Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 15 Jan 2024 07:50:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cách chăm sóc trẻ bị sốt và các dấu hiệu nên đưa trẻ đi viện https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-sot-va-cac-dau-hieu-nen-dua-tre-di-vien-4570/ https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-sot-va-cac-dau-hieu-nen-dua-tre-di-vien-4570/#respond Mon, 01 Jan 2024 01:06:10 +0000 http://benh2.vn/cach-cham-soc-tre-bi-sot-va-cac-dau-hieu-nen-dua-tre-di-vien-4570/ Các bậc phụ huynh có con nhỏ khi trẻ bị sốt thường rất lo lắng và tìm đủ mọi cách có thể để trẻ hạ sốt như đắp khăn ướt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt… Nhưng theo nhiều chuyên gia về y tế sốt đôi khi lại là tình trạng tốt cho sức khỏe của trẻ, đó là cách cơ thể trẻ phản ứng tự vệ với nhiễm trùng.

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị sốt và các dấu hiệu nên đưa trẻ đi viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các bậc phụ huynh có con nhỏ khi trẻ bị sốt thường rất lo lắng và tìm đủ mọi cách có thể để trẻ hạ sốt như đắp khăn ướt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt… Nhưng theo nhiều chuyên gia về y tế sốt đôi khi lại là tình trạng tốt cho sức khỏe của trẻ, đó là cách cơ thể trẻ phản ứng tự vệ với nhiễm trùng.

trẻ bị sốt

Vậy chăm sóc khi trẻ bị sốt thế nào là đúng cách, trẻ bị sốt thế nào là bình thường và khi nào thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện?

Trẻ bị sốt khi nào

Hiện tượng trẻ sốt có nhiệt độ cơ thể lớn hơn 37,5 độ, sốt cao là từ 39 độ

Nguyên nhân trẻ bị sốt cao thường là do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Nếu các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là do nhiễm virus thông thường trẻ sẽ hết sốt và sức khỏe trở lại bình thường sau một vài ngày.

Phải làm gì khi trẻ bị sốt

  • Xác định nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt độ thủy ngân hoặc điện tử, không nên dùng tay hoặc cảm nhận cá nhân để xác định mức độ sốt của trẻ. Cặp nhiệt độ thường được cặp vào miệng, nách hoặc trán của trẻ. Ưu tiên dùng nhiệt độ điện tử để phòng tránh trường tai nạn do trẻ cắn phải.
  • Cho trẻ nằm ở nơi thoáng tránh nơi gió lùa, không mặc nhiều quần áo cho trẻ để phòng trường hợp trẻ toát mồ hôi, ngấm vào cơ thể gây viêm phổi.
  • Cho trẻ uống oresol bù lượng nước đã mất do sốt cao.
  • Bổ sung vitamin đường uống để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Làm mát cơ thể cho trẻ bằng nước ấm khoảng 37 độ, không đắp khăn lạnh sẽ khiến trẻ giật mình.
  • Khi trẻ sốt cao từ 38,50C trở lên cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thuốc thường được chỉ định hạ sốt cho trẻ là Paracetamol vì nó tương đối an toàn và ít có tác dụng phụ. Khoảng cách giữa hai lần uống là từ 4-6 tiếng. Tuy thuốc tương đối an toàn nhưng cha mẹ không nên lạm dụng vì thuốc có thể ảnh hưởng tới gan của trẻ. Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao cha mẹ chườm ở nách, bẹn, trán cho trẻ liên tục để kéo dài thời gian uống thuốc.

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện

Các trường hợp sốt nhẹ và sốt thông thường các bậc phụ huynh có thể theo dõi và tự chăm sóc trẻ ở nhà nhưng nếu trẻ có các biểu hiện sau đây cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ khám và theo dõi:

  • Trẻ sốt cao hơn 40 độ, co giật
  • Trẻ dưới hai tháng tuổi bị sốt
  • Trẻ ngủ li bì mê man và khó đánh thức
  • Trẻ khóc nhiều và khó dỗ
  • Xuất hiện phát ban trên da
  • Nôn mửa, tiêu chảy, nôn ra máu
  • Sốt cao trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân và không thể hạ nhiệt
  • Sốt kéo dài trên 72 giờ đồng hồ.

Lời kết

Khi trẻ bị sốt các bậc cha mẹ cần bình tĩnh kiểm tra các dấu hiệu xem trẻ bị sốt thông thường hay có dấu hiệu nguy hiểm. Nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm nên đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được các bác sĩ khám bệnh và đưa ra những quyết định đúng đắn. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu về các bệnh dịch hiện có để làm căn cứ xác định bệnh cho trẻ cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức để chăm sóc và nuôi con khỏe mạnh.

Xem thêm: Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị sốt và các dấu hiệu nên đưa trẻ đi viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-sot-va-cac-dau-hieu-nen-dua-tre-di-vien-4570/feed/ 0
Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ https://benh.vn/cac-nguyen-nhan-gay-sot-o-tre-2042/ https://benh.vn/cac-nguyen-nhan-gay-sot-o-tre-2042/#respond Wed, 19 Jul 2023 04:06:31 +0000 http://benh2.vn/cac-nguyen-nhan-gay-sot-o-tre-2042/ Sốt không phải là bệnh, mà chỉ là triệu chứng, một phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh. Do đó, khi trẻ bị sốt bạn nên quan sát xem trẻ có những biểu hiện gì khác không để tìm nguyên nhân và có xu hướng xử trí phù hợp.

Bài viết Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt không phải là bệnh, mà chỉ là triệu chứng, một phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh. Do đó, khi trẻ bị sốt bạn nên quan sát xem trẻ có những biểu hiện gì khác không để tìm nguyên nhân và có xu hướng xử trí phù hợp.

sốt ở trẻ em

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gây ra sốt ở trẻ:

Sốt không do nhiễm trùng

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ không phải do bệnh lý nhiễm trùng gây ra mà do các nguyên nhân ngoại lai khác thường gặp như.

