Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 29 Mar 2023 02:35:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Lưu ý những bất thường kinh nguyệt ở tuổi vị thành niên https://benh.vn/luu-y-nhung-bat-thuong-kinh-nguyet-o-tuoi-vi-thanh-nien-4152/ https://benh.vn/luu-y-nhung-bat-thuong-kinh-nguyet-o-tuoi-vi-thanh-nien-4152/#respond Tue, 16 Jan 2018 04:50:43 +0000 http://benh2.vn/luu-y-nhung-bat-thuong-kinh-nguyet-o-tuoi-vi-thanh-nien-4152/ “Tuổi dậy thì” là thời điểm thay đổi tâm sinh lí cực kỳ quan trọng mà cha, mẹ cần quan tâm, chú ý đến con nhiều hơn. Đặc biệt ở bé gái, biểu hiện thường gặp là có hành kinh. Khi bắt đầu có kinh, chứng tỏ con đã “lớn” và phát triển sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ không vì thế mà lơ là với những hiện tượng bất thường như: hành kinh muộn, rong kinh, vô kinh... vì đây là nguyên nhân ẩn chứa nhiều bệnh tật. Vậy, cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện bất thường gì ở con gái? Hướng xử lý, điều trị bệnh ra sao? Benh.vn sẽ giúp các ông bố, bà mẹ tìm hiểu vấn đề này.

Bài viết Lưu ý những bất thường kinh nguyệt ở tuổi vị thành niên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Tuổi dậy thì” là thời điểm thay đổi tâm sinh lí cực kỳ quan trọng mà cha, mẹ cần quan tâm, chú ý đến con nhiều hơn. Đặc biệt ở bé gái, biểu hiện thường gặp là có hành kinh. Khi bắt đầu có kinh, chứng tỏ con đã “lớn” và phát triển sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ không vì thế mà lơ là với những hiện tượng bất thường như: hành kinh muộn, rong kinh, vô kinh… vì đây là nguyên nhân ẩn chứa nhiều bệnh tật. Vậy, cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện bất thường gì ở con gái? Hướng xử lý, điều trị bệnh ra sao? Benh.vn sẽ giúp các ông bố, bà mẹ tìm hiểu vấn đề này.

Tuổi dậy thì ở con gái từ 13 đến 15 tuổi (Ảnh minh họa) 

1. Hành kinh muộn

Tuổi có kinh bình thường: từ 13 đến 15 tuổi (có trường hợp bé gái có hành kinh từ tuổi 12)

Tuổi có kinh muộn: những trường hợp trên 16 tuổi mới hành kinh lần đầu.

Nguyên nhân:

– Do buồng trứng kém phát triển hoặc phát triển muộn.

– Do cơ thể thiếu dinh dưỡng hoặc bệnh tật.

Điều trị:

– Trong độ tuổi từ 13 đến 15, nếu thấy con vẫn chưa có kinh, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con để con phát triển toàn diện về thể chất (con quá gầy yếu).

– 18 tuổi nếu con vẫn chưa có kinh, cần đưa con đi khám tại các chuyên khoa y tế xem nguyên nhân do đâu để có hướng điều trị phù hợp.

2. Rong kinh

Thời gian kinh nguyệt của người bình thường: từ 3 đến 5 ngày.

Thời gian kinh nguyệt bất bình thường (rong kinh): kéo dài trên 7 ngày

Triệu chứng:

– Hành kinh ra nhiều.

– Da xanh xao, thiếu máu, mệt mỏi.

Điều trị:

– Thời gian kinh nguyệt, hạn chế làm những việc nặng, đặc biệt mang vác, xách nặng….để tránh rong kinh.

–  Tránh suy nghĩ nhiều, vì stress cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng kinh trong thời gian kinh nguyệt.

                         Rong kinh (Ảnh minh họa) 

Nguy cơ do rong kinh

– Ra huyết kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm đường sinh dục.

– Viêm nhiễm lan tỏa lên hai vòi trứng, làm hẹp hoặc tắc hai vòi trứng, gây chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh.

– Rong kinh cũng có thể gây rối loạn phóng noãn (rụng trứng) – một nguyên nhân gây vô sinh.

