Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 07 Sep 2023 03:44:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những sai lầm cha mẹ mắc phải vô tình khiến con trở thành đứa trẻ hư https://benh.vn/nhung-sai-lam-cha-me-mac-phai-vo-tinh-khien-con-tro-thanh-dua-tre-hu-10046/ https://benh.vn/nhung-sai-lam-cha-me-mac-phai-vo-tinh-khien-con-tro-thanh-dua-tre-hu-10046/#respond Sun, 26 Jan 2020 07:27:50 +0000 http://benh2.vn/nhung-sai-lam-cha-me-mac-phai-vo-tinh-khien-con-tro-thanh-dua-tre-hu-10046/ Theo parents.com sau đây là những sai lầm cha mẹ thường xuyên mắc phải nhất dẫn tới con cái bạn có thể trở thành những đứa trẻ hư. Cùng benh.vn tham khảo và học hỏi.

Bài viết Những sai lầm cha mẹ mắc phải vô tình khiến con trở thành đứa trẻ hư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo parents.com sau đây là những sai lầm cha mẹ thường xuyên mắc phải nhất dẫn tới con cái bạn có thể trở thành những đứa trẻ hư. Cùng benh.vn tham khảo và học hỏi.

Dễ dãi với trẻ như bạn bè

Thay vì là ông bố bà mẹ nghiêm, nhiều cha mẹ cư xử như bạn bè với con với hy vọng có thể cùng trẻ hình thành mối quan hệ thân thiết, gần gũi.

Vì sao đó là hành động sai: Trẻ thực sự đã có đủ bạn bè để chơi đùa, vậy nên điều trẻ cần ở cha mẹ là một người trưởng thành có trách nhiệm và người cha người mẹ tốt, người sẽ giúp đỡ, chỉ dẫn và dạy trẻ điều hay lẽ phải.

“Trao thưởng” cho hành vi chưa ngoan

Hãy tưởng tượng trẻ đã ăn tráng miệng bằng một miếng bánh socola nhưng lại đòi ăn một ly kem nữa. Người mẹ nói “không được” khiến trẻ gào khóc om sòm. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía người mẹ bởi đứa con đang đập tay lên bàn và la khóc như thể ngày tận thế đang đến. Cuối cùng, người mẹ phải thỏa hiệp và gọi món tráng miệng thứ hai để con im lặng.

Vì sao đó là hành động sai: Việc cha mẹ thỏa hiệp với đòi hỏi của trẻ trong khi trẻ đang giận dỗi sẽ khiến trẻ học được rằng bố và mẹ sẽ đồng ý miễn là mình la hét và khóc lóc đủ to. Dần dần, nó sẽ trở thành phản xạ có điều kiện.

Cảnh cáo suông

Trẻ đang tập vẽ và muốn vẽ bẩn lên tường, sàn nhà và bàn uống nước. Cha mẹ đã nhắc nhở trẻ chỉ được vẽ lên giấy và cảnh cáo rằng cha mẹ sẽ “tịch thu” bút sáp màu nếu trẻ tiếp tục vẽ bẩn. Nhưng trẻ cố tình không nghe lời và tiếp tục vẽ lên tường phòng khách.

Cha mẹ sau đó sẽ thực hiện lời cảnh cáo thu bút sáp của trẻ, nhưng cuối cùng chỉ biết thở dài bất lực và không còn cấm trẻ vẽ lên tường bởi cha mẹ đã quá mệt mỏi khi phải tranh cãi với trẻ hoặc dỗ trẻ nín khóc khi trẻ không nghe lời.

Vì sao đó là hành động sai: Trẻ có thể sẽ không còn “sợ” bị phạt bởi trẻ biết cha mẹ sẽ không thực hiện đúng những gì đã nói.

Cảnh cáo trẻ mà không thực hiện khiến trẻ coi thường lời nói của cha mẹ (Ảnh minh họa).

Tạo cho trẻ tâm lý hưởng thụ

Cha mẹ đều yêu thương con trẻ và cố gắng tạo cho trẻ sự tự tin bằng cách “khoe con”, chẳng tiếc lời khen ngợi và đảm bảo mọi việc đều diễn ra suôn sẻ với trẻ.

