Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 22 Mar 2024 06:17:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Lợi hại của việc sinh mổ https://benh.vn/loi-hai-cua-viec-sinh-mo-2801/ https://benh.vn/loi-hai-cua-viec-sinh-mo-2801/#respond Fri, 15 Mar 2024 01:20:14 +0000 http://benh2.vn/loi-hai-cua-viec-sinh-mo-2801/ Ngày nay ngày càng nhiều các cặp vợ chồng lựa chọn phương pháp sinh mổ lấy thai chủ động, thậm trí họ còn đặt giờ sinh với hi vọng làm như vậy tương lai của bé sẽ tốt hơn.

Bài viết Lợi hại của việc sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày nay ngày càng nhiều các cặp vợ chồng lựa chọn phương pháp sinh mổ lấy thai chủ động, thậm trí họ còn đặt giờ sinh với hi vọng làm như vậy tương lai của bé sẽ tốt hơn.

Sinh đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường. Trong đa số trường hợp, việc sinh nở sẽ được thực hiện qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khi có những trở ngại trong lúc chuyển dạ, để bảo đảm an toàn cho mẹ và con, bác sĩ mới phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai.

Theo ý kiến Bs Nguyễn Thu Hồng – BV Phụ sản Hà Nội thì mổ lấy thai hay sinh thường cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu không có những bất thường sản phụ tuân theo quy luật tự nhiên vẫn là điều nên làm.

sinh-mo

Ưu điểm của việc sinh mổ

  • Giúp cuộc sinh nở diễn ra nhanh gọn. Bác sĩ, nữ hộ sinh không phải theo dõi thường xuyên.
  • Các bà mẹ không phải đau đẻ
  • Tránh được một số nguy cơ khó tiên lượng khi sinh và sau khi sinh như thuyên tắc ối, suy thai cấp, băng huyết sau sinh…
  • Giữ được sự rắn chắc của tầng sinh môn
  • Tránh được các nguy cơ bị tổn thương đường sinh dục như vỡ tử cung,
  • An toàn cho mẹ và bé trong những trường hợp mẹ có khung chậu giới hạn hay hẹp, trường hợp không thể sinh được đường âm đạo như em bé quá to, thai không thuận (không nằm xuôi với đầu nằm xuống dưới mà là nằm ngược hay nằm ngang)
  • Giúp bé con chào đời theo tử vi.
  • Đề phòng và kiểm soát nguy cơ tăng  cao huyết áp trong quá trình mổ lấy thai ở những bà mẹ nhiễm độc thai nghén và các sản phụ mắc bệnh cao huyết áp
  • Bảo vệ thai nhi trước nguy cơ bị cạn nước ối hoặc thai nhi đã quá già tháng….

Những trường hợp như trên nếu cứ cố sinh đường dưới thì sẽ rấy nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và của cả thai nhi. Ngoài nguyên nhân thường gặp trên, còn rất nhiều lý do khác không cho phép sinh con bằng đường tự nhiên, đường âm đạo như những trường hợp thai suy, mẹ có nhau tiền đạo, nhau bong non…

Phương pháp này cũng có nhiều điểm bất lợi đáng kể

cảnh báo việc mang thai sớm sau sinh mổ

  • Gặp tai biến khi gây mê, gây tê; có thể tổn thương các cơ quan trong ổ bụng trong khi mổ sinh như ruột, bàng quang…
  • Nhiễm trùng vết mổ sau sinh và để lại sẹo
  • Thời gian nằm viện của sản phụ mổ lấy thai sẽ dài hơn, đau đớn hơn vừa đau vết mổ, vừa đau do co tử cung, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc bé.
  • Chi phí tốn kém nhiều hơn
  • Hơn nữa mổ lấy thai không phải là giải pháp lúc nào cũng  an toàn:

Theo quy luật thì cái gì tuân theo tự nhiên cũng tốt hơn. Thực tế cho thấy tỉ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh (trẻ tử vong từ lúc sinh ra cho đến 28 ngày sau sinh) ở các ca mổ lấy thai cao hơn so với các ca sinh thường. Tỉ lệ tử vong mẹ cũng tăng gấp bốn lần nếu mổ lấy thai so với sinh thường, ngay cả mổ chủ động, tỉ lệ tử vong mẹ cũng tăng 2,84 lần so với sinh thường.

Hiện nay, tại bệnh viện Hùng Vương, số người sinh mổ chiếm gần 33%. Còn tại bệnh viện Từ Dũ tỷ lệ sinh mổ gần 50%. Mặc dù việc sinh mổ theo yêu cầu đang bị Nhà nước nghiêm cấm, nhưng con số này đang tăng lên, đặc biệt ở các bệnh viện trung ương.

Bài viết Lợi hại của việc sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-hai-cua-viec-sinh-mo-2801/feed/ 0
Mẹ nào sau sinh mổ cũng cần uống nước ngọt có ga để tránh mất mạng? https://benh.vn/me-nao-sau-sinh-mo-cung-can-uong-nuoc-ngot-co-ga-de-tranh-mat-mang-9403/ https://benh.vn/me-nao-sau-sinh-mo-cung-can-uong-nuoc-ngot-co-ga-de-tranh-mat-mang-9403/#respond Sun, 10 Jan 2021 07:07:00 +0000 http://benh2.vn/me-nao-sau-sinh-mo-cung-can-uong-nuoc-ngot-co-ga-de-tranh-mat-mang-9403/ Mới đây, một mẹ có chia sẻ kinh nghiệm sinh mổ của mình và nhắc nhở các mẹ khác chuẩn bị sinh mổ nhớ dặn chồng mua một lon nước ngọt có ga mang theo để uống sau sinh giúp tránh bị dính ruột. Sau khi chia sẻ, bài viết này nhanh chóng nhận được sự chú ý và được các bà mẹ truyền tay nhau.

Bài viết Mẹ nào sau sinh mổ cũng cần uống nước ngọt có ga để tránh mất mạng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mới đây, một mẹ có chia sẻ kinh nghiệm sinh mổ của mình và nhắc nhở các mẹ khác chuẩn bị sinh mổ nhớ dặn chồng mua một lon nước ngọt có ga mang theo để uống sau sinh giúp tránh bị dính ruột. Sau khi chia sẻ, bài viết này nhanh chóng nhận được sự chú ý và được các bà mẹ truyền tay nhau.

Theo như chia sẻ của mẹ bỉm sữa này, 3 ngày sau khi sinh chị không thể xì hơi được. Mặc dù biết xì hơi sau sinh mổ là việc vô cùng quan trọng nhưng 3 ngày trôi qua chị vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì. Sức khỏe của chị cũng bắt đầu không ổn, không ăn được gì ngoài húp cháo loãng, còn con cũng không có sữa để bú.

Chị càng lo lắng hơn khi nghe bác bảo mẹ sau sinh mổ không xì hơi được nguy cơ bị dính ruột rất cao và có thể phải mổ lại.