Lưu ý: Rong kinh rất dễ dẫn đến vô sinh, vì vậy, cần điều trị sớm căn bệnh này.

3. Vô kinh

Con gái quá 18 tuổi mà vẫn chưa có hành kinh gọi là vô kinh.

Nguyên nhân:

– Do rối loạn nội tiết của trục dưới đồi tuyến yên và buồng trứng với biểu hiện: vú bé, không có lông mu, lông nách, âm hộ nhỏ.

– Do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính.

– Do sự bất thường ở bộ phận sinh dục (không phát triển một phần hoặc hoàn toàn).

– Cơ quan sinh dục không phát triển hoàn toàn (không có tử cung hoặc buồng trứng), bệnh nhân sẽ thực sự bị vô kinh.

Điều trị:

Tất cả các trường hợp vô kinh đều phải được thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa y tế.

Rối loạn nhiễm sắc thể giới tính gây vô kinh (Ảnh minh họa) 

4. Bế kinh

Nguyên nhân

– Do cơ quan sinh dục không phát triển một phần.

– Bệnh nhân vẫn có hành kinh nhưng huyết dịch bị ứ lại, không chảy ra ngoài và gọi là bế kinh.

Các triệu chứng bế kinh

– Đến tuổi dậy thì, bệnh nhân bị đau bụng vùng dưới đều đặn hằng tháng, mỗi lần 3-4 ngày, sau đó trở lại bình thường.

– Những tháng sau, đau tăng hơn trước 5-6 lần, sau đó xuất hiện một khối trên xương mu khiến bệnh nhân đau đớn quằn quại.

– Bệnh nhân thấy nặng, căng tức ở âm hộ. Khi vén 2 môi bé sẽ thấy màng trinh bị huyết kinh làm giãn căng và có màu tím.

Các triệu chứng bất thường kinh nguyệt là nguyên nhân gây vô sinh (Ảnh minh họa) 

5. Các trường hợp bế kinh và cách điều trị

Bế kinh do màng trinh không thủng 

Cách điều trị:

Rạch thủng màng trinh thì huyết kinh sẽ thoát ra ngoài.

Bế kinh do khiếm khuyết ở âm đạo 

Do âm đạo có vách ngăn ngang hoặc không phát triển ở đoạn dưới nên huyết kinh không chảy ra ngoài được.

Cách điều trị:

Cắt vách ngăn hoặc mổ tạo hình phần âm đạo không phát triển.

Bế kinh do không có âm đạo 

Do hệ thống sinh dục chỉ có tử cung và buồng trứng mà không có âm đạo nên huyết kinh bị đọng lại trong tử cung và tràn lên vòi tử cung.

Cách điều trị:

Những trường hợp bế kinh do không có âm đạo rất khó điều trị, phải phẫu thuật tạo hình âm đạo.

Nguy cơ từ bế kinh 

– Huyết kinh không thoát ra được sẽ làm căng phồng tử cung rồi tràn lên vòi trứng, gây căng giãn.

– Lâu ngày, niêm mạc ở 2 cơ quan này bị phá hủy, vòi trứng có thể vỡ ra do căng giãn quá mức, khiến bệnh nhân không thể có thai.

– Ngoài ra, sự ứ đọng huyết kinh còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm tử cung, vòi trứng sau đó vỡ ra gây viêm ổ bụng.

6. Lời kết

Để hạn chế tác hại do các chứng bệnh bất thường kinh nguyệt gây nên, khi thấy con gái ở tuổi 13-16 mà chưa hành kinh, hoặc đau bụng hàng tháng mà không có kinh….gia đình nên đưa các em đến cơ sở y tế để thăm khám.

Nếu con bị rong kinh kéo dài, bố mẹ đưa con đến ngay các cơ sở chuyên khoa để điều trị sớm, đề phòng rối loạn phóng noãn dẫn đến vô sinh.