Vì sao đó là hành động sai: Hành động như vậy, cha mẹ đang quá dung túng, quá đề cao và hạ thấp những trở ngại trẻ có thể gặp phải. Vì thế, cha mẹ cướp mất cơ hội để trẻ hành động cho bản thân, học từ lỗi sai và vượt qua thử thách.

Bảo vệ trẻ quá mức trước

Các ông bố bà mẹ thường theo bản năng cho rằng họ có nghĩa vụ bảo vệ trẻ khỏi điều xấu và sẵn sàng làm bất kỳ điều gì có thể để bảo vệ trẻ. Nhưng liệu họ có khi nào tự quyết định mà không lắng nghe ý kiến của trẻ? Có khi họ can thiệp quá nhiều trong khi trẻ cũng cần đối mặt thực tế phũ phàng của thế giới thực?

Vì sao đó là hành động sai: Đây là kiểu nuôi dạy trẻ điển hình của “bố mẹ trực thăng” và thường khiến trẻ trở nên phụ thuộc, không có cơ hội học cách sửa lỗi sai và không phát triển được kỹ năng giải quyết vấn đề.

Coi trẻ như ông bà chủ

Cha mẹ coi trẻ như “ông vua bà chúa”, phục vụ trẻ trong từng hoạt động nhỏ nhất và chăm chút từng tâm tư, nguyện vọng của trẻ.

Vì sao đó là hành động sai: Thay vì coi cha mẹ là người hầu, trên hết trẻ cần cha mẹ trong vai trò làm gương và giúp trẻ đưa ra các quyết định quan trọng.

Dung túng hành vi xúc phạm người lớn của trẻ

Khi trẻ buồn phiền bởi việc gì đó, bạn có để trẻ hét vào mặt, kéo tóc, đá đểu, gọi thẳng tên cha mẹ và trút giận lên cha mẹ?

Vì sao đó là hành động sai: Cha mẹ nên dạy trẻ hiểu rằng bạo lực không phải cách giải quyết vấn đề và khuyến khích trẻ biểu lộ cảm xúc theo cách tích cực hơn.

 Biện hộ cho hành vi của trẻ

Khi trẻ cư xử kỳ quặc và gào thét om sòm, cha mẹ thường tự suy đoán ra các nguyên nhân dẫn đến tình huống đó – có thể trẻ buồn ngủ? Hay đói bụng? Hay đơn giản là chỉ buồn chán?

Vì sao đó là hành động sai: Việc trẻ nhỏ trên 4 tuổi vẫn thường xuyên giận dữ sẽ trở thành vấn đề đáng quan ngại. Khi trẻ dần trưởng thành, trẻ nên bắt đầu cư xử chín chắn và cha mẹ nên trao đổi với trẻ nhiều hơn. Nếu cha mẹ tiếp tục phủ nhận hành vi của trẻ, trẻ sẽ tiếp tục có những hành vi tồi tệ hơn.

Không dạy bảo trẻ từ khi trẻ còn nhỏ

Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ còn quá nhỏ để hiểu được lời dạy của người lớn, vì thế họ thường bỏ qua và chấp nhận hành vi tiêu cực của trẻ.

Vì sao đó là hành động sai: Các nghiên cứu chỉ ra rằng một đứa trẻ hư sẽ trưởng thành và trở thành người lớn có hành vi sai trái.

 Đổ lỗi cho người khác

Với nhiều bậc phụ huynh, con cái của họ không bao giờ làm điều gì sai và họ nhanh chóng bảo vệ con mỗi lần ai đó lên án hành vi của con bằng cách đổ lỗi cho người khác.

Vì sao đó là hành động sai: Trẻ sẽ không bao giờ hiểu được những hậu quả có thể xảy đến do hành động của mình và cho rằng bản thân không cần chịu trách nhiệm với bất kỳ việc gì. Khi trưởng thành, trẻ có thể sẽ tiếp tục đổ lỗi cho người khác và không bao giờ thừa nhận đó thực sự là lỗi của bản thân.

