Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 Jul 2023 04:49:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Co giật ở trẻ em nguyên nhân bệnh và xử trí https://benh.vn/co-giat-o-tre-em-nguyen-nhan-benh-va-xu-tri-4941/ https://benh.vn/co-giat-o-tre-em-nguyen-nhan-benh-va-xu-tri-4941/#respond Mon, 24 Jul 2023 08:00:40 +0000 http://benh2.vn/co-giat-o-tre-em-nguyen-nhan-benh-va-xu-tri-4941/ Co giật xảy ra ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều nguyên nhân gây co giật cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Vây co giật ở trẻ em có thể do nguyên nhân gì và cần xử trí như thế nào?

Bài viết Co giật ở trẻ em nguyên nhân bệnh và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Co giật là một trong những rối loạn thần kinh hay gặp ở trẻ em, có từ 4-10% trẻ có co giật trong vòng 16 năm tuổi đầu. Tỷ lệ mắc cao nhất ở lứa tuổi < 3 tuổi và giảm dần khi trẻ lớn hơn.

Co giật được định nghĩa là trạng thái rối loạn tạm thời về mặt ý thức, hành vi, vận động, cảm giác do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của một nhóm neuron thần kinh.

co-giat-o-tre-em

Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây co giật ở trẻ em, phân thành các nhóm sau.

Nguyên nhân nhiễm trùng gây co giật ở trẻ em

  • Áp xe não.
  • Viêm não.
  • Sốt cao co giật.
  • Viêm màng não.
  • Nhiễm ký sinh trùng trong não.

Các bệnh tâm – thần kinh gây co giật ở trẻ em

  • Sang chấn lúc sinh.
  • Dị tật bẩm sinh hệ thần kinh.
  • Bệnh thoái hoá não.
  • Thiếu oxy não cục bộ.

Rối loạn chuyển hoá gây co giật ở trẻ em

  • Tăng CO2 máu.
  • Hạ calci máu; hạ đường máu; hạ magne máu.
  • Thiếu oxy máu.
  • Bất thường chuyển hoá bẩm sinh.
  • Thiếu pyridoxine.

Chấn thương hay bất thường mạch máu gây co giật ở trẻ em

  • Tai biến mạch máu não.
  • Xâm hại trẻ em gây chấn thương não.
  • Chấn thương sọ não.
  • Xuất huyết nội sọ.

Ngộ độc gây co giật ở trẻ em

  • Ngộ độc rượu, thuốc chống dị ứng, thuốc gây nghiện.
  • Ngộ độc chì, khí CO.
  • Ngộ độc các thuốc chống trầm cảm.

Các nguyên nhân khác gây co giật ở trẻ em

  • Động kinh
  • Sang chấn sản khoa
  • Khối choán chỗ

Đánh giá trẻ co giật

Co giật ở trẻ em thường có đặc điểm

  • Co giật lan toả, thường là giật cơ.
  • Nhiều khi co giật không điển hình, cơn ngắn.
  • Trẻ < 3 tuổi thường gặp sốt cao co giật.

Thăm khám trẻ cần khai thác:

  • Tính chất co giật: lan toả hay cục bộ, thời gian co giật, bao nhiêu cơn co giật trước khi đến viện và nhiệt độ của trẻ khi xuất hiện co giật; ý thức của trẻ khi có cơn giật.
  • Tiền sử trước đó trẻ có co giật chưa, có giật những lần trước có liên quan đến sốt, bệnh lý gì khác không.
  • Trước và sau cơn giật tinh thần trẻ tỉnh táo hay li bì.
  • Trẻ có nôn, trẻ lớn có kêu đau đầu không để định hướng loại trừ các bệnh nhiễm trùng thần kinh, khối choán chỗ….
  • Thăm khám các triệu chứng thần kinh đi kèm: có giảm vận động, các phản xạ bất thường.
  • Các bệnh lý khác đi kèm theo trước khi co giật, tiền sử chấn thương, tình trạng thiếu máu đột ngột (xuất huyết não).
  • Tình trạng sử dụng thuốc hoặc uống nhầm thuốc để tìm căn nguyên do ngộ độc
  • Thăm khám trẻ để tìm nguyên nhân gây sốt – khi nghĩ đến co giật do sốt cao: bệnh tai mũi họng (viêm họng cấp, viêm amidan, viêm tai giữa…), sốt virus, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá (ỉa phân nhầy máu mũi….)…..