  • Do mọc răng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, chảy nước miếng.
  • Do chủng ngừa: Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi chủng ngừa thương hàn, bạch hầu, uốn ván, sởi, quai bị…
  • Do cảm nắng hay các chứng cảm thông thường.
  • Do mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo, vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.

Sốt do nhiễm trùng

Sốt do vi khuẩn, virus thường gặp nhất là ở các nước nhiệt đới gió mùa với khí hậu phức tạp như Việt Nam. Có thể do các nguyên nhân gây sốt nhiễm trùng ở trẻ như sau.

  • Cảm cúm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em. Trẻ sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên gây sốt, chảy mũi nước, ho, điển hình là bị viêm VA khám thấy họng, amiđan sưng, đỏ, có khi có mủ hoặc giả mạc hoặc viêm thanh quản cấp gây sốt, khàn tiếng hay mất tiếng.
  • Viêm xoang: Một số trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, điều trị không dứt điểm, lâu ngày dẫn đến viêm xoang
  • Viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, apxe phổi, thường có biểu hiện sốt cao, khò khè, ho, nôn, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ, ho khạc đờm hay máu, đau ngực, thở nhanh, thở bất thường, khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay. Cần chụp X-quang lồng ngực, xét nghiệm đờm, máu.
  • Viêm tai: làm cho trẻ sốt kèm theo đau trong tai, trẻ rất khó chịu nên quấy khóc hoặc lấy tay gãi vào tai. Trẻ có biểu hiện bứt rứt, bỏ ăn, ù tai, chảy mủ tai, nghe không rõ. Nếu chưa biết nói, trẻ có thể hiện bằng cách kéo kéo tai.
  • Sốt phát ban: Thường do các loại virus. Gặp ở các bệnh sởi, thủy đậu, rubella. Thường có viêm long đường hô hấp, nên thấy hắt hơi, sổ mũi, ho. Sau khi sốt 3 ngày đến 1 tuần thì phát ban rõ.
  • Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột liên tục từ 2 đến 7 ngày. Sau đó có biểu hiện xuất huyết như: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài, có những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da, đôi khi có xuất huyết nội tạng. Xét nghiệm máu bạch cầu hạ.
  • Sởi: Trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.
  • Bệnh tay, chân, miệng cũng là một bệnh gây cho trẻ sốt. Bệnh tay, chân, miệng có thể nhầm với một số bệnh như thủy đậu, bởi vì thủy đậu cũng làm cho trẻ sốt và có xuất hiện các nốt phỏng nhưng ở bệnh tay, chân, miệng ngoài các vị trí như miệng, mông thì thường có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.

tre-bi-tay-chan-mieng

Bệnh tay chân miệng là một trong những nguyên nhân gây sốt ở trẻ 

  • Viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp. Trẻ có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu đục hay hồng, có phù, đau vùng thắt lưng. Cần xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận, siêu âm, chụp X-quang vùng thận-tiết niệu.
  • Nhiễm trùng huyết: Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng, sốt cao liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da…
  • Viêm màng não: Sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng (trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được), nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.
  • Sốt rét: Nghi sốt rét khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị sốt rét trong vòng 6 tháng. Trẻ thường ít có cơn sốt rét điển hình như người lớn (rét run, sốt, vã mồ hôi). Trẻ thường sốt kéo dài, liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.
  • Thương hàn: Nghi thương hàn khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị thương hàn trong vòng 3 tuần. Trẻ thường sốt cao liên tục trên 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Lao: Trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài, thường sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.
  • Các bệnh thuộc đường hô hấp dưới khi trẻ bị bệnh thường có sốt cao, thậm chí sốt rất cao và có thể gây co giật.

Xem thêm: Sốt ở trẻ em

Bài viết Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-nguyen-nhan-gay-sot-o-tre-2042/feed/ 0
Nguyên nhân gây sốt https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-sot-2043/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-sot-2043/#respond Fri, 04 Aug 2017 04:06:32 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-sot-2043/ Sốt là khi nhiệt độ trên 37oC. Sốt là một triệu chứng rất phổ biến, là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Nó là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau.

Bài viết Nguyên nhân gây sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt là khi nhiệt độ trên 37oC. Sốt là một triệu trứng rất phổ biến, là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Nó là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau.

Vì vậy chẩn đoán sốt cần phải có một ý niệm tổng hợp các triệu chứng phối hợp với các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và xử trí. Tránh cho thuốc kháng sinh nhất loạt một cách mơ hồ, nếu chúng ta chưa tìm nguyên ra nhân của sốt. Vì như thế không những lãng phí kháng sinh, mà còn có thể làm che lấp các triệu chứng gây khó khăn trong quá trình tìm ra nguyên nhân để điều trị.

nguyên nhân gây sốt

Nguyên nhân gây sốt

1. Cảm, cúm

Cảm, cúm là hai bệnh riêng biệt, nhưng có nhiều triệu chứng giống nhau là sốt, ho, sổ mũi, nhức mình mẩy, mệt mỏi, trong đó ho và sổ mũi là triệu chứng bắt buộc phải có.

Cảm, cúm đều do siêu vi trùng (virus) gây nên và sẽ tự nhiên khỏi sau từ 3 – 7 ngày. Các thuốc trị cảm, cúm thật ra chỉ chữa được những triệu chứng khó chịu như sốt, ho, sổ mũi chứ không diệt được siêu vi gây bệnh. Một số người lại thích dùng Tifomycine để trị cảm, cúm, điều này có thể gây nguy hiểm vì thuốc này có thể gây suy tụy, thiếu máu không phục hồi. Hai bệnh này phân biệt thật dễ dàng: cảm thường xảy ra khi cơ thể bị nhiễm lạnh, mưa, nóng đột ngột và không lây. Trái lại, bệnh cúm rất hay lây thành dịch, thường cơ thể không tự đề kháng được.

