Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 12 Nov 2023 03:50:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sai lầm phổ biến khi hiểu và chăm sóc răng sữa https://benh.vn/sai-lam-pho-bien-khi-hieu-va-cham-soc-rang-sua-6364/ https://benh.vn/sai-lam-pho-bien-khi-hieu-va-cham-soc-rang-sua-6364/#respond Sun, 22 Oct 2023 05:44:35 +0000 http://benh2.vn/sai-lam-pho-bien-khi-hieu-va-cham-soc-rang-sua-6364/ Răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa mà vấn đề này cần được chú ý đối với những năm đầu đời của trẻ. Thế nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn có những thói quen suy nghĩ sai lầm khi chăm sóc răng sữa cho trẻ. Cùng tìm hiểu những lỗi phổ biến này.

Bài viết Sai lầm phổ biến khi hiểu và chăm sóc răng sữa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa mà vấn đề này cần được chú ý đối với những năm đầu đời của trẻ. Thế nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn có những thói quen suy nghĩ sai lầm khi chăm sóc răng sữa cho trẻ. Cùng tìm hiểu những lỗi phổ biến này.

Răng sữa là hệ răng tồn tại trong khoảng thời gian từ 6 tháng cho đến 12 tuổi và sau đó được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Răng sữa có kích thước nhỏ hơn so với những chiếc răng bình thường khác và có màu trắng hơn.

Răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa mà vấn đề này cần được chú ý đối với những năm đầu đời của trẻ. Răng sữa còn góp phần kích thích sự phát triển của hệ xương hàm, giúp cho mặt sọ phát triển một cách bình thường. Ngoài ra, nếu bị mất răng sữa, trẻ sẽ rất khó để phát âm một số âm thanh và đặc biệt, hệ răng sữa cũng có tác dụng rất lớn về phương diện thẩm mỹ sau này khi trẻ lớn lên.

 

Chính vì những lý do đó mà các bậc phụ huynh và người lớn cần có cách hiểu và chăm sóc đúng đắn đối với hệ răng này của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có không ít quan niệm sai lầm về vấn đề này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Trẻ em không cần đánh răng vì răng của chúng thưa, không bị giắt thức ăn

Thực tế, răng trẻ chỉ thưa khi số lượng còn ít. Đến 2 tuổi rưỡi, trẻ đã có đủ 20 chiếc, răng cũng đã khít vào nhau. Răng càng khít, nguy cơ sâu càng cao, nước bọt (chứa chất vô hiệu hóa vi khuẩn) sẽ không rửa hết các mặt răng nên cần dùng bàn chải để làm sạch các chất bám. Hãy mua cho trẻ 2 bàn chải có màu khác nhau (một cho buổi sáng, một cho buổi tối) và để trẻ tự đánh theo cha mẹ. Bàn chải của trẻ phải có phần đầu không lớn và lông mềm. Để lông mềm hơn, có thể luộc qua bàn chải.

2. Thuốc đánh răng có thể gây hại cho trẻ vì chúng chỉ nuốt chứ không nhổ

Bạn không cần lo ngại như vậy nếu khi trẻ bắt đầu tập đánh răng, bạn cho con dùng loại kem dành cho trẻ em. Loại này có vị ngọt, mùi dễ chịu và nếu trẻ nuốt một chút cũng không sao. Khi đã quen với việc đánh răng, cần chuyển từ loại kem vệ sinh như trên sang loại kem phòng chữa bệnh (chứa canxi, fluor, phốt pho).

 

3. Răng sữa không đau khi bị sâu vì không có dây thần kinh

Trong răng sữa cũng có dây thần kinh, vì vậy trẻ cũng sẽ đau khi răng bị bệnh. Ở một số trẻ, răng sữa hỏng rất nhanh nên cảm giác đau không kịp xuất hiện. Việc cảm thấy đau là một điều tốt vì nó là tín hiệu nhắc bạn đưa con đến bác sĩ.

4. Chỉ khi răng vĩnh viễn mọc lộn xộn thì mới cần chỉnh hình, còn răng sữa thì không sao

Hiện có đến 60% trẻ cần được chỉnh hình răng ở các mức độ khác nhau. Đa số trẻ nhỏ có hàm hẹp do số răng vĩnh viễn nhiều gấp rưỡi số răng sữa nên hàm sẽ phải phát triển thêm cả chiều dài lẫn chiều cao. Trẻ 4 tuổi đã phải có khoảng trống giữa các răng sữa.