Sử dụng các xét nghiệm cận lâm sàng để khẳng định chẩn đoán: chọc dich não tuỷ khi nghi ngờ viêm não- màng não; chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc cộng hưởng từ để tìm bệnh lý thần kinh; xét nghiệm máu, nước tiểu để tìm căn nguyên nhiễm trùng, rối loạn điện giải, ngộ độc; làm điện não đồ….

Xử trí khi trẻ co giật

  • Đưa trẻ ra khỏi nơi nguy hiểm, tránh những nguy cơ có thể gây tổn thương cho trẻ.
  • Không cố gắng mở miệng trẻ cũng như cố gắng cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ có sốt cao ≥ 38o5 (Acetaminophen 10-15 mg/kg/lần).
  • Để trẻ nằm xuống và nghiêng sang 1 bên ngay khi có thể và duy trì đường thở cho trẻ không bị tắc nghẽn.
  • Đưa trẻ đi cấp cứu bệnh viện để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị; phòng ngừa các cơn giật tiếp theo của trẻ để tránh tình trạng co giật kéo dài, liên tiếp sẽ không tốt cho trẻ.

Chú ý:

  • Sốt cao co giật chiếm 5% trẻ ở lứa tuổi 5 tháng – 5 tuổi và tiên lượng thường không ảnh hưởng gì đến phát triển của trẻ.
  • Luôn phải kiểm tra đường máu cũng như hạ calci máu là những nguyên nhân hay gặp tiếp theo để điều trị nguyên nhân.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV bạch Mai.

Bài viết Co giật ở trẻ em nguyên nhân bệnh và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-giat-o-tre-em-nguyen-nhan-benh-va-xu-tri-4941/feed/ 0
Những điều cần biết về dự phòng các bệnh rối loạn tâm thần https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-du-phong-cac-benh-roi-loan-tam-than-5020/ https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-du-phong-cac-benh-roi-loan-tam-than-5020/#respond Sat, 25 Feb 2023 05:15:19 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-du-phong-cac-benh-roi-loan-tam-than-5020/ Sức khoẻ tâm thần được định nghĩa là trạng thái không chỉ không có các rối loạn và dị tật tâm thần mà còn là trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm thần cần phải có chất lượng sống tốt, có được sự cân bằng, hoà hợp giữa cá nhân, người thân và môi trường xã hội.

Bài viết Những điều cần biết về dự phòng các bệnh rối loạn tâm thần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sức khoẻ tâm thần được định nghĩa là trạng thái không chỉ không có các rối loạn và dị tật tâm thần mà còn là trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm thần cần phải có chất lượng sống tốt, có được sự cân bằng, hoà hợp giữa cá nhân, người thân và môi trường xã hội. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện đại, mọi người sẽ không tránh khỏi những lưu ý quan trọng để dự phòng các bệnh rối loạn tâm thần, vốn dĩ ngày càng trở nên phổ biến.

Nguyên nhân rối loạn tâm thần

Hoạt động tâm thần là hoạt động phản ánh thực tại trên cơ sở vật chất là bộ não. Cơ thể con người là một khối thống nhất, hoạt động tâm thần có thể ảnh hưởng đến cơ thể và ngược lại bệnh cơ thể cũng ảnh hưởng đến não. Hoạt động đời sống con người có ảnh hưởng của các yếu tố môi trường – tâm lý – xã hội.

