Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 11 Feb 2024 06:14:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nguyên nhân và cách phòng tránh phù bánh nhau https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-phu-banh-nhau-2516/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-phu-banh-nhau-2516/#respond Mon, 05 Feb 2024 04:15:38 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-phu-banh-nhau-2516/ Bánh nhau dày trên 4 cm được chẩn đoán là phù bánh nhau và khi bánh nhau bị bệnh thì chức năng của nhau thai sẽ không đảm bảo. Phù nhau thai là một bệnh lý. Nhau thai bị phù, độ dày có thể gấp đôi bình thường và sẽ dẫn đến những bất thường của thai hay nước ối.

Bài viết Nguyên nhân và cách phòng tránh phù bánh nhau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhau thai được gắn vào tử cung giữ vai trò là trạm trung gian trao đổi chất giữa mẹ và con và ngược lại các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ. Máu mẹ đổ từ các mạch máu ở thành tử cung vào các hồ máu. Mặt sau bánh nhau có các cấu trúc hình gai nhúng vào các hồ máu này. Bánh nhau thường có trọng lượng khoảng 450 – 550 g, đường kính 20 cm, bề dày 2,5 cm.

Bánh nhau dày trên 4 cm được chẩn đoán là phù bánh nhau và khi bánh nhau bị bệnh thì chức năng của nhau thai sẽ không đảm bảo. Phù nhau (rau) thai là một bệnh lý. Nhau thai bị phù, độ dày có thể gấp đôi bình thường và sẽ dẫn đến những bất thường của thai hay nước ối.

Phù nhau thai là nguyên nhân hàng đầu khiến thai chết lưu

Nguyên nhân phù nhau thai

Nhau thai cũng giống như một miếng lá chắn, giúp bảo vệ bào thai trước nhiều loại vi khuẩn. Nhưng nó không đủ khả năng chống lại virut như virut cúm, virut gây bệnh Rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai. Phòng tránh nhiễm trùng tốt thì sẽ tránh được nguy cơ phù nhau thai

Nguyên nhân phù nhau thai thường là do nhiễm trùng, có thể là vi trùng hay siêu vi trùng (virus), cũng có khi do bất thường về nhiễm sắc thể gây ra bất thường nhau và thai.

Phòng tránh cho lần mang thai tới

Cách phòng ngừa bệnh là tránh để bị các bệnh nhiễm trùng khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thường xuyên thăm khám và theo dõi thai định kỳ. Hiện nay, không có cách điều trị khi đã mang bệnh. Khi phát hiện bánh nhau bị phù nếu không đình chỉ thai, thai vẫn tiến triển nhưng sẽ tự mất sau một thời gian do nhau không đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho thai.

Bài viết Nguyên nhân và cách phòng tránh phù bánh nhau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-phu-banh-nhau-2516/feed/ 0
Các bệnh lý về bánh nhau https://benh.vn/cac-benh-ly-ve-banh-nhau-2517/ https://benh.vn/cac-benh-ly-ve-banh-nhau-2517/#respond Tue, 11 Jul 2023 04:15:39 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-ly-ve-banh-nhau-2517/ Bánh nhau là một bộ phận vô cùng quan trọng giúp cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải lúc nào bánh nhau cũng phát triển một cách bình thường, khi nó bị bệnh thì việc đình chỉ thai kỳ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy các bà mẹ nên biết các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nhau thai

Bài viết Các bệnh lý về bánh nhau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bánh nhau là một bộ phận vô cùng quan trọng giúp cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải lúc nào bánh nhau cũng phát triển một cách bình thường, khi nó bị bệnh thì việc đình chỉ thai kỳ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy các bà mẹ nên biết các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nhau thai

rau-thai

Bánh nhau là bộ phận vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi

Vị trí bám bất thường (Rau tiền đạo)

Nhau không bám ở đáy tử cung là nơi có nhiều mạch máu mà bám ở thành bên hay thấp hơn, thậm chí bám vào cổ hay gần cổ tử cung (nhau tiền đạo). Thai phụ thường hay bị xuất huyết bất thường trong thai kỳ và thai nhi dễ bị kém dinh dưỡng, sinh non, nhẹ ký.

Các nguyên nhân phát sinh có thể là: u xơ tử cung, sẹo tử cung (vết mổ cũ, nạo phá thai nhiều lần), người mẹ lớn tuổi, tử cung dị dạng… Khi người mẹ bị ra máu bất thường trong những tháng cuối, nên nghĩ đến khả năng có nhau tiền đạo và làm siêu âm chẩn đoán. Về trị liệu, chủ yếu là cầm máu, trì hoãn cho thai lớn thêm và mổ lấy thai; khi chảy máu quá nhiều, có thể phải chấp nhận bỏ thai để cứu mẹ hoặc phải cắt tử cung cầm máu khi mổ lấy thai.

Bất thường về mức độ bám (Cài răng lược)

Nhau có thể bám vào tử cung quá chặt (cài răng lược), khó bong ra sau sinh, có khi ăn thủng thành tử cung và ăn lan ra thành bàng quang hay trực tràng. Khi sổ thai, nhau thường không bong tự nhiên hay bong không đầy đủ, kèm theo chảy máu nhiều.

Bệnh lý này thường gặp trên các tử cung có vết sẹo (mổ sinh nhiều lần, mổ bóc nhân xơ, nạo phá thai nhiều lần) hay trong các trường hợp nhau tiền đạo.

Trước chuyển dạ, siêu âm đặc biệt sẽ cho biết độ bám của bánh nhau để có thể chủ động mổ lấy thai (mặc dù đây là một trường hợp mổ khó). Nếu không nắm biết trước, khi chuyển dạ sinh sẽ dễ bị băng huyết và phải mổ cấp cứu để cầm máu.

Phù nhau thai

Bánh nhau dày trên 4 cm, thường là do bệnh lý nhiễm trùng, bệnh về miễn dịch. Khi bánh nhau bị phù, chức năng của nó bị sụt giảm và thai cũng có thể bị phù, đưa đến thai chết lưu hay sinh non. Người ta có thể nghĩ đến phù nhau khi bụng to nhanh hơn so với tuổi thai. Trong đa số trường hợp, phải chấm dứt sớm thai kỳ vì thai thường hay bị chết trong bụng và người mẹ dễ bị băng huyết sau sinh.

Nhau bong non

Bình thường, sau sổ thai, bánh nhau sẽ bong ra. Vì một lý do nào đó (chấn thương, vỡ ối đột ngột trong đa ối), bánh nhau bong ra khi thai vẫn còn trong tử cung, khiến thai phụ lên cơn đau bụng giống như chuyển dạ và có thể bị ra máu âm đạo. Trong đa số trường hợp nếu không xử trí kịp thời,, thai sẽ yếu dần rồi chết.

Việc điều trị đòi hỏi làm phẫu thuật cấp cứu để cứu người mẹ.

ThS. Bs. Đặng Lê Dung Hạnh

Bài viết Các bệnh lý về bánh nhau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-ly-ve-banh-nhau-2517/feed/ 0
Cấu tạo của nhau thai trong từng thời kỳ https://benh.vn/cau-tao-cua-nhau-thai-trong-tung-thoi-ky-2456/ https://benh.vn/cau-tao-cua-nhau-thai-trong-tung-thoi-ky-2456/#respond Tue, 27 Jun 2023 04:14:24 +0000 http://benh2.vn/cau-tao-cua-nhau-thai-trong-tung-thoi-ky-2456/ Sau tháng thứ 4 của thời kỳ có thai, rau được coi như đã hoàn thành cấu tạo, lúc đó rau chỉ còn lớn lên cho đến khi trẻ ra đời. Lúc này rau có hình đĩa, đường kính khoảng 20 cm, dày khoảng 3 cm và trọng lượng khoảng 500gr.

