Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 07 Aug 2023 07:35:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Các biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu https://benh.vn/cac-bieu-hien-dac-trung-cua-benh-roi-loan-mo-mau-6747/ https://benh.vn/cac-bieu-hien-dac-trung-cua-benh-roi-loan-mo-mau-6747/#respond Sat, 08 Jun 2019 05:52:02 +0000 http://benh2.vn/cac-bieu-hien-dac-trung-cua-benh-roi-loan-mo-mau-6747/ Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ “Rối loạn mỡ máu”. Tuy nhiên, bệnh rối loạn mỡ máu do nguyên nhân gì mà ra? Bệnh có nguy hiểm không? Thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là những bạn trẻ.

Bài viết Các biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ “Rối loạn mỡ máu”. Tuy nhiên, bệnh rối loạn mỡ máu do nguyên nhân gì mà ra? Bệnh có nguy hiểm không? Thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là những bạn trẻ.

Hy vọng với những kinh nghiệm dưới đây, chúng ta sẽ giải tỏa được những thắc mắc, qua đó bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Bệnh rối loạn mỡ máu thường gặp ở lứa tuổi nào?

Bệnh rối loạn mỡ máu (gọi là rối loạn lipid máu hay tăng cholesterol máu), là bệnh khá phổ biến dẫn đến bệnh vữa xơ động mạch và động mạch vành.

rối loạn mỡ máu

Bệnh rối loạn mỡ máu thường gặp ở lứa tuổi trung niên

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên (ngoài 30 tuổi) với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Rối loạn mỡ máu dẫn đến nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Những biểu hiện của bệnh

Béo phì

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu là hậu quả của béo phì do con người ít vận động, ăn uống quá dư thừa chất đạm, chất mỡ và những đồ ăn nhanh…

Để phát hiện rối loạn mỡ máu, cách duy nhất là làm các xét nghiệm máu, khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng. Qua đó, có thể tính ra được bệnh một cách dễ dàng.

Khi chiều cao và cân nặng phù hợp, tức là chúng ta giữ được sức khỏe ổn định. Ngược lại, khi chiều cao và cân nặng bất hợp lý (béo phì) thì chúng ta phải nghĩ ngay đến nguy cơ bệnh rối loạn mỡ máu.

Huyết áp không ổn định

Một dấu hiệu dễ nhận biết khác là khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định (Đối với người trưởng thành, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường..)

béo bụng

Béo phì, huyết áp không ổn định…là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn mỡ máu

Vì vậy khi thấy huyết áp thường xuyên thay đổi thì chúng ta cần đến bác sỹ để được thăm khám và điều trị bệnh (nếu có).

Cần làm gì để không bị bệnh mỡ máu

Để nói không với bệnh mỡ máu, cần hạn chế ăn các chất béo bão hòa gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, các loại thức ăn rán, phủ tạng động vật, thịt đỏ, các loại bánh như bích quy và ga tô…

Thay thế các thức ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa bao gồm: dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả, củ… Tăng cường các loại hoa quả vì chúng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

nội tạng động vật

Hạn chế thịt mỡ, bơ, phủ tạng động vật…để không làm tăng cholesterol trong máu

Cần hạn chế uống rượu, hút thuốc lá để làm giảm lượng triglycerid máu. Tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.

Đặc biệt, hàng ngày, nên dành 30 phút tập thể dục, đi bộ (nên dành 150 phút đi bộ cho một tuần). Người cao tuổi, tập thể dục bằng cách đi bộ buổi chiều là tốt nhất.

Ngoài ra, cần sắp xếp thời gian học tập, lao động hợp lý. Cần đảm bảo giấc ngủ tối thiểu từ 6 đến 7 tiếng/ngày. Đối với người cao tuổi không ngủ được nhiều, cũng có thể bù vào giấc ngủ trưa…

Bài viết Các biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-bieu-hien-dac-trung-cua-benh-roi-loan-mo-mau-6747/feed/ 0
Hướng dẫn cách dùng thuốc mỡ máu Simvastatin https://benh.vn/huong-dan-cach-dung-thuoc-mo-mau-simvastatin-52055/ https://benh.vn/huong-dan-cach-dung-thuoc-mo-mau-simvastatin-52055/#respond Sun, 02 Dec 2018 08:12:16 +0000 https://benh.vn/?p=52055 Hướng dẫn cách dùng thuốc mỡ máu Simvastatin. Simvastatin là thuốc hạ lipid máu nhóm statin giúp giảm Cholesterol LDL, giảm Triglyceride, tăng HDL.

Bài viết Hướng dẫn cách dùng thuốc mỡ máu Simvastatin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn cách dùng thuốc mỡ máu Simvastatin. Simvastatin là thuốc hạ lipid máu nhóm statin giúp giảm Cholesterol LDL, giảm Triglyceride, tăng HDL.

Simvastatin thường được chỉ định ở bệnh nhân rối loạn lipid máu, dự phòng tai biến tim mạch ở bệnh nhân mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp,… và giảm tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch nhờ tác dụng giảm LDL, giảm Triglyceride và tăng HDL.

Lưu ý: Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng khi dùng trên bệnh nhân có bệnh gan, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, bệnh cơ, bệnh nhân đái tháo đường, người nghiện rượu.

Tác dụng phụ đặc biệt cần lưu ý là đau cơ, yếu cơ không rõ nguyên nhân. Nếu gặp phải tình trạng này cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Liều dùng simvastatin tùy thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng của bệnh nhân.

  • Thông thường liều khởi đầu điều trị rối loạn lipid máu thường là 5-10 mg/ngày. Điều chỉnh liều sau mỗi 4 tuần nếu cần.
  • Liều khởi đầu trong dự phòng biến cố tim mạch là 20-40 mg/ngày. Điều chỉnh liều sau mỗi 4 tuần nếu cần. Tối đa 80 mg/ngày

Thuốc nên được dùng 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc trong bữa tối.

Lưu ý tuân thủ lịch dùng thuốc đều đặn hàng ngày, nên dùng thuốc cùng 1 thời điểm trong ngày.

Nếu bạn phải dùng các thuốc khác trong thời gian điều trị bằng simvastatin, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì simvastatin tương tác với nhiều thuốc.

Tránh thai tuyệt đối trong thời gian dùng simvastatin.

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình dùng thuốc.

Benh.vn (Nguồn: Facebook Cach Dung Thuoc)

Bài viết Hướng dẫn cách dùng thuốc mỡ máu Simvastatin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-cach-dung-thuoc-mo-mau-simvastatin-52055/feed/ 0
Hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ máu Rosuvastatin https://benh.vn/huong-dan-su-dung-thuoc-mo-mau-rosuvastatin-51721/ https://benh.vn/huong-dan-su-dung-thuoc-mo-mau-rosuvastatin-51721/#respond Tue, 06 Nov 2018 04:44:56 +0000 https://benh.vn/?p=51721 Hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ máu Rosuvastatin. Rosuvastatin là một thuốc hạ lipid máu nhóm Statin.

Bài viết Hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ máu Rosuvastatin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ máu Rosuvastatin. Rosuvastatin là một thuốc hạ lipid máu nhóm Statin.