Phương pháp tâm sinh lý xã hội cho rằng những rối loạn tâm thần trên lâm sàng là do những tác động qua lại liên tục của những yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý. Dưới đây là những yếu tố gây bệnh quan trọng nhất trong các lĩnh vực sinh học, tâm lý và xã hội. Việc dự phòng và tăng cường sức khoẻ tâm thần cũng được xây dựng trên cơ sở hiểu biết về các lĩnh vực này.

Yếu tố sinh học gây rối loạn tâm thần

Gen

Gen đóng vai trò trung tâm trong việc xác định nguy cơ bị các rối loạn tâm thần có và không có loạn thần. Đã có một số gen được xem là có vai trò trong loạn thần. Sự tương tác giữa gen và môi trường có thể được nhận thấy qua những nghiên cứu các biểu hiện bệnh ở những cặp sinh đôi. Những kết luận rút ra từ những nghiên cứu sinh đôi cũng nhấn mạnh sự phát hiện và can thiệp sớm có thể hy vọng làm giảm cả tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh.

Biến đổi cấu trúc não

Sự bùng nổ những tiến bộ của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) và cộng hưởng từ giúp chúng ta có những hiểu biết đáng chú ý về cấu trúc não. Ví dụ, bệnh nhân tâm thần phân liệt có giãn não thất và giảm tỷ trọng ở thuỳ trán. Biến đổi cấu trúc não còn giúp phân biệt những suy giảm nhận thức ở các nguyên nhân khác nhau như bệnh Alzheimer hay bệnh mạch máu.

Biến đổi chức năng não

Những phương pháp ghi hình thần kinh chức năng như chụp cắt lớp vi tính, phóng thích photon đơn (SPECT) và ghi hình cộng hưởng từ chức năng (FMRI) cho những thông tin đặc hiệu hơn qua nghiên cứu về mức độ hoạt động ở những vùng não khác nhau. Hình ảnh không cho biết nguyên nhân của bệnh nhưng hướng chúng ta đến những vùng não đặc biệt cho những nghiên cứu sau này.

Yếu tố nội khoa gây rối loạn tâm thần

Bệnh lý não và những cơ quan có ảnh hưởng gián tiếp lên não có thể gây rối loạn tâm thần. Ngoài ra, thuốc kê đơn hoặc một số thuốc khác cũng có ảnh hưởng lên não và cũng gây rối loạn tâm thần.

Bệnh lý não

Các chấn thương sọ não, các bệnh lý mạch máu, nhiễm trùng – nhiễm độc thần kinh, bệnh thoái triển não đều có thể gây ra những biến đổi về ý thức, nhận thức, cảm xúc và hành vi và cả những triệu chứng loạn thần. Các triệu chứng này nhiều khi còn xuất hiện trước và che mờ các triệu chứng thực tổn não.

Các bệnh lý nội khoa có ảnh hưởng lên não

Một số rối loạn nội tiết có thể gây ra rối loạn tâm thần. Nhiễm độc giáp có thể gây lo âu. Bệnh hệ thống có ảnh hưởng đến não do nhiều cơ chế như giảm cung cấp máu,… Các bệnh tim mạch, rối loạn chức năng thận, …

Những thuốc có ảnh hưởng lên não

Nhiều loại chất và thuốc khi sử dụng có thể gây ra những triệu chứng tâm thần cấp, mạn và di chứng. Những chất gây phụ thuộc điển hình như rượu, chất gây ảo giác, … có thể gây triệu chứng loạn thần. Thuốc điều trị gây rối loạn tâm thần thường gặp như corticoid, L-dopa, …

Yếu tố tâm lý gây rối loạn tâm thần

Khái niệm về stress bao gồm 2 khía cạnh:

Tình huống stress (sang chấn tâm thần)

Bao gồm tất cả những sự việc, những hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong các mối liên quan phức tạp giữa người và người tác động vào tâm thần, gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực: sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, tức giận, ghen tuông, thất vọng… Stress trở nên bệnh lý khi tình huống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt khả năng chịu đựng của đối tượng gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là các rối loạn liên quan stress.

