Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 11 Sep 2023 09:29:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phương pháp vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả https://benh.vn/phuong-phap-ve-sinh-rang-mieng-cho-nhung-nguoi-mang-ham-gia-5699/ https://benh.vn/phuong-phap-ve-sinh-rang-mieng-cho-nhung-nguoi-mang-ham-gia-5699/#respond Sat, 13 Aug 2022 05:32:01 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-ve-sinh-rang-mieng-cho-nhung-nguoi-mang-ham-gia-5699/ Vệ sinh răng miệng là việc làm hàng ngày của những người bình thường. Tuy nhiên, đối với những người phải mang hàm giả thì đôi khi việc chăm sóc răng miệng lại bị sao nhãng, lơ là (do quan niệm vệ sinh răng giả đơn giản hơn) dẫn đến các bệnh về răng miệng. Vậy, vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả như thế nào?

Bài viết Phương pháp vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vệ sinh răng miệng là việc làm hàng ngày của những người bình thường. Tuy nhiên, đối với những người phải mang hàm giả thì đôi khi việc chăm sóc răng miệng lại bị sao nhãng, lơ là (do quan niệm vệ sinh răng giả đơn giản hơn) dẫn đến các bệnh về răng miệng. Vậy, vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả như thế nào?

Hàm giả là hàm răng được sản xuất bằng sứ hoặc nhựa với mục đích để lắp ghép cho những bệnh nhân bị mất răng do ngã, chấn thương, tai nạn hoặc người cao tuổi.

Hàm giả gồm 2 loại: bán phần và toàn phần.

Các bệnh lý thường gặp liên quan đến hàm giả

  • Mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn gây nha chu, sâu răng cho các răng thật còn lại.
  • Bệnh nhiễm nấm Candidas do vi khuẩn, nấm mốc tích tụ bên dưới hàm giả.
  • Loét chấn thương do nướu giả dư.
  • Viêm góc môi do cắn quá mức.
  • Quá nhạy cảm với nền nhựa của hàm giả…

Bệnh nhiễm nấm Candidas do vi khuẩn, nấm mốc tích tụ bên dưới hàm giả

Phương pháp vệ sinh hàm giả

  • Chải rửa, làm sạch hàm 2 lần/ ngày với bàn chải không làm mòn hàm giả (không sử dụng dụng cụ gây mòn, chất tẩy trắng).
  • Lựa chọn kem đánh răng thích hợp, rửa với nước muối.
  • Chải sạch hàm giả và nướu sau mỗi bữa ăn.
  • Vệ sinh hàm giả bằng nước đun sôi để nguội, nước ấm hoặc dung dịch làm sạch hàm giả (không sử dụng nước nóng vì nước nóng làm cong hàm).
  • Làm sạch bàn chải trong dung dịch 50% nước-50% clorox, 1 lần/1 tuần.
  • Ngâm hàm giả trong nước giấm 50% hoặc dùng gel Aloe Vera thoa lên hàm giả 1-2 lần/ngày ngăn sự phát triển của vi nấm.
  • Ngâm hàm giả vào dung dịch sát khuẩn (buổi đêm khi đi ngủ).

chai-sach-ham-rang-gia

Chải rửa, làm sạch hàm 2 lần/ ngày với bàn chải không làm mòn hàm giả

Lưu ý:

  • Lấy hàm ra khi sử dụng nước súc miệng.
  • Không mang hàm lúc ngủ.
  • Có thể tháo hàm cả ngày nếu đặt trong nước giữ ẩm.
  • Có thể sử dụng gel làm ẩm bôi lên nướu hoặc vào hàm giả để giữ ẩm.

Phương pháp vệ sinh niêm mạc nướu

  • Vệ sinh bằng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày như nước súc miệng kháng khuẩn Nano bạc chuẩn hóa PlasmaKare giúp giảm nguy cơ bị viêm nhiễm.
  • Chải nướu 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm hoặc bàn chải silicon.
  • Massage nướu vào buổi sáng và buổi tối bằng bàn chải silicon hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng có sẵn.

suc-mieng

Giữ vệ sinh niêm mạc nướu bằng nước súc miệng, nước muối pha loãng…

Lời kết

Một số người do chấn thương, tai nạn, tuổi tác… khiến hàm răng bị tổn hại một phần hoặc toàn phần dẫn đến phải đeo hàm giả.