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình dùng thuốc.

Benh.vn (Nguồn: Facebook Cach Dung Thuoc)

Bài viết Hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ máu Rosuvastatin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-su-dung-thuoc-mo-mau-rosuvastatin-51721/feed/ 0
Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch https://benh.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach-2621/ https://benh.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach-2621/#respond Fri, 12 Oct 2018 04:17:42 +0000 http://benh2.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach-2621/ Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu của bạn như thế nào là tối ưu. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...

Bài viết Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lipid máu, cholesterol là gì?

Lipid máu hay còn được gọi nôm na là “mỡ máu”, là một thành phần quan trọng trong cơ thể.

Trong thực tế, lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.

Các bạn đừng nghĩ là cholesterol là xấu, bởi nó là một chất quan trọng có mặt ở nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể cũng như trong các hormon của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển và hoạt động bình thường khỏe mạnh.

Vấn đề đặt ra là sự rối loạn của giữa các loại cholesterol dẫn đến bệnh lí mà đặc trưng là xơ vữa động mạch.

Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu của bạn như thế nào là tối ưu. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Cholesterol có từ hai nguồn: do cơ thể bạn tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng số lượng cholestrol trong máu của bạn, còn lại từ nguồn thức ăn. Hiện nay, cholesterol chỉ thấy ở trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

Bên cạnh đó, một thành phần khác của lipid máu cần được quan tâm là triglycerid.

Các loại thành phần chính của lipid máu

LDL – Cholesterol (loại xấu)

Đây là thành phần được coi là “xấu” của cholesterol, khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như Nhồi Máu Cơ Tim hoặc Tai Biến Mạch Não. LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá/lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

HDL – Cholesterol (loại tốt)

Loại này chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu của bạn. HDL – cholesterol được cho là loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa  động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động… Do vậy, để làm tăng HDL, bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí, tăng cường tập thể dục…

Triglycerides

Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong cơ thể bạn. Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu… Những người có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt). Hiện nay, các nhà khoa học cho thấy việc tăng triglyceride trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch.

Lp(a) Cholesterol

Lp(a) là một biến thể của LDL cholesterol. Việc tăng Lp(a) trong máu làm gia tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa  động mạch. Có lẽ nó ảnh hưởng thông qua việc tương tác với một số chất khác trong quá trình hình thành vữa xơ động mạch.

mỡ máu

Hình ảnh minh họa cholesterol máu: Cholesterol toàn phần (total) sẽ bao gồm LDL; HDL cholesterol và Triglycerid.LDL là loại “mỡ xấu” gây lắng  đọng cholesterol vào thành mạch, trong khi HDL là “mỡ tốt” vận chuyển cholesterol khỏi máu và thành mạch.

Hãy biết chỉ số cholesterol của bạn

Mặc dù việc tăng cholesterol máu gây ra những bệnh tim mạch trầm trọng, nhưng đa số người bị tăng cholesterol đều không có triệu chứng rõ ràng mà quá trình này tiến triển thầm lặng. Do vậy, việc xét nghiệm máu của bạn là rất cần thiết để đánh giá rối loạn lipid máu này.

Bạn cũng cần nhớ là các thông số xét nghiệm lipid máu của bạn tốt ngày hôm nay không có nghĩa là tốt mãi. Bên cạnh đó, nó là một chỉ dấu để bạn giữ gìn, duy trì mức tốt đẹp đó và cần có thăm khám theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, năm 2010, tất cả những người lớn trên 20 tuổi nên được xét nghiệm 5 năm một lần các thành phần cơ bản của lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglycerides. Các xét nghiệm nên  được làm khi đói (cách bữa ăn trước ít nhất 12 giờ, bao gồm cả đồ uống có năng lượng).

Để xét nghiệm đánh giá rối loạn lipid máu, bác sỹ yêu cầu lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và đồng thời có thể đánh giá các thông số khác nếu có yêu cầu (ví dụ, đường máu). Bác sỹ (hoặc nhân viên y tế) sẽ dặn dò bạn cần nhịn ăn (ít nhất 12 tiếng). Bác sỹ sẽ đọc và thông báo kết quả cho bạn cũng như tư vấn cần thiết cho bạn về các xét nghiệm lipid máu.

Kết quả xét nghiệm của bạn được thể hiện bằng mg/dL hoặc mmol/l. Bác sỹ có thể khảo sát thêm các thông tin về các nguy cơ tim mạch khác như tuổi, giới, con số huyết áp, tình trạng hút thuốc lá… để ước lượng nguy cơ bạn mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Sau đây là tóm tắt về các chỉ số mỡ máu của bạn và những lí giải mà bạn cần biết:

Cholesterol Toàn phần Lí giải
<  200 mg/dL(5,1 mmol/L) Đây là nồng độ lí tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành của bạn là thấp
200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L)  Đây là mức ranh giới, cần chú ý
≥ 240 mg/dL(6,2 mmol/L) Bạn bị tăng cholesterol máu. Những người có mức này thường có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp hai lần người bình thường

 

HDL Cholesterol (tốt) Lý giải
< 40 mg/dL(1,0 mmol/L) (nam giới)

< 50 mg/dL(1,3 mmol/L) (nữ giới)

HDL cholesterol của bạn thấp. Đây là một trong các nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
> 60 mg/dL(1,5 mmol/L) HDL cholesterol tăng. Điều này có nghĩa là tốt và mang tính bảo vệ cơ thể bạn trước các nguy cơ tim mạch.

 

LDL Cholesterol (xấu) Lý giải
< 100 mg/dL(< 2,6 mmol/L) Rất tốt
100 – 129 mg/dL(2,6 – 3,3 mmol/L) Được
130 – 159 mg/dL(3,3 – 4,1 mmol/L) Tăng giới hạn
160 – 189 mg/dL(4,1 – 4,9 mmol/L) Tăng (nguy cơ cao)
≥ 190 mg/dL(4,9 mmol/L) Rất tăng (nguy cơ rất cao)

 

Triglyceride Lý giải
< 150 mg/dL(1,7 mmol/L) Bình thường
150–199 mg/dL(1,7 – 2,2 mmol/L) Tăng giới hạn
200–499 mg/dL(2,2 – 5,6 mmol/L) Tăng
≥ 500 mg/dL(≥ 5,6 mmol/L) Rất tăng

Khá nhiều bệnh nhân có kiểu rối loạn lipid máu hỗn hợp, vừa tăng LDL vừa giảm HDL, điều này làm nguy cơ bệnh tim mạch tăng nhiều. Một số bệnh nhân khác lại có kèm theo tăng triglyceride, thì đây được gọi là kiểu rối loạn lipid máu tăng sinh xơ vữa động mạch.

Tại sao rối loạn lipid máu gây nguy hiểm?

Tăng cholesterol máu  đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với các bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hay đi kèm nhau và thúc đẩy nhau tiến triển. Khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp sẽ làm nguy cơ bệnh tim mạch của bạn tăng lên gấp nhiều lần.