 

 

Bài viết Những sai lầm cha mẹ mắc phải vô tình khiến con trở thành đứa trẻ hư đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-sai-lam-cha-me-mac-phai-vo-tinh-khien-con-tro-thanh-dua-tre-hu-10046/feed/ 0
Học cách làm bạn với con để gần con thêm chút nữa https://benh.vn/hoc-cach-lam-ban-voi-con-de-gan-con-them-chut-nua-9793/ https://benh.vn/hoc-cach-lam-ban-voi-con-de-gan-con-them-chut-nua-9793/#respond Wed, 18 Jan 2017 07:23:04 +0000 http://benh2.vn/hoc-cach-lam-ban-voi-con-de-gan-con-them-chut-nua-9793/ Không chỉ gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình, học cách làm bạn với con còn giúp con trở lên tự tin hơn, tạo được những kỉ niệm không bao giờ quên cho trẻ.

Bài viết Học cách làm bạn với con để gần con thêm chút nữa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Không chỉ gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình, học cách làm bạn với con còn giúp con trở lên tự tin hơn, tạo được những kỉ niệm không bao giờ quên cho trẻ.

Dành thời gian “chất lượng” bên con

Vào những lúc ở bên con trẻ, cha mẹ cần phải chú trọng đến “chất lượng” chứ không phải là số lượng thời gian tiếp xúc. Nhiều bà mẹ bận rộn tự hào khoe rằng họ bỏ ra 3 – 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày cho con, nhưng trong 3 – 4 tiếng đó, họ sẽ nấu nướng cho con ăn, dạy con học bài hoặc chỉ dạy con làm cái này, cái kia… Đó thực ra chỉ là những công việc chăm sóc chứ không phải là đang vui chơi, trò chuyện cùng con.

Nếu một ngày cha mẹ không có ít nhất 45 phút trò chuyện, lắng nghe con hoặc chơi với con thuần túy, hoàn toàn không có áp lực học hành hay ăn uống… thì cha mẹ sẽ không thể trở thành người bạn của con. Đó là chưa kể những lúc ở bên con mà bạn vẫn ôm máy tính, điện thoại, vẫn nghĩ về công việc… thì đối với các con, đó còn là sự thiếu tôn trọng của cha mẹ đối với trẻ.

Để gần gũi với trẻ, bạn nên cùng con chơi đồ chơi hay xem bộ phim mà trẻ yêu thích. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể bắt đầu trò chuyện với con bằng việc hỏi trẻ về chuyện học tập và các mối quan hệ của con ở trường, ở lớp rồi dần dần phát triển ra những đề tài rộng hơn. Nên nhớ, hãy hỏi để lắng nghe và chia sẻ chứ không phải để phán xét hay dạy bảo trẻ. Lúc đầu, trẻ có thể không quen và không mấy hứng thú. Nhưng dần dần, con sẽ cảm thấy gần gũi và muốn chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn.

Đặt con ngang bằng khi trò chuyện

Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ để có thể trò chuyện được cùng con đó là bạn cần phải tự hạ mình xuống hoặc phải nâng con lên địa vị của một người lớn để cha/mẹ và con cái có thể đặt ở vị trí ngang bằng nhau. Cha mẹ không nên nhìn xuống con cái theo kiểu người lớn – con nít. Đặt ngang bằng không có nghĩa cư xử hoặc hành động không có thứ tự trên dưới, mà là bạn cần đặt mình vào chính vị trí của con để nhìn nhận vấn đề.

Nếu chú ý quan sát bạn sẽ thấy rằng những ông bố bà mẹ càng “xì tin” bao nhiêu thì lại càng thân thiết, gần gũi với con cái của mình bấy nhiêu. Trái lại, những ông bố bà mẹ nghiêm khắc, “bề trên” thì bao giờ cũng có xu hướng xa cách với con cái mình, ít khi họ có thể chia sẻ, tâm tình với con cái.

