Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 21 Apr 2024 08:55:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đối tượng dễ mắc bệnh sa sinh dục https://benh.vn/doi-tuong-de-mac-benh-sa-sinh-duc-5080/ https://benh.vn/doi-tuong-de-mac-benh-sa-sinh-duc-5080/#respond Tue, 23 Apr 2024 05:16:34 +0000 http://benh2.vn/doi-tuong-de-mac-benh-sa-sinh-duc-5080/ Sa sinh dục trước hết là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Khi về già, các cơ và dây chằng vùng chậu hông yếu đi, dãn nhão ra, các phủ tạng trong ổ bụng vẫn liên tục và thường xuyên đè lên vùng đáy chậu khiến tử cung dễ dàng tụt xuống thấp theo các khe hở tự nhiên của đáy chậu.

Bài viết Đối tượng dễ mắc bệnh sa sinh dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sa sinh dục là một bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi khi các cơ không được khỏe mạnh để nâng đỡ cấu trúc sinh dục như lúc trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở cả người nam và nữ, đối với nữ thì đó là chứng sa tử cung.

Đối tượng dễ mắc bệnh sa sinh dục

– Sa sinh dục trước hết là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Khi về già, các cơ và dây chằng vùng chậu hông yếu đi, dãn nhão ra, các phủ tạng trong ổ bụng vẫn liên tục và thường xuyên đè lên vùng đáy chậu khiến tử cung dễ dàng tụt xuống thấp theo các khe hở tự nhiên của đáy chậu.

Phụ nữ có tuổi hoặc chị em sinh đẻ nhiều lần thường dễ mắc bệnh sa sinh dục (Ảnh minh họa)

– Với người thuộc lứa tuổi trung niên, sa sinh dục thường gặp ở những chị em đã sinh đẻ nhiều lần. Mỗi lần đẻ, đáy chậu phải dãn căng hết mức để thai nhi chui qua. Sau đẻ dù có co lại cũng không còn bền chắc như trước. Nhiều lần sinh đẻ sẽ làm cho đáy chậu không khác gì sợi dây chun bị căng dãn nhiều nên nhão ra, dễ đứt. Những trường hợp đẻ phải trải qua cuộc chuyển dạ kéo dài, đẻ khó cũng là nguyên nhân dẫn đến sa sinh dục sau này.

– Sa sinh dục cũng gặp ở các bà mẹ khi sinh đẻ bị rách tầng sinh môn nhưng không được khâu phục hồi làm cho đáy chậu có thêm điểm yếu.

– Những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, vất vả. Ví dụ suốt ngày phải ở tư thế đứng, gánh gồng, đội, vác nặng (địu con, gùi củi) cũng dễ bị sa sinh dục vì áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn luôn cao. Đặc biệt những chị em sau khi sinh nở mới được ít ngày nhưng vì kế sinh nhai hoặc gia đình quá neo đơn phải trở lại làm việc nặng nhọc quá sớm cũng là điều thuận lợi cho sa sinh dục.

– Cuối cùng, sa sinh dục có khi do nguyên nhân thể tạng ở một số người không chịu được sự căng dãn nên có chị sinh đẻ không nhiều, làm việc không vất vả, thậm chí có người còn chưa xây dựng gia đình đã có hiện tượng bị sa sinh dục.

Cách phòng ngừa bệnh sa sinh dục

Trừ một số rất ít người do thể tạng yếu, mọi phụ nữ đều có thể tự phòng tránh được sa sinh dục. Hãy cùng chúng tôi nâng cao hiểu biết về vấn đề này:

Sau khi đẻ cần được nghỉ ngơi đủ thời gian (Ảnh minh họa)

– Phụ nữ nên sinh đẻ ít. Mỗi người chỉ nên có từ 1 đến 2 con, nên sinh đẻ khi còn trẻ (từ tuổi 22 – 29) là thời kỳ sung sức, các bộ phận trong cơ thể chưa bị thoái hóa, dễ phục hồi.

– Khi sinh đẻ cần được cán bộ y tế đã được đào tạo về đỡ đẻ phục vụ, không để chuyển dạ kéo dài, được khâu tầng sinh môn nếu khi đẻ bị rách.