Khi có quá nhiều LDL cholesterol lưu thông trong máu của bạn, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu của bạn. Cùng với một số chất khác, nó sẽ hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm lòng mạch của bạn bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn.

Xơ vữa động mạch là thuật ngữ được dùng để mô tả quá trình lắng đọng các chất béo, cholesterol, sản phẩm thoái giáng của tế bào, lắng đọng calci và sợi đông máu (fibrin) ở trong thành động mạch. Quá trình xơ vữa động mạch cũng được thấy gia tăng theo tuổi, có liên quan yếu tố gia đình và ở một số người có các nguy cơ tim mạch khác (ngoài việc rối loạn lipid máu) như đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp…

Vấn đề nguy hiểm ở chỗ mảng xơ vữa rất hay gặp ở các động mạch nuôi dưỡng các cơ quan trọng yếu của cơ thể như động mạch vành (nuôi tim) và động mạch não.

Xơ vữa động mạch có thể phát triển như sau:

Mảng xơ vữa phát triển một cách từ từ gây hẹp dần lòng mạch dẫn  đến thiếu máu nuôi dưỡng cơ quan một cách mạn tính và gây ra một loạt các biến cố như, bệnh mạch vành mạn tính, đau cách hồi, suy tim, giảm chất lượng cuộc sống…

mảng xơ vữa

Thông thường thì khi lòng mạch bị hẹp dưới 50% cũng không có triệu chứng gì.

Hoặc mảng xơ vữa bị nứt vỡ (bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hình thành), gây hình thành máu cục tại chỗ có thể dẫn đến tắc mạch máu đột ngột dẫn đến các biến cố cấp nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Xơ vữa động mạch được bắt đầu hình thành thế nào?

Câu trả lời chính xác chưa rõ. Tuy vậy, các nhà khoa học đều cho rằng quá trình này hình thành từ việc tổn thương lớp nội mạc mạch máu (lớp tế bào lót trong lòng mạch) dẫn tới sự thâm nhập của cholesterol và các thành phần khác của xơ vữa động mạch vào trong thành mạch máu.

Các nguy cơ dễ dẫn đến tổn thương lớp nội mạc là:

  • Tăng cholesterol và triglyceride trong máu
  • Tăng huyết áp
  • Hút thuốc lá…

Một khi nội mạc mạch máu bị tổn thương, các chất béo (cholesterol), tiểu cầu máu, chất thải tế bào, calci… được thâm nhập vào thành mạch. Và chính các chất này lại kích thích tế bào thành mạch tiết ra các chất khác dẫn tới sự hấp dẫn và lắng đọng ngày một nhiều mảng xơ vữa động mạch.

Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị rối loạn lipid máu?

Rối loạn lipid máu (tăng nhiều cholesterol trong máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch. Tuy vậy, một tin vui cho bạn là bạn có thể hoàn toàn khống chế được lượng cholesterol của bạn và giảm được các yếu tố nguy cơ. Vấn đề đặt ra là bạn cần hết sức kiên nhẫn, tuân thủ các nguyên tắc và hành động thiết thực theo các chỉ dẫn của thầy thuốc. Việc khống chế, điều trị rối loạn lipid máu là một quá trình liên tục, suốt đời với mục tiêu cao cả là ngăn ngừa tối đa các biến cố tim mạch.

Sau đây là những khuyến cáo bổ ích để bạn tham khảo:

Thay đổi lối sống

Những yếu tố có thể thay  đổi  được mà có  ảnh hưởng mạnh  đến rối loạn lipid máu của bạn  đã được chứng minh rõ là: chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể dục, phơi nhiễm (hút) thuốc lá…

Do vậy, bạn cần tuân thủ:

  • Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý
  • Tập thể dục đều đặn
  • Loại bỏ các thói quen có hại: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu…

Vấn đề ăn uống

Các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên là bạn cần biết về các thức ăn “béo” để có thể có chế độ ăn uống phù hợp nhất.

– Chất béo bão hòa (no): thường ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo, bơ, kem, pho mát… và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân, bơ thực vật

– Chất béo không bão hòa dạng trans (TFA hay trans – fatty acids): Chất mỡ không bão hòa thường tốt hơn cho cơ thể, nhưng có hai dạng theo cấu trúc hóa học là dạng cis và trans. Đa số chất béo không bão hòa tự nhiên là dạng cis. Tuy vậy, dạng trans có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn, chất béo sẽ bị hydro hóa và thường gặp trong quá trình chiên, rán, margarine. Chất này có thể thấy trong các thịt lợn, bò, bơ béo hoặc gặp trong các thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán… TFA cũng  được chứng minh là làm tăng lượng cholesterol máu.

– Thức ăn có cholesterol: có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…

– Chất béo không bão hòa bao gồm loại đơn và loại đa (Polyunsaturated and monounsaturated fats). Các chất này thấy nhiều trong cá, hạt, củ và dầu thực vật. Một vài ví dụ các thức ăn chứa nhiều loại này là: cá hồi, cá chích, quả bơ, quả ô liu, các dầu ăn từ hướng dương, dầu  đậu nành, dầu ngô…

Loại chất béo không bão hòa này có lợi cho cơ thể khi bạn dùng chúng thay vì dùng loại mỡ bão hòa. Giữ một thành phần trong bữa ăn với chất béo loại này chiếm khoảng 25 – 35% là hợp lí.

Từ những hiểu biết trên, chế độ ăn được khuyên là:

NÊN ĂN:

  • Chế độ ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, hạn chế tối đa TFA:
  • Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày)
  • Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…)
  • Uống sữa không béo
  • Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da
  • Cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần
  • Đậu và đậu Hà lan
  • Các loại hạt (số lượng hạn chế 4 – 5 lần/tuần)
  • Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng

NÊN HẠN CHẾ:

  • Mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ
  • Sữa béo (nguyên kem)
  • Lòng đỏ trứng, bơ, format béo và các đồ ăn chế biến từ chúng
  • Thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp)
  • Bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa
  • Phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách…)
  • Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, salami…
  • Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân..
  • Các bơ thực vật

Benh.vn

Bài viết Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach-2621/feed/ 0
Bệnh rối loạn lipid máu https://benh.vn/benh-roi-loan-lipid-mau-4394/ https://benh.vn/benh-roi-loan-lipid-mau-4394/#respond Thu, 19 Jul 2018 05:02:46 +0000 http://benh2.vn/benh-roi-loan-lipid-mau-4394/ Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol máu) là bệnh khá phổ biến, đặc biệt khi đời sống càng phát triển. Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu, thường được gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu.

Bài viết Bệnh rối loạn lipid máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol máu) là bệnh khá phổ biến, đặc biệt khi đời sống càng phát triển. Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu, thường được gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu.

rối loạn lipid máu

Tất cả chúng ta đều có cholesterol và triglycerid trong máu. Cholesterol tham gia thành phần cấu tạo của màng tế bào, của một số hormon và có một số các công dụng khác, còn triglycerid là nguồn năng lượng cho hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Cơ thể có cholesterol và triglycerid. Sau khi ăn chất béo (mỡ), triglycerid và cholesterol được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng acid béo và cholesterol tự do (chuyển hóa lipid ngoại sinh). Trong cơ thể các cholesterol cũng được tổng hợp tại các tế bào gan (chuyển hóa lipid nội sinh).