Tuy nhiên, nhiều trẻ không đạt yêu cầu này do không được luyện hàm (ăn thực phẩm quá mềm, nhuyễn). Trẻ cần được bác sĩ chỉnh hình xem hàm và xem răng có mọc sít quá hay không. Nếu có, chúng phải được chỉnh răng bằng các miếng chất dẻo, chi phí thấp. Nếu để đến khi lớn hơn mới chỉnh răng, bác sĩ phải dùng hệ thống nẹp, rất đắt tiền. Những trường hợp răng thưa quá cũng phải chỉnh. Và dù răng con bạn không có vấn đề gì, bạn vẫn cần cho trẻ đến khám ở bác sĩ nha khoa mỗi năm 2 lần.

 

5. Chỉ có thể chăm sóc răng khi trẻ đủ lớn

Thực phẩm của người mẹ mang thai và của trẻ cho đến khi 14 tuổi cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Do đó, muốn có hàm răng đẹp, trẻ phải được chăm sóc ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Người mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng thai nhi tốt, đầy đủ chất cần thiết cho sự phát triển hàm răng đẹp, khỏe của trẻ sau này như canxi, các loại vitamin có trong thức ăn.Có nhiều trẻ sinh ra kết cấu răng không đủ vững chắc do trong quá trình mang thai, người mẹ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho răng.

Vì thế, khi sinh nở, không chỉ chất lượng hàm răng của người mẹ bị giảm sút mà chất lượng răng của trẻ cũng bị ảnh hưởng, làm cho răng của trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.

Bài viết Sai lầm phổ biến khi hiểu và chăm sóc răng sữa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sai-lam-pho-bien-khi-hieu-va-cham-soc-rang-sua-6364/feed/ 0
Khi nào thì bé bị mất răng sữa ? https://benh.vn/khi-nao-thi-be-bi-mat-rang-sua-69421/ https://benh.vn/khi-nao-thi-be-bi-mat-rang-sua-69421/#respond Sat, 12 Oct 2019 04:49:48 +0000 https://benh.vn/?p=69421 Nuôi con đầu với nhiều bỡ ngỡ, bạn không biết khi nào răng sữa của bé sẽ thay ? Răng con bị gãy trước tuổi mọc răng vĩnh viên ? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc

Bài viết Khi nào thì bé bị mất răng sữa ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nuôi con đầu với nhiều bỡ ngỡ, bạn không biết khi nào răng sữa của bé sẽ thay ? Răng con bị gãy trước tuổi mọc răng vĩnh viên ? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc

Răng của trẻ sơ sinh (răng nguyên thủy – răng sữa) thường bắt đầu nới lỏng và rơi ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn ở 6 tuổi. Tuy nhiên, đôi khi điều này có thể bị trì hoãn đến một năm.

Răng sữa đầu tiên rơi ra thường là hai răng cửa dưới (răng cửa dưới trung tâm) và hai răng cửa trên (răng cửa trên), tiếp theo là răng cửa bên, răng hàm thứ nhất, răng nanh và răng hàm thứ hai.

Răng sữa thường giữ nguyên vị trí cho đến khi chúng bị đẩy ra bởi răng vĩnh viễn. Nếu một đứa trẻ mất một chiếc răng sữa sớm do sâu răng hoặc một tai nạn, một chiếc răng vĩnh viễn có thể mọc vào khoảng trống. Điều này có thể làm đông răng vĩnh viễn và khiến chúng bị vẹo.

Khi con bạn bắt đầu mất răng sữa, hãy củng cố tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Ví dụ:

  • Nhắc con bạn đánh răng ít nhất hai lần một ngày. Giám sát và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết.
  • Giúp con bạn làm sạch giữa răng hàng ngày.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế giữa các bữa ăn nhẹ, đặc biệt là những người ăn nhiều đường.
  • Lịch trình thăm khám răng thường xuyên cho con của bạn.

