Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 27 Aug 2023 09:18:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc mẹ nên biết https://benh.vn/rom-say-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-cham-soc-me-nen-biet-84397/ https://benh.vn/rom-say-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-cham-soc-me-nen-biet-84397/#respond Sun, 27 Aug 2023 09:18:04 +0000 https://benh.vn/?p=84397 Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm, nóng bức. Điều này khiến cho bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc. Vậy có cách nào để chăm sóc cho bé bị rôm sảy? Bố mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây của benh.vn để có biện pháp […]

Bài viết Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc mẹ nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm, nóng bức. Điều này khiến cho bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc. Vậy có cách nào để chăm sóc cho bé bị rôm sảy? Bố mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây của benh.vn để có biện pháp chăm sóc đúng cách và hiệu quả.

rom-say-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-cham-soc-me-nen-biet-1
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc

Hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy là bệnh ngoài da do tình trạng tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn khiến gây ra sự ứ đọng. Việc này khiến cho làn da nhạy cảm của bé bị viêm, nổi các sẩn nhỏ màu hồng ở trên da. Tuy rôm sảy không gây ra đau nhưng khiến cho trẻ ngứa ngáy và khó chịu. 

Nguyên nhân bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh chưa được rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố quan trọng thúc đẩy tình trạng bệnh này:

  • Trẻ sơ sinh có các ống dẫn, tuyến mồ hôi chưa được hoàn chỉnh, đặc biệt là ở những trẻ phải nằm trong lồng ấp.
  • Thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là mùa hè ở nước ta là tác nhân kích thích khiến cho cơ thể của bé tiết nhiều mồ hôi. Việc tuyến mồ hôi hoạt động quá mức như vậy là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng rôm sảy.
  • Trẻ nằm quá lâu trên giường hoặc mặc nhiều quần áo, quấn tã quá chặt cũng khiến cho làn da của bé bị bí tắc, xuất hiện tình trạng rôm sảy.
rom-say-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-cham-soc-me-nen-biet-2
Nguyên nhân bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Các loại rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Dựa vào độ sâu và hình dạng, biểu hiện của các vết rôm sảy mà chia chúng thành các dạng dưới đây:

  • Rôm sảy ở dạng tinh thể: Đây là thể nhẹ nhất của rôm sảy, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Do mới ảnh hưởng tới các tuyến mồ hôi ở lớp trên cùng vì vậy các triệu chứng xuất hiện thường là bóng nước, mụn nước dễ vỡ.
  • Rôm sảy gai (rôm sảy đỏ): Đây là trường hợp hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra ở sâu trong da. Các dấu hiệu đặc trưng thường là các sẩn đỏ, ngứa, khiến cho bé có cảm giác như kiến cắn.
  • Rôm sảy sâu: Đây là tình trạng với các tổn thương nặng nhất, các tuyến mồ hôi bị ảnh hưởng nặng khiến cho trẻ bị rôm sảy kéo dài. Tuy nhiên dạng này thường ít gặp ở trẻ.
rom-say-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-cham-soc-me-nen-biet-3
Các loại rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Cách nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số đặc điểm mẹ có thể nhận ra khi bé mắc phải rôm sảy:

  • Mụn nước mọc thành các đám trên nền da bị mẩn đỏ.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu, bứt dứt.
  • Trẻ cảm thấy ngứa nên thường gãi và gây ra các vết xước trên da. Điều này có thể khiến cho các vết mụn mủ, mụn viêm hình thành. 
  • Các triệu chứng rôm sảy thường xuất hiện ở những nơi có nhiều tuyến mồ hôi như cổ, trán, vai, lưng, ngực.

Do có nhiều dấu hiệu tương tự các bệnh ngoài da khác như sốt phát ban, dị ứng,… nên mẹ cần quan sát và chú ý bé kỹ hơn để có biện pháp xử lý đúng đắn.

rom-say-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-cham-soc-me-nen-biet-4
Cách nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao

Khi rôm sảy trẻ sơ sinh được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách thì có thể khỏi nhanh chóng sau vài ngày. Bố mẹ nên lưu ý thực hiện một số biện pháp dưới đây để tình trạng rôm sảy của bé nhanh cải thiện:

