Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 27 Jun 2023 04:38:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm khi cho trẻ nằm phòng điều hòa https://benh.vn/canh-giac-voi-nhung-bien-chung-nguy-hiem-khi-cho-tre-nam-phong-dieu-hoa-8763/ https://benh.vn/canh-giac-voi-nhung-bien-chung-nguy-hiem-khi-cho-tre-nam-phong-dieu-hoa-8763/#respond Tue, 27 Jun 2023 02:54:50 +0000 http://benh2.vn/canh-giac-voi-nhung-bien-chung-nguy-hiem-khi-cho-tre-nam-phong-dieu-hoa-8763/ Do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới nắng nóng nhiều nên hầu hết các gia đình Việt Nam đều phải sử dụng điều hòa, quạt máy. Tuy nhiên, nếu để điều hòa trong phòng ở nhiệt độ thấp, quạt chạy tốc độ cao khi ngủ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ.

Bài viết Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm khi cho trẻ nằm phòng điều hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới nắng nóng nhiều nên hầu hết các gia đình Việt Nam đều phải sử dụng điều hòa, quạt máy. Tuy nhiên, nếu để điều hòa trong phòng ở nhiệt độ thấp, quạt chạy tốc độ cao khi ngủ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ.

Nhiễm lạnh và hệ quả để lại cho các bệnh nhi

Sử dụng điều hòa liên tục có thể gây nhiễm lạnh cho cả người lớn và trẻ em, do đó, khi sử dụng điều hòa cần nắm được các nguy cơ và cách phòng tránh thích hợp.

Bé gái 2 tuổi ở Hải Phòng

Một bé gái 2 tuổi ở Hải Phòng bị méo miệng do bật quạt khi nằm ngủ đã lên tiếng cảnh báo cho các bậc phụ huynh có con nhỏ. Việc bật quạt khi nằm ngủ trong thời tiết giao mùa là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị liệt mặt, méo miệng…

Mẹ của bé cho biết, sáng sớm ngủ dậy, con gái chị bỗng dưng bị méo mặt. Mắt một bên mở, một bên nhắm chặt, nước mắt cứ tự chảy, miệng không khép lại được gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Sau đó bé được đưa đến bệnh viện và được phát hiện mắc phải căn bệnh liệt dây thần kinh số VII dẫn đến méo miệng.

Truy tìm nguyên nhân, chị H mẹ bé cho biết trước đó mẹ con chị bật quạt ngủ suốt đêm. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận bé Trà My bị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên vì bị nhiễm lạnh. Do đó, cháu được điều trị bằng phương pháp châm cứu kết hợp với bấm huyệt đến hơn 1 tháng thì đỡ. Hiện, khuôn mặt của bé My đã gần như hồi phục hoàn toàn.

Bé gái 5 tuổi ở Trung Quốc

Ngoài trường hợp trên, một bé gái 5 tuổi (ở Giang Tô, Trung Quốc) cũng phải nhập viện với khuôn mặt hoàn toàn bị tê liệt. Miệng của bé bị đơ, góc mép lệch hẳn sang một bên, mắt nhắm hờ không khép chặt lại được. Nguyên nhân là do nằm điều hòa suốt đêm với nhiệt độ quá thấp.

Phương pháp điều trị

Cách chữa trị phổ biến hiện nay gồm cả Đông y và Tây y. Y học hiện đại có thể dùng thuốc, xoa bóp vùng mặt để chữa trị. Y học cổ truyền thường châm cứu (ôn châm, điện châm), kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện cơ…

Xét về nguyên nhân chính gây bệnh do nhiệt độ quá lạnh, dẫn đến sự co thắt dây thần kinh ở khuôn mặt, tắc mạch máu, phù nề và có triệu chứng liệt khuôn mặt. Bệnh không nguy hiểm và chỉ cần điều trị bằng châm cứu từ 7-10 ngày là có thể khỏi nhưng có trường hợp phải điều trị 2-3 đợt và rất hiếm trường hợp điều trị không khỏi.

Bệnh tiến triển nhanh nhất trong 3 ngày đầu nên càng chữa trị sớm càng tốt. Nếu để lâu thì dây thần kinh số VII đang ở thể bị kích thích sẽ chuyển sang thể kích thích và khả năng trở lại bình thường của khuôn mặt là rất khó.

Căn bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

Theo bác sĩ Lương Tài (Bệnh viện Châm cứu Trung ương), thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi gặp gió lạnh bất thường sẽ gây ra những bệnh ở trẻ như: Viêm mũi, phế quản, phổi… Thế nhưng, có một căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng mà không phải bố mẹ nào cũng biết đó là căn bệnh: Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, khiến trẻ bị liệt mặt, méo miệng ngay tức thì. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh này sẽ để lại những di chứng lâu dài về sau. Trên thực tế, có rất nhiều bố mẹ vì không cẩn thận phòng tránh cho con trong những đợt gió lạnh về đã khiến con gặp phải căn bệnh đáng sợ này.