Thấy vậy, gia đình chị tìm mọi cách “gỡ rối” trên mạng cũng như hỏi những người đi trước, và đành “làm liều” mua cho chị lon nước ngọt có ga về uống. Thấp thỏm, lo lắng vì biết việc làm này vô cùng nguy hiểm nhưng 30 phút sau chị thở phào nhẹ nhõm khi xì hơi được.

  nuoc_uong_co_ga

Uống nước ngọt có ga sau sinh mổ tránh bị dính ruột? (Ảnh minh họa)

Phương pháp cũng như câu chuyện của mẹ bỉm sữa này đang được lan truyền trên mạng xã hội và được nhiều mẹ ghi chú lại để làm kinh nghiệm cho bản thân.

Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ Phạm Văn Hùng – Chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa về “mẹo nhỏ” này, bác sĩ Hùng khẳng định thông tin này hoàn toàn không đúng và không có cơ sở nào cho rằng uống nước ngọt có ga để dễ xì hơi, tránh dính ruột cho người mẹ sau sinh mổ.

“Đường ruột dính ở bên ngoài nên uống nước ngọt không phòng được dính ruột. Uống nước ngọt có ga cũng không thể xì hơi được sau khi người mẹ vừa sinh mổ. Thông tin này hoàn toàn không đúng bởi không có cơ sở nào để cho rằng uống nước ngọt có ga tránh được dính ruột. Thông thường, sau khi sinh mổ, mẹ bắt đầu đánh hơi được mới được ăn và uống”, bác sĩ Hùng cho biết.

Bác sĩ Hùng cũng chia sẻ thêm hiện tượng người mẹ bị dính ruột sau khi sinh mổ xảy ra rất ít bởi người mẹ sinh mổ chủ động, do chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, điều kiện vô trùng được đảm bảo tuyệt đối nên người mẹ chỉ cần vận động nhẹ nhàng sớm sẽ không xảy ra dính ruột sau sinh mổ.

“Dính ruột thường gặp ở những người có vết mổ cũ, do các loại bệnh khác trước đó không nhất thiết phải là mổ lấy thai. Bên cạnh đó những người bị viêm nhiễm vùng chậu, viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm do chlamydia… cũng hay gây dính ruột.

Triệu chứng dính ruột lâm sàng sau khi sinh mổ như đau bụng, nôn, bí trung tiện và đại tiện, chướng bụng. Người mẹ cần cố gắng vận động sớm vì mổ đẻ ít có nguy cơ dính ruột hơn mổ khác bởi mổ chủ động, ruột không bị tổn thương, hơn nữa được đảm bảo trong điều kiện vô khuẩn.

Để phòng tránh dính ruột sau khi sinh mổ, người mẹ luôn nhớ rằng cần cố gắng vận động, ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng sớm (trong 24 giờ sau sinh). Thường sau mổ, sản phụ rất lười ngồi dậy vì ảnh hưởng của tác động gây tê tủy sống. Tuy nhiên, nếu người mẹ không vận động nhiều sẽ dẫn đến bế sản dịch trong buồng cổ tử cung và sinh ra nhiều vấn đề nguy hiểm khác nữa.”, bác sĩ Hùng cho biết thêm.

Bài viết Mẹ nào sau sinh mổ cũng cần uống nước ngọt có ga để tránh mất mạng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/me-nao-sau-sinh-mo-cung-can-uong-nuoc-ngot-co-ga-de-tranh-mat-mang-9403/feed/ 0
Một vài thắc mắc các bà bầu muốn biết khi đẻ mổ https://benh.vn/mot-vai-thac-mac-cac-ba-bau-muon-biet-khi-de-mo-2805/ https://benh.vn/mot-vai-thac-mac-cac-ba-bau-muon-biet-khi-de-mo-2805/#respond Wed, 19 Jun 2019 00:10:18 +0000 http://benh2.vn/mot-vai-thac-mac-cac-ba-bau-muon-biet-khi-de-mo-2805/ Chuẩn bị sinh mổ và những kiến thức quan trọng mẹ bầu cần chú ý dưới đây sẽ giúp các chị em bầu chuẩn bị đồ đi sinh mổ, chuẩn bị kiến thức về sinh mổ và chuẩn bị tâm lý sinh mổ đúng đắn nhất, nhằm giảm thiểu những vấn đề rắc rối khi sinh con.

Bài viết Một vài thắc mắc các bà bầu muốn biết khi đẻ mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Nếu lần đầu đẻ mổ thì các lần sau cũng phải đẻ mổ?

Không hoàn toàn đúng. Hiện nay tỷ lệ mổ đẻ lại lần 2 tại bệnh viện phụ sản Trung Ương là 70% đến 80%, có nghĩa là khoảng 20% sản phụ mổ đẻ lần một thì lần thứ hai vẫn có thể đẻ thường được. Nhưng lần đẻ này phải có sự can thiệp của thầy thuốc sản khoa (đẻ focxép)

2. Nếu đẻ mổ chỉ có thể sinh (sanh) tối đa 3 lần?

Chỉ đúng một cách tương đối – vì nếu phải mổ đẻ nhiều lần (trên 3 lần) thì nguy cơ nứt sẹo cho những lần mang thai tiếp theo là rất cao, hơn nữa nếu đã có ba con khỏe mạnh thì lần mổ thứ ba nên đình sản (điều này rất phù hợp với chính sách dân số Việt Nam hiện nay).

3. Khoảng cách an toàn giữa hai lần đẻ mổ là 5 năm?

Các thầy thuốc sản khoa khuyên các bà mẹ mổ đẻ lần thứ nhất thì tốt nhất sau 3-5 năm mới sinh (sanh) con tiếp theo. Vì sau 3-5 năm cơ thể người mẹ mới bình phục tốt sau thai kỳ và nuôi con nhỏ và khoảng thời gian đó đủ để vết sẹo ở tử cung người mẹ bình phục tốt.

4. Trong khi mang thai mà phát hiện thai phụ có u xơ tử cung hay thì nhất định khi đẻ mổ?

Không hoàn toàn đúng. Điều này còn phụ thuộc vào vị trí của khối u, kích thước khối u…Nếu khối u to, khối u nằm ở eo tử cung làm cản trở đường ra của thai nhi thì phải mổ lấy thai. Nhưng nếu u xơ nhỏ, nằm ở đáy tử cung thì vẫn có thể để thường. Tuy nhiên khi có u xơ tử cung và có thai thì cần được quản lý, theo dõi ở các cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao.

5. Những sản phụ đẻ mổ có nhiều khả năng dễ bị dị ứng với các protit lạ, ví dụ sau khi sinh (sanh) mổ uống sữa tươi dễ bị tiêu chảy?

Điều này hoàn toàn sai. Sau khi đẻ mổ người phụ nữ thường có thời gian liệt ruột cơ năng, nên bụng bị chướng hơi. Khi chưa thông ruột (chưa trung tiện) mà uống sữa sẽ dễ bị tiêu chảy. Khi đã có trung tiện (hết liệt ruột) thì người phụ nữ đẻ mổ có thể ăn uống bình thường.