  • Khi trẻ đang bị đổ nhiều mồ hôi, không nên thoa phấn rôm lên da bé do có thể khiến cho tình trạng bít tắc lỗ chân lông khiến cho tuyến mồ hôi bị ảnh hưởng nặng hơn.
  • Hạn chế tình trạng mặc quần áo quá dày cho bé hoặc quấn tã quá chặt làm cho mồ hôi tiết ra không thể thoát được làm cho da bé bị viêm nhiễm nặng hơn.
  • Vệ sinh da đúng cách: Dùng nước ấm và bông gòn mềm để rửa sạch vùng da bị rôm sảy. Sau đó, hãy lau khô vùng da hoàn toàn bằng cách sử dụng khăn lông mềm thấm nước. Đảm bảo vùng da luôn khô ráo và sạch sẽ để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
  • Chọn một loại kem chống rôm phù hợp cho trẻ sơ sinh và thoa một lượng nhỏ lên vùng da bị rôm sảy. Kem chống rôm giúp bảo vệ da khỏi sự ma sát và tạo một lớp bảo vệ cho da. Có thể sử dụng kem bôi da Nano bạc chuẩn hoá PlasmaKare No5 để thoa khi bé bị rôm sảy. Với phức hệ Nano bạc TSN cùng các chiết xuất dược liệu an toàn lành tính giúp làn da của bé nhanh chóng được phục hồi, giảm các cơn ngứa ngáy do rôm sảy gây ra.
  • Đảm bảo thay tã cho trẻ thường xuyên, đặc biệt khi tã ướt hoặc bẩn. Sử dụng tã lót thoáng khí và có khả năng thấm hút tốt để giảm độ ẩm và tạo điều kiện cho da khô nhanh chóng.
  • Lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ, an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, đặc biệt khi bé đang mắc rôm sảy.
  • Hạn chế sử dụng bột talc, xà phòng có mùi và các sản phẩm chứa chất kích ứng khác trên da của trẻ sơ sinh. Chọn các sản phẩm vệ sinh nhẹ nhàng và không gây kích ứng cho da của trẻ.
  • Để trẻ sơ sinh nằm ở nơi có môi trường thoáng khí, có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để giảm mồ hôi và hỗ trợ quá trình hồi phục da.
  • Cắt móng tay của trẻ, đeo bao tay để tránh tình trạng bé gãi khi ngứa gây ra các vết xước trên da.

Việc sử dụng thuốc điều trị cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh khiến cho da của trẻ bị viêm nhiễm nặng lên hoặc gây ra các tác dụng không mong muốn.

rom-say-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-cham-soc-me-nen-biet-5
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao

Khi nào cần đưa trẻ bị rôm sảy đi khám 

Thông thường rôm sảy ở trẻ sơ sinh sẽ khỏi sau vài ngày chăm sóc tại nhà, tuy nhiên nếu trẻ gặp phải các dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ cần cho bé đi khám:

  • Trẻ thường xuyên gãi, quấy khóc làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Mụn mủ xuất hiện trên da, khi vỡ chảy mủ.
  • Vùng da xung quanh bị sưng đỏ, nóng.
  • Bé bị sốt.
  • Tình trạng rôm sảy kéo dài hoặc thường xuyên tái phát.

Phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa rôm sảy trẻ sơ sinh, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Mặc quần áo mềm mại, dễ thấm mồ hôi, thoáng mát cho con.
  • Tránh tình trạng mặc quá nhiều quần áo, hoặc đồ bó sát, quấn khăn quá kỹ.
  • Khi thời tiết nóng bức, để bé ngủ ở nơi thoáng khí, có thể sử dụng điều hoà hoặc quạt thông gió tạo môi trường mát mẻ cho bé.
  • Tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn cho da.
  • Giữ da bé luôn được thông thoáng, tránh bôi quá nhiều các loại phấn lên da gây bít tắc lỗ chân lông.
rom-say-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-cham-soc-me-nen-biet-6
Phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần quan tâm hơn trong chăm sóc bé hàng ngày để hạn chế tình trạng viêm da ở trẻ.

Bài viết Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc mẹ nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/rom-say-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-cham-soc-me-nen-biet-84397/feed/ 0
Các bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho trẻ https://benh.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tri-rom-say-cho-tre-5366/ https://benh.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tri-rom-say-cho-tre-5366/#respond Wed, 22 Sep 2021 05:22:29 +0000 http://benh2.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tri-rom-say-cho-tre-5366/ Mùa hè nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức (35 đến 39oC) khiến cho làn da mỏng manh, yếu ớt của trẻ bị nổi rôm, mụn… gây ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ khó ngủ, ít bú, thậm chí giảm cân… Để giảm thiểu tình trạng này, cha mẹ cần vận dụng các bài thuốc dân gian để điều trị, vừa mang lại hiệu quả cao, lại không có tác dụng phụ, giúp bảo vệ làn da cho trẻ.

