù vẫn còn rất nhiều việc để làm đến lúc trưởng thành. Bây giờ đến giai đoạn bảo trì, trong đó hệ thống thai nhi của bạn tiếp tục phát triển trong 28 tuần tiếp theo và các cơ quan bắt đầu làm việc. Có một điều là, hệ thống tiêu hóa của thai nhi đang bắt đầu co cơ tiêu hóa của nó, theo nghĩa đen, nó bắt đầu thực hiện động tác co thắt, một kỹ năng bé của bạn sẽ cần sau khi sinh để đẩy thức ăn qua đường tiêu hóa. Tủy xương đang bận rộn sản xuất các tế bào bạch cầu – vũ khí mà sau này sẽ giúp chống lại sự nhiễm trùng khi em bé của bạn ra khỏi nơi trú ẩn an toàn (bao gồm tất cả các mầm bệnh đi qua nhầy mũi khi trẻ chơi cùng nhau). Tuyến yên ở đáy não đã bắt đầu sản xuất các hormone quan trọng cho phép em bé của bạn sinh con của mình sau vài thập kỷ tới hoặc lâu hơn.

Tim thai

Nếu bạn chưa vẫn chưa hài lòng, kiểm tra ở tháng này bạn sẽ nghe thấy tim thai – một âm thanh mà sẽ làm cho trái tim của bạn rộn ràng niềm vui!

Cơ thể bạn ở tuần thứ 12 của thai kỳ

Những cơn hoa mắt

Khi bạn ở gần cuối tam cá nguyệt đầu tiên, kích thước tử cung của bạn bây giờ bằng kích thước của một quả bưởi lớn, bắt đầu di chuyển từ  đáy khung xương chậu của bạn đến một vị trí phía trước và trung tâm trong bụng của bạn. Nếu bạn may mắn, điều này sẽ kết thúc một vấn đề của triệu chứng mang thai: đi tiểu liên tục. Một số triệu chứng mà cũng sẽ giảm khi bạn ở giữa tam cá nguyệt thứ 2: buồn nôn, căng ngực và núm vú, sợ thức ăn và mệt mỏi. Nhưng có thể bạn sẽ có một triệu chứng  mới thêm: chóng mặt.

Nguyên nhân lại là do progesterone làm cho mạch máu của bạn giãn và mở rộng ở khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ, nhằm tăng lưu lượng máu cho em bé của bạn (một lần nữa, tốt cho em bé), nhưng làm máu đến bạn chậm hơn (không tốt cho mẹ). Lưu lượng máu đến ít hơn có nghĩa là giảm huyết áp và giảm lưu lượng máu đến não. Những yếu tố có thể góp phần vào cảm giác chóng mặt choáng váng – đặc biệt là khi bạn thức dậy quá nhanh chóng. Một nguyên nhân gây khác gây chóng mặt khi mang thai là lượng đường trong máu thấp, có thể xảy ra nếu bạn không ăn thường xuyên. Vì vậy, không nên cố gắng để chạy … hay thậm chí đi bộ … khi bụng trống rỗng. Dưới đây là một nhỏ: Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc sắp ngất xỉu, nằm hoặc ngồi xuống với đầu của bạn hạ thấp giữa hai đầu gối, hít thở sâu và nới lỏng bất kỳ quần áo chật (như nút trên quần jean của bạn, bạn phải vật lộn để đóng lúc đầu). Ngay sau khi bạn cảm thấy tốt hơn một chút, lấy thứ gì đó để ăn và uống.

Thử điều này: Xử lý giảm ham muốn tình dục

Người bạn thân nhất nói được mang thai biến cô ấy trở thành một con mèo khi quan hệ tình dục – nhưng bạn cảm thấy mình giống như một con cá chết (và cảm giác cồng kềnh làm cho bạn cảm thấy thậm chí còn chả có tí sexy nào). Có gì đối phó với tình trạng ham muốn tình dục của bạn? Các hormon tác động lên mỗi người phụ nữ khác nhau, làm tăng ham muốn cho một số và giảm ham muốn cho một số người khác. Triệu chứng mang thai cũng có thể cản trở bạn và một thời điểm tốt – sau tất cả, thật khó để thoải mái khi bạn đang bận nôn vào bữa tối hoặc khi bạn hầu như không có năng lượng để cởi quần áo hay cho đối tác của bạn tận dụng lợi thế của bộ ngực lớn khi bạn thể hiện thái độ là chỉ được nhìn nhưng không được chạm vào. Hãy yên tâm, bất cứ điều gì bạn đang cảm thấy đều bình thường. Chỉ cần giữ sự kết nối cảm xúc với đối tác của bạn và ghi nhớ – và nhắc nhở đối tác của bạn – rằng nhiều người phụ nữ bị mất cảm giác ham muốn trong tam cá nguyệt đầu tiên có được nó trở lại trong lần thứ hai, một cách mãnh liệt …

Chỉ dẫn khác

  • Tất cả phụ nữ mang thai đôi khi sẽ gặp dịp mùa cúm (tháng mười đến tháng ba). Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên được chích ngừa! Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc mang thai không làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của mũi tiêm.
  • Bác sĩ có thể cảm thấy kích thước tử cung ngày càng tăng bằng cách chạm vào bụng của bạn nhưng bạn vẫn chưa lộ bụng. Hãy diện quần áo thỏa thích cho đến khi bạn đã sẵn sàng cho quần áo bà bầu.
  • Bóp cơ sàn chậu 5-10 giây 10-20 lần một ngày. Việc xây dựng những cơ bàng quang và cơ hỗ trợ tử cung làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về bàng quang khi mang thai.

Triệu chứng phổ biến

Giảm nhu cầu đi tiểu thường xuyên

Cảm giác buồn đi tiểu cuối cùng cũng giảm bớt. Nhưng để chắc ăn, hãy tập bài tập Kegel trong vài tháng tới để ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ do áp lực của thai xuống dưới.

Mệt mỏi

Trải qua tam cá nguyệt thứ nhất, gần như bạn bị vắt kiệt sức do cơ thể bạn đã làm việc quá tải để hoàn thành nhau thai. Vì vậy hãy để bản thân nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy cần và tận dụng mọi cơ hội để ngủ trước khi em bé của bạn đến và đòi ăn lúc 3h sáng.

Tăng tiết nước bọt

Triệu chứng mang thai gây phiền phức này có thể sẽ mất đi khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Giảm thiểu sự khó chịu (và chán ghét) của bạn bằng cách nhai kẹo cao su hoặc súc miệng.

Đầy hơi và trung tiện

Một cách để làm giảm triệu chứng mang thai đáng xấu hổ này là để ăn chậm. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt không khí, tạo ra các túi khí trong bụng của bạn.

 Nhạy cảm với mùi

Nếu gần đây mũi của bạn nhạy cảm hơn nhiều (bạn có thể biết những gì chồng bạn đã ăn gì buổi trưa lúc anh bước vào cửa), thử mở các cửa sổ. Hoặc để một miếng chanh gần đó và ngửi nó khi bạn bắt đầu ngửi thấy một mùi buồn nôn, cam quýt có thể dập tắt buồn nôn.

Nhức đầu thường xuyên

Hãy đảm bảo ăn đủ bữa trong ngày – bỏ bữa gây ra lượng đường trong máu thấp, mà có thể gây ra đau đầu. Ngoài ra, hãy nhớ rằng nó bạn vẫn được dùng acetaminophen trong thai kỳ (nhưng chắc chắn rằng bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn tự mình khắc phục trước khi phải dùng thuốc).

Bài viết Tuần thứ 12 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuan-thu-12-cua-thai-ky-405/feed/ 0
Tuần thứ 35 của thai kỳ https://benh.vn/tuan-thu-35-cua-thai-ky-2-42186/ https://benh.vn/tuan-thu-35-cua-thai-ky-2-42186/#respond Sun, 05 Feb 2023 03:30:09 +0000 https://benh.vn/?p=42186 Em bé của bạn tiếp tục lớn hơn, chiều cao đạt đến giới hạn của tử cung. Phần lớn sự tăng cân do tăng phần mỡ trên cơ thể. Em bé bắt đầu tạo phân su ở trong ruột và sẽ đi ra tã sau khi sinh. Thật tốt vì phần vỏ não vẫn mềm vì não vẫn đang phát triển và sẽ là thuận lợi khi đi qua ống sinh.

Bài viết Tuần thứ 35 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tuần thứ 35 của thai kỳ, em bé của bạn đang có chiều cao (có thể nói như vậy) vào khoảng 20 inch trong tuần này (gần đạt đến giới hạn trong tử cung). Nhưng với khoảng 5,5 pound, em bé đang tiếp tục tăng cân ổn định: em bé sẽ tăng thêm 1 đến vài pound, bao gồm chủ yếu là mỡ, cho đến ngày sinh.

Em bé của bạn trong tuần thứ 35 của thai kỳ

Thai nhi tuần thứ 35 của thai kỳ

  • Với không gian chật hơn trong tử cung của bạn bây giờ, các cử động của bé đã chuyển từ đá và đấm sang cuộn và lắc.
  • Em bé của bạn đang tạo ra phân su – chất thải – trong ruột của mình, và sẽ ị vào tã ngay sau khi sinh.
  • Phần lớn sự tăng trưởng của bé bây giờ là chất béo. Đặc biệt vai của em bé được đệm thêm lên.
  • Vào tuần này, gần như tất cả các trẻ sơ sinh được định vị với đầu hướng xuống dưới về phía cổ tử cung của bạn, sẵn sàng cho việc chui ra ngoài.