Hàm giả giúp bệnh nhân có khả năng nhai thức ăn, đảm bảo thẩm mỹ, giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp… Tuy nhiên, việc đeo hàm giả có những quy tắc chăm sóc nhất định như: vệ sinh hàm giả và nướu tối thiểu 2 lần/ngày, vệ sinh hàm ngay sau khi ăn, không đeo hàm giả khi đi ngủ (ngâm hàm giả vào dung dịch sát trùng), chải nướu 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng hàng ngày….để bảo vệ răng miệng, tránh nha chu, nhiễm nấm Candidas, sâu răng cho các răng thật còn lại…

Bài viết Phương pháp vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-ve-sinh-rang-mieng-cho-nhung-nguoi-mang-ham-gia-5699/feed/ 0
Cách chăm sóc răng giả https://benh.vn/cach-cham-soc-rang-gia-62953/ https://benh.vn/cach-cham-soc-rang-gia-62953/#respond Wed, 03 Jul 2019 06:37:24 +0000 https://benh.vn/?p=62953 Răng giả tháo lắp một phần hoặc toàn bộ đòi hỏi sự chăm sóc thích hợp để giữ cho chúng sạch sẽ, không có vết bẩn và trông đẹp nhất. Để chăm sóc răng giả tốt cùng đọc bài viết sau đây.

Bài viết Cách chăm sóc răng giả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Răng giả tháo lắp một phần hoặc toàn bộ đòi hỏi sự chăm sóc thích hợp để giữ cho chúng sạch sẽ, không có vết bẩn và trông đẹp nhất. Để chăm sóc răng giả tốt cùng đọc bài viết sau đây.

Thực hiện các bước sau đây

Tháo và rửa răng giả sau khi ăn. 

Xả nước vào răng giả của bạn để loại bỏ mảnh vụn thức ăn và các hạt lỏng lẻo khác. Đặt một chiếc khăn trên quầy hoặc trong bồn hoặc xả một ít nước vào bồn để răng giả sẽ không bị vỡ nếu bạn làm rơi chúng.

Làm sạch miệng của bạn sau khi tháo răng giả của bạn.

Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm trên răng và gạc tự nhiên hoặc bàn chải đánh răng mềm để làm sạch lưỡi, má và vòm miệng. Nếu được sử dụng, loại bỏ bất kỳ chất kết dính răng giả còn lại từ nướu của bạn.

Chải răng giả của bạn hàng ngày.

Tháo và nhẹ nhàng làm sạch răng giả hàng ngày. Ngâm và chải chúng bằng bàn chải lông mềm và chất tẩy rửa răng giả không mài mòn để loại bỏ thức ăn, mảng bám và các cặn khác. Nếu bạn sử dụng keo dán răng giả, hãy làm sạch các rãnh vừa khít với nướu của bạn để loại bỏ bất kỳ chất dính nào còn lại. Đừng dùng chất tẩy rửa răng giả trong miệng.

Ngâm răng giả qua đêm. 

Hầu hết các loại răng giả cần giữ ẩm để giữ dáng. Đặt răng giả trong nước hoặc dung dịch ngâm răng giả nhẹ qua đêm. Kiểm tra với nha sĩ của bạn về việc lưu trữ răng giả đúng cách qua đêm. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về các giải pháp làm sạch và ngâm.

Rửa kỹ răng giả trước khi đưa chúng trở lại vào miệng, đặc biệt nếu sử dụng dung dịch ngâm răng giả. 

Những chất này có thể chứa các hóa chất độc hại gây nôn, đau hoặc bỏng nếu nuốt phải.

Đặt lịch trình kiểm tra nha khoa thường xuyên. 

Nha sĩ của bạn sẽ đề nghị tần suất đến thăm để kiểm tra răng giả và làm sạch chuyên nghiệp. Nha sĩ của bạn có thể giúp đảm bảo phù hợp để ngăn ngừa trượt và khó chịu, đồng thời kiểm tra bên trong miệng của bạn để đảm bảo khỏe mạnh.

Gặp nha sĩ nếu bạn cảm thấy răng bị lỏng

Gặp nha sĩ kịp thời nếu răng giả của bạn trở nên lỏng lẻo. Răng giả lỏng lẻo có thể gây kích ứng, lở loét và nhiễm trùng.

Xử lý răng giả của bạn một cách cẩn thận. 

Hãy chắc chắn rằng bạn không uốn cong hoặc làm hỏng nhựa hoặc móc cài khi làm sạch.