Bài viết Các bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức (35 đến 39oC) khiến cho làn da mỏng manh, yếu ớt của trẻ bị nổi rôm, mụn… gây ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ khó ngủ, ít bú, thậm chí giảm cân… Để giảm thiểu tình trạng này, cha mẹ cần vận dụng các bài thuốc dân gian để điều trị, vừa mang lại hiệu quả cao, lại không có tác dụng phụ, giúp bảo vệ làn da cho trẻ.

Tại sao trẻ bị rôm sảy

Trẻ mọc rôm sảy trong điều kiện nào

  • Thời tiết nắng nóng kéo dài làm giãn các mao mạch trên da, khiến mồ hôi toát ra nhiều hơn bình thường.
  • Khi mồ hôi không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín làm da nổi các nốt viêm.
  • Các vi khuẩn xâm nhập (trong điểu kiện thời tiết cho phép),  gây hiện tượng viêm da (hay rôm sảy)…

bieu-hien-rom-say-tre-em

Thời tiết nắng nóng kéo dài là nguyên nhân khiến trẻ mọc rôm sảy

Rôm sảy thường mọc ở vị trí nào

  • Rôm sảy là các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ, gây ngứa.
  • Rôm sảy mọc thành đừng đám và tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như: lưng, ngực, trán, cổ, nách, bẹn…

Những bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho trẻ

Có nhiều cách trị rôm sảy cho trẻ, tuy nhiên, tại Việt Nam phổ biến nhất là các bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho trẻ được áp dụng và rất hiệu quả. Các mẹ cần lưu ý áp dụng trị rôm sảy cho trẻ ngay khi phát hiện thấy trẻ bị rôm sảy.

Tắm nước mướp đắng

Nguyên liệu:

Hai quả mướp đắng tươi.

Cách làm:

  • Cho hai quả mướp đắng tươi, giã nát (hoặc đun chín), cho vào miếng vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm.
  • Tắm liên tục trong 5 ngày.

Tắm nước sài đất & đắp sài đất tươi vào nơi có rôm

Nguyên liệu:

Sài đất tươi 300g.

Cách làm 1:

  • Rửa sạch lá sài đất.
  • Cho sài đất tươi vào nước để đun sôi và dùng tắm hàng ngày ( từ 3 đến 5 ngày)

Cách làm 2:

  • Dùng 100g sài đất tươi (đã rửa sạch) giã với ít muối.
  • Cho thêm 100ml nước đun sôi để nguội vào hỗn hợp sài đất vừa giã rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày.
  • Bã đắp vào nơi có rôm, dùng trong 4 ngày

Tắm nước dâu tằm

Nguyên liệu: 

Lá dâu tằm 200g, 5 lít nước.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá dâu tằm rồi cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước.
  • Dùng hỗn hợp nước dâu tằm (còn ấm) để tắm từ 3 đến 5 ngày.

la-dau-tam-chua-rom-say

Nước lá dâu tắm trị rôm sảy rất hiệu quả

Tắm lá bọ mẩy tươi

Nguyên liệu:

Lá bọ mẩy tươi 70 – 100g, bạc hà 15g.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá bọ mẩy tươi, cho nước vào và sắc lấy nước đặc.
  • Trước khi bắc ra cho bạc hà vào, đun sôi lại là được.
  • Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3 – 5 ngày.

Hoặc lá bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và chiều tối, liên tục 3-5 ngày.

Bôi nước gừng, tắm nước gừng tươi

Nguyên liệu:

Gừng tươi 70g (để cả vỏ).

Cách làm 1:

  • Rửa sạch gừng, giã nát cả vỏ sau đó dùng bông thấm nước gừng, bôi lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy.
  • Bôi ngày 2 – 3 lần (trong 5 ngày).

Cách làm 2:

  • Lấy 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với 2 lít nước rồi đun sôi
  • Dùng hỗn hợp nước gừng (đã nguội) để  tắm 1 ngày/1 lần vào buổi sáng, tắm trong 3 ngày

Uống bột sắn dây

Nguyên liệu:

20g bột sắn dây.