Benh.vn

Bài viết Lưu ý những bất thường kinh nguyệt ở tuổi vị thành niên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/luu-y-nhung-bat-thuong-kinh-nguyet-o-tuoi-vi-thanh-nien-4152/feed/ 0
Những dấu hiệu bất thường trong kinh nguyệt https://benh.vn/nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-kinh-nguyet-7796/ https://benh.vn/nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-kinh-nguyet-7796/#respond Mon, 27 Jun 2016 06:28:14 +0000 http://benh2.vn/nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-kinh-nguyet-7796/ Tạo hóa đã tạo ra người phụ nữ với thiên chức làm mẹ, duy trì nòi giống... Để tạo nên được điều kỳ diệu đó, hàng tháng chị em phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt kèm theo những khó chịu đơn thuần như đau đầu, chướng bụng, đau lưng...Tuy nhiên, nếu xảy ra một số triệu chứng sau đây thì lại là vấn đề bất thường không nên bỏ qua...

Bài viết Những dấu hiệu bất thường trong kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tạo hóa đã tạo ra người phụ nữ với thiên chức làm mẹ, duy trì nòi giống… Để tạo nên được điều kỳ diệu đó, hàng tháng chị em phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt kèm theo những khó chịu đơn thuần như đau đầu, chướng bụng, đau lưng…Tuy nhiên, nếu xảy ra một số triệu chứng sau đây thì lại là vấn đề bất thường không nên bỏ qua…

Chảy máu nhiều hơn bình thường

Chu kỳ kinh trung bình của một người kéo dài từ 2 đến 7 ngày và lượng máu mất đi khoảng 5 ml, nếu lượng máu gấp 2-3 lần như thế vẫn được xem là bình thường.

Ngoài ra, việc xuất hiện cục máu nhỏ trong 1-2 ngày đầu của kỳ hành kinh cũng không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu phải thay băng vệ sinh vào lúc nửa đêm hoặc ra cục máu quá lớn (kích thước bằng một quả bóng golf hoặc lớn hơn) thì không còn bình thường nữa. Đặc biệt, nếu thấy mình phải thay băng vệ sinh mỗi giờ trong 2-3 giờ liên tục, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân trên có thể do suy giáp hoặc có gì đang hình thành ở tử cung như u xơ tử cung trong niêm mạc, polyp hoặc lạc nội mạc tử cung.

Những cơn chuột rút không thể chịu đựng

Chuột rút là dấu hiệu cảnh báo có cơn đau kinh khủng hơn những gì bạn từng chịu đựng mỗi kỳ đèn đỏ. Vì vậy,  bạn cần phải giải quyết nó bằng cách đi khám phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.

Hai yếu tố gây ảnh hưởng đến các cơn co thắt gồm: mức hormone gọi là prostagladin cao hoặc cơ thể sản xuất ra quá nhiều hormone này trong tử cung, hoặc do tăng mức độ nhạy cảm.

Để giảm các triệu chứng trên, bác sỹ sẽ cho thuốc chống viêm trước khi cơn đau tới giúp ngăn tiết prostagladin thay vì dùng thuốc khi bị chuột rút do prostagladin đã được tiết ra và vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể.

Kinh nguyệt bất thường, không đều

Một kỳ kinh “lý tưởng” sẽ đến theo vòng: Cứ 28 ngày lại tới kỳ trong 2 đến 3 ngày, sau đó biến mất cho đến vòng tiếp theo. Tuy nhiên, điều này không giống nhau với tất cả mọi người. Vì vậy, chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra trong khoảng 21-45 ngày/vòng vẫn được xem là bình thường.

Tuy nhiên, nếu kỳ kinh của bạn đến quá thường xuyên, mỗi vòng dưới hoặc bằng 20 ngày, hoặc quá dài có thể do nguyên nhân căng thẳng, chế độ ăn hạn chế, chơi thể thao quá sức…

Lời kết

Một chu kỳ kinh nguyệt của người bình thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, đột nhiên chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường (10 đến 15 ngày), ra máu quá nhiều người mệt mỏi, chuột rút…thì các bạn gái nên đến gặp bác sỹ sản phụ khoa để được kiểm tra những bất thường trên.