Bạn nên tránh:

Vật liệu làm sạch mài mòn. 

Tránh bàn chải có lông cứng, chất tẩy rửa mạnh và kem đánh răng mạnh, vì những thứ này quá mài mòn và có thể làm hỏng răng giả của bạn.

Kem đánh răng làm trắng. 

Kem đánh răng được quảng cáo là bột nhão làm trắng thường chứa peroxide,  làm thay đổi màu răng giả.

Sản phẩm chứa chất tẩy trắng. 

Không sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy trắng nào vì những sản phẩm này có thể làm suy yếu răng giả và thay đổi màu sắc của chúng. Không ngâm răng giả với các kim loại trong các dung dịch có chứa clo vì nó có thể làm xỉn màu và ăn mòn kim loại.

Nước nóng. 

Tránh nước nóng hoặc nước sôi có thể làm cong răng giả của bạn.

Benh.vn ( TH mayoclinic.org )

Bài viết Cách chăm sóc răng giả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-rang-gia-62953/feed/ 0
Tại sao phải ghép xương khi cắm implant? Làm sao để biết tôi có phải ghép xương không? https://benh.vn/tai-sao-phai-ghep-xuong-khi-cam-implant-lam-sao-de-biet-toi-co-phai-ghep-xuong-khong-5782/ https://benh.vn/tai-sao-phai-ghep-xuong-khi-cam-implant-lam-sao-de-biet-toi-co-phai-ghep-xuong-khong-5782/#respond Thu, 23 Mar 2017 05:33:35 +0000 http://benh2.vn/tai-sao-phai-ghep-xuong-khi-cam-implant-lam-sao-de-biet-toi-co-phai-ghep-xuong-khong-5782/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc: "Tai sao phải ghép xương khi cắm implant và những đối tượng nào thì cần ghép xương khi cắm implant." Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Bài viết Tại sao phải ghép xương khi cắm implant? Làm sao để biết tôi có phải ghép xương không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc: “Tai sao phải ghép xương khi cắm implant và những đối tượng nào thì cần ghép xương khi cắm implant.” Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Trả lời:

Chào bạn, để cấy implant cho răng mất, ngoài việc đảm bảo sức khỏe bệnh nhân phù hợp với implant (không nghiện thuốc lá, rượu, tiểu đường không kiểm soát, dị ứng titan), một trong những yếu tố quan trọng nhất là đánh giá phần xương hàm nơi dự định cấy chân răng giả. Nếu mất răng quá lâu, xương ở vị trí răng mất sẽ bị tiêu đi không có cơ sở cho chân răng giả bám vào; hoặc xương hàm của bạn quá xốp không giữ được chân răng giả để chịu lực ăn nhai. Lúc này bác sỹ cần làm một số thủ thuật để tăng cường mật độ xương của hàm như ghép xương, nong xương.

Để đưa ra đánh giá chính xác nhất bắt buộc phải chỉ định chụp phim 3D (gọi là CT Cone Beam). Bạn có thể tự kiểm tra một cách thủ công để phỏng đoán xem mình đã bị tiêu xương chân răng chưa bằng cách đưa ngón tay vào vị trí răng mất xem có bị lõm vào nhiều không, nếu không, rất có thể bạn không phải ghép xương.

Có hai phương pháp ghép xương chủ yếu là ghép xương tự thân và ghép bột xương nhân tạo. Thông thường ở Việt Nam bác sỹ hay sử dụng cách ghép xương thứ hai. Ghép xương là một thủ thuật không hề phức tạp và đau đớn. Quan trọng là bạn cần tìm đến những nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng vô khuẩn trong quá trình cấy ghép, tránh nhiễm trùng và các bệnh lây nhiễm chéo sau khi thực hiện tiểu phẫu.