Chú ý cách tiếp cận khi trò chuyện cùng trẻ

Âm điệu, cử chỉ, nét mặt và ánh mắt… là những dấu hiệu bên ngoài dễ nhận biết nhất khi giao tiếp và truyền cảm xúc. Trẻ nhỏ thì vốn rất nhạy cảm khi cảm nhận thái độ của cha mẹ và những người xung quanh. Chính vì vậy, một trong những nguyên nhân tạo ra sự khó khăn trong quá trình giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có thể nói đó chính là những biểu cảm hoặc lời nói thể hiện sự ra lệnh, yêu cầu hơn là chia sẻ.

Khi trẻ cảm nhận đang trò chuyện trong tư thế là đối tượng bị ra lệnh hoặc áp đặt, chúng sẽ tự thu mình lại và “ghi nhớ” rất sâu. Kết quả là những lần sau, khi cần mở lòng trò chuyện, trẻ sẽ cảm thấy sợ hoặc bị động trong việc giao tiếp. Thay vào đó, cha mẹ nên tiếp cận với con theo cách nhẹ nhàng, vui vẻ và thoải mái hơn. Ví dụ như khi thấy trẻ xem TV lâu, thay vì nói theo kiểu ra lệnh: “Con tắt ngay TV để ra ăn cơm”, bạn có thể nhẹ nhàng nói: “Con yêu, cả nhà đang đợi con ăn cơm này”.

Tốt nhất, bạn đừng nên biến những cuộc trò chuyện với con cái thành buổi thuyết giảng, giáo huấn hay ra lệnh cho con mà nên coi đó là dịp để tìm hiểu xem con thích gì, mong muốn điều gì, đang gặp khó khăn gì, xem con định giải quyết ra sao… Và cũng đừng áp đặt định kiến, sự phán xét của mình lên những điều mà con kể. Tất cả những điều đó sẽ khiến trẻ mất dần thói quen chia sẻ tâm sự với cha mẹ.

Cẩm nang y học Benh.vn (Theo Trí thức trẻ)

Bài viết Học cách làm bạn với con để gần con thêm chút nữa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hoc-cach-lam-ban-voi-con-de-gan-con-them-chut-nua-9793/feed/ 0
Lý do nào khi càng kỷ luật con càng tiếp tục phạm lỗi https://benh.vn/ly-do-nao-khi-cang-ky-luat-con-cang-tiep-tuc-pham-loi-9711/ https://benh.vn/ly-do-nao-khi-cang-ky-luat-con-cang-tiep-tuc-pham-loi-9711/#respond Tue, 25 Oct 2016 07:21:31 +0000 http://benh2.vn/ly-do-nao-khi-cang-ky-luat-con-cang-tiep-tuc-pham-loi-9711/ Cha mẹ dạy con thường có suy nghĩ lấy việc kỷ luật dưới hình thức quát mắng hay một hình phạt nào đó sẽ khiến con nghe lời. Nhưng chỉ có hiệu quả được một thời gian con sẽ đối đầu với cha mẹ và càng tiếp tục phạm lỗi. Vậy lý do nào khiến con lại trở lên như vậy?

Bài viết Lý do nào khi càng kỷ luật con càng tiếp tục phạm lỗi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cha mẹ dạy con thường có suy nghĩ lấy việc kỷ luật dưới hình thức quát mắng hay một hình phạt nào đó sẽ khiến con nghe lời. Nhưng chỉ có hiệu quả được một thời gian con sẽ đối đầu với cha mẹ và càng tiếp tục phạm lỗi. Vậy lý do nào khiến con lại trở lên như vậy?

Cha mẹ thường hay lấy hình phạt để các con “đi vào khuôn khổ”. Có lẽ biện pháp này cũng có hiệu quả phần nào nhưng về lâu dài, việc trừng phạt nghiêm khắc không được khuyến khích trong nuôi dạy trẻ. Những nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tập chí Tâm lý học thử nghiệm Mỹ đã chỉ ra rằng, các hình thức trừng phạt con không khiến trẻ từ bỏ thói quen xấu mà chỉ khiến chúng tiếp tục sai phạm, ở vào thế đối đầu với cha mẹ.