6. Có thể đăng ký mổ đẻ chủ động và chọn bác sỹ theo yêu cầu?

Trong một số trường hợp cụ thể có thể thực hiện được. Ví dụ thai phụ có vết mổ đẻ qúa sớm (ít hơn 24 tháng), mổ cũ với thai ngược, mổ cũ với thai qúa to (từ khoảng 3500gr trở lên), thai phụ có tiền sử chửa đẻ rất khó khăn (thụ tinh ống nghiệm) ….

Để có vết sẹo đẹp, không lồi sau khi sinh (sanh) tuyệt đối không được ăn thịt gà, trứng, rau muống?

Điều này không đúng. Sẹo đẹp hay sẹo lồi là do cơ địa của mỗi sản phụ chứ không phải do người mổ hay chế độ ăn uống kiêng khem sau mổ .

7. Trung bình độ dài vết sẹo là 12 cm?

Hiện nay không có qui định nào về độ dài của vết sẹo. Người phẫu thuật viên có thể quyết định độ dài của vết mổ. Độ dài vết mổ phải thích hợp để khi lấy thai nhi ra khỏi bụng mẹ được tiện lợi nhất (đặc biệt trong trường hợp phải lấy thai ra khẩn cấp)

8. Tất cả phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé, mông và hông hẹp có khả năng đẻ mổ cao?

Điều này gần đúng. Tuy nhiên trong lúc chuyển dạ người thày thuốc sản khoa phải khám một cách tỷ mỉ, đo các số đo của khung chậu người mẹ, ước tính đúng trọng lượng của thai nhi… Nếu trọng lượng của thai nhi không quá to so với các số đo của khung chậu mẹ thì các thầy thuốc vẫn có thể thử thách cho đẻ đường dưới.

9. Những sản phụ sinh mổ sẽ rất ít sữa hoặc hoàn toàn không có sữa cho con bú?

Điều này không đúng. Sinh mổ không ảnh hưởng đến vấn đề tiết sữa của các bà mẹ mà chỉ không thật thuận tiện cho việc con bú trong những ngày đầu do vết mổ còn đau và người còn yếu. Sau khi sinh mổ nếu cho em bé bú sớm, người mẹ biết cách chăm sóc hai bầu vú, ăn uống đủ chất … thì sữa vẫn tiết bình thường. Tuy nhiên sữa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng bà mẹ khác nhau.

10. Không nên cho con bú ngay sau khi đẻ mổ vì người mẹ phải tiêm kháng sinh?

Điều này hoàn toàn sai. Hiện nay chúng tôi khuyên các bà mẹ kể cả đẻ thường và đẻ mổ phải cho con bú càng sớm càng tốt. Bú sớm có tác dụng giúp cho tử cung co hồi tốt, kích thích tuyến sữa tiết sữa nhiều và những giọt sữa non rất cần cho bé trong những ngày đầu mới sinh. Mẹ sau khi mổ tiêm kháng sinh vẫn cho bé bú bình thường.

11. Những sản phụ đẻ mổ sẽ được quan hệ tình dục sớm hơn những người đẻ thường vì cơ quan sinh dục không bị tổn thương?

Không đúng. Sau khi đẻ mổ hoặc đẻ thường bộ phận sinh dục của người phụ nữ phải có thời gian nhất định mới có thể trở lại bình thường (đó là sự co hồi của tử cung, sự bài tiết của sản dịch sau sinh…) Thời gian phục hồi này không phụ thuộc vào việc đẻ thường hay đẻ mổ.

12. Sản phụ mổ xong vẫn còn đau có nên đi lại hay không?

Sau khi sinh mổ 24 giờ sản phụ phải vận động (ngồi dậy, tập đứng, tập đi..) để tránh bị dính ruột?

Sau khi mổ đẻ (mổ bụng nói chung) thường có thời gian liệt ruột cơ năng. Do vậy sau khi mổ 24 giờ đầu thường thấy chướng bụng, đau quặn bụng… Chúng tôi thường khuyên các sản phụ sau mổ phải vận động sớm (sau 24 giờ) để giúp cho ruột nhu động lại sớm (có trung tiện sớm). Nếu ruột thông sớm, nhu động trở lại sớm sẽ làm cho người phụ nữ đỡ mệt hơn, ăn uống trở lại bình thường và giúp cơ thể chóng bình phục.

Bs. Phan Văn Quý – BV Phụ sản Trung Ương

 

Bài viết Một vài thắc mắc các bà bầu muốn biết khi đẻ mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-vai-thac-mac-cac-ba-bau-muon-biet-khi-de-mo-2805/feed/ 0
Sau khi sinh mổ nên ăn gì để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo? https://benh.vn/sau-khi-sinh-mo-nen-an-gi-de-tranh-nhiem-trung-nhanh-lien-seo-9907/ https://benh.vn/sau-khi-sinh-mo-nen-an-gi-de-tranh-nhiem-trung-nhanh-lien-seo-9907/#respond Tue, 07 May 2019 02:00:13 +0000 http://benh2.vn/sau-khi-sinh-mo-nen-an-gi-de-tranh-nhiem-trung-nhanh-lien-seo-9907/ Sinh mổ không chỉ khiến mẹ bầu chịu đau đớn lâu dài sau sinh mà còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, và để lại những vết sẹo xấu trên da. Gợi ý 1 số thực phẩm sau sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, sẹo nhanh liền sau sinh nở

Bài viết Sau khi sinh mổ nên ăn gì để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau quá trình sinh mổ đầy nguy hiểm các chị em cần một chế độ dinh dưỡng thật tốt để bồi bổ sức khỏe, tái tạo vết mổ. Vậy sau khi sinh mổ nên ăn gì để tránh nhiễm trùng, kích thích sữa về và nhanh liền các vết sẹo?

Dưới đây là một vài lời khuyên bổ ích về việc sinh mổ nên ăn gì, chị em nên tham khảo:

Sau khi sinh mổ nên ăn gì trong 6-8 giờ đầu?

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, đường ruột bị tác động khiến hoạt động của ruột bị giảm, dạ dày ảnh hưởng. Sau khi sinh 6-8 giờ, nếu sản phụ chưa “xì hơi” được bác sĩ sẽ chưa cho phép ăn uống gì. Lúc này, nếu nạp ngay những thực phẩm như thịt, sữa trứng thì tình trạng táo bón càng trở nên tồi tề. Đồ chay là lựa chọn hoàn hảo nhất cho thời điểm này.

Trong trường hợp bệnh nhân quá đói người nhà có thể cho ăn các món súp, cháo hầm chay để đường ruột tiêu hóa dễ dàng, thúc đẩy “xì hơi” và bài tiết dễ dàng sau đó mới dùng các thức ăn đặc, mặn. Sản phụ cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều một lúc hoặc sử dụng thực phẩm khó tiêu dễ gây đầy hơi, táo bón khiến chị em thêm khó chịu và đau đớn.