Bài viết Cấu tạo của nhau thai trong từng thời kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhau thai là cấu trúc quan trọng bậc nhất trong quá trình mang thai, nếu không có nhau thai thì việc mang thai thất bại. Cấu tạo của nhau thai cũng có nhiều biến đổi trong quá trình mang thai.

1. Cấu tạo của nhau thai

Sau tháng thứ 4 của thời kỳ có thai, rau được coi như đã hoàn thành cấu tạo, lúc đó rau chỉ còn lớn lên cho đến khi trẻ ra đời. Lúc này rau có hình đĩa, đường kính khoảng 20 cm, dày khoảng 3 cm và trọng lượng khoảng 500gr.

  • Mặt trông vào khoang ối của rau nhẵn và được phủ bởi màng đệm và màng ối. Dây rốn đính vào giữa hoặc hơi lệch tâm ở mặt này. Từ chỗ dây rốn đính vào rau tỏa ra những mạch đệm thuộc mạch rốn (H.6A).
  • Từ màng đệm của phần rau thuộc thai, xuất phát khoảng 200 thân chính chia nhánh nhiều lần làm thành những nhung mao đệm. Mỗi nhung mao đệm gồm một trục liên kết chứa những nhánh nhỏ của động mạch và tĩnh mạch đệm được nối với nhau bởi một lưới mao mạch đệm. Phủ ngoài trục liên kết là lá nuôi hợp bào, trên bề mặt của lá nuôi hợp bào có nhiều vi mao, lớp lá nuôi tế bào đã biến đi. Sự chia nhánh nhiều lần của nhung mao đệm làm tăng diện tích trao đổi chất giữa máu mẹ lưu thông trong các khoảng gian nhung mao với máu thai lưu thông trong lưới mao mạch đệm. Diện tích trao đổi chất trên mặt các nhung mao đệm đạt tới 14 m2. Ngoài ra, sự có mặt của các vi mao trên mặt lá nuôi hợp bào còn làm cho diện tích trao đổi chất trên mặt các nhung mao đệm tăng lên gấp bội.
  • Phần rau được tạo bởi mô mẹ là lớp đặc của màng rụng rau. Khi rau đã sổ, ở mặt trông về phía tử cung có nhiều những rãnh nông định ranh giới cho các múi rau, những rãnh này tương ứng với những vách ngăn màng rụng rau. Có khoảng 15 – 20 múi rau, được phủ bởi một lớp mỏng màng rụng rau và bao lá nuôi tế bào, mỗi múi rau chứa một chùm nhung mao đệm.

cau-tao-nhau-thai

Chỗ bám của rau: trứng có thể làm tổ ở bất cứ chỗ nào trên thành tử cung, do đó rau có thể được tạo ra ở những vị trí khác nhau. Chỗ rau thường hay bám nhất là ở thành sau tử cung. Rau cũng có thể bám vào thành trước hoặc đáy tử cung. Trường hợp rau bám ở gần lỗ trong của ống tử cung  được gọi là rau tiền đạo, rau tiền đạo gây chảy máu nghiêm trọng trong nửa sau của thời kỳ có thai và trong khi sinh đẻ.

2. Tuần hoàn máu qua rau

Máu mẹ đến rau qua các dộng mạch tử cung. Trong thời gian có thai những động mạch này xoắn lại gọi là động mạch rau. Trong mỗi múi rau được phân bố bởi nhiều nhánh động mạch rau và máu lưu thông chậm trong các khoảng gian nhung mao. Do đó, sự trao đổi chất giữa máu mẹ lưu thông trong các khoảng gian nhung mao với máu thai lưu thông trong các mao mạch đệm nằm trong trục liên kết các nhung mao đệm được dễ dàng. Vì các múi rau không ngăn cách nhau hoàn toàn bởi các vách ngăn nên máu lưu thông từ múi rau này đến múi rau khác. Rồi máu mẹ rời các múi rau trở về cơ thể mẹ qua những lỗ lớn là miệng của các tĩnh mạch rau (tĩnh mạch tử cung) nằm trên mặt trong của múi rau.

Máu thai lưu thông trong các mao mạch đệm nằm trong trục liên kết các nhung mao đệm. Tĩnh mạch trong dây rốn thu nhận máu đã oxy hóa và được hấp thu chất dinh dưỡng trong mao mạch đệm qua các nhánh tĩnh mạch đệm nằm trong màng đệm và dẫn máu đó về thai. Ðộng mạch rốn xuất phát từ thai, qua dây rốn tới rau, đem lại cho động mạch đệm và các mao mạch đệm những chất cần thải ra.

Rau người chứa khoảng 150ml máu, cứ mỗi phút máu trong rau được đổi mới 3- 4 lần.

Hàng rào rau: trong điều kiện bình thường, ở bên trong rau, không bao giờ máu mẹ trộn lẫn với máu thai. Giữa máu mẹ và máu thai được ngăn cách nhau bởi những cấu trúc gọi là hàng rào rau. Sự trao đổi chất giữa máu mẹ và máu thai được tiến hành qua hàng rào này. Trước tháng thứ 4, hàng rào dày khoảng 25 m và gồm 4 lớp,từ ngoài vào trong có: lớp lá nuôi hợp bào, lớp lá nuôi tế bào, mô liên kết của trục nhung mao đệm và lớp tế bào nội mô của mao mạch đệm. Từ tháng thứ 4, do lớp lá nuôi tế bào và mô liên kết bao xung quanh các mạch máu thai trong trục nhung mao biến dần, nên lớp tế bào nội mô của mao mạch đệm tiến gần và nằm sát vào lớp lá nuôi hợp bào, làm giảm chiều dày của hàng rào rau. Như vậy, hàng rào rau cho đến khi sổ rau chỉ còn lại 2 lớp: lớp lá nuôi hợp bào và lớp tế bào nội mô của mao mạch đệm, lúc này chiều dày của nó khoảng 3,9 m. Do đó, sự trao đổi chất giữa máu mẹ máu thai qua hàng rào rau rất thuận lợi.

3. Chức năng của rau thai

Các chức năng của nhau thai trong suốt thời kỳ mang thai có thể kể đến như sau.

Nhau thai có chức năng trao đổi chất

Rau là cơ quan đảm nhiệm chức năng trao đổi chất giữa cơ thể mẹ và thai. Sự trao đổi chất qua hàng rào rau tiến hành theo nhiều cơ chế khác nhau: khuếch tán, vận chuyển tích cực. Các chất được trao đổi qua rau bao gồm:

  • Trao đổi khí: Nhận oxygen và thải khí carbonic trong máu mẹ.
  • Trao đổi các chất bổ dưỡng: nước, muối khoáng, sắt và calcium, glucide và protide qua nhau còn các chất mỡ qua nhau rất hạn chế. Nhau tổng hợp lipide và phospholipide.
  •  Vitamin: Caroten qua nhau khó khăn, vitamine nhóm B và C qua nhau rất dễ.
  • Trao đổi kích thích tố qua nhau.
  • Sự di chuyển qua nhau của các vi sinh vật: Nhau che chở bào thai, ngăn cản sự xâm lấn của vi khuẩn, các độc tố. Vi khuẩn bị hàng rào nhau ngăn cản không cho qua hoặc qua chậm chạp. Nhưng siêu vi trùng có thể qua nhau dễ dàng.
  • Sự di chuyển của vài loại thuốc: Nhau điều chỉnh sự qua của một vài loại thuốc. Các thuốc được người mẹ uống vào cơ thể đi qua nhau được có thể gây dị dạng cho bào thai (trong 3 tháng đầu) hoặc có thể gây ảnh hưởng độc hại trên bào thai (trong những tháng cuối của thai kỳ).
  • Các kháng thể: Qua nhau tạo khả năng miễn dịch thụ động cho thai nhi.
  • Sự di chuyển các thành phần của máu mẹ và thai nhi: Các protein nhỏ của máu mẹ qua nhau.