Benh.vn

Bài viết Tại sao phải ghép xương khi cắm implant? Làm sao để biết tôi có phải ghép xương không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tai-sao-phai-ghep-xuong-khi-cam-implant-lam-sao-de-biet-toi-co-phai-ghep-xuong-khong-5782/feed/ 0
Sơ ý rơi răng giả vào dạ dày, cụ bà 60 tuổi suýt thiệt mạng https://benh.vn/so-y-roi-rang-gia-vao-da-day-cu-ba-60-tuoi-suyt-thiet-mang-8999/ https://benh.vn/so-y-roi-rang-gia-vao-da-day-cu-ba-60-tuoi-suyt-thiet-mang-8999/#respond Sun, 25 Dec 2016 06:59:17 +0000 http://benh2.vn/so-y-roi-rang-gia-vao-da-day-cu-ba-60-tuoi-suyt-thiet-mang-8999/ Theo quy luật, đến tuổi già sức khỏe suy yếu, mắt mờ, chân chậm, răng rụng... bởi vậy đa phần người cao tuổi đều răng giả. Tuy nhiên, cũng chính vì những chiếc răng giả rơi vào dạ dày mà một cụ bà 60 tuổi thiếu chút nữa thì thiệt mạng.

Bài viết Sơ ý rơi răng giả vào dạ dày, cụ bà 60 tuổi suýt thiệt mạng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo quy luật, đến tuổi già sức khỏe suy yếu, mắt mờ, chân chậm, răng rụng… bởi vậy đa phần người cao tuổi đều răng giả. Tuy nhiên, cũng chính vì những chiếc răng giả rơi vào dạ dày mà một cụ bà 60 tuổi thiếu chút nữa thì thiệt mạng.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh vừa thực hiện thành công ca nội soi gắp răng giả trong dạ dày cho người cụ bà 60 tuổi.

Trước đó hai ngày, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ở vùng thượng vị, khó thở. Kết quả nội soi dạ dày có khung hàm gồm 3 răng giả kích thước 2 cm x 3 cm nằm lẫn cùng với thức ăn.

Khung hàm có 3 răng giả được lấy ra từ dạ dày cụ bà 60 tuổi. Ảnh: Đức Hùng

Sau khi có kết quả, các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi gắp dị vật ra ngoài cho bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Thị Cúc, Phó khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết, bệnh nhân nuốt răng giả là không hiếm, song nuốt cả khung hàm có kích thước lớn như trường hợp này là hy hữu. Tuy nhiên “Rất may bệnh nhân phát hiện sớm, nếu để lâu thì dị vật sẽ đâm thủng dạ dày, nguy cơ xuất huyết cao”.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Nguyễn Thị Cúc khuyến cáo người cao tuổi cần cẩn trọng khi sử dụng răng giả, tránh những việc hy hữu có thể sẽ xảy ra.

Benh.vn (Theo vnexpress.net)

Bài viết Sơ ý rơi răng giả vào dạ dày, cụ bà 60 tuổi suýt thiệt mạng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/so-y-roi-rang-gia-vao-da-day-cu-ba-60-tuoi-suyt-thiet-mang-8999/feed/ 0
Giải pháp tối ưu cho người bị mất răng https://benh.vn/giai-phap-toi-uu-cho-nguoi-bi-mat-rang-5718/ https://benh.vn/giai-phap-toi-uu-cho-nguoi-bi-mat-rang-5718/#respond Mon, 07 Mar 2016 05:32:21 +0000 http://benh2.vn/giai-phap-toi-uu-cho-nguoi-bi-mat-rang-5718/ Việc mất răng vì bất cứ nguyên nhân gì, như sâu răng, viêm lợi hay chấn thương vùng mặt… đều có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Trong bài viết sau đây, các chuyên gia tư vấn nha khoa của Benh.vn sẽ đưa ra các tiêu chí đánh giá giúp người mất răng lựa chọn được giải pháp thích hợp nhất cho mình.

Bài viết Giải pháp tối ưu cho người bị mất răng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc mất răng vì bất cứ nguyên nhân gì, như sâu răng, viêm lợi hay chấn thương vùng mặt… đều có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Trong bài viết sau đây, các chuyên gia tư vấn nha khoa của Benh.vn sẽ đưa ra các tiêu chí đánh giá giúp người mất răng lựa chọn được giải pháp thích hợp nhất cho mình.

Mất răng không chỉ làm mất thẩm mỹ, khó phát âm một số từ, khiến cho bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, mà còn dẫn đến ăn nhai kém ngon miệng hay nghiêm trọng hơn là gây xô lệch cả hàm. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã nhận thức được tất cả những nguy cơ đó, thì việc lựa chọn giải pháp thay thế răng mất cũng không hề đơn giản: Nên làm cầu răng, cấy ghép implant hay mang hàm giả? Vật liệu nha khoa nào phù hợp nhất?