Vì không tan trong nước, để tuần hoàn được trong huyết tương, các lipid phải được kết hợp với các protein dưới dạng phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein. Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có 2 loại được quan tâm nhất là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C: Low Density Lipoprotein Cholesterol) là một loại cholesterol có hại và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol) là một loại cholesterol có ích.

Rối loạn lipid máu, là hậu quả của béo phì và nguy cơ tương đương với tăng huyết áp, là nguyên nhân hàng đầu của nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Ở thành phố, chúng ta ít vận động, ăn uống quá dư thừa chất đạm, chất mỡ và những đồ ăn nhanh… vì vậy, ở thành phố có nhiều người bị rối loạn lipid máu hơn ở nông thôn.

Làm thế nào để phát hiện rối loạn lipid máu?

Hầu hết những người có cholesterol máu cao đều hoàn toàn khỏe mạnh. Bạn thường không có dấu hiệu gì báo trước và cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm máu. Mẫu máu xét nghiệm thường được lấy từ máu tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Bởi vì nồng độ triglycerid máu tăng lên sau khi ăn, do vậy bạn cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm máu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có thể phát hiện được bệnh nhờ một số dấu hiệu của lắng đọng cholesterol ở dưới da hay ở vùng quanh mi mắt.

Tại sao bạn bị rối loạn lipid máu?

Nguyên nhân tăng cholesterol máu

Ăn quá nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, hầu hết các loại thức ăn rán, các loại bánh như bánh bích quy và ga tô..

Thay thế các thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa bằng các thức ăn có chứa chát béo không bão hòa đa chuỗi và đơn chuỗi sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu của bạn. Các thức ăn có chứa nhiều chất béo không bão hòa đa chuỗi bao gồm dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả và củ. Các thức ăn có chứa chất béo bão hòa đơn chuỗi bao gồm dầu ô liu, dầu lạc. Ăn nhiều thức ăn có chứa cholesterol sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu của bạn, đặc biệt nếu bạn là người có nguy cơ cao bị mắc bệnh vữa xơ động mạch và bệnh động mạch vành.

Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu

Bạn bị thừa cân (béo phì), uống nhiều rượu và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu của bạn.

Để làm giảm lượng triglycerid máu bạn cần phải hạn chế ăn các thức ăn có thứa chất béo, hạn chế uống rượu và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.

Rối loạn lipid máu thứ phát

Khoảng dưới 10% các trường hợp rối loạn lipid máu thứ phát do các nguyên nhân như:

– Đái tháo đường

– Hội chứng thận hư

– Tăng urê máu

– Suy tuyến giáp

– Bệnh gan

– Nghiện rượu

– Uống thuốc tránh thai

– Một số thuốc tim mạch như: thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazide.

Khi nào bạn cần kiểm tra lipid máu?

Điều đó phụ thuộc vào nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của bạn. Nếu điểm ước tính nguy cơ mắc bệnh động mạch vành trong vòng 10 năm của bạn < 10% là bạn có nguy cơ thấp, 10-20% là bạn có nguy cơ vừa, nếu > 10% là bạn có nguy cơ cao. Bác sĩ sẽ là người quyết định khi nào bạn nên kiểm tra lipid máu.

– Nên kiểm tra lipid máu định kỳ cho những người trên 45 tuổi.

– Kiểm tra lipid máu cho những người có tuổi trẻ hơn nếu như người đó có các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử có người ruột thịt trong gia đình bị bệnh động mạch vành, nếu người đó bị tăng huyết áp hay hút thuốc lá.

– Theo dõi định kỳ lượng lipid trong máu phụ thuộc vào tuổi của bạn, mức độ nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của bạn và do bác sỹ yêu cầu.

– Trẻ em thường không cần kiểm tra lượng lipid máu trừ khi bị bệnh đái tháo đường.

Tại sao bạn cần điều trị rối loạn lipid máu?

Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim. Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu tạo ra LDL-C là loại cholesterol có hại. Chỉ có một lượng nhỏ cholesterol tạo ra HDL-C là loại cholesterol có ích, có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh vữa xơ động mạch.

Tăng cholesterol máu là một trong những nguy cơ chính gây bệnh vữa xơ động mạch và bệnh động mạch vành. Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu như bạn có các yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, thói quen ít vận động và thừa cân (béo phì).

Phân loại mức độ

Phân loại mức triglycerid máu

Nhóm Mức      Triglycerid

Bình thường  < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)

Giới hạn cao  150-199 mg/dL (1,7-2,3 mmol/L)

Cao     200-499 mg/dL (2,3-5,7 mmo/L)

Rất cao           ≥ 500 mg/dL (5,7 mmol/L)

Phân loại mức LDL-C

Nhóm                Mức LDL-C

Bình thường  < 100 mg/dL (2,6 mmol/L)

Gần tối ưu      100-129 mg/dL (2,6-3,4 mmol/L)

Giới hạn cao  130-159 mg/dL 3,4-4,1 mmol/L)

Cao                  160-189 mg/dL (4,1-4,9 mmo/L)

Rất cao           ≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L)

Phân loại mức HDL-C

Nhóm         Mức HDL-C

Thấp   < 40 mg/dL (1,03 mmol/L)

Cao     ≥ 60 mg/dL (1,55 mmol/L)

Các biện pháp điều trị

Với bệnh nhân tăng cholesterol máu loại LDL-C cao

– Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: tăng cường vận động, ăn giảm béo, hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, khuyến khích ăn cá nước ngọt…

– Dùng thuốc: có thể dùng một trong những thuốc nhóm statin như sau (nên bắt đầu từ liều thấp). Lưu ý rằng liều này vẫn có thể tăng gấp đôi nếu không đạt hiệu quả sau 4-6 tuần điều trị.

  • Simvastatin (Zocor, Simvahexal, Vida…) 10 mg/ngày
  • Atorvastatin (Lipitor, Aztor, Atorvast) 10 mg/ngày
  • Fluvastatin (Lescol) 20mg/ngày
  • Pravastatin (Pravachol) 10mg/ngày
  • Rosuvastatin (Crestor) 5-10mg/ngày

Với bệnh nhân tăng cholesterol máu loại phối hợp tăng LDL-C và triglycerid

– Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt như đã trình bày ở trên.

– Dùng thuốc: nếu cần giảm nhanh triglycerid để tránh biến chứng: bắt đầu bằng thuốc nhóm fibrat:

  • Gemfibrozil (Lopid) 300mg/ngày (sau khi ăn tối)
  • Fenofibrat (Lipanthyl) 200 mg/ngày (sau ăn tối)

– Khi triglycerid giảm xuống dưới 5,62 mmol/L thì cho bệnh nhân dùng thuốc nhóm statin với liều lượng như trên.

– Nếu sau 4-6 tuần dùng thuốc nhóm statin hoặc fibrat mà không đạt LDL-C hoặc triglycerid mục tiêu thì có thể tăng gấp đôi liều thuốc và xét nghiệm lại sau 4-6 tuần.