Cách làm:

  • Cho 200ml nước đun sôi để ấm (35oC) đổ vào 20g bột sắn dây rồi hòa tan.
  • Cho thêm ít đường, chanh và uống liên tục trong 10 ngày (uống vào buổi chiều hoặc sau giấc ngủ trưa là tốt nhất).

nuoc-bot-san-day

Nước sắn dây mát, bổ trong ngày hè

Những việc nên làm và tránh khi trẻ bị rôm sảy

Khi trẻ bị rôm sảy điều quan trọng là cha mẹ cần biết rằng rôm sảy không quá nguy hiểm với sức khỏe bé và cần được mẹ chăm sóc nhẹ nhàng, cẩn thận thay vì phải tìm mua những loại thuốc đắt tiền.

Những việc cần làm khi trẻ bị rôm sảy

  • Cho trẻ mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng.
  • Tắm cho trẻ mỗi ngày, lau sạch các vùng kẽ như nách, bẹn để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng.
  • Không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy (khiến các lỗ chân lông bị bít lại, gây nhiễm khuẩn).

phan-rom-tre-em

Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy

  • Quần áo của trẻ cần giặt sạch và phơi ở nơi không có bụi khói.
  • Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi để bù lượng nước đã mất trong quá trình thải nhiệt và giúp trẻ tăng sức đề kháng…

Những việc cần tránh khi bị rôm sảy

  • Không vắt nhiều chanh vào nước tắm hoặc đun nước lá quá đặc (khiến da bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng axit quá cao, nước lá quá đặc khiến lượng tinh bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé…)
  • Không tắm nước lá khi da bị trầy xước, mưng mủ (tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng ở vùng mặt, cổ, đầu….).
  • Không tắm sữa tắm người lớn hay massage cho trẻ (sữa tắm người lớn chứa độ kiềm cao làm cho da bé bị khô, càng làm tăng tình trạng nhiễm trùng, rôm sẩy trên da của bé).
  • Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ…
  • Ngoài ra, cần cho trẻ tắm nước mát, uống đủ nước, hạn chế để trẻ đi ra nắng, tránh làm trầy xước các vết rôm sảy dẫn đến nhiễm trùng da…

Lời kết: Mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, đặc biệt, ở trẻ em rất dễ mắc các bệnh ngoài da, thường gặp nhất là rôm, sảy. Nguyên nhân, do thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh…

Trẻ bị rôm sảy thường quấy khóc, bỏ bú, tụt cân…Vì vậy, để phòng bệnh, cha mẹ cần: cho trẻ mặc quần áo thấm mồ hôi, không ủ trẻ quá kỹ, tắm cho trẻ hàng ngày, tăng cường lượng hoa quả, nước trái cây giúp bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng ở trẻ …

Ngoài ra, khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước mướp đắng, sài đất, gừng,  lá dâu tằm… đặc biệt không bôi phấn rôm cho trẻ (khiến lỗ chân lông bị bít kín), không tắm nước lá khi da bị trầy xước, mưng mủ, không tự ý dùng thuốc bôi cho trẻ….

Bài viết Các bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tri-rom-say-cho-tre-5366/feed/ 0
Mùa hè phòng tránh rôm sảy cho bé như thế nào ? https://benh.vn/mua-he-phong-tranh-rom-say-cho-be-nhu-the-nao-7111/ https://benh.vn/mua-he-phong-tranh-rom-say-cho-be-nhu-the-nao-7111/#respond Wed, 01 Jul 2020 06:14:48 +0000 http://benh2.vn/mua-he-phong-tranh-rom-say-cho-be-nhu-the-nao-7111/ Mùa hè nền nhiệt cao, thời tiết nóng bức, khó chịu dẫn đến các bệnh về da, đặc biệt là rôm sảy ở trẻ nhỏ khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, giảm cân...Điều trị và phòng tránh rôm sảy thông thường không khó nhưng nếu để phát triển thành mụn nhọt việc điều trị sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến những biến chứng...

Bài viết Mùa hè phòng tránh rôm sảy cho bé như thế nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè nền nhiệt cao, thời tiết nóng bức, khó chịu dẫn đến các bệnh về da, đặc biệt là rôm sảy khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, giảm cân… Điều trị và phòng tránh rôm sảy thông thường không khó nhưng nếu để phát triển thành mụn nhọt việc điều trị sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến những biến chứng…

rom-say-tre-em

Tổng quan về rôm sảy trẻ em

Nguyên nhân gây rôm sảy

Rôm sảy gây bệnh chủ yếu ở trẻ em và ở 1/3 người trưởng thành sống trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm.