Các phương pháp thay thế răng mất

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, hiện nay ngành nha khoa thế giới đã đưa ra được ba phương pháp thay thế răng mất: bao gồm cầu răng, implant nha khoa và hàm giả.

Cầu răng

Là phương pháp phục hồi răng mất phổ biến trước kia, áp dụng cho răng mất từ 1 đến 3 chiếc liền nhau. Với phương pháp này, nha sỹ sẽ mài bớt 2 răng kế cận phần răng mất để làm trụ, sau đó làm một chiếc “cầu” – bao gồm phần răng mất được phục hình gắn liền với 2 chụp răng bọc phía ngoài răng trụ. Hai loại vật liệu phổ biến để làm cầu răng hiện nay là sứ bọc titan và sứ toàn phần.

Cầu răng là phương pháp phục hồi răng mất phổ biến trước kia, áp dụng cho răng mất từ 1 đến 3 chiếc liền nhau.

Implant (tiếng Việt có nghĩa là “cấy ghép lên cơ thể”)

Là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. Một chân răng giả sẽ được cấy vào vị trí răng mất để thay thế cho chân răng thật, sau đó bác sỹ thiết kế một phục hình bọc lên trên chân răng này, hoàn chỉnh chiếc răng mới. Chất liệu cơ bản của implant là titanium, tuy nhiên có nhiều loại implant từ các hãng khác nhau như Hàn Quốc, Đức, Mỹ… phù hợp với loại răng mất và tình trạng xương hàm của từng người.

Hàm giả tháo lắp

Phương pháp lâu đời nhất được biết đến là làm hàm giả tháo lắp hoặc hàm giả cố định. Hàm giả gồm một khung kim loại và các răng giả bằng nhựa phía trên, gắn vào vị trí răng mất. Phương pháp này áp dụng cho người mất nhiều răng và thường là răng cửa, vì các răng này không phải chịu lực ăn nhai nhiều như răng hàm.

Các tiêu chí lựa chọn phương pháp thay thế răng mất

Lợi ích đối với sức khỏe răng miệng

Trong hầu hết các trường hợp mất răng, cấy ghép implant sẽ được ưu tiên chỉ định, đây được coi là một trong những thành tựu lớn nhất của ngành nha khoa. Implant sẽ tạo nên một răng nhân tạo, độc lập với các răng khác và có khả năng khôi phục đến 90% chức năng ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ, độ bền lâu dài (15 – 20 năm).

Trong khi đó, cầu răng đòi hỏi mài bớt mô răng của 2 răng kế cận, đồng thời lực nhai bị dồn vào 2 răng trụ này, nếu thực hiện dưới tay nghề của nha sỹ ít kinh nghiệm dễ xảy ra tình trạng làm suy yếu các răng, giắt thức ăn dưới “gầm cầu” và tiêu xương hàm do phần chân răng mất không được phục hồi. Cầu răng được thực hiện đúng tiêu chuẩn có khả năng hoạt động tốt trong khoảng 7 đến 15 năm.

Trong hầu hết các trường hợp mất răng, cấy ghép implant sẽ được ưu tiên chỉ định.

Giải pháp còn lại là răng giả tháo lắp bằng nhựa, ít được khuyến khích nhất bởi chỉ chủ yếu giải quyết yếu tố thẩm mỹ, chức năng ăn nhai kém, chỉ phục hồi được khoảng 30%. Sau khoảng một vài năm sử dụng, răng giả sẽ bị xuống màu do chất nhựa tác dụng với axit có trong thức ăn. Bệnh nhân lắp răng giả thường phải chấp nhận ăn đồ mềm, cháo hay các loại súp, vì vậy răng giả thường được chỉ định khi bệnh nhân đã khá lớn tuổi và muốn tiết kiệm chi phí.

Thời gian thực hiện

Implant là phương pháp tối ưu nhất song cũng cần đầu tư nhiều thời gian nhất để hoàn thiện. Để có một chiếc răng vững chắc, yếu tố quan trọng là mật độ xương hàm của vị trí răng mất phải đủ để giữ phần chân răng cấy ghép. Sau khi cấy chân titan, bệnh nhân cần đợi từ 3 đến 6 tháng để chân răng tích hợp vào xương hàm, sau đó mới làm phục hình phía trên.

Như vậy tổng thời gian cho 1 implant là từ 3 đến 6 tháng tùy vào cơ địa của từng người, chưa kể nếu răng bạn mất quá lâu dẫn đến vùng xương bị tiêu mất, bạn cần thực hiện thêm giai đoạn ghép xương, kéo dài thêm khoảng 4 tháng nữa.