Phòng bệnh

– Thực hiện chế độ ăn giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, phomats, margarin…). Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng…)

– Không ăn nhiều các thức ăn có cholesterol cao như lòng đỏ trứng, thịt có màu đỏ  (sữa, gan, bơ, phủ tạng động vật…). Ăn cá nhiều hơn ăn thịt

– Hạn chế uống rượu.

– Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm hạ lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng, ớt,…

– Ngoài chế độ dinh dưỡng nói trên, người bệnh còn cần tập thể dục đều đặn, vận động thường xuyên kiên trì (như dọn dẹp, lên xuống cầu thang, tập thể dục, chăm sóc cây cảnh…) để tránh béo phì.

Benh.vn

Bài viết Bệnh rối loạn lipid máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-roi-loan-lipid-mau-4394/feed/ 0
Dùng thuốc chữa tăng lipid máu – Cần lưu ý gì https://benh.vn/dung-thuoc-chua-tang-lipid-mau-can-luu-y-gi-2868/ https://benh.vn/dung-thuoc-chua-tang-lipid-mau-can-luu-y-gi-2868/#respond Sun, 03 Jun 2018 04:22:34 +0000 http://benh2.vn/dung-thuoc-chua-tang-lipid-mau-can-luu-y-gi-2868/ Có nhiều người bệnh điều trị ngoại trú bệnh tăng lipid máu (cholesterol cao). Sự hiểu biết về thuốc sẽ giúp người bệnh dùng đúng, tránh sai sót và đạt hiệu quả chữa bệnh cao...

Bài viết Dùng thuốc chữa tăng lipid máu – Cần lưu ý gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có nhiều người bệnh điều trị ngoại trú bệnh tăng lipid máu (cholesterol cao). Sự hiểu biết về thuốc sẽ giúp người bệnh dùng đúng, tránh sai sót và đạt hiệu quả chữa bệnh cao…

xơ vữa động mạch

Thuốc thường dùng chữa tăng lipid máu

Nhóm fibrat (lipanthyl, clofibrat)

Thuốc làm giảm cholesterol toàn phần và triglycerid. Tuy nhiên thuốc có thể gây tổn thương cơ (hay xảy ra hơn đối với người vốn bị bệnh đau cơ lan toả), có ảnh hưởng tới gan, thận nên không dùng cho người suy gan, suy thận. Chưa có thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của thuốc với thai nhi và tiết sữa nên không dùng cho người có thai, cho con bú. Khi mới dùng thuốc có thể gây buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày nhưng sau đó sẽ quen. Thuốc có thể làm tăng tỷ lệ sỏi mật.

Nhóm statin (fluvastatin, atorvastatin, pravastatin)

Thuốc kìm hãm việc sản xuất cholesterol bằng cách ức chế enzym chủ chốt HMGCoA reductase, làm giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-C (cholesterol xấu), tăng HDL-C (cholesterol tốt), giảm triglycerid, tuỳ theo biệt dược, liều dùng. Do tác dụng này mà statin được chỉ định cho người tăng cholesterol (hỗ trợ với chế độ ăn uống), cho người cần dự phòng tiên phát các biến cố mạch vành (nhằm giảm nguy cơ  nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ tử vong do tim mạch), cho người đã vữa xơ động mạch (nhằm làm chậm sự tiến triển vữa xơ, giảm nguy cơ các biến cố mạch vành). Đa số statin hấp thụ nhanh, hoàn toàn (khoảng 98%). Tuy nhiên, thuốc có thể gây tổn thương cơ (hay xảy ra hơn đối với người vốn bị bệnh đau cơ lan toả), tiêu huỷ cơ vân, có ảnh hưởng không lợi cho thận (kể cả gây suy thận thứ phát do tiêu huỷ cơ vân) và gây độc cho gan (tăng transaminase). Tuỳ theo biệt dược có thể làm gan to, gây xơ gan, gây ứ mật. Không dùng thuốc cho những người suy gan, suy thận. Có bằng chứng thuốc gây độc cho thai nhi, chưa có thông tin đầy đủ đối với việc tiết sữa vì thế không được dùng cho người nuôi con bú. Trong các độc tính nêu trên thì độc tính đối với cơ là quan trọng hơn cả, độc tính này tăng lên khi phối hợp statin với gemfibrozil và các thuốc nhóm fibrat. Do độc tính này, một biệt dược trong nhóm là cerivastatin đã được hãng Bayer cho rút khỏi thị trường.

Nhóm resin (cholestyramin, cholestipol)

Bản chất là các nhựa trao đổi ion, thuốc làm giảm lượng cholesterol toàn phần, giảm LDL-C. Tuy nhiên do bản chất của thuốc chỉ là nhựa trao đổi ion nên chỉ sau khi ngừng dùng 3-6 tháng, lượng cholesterol toàn phần và LDL-C tăng trở lại. Thuốc có thể gây táo bón, nôn, tiêu chảy nhưng tự mất đi khi quen dùng. Không dùng thuốc cho người suy thận hoặc tắc mật hoàn toàn. Thuốc ngăn cản sự hấp thu một số chất (như barbituric, aspirin, hormon tuyến giáp, vancomycin, tetracyclin), vì vậy chỉ được dùng các thuốc này trước khi dùng resin 1-2 giờ hay sau khi dùng resin 4-6 giờ. Thuốc còn làm giảm sự hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A,D,E,K) nên cần bổ sung các vitamin này. Thận trọng với người có thai, cho con bú, không dùng thuốc cho trẻ em. Không được dùng thuốc dạng khan mà phải dùng với đủ một lượng chất lỏng cần thiết.

Nhóm niacin (niaspan)

Thuốc làm giãn nở các động mạch nhỏ và mao mạch, làm giảm cholesterol máu, thường dùng phối hợp với nhóm statin.

Bài viết Dùng thuốc chữa tăng lipid máu – Cần lưu ý gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-thuoc-chua-tang-lipid-mau-can-luu-y-gi-2868/feed/ 0
Rối loạn mỡ máu và các chỉ số xét nghiệm https://benh.vn/roi-loan-mo-mau-va-cac-chi-so-xet-nghiem-2686/ https://benh.vn/roi-loan-mo-mau-va-cac-chi-so-xet-nghiem-2686/#respond Sun, 13 May 2018 04:18:59 +0000 http://benh2.vn/roi-loan-mo-mau-va-cac-chi-so-xet-nghiem-2686/ Ngày nay, cuộc sống ngày một dư giả, phương tiện đi lại ngày một đầy đủ hơn. Con người cũng trở nên lười vận động hơn vì vậy mà bệnh tật ngày càng đến sớm hơn. Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch và tử vong vì tim mạch ngày càng tăng cao. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là rối loạn mỡ máu.

Bài viết Rối loạn mỡ máu và các chỉ số xét nghiệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày nay, cuộc sống ngày một dư giả, phương tiện đi lại ngày một đầy đủ hơn. Con người cũng trở nên lười vận động hơn vì vậy mà bệnh tật ngày càng đến sớm hơn. Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch và tử vong vì tim mạch ngày càng tăng cao. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là rối loạn mỡ máu.

rối loạn mỡ máu

Vậy phải làm gì để giảm hiện tượng này?