Nguyên nhân do đằng sau các kỳ kinh bất thường không dự đoán được là bệnh về tuyến giáp. Cường giáp khiến các chu kỳ xảy ra xa nhau, trong khi bệnh tuyến giáp lại khiến nó xảy ra thường xuyên hơn, chảy máu nhiều hơn hoặc các bệnh về u xơ tử cung trong niêm mạc, polyp hoặc lạc nội mạc tử cung…

Hải Yến

Bài viết Những dấu hiệu bất thường trong kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dau-hieu-bat-thuong-trong-kinh-nguyet-7796/feed/ 0
Bài thuốc bằng món ăn trị ‘đèn đỏ’ bất thường https://benh.vn/bai-thuoc-bang-mon-an-tri-den-do-bat-thuong-7658/ https://benh.vn/bai-thuoc-bang-mon-an-tri-den-do-bat-thuong-7658/#respond Tue, 03 Nov 2015 06:25:33 +0000 http://benh2.vn/bai-thuoc-bang-mon-an-tri-den-do-bat-thuong-7658/ Chu kỳ kinh nguyệt luôn là vấn đề được chị em quan tâm. Thất thường, chậm, nhiều, ít là những đặc điểm khiến chị em lo lắng. Để ổn định chu kỳ kinh nguyệt, có nhiều phương pháp như dùng thuốc hormon bổ xung, các loại thuốc đông y cổ truyền. Ngoài việc dùng thuốc, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn tùy theo từng thể bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị để bạn đọc tham khảo.

Bài viết Bài thuốc bằng món ăn trị ‘đèn đỏ’ bất thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chu kỳ kinh nguyệt luôn là vấn đề được chị em quan tâm. Thất thường, chậm, nhiều, ít là những đặc điểm khiến chị em lo lắng. Để ổn định chu kỳ kinh nguyệt, có nhiều phương pháp như dùng thuốc hormon bổ xung, các loại thuốc đông y cổ truyền. Ngoài việc dùng thuốc, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn tùy theo từng thể bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị để bạn đọc tham khảo.

Thông thường, kỳ kinh xuất hiện đúng vào ngày hành kinh của những tháng trước. Tùy theo từng người mà chu kỳ kinh nguyệt có thể là 28 hoặc 30 ngày. Nhưng vì nguyên nhân nào đó mà kỳ kinh không đúng ngày…

Đông y cho rằng, nếu vòng kinh không đều đa phần do can uất hay thận hư gây nên. Nếu hành kinh mà lượng kinh ít chủ yếu là do huyết hư hay thận hư huyết ứ gây nên. Còn khi lượng kinh nguyệt nhiều, lại có khí hư là do huyết nhiệt, âm hư mà sinh bệnh.

Ngoài việc dùng thuốc, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn tùy theo từng thể bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị để chị em tham khảo:

Món ăn bài thuốc cho vòng kinh không đều

Cá quả, thục địa, quy: cá quả 250 g, thục địa hoàng 10 g, đương quy 10 g, đan sâm 10 g, gừng, muối, mì chính vừa đủ.

Các vị thuốc tán bột mịn. Cá quả đánh sạch vảy, bỏ mang, ruột, khía hai bên thân cá 4-5 khía. Gừng băm nhỏ, xát thuốc tán mịn lên khắp mình cá, nếu thừa nhét vào bụng cá.

Gừng, hành để dưới đáy bát to và đặt cá lên trên. Sau cho cả bát vào hấp to lửa chừng 60 phút là được. Mang ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền 5-7 ngày.

Món ăn bài thuốc cho kinh nguyệt ít

Canh mộc nhĩ tứ dược: đương quy 6g, thục địa 9 g, bạch thược 6 g, xuyên khung 3 g, đại táo 10 quả, mộc nhĩ đen khô 15 g, đường đỏ 30 g.

Thuốc cho tất vào túi vải buộc miệng, đại táo bỏ hạt, mộc nhĩ ngâm nước cho nở cắt bỏ chân. Cho túi đựng các vị thuốc vào nồi cùng mộc nhĩ, đổ 1.000 ml nước sắc nhỏ lửa 1 giờ.

Vớt bỏ túi thuốc lấy nước và mộc nhĩ. Lúc này cho đại táo vào để lửa to đến khi sôi, hạ lửa nhỏ đun sôi tiếp 1 tiếng nữa, rồi cho đường đỏ và để sôi, nhào chút ít là được. Ăn trong ngày, ăn liền 5-7 ngày.