2. Viêm họng

Người lớn hay trẻ nhỏ khi sốt cao cũng cần khám họng, nhất là sốt cao đột ngột. Nhìn vào họng sẽ thấy hai cục thịt dư sưng to, đỏ, lấm tấm trắng. Nếu có màn trắng dính chặt trên đó phải nghĩ đến bệnh bạch hầu và cần đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khi có sổ mũi kèm thêm thì đó là bệnh viêm họng do siêu vi, không cần dùng đến kháng sinh, chỉ ngậm kẹo bạc hà, súc miệng bằng nước sát trùng. Không nên dùng Ampicilline để trị viêm họng chỉ phí tiền không đáng.

3. Ban đỏ (sởi)

Ban đỏ cũng là một bệnh rất hay gặp ở trẻ em, nhưng khác với sốt xuất huyết là khi trẻ bị ban đỏ, sốt cao liên miên, kèm với ho và sổ mũi, mắt lem nhem. Khám miệng thấy hai mặt trong của má có những hạt trắng nhỏ như hạt gạo (dấu hiệu Koplick) thì có thể chắc chắn trẻ sẽ ra ban. Bệnh này do siêu vi, rất lây và cũng tự nhiên khỏi sau một tuần lễ.

Thuốc kháng sinh không diệt được siêu vi ban đỏ nhưng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh ban đỏ là viêm tai giữa, phế quản, phế viêm, viêm phổi… Trẻ chỉ hết sốt hẳn sau khi ban nổi khắp người, ra ban vẫn còn sốt là ban đỏ có biến chứng.

Cần lưu ý nếu trẻ bị mắc bệnh ban đỏ thì sau 4 ngày, trẻ sẽ ra ban dù có uống thuốc hạ sốt hay không, còn nếu trẻ không nổi ban thì trẻ mắc bệnh khác. Nay có vaccin ngừa bệnh sởi, cha mẹ cần chích ngừa cho trẻ.

4. Sốt xuất huyết (SXH)

SXH là một bệnh thường gặp trong mùa mưa, nguy hiểm cho trẻ dưới 15 tuổi, dễ nhận ra bởi ba dấu hiệu sau đây: sốt, đau bụng, gan to và đau. Gan to đau biết được bằng cách sờ dưới hạ sườn, phải có một khối, ấn tới đau. Cần suy nghĩ ngay đến bệnh SXH khi sốt liên miên, uống thuốc hạ sốt bớt rồi lại sốt, không có ho, không sổ mũi, đặc biệt là đau bụng. Nhưng nếu đau bụng mà không sốt thì không phải là SXH mà có thể là đau bụng.

Thử máu trong SXH thì thấy tiểu cầu xuống dưới 150.000/mm3, thời gian máu chảy (TS), máu đông (TC) kéo dài ra, dung tích huyết cầu (hematocrite) tăng cao trên 42% do máu cô đặc. Bệnh này cũng do siêu vi, cũng tự hết sau một tuần. Điều nguy hiểm là bệnh nhân có thể trở nên nặng từ ngày thứ 3 – 5, với biến chứng trụy mạch hoặc xuất huyết tiêu hóa (ói và tiêu ra máu). Bệnh này không có thuốc nào diệt được siêu vi nhưng dịch truyền sử dụng đúng mức làm giảm tử vong đáng kể.

Viêm ruột hoại tử do vi khuẩn khác với SXH ở đau bụng, sốt không liên miên, gan không to, không đau và đi cầu phân màu nước rửa thịt.

sốt xuất huyết

5. Viêm phổi, phế quản phế viêm và các bệnh đường hô hấp

Viêm phổi:

Các triệu chứng bao gồm ho, khó thở, khạc đàm đặc và đôi khi đau ngực. Bệnh nhân sốt cao, ho nhiều, đau ngực, khó thở, khám phổi thấy ran nổ một bên, chụp hình Xquang phổi thấy một vùng phổi bị mờ, thử máu bạch cầu trong máu gia tăng khá cao trên 10.000/m3.

Những người có hút thuốc nên ngừng thuốc ngay lập tức. Sốt gây đổ mồ hôi đêm và xuất hiện máu trong đàm đôi khi có thể gợi ý đến bệnh lao. Bất kỳ ai có những triệu chứng trên đều cần phải đến bệnh viện.

Phế quản phế viêm

Thường gặp nhất ở trẻ em, khó thở nhiều (cánh mũi phập phồng), sốt cao, bác sĩ khám nghe ran nổ hai bên phổi, chụp hình xquang phổi có mờ rải rác nhiều nơi hai bên phổi, bạch cầu trong máu tăng cao.

Ho, sốt nhẹ hay không sốt, không khó thở phân biệt với các bệnh hô hấp nhẹ hơn.

Viêm khí quản:

Thường không sổ mũi, không sốt, ho nhiều, bác sĩ khám phổi không nghe ran.

Viêm thanh quản

Người bị viêm thanh quản thường bị khàn tiếng hay tắt tiếng.

Viêm phế quản:

Ho nhiều, nhưng không sốt, không khó thở, bác sĩ khám nghe được ran ẩm ở phổi. Thử máu thấy lượng bạch cầu không tăng, chụp phổi hoàn toàn bình thường. Riêng có bệnh viêm phế quản thể hen, bác sĩ nghe được ran rít, bệnh nhân khó thở ra về đêm.

6. Thương hàn

Triệu chứng chính của bệnh này là chỉ có sốt lâu ngày mà không có ho và sổ mũi. Sốt trong bệnh này có điểm đặc biệt là sáng mát, chiều nóng, ngày một tăng dần. Sau một tuần, sốt lên đến 40oC, nhưng mạch lại rất chậm 80 – 90 lần/phút thay vì 120 lần/phút như trong những bệnh nhiễm trùng khác. Trẻ lớn thường than nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy. Nếu sờ tới vùng hố chậu phải của bụng, nghe tiếng ọt ọt rất đặc biệt. Khi thử máu, bạch cầu không tăng, chỉ từ 6.000 – 8.000/m3, sang tuần thứ hai, thử Widal test dương tính trên 1/100 là chắc chắn bệnh nhân đã mắc bệnh thương hàn.