Bệnh rối loạn mỡ máu có hai dạng: Do di truyền và do bệnh tật mang lại. Nếu là di truyền thì đó là dạng nguyên phát, nếu do bệnh tật mang lại thì đó là dạng thứ phát. Rối loạn mỡ trong máu là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ mỡ động mạch

Rối loạn mỡ máu là gì?

Chứng bệnh rối loạn mỡ máu là do một hoặc nhiều chất trong máu như cholesterol, triglycerid, lipoprotein, apoprotein, axít béo tự do và phospholipid tăng cao hơn bình thường. Trong các thành phần này thì cholesterol và triglycerid đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Cholesterol không phải là chất hoàn toàn có hại cho cơ thể. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp ta tiêu hóa thức ăn. Phần lớn cholesterol được tổng hợp từ thức ăn như óc, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, trứng gà,…chiếm 20%. 80% cholesterol còn lại được gan tổng hợp từ các chất béo bão hòa điều này lý giải tại sao những người ăn chay vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu. Nồng độ cholesterol ở mức bình thường là 110-200mg% (2,8-5,2mmol/l).

Triglycerit chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit (biến thành năng lượng).

Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein: loại có tỉ trong cao có tên là HDL, loại có tỉ trong thấp có tên là LDL, loại có tỉ trọng rất thấp có tên là VLDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol và VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu.

Cholesterol kết hợp với LDL được ký hiệu là LDL-c là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu chúng là nguyên nhân gây nên việc hình mãng xơ mỡ động mạch. Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL-c là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglyceride trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.

Vậy hiện tượng rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng lượng Cholesterol gây hại và làm giảm Cholesterol có lợi đối với cơ thể.

Các chỉ số xác định rối loạn mỡ máu

Để đánh giá tình trạng rối loạn mỡ máu bệnh nhân nên lưu ý nếu thành phần cholesterol gây hại cao nhưng thành phần có lợi cũng cao thì không đáng lo ngại nhưng nếu thành phần cholesterol gây hại cao mà thành phần bảo vệ lại thấp thì rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Bệnh nhân nên đi xét nghiệm máu thường xuyên để phát hiện kịp thời điều trị:

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL-cholesterol viết tắt là LDL – c (gây hại)
  • HDL-cholesterol viết tắt là HDL – c (có lợi)
  • Triglycerid

Các tiêu chuẩn về chỉ số

Loại mỡ trong máu Trị số bình thường Không tốt gây hại cho sức khỏe
Cholesterol toàn phần  Dưới 200 mg%  Trên 240 mg%
LDL-c  Dưới 130 mg%  Trên 160 mg%
HDL-c  Trên 45 mg%  Dưới 35 mg%
Triglycerid  Dưới 160 mg%  Trên 200 mg%

 Ths.Bs Trần Việt Hùng – BV Bạch Mai

Bài viết Rối loạn mỡ máu và các chỉ số xét nghiệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/roi-loan-mo-mau-va-cac-chi-so-xet-nghiem-2686/feed/ 0
Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu https://benh.vn/mot-so-xet-nghiem-hoa-sinh-ve-roi-loan-lipid-mau-2690/ https://benh.vn/mot-so-xet-nghiem-hoa-sinh-ve-roi-loan-lipid-mau-2690/#respond Tue, 01 May 2018 04:19:03 +0000 http://benh2.vn/mot-so-xet-nghiem-hoa-sinh-ve-roi-loan-lipid-mau-2690/ Trước kia các xét nghiệm lipid máu thường làm là định lượng lipid toàn phần, phospholipid, cholesterol (toàn phần và este). Hiện nay, xét nghiệm lipid TP và phospholipid ít được làm, lâm sàng thường quan tâm nhiều hơn là xét nghiệm cholesterol, triglycerid, các lipoprotein và apoprotein.

Bài viết Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước kia các xét nghiệm lipid máu thường làm là định lượng lipid toàn phần, phospholipid, cholesterol (toàn phần và este). Hiện nay, xét nghiệm lipid TP và phospholipid ít được làm, lâm sàng thường quan tâm nhiều hơn là xét nghiệm cholesterol, triglycerid, các lipoprotein và apoprotein.

Các xét nghiệm về lipoprotein thường làm để đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu gồm: LDL (lipoprotein có tỷ trọng thấp) và HDL (lipoprotein có tỷ trọng cao).

Các xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu nói chung và các rối loạn lipoprotein là yếu tố nguy hại lớn liên quan tới sự phát triển bệnh tim mạch (như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim).

Để phát hiện rối loạn lipid máu cần làm các xét nghiệm sau:

– Cholesterol TP.

– Triglycerid.

– LDL-C.

– HDL-C.

– Apo AI.

– Apo B.

Nếu điều kiện không cho phép thì chỉ cần làm 3 xét nghiệm sau đây: Cholesterol, triglycerid, HDL-C.

– Không bị rối loạn lipid máu nếu:

  • Cholesterol < 5,2 mmol/l.
  • Triglycerid < 2,3 mmol/l.

– Có rối loạn lipid máu nếu:

  • Cholesterol > 5,2 mmol/l và Triglycerid >2,3  mmol/l; hoặc
  • Cholesterol 5,2 – 6,7 mmol/l và HDL-C  < 0,9 mmol/l.

xơ vữa động mạch

Một bệnh rối loạn chuyển hóa lipid điển hình là bệnh xơ vữa động mạch (XVĐM).

Cholesterol toàn phần huyết tương

Bình thường: Cholesterol TP = 3,9 – 5,2 mmol/l.

– Cholesterol TP tăng trong:

  • Bệnh tăng cholesterol máu.
  • Tăng lipoprotein máu.
  • Tắc mật (sỏi mật, ung thư đường mật, xơ gan-mật, tắc mật,..).
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa glycogen (bệnh Von Gierke).
  • Hội chứng thận hư (do viêm cầu thận mạn, tắc tĩnh mạch thận, bệnh hệ thống, thoái hóa dạng bột,…).
  • Bệnh lý tuyến tụy (đái đường, viêm tụy mạn,…).
  • Phụ nữ mang thai.
  • Tác dụng phụ của thuốc (các loại steroid).

– Cholesterol TP giảm trong:

  • Huỷ hoại tế bào gan (do thuốc, hóa chất, viêm gan,…).
  • Hội chứng cường giáp.
  • Suy dinh dưỡng (suy kiệt, các bệnh ác tính giai đoạn cuối,…).
  • Thiếu máu mạn tính.
  • Điều trị bằng corticoid và ACTH.
  • Giảm b-lipoprotein.
  • Bệnh Tangier.

Triglycerid huyết tương

 Bình thường: Triglycerid < 2,3 mmol/l.

– Triglycerid tăng trong:

  • Tăng lipid máu gia đình.
  • Bệnh lý về gan.
  • Hội chứng thận hư.
  • Nhược giáp.
  • Đái đường.
  • Nghiện rượu.
  • Gout.
  • Viêm tụy.
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa glycogen.
  • Nhồi máu cơ tim cấp (tăng đến đỉnh trong 3 tuần, có thể tăng kéo dài trong 1 năm).
  • Tác dụng phụ của thuốc (liều cao estrogen, block b)

– Triglycerid giảm trong:

  • Suy dinh dưỡng.