Thai nhi tăng cân

Em bé của bạn đang có chiều cao (có thể nói như vậy) vào khoảng 20 inch trong tuần này (gần đạt đến giới hạn trong tử cung). Nhưng với khoảng 5,5 pound, em bé đang tiếp tục tăng cân ổn định: em bé sẽ tăng thêm 1 đến vài pound, bao gồm chủ yếu là mỡ, cho đến ngày sinh. Trong thực tế, đến giữa của thai kỳ trọng lượng của em bé của bạn là chỉ có hai phần trăm chất béo; ở tuần thứ 35, tỷ lệ này đã tăng vọt lên gần 15 phần trăm và sẽ tăng lên 30 phần trăm lúc sinh. Có nghĩa là tay và chân gầy của em bé bây giờ khá đầy đặn … và không thể cưỡng lại cảm giác muốn bóp chúng.

Sọ của em bé vẫn mềm

Một thứ khác cũng phát triển trong những ngày này đó là trí tuệ của em bé. May mắn là hộp sọ, thành phần bao quanh bộ não vẫn còn mềm. Hộp sọ mềm sẽ cho phép em bé bóp lại để dễ dàng đi qua các ống sinh hơn.

Cơ thể bạn tuần thứ 35

Bạn có biết rằng các phép đo bằng cm từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung gần tương đương với số tuần của thai kỳ? Vì vậy, khi mang thai tuần thứ 35, bác sĩ của bạn có thể sẽ đo được 35 cm trên thước dây. Đây là một cách dễ dàng để nhớ bạn đã mang thai đựơc bao lâu.

Thường xuyên đi tiểu và tiểu không tự chủ

Một dấu hiệu nhắc nhở bạn đang mang thai được bao lâu đó là đi tiểu thường xuyên. Vâng tam cá nguyệt thứ nhất lại nhắc lại thêm một lần nữa, nhưng lần này, thay vì là lỗi của hormon thai kỳ, đó là vị trí của đầu em bé gây ra cảm giác buồn đi tiểu. Bây giờ em bé của bạn đang chúc đầu xuống để chuẩn bị để sinh ra, đầu em bé nhấn thẳng vào bàng quang. Kết quả? Một cảm giác cấp thiết muốn đi tiểu mọi lúc. Như thể vẫn còn chưa đủ, bạn cũng có thể gặp cảm giác cấp bách hoặc không kiểm soát được bàng quang khi ho, hắt hơi hoặc thậm chí cười. Dù bạn làm gì, không được cắt giảm các chất lỏng! Thay vào đó, làm trống triệt để bàng quang bằng cách nghiêng về phía trước (nếu bạn có thể với cái bụng lớn của bạn – hãy cẩn thận không để lật), thực hành bài tập Kegel (giúp tăng cường cơ bắp vùng chậu và ngăn chặn hoặc kiểm soát hầu hết các trường hợp mang thai tiểu không tự chủ) và mang miếng lót nếu bạn cần.

Tìm một người trợ giúp sinh đẻ (Doula)

Một người trợ giúp sinh đẻ là gì? Theo nghĩa đen là “đầy tớ của người phụ nữ”. Nhưng trở lại với thực tế – và thai kì của bạn – một Doula có thể làm nhiệm vụ kép khi bạn cần cô ấy nhất. Đầu tiên người trợ giúp sinh đẻ là những người được đào tạo chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn trong lúc đau đẻ. Thứ hai là hỗ trợ sau sinh. Một Doula biết tất cả về kỹ thuật thở và thư giãn cho bà đẻ, cũng như các vị trí tốt nhất để giảm nhẹ cơn đau đó. Một số bà đẻ thực sự thấy họ cần thuốc giảm đau ít hơn – hoặc không cần – khi có một Doula (một Doula tốt sẽ đưa ra tất cả các cách giảm đau và giúp bạn lựa chọn những gì phù hợp với tình hình của bạn). Nhưng vai trò quan trọng nhất của người trợ sinh có thể là sự thoải mái về cảm xúc cô ấy mang lại trong suốt thời gian lo sợ và đó có thể chỉ là những gì bác sĩ – hoặc nữ hộ sinh – đã yêu cầu. Để tìm một Doula, tham khảo ý kiến các ​​cơ quan, hỏi bà mẹ khác để cho lời khuyên.

Chỉ dẫn khác

  • Có thể bạn đang cảm thấy rất mệt. Nhắc nhở bản thân rằng mỗi ngày bé của bạn vẫn bên trong làm cho cuộc sống sau khi sinh dễ dàng hơn: trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ ăn và ngủ tốt hơn.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn biết về tất cả các lựa chọn sinh con giảm đau của bạn, bao gồm cả gây tê và tại chỗ và toàn thân, và kĩ thuật thở. Bạn có thể thay đổi tâm trí của bạn như thời gian gần tới.
  • Các hormone thai kì làm dày lớp niêm mạc trong mũi của bạn, làm cho bạn cảm thấy nghẹt mũi. Mua một hộp của miếng dán mũi giúp lỗ mũi đỡ ngạt hơn.

Triệu chứng thường gặp ở bà mẹ tuần thứ 35 của thai kỳ

Ợ nóng và khó tiêu

Chứng ợ nóng của bạn trở nên tồi tệ hơn trong tuần này? Đó là bởi vì em bé đang lớn của bạn thự sự lớn hơn bụng của bạn và đẩy dạ dày của bạn lên. Tránh ăn trong khi bạn đang ngả lưng – hoặc nằm xuống sau một bữa ăn lớn.

Nhức đầu thường xuyên

Nếu đầu bạn bị đau thì có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm bị quá nóng hoặc bị mắc kẹt trong một căn phòng ngột ngạt. Hãy nghỉ ngơi và đi ra ngoài hít thở  không khí hoặc mở cửa sổ. Đồng thời hỏi bác sĩ của bạn về những thuốc giảm đau an toàn (trong chừng mực) trong khi mang thai. Hầu hết các bác sĩ thấy acetaminophen là được dùng, miễn là bạn không dùng quá liều.

Suy tĩnh mạch

Chứng giãn tĩnh mạch ở chân bắt đầu đau (hoặc ngứa)? Ống hỗ trợ có thể giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở chân của bạn.

Trĩ

Giãn tĩnh mạch có thể ở bất cứ nơi nào – và khi chúng xuất hiện trong trực tràng của bạn thì đó được gọi là trĩ. Để làm dịu chúng, lau mình bằng nước ấm và giấy vệ sinh. Nếu giấy vệ sinh là quá cứng, hãy chuyển sang dùng khăn.

Chảy máu chân răng

Lúc này có thể lợi của bạn vẫn đang chảy máu và đau. Để làm lợi khỏe hơn, hãy bổ sung nhiều vitamin C. Uống một ly thêm nước cam, thêm hoa quả vào bột yến mạch hoặc ngũ cốc của bạn và cho thêm cà chua trong salad.

Phát ban

Nếu bạn đột nhiên bị ngứa, nổi mẩn đỏ gồ ghề trên bụng của bạn, bạn có thể bạn bị mề đay và phát ban thai kì (PUPPP). Các phát ban này lành tính và không gây nguy hiểm cho em bé của bạn hoặc cho bạn, nhưng họ đang gây phiền toái. Để làm dịu ngứa, hãy thử dùng gel lô hội sau khi tắm.

Vụng về hơn

Bạn sẽ khó khăn hơn trong việc giữ thăng bằng cơ thể khi bạn càng gần ngày sinh (chỉ cần một vài tuần nữa!). Hãy giữ an toàn – nếu bạn cần lấy thứ gì đó trên cao, yêu cầu chồng của bạn thay vì leo lên ghế để có được nó.

Hội chứng suy giảm trí nhớ trong thai kì

Có thể là bạn đang trở nên lơ đãng hơn khi bạn càng đến gần ngày sinh. Khối lượng tế bào não của bạn thực sự đang co lại hoặc những cơn mất ngủ lại không giúp ích được. Dự kiến  triệu chứng này sẽ không còn sau một vài tháng sau khi em bé của bạn được sinh ra.

Cơn co Braxton Hicks

Bạn có thể gặp một số cơn co khi cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho cơn chuyển dạ thực sự. Bạn vẫn chưa cảm thấy cơn co nào? Những bà mẹ mang thai lần đầu tiên có thể không nhận thấy sự co cơ tử cung của họ (cảm thấy như bụng của bạn được thắt chặt).

Bài viết Tuần thứ 35 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuan-thu-35-cua-thai-ky-2-42186/feed/ 0
Tuần thứ 6 của thai kỳ https://benh.vn/tuan-thu-6-cua-thai-ky-417/ https://benh.vn/tuan-thu-6-cua-thai-ky-417/#respond Mon, 30 Jan 2023 03:30:45 +0000 https://benh.vn/?p=417 Tại tuần thứ 6 của thai kỳ, các bộ phận đang được hình thành, rõ ràng nhất là phần đầu và chồi tay, chân. Tim của em bé đã đập tới 80 nhịp/phút và sẽ còn nhanh hơn nữa. Bạn hãy sẵn sàng cho lần khám tiền sản đầu tiên và sẵn sàng cho những ngày tháng thai nghén rầm rộ đang đến.

Bài viết Tuần thứ 6 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Em bé trong tuần thứ 6 của thai kỳ
Tuần thứ 6 của thai kỳ
Em bé của bạn tại tuần thứ 6 của thai kỳ sẽ như thế này đây
  • Lúc này “chồi” tay và chân của em bé đã phát triển. Chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ lớn lên và biến thành các ngón chân và ngón tay.
  • Đã có tim thai! Tim của em bé có thể đã bắt đầu đập từ bây giờ. Trong một số trường hợp, khi siêu âm thai có thể thấy nhịp đập thình thịch.
  • Không có lí do gì để gọi nó là phôi thai nữa: em bé của bạn cuộn tròn lại với đôi chân nép vào thân mình.
  • Mắt đã bắt đầu phát triển nhưng bây giờ nó chỉ được gọi là các túi quang và trông chỉ đơn giản như hai chấm đen ở hai bên đầu.
  • Chiều dài đầu mông của em bé là 19mm. Khoảng chừng kích cỡ một đồng xu nhỏ.