Sự tác động hàng ngày

Hàng ngày, hàng giờ mỗi cá thể trong xã hội phải chịu tác động của nhiều loại stress như điều kiện sống khó khăn, làm việc quá tải và căng thẳng, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình… Tuy nhiên, stress có gây bệnh hay không còn phụ thuộc nhiều nhân tố phức tạp. Thành phần gây bệnh của stress là ý nghĩa thông tin chứ không phải là cường độ của stress. Những stress gây xung đột nội tâm, làm cho cá nhân không tìm được lối thoát thường gây bệnh. Sức chống đỡ của nhân cách có ý nghĩa quan trọng.

Các bệnh nhân có các nét nhân cách cảm xúc không ổn định, lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn thương. Cùng một tình huống stress, tuỳ theo phương thức phản ứng của đối tượng mà có thể biểu hiện bệnh lý khác nhau: lo âu, trầm cảm, khó thở, rối loạn tiêu hoá, cao huyết áp…

Môi trường và nhân cách tác động qua lại, cảm ứng lẫn nhau rất mật thiết, khi cảm ứng những nét tiêu cực có thể gây ra trạng thái bệnh lý tập thể, khi cảm ứng những nét tích cực thì mỗi nhân cách trong tập thể lại được tăng thêm sức mạnh để chống đỡ stress. Cơ thể khoẻ mạnh hỗ trợ tốt cho nhân cách chống đỡ với stress.

Yếu tố xã hội gây rối loạn tâm thần

Tình trạng kinh tế xã hội

Một người thất nghiệp không chỉ bị áp lực về tài chính mà còn dễ mất lòng tin. Đã có những báo cáo về mối liên quan giữa thất nghiệp và bệnh lý tâm thần.

Tuổi và giới

Phụ nữ có tỷ lệ trầm cảm và lo âu cao hơn nam giới. Ngược lại, nam giới lại dễ bị lạm dụng chất gây nghiện và rối loạn nhân cách chống đối xã hội hơn nữ. Nhiều bệnh lý tâm thần có đặc trưng về tuổi khởi phát. Trầm cảm thường khởi phát sau tuổi dậy thì. Rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt hầu như không gặp ở trẻ em, lứa tuổi thường gặp nhất là 15-25.

Cấu trúc xã hội

Những cấu trúc xã hội hỗ trợ, đặc biệt gia đình, là yếu tố quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng. Những cấu trúc xã hội này, ngoài gia đình và bạn bè còn gồm nhiều cấu trúc khác bao gồm cả những tổ chức tôn giáo. Những người bị rối loạn tâm thần thường ít có những quan hệ xã hội hơn là những người cùng trang lứa.

Những sự kiện trong đời sống

Trong khi những yếu tố xã hội như đã nói ở trên có ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng thì những sự kiện có tác động lên một cá nhân có tính đặcthù cao hơn. Những ảnh hưởng thực sự của bất kỳ một sự kiện nào không những phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, vào thời gian tác động của sự kiện đó mà còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của xã hội và những yếu tố khác của từng cá nhân.

Những thảm hoạ chiến tranh và thiên tai có thể dẫn đến những cơn hồi tưởng nhanh lặp đi lặp lại hoặc những hình thức rối loạn tâm thần khác thường chỉ xảy ra ở một số người nào đó mà thôi. Những sự kiện trước đó góp phần vào bệnh cảnh thường là những sự mất mát trong quan hệ cá nhân và cần phải có sự điều chỉnh của xã hội.

Dự phòng bệnh rối loạn tâm thần

Để dự phòng bệnh rối loạn tâm thần, mọi người có thể áp dụng nhiều biện pháp kể sau đây.

Những biện pháp phòng bệnh rối loạn tâm thần tuyệt đối

Đó là những biện pháp nhằm loại trừ các nguyên nhân chính, bảo vệ những người lành mạnh khỏi bị rối loạn tâm thần.