Nhau thai có chức năng bài tiết hormone

  • Những hormone rau bài tiết gồm: hormone hướng sinh dục, hormone hướng thận, progesteron, estrogen. Những hormone này do lớp lá nuôi hợp bào chế tiết.
  • Khoảng cuối tháng thứ 4, rau sản xuất progesteron đủ để duy trì sự mang thai thay thế cho hoàng thể bị thoái hóa. Ngoài progesteron, rau còn sản xuất hormone estrogen với hàm lượng tăng dần và đạt tối đa ngay trước lúc sinh. Sự giảm đột ngột của estrogen là một trong các yếu tố bắt đầu sự chuyển dạ.

Nhau thai có chức năng miễn dịch

  • Khả năng miễn dịch thụ động của thai là do immunoglobulin G từ máu mẹ lọt qua hàng rao rau sang thai. Nhờ đó, thai có tính miễn dịch tạm thời đối với một số bệnh như: thủy đậu, sởi, bạch hầu.
  • Mặc dù có sự ngăn cách giữa máu mẹ và máu thai bởi hàng rào rau, thường thường có một lượng nhỏ máu thai có thể lọt sang máu mẹ. Trong trường hợp không có sự hòa hợp về yếu tố RH, máu thai có RH+ và máu mẹ có RH- thì những kháng nguyên hồng cầu của thai xâm nhập vào máu mẹ kích thích cơ thể mẹ tạo kháng thể. Những kháng thể mẹ chống lại kháng nguyên thai được vận chuyển qua rau đến thai sẽ phá hủy hồng cầu thai gây nên bệnh vàng da hoại huyết cho thai

Xem thêm: Các chức năng và sinh lý bệnh của nhau thai

Bài viết Cấu tạo của nhau thai trong từng thời kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cau-tao-cua-nhau-thai-trong-tung-thoi-ky-2456/feed/ 0
Các chức năng và sinh lý bệnh của nhau thai https://benh.vn/cac-chuc-nang-va-sinh-ly-benh-cua-nhau-thai-9709/ https://benh.vn/cac-chuc-nang-va-sinh-ly-benh-cua-nhau-thai-9709/#comments Tue, 31 Jan 2023 07:21:29 +0000 http://benh2.vn/cac-chuc-nang-va-sinh-ly-benh-cua-nhau-thai-9709/ Bánh nhau ở người hoạt động như một cơ quan vận chuyển và một cơ quan nội tiết. Bánh nhau với nhiệm vụ chính là vận chuyển dưỡng chất từ mẹ qua thai và các chất thải từ thai về mẹ. Nhau thai có khả năng khiến cho chất dinh dưỡng đến với thai nhi nhanh và hiệu quả hơn.

Bài viết Các chức năng và sinh lý bệnh của nhau thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhau thai là phần kết nối giữa mẹ và thai nhi. Trong suốt thời kỳ mang thai, trẻ nhận oxy và dinh dưỡng qua nhau thai của người mẹ. Đây là bộ phận thiết yếu với bất kể một ca sinh nở nào nên phụ huynh cần nhận thức được tầm quan trọng của nó.

Các chức năng của nhau thai người

Bánh nhau ở người hoạt động như một cơ quan vận chuyển và một cơ quan nội tiết. Bánh nhau với nhiệm vụ chính là vận chuyển dưỡng chất từ mẹ qua thai và các chất thải từ thai về mẹ. Nhau thai có khả năng khiến cho chất dinh dưỡng đến với thai nhi nhanh và hiệu quả hơn, nuôi dưỡng em bé phát triển hoàn thiện đến khi kết thúc thai kỳ.

Do đó, bánh nhau hoạt động như thận, phổi và ruột. Vận chuyển nước và oxygen cũng xảy ra thông qua bánh nhau.

  • Nhau thai có tác dụng như lá phổi của con người, truyền oxy cho thai nhi. Bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ hít phải nước ối. Thai không thể hô hấp trực tiếp với oxy bên ngoài.
  • Nhau thai còn có chức năng hoạt động giống như thận. Nhau thai có thể lọc độc tố, đào thải các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Nhau thai “chở” những chất thải sinh học do thai nhi thải ra đến hệ thống tuần hoàn của người mẹ. Tại đây các chất thải này đi ra ngoài theo đường nước tiểu.
  • Nhau thai bảo vệ em bé khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng, hoạt động như một bộ lọc máu.

Trong 3 giai đoạn của thai kỳ, cấu trúc nhau thai thay đổi và di chuyển trong khi tử cung phát triển lớn dần. Những tháng đầu thai kỳ, nhau thai giữ ở mức thấp. Sau đó vào giai đoạn sau của thai kỳ, nhau thai sẽ di chuyển lên trên cùng của tử cung giữ cho cổ tử cung mở, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

nhau-thai-rat-quan-trong-1

Vai trò nội tiết của nhau thai

Nhau thai ở người tiết ra một số loại hormone quan trọng với sự sống của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ.

  • Nhau thai tiết ra lượng lớn kích thích tố nữ estrogen và progesterone để ngăn chặn các cơn co tử cung xảy ra khi chưa đến ngày dự sinh.
  • Nhau thai sản xuất nhiều loại hormone bảo đảm cơ thể mẹ có đủ lượng glucose trong máu để nuôi dưỡng thai nhi.
  • Đặc biệt nhau thai tiết ra hormone HCG bảo đảm hiện tượng rụng trứng không xảy ra. Vì thế mẹ bầu sẽ không có kinh nguyệt trong thời gian mang thai.

Vai trò của bánh nhau như một tuyến nội tiết 

Lớp đơn bào nuôi của bánh nhau sản xuất các neuropeptide, trong khi đó lớp hợp bào nuôi tạo ra các hormone polypeptide, như hCG [Human chorionic gonadotropin] và hPL [Human placental lactogen]. Nhau thai cũng sản xuất ra các hormone steroid sinh dục (estrogen, progesterone).