Đầu của em bé bắt đầu thành hình

Bạn có thể phải đối mặt với triệu chứng mang thai rầm rộ. Các nếp gấp nổi lên ở phần đầu thai nhi sẽ được phát triển thành quai hàm, má và cằm và cuối cùng sẽ trở thành một khuôn mặt dễ thương.

Những vết lõm nhỏ ở cả hai bên đầu liệu có phải các lúm đồng tiền bạn luôn mong em bé sẽ được thừa hưởng từ phía nhà ngoại? Không đâu, chúng là những ống tai đang được hình thành.

Phần hơi lồi ra trên mặt sẽ tạo thành mắt và lỗ mũi trong vài tuần tới. Vài thứ khác cũng đang được hình thành trong tuần này: thận, gan và phổi, cùng với trái tim nhỏ lúc này đã đập 80 nhịp/phút (và sẽ nhanh hơn mỗi ngày).

Kích thước thai nhi

Trong suốt quá trình phát triển bào thai, kích thước bào thai bé xíu của bạn được đo từ đỉnh đầu đến mông (Chiều dài đầu mông). Đó là bởi vì trong quá trình phát triển, đôi chân của em bé được uốn cong nên rất khó để đo chiều dài của toàn bộ cơ thể. Khi bạn mang thai 6 tuần, kích thước em bé của bạn đo được chỉ từ 5 mm tới 6 mm, tương đương kích thước đầu móng tay hoặc một hạt đậu.

Tuần thứ 6 của thai kỳ là sự phân chia mạnh mẽ các bộ phận cơ thể
Sự hình thành sơ khai các bộ phận trên cơ thể thai nhi

Cơ thể bạn ở tuần thứ 6 thai kỳ

Tiểu thường xuyên

Cơ thể bạn chưa có gì thay đổi về ngoại hình, nhưng bạn sẽ được nhắc mình đang mang thai 6 tuần mỗi khi bạn cảm thấy buồn nôn, chướng bụng hoặc lao đầu vào quả bưởi thứ 6  trong ngày (thật lạ, bởi trước đó bạn chưa bao giờ thèm bưởi).

Một manh mối khác? Bạn đang ở trong nhà tắm nhiều hơn ở bên ngoài. Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng mà chẳng có phụ nữ mang thai nào thích cả (đặc biệt là khi nó làm mất giấc ngủ mà bây giờ bạn đang rất cần) nhưng nó lại là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thai kì, đặc biệt là giai đoạn đầu.

Tại sao? Bởi một điều là hCG thai kì gây tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu của bạn – tốt cho việc tăng khoái cảm tình dục, không tốt khi bạn đang ngồi ở rạp chiếu phim xem một bộ phim kéo dài 1-2 giờ. Hơn nữa, thận của bạn đang trở nên hoạt động hiệu quả hơn giúp cơ thể thanh lọc các chất thải của cơ thể. Thêm một thực tế là sự phát triển của tử cung bắt đầu ép xuống bàng quang, khiến cho không gian trữ nước tiểu ít hơn. May mắn thay, áp lực này thường giảm đi khi tử cung được nâng lên vào trong khoang bụng ở tam cá nguyệt thứ 2.

Dưới đây là một mẹo nhỏ: nghiêng về đằng trước khi đi đi tiểu để đảm bảo bàng quang của bạn được tháo rỗng hoàn toàn. Bằng cách này bạn có thể ít phải đi vào phòng tắm hơn. Nhưng không nên cắt giảm chất lỏng vì cơ thể bạn cần được cung cấp một lượng nước ổn định.

Lên kế hoạch cho buổi thăm khám tiền sản đầu tiên!

Chắc chắn bạn đã biết tin mang thai thông qua test thử thai tại nhà – nhưng cũng không hại gì khi nghe xác nhận lại từ bác sĩ, đó một trong những lý do tại sao bạn háo hức như vậy khi lần đầu đi khám thai.

Dự kiến lần kiểm tra đầu tiên sẽ thú vị và…kéo dài. Bạn sẽ trải qua thăm khám thể chất toàn diện, bao gồm khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào tử cung – Pap Smear (trừ khi bạn mới làm gần đây) và xét nghiệm máu ban đầu để xác định nhóm máu, yếu tố Rh, bạn có đang thiếu chất sắt hay không, em bé của bạn có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể hay không. Bạn cũng sẽ được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, khả năng miễn dịch với bệnh sởi Đức (rubella) và các bệnh di truyền sắc tộc cụ thể. Thêm vào đó bạn sẽ cần lấy nước tiểu làm xét nghiệm glucose, protein, hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn.

Một điều nữa: hãy chuẩn bị để trả lời rất nhiều câu hỏi về tiền sử sức khỏe, quan trọng hơn là hãy hỏi bác sĩ các vấn đề của bạn (nên hãy mang theo danh sách để khỏi quên). Hỏi bác sỹ các vấn đề bạn quan tâm như tại sao ngực bạn nổi gân xanh như cái bản đồ, hay quan hệ khi có thai có ảnh hưởng gì đến em bé không. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về xét nghiệm gen trước sinh – một tầm soát các bất thường nhiễm sắc thể được khuyến cáo cho các bà mẹ có nguy cơ cao, tiến hành vào đầu tuần thứ 9 của thai kì.

Chỉ dẫn khác

  • Tránh xa cá mập, cá kiếm và cá thu vì đây là những loài cá có chứa nhiều thủy ngân, có thể gây hại cho em bé. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua các loại hải sản tốt để tăng cường DHA, EPA, Kẽm, Sắt cho cơ thể. Một tuần bạn có thể ăn 340g hải sản, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi nuôi hoặc cá tuyết.
  • Nhuộm tóc? Hãy sử dụng các loại màu nhuộm không bền nếu bạn muốn. Mặc dù da hấp thụ ít thuốc nhuộm nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên tránh nhuộm loại màu vĩnh viễn trong 3 tháng đầu tiên. Nhiều bác sỹ khuyên nên tuyệt đối không nhuộm màu tóc trong thời gian mang thai và cho con bú.
  • Nếu bạn bị đau buốt khi tiểu, tiểu dắt, hãy dùng kháng sinh an toàn cho em bé để điều trị nhiễm trùng tiết niệu. Phụ nữ 6-24 tuần có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng tiết niệu. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Triệu chứng thường gặp

Tiểu nhiều

Bạn đang ăn cho 2 người và đi tiểu cho hai người, thận làm việc nhiều hơn để tăng khả năng đào thải của cơ thể bạn. Mặt khác, lúc này tử cung của bạn đang gây áp lực lên bàng quang. Bạn hãy cố gắng để bàng quang trống hoàn toàn sau mỗi lần đi tiểu bằng cách nghiêng người về phía trước, sau đó đi tiểu lại một lần nữa.

Mệt mỏi

Cơ thể bạn phải cung cấp dưỡng chất cho thai nhi nên không có gì lạ khi bạn cảm thấy kiệt sức. Lắng nghe cơ thể của mình và nghỉ ngơi đúng lúc. Nhưng cũng nên tập một số bài thể dục phù hợp: đi bộ hay đến lớp tập yoga. Các Endorphin do cơ thể tiết ra sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Chỉ cần không lạm dụng nó.

Ngực nhạy cảm và thay đổi

Không phải do tưởng tượng mà thực sự là núm vú của bạn nhô ra nhiều hơn bình thường. Chúng cũng có thể nhạy cảm (vì vậy hãy cảnh báo đối tác của bạn về những gì bạn cảm thấy tốt khi chạm và và những gì không). Tại sao trông bạn gợi cảm hơn trong những ngày này? Cơ thể bạn đang chuẩn bị cho con bú và quầng vú (vùng da sậm màu quanh núm vú) tối màu hơn giúp cho mắt em bé nhìn được núm vú, vì mắt trẻ sơ sinh không nhìn rõ được và đặc biệt trẻ sơ sinh không phân biệt được màu sắc, chỉ 2 màu đen và trắng.

Buồn nôn và nôn

Có thể bạn đang bị buồn nôn nhẹ khi ăn bữa sáng, trưa hay tối, nhưng hãy nhìn vào mặt tích cực. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị buồn nôn khi mang thai ít có khả năng sẩy thai hơn những người không buồn nôn. Đối phó với cảm giác buồn nôn bằng cách ăn các bữa ăn nhẹ kết hợp với protein và tinh bột, bánh hạt xay, sữa chua và ngũ cốc ăn liền, bất cứ thứ gì dạ dày bạn có thể tiêu hóa dễ dàng. Sử dụng Vitamin B6 hoặc các thuốc uống tổng hợp như PM Procare cũng giúp giảm bớt tình trạng nôn, buồn nôn ở bà bầu.

Ợ nóng và khó tiêu

Đây là tin không mấy tốt đẹp: khả năng không bị ợ nóng trong suốt chín tháng gần như bằng không. Đó là bởi vì cơ tâm vị bị giãn.

Tin tốt là: bạn có thể giảm các triệu chứng nếu không ăn quá nhanh, quá no và tránh mặc quần áo bó bụng.

Đầy hơi và trung tiện

Nguyên nhân là do Progesteron trong cơ thể bạn giai đoạn này – hormon thú vị này là cần thiết cho việc duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, nhưng nó cũng chịu trách nhiệm cho việc khiến cho bạn trông giống bà bầu. Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón nhưng lại có thể làm tăng triệu chứng đầy hơi.