Các biện pháp chủ yếu như:

1) Chống các bệnh nhiễm khuẩn thần kinh nguyên phát và thứ phát, đặc biệt các bệnh nhiễm khuẩn dễ lan truyền rộng như HIV, lao, sốt rét, …; Chống các bệnh nhiễm độc thần kinh và chấn thương sọ não như nhiễm độc rượu, ma tuý, …;

2) Tích cực bảo vệ bà mẹ và trẻ em để mỗi em bé ra đời đều hoàn toàn khoẻ mạnh về mặt thần kinh và tâm thần. Tránh cho bà mẹ khi có thai những sang chấn cơ thể và tâm thần, tích cực chữa những bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, …;

3) Rèn luyện nhân cách, tổ chức xã hội và gia đình chống các stress.

Những biện pháp phòng bệnh rối loạn tâm thần tương đối

Đó là những biện pháp áp dụng cho những người đã chịu tác dụng xấu của môi trường, cho những trẻ em bị tổn thương thần kinh trong bào thai hay có yếu tố di truyền và đề phòng tái phát cho những bệnh nhân tâm thần đã thuyên giảm.

Các biện pháp bao gồm:

1) Tổ chức theo dõi những trẻ bị nhiễm khuẩn trong những năm đầu sau khi đẻ, những trẻ có bố mẹ bà con gần bị rối loạn tâm thần, …;

2) Tổ chức lớp học riêng cho những trẻ chậm phát triển về tâm thần hay có rối loạn tính cách, tác phong;

3) Chẩn đoán sớm các rối loạn tâm thần để can thiệp sớm ngay trong giai đoạn bệnh đang còn dễ khỏi, ít hoặc chưa có triệu chứng âm tính;

4) Chú ý theo dõi và hỗ trợ chặt chẽ, hỗ trợ tâm thần cho những người bị bệnh não, sang chấn sọ não, …  và người ít nhiều có tổn thương hệ thần kinh trung ương;

5) Đối với những bệnh nhân tâm thần đã khỏi hay thuyên giảm, cần tiếp tục điều trị củng cố và theo dõi lâu dài. Nghiên cứu chế độ lao động và hình thức lao động thích hợp cho từng loại bệnh nhân, chữa các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc mới phát sinh, giúp đỡ giải quyết những sang chấn tâm thần trong cuộc sống, ….

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Những điều cần biết về dự phòng các bệnh rối loạn tâm thần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-du-phong-cac-benh-roi-loan-tam-than-5020/feed/ 0
Có thể thay thế dây thần kinh trong não người bằng nơron nhân tạo https://benh.vn/co-the-thay-the-day-than-kinh-trong-nao-nguoi-bang-noron-nhan-tao-7303/ https://benh.vn/co-the-thay-the-day-than-kinh-trong-nao-nguoi-bang-noron-nhan-tao-7303/#respond Tue, 22 Aug 2017 06:18:33 +0000 http://benh2.vn/co-the-thay-the-day-than-kinh-trong-nao-nguoi-bang-noron-nhan-tao-7303/ Với sự phát triển vượt bậc của y học, các phát minh mới liên tục ra đời đã thu hẹp khoảng cách những căn bệnh thế kỷ không có phương pháp đặc trị... Đặc biệt, mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển đã chế tạo ra một loại nơron có thể thay thế dây thần kinh trong não người. Qua đó mở ra hy vọng cho những bệnh nhân mắc các căn bệnh rối loạn thần kinh...