Độ dày bánh nhau có thể đo trước sinh không

Có thể đo dễ dàng bằng siêu âm. Độ dày trung bình trong tam cá nguyệt thứ ba đo qua siêu âm là 3,4 cm. Các tình trạng như nhiễm trùng thai trong tử cung, đái tháo đường và phù thai nhi do miễn dịch và không do miễn dịch có kèm với độ dày bánh nhau > 4 cm

Sinh lý bệnh của nhau thai

  • Bánh nhau có chức năng vận chuyển dưỡng chất tới cho thai thi, lấy đi các chất thải từ thai nhi và sản xuất hormone.
  • hCG là một glycoprotein tạo bởi hợp bào nuôi giúp duy trì hoàng thể để hoàng thể tiếp tục tiết ra progesterone.
  • Dây rốn bám màng gặp trong trường hợp dây rốn cắm vào màng thai nhưng màng thai lại cách xa đĩa nhau một đoạn; khi các mạch máu rốn chạy băng qua lỗ trong cổ tử cung gọi là mạch máu tiền đạo.
  • Các loại nhau bám bất thường: nằm trên 16 trong cổ tử cung (nhau tiền đạo), bám vào lớp cơ (nhau accreta), đi vào trong lớp cơ (nhau increta), đi xuyên qua lớp cơ (nhau percreta).
  • Bình thường dây rốn có ba mạch máu, hai động mạch và một tĩnh mạch. Tình trạng chỉ có một động mạch rốn có liên quan đến song thai và thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Tuy nhiên, 80% trẻ sơ sinh có một động mạch rốn vẫn phát triển bình thường.

Xem thêm: Những yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai

Bài viết Các chức năng và sinh lý bệnh của nhau thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-chuc-nang-va-sinh-ly-benh-cua-nhau-thai-9709/feed/ 2
Rau cài răng lược – Nguy hiểm rình rập sản phụ https://benh.vn/rau-cai-rang-luoc-nguy-hiem-rinh-rap-san-phu-2526/ https://benh.vn/rau-cai-rang-luoc-nguy-hiem-rinh-rap-san-phu-2526/#respond Thu, 04 Mar 2021 04:15:49 +0000 http://benh2.vn/rau-cai-rang-luoc-nguy-hiem-rinh-rap-san-phu-2526/ Nhau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp, nên trước đây thường ít được quan tâm và chẩn đoán dễ bị bỏ sót. Tuy nhiên, gần đây bệnh này đã tăng lên nhiều do chỉ định mổ lấy thai rộng rãi hơn và có những trường hợp mổ theo yêu cầu. Nhau cài răng lược góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong mẹ.

Bài viết Rau cài răng lược – Nguy hiểm rình rập sản phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp, nên trước đây thường ít được quan tâm và chẩn đoán dễ bị bỏ sót. Tuy nhiên, gần đây bệnh này đã tăng lên nhiều do chỉ định mổ lấy thai rộng rãi hơn và có những trường hợp mổ theo yêu cầu. Nhau cài răng lược góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong mẹ.

banh_rau_thai

Bánh rau (minh họa)

Về cấu trúc, tử cung là một khối cơ trơn rỗng ở giữa tạo thành buồng tử cung, được lát bởi niêm mạc tử cung. Khi có thai, bào thai nằm trong buồng tử cung, nhau là cơ quan trao đổi giữa mẹ và thai. Nhau có hai mặt:

  • Mặt phía buồng ối: láng, có dây rốn bám, dưới lớp màng ối thấy có nhiều mạch máu.
  • Mặt nhau bám vào tử cung: cấu tạo bởi nhiều múi nhỏ.

Bình thường, nhau chỉ bám vào lớp niêm mạc của tử cung ở mặt trước hoặc mặt sau đáy thân tử cung. Về mô học, nhau gồm có hai phần:

Màng rụng đáy (ngoại sản mạc tử cung – nhau) gồm có:

  • Lớp sâu, xốp nhiều mạch máu là vùng chủ yếu để nhau tróc.
  • Một lớp nông, đặc, có các sản bào.

Phần gai nhau đang phát triển trong các hồ huyết, phân nhánh nhiều cấp để tăng diện tích tiếp xúc với máu mẹ.

Sau khi sổ thai, tử cung co lại chừng 10 – 15 phút, thành tử cung dày lên không đều, mỏng ở chỗ bánh nhau. Nhau như bị đóng khung trong một vòng nơ đan xiết lại. Vì nhau không có tính đàn hồi như cơ tử cung nên bánh nhau nhăn nhúm lại và tróc ra một phần. Khi nhau bắt đầu bong, máu từ các xoang tĩnh mạch đổ vào tạo thành một bướu tụ máu sau nhau giúp cho sự tróc nhau tiến triển thêm. Khi nhau đã bong hoàn toàn thì thành tử cung trở nên dày đều khắp mọi mặt. Còn màng ối vì mỏng và đàn hồi nên có thể rút lại theo cơn co tử cung. Nhau được tống xuất xuống phần thân dưới tử cung kéo theo màng ối, dần dần được tống ra ngoài.

Nhau cài răng lược là gì?

Rau cài răng lược là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ có khả năng đe dọa đến tính mạng người mẹ và thai nhi. Mặc dù biến chứng này đã được biết từ rất lâu, trường hợp được ghi nhận đầu tiên bởi Plater vào năm 1588 (Harer, 1956). Bình thường khi thai làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung (lớp màng rụng) sẽ hình thành bánh nhau để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sau khi sanh bánh nhau sẽ bong ra một cách dễ dàng. Nhau cài răng lược là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phần hay toàn bộ bánh nhau vào lớp cơ tử cung. Về mô học cho thấy có sự thiếu vắng một phần hay toàn bộ màng rụng đáy do gai nhau bám vào cơ tử cung.

Vì trong trường hợp nhau cài răng lược, nhau không bám như bình thường, vượt quá lớp niêm mạc tử cung bám quá sâu vào tử cung, có thể bám rất chắc vào cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả lớp cơ tử cung, lớp thanh mạc tử cung để xâm lấn vào cơ quan lân cận như bàng quang, ruột nên nhau cài răng lược không tróc được một cách tự nhiên hay chỉ tróc một phần gây băng huyết sau sanh (chảy máu nhiều ngay sau sổ thai hay sau khi cố gắng bóc nhau bằng tay).

Tình trạng bệnh lý bánh nhau này có khả năng đe dọa đến tính mạng của sản phụ và thai nhi nhất là khi sinh ở một cơ sở không có điều kiện hồi sức, truyền máu hay phẫu thuật sản khoa.

Các dạng rau cài răng lược

Rau cài răng lược có 3 dạng dựa trên tình trạng nhau với lớp niêm mạc và nội mạc tử cung như sau.

  • Placenta accreta là gai nhau bám vào đến lớp niêm mạc căn bản của nội mạc tử cung.
  • Placenta increta: gai nhau bám vào đến lớp cơ tử cung.
  • Placenta percreta: gai nhau ăn xuyên hết lớp cơ tử cung, đến thanh mạc và có thể xâm lấn cơ quan lân cận (bàng quang, trực tràng…)

Placenta accreta

Thường gặp nhất khoảng 1/7000 cuộc sanh. Bánh nhau xâm lấn vào cơ tử cung tương đối nông. Dạng này gặp trong khoảng 1/2 sản phụ bị nhau tiền đạo và vết mổ lấy thai trước đó.

Placenta increta và placenta percreta

Ít gặp hơn, bánh nhau xâm lấn vào cơ tử cung sâu hơn. Trong nhau cài răng lược thì dạng percreta là hiếm gặp nhất, chiếm 5 – 7% tất cả các trường hợp nhau cài răng lược.

Rau cài răng lược nguy hiểm như thế nào?