Tăng nhạy cảm với mùi

Khi đang mang thai, mũi bạn trở nên đặc biệt nhạy cảm. Bạn có thể ngửi thấy mùi bữa ăn trưa của đồng nghiệp từ khắp các phòng, mùi nước hoa của các đồng nghiệp và giày bẩn của ai đó.

Giải quyết tình trạng này bằng cách nào? Nếu mũi của bạn khiến cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn, hãy để một số mùi hương khiến bạn cảm thấy thoải mái quanh mình. Thử vài thứ như bạc hà, gừng và chanh.

Bài viết Tuần thứ 6 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuan-thu-6-cua-thai-ky-417/feed/ 0
Tuần thứ 5 của thai kỳ https://benh.vn/tuan-thu-5-cua-thai-ky-419/ https://benh.vn/tuan-thu-5-cua-thai-ky-419/#respond Mon, 30 Jan 2023 01:30:53 +0000 https://benh.vn/?p=419 Tại tuần thứ 5 của thai kỳ, dù em bé của bạn mới chỉ bằng hạt cam nhưng đã bắt đầu có tim thai và ống thần kinh. Bạn cũng bắt đầu có các triệu chứng của thai nghén, căng tức ngực. Tại tuần này, nồng độ hCG đã đạt mức cao, và bạn có thể thử thai tại nhà để biết chắc chắn, em bé đã đến với vợ chồng bạn.

Bài viết Tuần thứ 5 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tuần thứ 5 của thai kỳ, có nhiều thay đổi đáng kể từ bên trong, tuy nhiên, nhìn từ ngoài sẽ khó phân biệt được mẹ đang ở thai kỳ tuần thứ 4 – 5 hay là 6.

Em bé trong tuần thứ 5 của thai kỳ

Bào thai có kích thước đã bằng một hạt cam – lúc này trông như thế nào? Thực tế, trông nó không khác gì một chú nòng nọc, với một đầu thô sơ và một cái đuôi. Nhưng đừng lo lắng, sau này bạn sẽ không sinh ra một chú ếch đâu. Thực tế là chưa đầy 8 tháng nữa bạn sẽ đón một hoàng tử hoặc công chúa nhỏ trong vòng tay. Tại thời điểm này, nồng độ hormone hCG trong cơ thể bạn đã đủ cao để bạn thử thai tại nhà. Hãy đi đến bác sĩ để xác nhận và tính ngày dự sinh của bạn.

Đặc điểm em bé ở thai kỳ tuân thứ 5

tuan_thu_5_thai_ky
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 5
  • Phôi thai trông giống như một chú nòng nọc nhỏ, với kích thước chỉ khoảng 0,118 inch (khoảng 3mm).
  • Khối các tế bào chúng ta gọi là phôi thai này đã bắt đầu trông giống như một bào thai, với ống thần kinh (sẽ hình thành nên tủy sống và não) chạy dọc từ đầu đến cuối phôi thai.
  • Bạn có thấy nhân ở giữa phôi thai không? Nó sẽ nhanh chóng phát triển thành tim của em bé.
  • Nhau thai là đây! Đó là cơ quan sẽ sớm kết nối bào thai với thành tử cung của bạn, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho em bé.

Có thể thấy tim thai em bé khi thai kỳ tuần thứ 5

Có rất nhiều sự phát triển đang diễn ra để tạo thành 1 em bé – tất cả các hệ thống chính (và phụ) của cơ thể (hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, v.v) và các cơ quan (tim, phổi, dạ dày…) bắt dầu hình thành. Một trong những hệ thống hoạt động đầu tiên là hệ tuần hoàn – cùng với cơ quan đồng hành của nó: trái tim, mà thậm chí bạn đã có thể thấy nó đang đập qua hình ảnh siêu âm sớm. Khi bạn mang thai 5 tuần, tim của em bé được tạo thành từ hai mạch máu nhỏ gọi là ống tim – và nó đã sẵn sàng làm việc để đập nhịp trống của riêng mình (mất một tuần trước khi nhịp đập trở nên nhịp nhàng). Khi các ống này dính vào nhau, em bé của bạn sẽ có một trái tim đầy đủ chức năng. Ngoài ra trong tuần này còn có một số cơ quan khác bao gồm ống thần kinh (tiền thân của não và tủy sống), vẫn chưa được đóng kín (nhưng trong tuần tiếp theo sẽ không còn mở như vậy nữa).

Cơ thể người mẹ ở tuần thứ 5 thai kỳ

Cơ thể mẹ tuần thứ 5 thai kỳ không có nhiều sự thay đổi về ngoại hình như đã có những biểu hiện mang thai khá rõ và có thể kiểm chứng tại nhà.

hCG và thử thai tại nhà

Lúc này bạn đã trễ kinh nguyệt một thời gian – một dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn. Đây là lúc bạn thử nước tiểu: ở tuần thứ 5, nồng độ hCG (hormone báo hiệu mang thai) trong nước tiểu đủ cao để được xác định bằng test thử thai tại nhà. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có thể xác nhận những gì mình đã nghi ngờ: bạn đang mang thai! Tin này có lẽ sẽ mang lại một chuỗi nhưng cảm xúc, từ vui mừng cho đến hoảng sợ bởi sự thực là bạn sắp trở thành một bà mẹ. Thay đổi tính tình là hoàn toàn bình thường (hội chứng tiền kinh nguyệt PMS) và tốt hơn là bạn nên làm quen với điều này vì chúng sẽ theo bạn trong suốt 9 tháng tiếp theo.

Dấu hiệu mang thai sớm thai kỳ tuần thứ 5

Ngoài ra sẽ có những dấu hiệu mang thai sớm khác. Chẳng hạn như cảm giác kiệt sức (hoặc giống như là bị sóng đánh), triệu chứng căng ngực, hoặc bạn có thể cảm thấy những cơn buồn nôn nhẹ khi thấy thức ăn. Nuôi dưỡng một em bé – ngay cả khi nó còn không lớn hơn 1 hạt táo nhỏ – là một công việc vất vả và cơ thể bạn phải đáp ứng.

Các hormone trong thai kì bắt đầu tác động

Một lượng lớn hormone – các tín hiệu hóa học lưu thông trong cơ thể bạn làm việc cùng nhau để gây ra những thay đổi về thể chất trong bạn – đang được sản xuất hàng loạt: Estrogen để duy trì nồng độ Progesterone và hCG; Progesterone để duy trì chức năng nhau thai, giữ cho cơ trơn của tử cung (và những nơi khác) khỏi bị co thắt và kích thích sự phát triển của các mô vú; và hCG để hỗ trợ hoàng thể (nuôi dưỡng em bé cho đến khi nhau thai đảm nhận vai trò này vào khoảng cuối tam cá nguyệt đầu tiên) và giữ Progesterone ở nồng độ thích hợp. Những hormone này thực sự sẽ kiểm soát cuộc sống của bạn.

Chỉ dẫn khác thai kỳ tuần thứ 5

  • Đây là lúc bạn nên loại bỏ một số loại thức ăn ra khỏi thực đơn, như thức ăn chưa tiệt khuẩn, thịt và trứng chưa nấu chín, cá có nhiều thủy ngân. Những loại thực phẩm này có thể lây bệnh và gây hại cho em bé của bạn.
  • Theo các chuyên gia, bà bầu không nên dọn lồng cho mèo. Phân mèo có thể chứa toxoplasma, có thể gây hại cho em bé trong bụng.
  • Làm sạch răng và chụp X quang trong nha khoa vẫn được phép sử dụng. Khoảng 40% các bà mẹ tương lai có bệnh nha nhu, điều này làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non.

Triệu chứng thường gặp ở thai kỳ tuần thứ 5

Các triệu chứng thường gặp ở người mẹ mang thai tuần thứ 5 có thể kể tới như tình trạng mệt mỏi, bắt đầu có thể ốm nghén và tiểu thường xuyên…

Tiểu thường xuyên

Mất quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh những ngày này? Hormon hCG thai kỳ đang làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận của bạn, làm cho chúng hoạt động hiệu quả hơn (cuối cùng, bạn đi tiểu nhiều hơn). Bạn có thể làm gì? Bạn không nên cắt giảm lượng chất lỏng vì cơ thể bạn và em bé cần được cung cấp một lượng nước ổn định trong quá trình mang thai. Nhưng bạn có thể tránh những chất lợi tiểu như caffein vì sẽ làm bạn đi tiểu càng thường xuyên hơn.

Mệt mỏi

Mang thai là một công việc khó khăn có thể làm giảm sự nhạy bén của bạn. Trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên, một lượng rất lớn năng lượng đi qua nhau thai có thể khiến bạn có chút mệt mỏi hoặc kiệt sức. Ngoài ra, nguyên nhân còn do sự thay đổi nội tiết tố (và cảm xúc) đang diễn ra trong cơ thể bạn.

Tin tốt: đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể của bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ hết sức nặng nề là sản xuất nhau thai, vì vậy bạn có thể cảm thấy tràn đầy nguồn năng lượng. Trong lúc chờ đợi, hãy lắng nghe cơ thể bạn và hãy nghỉ ngơi đầy đủ và ăn đúng cách (và thường xuyên!)

Ngực căng tức và thay đổi

Điều gì khiến cho ngực bạn to hơn và trở nên nhạy cảm và căng tức? Nguyên nhân chính là do cặp hormone Estrogen và Progesterone. Những nguyên nhân khác bao gồm các acid béo có lợi và cần thiết đang cấu tạo nên các mô ngực và sự gia tăng lưu lượng máu đến đây, cả hai điều này sẽ giúp ngực bạn tiết sữa cho con.