   

Sau sinh mổ 6 tiếng, nếu quá đói sản phụ chỉ nên ăn cháo chay nhẹ nhàng để tránh tình trạng khó tiêu. (ảnh minh họa)

Rau củ và trái cây tươi

Giai đoạn vừa phẫu thuật mổ lấy thai, sản phụ ít vận động đi lại trong khi đó việc ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng khiến chị em dễ bị táo bón, thậm chí là trĩ. Vì vậy thực đơn của mẹ sinh mổ cần có nhiều các loại rau xanh có tính mát và lợi sữa như rau ngót, rau mồng tơi…

Các loại trái cây tươi giàu vitamin C lại lành tính với sản phụ như chuối, bưởi, na, đu đủ rất thích hợp là món tráng miệng cho sản phụ.

Các loại thịt đỏ giàu đạm, sắt

Sau khi sinh mổ nên ăn gì? Tất nhiên không thể không kể đến các thực phẩm dinh dưỡng như các loại thịt bò, thịt lợn, trứng gà…vì đây là những thực phẩm giàu đạm, sắt hỗ trợ sản sinh lượng máu bị mất trong khi mổ đẻ. Chỉ 8h đầu nên hạn chế những thực phẩm này. Sau đó, các mẹ cần đa dạng hóa thực phẩm hàng ngày. Điều này giúp phục hồi năng lượng và đẩy nhanh tiến trình lành vết khâu cho chị em.

Ăn lượng nhỏ và dễ tiêu trong 1 tuần đầu

Như đã nói ở trên sau sinh mổ 1-2 ngày khả năng tiêu hóa của sản phụ vẫn còn yếu vì vậy chị em chỉ nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt nhất là tránh đồ ăn có dầu mỡ. Khoảng 3-4 ngày tiếp theo, sản phụ chỉ nên ăn nhẹ nhàng từng bữa, không nên ăn quá nhiều đặc biệt là uống nhiều canh. Sau 1 tuần sinh mổ chị em có thể ăn uống trở lại bình thường, nhiều chị em lấy lại cảm giác ăn uống nên có thể bổ sung các món mặn như thịt, trứng, cá… thường xuyên trong thực đơn hàng ngày.

Uống nước thường xuyên

Hàng ngày sản phụ cần uống đủ 1,5-2 lít nước để đảm bảo kích thích sự tiết sữa đồng thời hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ sau sinh con.

Hạn chế các thực phẩm tanh, gây chậm liền sẹo

Từ 1-3 tháng sau sinh mổ, sản phụ cần hạn chế ăn các loại đồ ăn tanh (cá, ốc) vì chúng có thể gây ra hiện tượng ức chế sự đông máu sau phẫu thuật khiến vết thương lâu liền da.

Một số thực phẩm không tốt cho quá trình làm liền sẹo như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà, chị em sau sinh mổ cũng cần lưu ý kiêng ăn vì chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vết thương hoặc gây sẹo lồi.

Ngoài ra, chị em sau sinh mổ cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên nằm nhiều một chỗ mà có thể đi lại nhẹ nhàng ngay trong phòng ngủ để các cơ quan trong cơ thể sớm hoạt động trở lại bình thường. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ giúp bạn ăn uống ngon miệng và sớm có sữa về cho con bú.

Benh.vn  (Khám phá)

Bài viết Sau khi sinh mổ nên ăn gì để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sau-khi-sinh-mo-nen-an-gi-de-tranh-nhiem-trung-nhanh-lien-seo-9907/feed/ 0
Khó tin nhưng có thật: nghiên cứu xoa dịch âm đạo của mẹ cho bé sinh mổ https://benh.vn/kho-tin-nhung-co-that-nghien-cuu-xoa-dich-am-dao-cua-me-cho-be-sinh-mo-59366/ https://benh.vn/kho-tin-nhung-co-that-nghien-cuu-xoa-dich-am-dao-cua-me-cho-be-sinh-mo-59366/#respond Sat, 23 Mar 2019 13:23:40 +0000 https://benh.vn/?p=59366 Danielle Vukadinovich, một bà bầu sắp sinh con, đang ngồi trên giường bệnh tại Bệnh viện Phụ nữ Inova, Nhà thờ Falls, bang Virginia, Mỹ.

Bài viết Khó tin nhưng có thật: nghiên cứu xoa dịch âm đạo của mẹ cho bé sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Danielle Vukadinovich, một bà bầu sắp sinh con, đang ngồi trên giường bệnh tại Bệnh viện Phụ nữ Inova, Nhà thờ Falls, bang Virginia, Mỹ.

“Tôi hơi lo lắng, nhưng cảm thấy rất tốt!”

Vukadinovich sẽ tiến hành ca sinh mổ vào hôm nay. Đây là đứa con thứ hai của cô. Hai bé song sinh đầu tiên của cô hiện đã 19 tháng tuổi và cũng được sinh mổ.

Lần này, Danielle muốn thử điều gì đó mới mẻ hơn và có thể hơi kỳ lạ: ngay khi con gái cô chào đời, bác sỹ sẽ thấm dịch từ âm đạo của Danielle hoặc một dung dịch vô khuẩn (dùng làm đối chứng) rồi xoa đều lên đứa bé.

Vukadinovich chia sẻ: “Tôi vẫn chưa kể điều này với nhiều người. Tôi nghĩ mọi người sẽ nói: “Trời đất. Làm thế kỳ dị quá.” Nhưng tôi không nghĩ điều này là xui xẻo. Đây là một cách làm thực sự rất tự nhiên và bình thường.”

Danielle và chồng cô, anh Nick Vukadinovich trước ca sinh mổ – ảnh do phóng viên Mary Mathis/NPR chụp lại tại bệnh viện Inova

Vukadinovich đang tham gia vào một dự án nghiên cứu tại hệ thống bệnh viện Inova. Mục đích của dự án là đánh giá xem việc bổ sung vi sinh vật đường âm đạo của mẹ có thể tăng cường hệ gen vi sinh vật đường ruột và giảm nguy cơ bệnh tật ở trẻ sinh mổ hay không. Nhóm nghiên cứu được điều phối bởi Suchitra Hourigan, chuyên gia tiêu hóa nhi khoa.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu xoa các dịch chứa vi sinh vật đường âm đạo của bà mẹ cho bé sơ sinh, hay còn được gọi là phương pháp gieo mầm âm đạo. Một số người còn gọi đây là “lễ rửa tội bằng vi sinh vật” cho đứa bé.

Ý tưởng này xuất phát từ việc các trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc nhiều bệnh như hen suyễn, dị ứng, béo phì và các bệnh khác khi lớn lên. Vì vậy, việc xoa dịch âm đạo cho trẻ sinh mổ sẽ giúp hệ gen vi sinh vật của chúng được phát triển như những đứa trẻ sinh thường qua đường âm đạo, từ đó có thể giảm nguy cơ bị bệnh trong tương lai.

Suchitra Hourigan, điều phối dự án nói: “Chúng tôi cho rằng một trong những lý do trẻ sinh mổ bị tăng nguy cơ bệnh tật là do chúng không được tiếp xúc với hệ vi sinh vật đường âm đạo của mẹ như các trẻ sinh thường.”