Nguyên nhân

Ngoài nguyên nhân trên còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên như: Tai nạn, zona, viêm nhiễm các vùng quanh tai, mũi, họng, chấn thương sọ ở vùng, xương chũm… gây ra. Tuy nhiên, có đến 80% bệnh nhân liệt dây VII là do lạnh đột ngột, gây co mạch dẫn tới tổn thương nhánh ngoại biên của dây VII, không chi phối được các cơ bám da mặt. Chứng này xảy ra ở mọi thời điểm, nhưng khi giao mùa thu đông, nhiều người mắc hơn, nhất là những người có sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ.

Cách phòng tránh

Giữ ấm cho trẻ

Qua đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bố mẹ cần luôn giữ cho con không bị lạnh khi đi ra ngoài trong những ngày thời tiết giao mùa, khoác áo mỏng, đội mũ cho trẻ khi đưa trẻ đến trường và lúc đón con về. Tránh nằm, ngồi nơi cửa có gió lùa, sân tập, vườn hoa, công viên nếu gió quá mạnh, quá lộng thì nên đưa con về để tránh bị trúng gió.

Sáng sớm ngủ dậy, bố mẹ không nên mở toang ngay cửa ra vào và cửa sổ để tránh cho trẻ không bị tiếp xúc đột ngột với gió lạnh ngoài trời và không nên cho trẻ chạy ra ngoài ngay khi vừa ngủ dậy.

Lưu ý khi tắm cho trẻ

Khi tắm cho trẻ cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh, mặc quần áo ấm sau đó mới cho trẻ ra ngoài để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh.

Không nhất thiết là ngày nào cũng phải tắm cho trẻ. Chỉ tắm khi trẻ khỏe mạnh. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi thì tốt nhất là chỉ lau người cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín, hoặc tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm.

Không tắm cho trẻ quá khuya. Bởi thời tiết giao mùa khi về đêm thường hạ xuống thấp. Nếu không cẩn thận cũng rất dễ làm cho trẻ bị nhiễm lạnh. Ngưỡng an toàn là tắm cho trẻ trong vòng 5 phút trở xuống. Tắm quá 5 phút hoặc lâu hơn nữa sẽ rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Trẻ bị nhiễm lạnh có thể dẫn đến sốt, cảm và liệt dây thần kinh số VII dẫn đến méo miệng…

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Ngoài ra cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho con ăn uống đủ các dưỡng chất, uống bổ sung vitamin C tổng hợp và đưa trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ…

Bài viết Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm khi cho trẻ nằm phòng điều hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-giac-voi-nhung-bien-chung-nguy-hiem-khi-cho-tre-nam-phong-dieu-hoa-8763/feed/ 0
Dùng điều hòa cho trẻ đúng cách trong mùa nóng https://benh.vn/cach-su-dung-dieu-hoa-co-loi-cho-tre-3986/ https://benh.vn/cach-su-dung-dieu-hoa-co-loi-cho-tre-3986/#respond Wed, 03 Aug 2022 04:47:23 +0000 http://benh2.vn/cach-su-dung-dieu-hoa-co-loi-cho-tre-3986/ Thời tiết nắng nóng khó chịu, nhiều gia đình nhất là những gia đình có trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng điều hòa hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ khiến cho trẻ dễ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Bài viết Dùng điều hòa cho trẻ đúng cách trong mùa nóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết nắng nóng khó chịu, nhiều gia đình nhất là những gia đình có trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng điều hòa hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ khiến cho trẻ dễ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Việc lạm dụng quá nhiều và sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ làm cho trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng…, trẻ có cơ địa thường bị hen suyễn.

Nếu để trẻ nằm lâu trong phòng có điều hoà khiến cơ thể dễ mất nước, khô da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Điều hòa dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, trẻ nhỏ còn có thể sốt và dẫn đến các bệnh tiêu chảy…

Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa, nếu trẻ không được chú ý và chăm sót tốt, trẻ có thể bị những biến chứng nguy hiểm. Vậy dùng điều hòa cho trẻ đúng cách là như thế nào?

Nhiệt độ lý tưởng: chênh lệch 7 độ C so với ngoài trời

BS Nguyễn Văn Lộc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi trẻ ngủ say, thân nhiệt giảm nên rất dễ bị viêm họng, sốt dẫn đến tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lạm dụng điều hòa nhiệt độ đã để nhiệt độ chênh hơn nhiều so với ngoài trời, điều này không tốt cho trẻ nhỏ.