Vì trong thành phần của các lipoprotein (LP) có cholesterol, các xét nghiệm hiện nay về các LP thường được viết như:

LDL-C: là cholesterol có trong LDL.

HDL-C: là cholesterol có trong HDL.

HDL-cholesterol (HDL-C)

HDL-C là xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần của phân đoạn lipoprotein HDL.

Vai trò quan trọng của HDL là loại bỏ cholesterol từ các tế bào nội mạc động mạch, là yếu tố bảo vệ chống bệnh tim mạch, chống xơ vữa động mạch. Lượng HDL-C càng thấp (< 0,9 mmol/l) thì khả năng bị XVĐM càng cao.

Bình thường: HDL- C > 0,9 mmol/l

– HDL-C tăng trong:

  • Tập luyện thể lực.
  • Tăng độ thanh thải của VLDL.
  • Điều trị bằng insulin.
  • Dùng estrogen.

– HDL- C giảm trong:

  • Stress và bệnh tật (nhồi máu cơ tim cấp, đột quị, phẫu thuật, chấn thương).
  • Suy kiệt.
  • Không luyện tập thể thao.
  • Béo phì.
  • Hút thuốc.
  • Đái đường.
  • Nhược giáp.
  • Bệnh lý về gan.
  • Hội chứng thận hư.
  • Tăng urê máu.
  • Tác dụng phụ của thuốc (progesteron, steroid, hạ huyết áp nhóm chẹn b).
  • Tăng triglycerid máu.
  • Giảm a-lipoprotein máu gia đình.
  • Một số bệnh di truyền (bệnh Tangier, bệnh thiếu hụt nhóm chuyển acyl giữa lecithin và cholesterol, bệnh thiếu apoprotein A-I và C-III,…).

LDL-cholesterol (LDL-C)

LDL có 25% protein là apo B; cholesterol gắn với LDL (LDL-C), nó tham gia vào sự phát triển của mảng XVĐM gây suy mạch, tắc mạch và nhồi máu.

Vai trò quan trọng của LDL là vận chuyển và phân bố cholesterol cho các tế bào của các tổ chức.

Bình thường: LDL- C < 3,9 mmol/l.

– LDL-C tăng trong:

  • Tăng cholesterol máu gia đình.
  • Đái đường.
  • Kết hợp với tăng lipid máu.
  • Nhược giáp.
  • Hội chứng thận hư.
  • Suy thận mạn.
  • Chế độ ăn nhiều cholesterol.
  • Phụ nữ mang thai.
  • U tuỷ.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Chán ăn do tâm lý, thần kinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc (estrogen, steroid, hạ huyết áp nhóm chẹn b, carpazepin).

Phần protein có trong các LP gọi là apoprotein (viết tắt là Apo), chiếm tỷ lệ khác nhau trong các lipoprotein, thấp nhất ở chylomycron và tăng dần ở VLDL-C, LDL-C, cao nhất ở HDL-C.

Trong số các Apo có Apo AI, Apo B được chú ý nhiều hơn cả vì chúng có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển HDL, LDL qua màng tế bào.

Apoprotein AI

Apo A  là phần protein chủ yếu của HDL, gồm Apo AI và Apo AII . Trong đó Apo AI chiếm chủ yếu (60- 70% phần protein của HDL).

– Có vai trò: làm giảm nồng độ chylomicron huyết tương.

– Là chất kích thích hoạt động của enzym lecithin cholesterol acyl transferase (LCAT), enzym này xúc tác phản ứng chuyển gốc acid béo của lecithin ở vị trí carbon b sang cholesterol tạo thành cholesterol este hóa.

– Là chất nhận diện cho receptor trên màng tế bào để nhận diện và vận chuyển HDL từ mọi tế bào vào gan, giúp cho việc loại bỏ cholesterol từ các tế bào nội mạc động mạch (làm giảm sự tạo thành các mảng xơ vữa thành mạch).

Định lượng Apo AI dựa theo nguyên lý sau: Apo AI có trong mẫu thử hoặc chuẩn ngư­ng kết với kháng thể kháng Apo AI có trong thuốc thử. Mức độ kết dính tỷ lệ thuận với nồng độ Apo AI có trong mẫu thử, và nồng độ Apo AI đư­ợc xác định bằng ph­ương pháp đo độ đục ở b­ước sóng 340 nm; so với chuẩn tính đ­ược kết quả.

Bình th­ường:   Nam: 1,1 – 1,7 g/l.

                        Nữ: 1,1 – 1,9 g/l.

Kỹ thuật xác định Apo AI đư­ợc làm trên máy phân tích hóa sinh tự động (ví dụ như: Autohumalyzer 900s, Hitachi 902).

Apoprotein B (Apo B)

– Apo B là phần protein của LDL, là chất nhận diện của receptor màng tế bào đối với LDL, đóng vai trò quan trọng đưa HDL từ máu vào các tế bào.

Hiện nay, các thuốc điều trị XVĐM và giảm lipid máu có tác dụng làm tăng số lượng receptor đặc hiệu với LDL (Apo B) ở màng tế bào, tức là làm tăng khả năng tiếp nhận LDL, đưa chúng từ máu vào tế bào, tránh hiện tượng ứ đọng LDL ở thành mạch.

Định l­ượng Apo B dựa theo nguyên lý sau: Apo B có trong mẫu thử hoặc chuẩn ngư­ng kết với kháng thể kháng Apo B có trong thuốc thử, mức độ kết dính tỷ lệ thuận với nồng độ Apo B có trong mẫu thử và nồng độ Apo B đ­ược xác định bằng ph­ương pháp đo độ đục ở bư­ớc sóng 340 nm; so với chuẩn tính đư­ợc kết quả.

Bình thư­ờng:   Nam: 0,6 – 1,18 g/l.

                        Nữ: 0,52 – 1,02 g/l.

Kỹ thuật xác định Apo B được làm trên các máy phân tích hóa sinh tự động.

Bệnh xơ vữa động mạch

– Khái niệm: XVĐM là tình trạng thành mạch dày lên và có lắng đọng cục bộ của lipid (cholesterol este và các lipid khác). Các lipoprotein lắng đọng, kết tụ tạo mảng vữa động mạch, làm  hẹp lòng mạch, giảm tính đàn hồi của mạch máu, suy giảm tuần hoàn, có thể dẫn đến nhồi máu.

– Bệnh hay gặp trong: Tiểu đường, thận hư, béo phì, Gout, chế độ dinh dưỡng có nhiều lipid (triglycerid, cholesterol, phospholipid..).

Bệnh XVĐM có thể có bất kỳ 1 trong các bất thường:

  • VLDL tăng (chứa chủ yếu TG) với LDL bình thường (chứa chủ yếu là cholesterol).
  • LDL tăng với VLDL bình thường.
  • Cả LDL và VLDL đều tăng (cholesterol và triglycerid).