Hiện nay, điều đáng phiền là các chủng vi khuẩn thương hàn đã kháng với Tifo. Bactrim, Ampicilline nên không còn dùng trong điều trị thương hàn. Thuốc mới là Noroxine 400mg, đắt tiền, ngày uống 2 viên trong 14 ngày mới tránh tái phát và biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này là lủng ruột.

7. Sốt do u

Ung thư có thể gây sốt bằng nhiều cách khác nhau. Đôi khi chính khối u sản xuất ra pyrogen tự gây sốt. Một số khối u có thể bị nhiễm trùng. Những khối u ở não có thể ngăn không cho hạ đồi điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Nhiều loại thuốc mà bệnh nhân ung thư đang sử dụng có thể gây sốt. Và cuối cùng, hệ miễn dịch ở bệnh nhân bị ung thư có thể yếu đi nên cơ thể giảm khả năng chống đỡ lại với nhiều loại nhiễm trùng.

8. Sốt rét

Sốt rét nhiều khi nhận ra dễ dàng vì người run lập cập, đắp bao nhiêu chăn vẫn thấy lạnh, sau đó sốt cao độ và cuối cùng vã mồ hôi, nhưng lại khó nhận ra ở những người sốt liên miên, sốt đi sốt lại. Lưu ý nếu ngày đầu đột nhiên sốt cao đến 40oC thì nên nghĩ đến bị sốt rét hơn là thương hàn. Những yếu tố phụ có giá trị chẩn đoán sốt rét là tiền sử bị sốt rét, điều trị không đủ ngày và có qua vùng dịch tễ sốt rét. Khi nhìn phía góc trong của mắt ánh hơi vàng, lưỡng đóng bợn vàng ở giữa rất đặc biệt. Dấu hiệu lách to chứng tỏ bệnh nhân trước đây có bị sốt rét nhiều lần, nhưng không phải là sốt rét hiện tại.

Thử máu để tìm ký sinh trùng sốt rét phải thử nhiều lần trong ngày, nhất là lúc lên cơn sốt. Bạch cầu trong máu thường bình thường trong sốt rét, chỉ tăng cao trong sốt rét đái huyết sắc tố (sốt rét huyết niệu). Sốt rét ác tính là những thể nặng nhất của sốt rét, nếu trễ dù có cấp cứu tích cực vẫn còn gây tử vong rất cao. Tất cả những người hôn mê, sốt đang ở vùng dịch tễ sốt rét thì phải nghĩ ngay đến sốt rét ác tính.

8. Côn trùng cắn

Vết côn trùng cắn là nguyên nhân gây nhiễm trùng thường gặp ở một số nước. Sốt rét là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi bị muỗi cắn. Khi bị cắn, người bệnh sẽ bị sốt và khỏi sau mỗi vài ngày. Cần phải được xét nghiệm máu để chẩn đoán. Ở một số khu vực dịch tễ, khi đi du lịch bạn cần phải mang theo thuốc phòng sốt rét. Bệnh Lyme bị lây nhiễm qua vết cắn của ve. Bất kỳ trường hợp nhiễm trùng nào do côn trùng cắn cũng cần phải được đưa đến bác sĩ.

9. Sốt do thuốc

Nếu cơn sốt xuất hiện sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới và không tìm thấy một nguyên nhân gây sốt nào khác thì đó có thể là sốt thuốc. Cơn sốt có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào sau khi bắt đầu dùng thuốc và có thể hết sau khi ngưng thuốc.

  • Kháng sinh thường gây sốt sau một tuần điều trị
  • Một số thuốc tim mạch và chống tai biến có thể gây sốt sau vài tháng điều trị.
  • Cơn sốt có thể xuất hiện tức thời do phản ứng dị ứng với thuốc hoặc do chất bảo quản chứa trong thuốc.
  • Dùng quá nhiều aspirin và hormon giáp có thể làm tăng chuyển hóa và gây sốt.
  • Thuốc kháng sinh Histamin, một số thuốc chống trầm cảm và các thuốc an thần giảm đau có thể ngăn không cho thoát nhiệt ra ngoài cơ thể.
  • Cocaine và amphetamine cũng có thể làm tăng hoạt động cơ và gây sốt.

10. Viêm màng não

Bệnh này vô cùng nguy hiểm ở trẻ em, cần chẩn đoán ra thật sớm, điều trị ngay mới tránh được các di chứng về sau này như mù mắt, điếc tai, tâm thần…Khi trẻ sốt, nhức đầu, ói mửa, chúng ta thử gập cổ trẻ vào ngực, nếu gập không được hoặc trẻ lộ vẻ đau đớn (dấu hiệu cổ cứng) thì phải nghĩ ngay đến trẻ đã bị viêm màng não.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, dấu hiệu thóp trước phồng lên cũng rất quan trọng để nhận ra viêm màng não. Phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để lấy nước não tủy xét nghiệm xem trong (lao hay siêu vi), đục (mủ) và có cách điều trị đúng mức.

11. Viêm não cấp

Nặng và nguy hơn viêm màng não vì do siêu vi thường nhất là viêm não siêu vi Nhật bản B, Enterovirus… không có thuốc đặc trị.

Trong mùa dịch nếu trẻ sốt không cao lắm 38.5 – 390C mà lên co giật, hôn mê không tỉnh lại sau vài giờ, giật liên miên phải đưa ngay cháu bé vào bệnh viện cấp cứu ngay. Viêm não siêu vi khác với viêm màng não vi khuẩn ở chỗ không có thóp phồng hay cổ cứng nhưng có ba triệu chứng đặc hiệu viêm não là sốt cao, co giật hôn mê nhiều giờ hay nhiều ngày liền. Viêm não để lại di chứng tương đối nặng cho trẻ như điếc tai, không nhìn được nữa, liệt bán thân hay toàn thân, sống đời sống thực vật (trẻ nằm một chỗ mà không biết, không hiểu gì). Chỉ có bệnh viêm não siêu vi Nhật Bản B là viêm màng não do não mô cầu là đã có thuốc chủng ngừa nên các bậc cha mẹ cần cho con đi chích ngừa sớm trong mùa dịch viêm màng não hay viêm não. Đây là một số bệnh thường hay gây trẻ sốt, mà các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm đưa trẻ đi khám bệnh và điều trị thật kịp thời cho chúng nhất là hai bệnh nặng trong mùa dịch là sốt xuất huyết và viêm não cấp.