Nếu được chăm sóc đúng cách, bạn có thể giúp răng vĩnh viễn của con bạn mọc tốt và được bảo vệ.

mayoclinic.org

Bài viết Khi nào thì bé bị mất răng sữa ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khi-nao-thi-be-bi-mat-rang-sua-69421/feed/ 0
Lịch mọc răng sữa và cách chăm sóc răng cho trẻ https://benh.vn/lich-moc-rang-sua-va-cach-cham-soc-rang-cho-tre-2225/ https://benh.vn/lich-moc-rang-sua-va-cach-cham-soc-rang-cho-tre-2225/#respond Wed, 30 Nov 2016 12:09:58 +0000 http://benh2.vn/lich-moc-rang-sua-va-cach-cham-soc-rang-cho-tre-2225/ Răng sữa sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Để đảm bảo răng không mọc chen chúc, mất trật tự  thì ngay từ lúc đầu răng sữa phải được chăm sóc và giữ dìn tốt, để tạo nền tảng cho một hàm răng vĩnh viễn được đẹp, chắc, khỏe

Bài viết Lịch mọc răng sữa và cách chăm sóc răng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Răng sữa sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Để đảm bảo răng không mọc chen chúc, mất trật tự  thì ngay từ lúc đầu răng sữa phải được chăm sóc và giữ dìn tốt, để tạo nền tảng cho một hàm răng vĩnh viễn được đẹp, chắc, khỏe

Lịch mọc răng sữa

Thông thường có tất cả 20 răng sữa: 10 hàm trên và 10 hàm dưới, chúng sẽ mọc ở các thời điểm khác nhau nhưng thường từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 4 răng của giữa ở hàm trên và hàm dưới sẽ mọc. 4 răng của bên sẽ mọc vào lúc 7 đến 10 tháng và từ 12 đến 16 tháng những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện. Răng nang sẽ mọc vào lúc 14 đến 20 tháng và răng hàm thứ 2 xuất hiện vào lúc 20 đến 32 tháng. Những chiếc răng này chỉ tồn tại vài năm rồi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn

Công dụng của răng sữa

Công dụng chính của răng sữa là giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng tuổi, trẻ ăn đã bắt đầu ăn bổ sung những thứ cứng hơn, khó tiêu hơn. Thông thường cái răng sữa mọc lên, đứng trên cung hàm, sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Thế nhưng có những trường hợp răng sữa không mọc đúng lịch trình, có thể sớm hoặc muộn hơn một vài tháng hoặc răng sữa bị sâu và phải nhổ.

Theo các bác sĩ Trần Thị Phương Thảo – chuyên khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Hà Nội, những trường hợp ngoại lệ này không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên răng vĩnh viên sẽ gặp một chút khó khăn khi mọc lên do lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Ngoài ra khoảng trống do mất răng sữa trên cung hàm cũng làm cho răng vĩnh viễn mọc có khuynh hướng di chuyển vào khoảng trống dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc về sau

Nguyên nhân của việc bé mọc trễ răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mọc trễ răng

Trẻ thiếu mầm răng:  từ lúc còn nằm trong bụng do người mẹ ăn uống thiếu chất bổ dưỡng để tạo mầm và vôi hóa răng cho bào thai

Nướu lợi trong mầm răng quá dày và cứng khiến mầm răng không trồi lên được. Khi gặp trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ Răng Hàm Mặt để rạch nướu cho răng dễ mọc lên

Mầm răng có nhưng lại nằm ngầm trong xương, cũng cần phải đưa trẻ đi khám để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời

Nhiệm vụ của răng sữa

Răng sữa là giúp xương hàm phát triển. Nhờ chúng, bé có thể nhai, cắn thức ăn được, động tác này làm cho hàm phát triển bình thường

Giúp trẻ phát âm; nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng

Giúp giữ chỗ để răng vĩnh viễn có chỗ phát triển

Vệ sinh răng miệng

Mỗi lần cho trẻ bú xong mẹ cần cho trẻ uống nước để làm sạch miệng

Đối với trẻ lớn có thể giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng khăn gạc, bàn chải mềm. Khi trẻ được 2 tuổi nên được chải răng bằng kem có chứa Fluor. Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho trẻ tự chải răng. Trẻ phải được hướng dẫn chải răng đúng cách.
Ngoài ra cũng cần mang đến cho bé một tâm lí thật thoải mái trong những lần đầu tiên tiếp xúc với việc đánh răng

Lưu ý: Ở giai đoạn mọc răng sữa, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như: sốt, chảy nhiều nước bọt… sau vài ngày sẽ khỏi. Trong thời gian này, cha mẹ chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt

Benh.vn

Bài viết Lịch mọc răng sữa và cách chăm sóc răng cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lich-moc-rang-sua-va-cach-cham-soc-rang-cho-tre-2225/feed/ 0
Việt Nam bảo quản răng sữa làm nguồn lưu trữ tế bào gốc https://benh.vn/viet-nam-bao-quan-rang-sua-lam-nguon-luu-tru-te-bao-goc-8937/ https://benh.vn/viet-nam-bao-quan-rang-sua-lam-nguon-luu-tru-te-bao-goc-8937/#respond Wed, 11 May 2016 06:58:07 +0000 http://benh2.vn/viet-nam-bao-quan-rang-sua-lam-nguon-luu-tru-te-bao-goc-8937/ Những chiếc răng sữa nhỏ bé tiềm ẩn sức mạnh khổng lồ để đem đến cơ hội sống cho con bạn sau này. Vậy lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa có lợi ích gì ? Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bài viết Việt Nam bảo quản răng sữa làm nguồn lưu trữ tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những chiếc răng sữa nhỏ bé tiềm ẩn sức mạnh khổng lồ để đem đến cơ hội sống cho con bạn sau này. Vậy lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa có lợi ích gì ? Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Quá trình lấy tế bào gốc từ răng sữa

Thời gian các em nhỏ thay răng sữa,các em bé sẽ được các nha sĩ nhổ răng, tuy nhiên phải đảm bảo có chân răng thì mới nuôi cấy tế bào gốc được.

Răng sữa sau khi nhổ được cho vào bảo quản trong môi trường chuyên biệt để mang đi nuôi cấy. Thời gian từ khi lấy răng đến khi đưa đến phòng thí nghiệm, nếu được bảo quản đúng thì có thể để qua đêm.

Sau đó, răng sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để phân lập, nuôi cấy, xác định khả năng sống, khả năng tăng sinh của tế bào. Nếu có thể nuôi cấy thì tế bào sẽ được đưa vào ngân hàng để bảo quản lạnh trong môi trường nitơ lỏng.

PGS. TS Lê Bảo Hà hy vọng năm 2017 sẽ thực hiện được kế hoạch thành lập ngân hàng lưu trữ tế bào gốc từ tuỷ răng sữa – Ảnh: Ngọc Loan

Ưu điểm của tế bào gốc từ tủy răng sữa

PGS.TS Trần Lê Bảo Hà (trưởng bộ môn Sinh lí học và Công nghệ sinh học Động vật, Khoa Sinh học và Công nghệ sinh học, trường ĐH KHTN TP.HCM) cho biết, ưu điểm vượt trội của tế bào gốc từ tủy răng đó là mỗi người đều có 20 cái răng sữa và có thể lấy hết một cách tự nhiên mà không cần sự can thiệp nhiều từ y tế. Trong đó, mỗi răng sau 3 tuần nuôi cấy có thể cho ra 10 triệu tế bào.

Theo thống kê, hiện đã có hơn 1.000 công trình nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tuỷ răng được công bố trên thế giới. Trong đó, tế bào gốc từ tủy răng có khả năng biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt để chữa các bệnh về răng, tiểu đường loại 1, bệnh tim mạch, gan, cơ, xương, thần kinh, giác mạc và chữa lành vết thương trên da.

Nếu đem so sánh với các loại tế bào gốc khác như tế bào gốc từ tủy xương, mô mỡ… thì tế bào gốc từ tủy răng có khả năng biệt hóa thành tế bào gốc thần kinh vượt trội hơn hẳn.

Từ kết quả trên, PGS.TS Trần Lê Bảo Hà Trường ĐH KHTN TP.HCM và Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã lên kế hoạch để năm 2017 sẽ thành lập ngân hàng lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng sữa. Hiện nhóm nghiên cứu hợp tác giữa hai trường đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích về “Quy trình nuôi cấy mô tủy răng người để thu nhận tế bào gốc”.

Được biết, chi phí lưu trữ tế bào gốc tuỷ răng trên thế giới hiện dao động tùy theo các ngân hàng. Đắt nhất là 2.000 USD cho các bước thu nhận, phân lập, định danh tế bào gốc. Sau đó, chi phí bảo quản hàng năm vào khoảng 120 USD.