Món ăn bài thuốc cho lượng kinh nhiều

Thể khí hư: Canh gà mái lá ngải:

Gà mái 1 con, làm thịt sạch chặt miếng, cho 15g lá ngải cứu vào nấu nhừ thành canh, chia  2-3 lần ăn, liên tục trong 2-3 ngày trong kỳ kinh.

Thể thận âm hư: Đường đỏ, thiên môn đông: thiên môn đông 30g, rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát (khoảng 200 ml), sau cho tiếp đường đỏ, đun đến sôi. Uống nóng, ngày 1 lần, uống liền mấy ngày.

Thể huyết nhiệt: Rau sam luộc trứng gà: rau sam 250 g (giã nát vắt lấy nước), trứng gà 2 quả cho vào nước luộc chín (bóc bỏ vỏ), sau cho trứng gà này vào nước rau sam, chia 2 lần ăn trong ngày, cần ăn liền vài ngày.

Benh.vn 

Bài viết Bài thuốc bằng món ăn trị ‘đèn đỏ’ bất thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bai-thuoc-bang-mon-an-tri-den-do-bat-thuong-7658/feed/ 0
Những bất thường kinh nguyệt của trẻ vị thành niên https://benh.vn/nhung-bat-thuong-kinh-nguyet-cua-tre-vi-thanh-nien-4933/ https://benh.vn/nhung-bat-thuong-kinh-nguyet-cua-tre-vi-thanh-nien-4933/#respond Sat, 15 Aug 2015 05:13:30 +0000 http://benh2.vn/nhung-bat-thuong-kinh-nguyet-cua-tre-vi-thanh-nien-4933/ Về cơ chế tạo nên kinh nguyệt thì ở lứa tuổi nào cũng như nhau nhưng thể hiện bằng hiện tượng ra máu. Nhưng chu kỳ kinh của các em gái vị thành niên thường diễn biến không đều đặn. Các em thường có tình trạng kinh không đều, hay gặp rong kinh, vô kinh và thống kinh.

Bài viết Những bất thường kinh nguyệt của trẻ vị thành niên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Về cơ chế tạo nên kinh nguyệt thì ở lứa tuổi nào cũng như nhau nhưng thể hiện bằng hiện tượng ra máu. Nhưng chu kỳ kinh của các em gái vị thành niên thường diễn biến không đều đặn. Các em thường có tình trạng kinh không đều, hay gặp rong kinh, vô kinh và thống kinh.

Kinh nguyệt không đều

– Kinh nguyệt không đều là hay gặp nhất. Sau lần có kinh đầu tiên, có thể ngay sau đó hoặc sau một vài chu kỳ ra kinh bình thường, kinh nguyệt trở nên thất thường, tháng có tháng không. Có khi bẵng đi vài ba tháng mới thấy trở lại và mỗi lần thấy lại như thế khối lượng máu kinh thương ra nhiều hơn, số ngày có kinh cũng kéo dài hơn, có khi dẫn tới “băng kinh”.

Rong kinh

– Rong kinh cũng là tình trạng thường gặp ở tuổi vị thành niên. Trong những ngày hành kinh khối lượng máu có thể ra bình thường rồi giảm dần nhưng không dứt mà cứ ra ít một kéo dài hết ngay này sang ngày khác, quá mức quy định bình thường của một kỳ kinh (7 ngày). Có kho máu ra cho đến gần hết chu kỳ, sạch được vài ba ngày lại bắt đầu một chu kỳ kinh khác. Điều này làm cho bản thân và gia đình các em lo lắng, có thể gây thiếu máu, xanh xao, yếu mệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của các em.

Băng kinh

– Băng kinh là tình trạng lượng máu kinh ra quá nhiều. Bình thường mỗi ngày hành kinh các em chỉ cần thay 2-3 băng vệ sinh nhưng trong trường hợp này có thể lên tới 5-7 lượt. Có trường hợp ra máu nhiều gây choáng váng hoặc ngất xỉu. Gặp trường hợp này nhất thiết phải cho các em đi khám và điều trị tại các khoa phụ sản.