Các nghiên cứu trên cho thấy, trẻ em sẽ dần từ bỏ được những thói quen xấu nếu người lớn cho các em một giải pháp thay thế, để các con dần thay đổi chứ không phải là những lời chỉ trích hay mắng mỏ.

Kỷ luật trẻ nhỏ chỉ khiến các con tiếp tục phạm lỗi

Một nghiên cứu của trường Đại học Wurzburg (Đức) đã khẳng định: Quát mắng trẻ nhỏ chỉ khiến chúng có tâm thế phản kháng và tiếp tục những thói xấu của mình, đôi khi còn phạm phải ở mức nghiêm trọng hơn.

Thực tế, ai cũng có lúc mắc lỗi và những đứa trẻ thì càng dễ mắc lỗi hơn. Nếu như chúng ta chỉ chăm chăm phạt con ngay khi con mắc lỗi, thì con trẻ sẽ không hiểu tại sao mình bị mắng mà chỉ cảm nhận được sự bực bội. Trẻ có thể nghĩ rằng bố mẹ không thích nên bố mẹ không muốn cho mình làm và bé sẽ tiếp tục mắc lỗi. Theo một chiều hướng khác, các bé có thể sẽ giấu giếm cha mẹ để phạm lỗi do sợ bị phạt và điều này còn tệ hơn.

Giáo sư Andreas Eder tại Viện nghiên cứu Tâm lý học tại Đại học Wurzburg (Đức) kết luận: “Chúng ta nên nhớ, chỉ bằng cách phạt trẻ em khi chúng mắc lỗi không thể nào khiến các hành vi đó chấm dứt được”.

Thay vì quát mắng, phạt con, có cách nào để trẻ ngoan hơn

Rốt cuộc thì trẻ con vẫn là “thân lừa ưa nặng”, mỗi khi muốn con nhanh chóng tắt TV hoặc dẹp loạn một cuộc “huynh đệ tương tàn” thì cha mẹ vẫn cần cho chúng thấy sự nghiêm khắc, cứng rắn.

Theo một điều tra tâm lý học vào năm 2015 cho biết, con người có xu hướng cư xử cẩn trọng hơn khi đặt dưới một áp lực nào đó. Với trẻ em, ý nghĩ “nếu không làm thế này hoặc dám làm thế này/ thì mình sẽ bị phạt” sẽ có tác động mạnh hơn so với việc dùng phần thưởng để “dụ” các con. Thêm vào đó, các giáo sư đã tiến hành một thí nghiệm với các học sinh, thí nghiệm chỉ ra rằng, đối với các học sinh, việc giới hạn số lần phạm lỗi (giả sử tối đa 3 lần) sẽ khiến các em nghe lời hơn là việc khuyên giải và yêu cầu các em không được phạm lỗi lần nào.

Các giáo sư tại Đại học Washington (Mỹ) đã khẳng định rằng nghiên cứu của họ có thể áp dụng cho việc quản lý nội quy tại trường học cũng như giúp các bậc phụ huynh đối phó với những đứa con ương ngạnh, cứng đầu.

Để có được kết quả này, những nhà nghiên cứu đã yêu cầu một số tình nguyện viên tham gia thí nghiệm nhỏ, có sử dụng một màn hình chiếu.

Thí nghiệm như sau

Trên màn hình sẽ hiện ra một con số, những tình nguyện viên phải đoán xem liệu số này sẽ lớn hơn 5 hay nhỏ hơn 5. Bằng cách ấn nút nhỏ hơn hoặc lớn hơn mà họ đã chuẩn bị. Hai nút này sẽ có một nút dẫn điện, mang một nguồn điện nhẹ. Tuy nhiên, những người tham gia sẽ được biết trước rằng một trong hai nút sẽ có một luồng điện nhẹ khiến họ bị giật.

Thí nghiệm đã chỉ ra rằng những người tham gia sẽ ấn nút có luồng điện một cách chần chừ hơn do họ sợ bị giật. Nhưng ngạc nhiên là sau một vài lần như vậy, tình nguyện viên đã ấn nút có luồng điện nhanh hơn trước, dường như họ đã biết luồng điện nhẹ đó không quá nguy hiểm nên sự sợ hãi ban đầu không còn nữa.