Bà Shira Levy, quản lý nghiên cứu hệ gen vi sinh vật đường ruột tại bệnh viện Inova giải thích: “Đây giống như một trải nghiệm tôn giáo đầu tiên của đứa trẻ. Giống như bạn được tắm nước thánh để thanh tẩy tâm hồn.”

“Trong trường hợp này, các bé được tắm trong vi sinh vật từ âm đạo của mẹ và điều này sẽ giúp thay đổi hệ gen vi sinh vật của chúng.”

Một số cặp đôi đã thử tự mình làm phương pháp gieo mầm âm đạo. Vukadinovich nói đùa rằng cô còn muốn tự mình làm điều đó. Vì cô cũng là y tá, còn chồng cô là một giáo viên sinh học tại trường cấp 3.

Một số nhóm y tế như Đại học Mỹ về Sản phụ khoa đã cảnh báo các bà mẹ không nên tự làm điều này. Trong khi có một số bằng chứng khoa học gợi ý về tính hợp lý của phương pháp này, nó cũng không phải là không có nguy cơ. Khi được xoa dịch âm đạo, các bé cũng có thể vô tình tiếp xúc với mầm bệnh như virus herpes hay vi khuẩn streptococcus. Nếu không dùng phương pháp này, các bà mẹ vẫn có thể truyền vi sinh vật từ mẹ sang con qua tiếp xúc da thịt và bằng cách cho bé bú sữa.

Miếng gạc sẽ được dùng để xoa dịch âm đạo – ảnh do phóng viên Mary Mathis/NPR chụp lại tại bệnh viện Inova

Trong số 50 trẻ được lựa chọn vào nghiên cứu, chỉ có một nửa số trẻ được xoa với dịch âm đạo, nửa còn lại được xoa dung dịch vô khuẩn. Nếu nghiên cứu quy mô nhỏ an toàn, các nhà khoa học sẽ tiếp tục triển khai dự án trên 800 trẻ sơ sinh.

Tất cả các bé sơ sinh sẽ được theo dõi trong vòng 3 năm từ khi sinh ra để xem chúng có bị béo phì hay mắc các bệnh nào khác không. Một nghiên cứu tương tự cũng đang được thực hiện tại Trường Y khoa Icahn tại Mount Sinai, Thành phố New York.

Bà bầu Danielle Vukadinovich nói: “Không ai dự đoán được kết quả sẽ xảy ra như thế nào. Nhưng nếu có dấu hiệu tích cực, tôi nghĩ rằng điều này sẽ tốt cho những đứa trẻ và cha mẹ chúng.”

Trong ca phẫu thuật, bé gái – con của vợ chồng cô Vukadinovich – được sinh ra chỉ khoảng 1 phút sau khi tiến hành mổ. Một y tá bế bé lên bàn gần đó để lau sạch đường thở. Sau khi bé thở bình thường, bác sỹ tiến hành xoa dịch âm đạo của mẹ cho bé bằng một miếng gạc.

Đầu tiên, bác sỹ xoa miệng, má và mặt bé. Sau đó đến bàn tay, cánh tay, ngực, bụng, tay còn lại và lưng bé. Khi hoàn thành quá trình, họ tiến hành chăm sóc bé sơ sinh như bình thường.

Vợ chồng cô Vukadinovich không biết con gái mình được xoa dịch âm đạo từ mẹ hay dung dịch vô khuẩn. Nhưng họ mong rằng bé con được xoa dịch âm đạo. Vukadinovich nói: “Sẽ thật tuyệt nếu con gái tôi giảm được nguy cơ bị bệnh hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Chồng cô, anh Nick nói: “Chúng tôi không quá sùng đạo nên sẽ không rửa tội cho bé bằng nước thánh. Là những nhà khoa học, chúng tôi thích ý tưởng được rửa tội cho bé bằng vi khuẩn hơn. Bởi vì những vi khuẩn có lợi mà con tôi tiếp xúc sẽ thực sự bảo vệ bé trong tương lai.”

Bài viết Khó tin nhưng có thật: nghiên cứu xoa dịch âm đạo của mẹ cho bé sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kho-tin-nhung-co-that-nghien-cuu-xoa-dich-am-dao-cua-me-cho-be-sinh-mo-59366/feed/ 0
Những trường hợp nào được chỉ định sinh mổ? https://benh.vn/nhung-truong-hop-nao-duoc-chi-dinh-sinh-mo-58495/ https://benh.vn/nhung-truong-hop-nao-duoc-chi-dinh-sinh-mo-58495/#respond Tue, 12 Mar 2019 06:51:59 +0000 https://benh.vn/?p=58495 Tỷ lệ sinh mổ đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh những trường hợp phải chỉ định sinh mổ do nguyên nhân y khoa, có không ít trường hợp là theo yêu cầu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực sự cần thiết nếu mẹ hoặc thai có một số vấn đề trước và trong thời gian sinh.

Bài viết Những trường hợp nào được chỉ định sinh mổ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỷ lệ sinh mổ đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh những trường hợp phải chỉ định mổ lấy thai do nguyên nhân y khoa, có không ít trường hợp là theo yêu cầu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực sự cần thiết nếu mẹ hoặc thai có một số vấn đề trước và trong thời gian sinh.

lưu ý khi sinh con

Những trường hợp chỉ định trước phải sinh mổ

Lý do phải mổ lấy thai có thể là một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:

  • Trẻ không quay đầu khi gần đến ngày sinh.
  • Mẹ có bệnh lý về tim mạch mà tình trạng này có thể tồi tệ hơn do quá trình chuyển dạ.
  • Mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn có thể lây nhiễm sang con trong khi sinh thường.
  • Mang thai đôi, thai ba.
  • Mẹ sinh mổ trong những lần sinh trước
  • Mẹ từng phẫu thuật tử cung trước đó.

Những trường hợp sinh mổ không định trước

Đôi khi vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển dạ dẫn tới chỉ định mổ lấy thai. Các chỉ định này thường liên quan tới:

  • Quá trình chuyển dạ chậm và khó khăn hoặc bị ngừng hoàn toàn.
  • Bé có các dấu hiệu suy thai như nhịp tim thai quá nhanh hoặc chậm.
  • Bé có kích thước quá to, mẹ không thể sinh thường.
  • Các vấn đề liên quan tới nhau thai, có thể gây băng huyết cho phụ sản nếu sinh thường.

So với các bà mẹ sinh thường, những bà mẹ sinh mổ thường có quá trình phục hồi sức khỏe chậm hơn. Ngoài ra, một nghiên cứu của Phần Lan chỉ ra rằng các phản ứng bảo vệ miễn dịch của trẻ sinh mổ không nhanh nhạy và hiệu quả bằng ở những trẻ sinh thường.

Do vậy, nếu không có chỉ định sinh mổ, mẹ bầu tốt nhất nên sinh thường để vừa tốt cho mình vừa tốt cho con.