– Chị em cần lao động vừa sức, tránh lao động nặng nhọc liên tục và phải ở tư thế đứng hoặc phải đi lại nhiều. Đặc biệt sau khi đẻ cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không lao động sớm trước ba tháng. Nếu công việc mưu sinh là loại nặng nhọc vất vả thì chỉ nên làm việc trở lại sau đẻ 6 tháng.

– Ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu (luyện những bài tập nhẹ hoặc có sự tư vấn của bác sĩ). Tránh bị táo bón lâu ngày. Không để ho mạn tính kéo dài.

Ở nước ta hiện nay, do hiểu biết của phụ nữ được nâng cao, đời sống sinh hoạt đỡ vất vả, do vậy bệnh sa sinh dục đã không còn nhiều như trước, nhất là ở thành thị. Tuy vậy ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, sa sinh dục vẫn còn khá phổ biến ở các phụ nữ lớn tuổi.

Xem thêm: Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với sa tử cung nên biết

Bài viết Đối tượng dễ mắc bệnh sa sinh dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/doi-tuong-de-mac-benh-sa-sinh-duc-5080/feed/ 0
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sa tử cung https://benh.vn/nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-sa-tu-cung-4867/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-sa-tu-cung-4867/#comments Thu, 28 Jun 2018 05:12:09 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-sa-tu-cung-4867/ Vậy bệnh sa dạ con (sa tử cung) là chỉ tử cung đang ở vị trí bình thường dọc theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là những phụ nữ không kiêng cữ và phảilao động nặng ngay sau khi sinh

Bài viết Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sa tử cung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh sa tử cung (sa dạ con) là hiện tượng tử cung theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là những phụ nữ không kiêng cữ và phải lao động nặng ngay sau khi sinh.

Tử cung (Ảnh minh họa)

Tử cung cấu tạo bởi một lớp cơ vốn rất dày, nằm phía dưới bụng, trên bàng quang, hình quả lê. Người phụ nữ chưa mang thai lần nào, thân tử cung có kích thước khoảng 6cm x 4cm. Trong thời gian mang thai, thân tử cung tăng dần kích thước để trở thành một ổ nằm thoải mái cho thai nhi. Sau khi người phụ nữ sinh con, thân tử cung nhanh chóng co lại, nhưng sẽ to hơn một chút sau mỗi lần sinh. Kích thước thân tử cung có thể thay đổi như vậy là do thành tử cung có cấu trúc cơ khỏe, có thể đàn hồi. Thân tử cung được gắn chặt với cổ tử cung và âm đạo.

Hai bên đầu trên của cổ tử cung mỗi bên có một dây chằng. Những nguyên nhân khiến cho dây chằng bị lỏng, hoặc làm giảm tác dụng cơ nâng hậu môn sẽ làm cho cổ tử cung ngả về sau hoặc bị sa xuống.

Dấu hiệu của bệnh sa tử cung

 

Phụ nữ bị sa tử cung có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần (Ảnh minh họa)

Bệnh sa tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Phụ nữ bị sa tử cung có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày và xuất hiện những phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục, vì thế gặp khó khăn trong sinh hoạt. Một số bệnh nhân còn bị đau phần bụng dưới và thắt lưng, làm giảm hứng thú chuyện chăn gối.

Nguyên nhân của bệnh sa tử cung

– Những trường hợp sinh khó

– Thời gian rặn đẻ kéo dài

– Không được nghỉ ngơi sau sinh

– Làm những công việc quá nặng nhọc khi sức khỏe chưa phục hổi

– Sản phụ bị thiếu dinh dưỡng

– Sản phụ bị táo bón nặng hoặc táo bón mãn tính

Sản phụ bị táo bón gây sa tử cung (Ảnh minh họa)

– Bị ho nhiều, bí hoặc nhịn tiểu quá lâu khiến áp lực bụng tăng cao

– Người béo phì.

– Một số nguyên nhân khác như:

  • Tổ chức đáy chậu và mô gân phát triển không tốt
  • Buồng trứng mất tác dụng nội tiết, khiến cho mô gân và cơ trong xương chậu teo, hoặc nhão cũng dẫn đến sa tử cung.