Để giúp giảm căng tức ngực, bạn cần chú ý trong việc sử dụng áo ngực và gần gũi chồng/bạn trai.

Buồn nôn

Đó là cảm giác nôn nao trong dạ dày của bạn, mà đôi khi có thể dẫn đến nôn, xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm (không chỉ buổi sáng!), đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ nhất, bởi sự kết hợp giữa các hormone, sự căng thẳng và các thay đổi khác của cơ thể (như là nhạy cảm với mùi). Để kiểm soát cảm giác buồn nôn, bạn không được bỏ qua các bữa ăn (ngay cả khi chỉ nghĩ về việc ăn uống cũng khiến bạn cảm thấy phát ốm). Thay vào đó hãy phớt lờ nó, ăn nhiều những loại thực phẩm hấp dẫn bạn và tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh.

Tăng tiết nước bọt

Hoảng sợ khi nhận ra miệng bạn tiết nước bọt mà không có lí do nào? Nếu vậy,  có thể bạn đang trải qua rắc rối đầu thai kì: một cái dạ dày nôn nao và miệng đầy nước bọt (và bạn cũng có thể đổ lỗi cho những hormone thai kì đã gây ra triệu chứng này!). Làm sao để đối phó với tình trạng chảy dãi này? Nhai kẹo cao su không đường có thể giúp miệng của bạn khô hơn 1 chút.

Rối loạn ăn uống

Đột nhiên có một sự thôi thúc mãnh liệt để ăn một chiếc bánh kẹp phô mai nướng? Không thể chịu đựng được rau trộn hay bất cứ loại rau xanh nào? Đó là những biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn ăn uống bà bầu.

Hormon nắm giữ vai trò quan trọng ở đây (cũng như trong hầu hết các triệu chứng mang thai) – đặc biệt trong những tuần đầu khi cơ thể bạn đang làm quen với những thay đổi rõ rệt của hormone. Nuông chiều cảm giác thèm sô cô la của bạn với một thanh nhỏ thay vì cỡ lớn và tìm những sản phẩm thay thế lành mạnh cho các loại thực phẩm bạn không thể chịu đựng được là lựa chọn thông minh giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong thời gian này.

Bài viết Tuần thứ 5 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuan-thu-5-cua-thai-ky-419/feed/ 0
Bé ‘nghịch ngợm’ trong bụng mẹ như thế nào? https://benh.vn/be-nghich-ngom-trong-bung-me-nhu-the-nao-2240/ https://benh.vn/be-nghich-ngom-trong-bung-me-nhu-the-nao-2240/#respond Tue, 11 Sep 2018 04:10:14 +0000 http://benh2.vn/be-nghich-ngom-trong-bung-me-nhu-the-nao-2240/ Các bà mẹ mang thai lần đầu thường rất khó để nhận thấy sự vận động của bé. Chỉ khi nào mọi chuyển động rõ ràng thì các mẹ mới thực sự cảm nhận được. Nhưng những người mang thai lần sau do có kinh nghiệm nên ngay từ những cử động đầu tiên của bé người mẹ vẫn cảm nhận được và mọi chuyện ngày càng rõ ràng hơn.

Bài viết Bé ‘nghịch ngợm’ trong bụng mẹ như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các bà mẹ mang thai lần đầu thường rất khó để nhận thấy sự vận động của bé. Chỉ khi nào mọi chuyển động rõ ràng thì các mẹ mới thực sự cảm nhận được. Nhưng những người mang thai lần sau do có kinh nghiệm nên ngay từ những cử động đầu tiên của bé người mẹ vẫn cảm nhận được và mọi chuyện ngày càng rõ ràng hơn.

Bé làm gì trong bụng mẹ suốt “9 tháng 10 ngày”

Khi nào có thai máy

Nếu là lần đầu tiên mang thai, người mẹ sẽ rất khó nhận thấy sự vận động của bé bởi vì những cử chỉ này của bé còn rất nhẹ người mẹ trẻ thì còn thiếu kinh nghiệm để có thể nhận ra. Bé thường “máy” bụng lần đầu vào khoảng tuần từ 18 – 20. Nếu đẻ dày thì ở lần có thai tiếp theo, thai nhi có thể “máy” bụng sớm hơn, thường là từ tuần 15 – 18.

Cảm giác đầu tiên về sự vận động của bé rất mơ hồ và chỉ khi mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn, người mẹ mới cảm nhận được rằng bé đang khoẻ mạnh.

Bé làm gì trong đó thế?

Sau khi cảm nhận được những cử động đầu tiên bé ngày càng có những hành động rõ ràng và thường xuyên hơn. Khi bé lớn thêm, những cảm giác này sẽ thay đổi vì không còn là những cử động nhẹ nhàng mà là những “chiêu luyện võ” hay “học múa” ngày càng tăng về cấp độ cùng với sự tăng lên của số tuần mang thai.

Bé sẽ không thúc hay di chuyển liên tục bởi vì cùng với mẹ, thai nhi cũng cần ngủ nghỉ, mặc dù chẳng bao giờ quá 40 phút/lần. Đôi khi “sự im ắng” của bé có cảm giác như kéo dài hơn thì đó là vì không phải lúc nào người mẹ cũng cảm nhận được. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn hiểu thêm về sự phát triển của bé.

Từ 20 – 24 tuần: Khi đến thời điểm này, các vận động của bé sẽ tăng dần. Từ nay tới khoảng 10 tuần nữa sẽ là giai đoạn vô cùng bận rộn của bé, với rất nhiều cú huých và nhào lộn.

Từ 24 – 28 tuần: Bé bắt đầu nấc và người mẹ đôi khi có thể cảm nhận được thông qua cảm giác giật giật. Màng ối chứa khoảng 750ml dịch mà cho phép bé di chuyển dễ dàng. Mặc dù khả năng nghe của bé đang phát triển nhưng lưu ý là bé có thể giật mình vì tiếng ồn bất ngờ từ bên ngoài trong giai đoạn này.

Tuần 29: Bé sẽ bắt đầu có những cử động rõ ràng hơn với tần suất gần hơn vì lúc này, bé đã khá lớn, nặng xấp xỉ 1kg trong bụng mẹ.

Tuần 32: Vận động của bé lúc này sẽ ở đỉnh cao và từ giờ trở đi, người mẹ sẽ nhận thấy sự gia tăng thường xuyên và các kiểu vận động cũng trở nên mạnh hơn và đa dạng hơn.

Từ tuần 36: Bé đang bị “cuốn hút” vào hành trình cuối cùng, thường là đầu bé đã chúc xuống, ở vị trí sẵn sàng để chui ra, đặc biệt nếu đây là lần đầu mang thai vì các múi cơ ở tử cung và bụng còn chắc chắn sẽ giữ bé ở vị trí cố định. Sự vận động chủ yếu lúc này mà người mẹ cảm nhận được giống như những cú thúc cùi trỏ hay đầu gối, và có thể gây đau cho mạng sườn của mẹ.

Nếu không phải là lần mang thai đầu, các cơ bụng có thể yếu hơn, vì vậy bé có thể ở thay đổi vị trí tuỳ thích thậm chí chỉ ở vị trí sẵn sàng vào những ngày cuối cùng, khi chuẩn bị chào đời.

Từ 36 – 40 tuần: Bé đã lớn lắm rồi và những vận động không còn dễ nữa nên sẽ không thường xuyên như trước. Nếu bé mút ngón tay cái và rồi làm tuột ra thì người mẹ có thể thấy đầu bé ngó ngoáy vì bé đang tìm cách để ngậm lại ngón tay.

bé 'nghịch ngợm' trong bụng mẹ như thế nào

Hoạt động của bé tăng dần theo thời gian, cho đến lúc gần sinh sự vận động mới chậm lại

Trong 2 tuần cuối trước khi sinh, sự vận động sẽ chậm lại và thai càng nặng cân thì càng làm hạn chế các cử động. Điều này là hoàn toàn bình thường và thai phụ không nên lo lắng.

Vận động và vị trí trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ: Trong vài tuần cuối, bé sẽ rúc vào hố xương chậu của mẹ, sẵn sàng chào đời. Nếu bé không làm vậy thì các bác sĩ sẽ có một số cách để đưa bé về vị trí tối ưu. Đầu của bé có cảm giác như một quả dưa “ấn” vào đáy xương chậu khiến bạn ngồi xuống khó khăn và phải cẩn thận hơn.

Cần lưu ý là khi đầu bé lọt vào khung xương chậu, thai phụ sẽ có cảm giác “nhẹ bẫng” hay thấy áp lực giảm bớt ở dưới lồng ngực. Lúc này, những cú huých của bé thường về một phía nào đó, tương ứng với tư thế nằm của bé. Nếu thành bụng mỏng, thai phụ có thể sờ được cả chân bé.

Bé thúc mẹ mỗi ngày

Khi bạn đang bận rộn thì sẽ ít cảm nhận được sự “nghịch ngợm” của bé nhưng khi nằm xuống ngủ nghỉ thì lập tức nhận thấy ngay sự có mặt của bé. Đó cũng là lý do vì sao nhiều bà mẹ cho rằng bé có chu kỳ sinh học ngược với mẹ: “mẹ thức, bé ngủ – bé ngủ, mẹ thức”.

Các nghiên cứu cho thấy, mọi đứa trẻ, dù trai hay gái đều là những “mẫu” điển hình về thức và ngủ khi trong bụng mẹ, không phải là về số lần ngó ngoáy trong bụng mà là cách bé vận động.

Cả ngày bé “nằm im”, có nên lo lắng?

Nếu đang thật tập trung vào một việc nào đó, thai phụ sẽ khó nhận thấy sự vận động của bé. Để an tâm, thai phụ có thể khuyến khích bé “nghịch” hơn bằng cách:

– Nằm nghiêng về một bên rồi lại ngồi dậy ngay.