Benh.vn

Bài viết Những trường hợp nào được chỉ định sinh mổ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-truong-hop-nao-duoc-chi-dinh-sinh-mo-58495/feed/ 0
Nếu đẻ mổ, sau bao lâu mới nên có thai? https://benh.vn/neu-de-mo-sau-bao-lau-moi-nen-co-thai-57225/ https://benh.vn/neu-de-mo-sau-bao-lau-moi-nen-co-thai-57225/#respond Tue, 05 Mar 2019 07:20:34 +0000 https://benh.vn/?p=57225 Rất nhiều bà mẹ băn khoăn, sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được và khi mang thai như vậy thì cần lưu ý những gì. Cùng Benh.vn giải đáp thắc mắc này.

Bài viết Nếu đẻ mổ, sau bao lâu mới nên có thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều bà mẹ băn khoăn, sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được và khi mang thai như vậy thì cần lưu ý những gì. Cùng Benh.vn giải đáp thắc mắc này.

Bao lâu mới nên có thai lại sau sinh mổ?

Nên đợi tối thiểu là 2 năm sau sinh mổ lần đầu thì mới nên có thai lại. Có rất nhiều lý do phải giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sinh như vậy bởi:

Đây là khoảng thời gian hợp lý để vết mổ ở tử cung hoàn toàn bình phục và sức khỏe của người mẹ cũng được đảm bảo. Nếu không đảm bảo được khoảng thời gian này, sản phụ và thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Những nguy cơ khi sinh mổ nhiều lần

Nguy cơ cho mẹ

  • Nguy cơ bục vết mổ cũ. Nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh là dưới 1 năm thì nguy cơ bị bục vết mổ cũ là rất lớn vì sẹo chưa liền tốt
  • Nguy cơ bị nhau cài răng lược, rau tiền đạo. Thường xảy ra ở phụ nữ mổ đẻ nhiều lần
  • Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ. Đây được coi là một dạng mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm, tuy nhiên trường hợp này thường hiếm gặp

Nguy cơ cho con

Tình trạng nhau tiền đạo, nhau cài răng lược có thể gây ra các nguy cơ: Thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.

Những lưu ý khi mang thai lần 2 sau sinh mổ

  • Nếu nghi ngờ có thai cần tới các cơ sở y tế để siêu âm, kiểm tra sức khỏe thai nhi.
  • Kiểm tra lại vết mổ cũ xem có đảm bảo an toàn cho thai kỳ tiếp theo không.
  • Cần thông báo cho bác sĩ lý do tại sao phải sinh mổ lần thứ nhất, thời gian, những tai biến sau lần sinh mổ thứ nhất và các tiền sử có liên quan tới vết mổ.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi vết mổ cũ có gây đau không? Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở tử cung đặc biệt là ở vị trí vết mổ cũ thì cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.
  • Việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ từ đó có biện pháp phòng tránh
  • Nên tới bệnh viện trước ngày dự sinh 10 ngày để được kiểm tra và tư vấn
  • Trường hợp mổ lại lần sau, ngoài những nguy cơ của phẫu thuật nói chung, mẹ bầu còn có thể phải đối mặt với tổn thương các tạng trong ổ bụng đặc biệt là bàng quang.

Nếu có thai quá sớm sau đẻ mổ

Cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Nếu thai nhi < 10 tuần tuổi thì cân nhắc tùy theo nhu cầu của bệnh nhân nên giữ lại hay không. Nếu điều kiện sức khỏe và kinh tế cho phép, mẹ quyết định giữ lại thai cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống sát sao hơn. Đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng vết mổ cũ và sự phát triển của con, sớm phát hiện các nguy cơ để kịp thời can thiệp, tránh diễn biến xấu. Chủ động mổ lấy thai khi tuổi thai sang tuần thứ 39 để tránh những biến chứng xấu. Theo dõi sát sao suốt thai kỳ vì vẫn có nguy cơ vỡ tử cung trong 3 tháng cuối. Nếu bệnh nhân muốn bỏ thai thì với tuổi thai nhỏ vẫn có thể đình chỉ thai nghén.

Nếu thai nhi > 12 tuần, bác sĩ sẽ thường khuyên bệnh nhân nên giữ thai vì thai đã lớn và nguy cơ phá thai trên sẹo mổ cũ rất nguy hiểm.

Như vậy, nếu có kế hoạch sinh em bé thứ 2 sau khi mổ đẻ, hãy đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cơ thể mình đã hoàn toàn hồi phục và sẵn sàng cho việc mang thai hay chưa.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Nếu đẻ mổ, sau bao lâu mới nên có thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/neu-de-mo-sau-bao-lau-moi-nen-co-thai-57225/feed/ 0
Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường https://benh.vn/su-khac-biet-giua-tre-sinh-mo-va-tre-sinh-thuong-6173/ https://benh.vn/su-khac-biet-giua-tre-sinh-mo-va-tre-sinh-thuong-6173/#respond Mon, 03 Dec 2018 07:40:59 +0000 http://benh2.vn/su-khac-biet-giua-tre-sinh-mo-va-tre-sinh-thuong-6173/ Trước đây, đa phần các sản phụ thường sinh nở bằng cách thông thường “sinh tự nhiên” và chỉ sinh mổ khi thai ngược, thai quá to… Nhưng ngày nay với mong muốn con sinh ra vào giờ đẹp, ngày đẹp lại không phải chui qua tử cung của người mẹ (quan niệm đẻ thường sẽ không thông minh) nên đa phần các bà mẹ chọn cách sinh mổ.

Bài viết Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước đây, đa phần các sản phụ thường sinh nở bằng cách thông thường “sinh tự nhiên” và chỉ sinh mổ khi thai ngược, thai quá to… Nhưng ngày nay với mong muốn con sinh ra vào giờ đẹp, ngày đẹp lại không phải chui qua tử cung của người mẹ (quan niệm đẻ thường sẽ không thông minh) nên đa phần các bà mẹ chọn cách sinh mổ.

Tuy nhiên, theo công bố từ ESPGHAN (tổ chức Y khoa của Châu Âu) chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng Nhi khoa cho thấy trẻ sinh mổ có sự khác biệt nhất định trong hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá đối với trẻ sinh thường.

Sự khác biệt của hệ miễn dịch

Trẻ sinh thường mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt

Bào thai được nuôi trong một môi trường vô khuẩn và cơ thể con người chỉ bắt đầu tiếp cận với vi trùng khi được sinh ra. Đối với sản phụ sinh thường, trong quá trình chuyển dạ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ đề kháng tốt hơn. Hơn nữa, việc sinh qua đường tự nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo và chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Trẻ sinh thường có hệ miễn dịch tốt hơn.

Trẻ sinh mổ mất 6 tháng để hệ miễn dịch hoạt động tốt

Trong khi đó, các bé sinh mổ lại sinh ra trong môi trường đảm bảo vô khuẩn nên khi ra đời tiếp xúc với vi khuẩn và mầm bệnh (môi trường bệnh viện), việc hoàn thiện hệ miễn dịch có thể kéo dài đến 6 tháng, và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

Bên cạnh đó, việc không qua ống sinh tự nhiên của mẹ, khiến phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, dẫn đến tình trạng tồn dịch phổi, dễ bị khò khè, có thể gây suy hô hấp hoặc các bệnh về hô hấp sau này.