Từ thí nghiệm trên, các nhà khoa học suy ra rằng: giống như nút nhấn có dẫn điện, khi con người đã chịu được hình phạt, sự sợ hãi e dè ban đầu dần mất đi và họ chẳng còn e sợ khi nhấn vào nút điện nữa. Tương tự, chỉ nguyên việc thực hiện hình phạt không đủ để ngăn ngừa hoàn toàn những hành vi xấu của con trẻ.

Thí nghiệm được làm lại một lần nữa. Lần này cũng có 2 nút, cả hai nút đều mang điện, một mang dòng điện yếu, một mang dòng điện mạnh. Và họ đã thấy rằng, các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm đều ấn nút có dòng điện nhẹ trước và thao tác rất nhanh chóng, gọn lẹ so với khi ấn nút mang dòng điện mạnh. Tức là thay vì dùng một hình phạt để đe dọa, chúng ta có thể giới hạn mức độ phạm lỗi và cho trẻ biết hậu quả của các số lần phạm lỗi sẽ khác nhau như thế nào. Từ đó các nhà khoa học chỉ ra rằng “kỷ luật là sức mạnh” có thể đúng, tuy nhiên cần kỷ luật đúng cách, để các con phát huy sự tự nhận thức.

Bài viết Lý do nào khi càng kỷ luật con càng tiếp tục phạm lỗi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ly-do-nao-khi-cang-ky-luat-con-cang-tiep-tuc-pham-loi-9711/feed/ 0
Đòn roi hay sự bất lực của cha mẹ https://benh.vn/don-roi-hay-su-bat-luc-cua-cha-me-4227/ https://benh.vn/don-roi-hay-su-bat-luc-cua-cha-me-4227/#respond Mon, 17 Oct 2016 04:52:15 +0000 http://benh2.vn/don-roi-hay-su-bat-luc-cua-cha-me-4227/ Là cha mẹ, khi sinh con ra ai cũng yêu thương con mình, nhưng…..có những lúc trẻ bướng bỉnh, không nghe lời….khiến cha, mẹ phải “ra tay” để dạy trẻ. Biết đánh con là không nên, nhưng nhiều bậc phụ huynh chia sẻ "không đánh không được, có dùng đòn roi thì mới giúp con nên người". Vậy, phương pháp dạy trẻ bẳng đòn roi có hiệu quả không? Có thể dùng đòn roi đối với trẻ trong những trường hợp nào?

Bài viết Đòn roi hay sự bất lực của cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Là cha mẹ, khi sinh con ra ai cũng yêu thương con mình, nhưng…..có những lúc trẻ bướng bỉnh, không nghe lời….khiến cha, mẹ phải “ra tay” để dạy trẻ. Biết đánh con là không nên, nhưng nhiều bậc phụ huynh chia sẻ “không đánh không được, có dùng đòn roi thì mới giúp con nên người”. Vậy, phương pháp dạy trẻ bẳng đòn roi có hiệu quả không? Có thể dùng đòn roi đối với trẻ trong những trường hợp nào?

Những phương pháp khi dạy trẻ

– Kiên nhẫn.

– Biết nói không.

– Tôn trọng trẻ.

– Là tấm gương cho trẻ….

Có nên dùng đòn roi dạy trẻ (Ảnh minh họa)

Khi trẻ mắc lỗi cần

Tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi ở trẻ

Tìm hiểu lỗi do đâu, nguyên nhân nào gây nên? Lỗi có nghiêm trọng không? Lỗi do vô tình hay cố tình?…

Khuyên bảo trẻ bằng tình thương yêu của cha mẹ

Cho trẻ biết nguyên nhân kỷ luật trẻ là tốt cho chúng chứ không phải phục vụ ý muốn của người lớn.

