Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 17 Sep 2019 17:57:57 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Quần áo trẻ em Trung Quốc gây độc với cơ thể https://benh.vn/quan-ao-tre-em-trung-quoc-gay-doc-voi-co-the-4754/ https://benh.vn/quan-ao-tre-em-trung-quoc-gay-doc-voi-co-the-4754/#respond Wed, 20 Dec 2017 05:09:54 +0000 http://benh2.vn/quan-ao-tre-em-trung-quoc-gay-doc-voi-co-the-4754/ Lượng vải xuất xứ từ Trung Quốc chiếm một số lượng lớn trên thị trường quần áo Thế giới. Một báo cáo của tổ chức Hòa bình xanh Đông Á công bố hôm 18/12 cho biết hàng may mặc trẻ em sản xuất tại hai thành phố ở Trung Quốc có chứa chất gây rối […]

Bài viết Quần áo trẻ em Trung Quốc gây độc với cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lượng vải xuất xứ từ Trung Quốc chiếm một số lượng lớn trên thị trường quần áo Thế giới. Một báo cáo của tổ chức Hòa bình xanh Đông Á công bố hôm 18/12 cho biết hàng may mặc trẻ em sản xuất tại hai thành phố ở Trung Quốc có chứa chất gây rối loạn hormone và hóa chất độc hại đối với hệ sinh sản.

Đài TNHK dẫn báo cáo của tổ chức này cho biết từ tháng 6 đến tháng 10/2013, tổ chức Hòa bình xanh đã mua 85 mặt hàng may mặc trẻ em tại hai thành phố sản xuất nhiều nhất Trung Quốc là Trị Lý ở tỉnh Chiết Giang và Thạch Sư ở tỉnh Phúc Kiến.

Các cuộc kiểm nghiệm độc lập tại phòng thí nghiệm của bên thứ ba đã phát hiện thấy chất NPE, một chất gây rối loạn hormone, trong hơn một nửa số mẫu.

Kết quả phân tích cho thấy một nửa số mẫu chứa NPE – hợp chất gây rối loạn hoóc môn, 90% số mẫu dương tính với antimon – chất được dùng trong công nghệ sản xuất đạn dược có độc tính gần giống thạch tín và có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, chất phthalate gây giảm lượng tinh trùng, vô sinh ở nữ giới và dị dạng cơ quan sinh sản hiện diện với nồng độ cao trong 2 mẫu. Chưa hết, một mẫu được phát hiện chứa PFC, một nhóm hợp chất được cho là gây tổn hại hệ nội tiết. Các chất trên chủ yếu được dùng trong các công đoạn nhuộm, in hình trang trí và tẩy.

Theo Hòa bình xanh, Trị Lý và Thạch Sư là hai trung tâm cung cấp quần áo trẻ em lớn nhất Trung Quốc với sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc và xuất sang các thị trường Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ. Theo tờ USA Today, giới chức Trung Quốc từ chối bình luận về thông tin trên nhưng hồi tháng 5 chính Cơ quan Giám sát chất lượng nước này từng cảnh báo cha mẹ không nên mua quần áo có màu sắc, trang trí và in ấn sặc sỡ cho con cái.

TS Trần Hồng Côn, bộ môn công nghệ hóa học, Khoa Hóa học (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết chất NPE phát hiện thấy trong quần áo Trung Quốc thực chất có tên gọi khoa học Nonyl Phenol Ethoxylate gồm các chất hoạt động bề mặt nonion có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm tẩy rửa, sơn, giấy dệt, các polymer hệ nhũ tương và nhiều ứng dụng khác. Các chất hoạt động bề mặt này có tác dụng làm tăng hoạt động bề mặt, tạo khả năng tẩy rửa, thấm ướt tốt và khả năng hòa tan cũng như khả năng tạo nhũ tương tốt. TS Côn nói: “Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng chất NPE vì có ảnh hưởng tới hệ hoóc môn, hệ thần kinh con người. Đã cấm sử dụng nhưng nhà sản xuất biết mà vẫn dùng là phạm luật”.

Theo TS Trần Hồng Côn, tại VN mới chỉ có nghiên cứu về sự độc hại, một số lĩnh vực có đưa ra giới hạn hàm lượng sử dụng. Chất này trong quần áo trẻ em có ngấm vào da thịt, thôi nhiễm hay không thì VN chưa có nghiên cứu nên không thể đánh giá hết tác hại. TS Côn nhận xét một mặt cần khuyến cáo các nhà sản xuất không nên sử dụng chất này trong ngành dệt may, đặc biệt là sản xuất quần áo cho trẻ em. Mặt khác, cần khuyến cáo các phụ huynh lưu ý tránh để trẻ em ngậm, mút quần áo tránh gây độc hại.

Trong khi đó, 9/10 mặt hàng làm bằng polyester cho phản ứng dương tính với chất antimon độc hại. Chất phthalate, có độc tính đối với hệ sinh sản, cũng được phát hiện ở nồng độ cao trong hai mẫu.

Lee Chih An, một quan chức tại Hòa bình xanh Ðông Á, cho biết quần áo trẻ em mà tổ chức này điều tra được bán tại 98% các thành phố ở Trung Quốc và nhiều nước khác trên khắp thế giới bằng hình thức truyền thống và thương mại điện tử vốn đang ngày càng phổ biến.