Sự khác biệt của hệ tiêu hoá

Trẻ sinh thường thu nạp vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Trẻ sinh thường được thừa hưởng ở mẹ những vi khuẩn có lợi, từ đó hình thành vi khuẩn chí đường ruột giúp trẻ giảm mắc các bệnh dị ứng như chàm sữa, hen, dị ứng thức ăn, giảm tỉ suất mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột nhờ tạo nên môi trường sinh lý chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Mặt khác vi khuẩn đường ruột còn tham gia tổng hợp vitamin K, B rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ sinh mổ dễ bị nôn trớ, tiêu chảy…

Trẻ sinh mổ dễ nôn trớ, táo bón, tiêu chảy

Trẻ sinh mổ không chỉ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch mà còn tác động đến hệ tiêu hoá, dẫn đến những triệu chứng dễ gặp như: nôn trớ, táo bón, kém phát triển, tiêu chảy… do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm.

Lời kết

Theo thống kê cho thấy 50-55% trẻ sau sinh sẽ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt gia tăng tỷ lệ ở trẻ sinh mổ. Bên cạnh đó, trẻ sinh thường có hệ miễn dịch tốt hơn trẻ sinh mổ bởi trong quá trình chuyển dạ của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn.

Vì vậy, một lời khuyên hữu ích dành cho các bà mẹ là chọn sinh bằng phương pháp thông thường để trẻ có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chỉ trong một số trường hợp bất khả kháng như đa thai, cạn ối, ngôi ngược… thì mới sử dụng phương pháp sinh mổ.

Benh.vn

Bài viết Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-khac-biet-giua-tre-sinh-mo-va-tre-sinh-thuong-6173/feed/ 0
Những nguy hiểm gặp phải khi thai phụ sinh mổ lần 3? https://benh.vn/nhung-nguy-hiem-gap-phai-khi-thai-phu-sinh-mo-lan-3-9912/ https://benh.vn/nhung-nguy-hiem-gap-phai-khi-thai-phu-sinh-mo-lan-3-9912/#respond Fri, 26 Oct 2018 07:25:19 +0000 http://benh2.vn/nhung-nguy-hiem-gap-phai-khi-thai-phu-sinh-mo-lan-3-9912/ Những thai phụ đã có 2 lần sinh mổ thì lần thứ 3 họ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn cả. Những tai biến hoặc rủi ro trong khi phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho sản phụ.

Bài viết Những nguy hiểm gặp phải khi thai phụ sinh mổ lần 3? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những thai phụ đã có 2 lần sinh mổ thì lần thứ 3 họ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn cả. Những tai biến hoặc rủi ro trong khi phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho sản phụ.

sinh mổ lần 3

Thai phụ sinh mổ lần 3 có nguy cơ gặp nhiều tai biến và rủi ro

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu tại vùng bụng dưới và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra. Vết thương sinh mổ thường mất ít nhất 2-3 tháng để liền sẹo và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mang thai và sinh nở ở những lần sinh kế tiếp.

Các chuyên gia khuyên rằng những phụ nữ đã từng mổ đẻ trước đó thì tốt nhất nên để 3-5 năm sau mới tiếp tục sinh con và cũng chỉ nên mổ đẻ 2 lần là thích hợp. Tuy nhiên, nếu các cặp vợ chồng vẫn có ý định mang thai và sinh con lần 3 thì trước khi mang thai cần sự tư vấn của bác sĩ để cân nhắc về việc sinh nở; đặc biệt những thai phụ đã có 2 lần sinh mổ thì lần thứ 3 cần phải được theo dõi thai kỳ chặt chẽ để đề phòng tai biến sản khoa.

Những nguy cơ phải đối mặt khi thai phụ sinh mổ lần 3

Nguy cơ nhiễm trùng cao

Khi sinh mổ, chị em có khả năng nhiễm trùng vết mổ, tử cung, vùng chậu do vậy chị em cần nằm viện theo dõi lâu hơn cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa sau sinh rất lớn.

Thời gian nằm viện lâu

Sản phụ sinh thường thường nằm viện 1-2 ngày nhưng các mẹ sinh mổ thường nằm viện 3-7 ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe và vết mổ. Viện phí và các khoản sinh hoạt phí sẽ cao hơn nhiều mẹ sinh thường.

Chấn thương các cơ quan khác trong khi sinh mổ

Tai biến hoặc rủi ro trong khi phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho sản phụ như xước, rách các cơ quan ở ruột, bàng quang, nhiễm trùng cổ tử cung, hình thành cục máu đông,… khiến chị em phải nhập viện để điều trị sau sinh mổ.

Mất nhiều máu

Sản phụ sinh mổ phải đối mặt với tình trạng mất một lượng lớn máu do vậy quá trình hồi phục sức khỏe của chị em kéo dài và cần được bổ sung dinh dưỡng tích cực để sớm bù đắp lượng máu đã mất.

Phục hồi vết thương lâu

Mẹ sinh mổ cần tĩnh dưỡng hoàn toàn 2-4 tuần để vết mổ chóng lành; điều này có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc em bé mới sinh và các sinh hoạt khác trong gia đình nếu như bạn không có người hỗ trợ.

sinh mổ lần 3

Thời gian phục hồi vết thương sau sinh mổ thường khá dài

Ảnh hưởng quá trình cho con bú

Việc mổ đẻ khiến cơ thể người mẹ phải tiếp nhận nhiều loại thuốc như thuốc gây tê/gây mê, kháng sinh,… nên ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình kích thích sản sinh sữa mẹ để cho con bú.

Sinh mổ lần 3 có cần chờ cơn đau chuyển dạ xuất hiện?

Nếu chị em đã từng mổ đẻ 2 lần trước đó thì lần sinh thứ 3 chắc chắn cũng được chỉ định sinh mổ vì nếu đẻ thường nguy cơ bục vết mổ rất cao. Khi thai đã được 38-39 tuần, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ lấy thai cho bà bầu luôn mà không chờ đến khi chuyển dạ vì khi chuyển dạ, các cơn co thắt có thể ảnh hưởng đến vết mổ cũ.

Việc chỉ định khi nào mổ sẽ được bác sĩ quyết định nhằm ngăn ngừa những rủi ro lớn nhất có thể xảy ra dựa trên tình trạng vết mổ cũ, sự phát triển của thai, độ dày mỏng của thành tử cung… Những thai phụ mà thai làm tổ trên vết mổ cũ, khoảng cách giữa lần sinh thứ 2 và thứ 3 dưới 16 tháng, sẹo có dấu hiệu sưng tấy sẽ được chỉ định mổ sớm.

Sinh mổ lần 3 nên cách lần 2 bao lâu?

Thông thường, khoảng cách giữa lần mang thai thứ 3 và sinh mổ thứ 2 nên cách nhau ít nhất 2 năm, khi vết sẹo đã bình phục hoàn toàn. Nếu chị em mang thai ít hơn 2 năm thì nguy cơ bục vết mổ ở lần sinh thứ 2 sẽ rất lớn (gấp 3 lần).