Những trường hợp rau cài răng lược sau khi sanh nhau sẽ không bong và chảy máu không cầm nên có thể có những nguy cơ sau:

  • Băng huyết sau sanh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ
  • Sót nhau gây nhiễm trùng sau sanh
  • Sanh non do chảy máu nhiều
  • Cắt tử cung
  • Nếu nhau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được
  • Gây hậu quả nặng nề như dò bang quang, âm đạo, trực tràng,…

Nói chung nhau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm đe dọa đến tính mang của thai phụ và trẻ sơ sinh. Nhau cài răng lược đã được ghi nhận chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau mổ liên quan đến tình trạng mất máu. Và đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ. Một vấn đề khiến cho bệnh này càng nguy hiểm hơn vì đây là bệnh khó chẩn đoán được trước mổ, thường mổ ra mới phát hiện ra. Chính vì vậy nên mọi xử trí rất bị động.

Bài viết Rau cài răng lược – Nguy hiểm rình rập sản phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/rau-cai-rang-luoc-nguy-hiem-rinh-rap-san-phu-2526/feed/ 0
Đặc điểm và các yếu tố thuận lợi gây rau tiền đạo https://benh.vn/dac-diem-va-cac-yeu-to-thuan-loi-gay-rau-tien-dao-2520/ https://benh.vn/dac-diem-va-cac-yeu-to-thuan-loi-gay-rau-tien-dao-2520/#respond Fri, 19 Apr 2019 04:15:42 +0000 http://benh2.vn/dac-diem-va-cac-yeu-to-thuan-loi-gay-rau-tien-dao-2520/ Rau tiền đạo là một cấp cứu chảy máu thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ, gây đẻ khó, cần phải chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời để tránh tai biến cho mẹ và thai nhi.

Bài viết Đặc điểm và các yếu tố thuận lợi gây rau tiền đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rau tiền đạo là một cấp cứu chảy máu thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ, gây đẻ khó, cần phải chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời để tránh tai biến cho mẹ và thai nhi.

kham-thai

Rau tiền đạo là nỗi lo lắng của nhiều thai phụ vì những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra

Rau tiền đạo là gì?

Gọi là rau tiền đạo khi rau không bám vào thân tử cung mà một phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu nhiều khi chuyển dạ và làm ngôi thai bình chỉnh không tốt.

Phân loại rau tiền đạo

Phân loại theo vị trí giải phẫu

Tuỳ vào vị trí bám của bánh rau mà chia ra:

  • Rau bám thấp: bám vào thân của tử cung và chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới tử cung. Không gây chảy máu nhưng thường gây vỡ ối sớm, đa số hồi cứu khi sổ nhau
  • Rau bám bên: phần lớn rau bám vào đoạn dưới chưa tới cổ tử cung, chảy máu nhẹ
  • Rau bám mép: bờ bánh rau tới cổ tử cung chưa che lấp cổ tử cung, chảy máu vừa
  • Rau tiền đạo bán trung tâm không hoàn toàn: bánh rau che lấp một phần cổ tử cung, sờ thấy múi rau và màng rau, chảy máu nhiều
  • Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: bánh rau che kín cổ tử cung khi cổ tử cung đã mở, sờ thấy múi rau và màng rau, chảy máu rất nhiều.

Phân loại theo lâm sàng

Tuỳ theo tính chất chảy máu nhiều hay ít mà chia làm hai loại:

– Loại trung tâm:

  • Hay gặp rau tiền đạo bán trung tâm và trung tâm hoàn toàn
  • Gây chảy máu nhiều thường phải mổ, tiên lượng xấu cho cả mẹ và thai, chiếm tỷ lệ 25 %

– Loại không trung tâm bao gồm các loại:

  • Bám thấp
  • Bám bên
  • Bám mép
  • Chảy máu ít, thường đẻ đường dưới ít nguy hiểm, tiên lương tốt chiếm tỷ lệ 75%.

phan-loai-rau-thai-tien-dao

Một số loại rau tiền đạo

Đặc điểm của rau tiền đạo

  • Bánh rau: thường to bờ không đều có thể dẹt mỏng các gai rau ăn sâu vào lớp cơ đoạn dưới tử cung.
  • Màng rau: dày cứng kém chun dãn dễ rách khi có cơn co nên dễ bị ối vỡ non hoặc ối vỡ sớm.
  • Dây rau: không bám vào giữa bánh rau mà bám vào bờ bánh rau gần lỗ cổ tử cung nên dễ gây sa dây rau.
  • Đoạn dưới tử cung: thường mỏng vì không có lớp cơ đan các gai rau ăn sâu vào lớp cơ nên làm rạn nứt dễ chảy máu.
  • Ngôi thai: thường bình chỉnh không tốt đầu cao lỏng hoặc ngôi bất thường.

Các yếu tố thuận lợi

Người ta chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân sinh ra rau tiền đạo. Tuy nhiên, tần suất rau tiền đạo tăng lên ở những thai phụ có tiền sử sau:

  • Đẻ nhiều lần.
  • Mổ lấy thai.
  • Mổ bóc nhân xơ tử cung, cắt góc tử cung trong điều trị thai làm tổ ở sừng tử cung, tạo hình tử cung…
  • Nạo thai, hút
  • Điều hoà kinh nguyệt nhiều lần.
  • Đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo
  • Viêm nhiễm tử cung
  • Đa thai
  • Tiền sử đã mang thai bị rau tiền đạo.

Bài viết Đặc điểm và các yếu tố thuận lợi gây rau tiền đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dac-diem-va-cac-yeu-to-thuan-loi-gay-rau-tien-dao-2520/feed/ 0
Nguyên nhân, phương pháp xử trí và những nguy hiểm của rau cài răng lược đối với sản phụ https://benh.vn/nguyen-nhan-phuong-phap-xu-tri-va-nhung-nguy-hiem-cua-rau-cai-rang-luoc-doi-voi-san-phu-2527/ https://benh.vn/nguyen-nhan-phuong-phap-xu-tri-va-nhung-nguy-hiem-cua-rau-cai-rang-luoc-doi-voi-san-phu-2527/#respond Sat, 29 Dec 2018 04:15:50 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-phuong-phap-xu-tri-va-nhung-nguy-hiem-cua-rau-cai-rang-luoc-doi-voi-san-phu-2527/ Bình thường khi trứng thụ tinh sẽ vùi vào niêm mạc tử cung để làm tổ, khi ấy bánh nhau sẽ thành lập ở đó. Nếu vì lí do gì mà niêm mạc của tử cung không đủ dày hay bị tổn thương thì nhau sẽ ăn sâu vào lớp cơ tử cung và gây nên bệnh lí nhau cài răng lược.

Bài viết Nguyên nhân, phương pháp xử trí và những nguy hiểm của rau cài răng lược đối với sản phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nguyên nhân nhau cài răng lược

Bình thường khi trứng thụ tinh sẽ vùi vào niêm mạc tử cung để làm tổ, khi ấy bánh nhau sẽ thành lập ở đó. Nếu vì lí do gì mà niêm mạc của tử cung không đủ dày hay bị tổn thương thì nhau sẽ ăn sâu vào lớp cơ tử cung và gây nên bệnh lý rau cài răng lược.

Mô phỏng hình dạng bánh rau

Những phụ nữ có nguy cơ bị nhau cài răng lược

– Nhau tiền đạo (nhau bám ở trước ngôi thai, ngay đoạn dưới tử cung) chiếm 1/3 trường hợp.