– Nhấc cao chân và thư giãn

– Đặt tai nghe vào bụng và bật nhạc.

Ngoài ra, bà bầu có thể đi bộ để kích thích bé vận động. Khi đã thử tất cả những cách này mà không thấy bé hưởng ứng hay phản ứng rất mơ hồ thì cần đi khám ngay.

Benh.vn

Bài viết Bé ‘nghịch ngợm’ trong bụng mẹ như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/be-nghich-ngom-trong-bung-me-nhu-the-nao-2240/feed/ 0
Tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ https://benh.vn/tuan-thu-1-va-thu-2-cua-thai-ky-425/ https://benh.vn/tuan-thu-1-va-thu-2-cua-thai-ky-425/#respond Thu, 06 Sep 2018 03:47:22 +0000 https://benh.vn/?p=425 Thực sự thì bạn chưa có thai vào tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ, tuy nhiên cơ thể bạn đang hoạt động tích cực để chuẩn bị cho sự thụ thai. Hãy tính toán ngày rụng trứng để xác suất thụ thai thành công lớn nhất. Ngay từ khi có kế hoạch sinh em bé, hãy chú ý đến chế độ sinh hoạt, bổ sung các chất cần thiết và đặc biệt hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

Bài viết Tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Em bé trong tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ

Thú vị là: Thực sự thì bạn không hề mang thai trong tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng là cách để bác sĩ đưa ra một tiêu chuẩn tính ngày dự sinh chung cho các bà mẹ.

Sẵn sàng cho sự rụng trứng

Trong 2 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh, không có em bé hay thậm chí bào thai nào xuất hiện cả. Tuy nhiên, những ngày này, cơ thể bạn sẽ hoạt động tích cực để chuẩn bị sẵn sàng cho sự rụng trứng. Ống dẫn trứng đã sẵn sàng đón nhận trứng đã thụ tinh để chuyển về tử cung làm tổ mặc dù bạn chỉ có thể biết trứng đã thụ tinh hay chưa ở tháng tiếp theo

Sự rụng trứng

Mọi chuyện được quyết định từ đây. Khoảng ngày thứ 14 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh, buồng trứng của bạn sẽ giải phóng 1 thậm chí có thể 2 trứng tới ống dẫn trứng. Trứng sẽ có cơ hội gặp tinh trùng ở đó.

Bạn chớ hoảng hốt khi thấy một lớp dịch nhầy mỏng như lòng trắng trứng ở đáy quần lót. Đó là dấu hiệu cho bạn biết, thời điểm thụ thai đã chín muồi.

Bảo vệ não bộ của thai nhi!

Ngay từ lúc này, bổ sung 400 mcg acid Folic mỗi ngày sẽ giúp giảm tới 70%  nguy cơ dị tật ống thần kinh của em bé

Tính ngày dự sinh

Thực sự là rất khó để các bác sỹ biết được chính xác lúc trứng và tinh trùng gặp nhau để tính thai kỳ của bạn. Hơn nữa, tinh trùng có thể ở lại trong tử cung vài ngày trước khi rụng trứng, cũng như trứng hoàn toàn có thể kiên nhẫn đợi tinh trùng 1-2 ngày. Do vậy, để có một thời gian tiêu chuẩn cho tất cả các phụ nữ mang thai, bác sỹ coi ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là ngày bắt đầu của thai kỳ. Vậy là ở tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ tuy không thực sự là bạn có thai nhưng vẫn được coi là 2 tuần đầu tiên của 9 tháng mang thai kỳ diệu.

Cơ thể bạn tại tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ

Kỳ kinh cuối

Ngay bây giờ bạn vừa bắt đầu kỳ kinh cuối: lớp niêm mạc tử cung đang mỏng dần, cùng với trứng chưa thụ tinh của tháng vừa rồi. Tuy nhiên, đó không phải tất cả những gì đang diễn ra. Một chu kỳ mới lại bắt đầu, thời điểm bắt đầu thai kỳ của bạn.

Khi lớp niêm mạc tử cung mỏng dần và bong ra cùng trứng chưa được thụ tinh, bạn sẽ đến ngày gọi là ngày đèn đỏ. Nhưng ngay sau đó vài ngày, một chu kỳ mới lại bắt đầu  và cũng là thời điểm bắt đầu thai kỳ của bạn

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra đều đặn nhờ hoạt động của các hormone. Hormone FSH (hormone kích thích nang) giúp các nang trứng trưởng thành. 1 chu kỳ kinh thường chỉ có 1 nang trứng chín (mỗi nang chứa 1 trứng) và rụng. Khi nang chín, chúng sản xuất hormone khác: Estrogen.

Estrogen có 2 nhiệm vụ chính. Thứ nhất nó kích thích lớp niêm mạc tử cung dày lại, sẵn sàng đón lấy trứng đã thụ tinh làm tổ. Đồng thời, khi nồng độ Estrogen đủ cao sẽ kích thích sản xuất hormone LH (Luteinizing hormone).

Nồng độ hormone LH tăng nhanh. 24-36 h kể từ khi LH tăng lên, trứng vỡ ra trong nang trưởng thành (hiện tượng phóng noãn) và sẵn sàng kết hợp với tinh trùng để tạo ra em bé. Dù bạn có tin hay không, thời gian đếm ngược tới ngày sinh bắt đầu từ thời điểm này. Và nếu lần này bạn không dính bầu cũng không cần quá lo lắng vì xác xuất mang bầu của phụ nữ chỉ là 25% trong mỗi chu kỳ.

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các hormon

Tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ cũng là thời gian tử cung chuẩn bị để đón trứng thụ tinh. Bạn có thể chưa được coi là mang thai về mặt sinh lý, nhưng đó không phải là quá sớm để hành xử như là bạn đang mang thai. Nếu bạn chưa bổ sung thuốc tổng hợp cho bà bầu thì hãy làm ngay bây giờ. Đây cũng là thời điểm tốt để bỏ rượu, thuốc lá, bắt đầu dùng chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Thử điều này: Hiểu tác động của nhiệt độ với sự thụ tinh

Bạn đang cố gắng để có em bé? Vậy thì hãy tắt ngay chăn điện và giữ ấm cho nhau theo cách cổ điển nhất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài như chăn điện, túi nước nóng có thể tác động bất lợi tới tinh hoàn do làm chậm sản sinh tinh trùng. Thêm nữa, tất cả những gì bạn cần làm để trở nên ấm áp là loại nhiệt độ tự nhiên do tiếp xúc, thứ nhiệt độ có thể giúp bạn tạo ra em bé.

Các chỉ dẫn khác

  • Bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày từ các loại thuốc uống tổng hợp ngay từ khi có dự định sinh em bé. Đó là cách tốt nhất để giúp em bé có bộ não và cột sống khỏe mạnh.
  • Nếu cần dùng thuốc dù là bất cả thuốc gì, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Hút thuốc là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thụ thai và có thể gây hại cho bào thai. Từ bỏ ngay thói quen này của cả bạn và chồng bạn, chí ít là vì đứa trẻ của bạn
  • Khám trước khi có kế hoạch sinh em bé để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về tình trạng di truyền, môi trường sống, lối sống của bạn hiện tại có ảnh hưởng gì tới khả năng thụ thai và sức khỏe của em bé.
  • Ngưng việc uống cà phê mỗi ngày. Hiệp hội vô sinh Hoa Kỳ đã lưu ý rằng Caffein có thể làm giảm khả năng thụ thai.
  • Tập yoga? Thiền? Đọc sách? Bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn, hãy làm điều đó. Phụ nữ đối mặt với stress nặng thường trễ mang bầu hơn 29% thời gian so với phụ nữ khỏe mạnh.
  • Có tới hơn 1/3 phụ nữ tin rằng những tư thế quan hệ tình dục nhất định và nâng cao xương chậu khi quan hệ sẽ giúp tăng khả năng thụ thai. Thực tế không phải như vậy, do đó hãy làm điều mà bạn thấy tự nhiên nhất.
  • Bạn hãy tính chính xác thời gian rụng trứng dựa vào dấu hiệu tăng dịch chất nhầy của cơ thể. Thời gian tối ưu để thụ thai là ngày thứ 11-21 kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.

    Bổ sung acid folic giúp não bộ và cột sống của em bé khỏe mạnh

Các triệu chứng phổ biến

Chảy máu từ 5-7 ngày

Ngày đèn đỏ của bạn có thể diễn ra trong 5-7 ngày. Bạn sẽ ngừng có kinh khi bạn mang bầu và kể cả khi bạn cho con bú thì kinh nguyệt cũng bị trễ một vài tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần sự trợ giúp của băng vệ sinh để thấm dịch và máu chảy ra từ âm đạo trong một vài tuần đầu sau sinh).

Tăng dịch nhầy âm đạo

Nếu bạn quan sát dịch nhầy trong suốt những tháng cố gắng thụ thai, bạn sẽ thấy rằng nó thay đổi từ tuần này sang tuần khác. Bình thường bạn thấy dịch âm đạo trong hoặc đặc, có màu kem, nhưng nếu như bạn tới ngày trứng rụng, lượng dịch nhầy sẽ tăng lên và nhìn lờ mờ, đặc hơn.