Cầu răng và răng giả tháo lắp đơn giản hơn rất nhiều, toàn bộ quy trình cho 2 giải pháp này tối đa chỉ khoảng 1 tuần. Vì vậy với những người eo hẹp về thời gian có thể lựa chọn 1 trong 2 giải pháp này.

Các vấn đề sức khỏe cá nhân

Những người nghiện thuốc lá, hoặc mắc bệnh tiểu đường nặng, huyết áp cao thường được khuyến cáo không thể cấy ghép implant do nguy cơ đào thải chân răng titan cao. Quá trình cấy ghép implant đòi hỏi vô khuẩn và giữ vệ sinh răng miệng tốt, việc hút thuốc lá làm tăng độ bám của cao răng và dễ gây nhiễm trùng sau tiểu phẫu. Nếu là người nghiện thuốc lá nặng không thể bỏ hoặc mắc các bệnh kể trên, người bệnh nên lựa chọn làm cầu răng hoặc răng nhựa giả.

Nếu là người nghiện thuốc lá nặng không thể bỏ hoặc mắc tiểu đường, cao huyết áp, người bệnh nên lựa chọn làm cầu răng hoặc răng nhựa giả.

Chi phí thực hiện

Ngoài những yếu tố kể trên, vấn đề chi phí cũng quan trọng không kém khi bạn quyết định một giải pháp thay thế răng mất cho mình.

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là phương pháp ít tốn kém nhất, chỉ từ vài trăn ngàn đến hơn một triệu là bạn có thể có một hàm giả tháo lắp hoàn chỉnh. Tuy nhiên do những yếu điểm như đã nói ở trên, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định làm hàm giả tháo lắp.

Cấy ghép implant

Chi phí thực hiện cấy ghép implant cho người có xương hàm khỏe mạnh dao động từ 7 đến 30 triệu do trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại implant khác nhau cho người bệnh lựa chọn. Đối với răng hàm, không yêu cầu thẩm mỹ cao, bạn có thể yêu cầu cấy ghép chân răng có chi phí thấp hơn (7 đến 15 triệu) như Osstem, Biogenesis của Hàn Quốc. Với răng cửa, implant Biohorizon hay Nobel của Mỹ là lựa chọn tốt hơn với giá khoảng 20 đến 25 triệu. Implant Straumann từ Thụy Sĩ với khả năng rút ngắn thời gian tích hợp còn tối đa 2 tháng có giá cao hơn cả, rơi vào khoảng 22 đến 30 triệu.

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ dường như là giải pháp có chi phí vừa phải nhất. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào chất liệu sứ mà bạn lựa chọn mà giá cầu răng cũng có thể chênh lệch nhiều. Cầu răng sứ lõi kim loại tại hầu hết các phòng khám hiện nay có giá rơi vào khoảng 5 – 7 triệu đồng cho 1 cầu 3 đơn vị (1 răng mất và 2 răng trụ).

Với răng sứ toàn phần E.max của Ivoclar Vivadent (Đức) hoặc răng Cercon của Dentsply, chi phí cho 1 cầu răng có thể lên tới 15 triệu. Ưu điểm của sứ toàn phần là bền hơn, không bị đổi màu theo thời gian và có độ tương hợp sinh học cao hơn (lõi kim loại tác dụng với axit trong thức ăn sẽ bị mòn dần theo thời gian, gây cảm giác có mùi kim loại trong miệng và không tốt cho sức khỏe.)

Kết luận

Như vậy, việc lựa chọn một giải pháp cho một chiếc răng mất không hề đơn giản chút nào. Thậm chí ngay cả khi bạn có nhiều thời gian và tiền bạc đi chăng nữa, chưa chắc bạn có thể lựa chọn phương pháp tối ưu nhất cho mình nếu thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng hoặc tiền sử sức khỏe của bạn không tốt. Benh.vn hi vọng bài viết này không chỉ trang bị thêm kiến thức nha khoa mà còn tạo thêm động lực giúp bạn quan tâm đến sức khỏe răng miệng của chính bản thân và gia đình mình.

Benh.vn

Bài viết Giải pháp tối ưu cho người bị mất răng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giai-phap-toi-uu-cho-nguoi-bi-mat-rang-5718/feed/ 0