12. Nhiễm trùng hệ niệu-sinh dục

Bệnh này có thể làm cho bệnh nhân bị tiểu rát, tiểu máu, tiểu lắt nhắt (có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên) và đau lưng kèm theo với sốt. Đây có thể là những biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng ở bàng quang, thận, hoặc đường tiểu. Có thể dùng kháng sinh để điều trị.

13. Những bệnh lý đặc biệt

Nhiều người bị những bệnh làm giảm khả năng hoạt động bình thường của hệ miễn dịch làm cho những tác nhân nhiễm trùng gây sốt có thể xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà có thể các bác sĩ sẽ cảm thấy khó khăn khi tìm ra nguồn gốc gây sốt. Sốt diễn ra ở những người bị giới hạn khả năng chiến đấu chống lại nhiễm trùng có thể sẽ rất nguy hiểm.

Xem thêm: Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân gây sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-sot-2043/feed/ 0
Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt https://benh.vn/nguyen-nhan-va-xu-tri-trieu-chung-sot-4349/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-xu-tri-trieu-chung-sot-4349/#respond Tue, 04 Jul 2017 04:54:44 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-va-xu-tri-trieu-chung-sot-4349/ Sốt là khi thân nhiệt đo ở nách cao hơn 37,5oC, hoặc đo ở trực tràng cao hơn 38oC. Thân nhiệt dưới những con số đó không thể coi là sốt, dù có cảm giác “gai gai” hoặc sờ trán thấy “ấm đầu”.

Bài viết Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt là khi thân nhiệt đo ở nách cao hơn 37,5oC, hoặc đo ở trực tràng cao hơn 38oC. Thân nhiệt dưới những con số đó không thể coi là sốt, dù có cảm giác “gai gai” hoặc sờ trán thấy “ấm đầu”.

triệu chứng sốt

Ở người bình thường, thân nhiệt cao lên khi gắng sức thể lực, khi ăn, khi nhiệt độ bên ngoài cao và ở phụ nữ trong giai đoạn sau của chu kỳ kinh nguyệt, từ ngày rụng trứng trở đi. Thân nhiệt còn phụ thuộc vào tuổi: trẻ con dễ sốt hơn người lớn và ở người cao tuổi thì ít khi thân nhiệt tăng. Buổi sáng, thân nhiệt bình thường cũng thấp hơn buổi chiều, cho nên phải đo thân nhiệt 2 lần mỗi ngày.

Trong trường hợp sốt nhẹ, người bệnh hay thấy ớn lạnh, hoặc nóng bừng, chán ăn, nhức đầu, khó chịu, rộp môi, cũng có khi không cảm thấy gì khác. Nhưng khi sốt nặng trên 40oC, người bệnh hay rét run, có khi rung cả giường chiếu, sốt cao nữa có thể mê sảng, co giật, nhất là sốt cao ở trẻ em. Trong thực tiễn, ít khi thân nhiệt vượt quá 41oC.

Nếu sốt kéo dài quá 2-3 tuần lễ, cơ thể bị mất nước, hao tổn calo, làm tim đập nhanh, sút cân nhanh.

Nguyên nhân sốt

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể, để đối phó với nhiều tác nhân gây bệnh; người quá già hoặc quá yếu thường sốt ít hoặc không sốt, ngay cả khi nhiễm khuẩn nặng. Những nguyên nhân thường gặp của sốt là:

Nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm)

Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, khoảng 60% trường hợp, cho nên đầu tiên phải nghĩ ngay đến nguyên nhân này.

Trước hết phải đi tìm các dấu hiệu chỉ điểm, xem có chỗ nào đau hoặc sưng nóng, đỏ mưng mủ không? Ví dụ:

  • Đau đầu: đi tìm áp xe não, viêm não.
  • Đau và cứng ở gáy: viêm màng não
  • Đau ngực: viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, viêm màng tim.
  • Đau bụng: viêm ruột thừa, áp xe gan, viêm đường mật.
  • Đau khớp: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp.
  • Đau hạch: nhiễm khuẩn khu vực, viêm hạch

Sau đó, xác định chẩn đoán bằng các xét nghiệm và các thăm dò chuyên khoa để tìm các nhiễm khuẩn toàn thân, như thương hàn, lao….

Các nguyên nhân khác không phải nhiễm khuẩn

Ví dụ:

  • Lupus ban đỏ hệ thống dễ gây sốt kéo dài
  • Ung thư ở các phủ tạng như gan, não, tủy sống, phổi, thận, tụy…
  • Bệnh huyết học như bệnh bạch cầu, chảy máu, tan máu…
  • Nhồi máu cơ tim cũng có thể sốt nhẹ
  • Do tiêm truyền (chí nhiệt tố), do thuốc.

Điều trị triệu chứng sốt

Trước một người sốt, chữa nguyên nhân là căn bản, ví dụ: cắt bỏ ruột thừa, tháo mủ áp xe, chọc tháo màng phổi, màng tim, corticoid liệu pháp (trong lupus ban đỏ)…

Nhưng đồng thời cũng cần chữa triệu chứng sốt, nhất là khi chưa hoặc không tìm thấy nguyên nhân, thì chữa sốt lại càng cần thiết.

Tiếp nước đầy đủ

Khi thân nhiệt quá 37oC, cứ sốt thêm 1oC, thì cơ thể cần thêm 100-150ml nước mỗi ngày, khi trời khô hanh hoặc ra nhiều mồ hôi, có thể còn cần nhiều nước hơn nữa. Tốt nhất là bằng đường uống, có thể dùng nước quả, nước chè loãng, nước rau, sữa hoặc nước đun sôi để nguội tùy theo khẩu vị của người bệnh.