Bài viết Tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuan-thu-1-va-thu-2-cua-thai-ky-425/feed/ 0
Tuần thứ 4 của thai kỳ https://benh.vn/tuan-thu-4-cua-thai-ky-421/ https://benh.vn/tuan-thu-4-cua-thai-ky-421/#respond Tue, 04 Sep 2018 03:30:02 +0000 https://benh.vn/?p=421 Mặc dù phôi thai mới bé bằng hạt anh túc nhưng nó đang bận rộn cho việc xây nhà của nó. Lúc này, phôi thai gồm 3 lớp tế bào chuyên biệt mà sau này sẽ phát triển thành các bộ phận cơ thể bé. Túi ối và nhau thai cũng đã hình thành nhanh chóng tại tuần thứ 4 của thai kỳ. Thời điểm này nếu dùng que thử thai chưa thể cho kết quả đáng tin cậy, tuy nhiên bạn có thể cảm nhận cơ thể mình: Tức căng ngực, cả thấy khó chịu tính khí thất thường, đôi khi là một chút máu chảy ra từ âm đạo.

Bài viết Tuần thứ 4 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Em bé trong tuần 4 của thai kỳ
Thai nhi được 4 tuần tuổi trông như thế nào?
Sự phát triển tuần thứ 4 của thai kỳ
  • Bạn có biết rằng trong tuần 4 của thai kỳ vẫn có thể hình thành cặp sinh đôi cùng trứng. Cánh cửa chỉ đóng lại khi tuần 4 kết thúc.
  • Phôi thai nhỏ bé có 2 lớp tế bào được gọi là epiblast và hypoblast. Chúng sẽ sớm phát triển thành các phần cơ thể của em bé.
  • Túi ối phát triển rất nhanh chóng. Túi ối chứa đầy nước ối và có tác dụng bảo vệ phôi thai đang phát triển.
  • Trước khi nhau thai hình thành, bạn sẽ phát triển một túi noãn. Túi noãn sản xuất máu và giúp nuôi dưỡng phôi thai lúc ban đầu.

Nhau thai và Phôi thai bắt đầu phát triển

Khi bạn nghi ngờ mình đã có thai và cố gắng ước tính ngày dự sinh, em bé đã tìm thấy nhà cho mình: phôi nang đã hoàn thành 6 ngày du hành trong ống dẫn trứng tới tử cung. Khi tới tử cung, nó đào lỗ và làm tổ trên lớp niêm mạc tử cung và tạo ra kết nối không thể phá vỡ với bạn trong 9 tháng tiếp theo. Ngay khi khối tròn nhỏ gồm các tế bào phôi nang đã làm tổ, nó sẽ diễn ra sự phân chia rõ rệt – chia thành 2 nhóm. Một nửa (được gọi là phôi thai), một nửa hình thành nhau thai là kênh vận chuyển dinh dưỡng tới và đưa chất thải đi khỏi bào thai cho tới khi em bé chào đời.

Sự phát triển của bào thai và túi ối

Mặt dù kích thước nhỏ bé – không dài hơn 1 mm và không lớn hơn một hạt hoa anh túc – bào thai bé nhỏ đó rất bận rộn trong việc xây nhà cho nó. Trong khi túi ối hình thành bao quanh bào thai, sau đó sẽ cùng gắn kết với ống tiêu hóa đang phát triển của em bé. Phôi thai bây giờ có 3 lớp tế bào sẽ phát triển thành các bộ phận chuyên biệt của cơ thể em bé. Lớp phía trong, gọi là lớp nội bì, sẽ phát triển thành hệ tiêu hóa, phổi, gan. Lớp giữa, gọi là lớp trung bì, sẽ sớm phát triển thành tim, bộ phận sinh dục, xương, thận và cơ. Lớp ngoài cùng, gọi là lớp ngoại bì, sẽ hình thành nên hệ thần kinh, tóc, da và mắt em bé.

Cơ thể bạn ở tuần 4 thai kỳ

Trứng làm tổ

Chỉ 1 tuần sau khi thụ thai, bào thai vẫn còn ở trong giai đoạn trứng nước. Ít nhất 4 tuần sau, cơ thể bạn mới bắt đầu thay đổi. Một số phụ nữ trải qua những triệu chứng thai kỳ sớm ngay bây giờ (thay đổi tâm trạng, đầy bụng, chuột rút), một số khác không cảm thấy gì. Dù bạn đang cảm thấy (hay không cảm thấy), có thể vẫn còn quá sớm để xem kết quả thử thai đáng tin cậy. Nhưng đây là những gì đang xảy ra:

  • Trứng được thụ tinh sẽ đến tử cung trong tuần này, cùng với túi phôi bắt đầu gắn vào niêm mạc tử cung. Khoảng 30% thời gian, các bó mạch sẽ cắm vào thành tử cung. Thời gian xảy ra quá trình này bạn có thể chảy máu và đừng nhầm lẫn đó là dấu hiệu có vấn đề xảy ra. Bạn có thể cảm thấy một chút áp lực trong bụng của bạn (không có gì phải lo lắng!) và ngực của bạn có thể cảm thấy một chút căng và trở nên lớn hơn.
  • Trong vòng 6 đến 12 ngày kể từ khi trứng đã thụ tinh được làm tổ, nó bắt đầu sản xuất ra hCG (human chorionic gonadotropin) – là hormon thai kỳ sẽ làm kết quả thử thai của bạn hiện ra và đảo ngược cuộc sống của bạn. HCG cảnh báo hoàng thể phải dừng lại và sản xuất Progesterone nuôi dưỡng thai cho đến khi nhau thai xuất hiện, khoảng hơn sáu tuần kể từ bây giờ.

Thử tính ngày dự sinh

Không cần đến một chuyên gia để tính toán ngày sinh. Cách tính thực sự dễ dàng hơn nhiều so với bạn nghĩ: ngày sinh ước tính của bạn là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn. Nếu bạn sinh con vào đúng ngày hôm đó, em bé của bạn chỉ ở 38 tuần trong tử cung, không phải 40. Đó là bởi vì tính mang thai bắt đầu hai tuần trước khi em bé của bạn được thụ thai. Và đó chỉ là ước tính. Hầu hết các bé được sinh ra giữa 38 và 42, chỉ có một số ít thực sự chào đời đúng tiến độ.

Chỉ dẫn khác

  • Có thể mất 2-3 tuần sau khi trễ kinh để sản xuất hormone thai kỳ đủ để thể hiện trên que thử. Nếu bạn đang trễ kinh và kết quả âm tính, kiểm tra lại vào tuần tới.
  • Bạn không thể hút thuốc và hãy nói với những người xung quanh ngừng lại. Một nghiên cứu mới lưu ý rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung và sẩy thai.
  • Nhiều bác sĩ yêu cầu bạn đợi cho đến khi mang thai ít nhất 8 tuần mớ đến khám. Hãy dành thời gian để nghiên cứu bác sĩ hoặc bà đỡ bạn thực sự muốn.

Triệu chứng thường gặp

Xuất huyết khi trứng làm tổ

Nếu bạn chảy 1 ít máu trong tuần này, đừng lo lắng. Đây thường là một dấu hiệu cho thấy các phôi đã cấy vào thành tử cung. Nếu không chảy máu cũng đừng lo lắng – chỉ một phần nhỏ của phụ nữ trải qua xuất huyết làm tổ, vì vậy không có triệu chứng này không có nghĩa rằng bạn không mang thai.

Triệu chứng tương tự hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Đau, căng ngực, khó cài cúc quần. Cảm thấy tính khí thất thường. Dấu hiệu mang thai sớm  giống như các triệu chứng PMS nhưng nặng hơn một chút. Vì vậy, ngực của bạn có thể tê tê, đau và cảm thấy lớn một chút, nhờ vào Progesterone và Estrogen. Bạn cũng có thể bị đầy hơi do Progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn nhằm giúp nhiều chất dinh dưỡng đi vào máu và đến thai nhi hơn. Tâm trạng thất thường của bạn trong thời gian này cũng do sự thay đổi hormon gây ra.

Bài viết Tuần thứ 4 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuan-thu-4-cua-thai-ky-421/feed/ 0
Tuần thứ 7 của thai kỳ https://benh.vn/tuan-thu-7-cua-thai-ky-415/ https://benh.vn/tuan-thu-7-cua-thai-ky-415/#respond Sat, 01 Sep 2018 03:30:35 +0000 https://benh.vn/?p=415 Đầu em bé với các cơ quan mắt, mũi, miệng, tai đã trở nên rõ ràng hơn. Các chi phát triển giống mái chèo thay vì những chồi như tuần trước. Em bé của bạn đang phát triển thận và sẽ sớm đi tiểu. Nút nhầy cũng xuất hiện, đóng kín tử cung để bảo vệ em bé và tử cung khỏi nhiễm khuẩn. Từ tuần này, các triệu chứng thai nghén, tiểu nhiều, căng tức ngực, ợ nóng sẽ càng rõ ràng, và chắc chắn bạn sẽ không thoát được cảm giác mệt mỏi.

Bài viết Tuần thứ 7 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở tuần thứ 7 thai kỳ, đầu em bé với các cơ quan mắt, mũi, miệng, tai đã trở nên rõ ràng hơn. Các chi phát triển giống mái chèo thay vì những chồi như tuần trước. Em bé của bạn đang phát triển thận và sẽ sớm đi tiểu. Nút nhầy cũng xuất hiện, đóng kín tử cung để bảo vệ em bé và tử cung khỏi nhiễm khuẩn. Từ tuần này, các triệu chứng thai nghén, tiểu nhiều, căng tức ngực, ợ nóng sẽ càng rõ ràng, và chắc chắn bạn sẽ không thoát được cảm giác mệt mỏi.