Benh.vn  (Theo tuoitre.vn)

Bài viết Việt Nam bảo quản răng sữa làm nguồn lưu trữ tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viet-nam-bao-quan-rang-sua-lam-nguon-luu-tru-te-bao-goc-8937/feed/ 0
Mối nguy hiểm khi không chăm sóc răng sữa cho con https://benh.vn/moi-nguy-hiem-khi-khong-cham-soc-rang-sua-cho-con-8503/ https://benh.vn/moi-nguy-hiem-khi-khong-cham-soc-rang-sua-cho-con-8503/#respond Sun, 17 Jan 2016 06:49:58 +0000 http://benh2.vn/moi-nguy-hiem-khi-khong-cham-soc-rang-sua-cho-con-8503/ Cha mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, cân nặng, trí thông minh nhưng khi nói đến chuyện chăm sóc răng miệng cho trẻ, không ít bậc cha mẹ sẽ phủi tay, lắc đầu bởi suy nghĩ “đằng nào nó chả mọc răng khác”. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không biết rằng, chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Hành động quan tâm, chăm sóc của cha mẹ ngay từ khi con còn nhỏ chính là yếu tố quan trọng tạo nền tảng vững chắc và khỏe mạnh cho những chiếc răng vĩnh viễn của con sau này.

Bài viết Mối nguy hiểm khi không chăm sóc răng sữa cho con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cha mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, cân nặng, trí thông minh nhưng khi nói đến chuyện chăm sóc răng miệng cho trẻ, không ít bậc cha mẹ sẽ phủi tay, lắc đầu bởi suy nghĩ “đằng nào nó chả mọc răng khác”. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không biết rằng, chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Hành động quan tâm, chăm sóc của cha mẹ ngay từ khi con còn nhỏ chính là yếu tố quan trọng tạo nền tảng vững chắc và khỏe mạnh cho những chiếc răng vĩnh viễn của con sau này.

 Sự trợ giúp của cha mẹ là nền tảng giúp bé có được bộ răng trắng khỏe trong tương lai. Ảnh: iStock

Cách đánh răng tốt nhất

Sử dụng bàn chải nhỏ, mềm với lượng kem đánh răng tương đương với kích thước của một hạt gạo. Sau sinh nhật thứ 3 của bé, bạn có thể sử dụng lượng kem đánh răng tương đương một hạt đậu. Đảm bảo theo đúng nguyên tắc này để tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với fluoride.

Đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối. Nhẹ nhàng chải răng ở cả mặt trong, mặt ngoài và đánh lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Khi trẻ có thể kiểm soát việc nuốt kem đánh răng, hãy dạy bé súc miệng với nước.

Thay bàn chải khi đầu lông bàn chải bị mòn hoặc tòe.

Khi nào nên để trẻ tự đánh răng?

Ngay khi bé sẵn sàng và có thể. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bé sẽ không thành thạo việc đánh răng cho tới tận năm 7 tuổi.

Các mẹ có thể đánh răng cùng con và cùng bé chơi trò “kiểm tra” để xem bé đã đánh răng sạch chưa. Để bé kiểm tra răng bạn và bạn sẽ có cơ hội ngó vào bên trong khuôn miệng xinh xắn của bé và phát hiện những ngóc ngách chưa được bé đụng đến.

Khi bé không đánh răng

Nếu bé mè nheo, khóc lóc khi đánh răng, mẹ có thể thử mua cho bé chiếc bàn chải có hình nhân vật hoạt hình yêu thích.

Liz Birka White – một bà mẹ 3 con ở Diablo, California, Mỹ – cho biết mẹo này phát huy tác dụng với cả 3 đứa con của cô.

“Cậu con cả của tôi ghét đánh răng cho đến khi tôi mua cho bé chiếc bàn chải Elmo. Từ ngày đó, thằng bé luôn háo hức và rất chăm chỉ đánh răng. Chiếc bàn chải có hình Elmo chính là chìa khóa, giúp tôi giải quyết vấn đề” – chị White chia sẻ trênBabyCenter.

Nếu có thể, bạn cũng nên mua cho bé nhiều bàn chải đánh răng với các màu khác nhau để bé có thể chọn màu yêu thích vào mỗi sáng.

 Cha mẹ cần kích thích, giúp bé thấy đánh răng như một trò chơi thay vì là hành động ép buộc. Ảnh: iStock

Trẻ em có cần fluoride?

Fluoride là chất khoáng giúp chống sâu răng bằng cách tăng cường men răng, tăng khả năng chống chọi với acid và các vi khuẩn có hại. Cơ thể trẻ có thể tiếp nhận fluoride từ kem đánh răng, nước và thuốc bổ.

Phần lớn nước máy cung cấp tại các thành phố đều có fluoride (bạn có thể hỏi nhà chức trách hoặc tự đi kiểm tra để biết nguồn nước nơi mình ở có fluoride hay không). Nếu lượng fluoride dưới 0,3ml/m3 nước, hãy hỏi bác sĩ nha khoa xem bé có cần bổ sung fluoride bằng thuốc bổ hay không.