Bài viết Có thể thay thế dây thần kinh trong não người bằng nơron nhân tạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Với sự phát triển vượt bậc của y học, các phát minh mới liên tục ra đời đã thu hẹp khoảng cách những căn bệnh thế kỷ không có phương pháp đặc trị… Đặc biệt, mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển đã chế tạo ra một loại nơron có thể thay thế dây thần kinh trong não người. Qua đó mở ra hy vọng cho những bệnh nhân mắc các căn bệnh rối loạn thần kinh…

Các nhà khoa học Thụy Điển phát triển thành công một loại nơron nhân tạo có khả năng dẫn truyền xung thần kinh tương tự như nơron trong não người, mở ra hướng mới điều trị các bệnh rối loạn thần kinh. Công bố nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp chí Biosensor và Bioelectronics vào ngày 22/4 vừa qua.

Phương pháp cổ điển điều trị bệnh rối loạn thần kinh

Tế bào thần kinh (nơron) có cấu tạo hết sức tinh vi để truyền dẫn xung thần kinh. Bằng cách dùng chất dẫn truyền thần kinh có sẵn trong tế bào, lượng thông tin mà các nơron này truyền đi lên đến 1.000 tỷ bit mỗi giây.

Bệnh rối loạn thần kinh được điều trị bằng xung điện hoặc một số loại thuốc riêng

Khi mắc bệnh rối loạn thần kinh, nơron của người bệnh sẽ không thể truyền thông tin một cách bình thường. Để đối phó với loại bệnh này, các bác sỹ thường sử dụng xung điện hoặc một số loại thuốc để đảm bảo việc truyền xung thần kinh. Tuy nhiên, hai phương pháp này chỉ có hiệu quả tương đối trong một vài trường hợp.

Cách thức hoạt động và kết quả kiểm tra khả năng của nơron nhân tạo

Đối với nơron nhân tạo, cách thức hoạt động của chúng cũng giống như nơron bình thường. Khi có tín hiệu hóa học, nó tiếp nhận, chuyển thành xung thần kinh rồi truyền cho nơron khác, đồng thời tiết ra chất dẫn truyền thần kinh.

Để kiểm tra khả năng của nơron nhân tạo, các nhà nghiên cứu đã đặt một đầu của mẫu nơron vào một chất tương tự như chất dẫn truyền thần kinh mà nơron có thể tiếp nhận được. Sau đó họ kiểm tra xem có bao nhiêu tín hiệu hóa học được tạo ra ở đầu kia của nơron qua một màn hình theo dõi sự biến thiên xung điện hóa học bên trong nơron nhân tạo.

Nơron nhân tạo khắc phục được tình trạng rối loạn truyền tín hiệu thần kinh

Với những thành công trên, các nhà nghiên cứu hy vọng nơron nhân tạo sẽ khắc phục được tình trạng rối loạn hoặc suy giảm truyền tín hiệu thần kinh gây ra bởi bệnh tật hoặc chấn thương.

Điểm yếu cần khắc phục

Hiện tại, kích thước của nơron nhân tạo khá lớn, dài cỡ một đầu ngón tay và được làm từ một loại polyme hữu cơ có khả năng dẫn điện sinh học. Tuy nhiên, để phù hợp hơn, trong tương lai, các nhà nghiên cứu sẽ tìm giải pháp giảm kích thước của nơron nhân tạo đến mức có thể cấy ghép vào não bộ của con người.

Việc sử dụng nơron nhân tạo thay thế dây thần kinh trong não người là một tin vui cho người bệnh. Thực tế trên giúp cho việc điều trị trở nên hiệu quả hơn. Qua đó giúp con người nâng cao tuổi thọ và sống thật sự vui, khỏe, có ích.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Có thể thay thế dây thần kinh trong não người bằng nơron nhân tạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-the-thay-the-day-than-kinh-trong-nao-nguoi-bang-noron-nhan-tao-7303/feed/ 0
10% dân số Việt Nam bị rối nhiễu tâm trí: con số đáng báo động https://benh.vn/10-dan-so-viet-nam-bi-roi-nhieu-tam-tri-con-so-dang-bao-dong-7549/ https://benh.vn/10-dan-so-viet-nam-bi-roi-nhieu-tam-tri-con-so-dang-bao-dong-7549/#respond Fri, 23 Jun 2017 06:23:22 +0000 http://benh2.vn/10-dan-so-viet-nam-bi-roi-nhieu-tam-tri-con-so-dang-bao-dong-7549/ Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 200.000 người mắc bệnh tâm thần nặng đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và 31 trung tâm bảo trợ xã hội đang chăm sóc và phục hồi chức năng cho những người bị mắc căn bệnh này...