Em bé trong tuần thứ 7 của thai kỳ

hinh_dang_thai_nhi_thai_ky_tuan_thu_7
Sự phát triển của thai nhi tại tuần thứ 7 của thai kỳ
  • Cuống rốn nối em bé với nhau thai, truyền oxy và chất dinh dưỡng và thậm chí tống khứ các chất thải vào máu của bạn.
  • Bạn có nhớ những “chồi” tay bắt đầu mọc từ tuần trước? Bây giờ chúng đã phát triển đầy đủ. Trông chúng như những mái chèo nhỏ.
  • Về lý thuyết, em bé của bạn vẫn còn là một phôi thai, nhưng tuần này, khuôn mặt của em bé đã rõ hơn, với miệng, mũi, tai và mắt.
  • Nút nhầy xuất hiện trong tuần này sẽ đóng kín cổ tử cung lại. Nút tự nhiên này sẽ niêm phong và bảo vệ tử cung của bạn khỏi bị nhiễm khuẩn.

Chiều dài của em bé là khoảng 6.3mm – tương đương kích thước 1 quả việt quất. Nghe chừng vẫn còn nhỏ quá? Thực tế thì em bé của bạn đã lớn hơn 10,000 lần so với lúc thụ thai 1 tháng trước đây. Đúng là sự phát triển của em bé đáng kinh ngạc.

tuần thứ 7 của thai kỳ, hầu hết sự phát triển tập trung ở đầu (nơi chứa đựng trí thông minh) bởi các tế bào não mới được tạo ra với tốc độ 100 tế bào/phút.

Tay và chân của em bé bắt đầu phát triển

Tuần này những “chồi” nhỏ bây giờ đã hình thành chi. Chồi tay và chân bắt đầu mọc và phát triển dài hơn (và chắc hơn), chia thành tay, bàn tay và vai – còn chân thì thành đầu gối và bàn chân (mặc dù ở giai đoạn sớm này, các chồi chân tay trông giống 1 mái chèo hơn là đôi tay hoặc bàn chân).

Thận của em bé đã phát triển

Trong tuần này miệng và lưỡi của em bé cũng được hình thành. Và mặc dù phôi thai của bạn mới chỉ 1 tháng tuổi nhưng nó đã qua 3 giai đoạn phát triển của thận. Bây giờ chúng đã cố định và đang sẵn sàng để bắt đầu công việc quan trọng là bài tiết chất thải. Trong khoảng 1 tuần, em bé của bạn sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu.

Khi em bé dần trưởng thành trong bụng bạn, nước tiểu sẽ được bài tiết vào nước  ối, sau đó em bé lại nuốt vào và bài tiết ra 1 lần nữa trong 1 chu trình liên tục.

Cơ thể bạn ở tuần thứ 7 của thai kỳ

Kể cả khi bạn chưa nói với ai về việc mang thai, em bé của bạn chắc chắn sẽ nói với bạn. Không phải bằng lời nói mà bằng rất nhiều những triệu chứng mang thai. Như là buồn nôn dai dẳng cả ngày lẫn đêm, tăng tiết nước bọt (chảy dãi!). Triệu chứng mang thai sớm bạn chắc chắn không thể bỏ qua (đặc biệt khi bạn vật lộn với những nút áo) do những sự thay đổi ở ngực.

Vú bị sưng

Mặc dù em bé của bạn có kích thước chỉ như 1 quả việt quất, ngực của bạn có thể trông giống như 1 quả dưa hấu. Một số phụ nữ có sự phát triển cỡ ngực tối đa trong tuần 7 – tin mừng nếu như nó không đau, khó chịu, tê và nhức như vậy. Thủ phạm gây ra một lần nữa lại là các hormone thai kỳ, estrogen và progesterone. Chất béo cũng đang tập trung lại và lưu lượng máu ngày càng tăng đến khu vực này.

Núm vú của bạn có thể cương hơn 1 chút so với bình thường và rất nhạy cảm. Quầng vú (vùng sẫm màu quanh vú) tối màu và to hơn và sẽ tiếp tục đậm màu trong những tháng tới. Một dấu hiệu không nổi bật là có thể có những chấm như da gà nổi lên ở quầng vú. Đây là những tuyến mồ hôi tiết ra dầu nhờn. Và nếu bạn vẫn đang băn khoăn tại sao những thay đổi này đang diễn ra, thì câu trả lời là: chúng cần thiết cho nhiệm vụ quan trọng là tiết sữa cho em bé mới chào đời sau khoảng 33 tuần nữa.

Đối phó với triệu chứng chán ăn

Nếu chỉ nhìn vào 1 cái ức gà cũng khiến bạn chạy như bay ra ngoài trong những ngày này (hay mùi cá khiến dạ dày bạn cuộn lên), thì bạn đang ở trong tình trạng chung. Sợ thực phẩm khi mang thai không chỉ rất phổ biến mà nó còn khá khó hiểu, đặc biệt khi bất chợt một món ăn yêu thích của bạn lại khiến bạn lạnh người và muốn nôn.

Lời khuyên tốt nhất: đáp ứng khẩu vị mới của bạn bằng mọi cách. Nếu thấy nhạt nhẽo và chán ngán, tìm thực phẩm thay thế cho thức ăn mà bạn sợ (dùng các loại rau củ quả giàu protein như đậu để cung cấp protein nếu bạn không thể chịu được mùi thịt). Tìm cách giảm nhẹ triệu chứng buồn nôn khi mang thai? Bác sĩ có thể đề xuất một hoặc một vài biện pháp cho bạn như sử dụng thuốc, chia nhỏ bữa ăn…

Chỉ dẫn khác

  • Có thể bạn đã tăng thêm vài cân. Đó là bình thường. Thực tế, phụ nữ có chỉ số BMI mạnh khỏe 18,5-24,9 sẽ có khả năng tăng thêm khoảng 12-16 kg.
  • Chuột rút là bình thường trong tam các nguyệt đầu tiên, nhưng nếu xảy ra tình trạng đau vai, cổ hoặc đi kèm co thắt thì hãy gọi ngay cho bác sĩ.
  • Lần khám sản đầu tiên của bạn là ở khoảng thời gian này. Chuẩn bị các câu hỏi và liệt kê các ngày quan trọng (ngày đầu, cuối kì kinh) và thông tin về tiền sử sức khỏe.

Triệu chứng phổ biến

Đi tiểu thường xuyên

Giữa những cơn buồn nôn và buồn đi tiểu, bạn mất rất nhiều thời gian trong nhà vệ sinh những ngày này. Hormon hCG thai kì làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu (tin tốt là làm tăng khả năng tình dục) và làm ảnh hưởng đến dòng chảy khác. Đừng cắt giảm lượng nước (nhưng có thể giảm uống cà phê vì trong đó có chất lợi tiểu). Bởi cơ thể bạn và em bé cần được cung cấp đủ nước trong suốt quá trình mang thai.

Mệt mỏi

Đương nhiên bạn cảm thấy mệt vì cở thể bạn vẫn đang sản xuất nhau thai (hệ thống duy trì sự sống cho thai nhi) cũng như làm quen với những cảm xúc trái ngược bạn đang phải trải qua. Một cách để chống mệt mỏi là ăn thường xuyên hơn trong nhiều bữa nhỏ. Nó cũng giúp dạ dày của bạn bớt nôn nao hơn. Ăn 6 bữa nhỏ trong ngày giúp duy trì lượng đường huyết và năng lượng cho cơ thể bạn.

Ngực căng và thay đổi

Ngực của bạn xuất hiện những gân xanh và làm nó giống như cái bản đồ đường cao tốc? Thực tế, những mạch máu này làm việc như đường cao tốc vậy: chúng vận chuyển chất dinh dưỡng và các chất lỏng từ bạn cho em bé khi em bé chào đời. Để giảm chảy xệ và rạn da sau sinh, hãy đầu tư trong việc chọn áo ngực.

Buồn nôn và nôn

Dù chưa biết giới tính thai nhi nhưng những nghiên cứu cho thấy bà mẹ có triệu chứng buồn nôn nghiêm trọng trong 3 tháng đầu có xu hướng sinh con gái, dựa trên sự tương tác các hormone của bạn và thai nhi nữ. Nhưng dù cho giới tính của em bé là gì hay bạn cảm thấy mệt mỏi thế nào thì bạn vẫn phải duy trì ăn uống. Ăn những thực phẩm bạn thích, kể cả bạn chỉ ăn trái cây trộn cho bữa sáng, trưa và tối. Nhu cầu dinh dưỡng của em bé là rất nhỏ vào thời điểm này nên không cần quá lo lắng.

Tăng tiết nước bọt

Cảm giác buồn nôn vẫn chưa đủ, bạn có thể còn phải đối mặt với việc tăng tiết nước bọt trong miệng. Phải đến hết tam cá nguyệt thứ nhất (chỉ từ tuần thứ 7 trở đi), nhưng cho đến lúc đó, hãy nhai thêm kẹo cao su không đường.

Thèm ăn và sợ thức ăn

Bạn đang kẹt trong việc phải ăn cùng một thứ ngày qua ngày vì rất ít thực phẩm hấp dẫn được khẩu vị khó tính của bạn bây giờ? Đừng lo lắng, bạn không lấy mất dinh dưỡng của em bé bằng việc ăn những thứ giống nhau (lành mạnh) mãi. Nếu việc thèm ăn khiến bạn cảm thấy khó chịu, có thể ăn 1 chút sau đó ăn những thứ tốt cho sức khỏe.

Ợ nóng và khó tiêu

Nếu bạn có cảm giác bỏng rát từ sâu trong dạ dày đến miệng sau khi ăn thì bạn đã mắc triệu chứng khó tiêu và ợ nóng trong thai kì. Tránh các tác nhân gây ợ nóng (thức ăn cay hoặc béo, đồ uống chứa caffein hoặc bất cứ thứ gì làm bạn ợ nóng) và uống trước hoặc sau ăn – quá nhiều chất lỏng trộn với thức ăn  sẽ làm phình dạ dày và làm cảm giác bỏng rát trầm trọng thêm.

Bài viết Tuần thứ 7 của thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tuan-thu-7-cua-thai-ky-415/feed/ 0