Ân cần, độ lượng với trẻ

Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên ân cần, độ lượng, chỉ ra những lỗi lầm của con bằng sự bao dung, giúp trẻ nhận ra cái sai mà sửa, như vậy hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tâm sự của các bậc phụ huynh

Chị L.T.H (Thanh Hoá) có con trai 8 tuổi

“Vợ chồng bỏ nhau, tôi sợ không có bố bên cạnh cháu dễ sinh hư, nên rất nghiêm khắc trong cách dạy bảo.

Mỗi lần cháu mắc lỗi tôi thường dùng roi đánh thật đau cho nhớ. Có hôm cháu phản kháng lại bằng cách hét toáng lên “Mẹ không thương con. Con ghét mẹ lắm. Con thích ở với bố thôi“.

Nghe cháu nói, tôi đau lòng lắm. Tôi đánh cháu đâu phải vì không thương, mà muốn cháu biết vâng lời mà thôi”.

Đánh trẻ là nguyên nhân dẫn đến trẻ ghét bố, mẹ (Ảnh minh họa)

Chị T (Hà Nội)

Chị T rất hay đánh con: ăn chậm đánh, mè nhèo đánh, khóc đánh, đòi mua đồ chơi đánh….

Gia đình, hàng xóm, bạn bè nhắc nhở, chị chia sẻ:

“Tôi có muốn đánh con nhiều đâu. Nhưng không đánh, con không thể thành người. Ngày xưa, bằng tuổi nó, tôi đã phải làm biết bao thứ, lo nghĩ bao chuyện. Mình không bắt con phải sống khổ như thời xưa nhưng nếu ngay từ bé đã buông lỏng không giáo dục, sớm muộn gì con cũng hư”.

Ý kiến của chuyên gia

Chuyên gia tâm lý Hồng Hà

“Đánh con là một thực trạng mà nhiều gia đình mắc phải, hành động này tỏ rõ sự bất lực của cha mẹ đối với con cái. Để dạy dỗ và giúp con nên người, việc đánh đập, chửi mắng không những không giúp ích mà còn phản tác dụng, khiến đứa trẻ sẽ lì đòn, cứng đầu và có khả năng vi phạm lỗi nặng hơn.

Phụ huynh nên tìm hiểu mục đích con hư là gì? (gây sự chú ý với cha mẹ, nũng nịu, bướng bỉnh…), khi tìm hiểu được mục đích, nguyên nhân, cha mẹ sẽ có cách để giúp đỡ con. Nếu có thể dạy bảo con cái bằng lời khuyên, bằng tình cảm, lời nói nhẹ nhàng thì điều này nên hơn cả, sử dụng đòn roi không có gì đáng khích lệ ở đây.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể thỉnh thoáng đánh con (nhưng không được lạm dụng) để dạy con. Một khi lạm dụng đòn roi, con sẽ dạn đòn. Khi đánh con, cần phân tích lỗi lầm, đưa ra những lời khuyên tốt cho con ”

 Phân tích giúp con nhận ra khuyết điểm (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền (Hiệu trưởng trường trung cấp Âu Việt)

“Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn ra đường dễ gây gổ, đánh nhau với người khác. Hầu hết trẻ sớm đi vào con đường phạm tội hay nghiện ngập đều do cha mẹ dạy dỗ không đến nơi đến chốn và thường xuyên bị đánh đòn.

Cha mẹ dạy bằng cách đánh đến mức con lỳ đòn, hết sợ là rất nguy hiểm. Khi đã hết sợ, người ta có thể liều lĩnh làm bất kỳ điều gì. Cha mẹ dạy con cũng cần giữ lại vốn sợ cho con, bởi vì vốn sợ của trẻ em cũng có giới hạn, nó không hề vô hạn”.

Thạc sĩ tâm lý mầm non Nguyễn Thị Thanh Thủy (hiệu trưởng trường mầm non Khôi Nguyên – TP HCM)

“Cha mẹ đánh đòn con chính là thể hiện sự bất lực của mình. Nhiều người đánh con như một cách để giải tỏa sự căng thẳng, ức chế khi con bướng bỉnh không chịu nghe lời.