Nguyên nhân chính do thời tiết nóng bức, mồ hôi tiết ra nhiều nhưng không thoát được hết và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da. Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều mẩn nhỏ lấm tấm màu hồng.

Triệu chứng rôm sảy

bieu-hien-rom-say-tre-em

  • Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể ở kẽ nách, háng…
  • Ở người lớn, rôm sảy phát triển ở các nếp gấp của da và những vị trí cọ sát của quần áo.

Rôm sảy dẫn đến các biến chứng nguy hiểm gì?

Thông thường, khi thời tiết mát mẻ, hiện tượng rôm sảy sẽ tự động mất đi và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, rôm sảy sẽ chuyển biến thành mụn mủ và nhọt, chủ yếu là ở những trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da bị xây xước và nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ còn có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hoặc viêm cầu thận cấp (tuy hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm).

Các dạng rôm sảy trẻ em

Miliaria crystallina (Rôm sảy kết tinh)

Đây là dạng nhẹ của rôm sảy, ảnh hưởng đến ống tuyến mồ hôi ở lớp sừng (stratum corneum), lớp ngoài cùng của da.

Miliaria crystallina biểu hiện bởi những mụn nước nông, nhỏ, trong, và những sẩn dễ vỡ nhưng không ngứa, không đau. Các sang thương này có thể tự biến mất sau vài ngày nhưng có thể tái phát khi khí hậu nóng-ẩm trở lại.

Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể có ở người lớn, nhất là trong những trường hợp di chuyển đột ngột từ vùng khí hậu ôn đới sang vùng khí hậu nhiệt đới.

rom-say-ket-tinh

Miliaria rubra (Rôm sảy đỏ)

Xảy ra ở vị trí sâu hơn trong lớp thượng bì (epidermis) của da. Miliaria rubra gây ra những sẩn đỏ có cảm giác đau nhói và ngứa nhiều.

Thường có ít hay không có mồ hôi (anhidrosis) ở vùng da bị ảnh hưởng. Người lớn có thể bị miliaria rubra một thời gian ngắn sau khi vào vùng có khí hậu nóng nhưng sang thương cũng có thể xuất hiện sau phơi nhiễm nóng nhiều tháng.

Trẻ em thường bị rôm sảy dạng này trong khoảng thời gian từ 1-3 tuần sau sinh.

rom-say-do

Miliaria profunda (Rôm sảy sâu)

Đây là dạng rôm sảy ít gặp, xảy ra chủ yếu ở những người lớn đã bị nhiều đợt rôm sảy đỏ. Bệnh gây ảnh hưởng ở lớp bì (dermis) là lớp sâu hơn của da và xuất hiện sớm sau khi vận động hay các hoạt động làm đổ nhiều mồ hôi.

rom-say-sau

Các sang thương rôm sảy sâu thì chắc và có màu thịt giống thịt ngỗng. Mặc dù không gây khó chịu nhiều, miliaria profunda có thể gây tình trạng không có mồ hôi lan rộng đưa đến hội chứng kiệt sức do nóng:chóng mặt, buồn nôn, mạch nhanh.

Phương pháp phòng tránh rôm sảy trẻ em

Chế độ vệ sinh phòng tránh rôm sảy trẻ em

  • Tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng.
  • Sử dụng nước mát để tắm và tắm bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, tránh các loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da.

tam-la-tri-rom-say-cho-tre

Dùng một số loại thảo dược như mướp đắng để tắm cho trẻ cũng rất tốt, có tác dụng phòng rôm sảy.

Trang phục và chế độ dinh dưỡng góp phần phòng rôm sảy trẻ em

  • Cho trẻ mặc những quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu; tốt nhất là nên chọn các loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi và tránh các loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi.
  • Khi đưa trẻ ra ngoài, nên cho mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và thoa kem chống nắng cho trẻ.
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều các vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi và hạn chế các thức ăn quá ngọt như: chocolate, kẹo bánh…

Chế độ sinh hoạt

  • Tạo cho trẻ một môi trường và chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Phòng của trẻ nên thoáng mát, rộng rãi.
  • Hạn chế cho trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt.
  • Không nên để trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10h – 16h.
  • Hạn chế trẻ gãi lên da bị rôm sảy, dễ gây trầy xước làm nhiễm trùng da…

Lời kết

Rôm sảy là bệnh về da thường gặp trong những ngày hè gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh thân thể cho con, tránh tình trạng bít tắc da trẻ hoặc tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm da phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng một số mẹo dân gian như: dùng mướp đắng, gừng tươi, lá dâu tằm… để tắm hoặc bôi lên các vết rôm cho trẻ.