Ở người sốt kéo dài, nên chú ý cung cấp đủ calo, vì khi thân nhiệt tăng 1oC, chuyển hóa cơ bản tăng 13%. Nên cho đường, sữa, hoa quả.

Chỉ khi nào không thể uống đủ nước theo yêu cầu do nôn, khó nuốt hoặc chán ăn mới phải truyền dịch.

  • Phần lớn trường hợp nên truyền các dung dịch đẳng trương, NaCL 0,9%, glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat.
  • Trong những ca đặc biệt, có thể dùng dung dịch glucose ưu trương (10% – 30%) để tiếp thêm calo, hoặc nhược trương (NaCl 4,5%o).
  • Không trộn thêm thuốc khác vào dịch truyền, để tránh tương kỵ thuốc.

Chỉ truyền dịch khi không thể tiếp nước qua đường uống

Hạ sốt

– Hạ nhiệt rất cần thiết khi bị sốt, đặc biệt là khi sốt cao, thân nhiệt quá 40oC, nhất là ở trẻ em, hoặc khi kèm theo có thai, co giật, mê sảng. Sốt trên 41oC phải coi là cấp cứu.

  • Đơn giản và an toàn hơn cả là dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm (Nhiệt độ của khăn/túi thấp hơn nhiệt độ đang sốt nhưng cao hơn 37 độ C) đặt lên trán, bụng, trong nách. Lưu ý: Không sử dụng nước lạnh, nước đá để hạ sốt, có thể gây sốc nhiệt.
  • Những thuốc dùng để hạ sốt (chỉ sử dụng thuốc khi sốt trên 38,5oC):
    • Aspirin, người lớn uống 2-4 viên 500mg/24 giờ, chia làm 2-4 lần, sau bữa ăn no. Chống chỉ định: bệnh dạ dày, bệnh chảy máu.
    • Paracetamol, viên 500mg, mỗi lần uống 1-2 viên, dùng 2-4 lần/24 giờ. Không quá 4 g/24 giờ.

Benh.vn

Bài viết Nguyên nhân và xử trí triệu chứng sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-xu-tri-trieu-chung-sot-4349/feed/ 0
Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị sốt https://benh.vn/thuc-pham-nen-va-khong-nen-an-khi-bi-sot-3486/ https://benh.vn/thuc-pham-nen-va-khong-nen-an-khi-bi-sot-3486/#respond Thu, 04 Aug 2016 04:37:08 +0000 http://benh2.vn/thuc-pham-nen-va-khong-nen-an-khi-bi-sot-3486/ Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Bạn cần phải bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên cũng cần phải tránh một số thực phẩm gây sốt thêm.

Bài viết Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Bạn cần phải bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên cũng cần phải tránh một số thực phẩm gây sốt thêm.

Sốt là như thế nào

Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37º C, từ 37,1 đến 38,4º C thì gọi là chứng sốt nhẹ, nếu 39º C trở lên thì có nghĩa là sốt cao, còn trên 40º C là sốt rất cao…Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh là rất quan trọng.

Nên ăn gì khi bị sốt

Cần phải cho người bệnh uống nhiều nước, nên dùng dung dịch bù nước và điện giải để tránh bị mất nước. Ngoài ra đối với những bệnh nhân đang hoặc sau khi bị sốt thì nên ăn cháo loãng, táo, dâu tây, cần nước, cà tím, rau chân vịt, kỷ tử, đậu tương,..

Nếu trường hợp bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngọn, trướng bụng, mạch yếu…thì nên dùng các thực phẩm sau để bồi bổ sức khỏe: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.

Đối với người bị sốt do xuất huyết sau sinh, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu… thì có thể ăn gan lợn, sữa ngựa, cá mực, vừng đen, ngó sen chín, long nhãn, đương qui…là những thực phẩm có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí, an thần, rất tốt cho người bệnh.

Đối với những người sốt do âm hư hoặc sau khi bị bệnh lâu ngày cơ thể suy yếu, sốt buổi sáng và sốt tăng vào trưa – đêm, bất an, ra mồ hôi nhiều vào đêm, miệng khô, đau nhức xương…bạn nên ăn thịt chim bồ câu, thịt gà ác, thịt vịt, thịt ếch, thịt rùa, trai, ba ba, hàu, sò biển, bào ngư, hải sâm, yến sào, cá quả, hạt vừng đen…

Các loại thực phẩm cần tránh khi sốt

Khi sốt cần tránh các loại thực phẩm sau.

Uống nước lạnh

Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể không giảm mà còn sốt cao hơn. Trong trường hợp, nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quálạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Không uống trà

Trong trà có chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Không ăn trứng

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Không nên ăn mật ong

Khi bị sốt, điều cần thiết là phải bổ sung những thực phẩm có thể làm hạ nhiệt độ cơ thể. Mật ong là một loại thuốc bổ có thể nuôi dưỡng lá lách và thận. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt, không chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể mà còn có thể dễ dàng mắc thêm các bệnh khác.

Kiêng đồ ăn cay

Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

Bài viết Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị sốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-pham-nen-va-khong-nen-an-khi-bi-sot-3486/feed/ 0
Sốt ở trẻ em https://benh.vn/sot-o-tre-em-4930/ https://benh.vn/sot-o-tre-em-4930/#respond Thu, 01 Oct 2015 05:13:26 +0000 http://benh2.vn/sot-o-tre-em-4930/ Nhiệt độ bình thường của cơ thể dưới 37oC (tuy nhiên ở trẻ < 6 tháng nhiệt độ < 37o5 được coi là bình thường) và thay đổi trong ngày (nhiệt độ đo ở nách). Nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào lúc sáng sớm 2 giờ - 4 giờ. Trẻ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn giới hạn bình thường.