Sau khi ra đòn người lớn có thể cảm thấy rất thoải mái, được nhẹ lòng nhưng sau đó bắt đầu hối hận. Tốt hơn, cha mẹ hãy tự bình tĩnh trước mỗi tình huống bé nghịch ngợm, bướng bỉnh.

Hãy nói nhẹ nhàng và giải thích cho bé. Trẻ không có lỗi gì trong tất cả các thói hư tật xấu của chúng. Nếu bé có lỗi, thì chính cha mẹ phải nhìn lại bản thân mình xem mình đã có hành động gì sai”.

Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên

“Trẻ bị cha mẹ đánh mắng thường có tâm lý chống đối, đặc biệt dễ phát triển lệch lạc và ưa bạo lực khi trưởng thành.

Bị đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học làm chủ hành vi tốt hơn mà ngược lại sẽ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị “tóm” khi mắc sai lầm.

Đặc biệt, trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay cho muốn hành động đúng. Người lớn nên dạy con bằng lý lẽ chứ không phải bằng bạo lực, nên nhớ áp dụng các hình thức phạt con là để nhắc nhở chứ không phải hành hạ”

Vậy, những trường hợp nào có thể áp dụng đòn roi để dạy con?

Anh T (Long Biên, Hà Nội)

‘C là một bé gái ngoan ngoãn, biết nghe lời bố mẹ. Ngay từ nhỏ, C đã biết yêu thương,  giúp đỡ, quan tâm tới bố mẹ nên không bao giờ bố mẹ phải la mắng hoặc đánh cháu.

Khi bé học lớp 1,  có một lần, cô giáo thông báo mời phụ huynh đến trường gấp, anh T mới ngã ngửa khi biết con ngoan có tật “ăn cắp vặt”. Tối đó, bé bị bố mẹ đánh cho một trận rất đau.

Anh tâm sự: “Nhìn con khóc mà mình xót xa hết cả ruột, nhưng mình ghét nhất là thói xấu này. Trước đây, mình cực lực phản đối việc đánh con nhưng đúng là đánh mới thành người được”.

Nói vậy nhưng anh cũng lo lắng, không biết đánh thế có phải là một hành động nên làm hay không? Đánh con liệu có giúp con nên người?…”

Anh L (Hà Nội) có con gái 4 tuổi

“Vì cả dòng họ chưa có cháu gái nên khi vợ chồng anh L sinh con gái, ông bà rất cưng chiều. Lâu dần sinh hư, hễ cứ đòi gì là phải được, không đồng ý là khóc giãy nảy, la mắng mọi người…Gần đây, cháu tự ý bỏ đi chơi, không xin phép người lớn. Nhiều lần, bố, mẹ phát hoảng đi tìm (vì sợ cháu bị lạc hoặc ra đường xe cộ). Sau đó bố, mẹ đã nhắc “đi đâu phải xin phép, bố mẹ cho đi mới được đi” nhưng nói mãi cũng chẳng nghe lời.

Sợ cháu sinh “nhờn” tạo thành thói quen không sợ ai, anh dùng “roi” để trị. Hai ngày đầu cháu dỗi, không chơi với bố…nhưng “chừa” hẳn những tật xấu. Bây giờ mỗi khi đi đâu, cháu đều xin phép ông, bà, bố, mẹ mới ra khỏi nhà”

Lời kết

Không phải lúc nào đòn roi cũng có giá trị đối với con trẻ, đôi khi còn có tác dụng ngược lại. Có thể nói quan niệm “thương cho roi, cho vọt” không còn được khuyến khích trong xã hội hiện đại ngày nay.

Việc quát mắng, đánh đập trẻ nhỏ làm tổn thương thể xác lẫn tâm hồn trẻ vì trẻ chưa hiểu hết những việc chúng đã làm. Vì vậy, những người làm cha, làm mẹ hãy quan tâm và giáo dục con bằng chính tình yêu thương và sự nghiêm khắc của mình.

Benh.vn

Bài viết Đòn roi hay sự bất lực của cha mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/don-roi-hay-su-bat-luc-cua-cha-me-4227/feed/ 0