Để an toàn cho trẻ, khi dùng điều hòa nhiệt độ, cha mẹ chỉ nên để 25 – 27 độ C là hợp lý. Và khi để nhiệt độ trong nhà chênh với nhiệt độ ngoài trời 7độ C thì sẽ tốt cho trẻ (ví dụ ngoài trời là 35độ C thì trong phòng điều hòa nên để 28độ C là phù hợp) và sẽ không ảnh hưởng đến việc nếu trẻ có chạy liên tục ra ngoài nơi không có điều hòa.

Thời gian sử dụng điều hòa: Không qua 4 giờ liên tục

Ngồi trong phòng có máy điều hòa cả ngày là điều hoàn toàn không nên. Những trẻ nhỏ ở trong phòng điều hòa quá 4 giờ liên tục thường làm da trẻ khô, họng khô. Tốt nhất, khoảng 2 – 3 giờ, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần.

Trước khi ra khỏi phòng 30 phút, nên tắt máy điều hòa, mở cửa phòng cho không khí được lưu thông và để cơ thể bé thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài.

Đảm bảo vệ sinh điều hòa

ve-sinh-dieu-hoa-1

Thường xuyên vệ sinh điều hòa (Ảnh minh họa)

Cha mẹ nên chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.

Tránh sự thay đổi đột ngột khi dùng điều hòa cho trẻ

Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, cha mẹ nên tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Trước khi cho trẻ vào phòng điều hòa, cha mẹ nên để bé ngồi ở ngoài một lúc, lau mồ hôi cho trẻ. Nếu muốn cho trẻ ra ngoài phòng điều hòa, cha mẹ nên mởi phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh rồi mới cho trẻ ra ngoài.

Ngoài ra, khi dùng điều hòa, cha mẹ nên hạn chế để trẻ đi ra, đi vào giữa hai nơi có nhiệt độ chênh lệch nhiều lầm. Ngoài ra nếu sử dụng điều hòa cho trẻ cũng nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm. Nhưng cũng chỉ sử dụng làm ẩm nhẹ, nếu không lại tạo ra độ ẩm lớn dễ làm trẻ viêm đường hô hấp hơn.

Uống nước khi dùng điều hòa cho trẻ

dung_dieu_hoa_cho_tre

Cho trẻ uống nhiều nước (Ảnh minh họa)

Nên cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức và khi trẻ ở phòng điều hòa nhiều, để tránh hiện tượng mất nước. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.

Chăm sóc trẻ khi dùng điều hòa

Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.

nho_mui_cho_tre_nam_dieu_hoa

Thường xuyên nhỏ mũi cho bé (Ảnh minh họa)

Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam nước chanh, nước cam…

Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.

dap_chan_cho_tre_nam_dieu_hoa

Đắp chăn cho trẻ khi ngủ (Ảnh  minh họa) 

Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa cho trẻ

Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.

Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.

Tuy nhiên, nếu thời tiết không nóng bức thì không cần thiết phải cho em bé sử dụng điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên, thậm chí là gió quạt vẫn là tốt nhất cho bé và tất cả chúng ta.

Bài viết Dùng điều hòa cho trẻ đúng cách trong mùa nóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-su-dung-dieu-hoa-co-loi-cho-tre-3986/feed/ 0
Phương pháp bảo vệ da trong môi trường điều hòa https://benh.vn/phuong-phap-bao-ve-da-trong-moi-truong-dieu-hoa-5279/ https://benh.vn/phuong-phap-bao-ve-da-trong-moi-truong-dieu-hoa-5279/#respond Thu, 18 Apr 2019 05:20:48 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-bao-ve-da-trong-moi-truong-dieu-hoa-5279/ Hiện nay đa phần các nhà ở thành phố điều có ít nhất một cái máy lạnh. Thiết bị này càng không thể thiếu trong một văn phòng làm việc, nó đem lại một không gian mát mẻ, thoải mái cho người sử dụng tuy nhiên ngồi máy lạnh trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến làn da.

Bài viết Phương pháp bảo vệ da trong môi trường điều hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay đa phần các nhà ở thành phố điều có ít nhất một cái máy lạnh. Thiết bị này càng không thể thiếu trong một văn phòng làm việc, nó đem lại một không gian mát mẻ, thoải mái cho người sử dụng tuy nhiên ngồi máy lạnh trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến làn da.

Một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp chị em bảo vệ làn da của mình trong môi trường điều hòa.

Uống nhiều nước

Máy lạnh sẽ làm da bạn mất nước, khô đi nhanh chóng. Cách bổ sung nước cho da là hãy uống nước thường xuyên. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung thêm nước cam vắt hoặc các loại nước ép trái cây.