– Có mổ lấy thai trước đó: tỷ lệ nhau cài răng lược tăng theo số lần mổ lấy thai. Theo thống kê chung của thế giới, những phụ nữ đã mổ lấy thai lần 1 thì nguy cơ bị nhau cài răng ở lần mang thai tiếp theo tăng 4,5 lần so với người sanh thường; còn mổ lấy thai lần hai thì nguy cơ bị nhau cài răng lược tăng gấp 11,3 lần.

– Nhau cài răng lược tăng khi sản phụ bị nhau tiền đạo và có mổ lấy thai. Ở sản phụ không có vết mổ cũ, nhau tiền đạo kèm nhau cài răng lược chiếm 9,4%, nhưng ở người có một lần mổ lấy thai tần suất là 21,1%, nếu có hai lần mổ lấy thai tỉ lệ này là 47,6%.

– Tiền căn bóc nhân xơ tử cung.

– Dính buồng tử cung

– Hội chứng Asherman’s.

– U xơ tử cung dưới niêm mạc.

– Có lạc nội mạc tử cung ở cơ tử cung (adenomyosis)

– Phụ nữ mang thai ở tuổi > 35 có thể dễ mắc nhau cài răng lược.

– Đa sản: 1/4 là sản phụ nhau cài răng lược có số lần mang thai ≥ 6 lần.

– Tiền căn nạo phá thai đặc biệt là nạo phá thai nhiều lần.

Trong đa số các trường hợp thường có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp.

Đặc điểm lâm sàng

– Nhau cài răng lược xảy ra ở giai đoạn sớm của thai kỳ thì hiếm gặp hơn nhưng có thể dẫn đến vỡ tử cung.

– Chảy máu trước sanh hay xảy ra và thường phối hợp với nhau tiền đạo.

– Nhau cài răng lược tại vị trí vết mổ cũ làm tăng nguy cơ vỡ tử cung trước sanh.

– Đa số thai kỳ sẽ diễn tiến bình thường nếu không có nhau tiền đạo và vết mổ cũ. Nếu nhau cài răng lược đi kèm theo tình trạng này có thể làm hậu quả nặng thêm.

– Sản phụ không có triệu chứng đặc hiệu và rất khó phát hiện trong quá trình khám thai, siêu âm định kỳ nếu nhau cài ở thể nhẹ hay thể trung bình. Phần lớn các trường hợp khi phát hiện thì thai nhi đã lớn (khoảng gần 20 tuần tuổi) hoặc phát hiện lúc sanh.

Cận lâm sàng

– α Fetoprotein: có mối liên quan giữa nhau cài răng lược với sự tăng α Fetoprotein trong máu mẹ. α Fetoprotein có thể tăng trong giai đoạn sớm của thai kỳ.

– Siêu âm, siêu âm Doppler màu, MRI giúp chẩn đoán nhau cài răng lược:

  • Trên siêu âm có thể thấy hình dạng bánh nhau không đều, có lỗ khuyết (khoảng mạch máu); lớp cơ tử cung mỏng đè lên bánh nhau; mất retroplacental “clear space”; bánh nhau nhô vào bàng quang; tăng sinh mạch máu ở thanh mạc bàng quang.
  • Siêu âm doppler màu thấy hình ảnh mạch máu tăng sinh bất thường vào lớp cơ tử cung, dòng máu chảy hỗn loạn ở nơi lỗ khuyết.
  • MRI rất có giá trị trong chẩn đoán nhau cài răng lược, đặc biệt những trường hợp nhau bám mặt sau.

Xử trí khi phát hiện rau cài răng lược

– Hướng xử trí nhau cài răng lược phụ thuộc vào:

  • Tình trạng của sản phụ.
  • Vị trí nhau bám.
  • Mức độ xâm lấn vào cơ tử cung (nông hay sâu).
  • Diện tích nhau (số nhau) bám cơ.

– Trong trường hợp nhẹ thì sản phụ được bồi hoàn máu và tử cung tự cầm máu, trường hợp nặng hơn thường phải phẫu thuật.

Có thể xử trí là cắt tử cung và mô xung quanh hoặc bảo tồn tử cung.

Nếu sản phụ lớn tuổi đủ con, khi đã quyết định cắt tử cung thì bác sĩ thường cắt tử cung nguyên khối (không bóc nhau).

Đối với sản phụ còn trẻ, chưa đủ con bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn tử cung. Nếu bảo tồn tử cung bác sĩ cần phải điều trị hỗ trợ như giảm lượng máu tới tử cung (thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị), may cầm máu nơi nhau bám, hóa trị hỗ trợ sau mổ nếu không lấy hết mô nhau (Methotrexate), nạo lòng tử cung. Một phương pháp khác ít được áp dụng là đặt một bóng catheter làm tắc mạch chậu nên giảm tưới máu đến tử cung và làm mất giảm mất máu trong lúc mổ.

Nhận xét trong việc xử trí nhau cài răng lược

Nhận xét chung

– Nếu không cố bóc nhau nhân tạo và kéo dây rốn có thể làm lộn tử cung thì nhau cài răng lược xuyên cơ ít gây chảy máu hơn.

– Truyền máu kịp thời là biện pháp và giúp cho điều trị thành công.

– Cột động mạch tử cung, động mạch chậu trong và làm thuyên tắc mạch cũng cho thấy có hiệu quả.

– 60% nhau cài răng lược sinh mổ.

– Khoảng 65% băng huyết sau sinh nặng cần phải cắt tử cung là có nhau cài răng lược.

– Nhau cài răng lược chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau mổ liên quan đến tình trạng mất máu. Đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ.

– Điều trị bảo tồn tử cung nguy cơ tử vong có thể đến 25% trong nhau cài răng lược. Điều trị an toàn và hiệu quả nhất là cắt tử cung.

Đối với các dạng rau cài răng lược khác nhau

– Placenta accreta: có thể nạo, phẫu thuật bảo tồn hoặc cắt bỏ tử cung.

– Placenta increta: nguy cơ phải cắt bỏ tử cung để cứu sản phụ lên đến 50-60% trường hợp.

– Placenta percreta: Nhau cài răng lược ở mức độ này sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, nhất là nguy cơ tử vong ở người mẹ rất cao. Cuộc phẫu thuật để xử trí nhau cài răng lược mức độ này cần bác sĩ có kinh nghiệm vì bánh nhau ăn sâu vào tử cung, khi bóc ra sẽ khiến máu chảy ồ ạt, gây rối loạn đông máu, cuộc mổ kéo dài và phải cắt bỏ tử cung.

