Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 27 Feb 2023 07:09:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Vệ sinh mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh https://benh.vn/ve-sinh-mui-dung-cach-cho-tre-so-sinh-9012/ https://benh.vn/ve-sinh-mui-dung-cach-cho-tre-so-sinh-9012/#respond Sat, 25 Feb 2023 06:59:30 +0000 http://benh2.vn/ve-sinh-mui-dung-cach-cho-tre-so-sinh-9012/ Mũi là cơ quan khứu giác, một phần của hệ hô hấp, có chức năng làm sạch, điều tiết, dẫn khí, làm ấm và tăng độ ẩm cho không khí trước khi đưa vào phổi. Mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, mềm yếu. Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ phòng tránh bệnh tật về mũi và hệ hô hấp. Hãy cùng tham khảo cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh ngày thường và ngày trẻ bị bệnh về mũi nhé.

Bài viết Vệ sinh mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mũi là cơ quan khứu giác, một phần của hệ hô hấp, có chức năng làm sạch, điều tiết, dẫn khí, làm ấm và tăng độ ẩm cho không khí trước khi đưa vào phổi. Mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, mềm yếu. Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ phòng tránh bệnh tật về mũi và hệ hô hấp. Hãy cùng tham khảo cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh ngày thường và ngày trẻ bị bệnh về mũi nhé.

rua-mui-cho-tre-so-sinh

Chuẩn bị vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

  • Nước muối sinh lý 0,9% dùng được cho trẻ sơ sinh, loại có đầu lọ đã cắt sẵn;
  • 2 khăn sữa;
  • Bông tăm y tế loại dành cho trẻ sơ sinh.

Số lần và thời điểm vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Thông thường, bạn nên vệ sinh mũi cho trẻ 1 lần/ngày.

Trong những ngày trẻ sơ sinh bị sổ mũi, bạn nên rửa mũi cho trẻ 3 lần/ngày. Khi mức độ sổ mũi giảm, bạn chỉ cần rửa 2 lần/ngày và khi nào mũi trẻ bình thường thì chỉ cần vệ sinh mỗi ngày 1 lần. Thời điểm rửa mũi cho trẻ là sau khi ngủ dậy hoặc sau khi tắm, khi trẻ đói để tránh tình trạng nôn ói.

Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Trường hợp 1: vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày

Việc vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày nên thực hiện khi trẻ vừa được tắm xong. Cách vệ sinh rất đơn giản và nhanh gọn.

Cách thực hiện:

Bạn đặt trẻ nằm ngửa, nhỏ mỗi bên mũi từ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý. Lấy bông tăm lau nhẹ nhàng từng bên lỗ mũi để lấy đi bụi bẩn. Bạn chỉ lau nông phần ngoài 2 cánh mũi của trẻ, tránh thọc sâu vào trong làm tổn thương niêm mạc mũi, dễ dẫn đến viêm nhiễm và bị bệnh về mũi.

Trường hợp 2: Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh khi bị bệnh về mũi như sổ mũi

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, tức là mũi của trẻ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Lúc này, rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp hệ hô hấp của trẻ được bảo vệ và giảm viêm nhiễm.

Cách thực hiện:

Bạn đặt trẻ nằm trên giường, nghiêng bên phải, lúc này lỗ mũi bên trái sẽ nằm ở phía trên. Một tay giữ đầu trẻ, một tay dùng để thao tác. Bạn dùng chân giữ người dưới của trẻ. Lót khăn sữa thứ 1 dưới má để hứng nước chảy ra từ mũi.

Lấy 1 lọ nước muối, mở nắp, đặt đầu lọ hướng về phía vách ngăn của lỗ mũi trên (tức bên trái), nhẹ nhàng bóp và đồng thời đếm đến 3, để nước muối chảy từ mũi bên trái qua mũi bên phải, rồi chảy ra ngoài. Nhanh tay lấy khăn sữa thứ 2 lau bên ngoài mũi cho khô, để nước muối không chảy xuống miệng làm trẻ khó chịu. Đổi bên cho trẻ nằm nghiêng sang bên trái.

Bạn cũng đổi bên ngồi, tay giữ đầu, tay thao tác và chân giữ người dưới của trẻ, rồi thực hiện các thao tác lại như đã làm với lỗ mũi trước. Cách vệ sinh mũi này có thể thực hiện cho trẻ từ sơ sinh cho đến 6 tuổi.

Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

  • Động tác vệ sinh nhẹ nhàng nhưng dứt khoát;
  • Vừa thao tác vừa nói chuyện với trẻ để giao tiếp và tạo cảm giác ấm áp, an toàn cho trẻ;
  • Bông tăm y tế chỉ dùng để lau nhẹ phần đầu lỗ mũi trong trường hợp mũi trẻ bẩn, nước muối không đẩy hết ra ngoài. Tuy nhiên, bạn cần lau nhẹ nhàng tránh làm tổn thương lớp niêm mạc mũi vốn rất mỏng và nhạy cảm của trẻ;
  • Khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh vào những ngày lạnh, bạn cần ủ ấm nước muối trước rồi mới tiến hành vệ sinh, để không làm tổn thương niêm mạc mũi.