Nước đóng chai và nước trái cây cũng có chứa fluoride, dù không phải lúc nào chúng cũng được liệt kê trên nhãn. Hãy nhớ rằng một lượng nhỏ fluoride tốt cho răng của trẻ, tuy nhiên, nuốt quá nhiều fluoride trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng fluorosis – hiện tượng chấm trắng xuất hiện trên răng trưởng thành của bé. Đó là lý do tại sao không nên sử dụng quá nhiều kem đánh răng, nhất là khi bé chưa biết cách súc miệng.

Loại thức ăn dễ gây sâu răng

Có một số nhóm thức dễ gây sâu răng hơn các nhóm khác, đó là đồ ngọt (hoa quả, hoa quả khô, nước hoa quả và những loại thức ăn như bơ lạc, kẹo dẻo) và tinh bột (bánh mỳ, bánh quy, pasta, bánh quy xoắn).

Nếu muốn thưởng thức những loại thức ăn này, bạn nên cho bé ăn trong bữa chính thay vì bữa phụ vì chúng sẽ ít có cơ hội bám trên răng thời gian dài.

Lưu ý, cha mẹ cần tạo cho con thói quen uống nước tráng miệng sau khi ăn.

Khi nào nên bắt đầu đưa trẻ đi khám nha sĩ?

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo nên đưa trẻ đi khám trong vòng 6 tháng kể từ khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện hay khi sinh nhật một tuổi, tùy thuộc vào thời điểm nào đến trước. Nếu bạn chưa đưa con đi nha sĩ, hãy đặt lịch càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ có những hướng dẫn và giải đáp cụ thể giúp bé có được hàm răng trắng khỏe trong tương lai.

Thông thường trẻ mọc chiếc răng đầu tiên ở tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 7. Một số trẻ phát triển sớm có răng lúc 3 tháng, trong khi đó, một số trẻ phải hơn 1 tuổi mới mọc răng. Có một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sinh ra đã có răng.

Trên thực tế, răng bắt đầu phát triển từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ và chân răng hình thành bên trong lợi. Răng mọc từng cái theo thời gian và thường theo thứ tự: 2 răng giữa hàm dưới, 2 răng giữa hàm trên và sau đó là các răng bên trong.

Những chiếc răng mọc cuối cùng (răng trong cùng ở cả hàm trên, hàm dưới, ở 2 bên) thường xuất hiện vào sinh nhật thứ 3 của bé. Khi đó, bé sẽ có đủ 20 chiếc răng. Những chiếc răng sữa sẽ lung lay và rụng dần khi những chiếc răng vĩnh viễn đã sẵn sàng. Thời điểm này là lúc bé khoảng 6 tuổi.

Bài viết Mối nguy hiểm khi không chăm sóc răng sữa cho con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/moi-nguy-hiem-khi-khong-cham-soc-rang-sua-cho-con-8503/feed/ 0
Lịch mọc răng và thay răng sữa của trẻ cực dễ nhớ cho mẹ https://benh.vn/lich-moc-rang-va-thay-rang-sua-cua-tre-cuc-de-nho-cho-me-8725/ https://benh.vn/lich-moc-rang-va-thay-rang-sua-cua-tre-cuc-de-nho-cho-me-8725/#respond Tue, 20 Oct 2015 06:54:08 +0000 http://benh2.vn/lich-moc-rang-va-thay-rang-sua-cua-tre-cuc-de-nho-cho-me-8725/ Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh.

Bài viết Lịch mọc răng và thay răng sữa của trẻ cực dễ nhớ cho mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp sửa mọc răng thường là: Chảy nước dãi, lợi nhô, thích gặm nhấm, hay quấy khóc, có thể sốt nhẹ, tiêu chảy.

   

Lịch mọc răng của trẻ

Đến độ tuổi 7-8, trẻ lại bắt đầu bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành.

Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau. Thực ra, bé sẽ thay răng theo một trình tự nhất định như sau:

   

Lịch thay răng sữa của trẻ

Benh.vn (Nguồn Khám phá)

Bài viết Lịch mọc răng và thay răng sữa của trẻ cực dễ nhớ cho mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lich-moc-rang-va-thay-rang-sua-cua-tre-cuc-de-nho-cho-me-8725/feed/ 0