Cuộc điều tra đã phát một tín hiệu nghiêm trọng cảnh báo phụ huynh của hơn 200 triệu trẻ em Trung Quốc cũng như các bậc phụ huynh ở nước ngoài.

Ngành công nghiệp sản xuất quần áo trẻ em ở Trung Quốc có trị giá khoảng 165 tỉ USD với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến đạt 30%. Đây là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc.

Benh.vn (theo TNO)

Bài viết Quần áo trẻ em Trung Quốc gây độc với cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/quan-ao-tre-em-trung-quoc-gay-doc-voi-co-the-4754/feed/ 0
Nguy hiểm mũ len của TQ gắn nhạc sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ https://benh.vn/nguy-hiem-mu-len-cua-tq-gan-nhac-se-anh-huong-den-thinh-luc-cua-tre-7892/ https://benh.vn/nguy-hiem-mu-len-cua-tq-gan-nhac-se-anh-huong-den-thinh-luc-cua-tre-7892/#respond Tue, 03 Oct 2017 06:30:06 +0000 http://benh2.vn/nguy-hiem-mu-len-cua-tq-gan-nhac-se-anh-huong-den-thinh-luc-cua-tre-7892/ Thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đưa tin về một loại mũ len của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ mà người dân Nam Định đã phản ánh. Vậy, thực hư tin đồn này như thế nào?

Bài viết Nguy hiểm mũ len của TQ gắn nhạc sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đưa tin về một loại mũ len của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ mà người dân Nam Định đã phản ánh. Vậy, thực hư tin đồn này như thế nào?

Dư luận hiện đang xôn xao về thông tin một bé gái ở Nam Định đội mũ len trùm hai tai, có gắn thiết bị màu xám hình hộp chữ nhật phía bên trong khiến cháu bé bị ù tai và đau đầu bởi một “thiết bị lạ” hoặc “vật thể gây điếc tai”.

Mũ len xuất hiện tại Hàng Đào, Hàng Ngang (Hà Nội)

Trên phố Hàng Đào, Hàng Ngang (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi có hàng loạt cửa hàng bày bán loại mũ len này trong suốt thời gian qua, trong hai ngày 11 và 12.1, chủ các cửa hàng đồng loạt nói “hết hàng”, “người mua đã mua hết sạch”.

Tuy nhiên, tại cửa hàng số 1 Hàng Ngang, sản phẩm trên vẫn bày bán rất nhiều sản phẩm có mẫu mã và tên thương hiệu tương tự như loại mũ đang lan truyền trên mạng. Khi kiểm tra chiếc mũ, đặc biệt là phần trùm hai bên tai được làm bằng vải bông, ông T. chủ hàng này nói: “Ở đây bán nhiều loại mũ có nhạc này, nhưng mới hết xong. Giá mỗi chiếc mũ từ 90.000 – 100.000 đồng. Khu vực này một vài cửa hàng còn hàng tồn năm ngoái thì có bán loại mũ đấy thôi”.

Ông T chia sẻ “vật thể lạ” đó là chiếc loa loại nhỏ có gắn chíp phát nhạc thiếu nhi của Trung Quốc. “Đây không phải là năm đầu tiên tôi bán mũ này. Các năm trước, mũ len được gắn hai chiếc loa tự phát nhạc ở hai bên tai hoặc gắn đèn phía trước để thu hút trẻ nhỏ. Tuy nhiên năm nay, do giá đắt lên và thị hiếu người dùng thay đổi nên họ không gắn loa vào hai bên tai nữa”.

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Lê Anh Tuấn (Bệnh viện Tai – Mũi – Họng T.Ư) cho biết: “Để loa phát ra âm thanh sát tai trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cũng giống như việc người lớn đeo tai nghe. Nếu nghe trong một thời gian dài với tần số cao, âm thanh này sẽ gây ù tai, nhức đầu cho người dùng, không chỉ trẻ con mà người lớn cũng có thể bị ảnh hưởng” Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc ù tai của bé gái ở Nam Định do đã sử dụng loại mũ có gắn loa phát nhạc này.

Khi đem so sánh “chiếc hình hộp chữ nhật, có vi mạch và 3 viên pin nhỏ” mà cư dân mạng đã lan truyền với loại loa được gắn trong các loại thỏ, gấu bông do Trung Quốc sản xuất thì nguyên lý hoạt động như nhau. Chỉ cần tác động ngoại lực vào đúng trọng tâm chiếc loa hoặc chạm vào, loa sẽ phát ra bài hát được cài sẵn trong mạch điện tử.

Được biết, trước sự việc trên, ông Chu Xuân Kiên, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) đã chỉ đạo nhân viên kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết, xử lý triệt để.

Đại diện Chi cục QLTT tỉnh Nam Định cũng cho biết: “Chúng tôi đã xác minh thông tin, đang tổ chức kiểm tra sản phẩm trên thị trường. Chúng tôi sẽ sớm có kết luận để người dân nắm rõ”.

Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Nguy hiểm mũ len của TQ gắn nhạc sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-hiem-mu-len-cua-tq-gan-nhac-se-anh-huong-den-thinh-luc-cua-tre-7892/feed/ 0