Các cách chữa trị ho hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Bệnh ho dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh do sức đề kháng của cơ thể bé còn yếu. Có nhiều cách chữa ho, nhưng các cách chữa trị …

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh đang còn non yếu. Mũi của trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường. Việc vệ sinh mũi hàng ngày sạch sẽ giúp cho trẻ sơ sinh phòng tránh được các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

Tuy nhiên, bố mẹ cần áp dụng đúng cách vệ sinh mũi cho con, bởi trẻ sơ sinh còn rất non yếu, những thao tác sai của bố mẹ có thể làm tổn thương đến niêm mạc mũi của con, cũng như có thể làm con bị sặc, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Bài viết Vệ sinh mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ve-sinh-mui-dung-cach-cho-tre-so-sinh-9012/feed/ 0
Rửa mũi hàng ngày để phòng bệnh https://benh.vn/rua-mui-hang-ngay-de-phong-benh-4767/ https://benh.vn/rua-mui-hang-ngay-de-phong-benh-4767/#respond Sat, 04 Jun 2016 05:10:09 +0000 http://benh2.vn/rua-mui-hang-ngay-de-phong-benh-4767/ Thời tiết lạnh, khói, bụi, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người gây nên các bệnh: nghẹt mũi, sổ mũi, viêm xoang…Để giảm thiểu và ngăn ngừa các mầm bệnh do môi trường, khí hậu gây nên thì rửa mũi là cách phòng chống tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.

Bài viết Rửa mũi hàng ngày để phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết lạnh, khói, bụi, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người gây nên các bệnh: nghẹt mũi, sổ mũi, viêm xoang…Để giảm thiểu và ngăn ngừa các mầm bệnh do môi trường, khí hậu gây nên thì rửa mũi là cách phòng chống tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, rửa mũi cần đúng cách mới giúp người bệnh giảm bớt tình trạng khó chịu và hỗ trợ quá trình điều trị. Vậy, cách rửa mũi như thế nào? Rửa mũi có lợi gì?

Tìm hiểu về mũi

Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi ấm và làm sạch luồng không khí đi qua mũi, mũi còn là cơ quan dùng để ngửi. Mũi tham gia vào việc phát âm và các xoang xương đổ vào mũi là các hòm cộng hưởng âm thanh.

Về cấu tạo giải phẫu, có 2 hố mũi, ngăn cách nhau ở giữa bởi vách mũi giữa, mỗi hố mũi đều có 4 thành và 2 lỗ mũi trước, sau. Mũi được lót một lớp niêm mạc. Niêm mạc mũi liên tiếp với niêm mạc lót mặt trong các xoang.

Các bệnh thường gặp về mũi

+ Viêm mũi dị ứng.

+ Viêm mũi xoang.

+ Tắc mũi, ngạt mũi…

Các bệnh về mũi (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây nên các bệnh về mũi

+ Do môi trường ô nhiễm.

+ Sự gia tăng của các chất khí độc thải vào môi trường sống.

+ Thường xuyên tiếp xúc với môi trường máy lạnh.

+ Thời tiết thay đổi thất thường.

+ Do mũi là bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương do sự tác động của môi trường.

+ Vệ sinh mũi không đúng cách, thường xuyên ngoáy mũi khiến mũi bị viêm nhiễm.

+ Sức đề kháng của cơ thể yếu…

Các loại nước rửa mũi

+ Dung dịch nước muối 0,9%.

+ Bột muối sinh lý để pha theo công thức.

+ Tự pha nước muối.

Cách rửa mũi

+ Rửa tay sạch sẽ.

+ Rửa sạch bình rửa mũi.

+ Dùng bình xịt dạng phun xương hoặc bình neti pot để rửa mũi.

+ Nghiêng người về phía bồn rửa một góc 45 độ và nghiêng đầu để khi nước muối chảy từ mũi này sang mũi kia (không ngả đầu ra phía sau).

+ Đặt vòi bình xịt vào 1 bên cánh mũi, há miệng rồi từ từ xịt nước muối vào mũi (trong khi sịt mũi, chỉ thở bằng miệng, không thở bằng mũi).

+ Nước muối sẽ chảy từ mũi bên này sang bên kia, có thể chảy cả trong miệng rồi ra ngoài.

+ Xì mũi để làm sạch các dịch còn sót trong mũi.

+ Thực hiện các động tác tương tự với bên mũi còn lại.

Số lần rửa mũi

+ Rửa nước muối 1 hoặc 2 lần/ngày khi bị viêm nhiễm.

+ Bình thường rửa  3 lần/tuần.

Rửa mũi có lợi gì

+ Giúp không gian trong mũi thông thoáng, lớp màng nhầy hoạt động tốt hơn.

+ Chống lại vi khuẩn và các loại dị ứng..

+ Giảm và chữa trị các triệu chứng dị ứng.

+ Chữa viêm mũi dị ứng.

+  Chữa viêm mũi xoang, các bệnh do nhiễm siêu vi …

Những người nên vệ sinh mũi

+ Nam giới.

+ Nữ giới

+ Trẻ nhỏ.

Người bị các bệnh

+ Viêm xoang mãn tính.

+ Viêm mũi dị ứng.

+ Viêm xoang cấp.

+ Cảm lạnh, cảm cúm…

Tuy nhiên, người bị viêm tai giữa, mũi bị bít tắc không nên rửa mũi vì sẽ gây khó thở.

Lời kết

Rửa mũi bằng nước muối đã được áp dụng hơn 50 năm và đã có rất nhiều công trình khoa học chứng minh hiệu quả của việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh: viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, các bệnh do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng ở đường hô hấp trên…

Vì vậy, để bảo vệ hệ hô hấp, đặc biệt khi thời tiết lạnh, không khí khói bụi, ô nhiễm…chúng ta cần vệ sinh mũi 3 lần/tuần để bảo vệ niêm mạc mũi. Tuy nhiên, khi vệ sinh mũi, chúng ta cần thực hiện đúng theo các bước chỉ dẫn để đảm bảo hiệu quả và tránh các biến chứng..

Benh.vn      

Bài viết Rửa mũi hàng ngày để phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/rua-mui-hang-ngay-de-phong-benh-4767/feed/ 0