Các mức độ của bệnh sa tử cung

Minh họa hình ảnh sa tử cung so với tử cung bình thường

Sa tử cung thường được chia làm 3 mức độ:

  • Mức độ nhẹ nhất: Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo.
  • Mức độ trung bình: Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.
  • Mức độ nặng: Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân cũng như nguyên nhân phát bệnh, mức độ tổn thương tổ chức chống đỡ đường sinh dục, mức độ sa tử cung, có biến chứng hay không, tuổi tác, nhu cầu sinh đẻ và tình trạng sức khỏe bản thân bác sĩ sẽ quyết định dùng phương pháp phẫu thuật hay không.

Đối với trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể nghỉ ngơi hoàn toàn. Tránh gắng sức, tránh rặn trong thời gian dài để phần đáy chậu chắc lại, dạ con dần được nâng lên và dạ con có thể sẽ trở lại bình thường.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sa tử cung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-sa-tu-cung-4867/feed/ 1
Các phòng tránh và điều trị bệnh sa dạ con https://benh.vn/cac-phong-tranh-va-dieu-tri-benh-sa-da-con-4863/ https://benh.vn/cac-phong-tranh-va-dieu-tri-benh-sa-da-con-4863/#respond Thu, 03 May 2018 05:12:04 +0000 http://benh2.vn/cac-phong-tranh-va-dieu-tri-benh-sa-da-con-4863/ Trong thời gian ở cữ sản phụ không nên nằm hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu, nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm nghỉ, có thể nằm các tư thế như nằm nghiêng, nằm sấp… không nên chỉ nằm ngửa.

Bài viết Các phòng tránh và điều trị bệnh sa dạ con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời:

Bạn có thể làm theo các cách sau để phòng tránh bệnh sa dạ con sau sinh:

– Trong thời gian ở cữ sản phụ không nên nằm hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu, nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm nghỉ, có thể nằm các tư thế như nằm nghiêng, nằm sấp… không nên chỉ nằm ngửa.

– Sản phụ không nên chỉ nằm nghỉ mà nên sớm vận động chân tay nhẹ nhàng, tập một số động tác thể dục tay chân đơn giản ngay khi còn đang nằm trên giường. Tuy nhiên không nên tập mạnh mà nên tập nhẹ nhàng và nâng dần bài tập.

– Sản phụ cần phải đi tiểu ngay sau khi sinh, không nên nín tiểu.

– Sau khi sinh được khoảng từ 6-8 giờ sản phụ nên ngồi dậy, ngày thứ 2 sau khi sinh sản phụ nên ra khỏi giường để vận động.

– Sau khi sinh sản phụ nên cho em bé bú càng sớm càng tốt bởi vì kích thích mút núm vú của em bé có thể làm tử cung người mẹ co lại.

– Phụ nữ sau sinh cũng cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để không bị táo bón. Việc gắng sức rặn khi đi ngoài cũng có thể làm dạ con sa nhiều hơn.

Trường hợp bệnh nặng rất có thể các bác sĩ sẽ phải mổ cắt dạ con.còn đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ có thể nghỉ ngơi để phần đáy chậu chắc lại, dạ con dần được nâng lên và dạ con có thể sẽ trở lại bình thường. Cám ơn bạn

Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sa tử cung

Benh.vn

Bài viết Các phòng tránh và điều trị bệnh sa dạ con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-phong-tranh-va-dieu-tri-benh-sa-da-con-4863/feed/ 0
Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với sa tử cung nên biết https://benh.vn/benh-de-chan-doan-nham-voi-sa-tu-cung-nen-biet-4872/ https://benh.vn/benh-de-chan-doan-nham-voi-sa-tu-cung-nen-biet-4872/#respond Mon, 23 Apr 2018 05:12:16 +0000 http://benh2.vn/benh-de-chan-doan-nham-voi-sa-tu-cung-nen-biet-4872/ Do có nhiều triệu chứng như nhau nên nhiều một số bệnh phụ khoa dễ bị nhầm với bệnh sa tử cung vì vậy các chị em phụ nữ nên nắm rõ hơn các dấu hiệu để không khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm bệnh.