Nhau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp, nên trước đây thường ít được quan tâm và chẩn đoán dễ bị bỏ sót. Tuy nhiên, gần đây bệnh này đã tăng lên nhiều do chỉ định mổ lấy thai rộng rãi hơn và có những trường hợp mổ theo yêu cầu. Nhau cài răng lược góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong mẹ. Vì những hậu quả nặng nề do nhau cài răng lược trên vết mổ lấy thai cũ nên tránh không để xảy ra tình trạng này.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân, phương pháp xử trí và những nguy hiểm của rau cài răng lược đối với sản phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-phuong-phap-xu-tri-va-nhung-nguy-hiem-cua-rau-cai-rang-luoc-doi-voi-san-phu-2527/feed/ 0
Mẹ ăn nhau thai của chính mình, con bị nhiễm liên cầu khuẩn https://benh.vn/me-an-nhau-thai-cua-chinh-minh-con-bi-nhiem-lien-cau-khuan-9648/ https://benh.vn/me-an-nhau-thai-cua-chinh-minh-con-bi-nhiem-lien-cau-khuan-9648/#respond Wed, 22 Aug 2018 07:20:21 +0000 http://benh2.vn/me-an-nhau-thai-cua-chinh-minh-con-bi-nhiem-lien-cau-khuan-9648/ Uống nhau thai sau khi sinh đã trở thành xu hướng của các bà mẹ bỉm sữa trong những năm gần đây. Nhiều người quảng cáo việc uống nhau thai là cách để tránh trầm cảm sau sinh, tăng lượng sữa, cải thiện tâm trạng và sinh lực…

Bài viết Mẹ ăn nhau thai của chính mình, con bị nhiễm liên cầu khuẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Uống nhau thai sau khi sinh đã trở thành xu hướng của các bà mẹ bỉm sữa trong những năm gần đây. Nhiều người quảng cáo việc uống nhau thai là cách để tránh trầm cảm sau sinh, tăng lượng sữa, cải thiện tâm trạng và sinh lực… Tuy nhiên, chính vì mẹ ăn nhau thai sau sinh mà một em bé ở Oregon, Mỹ đã bị nhiễm liên cầu khuẩn nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Mẹ ăn nhau thai của chính mình, con gặp họa

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), đứa trẻ chào đời khỏe mạnh vào tháng 9/2016 và không có biến chứng gì, nhưng sau đó sức khỏe bắt đầu xấu đi nhanh chóng.

Bé được đưa vào Khoa Chăm sóc tích cực trẻ sơ sinh và được kiểm tra toàn diện để tìm nguyên nhân gây ra tình trạng suy hô hấp của bé. Kết quả kiểm tra cho thấy bé bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) giai đoạn muộn. Sau liệu trình điều trị bằng kháng sinh kéo dài 11 ngày, sức khỏe của bé dần ổn định. Tuy nhiên có điều lạ là khi về nhà bé lại bị nhiễm GBS lần hai. Lần này bé được đưa đến một bệnh viện khác. Chính ở đó, các bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân gây nhiễm trùng tái phát chính là nhau thai của người mẹ.

Người phụ nữ – không được nêu tên trong báo cáo của CDC – đã uống nhau thai của chính mình trong nhiều tuần lễ sau khi đặt một công ty chế biến và đóng vào viên nang. Trong thời gian uống nhau thai, cô cũng cho con bú sữa mẹ và đây chính là đường lây nhiễm từ mẹ sang con.

Báo cáo của CDC viết: “Sau khi đứa trẻ chào đời được 3 ngày, người mẹ nhận lại nhau thai của mình đã qua xử lý khử nước và đóng viên nang nên bắt đầu uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên. Sau khi xác định nguyên nhân, các bác sĩ đã yêu cầu người mẹ ngưng uống các viên nhau”. Khi người mẹ ngưng uống nhau thai, đứa bé lại trải qua một liệu trình điều trị bằng kháng sinh mới bình phục.

Chưa có tiêu chuẩn xử lý nhau thai để uống

Theo CDC, chưa có một bằng chứng thực tế nào nghiên cứu về nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng nhau thai của chính mình.

Khi kiểm tra những viên nhau thai mà người mẹ uống, các nhà nghiên cứu của CDC phát hiện chúng đầy GBS. Nhiễm GBS thường gặp ở người lớn, nhưng họ thường không bị loại vi khuẩn này tấn công. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh khi đáp ứng miễn dịch chưa phát triển, nên cơ thể trẻ có thể sẽ bị tàn phá nặng nề khi bị GBS tấn công. Và GBS được tìm thấy trong trường hợp này lại đặc biệt nguy hiểm, với những độc tính cho phép nó dễ dàng thoát qua thành ruột để ngấm vào máu và có khả năng vượt qua hàng rào máu não.

Twitter của Kim Kardashian “siêu vòng 3” về nhau thai nhận được hàng ngàn like cho thấy trào lưu này đang gia tăng trong cộng đồng

Theo CDC, một trong những nguy cơ mà các bà mẹ phải đối mặt là không có tiêu chuẩn để xử lý nhau thai để uống ngoài cách làm nóng nó ở 540C trong 121 phút để làm giảm số lượng vi khuẩn Salmonella. CDC nói rõ: “Quá trình đóng viên nhau thai không loại trừ được các mầm bệnh truyền nhiễm, do vậy không nên uống nhau thai. Các bác sĩ nên hỏi về lịch sử uống nhau thai của người mẹ khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nhiễm GBS giai đoạn muộn, và giáo dục các bà mẹ quan tâm đến chuyện đóng gói nhau thai của mình về những nguy cơ tiềm ẩn của nó”.

Tương tự, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Tâm thần Phụ nữ đã xem xét tất cả những nghiên cứu trước đó về chuyện ăn nhau thai và đã phát hiện ra rằng không có bằng chứng thực sự nào để hỗ trợ cho các tuyên bố về những ích lợi tiềm tàng của nhau thai. Nghiên cứu này cũng nhận thấy rằng không có nghiên cứu nào về nguy cơ tiềm ẩn của việc ăn nhau thai của người.

Crystal Clark, trợ lý giáo sư về tâm thần học và khoa học hành vi tại Trường Y Feinberg (thuộc Đại học Northwestern) và là chuyên gia tâm thần chuyên về chứng rối loạn tâm trạng liên quan đến sinh sản, đã tiến hành nghiên cứu này khi một số bệnh nhân gặp cô để hỏi ý kiến về việc uống nhau thai. Crystal Clark nói với The Washington Post rằng các bệnh nhân muốn biết liệu viên nang nhau thai -mà họ đang uống để cải thiện tâm trạng – có tương tác với thuốc chống trầm cảm mà cô đã kê cho họ.

Clark chia sẻ: “Tôi thấy mình thật sự bối rối bởi câu hỏi”. Cả Clark và các đồng nghiệp của cô ở khoa sản đều không biết bất kỳ nghiên cứu lâm sàng nào về đề tài này “Có nhiều đồng nghiệp ở khoa sản biết về chuyện này hơn tôi. Họ từng xem những chương trình truyền hình nói về chuyện này, nên họ biết chuyện đó đã xảy ra. Tuy nhiên, họ không nghĩ rằng chính bệnh nhân của họ lại làm điều đó. Điều đó thật thú vị, khi tôi biết rằng có một số bệnh nhân cân nhắc đến chuyện đó”.

Trào lưu chế biến nhau thai sau sinh để bồi bổ vẫn ngày càng lan rộng tại các quốc gia trên thế giới bất chấp những nguy cơ tiềm ẩn đối với chính con của họ. Hy vọng câu chuyện trên sẽ là bài học cảnh tỉnh các sản phụ đừng chủ quan nghe theo những lời mách bảo thiếu khóa học mà dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Bài viết Mẹ ăn nhau thai của chính mình, con bị nhiễm liên cầu khuẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/me-an-nhau-thai-cua-chinh-minh-con-bi-nhiem-lien-cau-khuan-9648/feed/ 0
Một số hiểu biết về bánh rau https://benh.vn/mot-so-hieu-biet-ve-banh-rau-9716/ https://benh.vn/mot-so-hieu-biet-ve-banh-rau-9716/#respond Sat, 28 Jul 2018 07:21:37 +0000 http://benh2.vn/mot-so-hieu-biet-ve-banh-rau-9716/ Nhau thai là một cơ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong thời kỳ thai nghén và nó mang những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Do đó, vị trí, kích thước cũng như hình dạng của nhau thai ở mỗi một người đều không như nhau. Ngoài ra, cứ mỗi giai đoạn khác nhau trong suốt 9 tháng, nhau thai cũng phát triển tương ứng với những phát triển của thai nhi.