Bài viết Sốt ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiệt độ bình thường của cơ thể dưới 37oC (tuy nhiên ở trẻ < 6 tháng nhiệt độ < 37o5 được coi là bình thường) và thay đổi trong ngày (nhiệt độ đo ở nách). Nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào lúc sáng sớm 2 giờ – 4 giờ. Trẻ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn giới hạn bình thường.

Sốt là dấu hiệu thường thấy ở trẻ em đến khám bệnh chiếm 10-20% trẻ đến khám. Trong số này chủ yếu gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.

Một số nguyên nhân thường gặp gây sốt ở trẻ em

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

  • Viêm đường hô hấp trên do virus.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm xoang.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

  • Viêm tiểu phế quản.
  • Viêm phổi.

Rối loạn dạ dày ruột

  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
  • Viêm dạ dày ruột do virus.

Nhiễm trùng cơ xương khớp

  • Viêm tấy lan toả.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Viêm xương tuỷ.

Nhiễm khuẩn khác

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Viêm màng não.

Thăm khám đánh giá trẻ bị sốt

Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn

  • Nhiệt độ trẻ, khi trẻ > 40oC nguy cơ bị nhiễm khuẩn máu.
  • Nhịp thở: nhịp thở nhanh có thể nghĩ đến sốt do viêm phổi.
  • Huyết áp, tần số mạch, đo Sp02 nếu có điều kiện.

Đánh giá tình trạng mất nước

Đánh giá trạng thái tinh thần, đau đầu, nôn… để định hướng các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng thần kinh.

Thăm hỏi tình trạng đi tiểu của trẻ, khám xem trẻ trai có bị chít hẹp bao quy đầu.

Thăm khám và khai thác các dấu hiệu nôn, đau bụng, tính chất phân để định hướng trong trường hợp nghi ngờ sốt do nguyên nhân tiêu hoá.

Khám tai mũi họng xác định các nguyên nhân viêm nhiễm (đau họng, chảy mủ tai….).

Thăm khám toàn diện để xác định các nguyên nhân; khai thác các yếu tố nguy cơ gây ngộ độc.

Khai thác các yếu tố bệnh lý mạn tính trước đó để có thể xác định sơ bộ căn nguyên.

Cách xác định nhiệt độ trẻ

Phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng

  • Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ nên nằm sấp trong lòng người lớn.
  • Thoa một lượng nhỏ chất bôi trơn (Vaseline, …) vàp phần cuối của nhiệt kế.
  • Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ cho đến khi phần đầu bạc của nhiệt kế không còn thấy nữa (khoảng 0,6 – 1,3 cm) bên trong hậu môn.
  • Giữ nguyên nhiệt kế. Nhiệt kế thủy ngân cần khoảng 2 phút trong khi nhiệt kế điện tử chỉ cần dưới 1 phút.

Phương pháp đo thân nhiệt độ ở miệng

Không nên đo nếu trẻ đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút

  • Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông, sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ. Bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi. Giữ cho môi kín xung quanh nhiệt kế.
  • Nhiệt kế thủy ngân cần khoảng 3 phút trong khi nhiệt kế điện tử chỉ cần dưới 1 phút.

Phương pháp đo thân nhiệt độ ở nách

  • Giữ nhiệt kế ở kẽ nách trẻ (phải lau khô nách trước khi đo).
  • Giữ nhiệt kế bằng việc ép sát khuỷu tay vào ngực trong vòng 4 – 5 phút.

Phương pháp đo thân nhiệt độ ở tai

Không áp dụng cho trẻ < 6 tháng tuổi; Nếu trẻ vừa ngoài trời lạnh vào, đợi 15 phút truớc khi tiên hành đo nhiệt độ; Ống tai và bệnh ở tai không ảnh hưởng đến kết quả

  • Kéo tai ngoài của trẻ trước khi đặt nhiệt kế vào.
  • Giữ đầu dò nhiệt kế trong tai trong vòng 2 giây.

Khi nào cần điều trị sốt cho trẻ?

Việc điều trị sốt còn nhiều bàn cãi. Sốt có thể giữ vai trò chống nhiễm khuẩn mặc dù sốt có thể làm trẻ khó chịu. Sốt cao không phải luôn luôn là yếu tố quyết định xem trẻ có cần được chữa trị hay không. Thay vào đó là xem hành vi và vẻ ngoài của trẻ. Sốt thường đi kèm các triệu chứng khác. Những triệu chứng này cần được xem xét bởi nhân viên y tế.

Trong đa số trường hợp, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần biết khi nào nên đưa trẻ đi khám bệnh và khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Dưới đây là một số hướng dẫn chung để tham khảo (không hoàn toàn đầy đủ để áp dụng cho mọi tình huống); Cha mẹ cần liên hệ với nhân viên y tế để có những hướng dẫn cụ thể hơn về tình trạng của con mình.

Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi

  • Trẻ < 3 tháng tuổi: sốt > 38ºC, ngay cả khi vẻ ngoài của trẻ vẫn có vẻ tốt.
  • Trẻ > 3 tháng tuổi: sốt > 38ºC hơn 3 ngày hay khi vẻ ngoài của trẻ không tốt (bứt rứt, không chịu bú, …)
  • Trẻ 3 – 36 tháng: sốt > 38,9ºC
  • Trẻ sốt > 40ºC
  • Trẻ bị sốt cao co giật.
  • Trẻ sốt tái đi tái lại.
  • Trẻ có bệnh nền: tim mạch, ung thư, lupus, hay hồng cầu liềm, …
  • Trẻ sốt kèm phát ban da.

Xử trí khi trẻ bị sốt như thế nào?

Thuốc Paracetamol

Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) là thuốc hạ sốt phổ biến nhất.

Thuốc hạ sốt

Thuốc có hiệu quả hạ sốt ở trẻ em là Acetaminophen hay Ibuprofen. Các thuốc này giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm thân nhiệt trẻ khoảng 1 – 1.5º C.

Aspirin không được chỉ định do có thể gây các bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye.