Sinh mổ lần 3, mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?

Mặc dù đã trải qua 2 lần sinh nở trước đó, nhưng đến lần sinh mổ thứ 3, chị em vẫn cần ghi nhớ những chú ý dưới đây trước khi đi sinh để cuộc sinh thuận lợi.

  • Chọn bệnh viện sinh từ sớm: Khác với các mẹ sinh thường, các mẹ sinh mổ lần 3 thường sinh sớm do với ngày dự kiến sinh và cũng biết trước kế hoạch sinh mổ của mình. Việc đăng ký bệnh viện sinh ngay từ đầu giúp thai phụ được theo dõi cả quá trình thai sản.
  • Chuẩn bị đồ dùng cho bé và mẹ sinh mổ: Mẹ sinh mổ sẽ phải nằm viện từ 3-5 ngày tùy tình trạng sức khỏe nhưng lâu hơn so với các mẹ sinh thường vì vậy chị em cần chuẩn bị đồ đi sinh nhiều hơn một chút.
  • Không ăn uống trước khi mổ đẻ: Trước khi sinh mổ 8 tiếng, thai phụ cần làm rỗng dạ dày do vậy không được ăn uống bất cứ thứ gì. Thậm chí một vài ngày trước khi sinh chỉ nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa vì trong quá trình phẫu thuật, mẹ bầu sẽ được gây tê/gây mê nếu dạ dày chứa nhiều đồ ăn có thể dẫn tới tình trạng trào ngược phổi gây tắc đường thở, nguy hiểm hơn là tử vong.

Benh.vn (Nguồn Khám phá/eva)

Bài viết Những nguy hiểm gặp phải khi thai phụ sinh mổ lần 3? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-nguy-hiem-gap-phai-khi-thai-phu-sinh-mo-lan-3-9912/feed/ 0
Phân biệt giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng bà bầu nên biết https://benh.vn/phan-biet-giua-gay-te-tuy-song-va-gay-te-ngoai-mang-cung-ba-bau-nen-biet-9652/ https://benh.vn/phan-biet-giua-gay-te-tuy-song-va-gay-te-ngoai-mang-cung-ba-bau-nen-biet-9652/#respond Wed, 10 Oct 2018 07:20:25 +0000 http://benh2.vn/phan-biet-giua-gay-te-tuy-song-va-gay-te-ngoai-mang-cung-ba-bau-nen-biet-9652/ Các mẹ bầu nào chuẩn bị lâm bồn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về sự khác nhau của 2 phương gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng giúp cho quá trình sinh nở đầy vất vả trở nên dễ dàng hơn.

Bài viết Phân biệt giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng bà bầu nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các mẹ bầu nào chuẩn bị lâm bồn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về sự khác nhau của 2 phương gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng giúp cho quá trình sinh nở đầy vất vả trở nên dễ dàng hơn.

Tuy đều là những phương pháp giảm đau trong quá trình sinh nở, nhưng gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng lại khác nhau, điều này không phải mẹ bầu nào cũng biết.

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng là tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng; Thuốc thường có hiệu quả sau 15 phút. Trong khi đó, gây tê tủy sống sẽ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào dịch não tủy và sẽ có tác dụng ngay sau 5 phút.

Hiện nay nhiều mẹ chọn phương pháp đẻ không đau gây tê ngoài màng cứng (Ảnh minh họa).

Gây tê tủy sống thường được áp dụng khi phẫu thuật mổ lấy thai, còn gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên (hay còn gọi là đẻ không đau).

So sánh gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng thường được tiến hành khi các mẹ đã có những cơn co tử cung mạnh hơn và cổ tử cung đã mở khoảng 2-3cm. Trong khi đó, kỹ thuật gây tê tủy sống lại được thực hiện theo chỉ định của các bác sỹ khi phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu hoặc theo yêu cầu của thai phụ từ ban đầu (đẻ mổ chủ động).

Gây tê ngoài màng cứng vẫn cho phép các mẹ nhận biết được khi có cơn co tử cung và đặc biệt là vẫn rặn đẻ được bình thường. Còn gây tê tủy sống sẽ khiến các mẹ bất động hoàn toàn nửa thân dưới trong nhiều giờ dù em bé đã được các bác sỹ nhấc ra khỏi bụng mẹ (cho đến khi thuốc tê hết tác dụng).

Gây tê tủy sống là phương pháp giảm đau phổ biến trong sinh mổ (Ảnh minh họa).

Sự khác nhau của hai phương pháp gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

Gây tê tủy sống

– Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp hơn.

– Thời gian chờ tác dụng của thuốc ngắn.

– Ít tác động lên tim mạch và hệ thần kinh trung ương do thuốc hấp thụ vào tuần hoàn ít hơn.

– Ít gây tổn thương cơ, dây chằng.

– Có thể liệt cơ, suy hô hấp, suy thở.

– Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

– Khó kiểm soát mức độ giảm đau, phụ thuộc tư thế bệnh nhân khi gây tê, tỷ trọng thuốc.

– Tác dụng thuốc không lâu. Nếu phẫu thuật kéo dài, phải gây tê lại từ đầu.

– Hay bị nhức đầu, nôn, buồn nôn, bí tiểu hơn.

– Có thể xảy ra tác dụng phụ liệt dây thần kinh sọ.

– Ít gây tê tủy sống toàn bộ.

– Vận động chậm hơn sau ca sinh.

– Liều lượng thuốc thấp hơn.

Gây tê ngoài màng cứng

– Kỹ thuật khó hơn.

– Thời gian chờ tác dụng của thuốc dài hơn.

– Hấp thụ vào tuần hoàn nhiều hơn nên có thể tác động lên tim mạch và hệ thần kinh.

– Ít ảnh hưởng hô hấp.

– Nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn.

– Dễ kiểm soát mức độ giảm đau, phụ thuộc vào thể tích thuốc đưa vào cơ thể mà thôi.

– Dễ kéo dài tác dụng bằng cách bơm thêm thuốc vào ống thông tĩnh mạch (catheter).

– Ít bị nhức đầu, buồn nôn và bí tiểu hơn.

– Hiếm gặp trường hợp liệt dây thần kinh sọ hơn.

– Nguy cơ tê tủy sống toàn bộ cao hơn.

– Vận động nhanh sau sinh hơn.

– Liều lượng thuốc cao hơn.

Như vậy, để yên tâm vượt cạn, việc nắm rõ các kiến thức và khái niệm y khoa sẽ giúp các mẹ vững vàng hơn trong hành trình sinh con đầy vất vả nhưng cũng vô cùng hạnh phúc.

Benh.vn (Theo afamily/Nguồn Tri thức trẻ)

Bài viết Phân biệt giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng bà bầu nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-biet-giua-gay-te-tuy-song-va-gay-te-ngoai-mang-cung-ba-bau-nen-biet-9652/feed/ 0