Bài viết Một số hiểu biết về bánh rau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhau thai là một cơ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong thời kỳ thai nghén và nó mang những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Do đó, vị trí, kích thước cũng như hình dạng của nhau thai ở mỗi một người đều không như nhau. Ngoài ra, cứ mỗi giai đoạn khác nhau trong suốt 9 tháng, nhau thai cũng phát triển tương ứng với những phát triển của thai nhi.

Khi người mẹ chuyển dạ thì nhau thai có thể nặng tới 1kg và to tương đương một cái đĩa có đường kính khoảng 15-22cm. Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2-4cm.

Khi ra ngoài cùng em bé, nhau thai vẫn tiếp tục thực hiện chức năng nuôi dưỡng thai nhi trong khoảng một vài phút. Chỉ khi dây rốn được cắt, nhau thai mới chính thức ngưng hoạt động và trở thành một loại rác thải y tế.

Khi em bé được sinh ra thì nhau thai cũng bị đẩy ra ngoài. Bởi vậy mà sau khi em bé đã ra khỏi bụng mẹ, các mẹ vẫn thấy có thêm một vài cơn co nữa, đó chính là quá trình co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài. Quá trình này có thể kéo dài từ 10-20 phút nhưng cũng có thể là 1 tiếng sau sinh.

Nhau thai đảm nhận nhiệm vụ lọc độc tố và bài tiết cho thai nhi thông qua máu. Nó là huyết mạch sự sống của thai nhi.

Những vị trí bình thường của nhau thai

– Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung).

– Nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung).

– Nhau bám ở phía trên thành tử cung.

– Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.

Xem thêm: Các chức năng và sinh lý bệnh của nhau thai

Benh.vn

Bài viết Một số hiểu biết về bánh rau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-hieu-biet-ve-banh-rau-9716/feed/ 0
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai https://benh.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-nhau-thai-9715/ https://benh.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-nhau-thai-9715/#respond Sat, 21 Jul 2018 07:21:36 +0000 http://benh2.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-nhau-thai-9715/ Nhau thai là một bộ phận của thai nhi được hình thành ngay khi trứng được thụ tinh. Nhau thai có màu đỏ, bề mặt mịn, nó làm nhiệm vụ nối bào thai với thành tử cung của mẹ thông qua dây rốn. Có tác dụng bảo vệ thai nhi chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh và sản xuất hormone giúp bào thai phát triển.

Bài viết Những yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhau thai là một bộ phận của thai nhi được hình thành ngay khi trứng được thụ tinh. Nhau thai có màu đỏ, bề mặt mịn, nó làm nhiệm vụ nối bào thai với thành tử cung của mẹ thông qua dây rốn. Có tác dụng bảo vệ thai nhi chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh và sản xuất hormone giúp bào thai phát triển.

Tuy nhiên, nhau thai không phải là một lá chắn siêu nhiên vì vẫn có một số chất độc hại có thể xâm nhập gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nhau thai không đủ khả năng chống như virus cúm, virus Rubella v.v.

Hình ảnh rau thai

Yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai

– Tuổi cao: Mẹ mang thai sau 40 tuổi dễ có nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến nhau thai hơn các mẹ khác.

– Đã có tiền sử về nhau thai: Những mẹ có tiền sử nhau thai gặp vấn đề trong các lần mang thai trước cũng có nguy cơ cao về nhau thai trong lần mang thai tiếp theo.

– Gặp vấn đề về đông máu: Một số vấn đề y khoa có thể gây ra hiện tượng máu không đông lại được.

– Phẫu thuật tử cung: Đã từng phẫu thuật tử cung cũng có thể khiến nhau thai không phát triển bình thường.

– Bị thương ở bụng: Bị ngã, hay bị vật nhọn đâm vào bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhau thai. Nguy cơ nhau thai bị đứt, gãy là rất cao.

– Mang đa thai: Các bà mẹ mang đa thai thường có nhau thai phát triển yếu hơn.

– Huyết áp cao: Huyết áp cao cũng có thể khiến nhau thai không thực hiện đầy đủ chức năng của nó.

– Bong nút nhầy cổ tử cung sớm: Bong nút nhầy cổ tử cung quá sớm cũng khiến nhau thai gặp nguy hiểm.

– Sử dụng nhiều chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, những chất kích thích nói chung cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nhau thai.

Một số vấn đề thường gặp đối với nhau thai

Bác sỹ sẽ theo dõi tình trạng nhau thai nhờ xác định lưu lượng máu truyền qua dây rốn – nhau thai qua các lần siêu âm. Khi mang bầu các mẹ có thể phải đối mặt với một số vấn đề bất thường về nhau thai như sau:

Canxi hóa bánh rau

Ở những tháng cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện hiện tượng canxi hóa nhau thai. Tuy nhiên, sẽ là nguy hiểm nếu ở những tháng cuối thai kì, bánh nhau bị canxi hóa với cấp độ nặng vì vậy mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường về nhau thai.

Nhau thai bám thấp

Nhau thai bao phủ một phần (hoặc tất cả) cổ tử cung. Sinh mổ là cách được áp dụng trong phần lớn trường hợp nhau thai bám thấp vì cổ tử cung đã bị phủ bởi nhau thai

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, che một phần hoặc che hoàn toàn cổ tử cung. Trường hợp này, bánh nhau đã “ngáng” đường đi của thai nhi khi chào đời. Mổ lấy thai hiện nay là phương pháp phổ biến và an toàn nhất khi mẹ bầu mắc nhau tiền đạo.

Triệu chứng nhau tiền đạo phổ biến mất là thai phụ bị chảy máu bất thường nhưng không đau bụng vào cuối thai kỳ thứ hai hoặc bắt đầu sang thai kỳ thứ ba.

Nhau thai bám quá chắc

Nhau thai bám quá chắc và quá sâu vào thành tử cung. Nếu mẹ bầu nào có tình trạng nhau thai bám quá chắc thì dễ có nguy cơ sinh non hoặc chảy máu nặng khi chuyển dạ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ hoặc phải phẫu thuật để loại bỏ nhau thai.

Nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược là thuật ngữ sản khoa để chỉ hiện tượng nhau thai bám quá chắc và sâu vào thành tử cung. Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, nhau thai bám vào thành tử cung. Khi đến ngày dự sinh, nhau thai sẽ bong tróc tự nhiên và em bé chào đời. Trường hợp nhau cài răng lược, một phần hay toàn bộ bánh nhau không bám bình thường vào thành tử cung, mà bám sâu và chắc. Mẹ bầu mắc nhau cài răng lược dễ có nguy cơ sinh non hoặc mất máu khi chuyển dạ. Để xử lý trường hợp này, các bác sỹ thường chọn phương pháp mổ lấy thai hoặc phẫu thuật loại bỏ nhau thai.

Nhau thai đứt rời

Là trạng thái rau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối nhưng cũng có khi sớm hơn (ở tuần thứ 20). Việc đứt nhau thai làm bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra máu cho mẹ và khiến nguy cơ sinh non tăng lên. Trong trường hợp này, hầu hết mẹ bầu đều phải nhập viện để theo dõi.

Benh.vn

Bài viết Những yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-yeu-to-anh-huong-den-nhau-thai-9715/feed/ 0