Bài viết 10% dân số Việt Nam bị rối nhiễu tâm trí: con số đáng báo động đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 200.000 người mắc bệnh tâm thần nặng đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và 31 trung tâm bảo trợ xã hội đang chăm sóc và phục hồi chức năng cho những người bị mắc căn bệnh này…

Tìm hiểu về bệnh rối nhiễu tâm trí

Bệnh rối nhiễu tâm trí biểu hiện sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, thể hiện dưới dạng các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi không có nguyên nhân rõ ràng, chán ăn, học tập sút kém, làm việc rất khó tập trung, cáu giận vô cớ hoặc lo lắng quá mức.

Người bị bệnh rối nhiễu tâm trí thường không được phát hiện kịp thời, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian sau sinh.

Giai đoạn đầu bệnh thường bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh thực thể khác hoặc bị bỏ qua. Không được phát hiện, vòng xoắn rối nhiễu nặng dần lên, các triệu chứng trên trở nên rõ rệt và thường xuyên hơn, tác động rõ rệt đến sinh hoạt, học tập, làm việc và nảy sinh các bệnh thực thể khác.

Nếu tiếp tục không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể rơi vào trạng thái cô đơn, dần xa lánh bạn bè, người thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, có hành động hủy hoại thân thể hoặc toan tính tự tử. Đến lúc này việc khám để chẩn đoán bệnh đã quá rõ ràng nhưng việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.

Nguyên nhân gây bệnh rối nhiễu tâm trí

Bệnh rối nhiễu tâm trí do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó phải kể đến áp lực trong cuộc sống, mưu sinh, những thay đổi về lối sống, sự phát triển kinh tế, thiên tai, ô nhiễm môi trường và sự hạn chế của hệ thống dịch vụ công tác xã hội nên số người bị rối nhiễu tâm trí, người bị tâm thần gia tăng.

Bệnh nhân bị rối nhiễu tâm trí được điều trị tại trung tâm bảo trợ xã hội

Tính đến năm 2020, số người rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước tính khoảng 10% dân số, trong đó có 2,5% bị tâm thần nặng thuộc diện bảo trợ xã hội.

Thực trạng và chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần

Theo con số thống kê cho thấy số lượng người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam khá lớn, ước tính chiếm khoảng 10% dân số, tương đương gần 9 triệu người. Trong đó, người tâm thần nặng ước tính khoảng 200.000 người, trong đó số người có hành vi nguy hiểm cho gia đình, cộng đồng khoảng 154.000 người.

Tuy nhiên việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễn tâm trí còn gặp khó khăn do mạng lưới các cơ sở thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Đặc biệt, các cơ sở bảo trợ xã hội thiếu các dịch vụ tư vấn, trợ giúp các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, trong bối cảnh, số lượng người rối nhiễu tâm trí ngày càng gia tăng thì việc phát triển hệ thống, dịch vụ trợ giúp xã hội ngày càng cần thiết.

Trước thực tế trên, Bộ Y tế đã tiến hành xây dựng chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2015-2020, qua đó Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang xây dựng đề án phát triển mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí.

Được biết, chiến lược này đặt mục tiêu đến năm 2020, sẽcó 50 cơ sở phục hồi chức năng, chăm sóc chuyên biệt và cung cấp dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết 10% dân số Việt Nam bị rối nhiễu tâm trí: con số đáng báo động đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/10-dan-so-viet-nam-bi-roi-nhieu-tam-tri-con-so-dang-bao-dong-7549/feed/ 0