Acetaminophen có thể dùng mỗi 4 – 6 giờ khi cần, với liều 10 – 15 mg/kg/lần . Nếu thân nhiệt vẫn tiếp tục cao và trẻ > 6 tháng tuổi, Ibuprofen có thể để thay thế hoặc kết hợp với Acetaminophen và sử dụng mỗi 6 giờ, với liều: 5–10 mg/kg uống mỗi 6 – 8 giờ. Liều lượng của Acetaminophen hay Ibuprofen (nên được tính theo cân nặng của trẻ, không nên theo tuổi).

Chưa có tài liệu đầy đủ về tình trạng an toàn khi sử dụng kếp hợp Acetaminophen và Ibuprofen xen kẽ nhưng các cha mẹ cũng nên biết việc sử dụng cả 2 loại thuốc sẽ ít an toàn hơn như khi sử dụng một loại thuốc đơn thuần.

Thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng khi cần thiết, và sẽ ngưng khi các triệu chứng không còn.

Đắp mát và tắm mát

Lau mát là đặt trẻ trong chậu tắm và dùng khăn đắp nước ấm khắp thân trẻ. Trẻ sẽ mát hơn khi nước bốc hơi qua da. Do đó, trẻ không nên được đắp bằng khăn ướt hay tắm bằng nước mát, nước lạnh.

  • Đắp mát cần được kết hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ không dung nạp được thuốc.
  • Đắp mát với alcohol cần phải tránh vì hơi alcohol có thể hấp thu qua da và phổi.

Tăng lượng nước vào

Sốt làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Để giảm nguy cơ này, cha mẹ nên khuyên khích trẻ uống đủ nước. Trẻ bị sốt có thể không đói và không cần thiết ép trẻ ăn. Tuy nhiên, các loại nước uống như sữa (sữa bò hay sữa mẹ), sữa bột, và nước cần phải uống thường xuyên. Trẻ lớn hơn có thể ăn bột, soup hoặc kem lạnh. Nếu trẻ không chịu uống hoặc không uống được, cha mẹ cần tham vấn BS.

Nghỉ ngơi

Sốt là nguyên nhân gây mệt mỏi và đau nhức. Trong thời gian này, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi như trẻ mong muốn. Không cần thiết ép trẻ ngủ hoặc nghỉ ngơi nếu trẻ đã cảm thấy khỏe hơn. Trẻ có thể đi học lại hoặc tham gia các hoạt động khác khi thân nhiệt đã trở về bình thường sau 24 giờ.

Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Sốt ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sot-o-tre-em-4930/feed/ 0
Nếu bạn bị sốt sẽ phải làm thế nào https://benh.vn/neu-ban-bi-sot-se-phai-lam-the-nao-3357/ https://benh.vn/neu-ban-bi-sot-se-phai-lam-the-nao-3357/#respond Sat, 04 Oct 2014 04:34:20 +0000 http://benh2.vn/neu-ban-bi-sot-se-phai-lam-the-nao-3357/ Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Không phải tất cả các tường hợp có thân nhiệt cao hơn bình thường đều là sự trục trặc về sức khoẻ. Nhiều người khoẻ có thân nhiệt vào quãng trên dưới 37oC là bình thường. Nhưng nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37o2 thì chắc chắn bạn đã bị sốt.

Bài viết Nếu bạn bị sốt sẽ phải làm thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Không phải tất cả các tường hợp có thân nhiệt cao hơn bình thường đều là sự trục trặc về sức khoẻ. Nhiều người khoẻ có thân nhiệt vào quãng trên dưới 37oC là bình thường. Nhưng nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37 độ C thì chắc chắn bạn đã bị sốt.

Thường thân nhiệt của chúng ta thấp lúc sáng sớm và cao hơn vào buổi chiều và buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn chính xác nhất và thường cao hơn thân nhiệt lấy ở miệng 0,3oC.

Nếu bạn lấy thân nhiệt ở miệng ngay sau khi uống nước nóng thì bạn cũng cơ thể  tưởng lầm rằng mình bị sốt.

tre_bi_sot

Thân nhiệt của bạn có thể cao hơn bình thường do các nguyên nhân sau

  • Mặc nhiều quần áo quá.
  • Vừa luyện tập hoặc hoạt động mạnh.
  • Thời tiết nóng, ẩm.
  • Lượng hoóc-môn tăng, giảm (sau khi rụng trứng, thân nhiệt của phụ nữ thường tăng cao).

Nếu thân nhiệt đo được ở nách từ 37,2 độ C  – 37,7 độ C trở lên, chắc chắn là bạn đã bị sốt.

Cần phải tới bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra

  • Với một trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Nếu thân nhiệt đứa trẻ cứ giữ ở 38o3C (lấy ở miệng) hay 38o8C (lấy ở hậu môn) không thuyên giảm trong suốt 48 giờ.
  • Cũng như vậy trong liền 5 ngày, đối với người lớn. Có các hiện tượng: cổ bị cứng, đau ngực, nôn ói, ỉa chảy, đi lảo đảo, phát ban, ho, đau tai.

Hiện tượng sốt dưới 40oC cần phải điều trị. Nhưng nếu cao hơn 40oC và kéo dài, thì cần phải tìm nguyên nhân và chữa trị tích cực.

Để làm dịu cơn sốt, hạ thân nhiệt, bạn nên

  • Uống nước hoặc nước trái cây. Lau người bằng khăn ướt thấm nước mát 21oC, không nên dùng nước đá đặc biệt ở trẻ nhỏ.
  • Uống aspirin hoặc acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi cách nhau tối thiểu 3-4 giờ  một lần (những người dưới 19 tuổi và những người đau dạ dày không nên dùng aspirin).
  • Nằm nghỉ, không hoạt động, nên ở nơi yên tĩnh.
  • Tránh cử động mạnh bất thường.
  • Nên mặc những quần áo mỏng, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và không nên đắp chăn, mền quá dày.

Bài viết Nếu bạn bị sốt sẽ phải làm thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/neu-ban-bi-sot-se-phai-lam-the-nao-3357/feed/ 0