Vô kinh

Vô kinh là tình trạng cũng thường gặp. Vô kinh sau khi đã từng có lần hành kinh thì được gọi là vô kinh thứ phát. Với người trưởng thành thì thời gian không có kinh trong vòng ba chu kỳ đã được coi là vô kinh thứ phát nhưng với các em gái vị thành niên thời gian không có kinh liên tục phải sáu tháng trở ra mới coi là vô kinh thứ phát, cần phải khám và điều trị.

Ngoài vô kinh thứ phát nói trên tuổi vị thành niên cũng có thể gặp vô kinh nguyên phát (do dậy thì muộn, do các dị tật ở bộ máy sinh dục). Cũng cần nói một điều là nhiều khi bà mẹ thấy con gái không có kinh cứ cho rằng đó là rối loạn kinh nguyệt thường có của vị thành niên mà quên một nguyên nhân vô kinh giả do thai nghén ở các em có hoạt động tình dục quá sớm lại tìm mọi cách giấu diếm gia đình.

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh cũng là hiện tượng thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên. Tuy vậy một hai chu kỳ kinh đầu tiên thường không thấy đau vì có thể do những vòng kinh này không phóng noãn.

Nguyên nhân của các rối loạn kinh nguyệt kể trên đối với vị thành niên nữ hầu hết là do hoạt động điều hòa hormon của hệ dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng chưa được hoàn thiện. Đa số các trường hợp, khi cơ thể thật sự trưởng thành, kinh nguyệt của các em sẽ trở lại bình thường.

Benh.vn

Bài viết Những bất thường kinh nguyệt của trẻ vị thành niên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bat-thuong-kinh-nguyet-cua-tre-vi-thanh-nien-4933/feed/ 0
Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp https://benh.vn/cac-dang-roi-loan-kinh-nguyet-thuong-gap-4887/ https://benh.vn/cac-dang-roi-loan-kinh-nguyet-thuong-gap-4887/#respond Fri, 06 Mar 2015 05:12:34 +0000 http://benh2.vn/cac-dang-roi-loan-kinh-nguyet-thuong-gap-4887/ Rối loạn kinh nguyệt là danh từ chỉ chung tất cả các loại kinh nguyệt không bình thường. Những bất thường về kinh nguyệt có thể biểu hiện ở tuổi thấy kinh hay mãn kinh, ở chu kỳ kinh, ở số ngày ra máu kinh, ở khối lượng máu kinh hoặc những triệu chứng kèm theo trong những này hành kinh.

Bài viết Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn kinh nguyệt là danh từ chỉ chung tất cả các loại kinh nguyệt không bình thường. Những bất thường về kinh nguyệt có thể biểu hiện ở tuổi thấy kinh hay mãn kinh, ở chu kỳ kinh, ở số ngày ra máu kinh, ở khối lượng máu kinh hoặc những triệu chứng kèm theo trong những này hành kinh.

Dưới đây là các loại rối loạn kinh nguyệt thường gặp:

1. Bất thường về tuổi bắt đầu thấy kinh hoặc mãn kinh:

– Dậy thì sớm

           Dậy thì sớm (Ảnh minh họa)

– Dậy thì muộn

– Mãn kinh sớm

– Mãn kinh muộn

2. Bất thường về chu kỳ kinh:

– Kinh nguyệt không đều

– Kinh nguyệt mau

– Kinh nguyệt thưa

– Vô kinh

3. Bất thường về số ngày có kinh

– Kinh nguyệt ngắn ngày

– Rong kinh

– Rong huyết.

4. Bất thường về khối lượng máu kinh:

– Kinh nguyệt nhiều (đa kinh, cường kinh).

– Kinh nguyệt ít (thiểu kinh)

5. Bất thường về các triệu chứng kèm theo kinh nguyệt:

Đau bụng kinh (Ảnh minh họa)

– Thống kinh (đau bụng kinh).

6. Bất thường về phát triển nang trứng:

– Vòng kinh không rụng trứng.

Người bị rối loạn kinh nguyệt có thể bị chỉ bị một loại trong số các loại trên nhưng cũng có khi nhiều rối loạn cũng có trên một người. Ví dụ người bị rong kinh có thể kèm theo cường kinh, thống kinh; người có kinh nguyệt thưa có thể kèm theo kinh ngắn, kinh ít.

Bài viết Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-dang-roi-loan-kinh-nguyet-thuong-gap-4887/feed/ 0