Tuy nhiên, nếu thấy trẻ ngứa nhiều, có hiện tượng mọc mủ, nhiễm trùng cần đưa trẻ đến các chuyên khoa da liễu để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết Mùa hè phòng tránh rôm sảy cho bé như thế nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mua-he-phong-tranh-rom-say-cho-be-nhu-the-nao-7111/feed/ 0
5 bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho bé hiệu quả bất ngờ https://benh.vn/5-bai-thuoc-dan-gian-chua-rom-say-cho-be-hieu-qua-bat-ngo-49946/ https://benh.vn/5-bai-thuoc-dan-gian-chua-rom-say-cho-be-hieu-qua-bat-ngo-49946/#respond Sat, 25 Jan 2020 03:58:53 +0000 https://benh.vn/?p=49946 Khi mùa hè đến, do thời tiết nóng ẩm, nhiều trẻ nhỏ hay gặp phải tình trạng rôm sảy với những nốt đỏ li ti xuất hiện ở lưng, ngực, đầu,… Những ngày trời nắng nóng, số lượng các em nhỏ bị rôm sảy ngày càng gia tăng.

Bài viết 5 bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho bé hiệu quả bất ngờ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Khi mùa hè đến, do thời tiết nóng ẩm, nhiều trẻ nhỏ hay gặp phải tình trạng rôm sảy với những nốt đỏ li ti xuất hiện ở lưng, ngực, đầu,… Những ngày trời nắng nóng, số lượng các em nhỏ bị rôm sảy ngày càng gia tăng.

Để trẻ không còn bị rôm sảy ngứa ngáy nữa, cha mẹ có thể áp dụng 1 số cách sau:

Nha đam và dưa chuột

Lá nha đam và dưa chuột có đặc tính kháng viêm, dịu mát. Chỉ cần xoa một vài lát thịt lá nha đam hoặc vài lát dưa chuột lên vùng da bị rôm sảy của bé những vết mẩn ngứa sẽ nhanh chóng biến mất trong ngày.

Lá kinh giới

Lá kinh giới tươi rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé là một trong các bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho trẻ tốt nhất. Ngoài ra, các mẹ còn có thể phơi khô lá kinh giới để dùng dần. Lấy một nắm lá kinh giới nhỏ đun với nước để pha nước tắm cho các bé trong những ngày con bị rôm sảy.

Mướp đắng

Mướp đắng không chỉ là một loại rau quả được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn được biết đến là một loại dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh. Một trong những bài thuốc dân gian chữa rôm sảy hiệu quả và lành tính chính là loại quả này.

mướp đắng

Các mẹ có thể lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội, lọc bỏ bã, lấy phần nước thu được hòa vào nước tắm cho con. Những tinh chất của mướp đắng sẽ thẩm thấu vào da, làm dịu những vết rôm sảy và kích ứng da. Mùi thơm từ quả mướp đắng sẽ giúp các bé rất thích thú trong lúc tắm.

Bột yến mạch

Chất avenanthramide trong bột yến mạch có tính chất kháng viêm tự nhiên, sẽ giúp các vết rôm sảy mau lành. Vì thế, bạn cũng nên tận dụng loại ngũ cốc này để có bài thuốc dân gian chữa rôm sảy hiệu quả cho con nhỏ.

Lấy 1 thìa yến mạch hoà vào nước tắm của trẻ cho tan hết bột yến mạch rồi để bé ngâm mình trong nước 5 – 7 phút và thực hiện khoảng 2 – 3 lần trên ngày để những vết rôm sảy hoàn toàn biến mất.

Lá trà xanh

trà xanh

Lá trà xanh chứa nhiều tanin, các acid tự do có khả năng làm dịu mát da cực tốt, đồng thời có chứa các chất giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Đặc biệt tinh dầu có trong trà xanh tương đối lớn giúp dưỡng ẩm da. Do đó mẹ có thể lấy 1 nắm lá trà xanh sạch, rửa sạch cho vào nồi nấu với nước, cho bé tắm 2 – 3 lần/tuần là bé sẽ hết rôm sảy nhanh.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 5 bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho bé hiệu quả bất ngờ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-bai-thuoc-dan-gian-chua-rom-say-cho-be-hieu-qua-bat-ngo-49946/feed/ 0