Bài viết Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với sa tử cung nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do có nhiều triệu chứng như nhau nên nhiều một số bệnh phụ khoa dễ bị nhầm với bệnh sa tử cung vì vậy các chị em phụ nữ nên nắm rõ hơn các dấu hiệu để không khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm bệnh

– Lão hóa cũng là nguyên nhân gây sa tử cung

– Sợ bị dính buồng tử cung sau khi bỏ thai

– Phát hiện bệnh u xơ tử cung qua biểu hiện của “nguyệt san”

Sa tử cung (sa dạ con) là tình trạng tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường. Sa tử cung xảy ra khi các cơ vùng chậu bị yếu đi, khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu bao gồm: bàng quang, trực tràng, niệu đạo bị tụt xuống âm đạo.

Phần lớn sa tử cung là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ, nhất là khi bệnh nhân chuyển dạ lâu, sinh con quá to hoặc sinh nhanh. sa tử cung thường gặp nhất ở những phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những phụ nữ đã sinh nở. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp sa dạ con gặp ở người trẻ, dù chỉ sinh ít con.

Triệu chứng của sa tử cung

– Cảm giác nặng và căng tức ở vùng âm hộ, thậm chí thấy rõ một khối tròn lồi hẳn ra ngoài âm đạo.

– Đau nhiều khi giao hợp và không thể đạt được cực khoái.

– Cảm giác đau lưng dữ dội.

sa tử cung

Đau lưng, đau khi giao hợp, sa trực tràng,… là những triệu chứng của sa tử cung (Ảnh minh họa)

– Cảm giác trì nặng vùng chậu

– Sa niệu đạo hay mót đi tiểu.

– Tiêu tiểu không tự chủ do căng thẳng thần kinh.

– Sa trực tràng, thấy khó khăn trong việc đi tiêu.

Tuy nhiên, ở mỗi người, mức độ sa dạ con hoàn toàn khác nhau và đó cũng là một trong những nguyên do khiến cho một số bệnh bị chẩn đoán nhầm thành bệnh sa tử cung.

4 bệnh dễ chẩn đoán nhầm với sa tử cung

1. U xơ tử cung

u xơ tử cung

U xơ tử cung (Ảnh minh họa)

U xơ tử cung là những khối u lành tính nên thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Nhưng vì chủ quan, nhiều chị em không có thói quen khám phụ khoa định kỳ nên bệnh thường phát hiện muộn.

Khi u xơ tử cung tiến triển tới giai đoạn nặng, những khối nhân xơ tạo thành polip (bướu thịt) tụt vào âm đạo khiến bệnh nhân bị ra máu nhiều và có cảm giác vướng mỗi khi sinh hoạt tình dục. Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với sa cổ tử cung.

2. Bệnh ở cổ tử cung

Những bệnh ở cổ tử cung như viêm cổ tử cung dễ bị chẩn đoán nhầm với sa tử cung (Ảnh minh họa)

Bệnh ở cổ tử cung như viêm cổ tử cung, u cơ cổ tử cung về lâu ngày sẽ khiến cho cổ tử cung bị mở rộng dù chưa sinh con. Tuy nhiên, bệnh này không bị sa thành âm đạo, vòm âm đạo vẫn cao và tử cung vẫn nằm trong khoang chậu mà chỉ có cổ tử cung bị mở rộng và lộ ra ở miệng âm đạo khiến người bệnh có cảm giác như mình bị sa tử cung.

3. Bệnh mãn tính trong tử cung

Bệnh mãn tính trong tử cung cũng có thể tạo ra các khối u trong tử cung, ống dẫn trứng và cả thành âm đạo (trên bề mặt của những khu vực này có màng tế bào màu đỏ nhầy, dễ chảy máu). Các biểu hiện này cũng giống với triệu chứng của sa tử cung, gây cảm giác trì nặng ở vùng chậu nên dễ bị chẩn đoán nhầm.

