Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 29 May 2023 02:48:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tìm hiểu về sản dịch – Tư vấn phụ nữ mang thai, cho con bú https://benh.vn/tim-hieu-ve-san-dich-3115/ https://benh.vn/tim-hieu-ve-san-dich-3115/#respond Sun, 28 May 2023 04:27:08 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-ve-san-dich-3115/ Sản dịch là dịch từ buồng tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản.

Bài viết Tìm hiểu về sản dịch – Tư vấn phụ nữ mang thai, cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sản dịch là dịch từ buồng tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản. Hiểu đúng về sản dịch để nhận biết các vấn đề bất thường và tự chăm sóc bản thân trong thời kỳ mang thai, cho con bú

Thành phần và tính chất của sản dịch

Sản dịch có các thành phần đặc trưng do được tạo ra tại vị trí, thời kỳ đặc biệt của người phụ nữ. Do đó, sản dịch cũng có tính chất đặc trưng mà không phải loại dịch nào cũng có.

Thành phần có trong sản dịch

Sản dịch được tạo nên bởi máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung, nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô ở cổ tử cung và âm đạo bị thoái hoá bong ra.

Tính chất của sản dịch

Trong 3 ngày đầu, sản dịch toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày thứ 9 trở đi, sản dịch chỉ còn là một dịch trong. Bình thường, trong sản dịch không bao giờ có mủ, nhưng khi đi qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh.

– Mùi: sản dịch có mùi tanh nồng, pH kiềm, nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi.

– Khối lượng: thay đổi tuỳ người. Trong 10 ngày đầu, trung bình sản dịch có thể ra tới 1500g, đặc biệt ngày thứ nhất và ngày thứ hai ra nhiều, có thể lên đến 1000g. Các ngày sau sản dịch ít dần, sau 2 tuần sản dịch sẽ hết hẳn.

tim_hieu_ve_san_dich_phu_nu

Sản dịch bình thường và sản dịch không bình thường.

Là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Sản dịch bao gồm máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc tử cung nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô cổ tử cung và âm đạo bị thoái hóa và bong ra. Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử… Hiện tượng này kéo dài 2-3 tuần nữa.

Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn… Sản dịch có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi.

Ở người con so, cho con bú, sản dịch sẽ hết nhanh hơn do tử cung co hồi nhanh hơn. Ở người mổ đẻ, sản dịch thường ít hơn so với người đẻ thường. Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm, lại ra máu tái lần cần phải theo dõi sót rau khi đẻ. Trên lâm sàng, 3 tuần lễ sau đẻ ở một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó là hiện tượng thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.

Một số hiện tượng khác: Sản phụ mới sinh xong thường thở chậm và sâu hơn. Một số sản phụ ngay sau khi sinh có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý. Đặc điểm của cơn rét run sinh lý là mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường. Cần phân biệt rét run sinh lý với rét run do choáng mất máu. Trong choáng mất máu, còn có sự thay đổi về mạch, huyết áp, vã mồ hôi, các chi lạnh. Sau khi sinh, sản phụ có thể sụt 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch…

Nếu không cho con bú, 6 tuần lễ sau khi sinh chị em có thể có lại kinh lần đầu tiên, và đó cũng là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản. Kỳ kinh nguyệt đầu thường kéo dài hơn các kỳ kinh bình thường.

Bài viết Tìm hiểu về sản dịch – Tư vấn phụ nữ mang thai, cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-ve-san-dich-3115/feed/ 0
Sản dịch và các dấu hiệu phải nhập viện trở lại https://benh.vn/san-dich-va-cac-dau-hieu-phai-nhap-vien-tro-lai-2180/ https://benh.vn/san-dich-va-cac-dau-hieu-phai-nhap-vien-tro-lai-2180/#respond Mon, 12 Mar 2018 04:09:08 +0000 http://benh2.vn/san-dich-va-cac-dau-hieu-phai-nhap-vien-tro-lai-2180/ Sau khi trẻ ra đời, cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian này thường kéo dài khoảng 6 tuần lễ và được gọi là thời kỳ hậu sản. Trong một vài tuần đầu bạn sẽ thấy có chất dịch (gọi là sản dịch) chảy ra từ cửa mình.

Bài viết Sản dịch và các dấu hiệu phải nhập viện trở lại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều phụ nữ thắc mắc khi có dịch sau khi sinh một vài tuần, thậm chí còn lâu hơn thế. Rất thường xuyên bạn gặp phải tình trạng trên là do sản dịch. Nhưng cũng có những dấu hiệu bất thường cần lưu ý.

Những dấu hiệu chuyển dạ

– Đau bụng từng cơn ngắn từ 5 đến 10 phút lần, đau liên tục, tăng dần không có dấu hiệu giảm.

– Có thể đau mỏi vùng thắt lưng như người bị kinh nguyệt.

– Ra chất nhầy hồng ở cửa mình.

Sản dịch sau sinh

Sau khi trẻ ra đời, cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian này thường kéo dài khoảng 6 tuần lễ và được gọi là thời kỳ hậu sản. Trong một vài tuần đầu bạn sẽ thấy có chất dịch (gọi là sản dịch) chảy ra từ cửa mình. Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày ngay sau sinh. Sau đó sản dịch chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh. Khoảng ngày thứ 10 trở đi sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó nhạt màu dần rồi hết hẳn (thường sau khoảng 1 tháng). Nếu bạn cho con bú hoàn toàn, thường sẽ có kinh sau tháng thứ sáu hoặc muộn hơn. Nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ 4 đến 6 tuần sau sinh.

Thời kỳ hậu sản

– Bạn nên giữ sạch vùng kín, hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng 3-4 lần một ngày và dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm sản dịch. Nhưng bạn không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng.

– Khi còn có sản dịch bạn không nên “gần gũi” để tránh nhiễm trùng.

– Nên ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để hồi phục cơ thể sau khi sinh và để có đủ sữa cho con bú. Không nên ăn uống quá kiêng khem.

– Nên tranh thủ ngủ càng nhiều càng tốt khi bé ngủ.

– Vận động nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày để hồi phục sức khỏe.

– Đi khám lại từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh để chắc chắn mẹ con đã hồi phục sau khi sinh và phát hiện những biến chứng nếu có. Đây cũng là dịp bạn có thể hỏi bác sĩ và nữ hộ sinh bất cứ điều gì bạn còn bạn khoăn về cho con bú, quan hệ tình dục, kế hoạch hóa gia đình, tiêm phòng cho bé, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hoặc những câu hỏi khác về sức khỏe của bạn cũng như của trẻ.

Những dấu hiệu nguy hiểm phải nhập viện trở lại :

– Ngất hoặc bất tỉnh.

– Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ tươi, hoặc có những cục máu đông.

– Sốt.

– Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên.

– Nôn và tiêu chảy.

– Máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi khó chịu.

– Đau, sưng, đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu (nếu bạn bị cắt khâu tầng sinh môn lúc đẻ hoặc phải mổ đẻ).

– Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.

– Đái buốt.

– Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.

Bài viết Sản dịch và các dấu hiệu phải nhập viện trở lại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/san-dich-va-cac-dau-hieu-phai-nhap-vien-tro-lai-2180/feed/ 0