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xơ vữa động mạch

(1) Định lượng TG huyết tương (có nhiều trong VLDL và LDL)

(2) Định lượng cholesterol TP, cholesterol este hóa:

  • Có nhiều trong các mảng xơ vữa.
  • Xơ vữa và choleserol thay đổi không song hành: có xơ vữa mà cholesterol vẫn bình thường (tỷ lệ đáng kể).

(3) Định lượng cholesterol trong HDL (HDL-C): HDL-C tỷ lệ nghịch với nguy cơ XVĐM.

(4) Định lượng apoprotein huyết tương.

  • Giảm Apo AI, tăng Apo B: chỉ số trung thành nhất để chẩn đoán XVĐM.

Có thể định lượng apoprotein bằng các phương pháp như:

– Phương pháp miễn dịch-điện tử (EIA – eletro-immuno assay)

– Phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA –radio immuno assay),

– Phương pháp enzym-miễn dịch (ELISA-enzym linked immuno sorbent assay).

– Phương pháp xét nghiệm độ đục miễn dịch (ITA= immuno- turbidimetric assay).

Dựa vào các kết quả xét nghiệm về các lipoprotein huyết tương có thể nhận biết về nguy cơ XVĐM.

 Benh.vn

Bài viết Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-xet-nghiem-hoa-sinh-ve-roi-loan-lipid-mau-2690/feed/ 0
Xử trí rối loạn lipid máu trong dự phòng tai biến mạch não (phần 5) https://benh.vn/xu-tri-roi-loan-lipid-mau-trong-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-5-3649/ https://benh.vn/xu-tri-roi-loan-lipid-mau-trong-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-5-3649/#respond Tue, 15 Aug 2017 04:40:31 +0000 http://benh2.vn/xu-tri-roi-loan-lipid-mau-trong-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-5-3649/ Ở người bình thường trên 20 tuổi cũng cần được kiểm tra thành phần lipid máu trong cơ thể ít nhất cách năm năm một lần. Khi xét nghiệm máu lúc đó sẽ phân tích các thành phần cholesterol máu toàn phần, cholesterol LDL, cho lesterol HDL và triglycerid.

Bài viết Xử trí rối loạn lipid máu trong dự phòng tai biến mạch não (phần 5) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở người bình thường trên 20 tuổi cũng cần được kiểm tra thành phần lipid máu trong cơ thể ít nhất cách năm năm một lần. Khi xét nghiệm máu lúc đó sẽ phân tích các thành phần cholesterol máu toàn phần, cholesterol LDL, cho lesterol HDL và triglycerid.

Trường hợp có rối loạn lipid máu thứ phát, phải chú ý loại trừ các nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc, lạm dụng rượu, đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư, suy thận mạn tính, bệnh gan tắc nghẽn…

Đối với rối loạn lipid máu di truyền, phải dựa trên tiền sử gia đình của bệnh nhân và định lượng cholesterol máu toàn phần thấy trên mức 300mg/mL.

Theo Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ (2004), điều trị rối loạn cholesterol cần phân biệt các nhóm nguy cơ khác nhau. Đối với các trường hợp có bệnh mạch vành hoặc tương đương nguy cơ mắc bệnh mạch vành (là bệnh mạch cảnh, bệnh mạch ngoại vi, bệnh mạch xơ vữa khác, đái tháo đường) trên 20% trong vòng 10 năm, cần đạt mức cholesterol LDL dưới 100mg/dL và cholesterol không phải HDL cần dưới mức 130mg/dL. Đối với trường hợp có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên với nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong vòng 10 năm, mức cholesterol LDL cần ở dưới mức 130mg/dL và cholesterol không phải HDL cần dưới mức 160mg/dL. Còn các trường hợp không có hoặc chỉ có một yếu tố nguy cơ, mục tiêu cholesterol LDL cần đạt là dưới mức 160mg/DL và cholesterol lDL cần đạt là dưới 190mg/dL.

Ở đây cũng cần chú ý tới “hội chứng chuyển hóa” là tập hợp các yếu tố nguy cơ chính và nổi trội làm tăng gia nguy cơ bị biến cố mạch vành hoặc mạch não ở bất kỳ mức cholesterol LDL nào. Đó là khi thấy bệnh nhân có béo bụng (vòng eo của nam trên 102cm, của nữ trên 88 cm); nồng độ triglycerid từ 150mg/dL trở lên; nồng độ cholesterol HDL thấp (dưới 40mg/dL ở nam và dưới 50mg/dL ở nữ); trị số huyết áp từ 130/85mmHg trở lên và nồng độ đường huyết lúc đói bị rối loạn ở mức 120-125mg/dL.

Trong thực hành, đối với bệnh nhân có tăng cholesterol LDL, việc điều trị đầu tay là phải thay đổi nếp sống cụ thể là chú ý tới chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, kiểm soát thể trọng và bỏ hút thuốc lá. Khi cần điều trị dược lý, tố nhất là sử dụng loại Statin.

Đối với bệnh nhân có mức cholesterol HDL thấp bao gồm: tăng triglycerid, béo phì, không hoạt động thể lực, chế độ ăn quá nhiều glucid (trên 60% lượng calo), đái tháo đường týp 2, một số thuốc (như thuốc chẹn beta, loại steroid chuyển hóa, thuốc ngừa thai có progesteron), yếu tố di truyền. Điều trị cholesterol HDL thấp, có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như: làm giảm cân nặng, luyện tập và ngừng hút thuốc. Đồng thời chú ý chế độ dinh dưỡng chứa nhiều acid béo không bão hòa chuỗi đơn, omega – 3. Khi cần dùng thuốc, có thể cân nhắc các loại Statin, Acid nicotinic, Fibrat.

Triglycerid máu bình thường dưới mức 150mg/dL; từ 240 đến 499mg/dL là giới hạn cao và từ 500mg/dL trở lên là giới hạn rất cao. Nguyên nhân gây tăng triglycerid thường liên quan đến nếp sống như: béo phì, không hoạt động thể lực, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, chế độ ăn glucid cao. Những nguyên nhân thứ phát bao gồm: đái tháo đường, suy thận mạn tính, hội chứng thận hư, bệnh Cushing, loạn dưỡng lipid, khi có thai, nhiều loại thuốc và cả di truyền. Như vậy, khi muốn điều trị tăng triglycerid, cần phải giảm cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực và điều chỉnh nếp sống. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong lâm sàng như nhóm Statin (Atorvastatin, Fluvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Rosuvastatin, Simvastatin); Acid nicotinic; chất giữ acid mật (Colesevelam, cholestyramin); các dẫn xuất acid fibric (Gemfibrizil, Fenofibrat, Clofibrat); các chất ức chế hấp thu cho cholesterol (Ezetimib).

Benh.vn (Gs. Lê Đức Hinh – BV Bạch Mai)

Mời đón xem tiếp Phần 6 …

Bài viết Xử trí rối loạn lipid máu trong dự phòng tai biến mạch não (phần 5) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xu-tri-roi-loan-lipid-mau-trong-du-phong-tai-bien-mach-nao-phan-5-3649/feed/ 0