4. Nang âm đạo

Nang âm đạo tương đối hay gặp nhưng rất hiếm thấy các nang lớn, thường gặp ở thành trước hoặc thành dưới âm đạo. Nang lớn nhất thường bằng quả óc chó. Bệnh nhân có thể là mắc một nang hoặc nhiều nang (các nang âm đạo này có thể là nguyên nhân gây đau khi giao hợp) nên dễ chẩn đoán nhầm là sa bàng quang hoặc sa tử cung. Nhưng trong trường hợp này tử cung vẫn còn ở vị trí bình thường sau khi kiểm tra hoặc ép vào đầu của khối u.

Bệnh sa tử cung không phải là bệnh nan y nhưng chị em nên nắm được những căn bệnh dễ nhầm lẫn để không quá lo lắng. Tuy nhiên để điều trị bệnh chính xác, hiệu quả chúng ta nên đến các cơ sở y tế uy tín để tránh những hệ lụy không đáng có cho sức khỏe.

Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sa tử cung

Benh.vn

Bài viết Bệnh dễ chẩn đoán nhầm với sa tử cung nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-de-chan-doan-nham-voi-sa-tu-cung-nen-biet-4872/feed/ 0
Bệnh sa sinh dục biểu hiện như thế nào? https://benh.vn/benh-sa-sinh-duc-bieu-hien-nhu-the-nao-5079/ https://benh.vn/benh-sa-sinh-duc-bieu-hien-nhu-the-nao-5079/#respond Wed, 05 Jul 2017 05:16:33 +0000 http://benh2.vn/benh-sa-sinh-duc-bieu-hien-nhu-the-nao-5079/ Tử cung là một tạng nằm sâu trong ổ bụng. Nó được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng đáy chậu (dàn của phần dưới khung xương chậu), bởi các thành âm đạo và các dây chằng trong bụng và chậu hông.

Bài viết Bệnh sa sinh dục biểu hiện như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: bệnh sa sinh dục biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Tử cung là một tạng nằm sâu trong ổ bụng. Nó được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng đáy chậu (dàn của phần dưới khung xương chậu), bởi các thành âm đạo và các dây chằng trong bụng và chậu hông.

Nếu vì một lý do nào đó, các bộ phận neo giữ tử cung bị giãn, nhão ra thì áp lực trong ổ bụng (khi thở, khi rặn, khi ho) và sức nặng của tử cung sẽ đẩy, kéo nó tụt dần xuống thấp gây nên sa sinh dục với các mức độ khác nhau dựa vào vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ chia làm 3 độ sa sinh dục.

Sa sinh dục độ I

  • Sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang.
  • Sa thành sau âm đạo, nếu sa nhiều kéo theo sa cả trực tràng.
  • Cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ.

Sa sinh dục độ II

  • Sa thành trước âm đạo và bàng quang.
  • Sa thành sau âm đạo, có thể kèm sa trực tràng.
  • Cổ tử cung sa thập thò âm hộ.

Sa sinh dục độ III

  • Sa thành trước âm đạo và bàng quang.
  • Sa thành sau âm đạo, có thể kèm theo sa trực tràng.
  • Tử cung, cổ tử cung sa thấp, cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.

Các thương tổn phối hợp sa sinh dục

  • Cổ tử cung thường viêm loét, phì đại do bị cọ sát lâu ngày với quần bệnh nhân.
  • Tử cung thường teo nhỏ do người già đã mãn kinh, song một số trường hợp có thể có u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng kết hợp.
  • Tầng sinh môn thường có vết rách cũ không được khâu tại điểm 6 giờ, cơ tầng sinh môn mềm nhão, suy yếu.
  • Một số trường hợp có sỏi bàng quang, viêm bàng quang, xuất huyết bàng quang – hậu quả của ứ trệ nước tiểu lâu ngày do niệu đạo bị gập.Cùng với tử cung sa thấp xuống, các thành âm đạo, thậm chí cả bàng quang, trực tràng cũng bị sa xuống theo, tạo nên bệnh cảnh sa sinh dục. Hậu quả do sự sa thấp của các tạng kể trên là các rối loạn tiểu tiện (không giữ được nước tiểu, đái són, đái không hết nước, có thể bị sỏi trong bàng quang) và có khi cả đại tiện (táo bón, trĩ).

Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sa tử cung

Bài viết Bệnh sa sinh dục biểu hiện như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-sa-sinh-duc-bieu-hien-nhu-the-nao-5079/feed/ 0