Tạo độ ẩm trong phòng

Máy lạnh có chức năng làm mát không khí nhưng đồng thời nó cũng hút hơi ẩm trong phòng ra ngoài. Để khắc phục điều này, bạn có thể đặt chậu nước hoặc dùng máy phun sương để tăng độ ẩm cho phòng. Tại bàn làm việc bạn có thể để một bát nước, thả vào đó vài cánh hoa hồng, nó vừa có tác dụng làm đẹp và cũng giúp bạn làm tăng độ ẩm cho nơi làm việc.

Đặt máy phun sương trong phòng điều hòa để tạo độ ẩm cần thiết

Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải

Không điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ thấp quá, nhiệt độ càng thấp da càng khô, cơ thể còn có khả năng bị nhiễm bệnh. Nên thường xuyên vệ sinh máy lạnh định kỳ, khi thời tiết không quá nóng chúng ta nên tắt máy lạnh để không khí trong phòng được thông thoáng.

Dùng kem dưỡng da

Một cách cải thiện làn da khá hữu hiệu đó là dùng kem dưỡng da. Để một hộp kem dưỡng da trong ngăn bàn làm việc sẽ giúp bạn tăng cường độ ẩm cho da, tránh tình trạng da luôn ở trong môi trường máy lạnh, thiếu nước. Kem dưỡng có tác dụng rất hữu hiệu để giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi bức xạ máy tính và tình trạng thiếu độ ẩm trầm trọng một thời gian dài trong môi trường điều hòa.

Dành ít thời gian ngủ trưa

Tranh thủ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa không chỉ cực kỳ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn giúp làn da được nghỉ ngơi. Các nghiên cứu cho thấy, dân công sở có giấc ngủ trưa bao giờ cũng có làn da tươi tắn hơn những đồng nghiệp cùng một điều kiện làm việc, cùng một áp lực công việc nhưng không bao giờ chịu ngủ trưa.

Ngủ trưa giúp bạn có một làn da tươi tắn hơn (Ảnh minh họa)

Thường xuyên vận động cơ thể

Ngồi lì trong phòng trước máy tính suốt 8 tiếng đồng hồ, ngồi từ ngày này sang ngày khác là cách nhanh chóng nhất… “tàn phá” làn da của bạn. Vì khi sử dụng máy vi tính trong thời gian dài, da của bạn có thể phải chịu những tác động xấu của màn hình máy vi tính, của những tia điện. Hãy thỉnh thoảng rời máy tính khi có thể, tranh thủ vận động đi tới đi lui như lấy nước uống, photo giấy tờ, đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy… bởi đó là cách giúp làn da thư giãn cũng là cách bạn tập thể dục.

Màn chắn máy tính

Nếu màn hình máy tính bạn đang dùng là LCD thì ổn rồi. Nhưng nếu màn hình máy tính ở nơi bạn làm việc của bạn thuộc dạng máy cũ thì nên dùng một màn hình chắn bức xạ máy tính. Bạn cũng nên có tư thế ngồi đúng, cách xa máy tính tối thiểu 3 gang tay.

Đắp mặt nạ

Hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để chăm sóc da, thay vì tận dụng các khoảng thời gian trống không hợp lí. Các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên vừa đắp mặt nạ vừa làm việc (online, xem truyền hình, làm việc nhà…) bởi đắp mặt nạ là lúc các cơ và da mặt bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn để có thể hấp thụ các tinh chất một cách nhanh chóng.

Benh.vn

Bài viết Phương pháp bảo vệ da trong môi trường điều hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-bao-ve-da-trong-moi-truong-dieu-hoa-5279/feed/ 0
Mặt trái khi sử dụng điều hòa: Bé 6 tháng tuổi bị méo miệng https://benh.vn/mat-trai-khi-su-dung-dieu-hoa-be-6-thang-tuoi-bi-meo-mieng-8147/ https://benh.vn/mat-trai-khi-su-dung-dieu-hoa-be-6-thang-tuoi-bi-meo-mieng-8147/#respond Mon, 24 Sep 2018 01:00:06 +0000 http://benh2.vn/mat-trai-khi-su-dung-dieu-hoa-be-6-thang-tuoi-bi-meo-mieng-8147/ Mới đây, thông tin một bé gái 6 tháng tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc đã phải nhập viện khẩn cấp với những biểu hiện nghiêm trọng về sức khỏe. Bé nhập viện trong tình trạng, méo mồm, liệt mặt, ngủ một bên mắt không nhắm chặt như bình thường mà chỉ khép hờ. Bé uống sữa cũng bị đổ ra ngoài.

Bài viết Mặt trái khi sử dụng điều hòa: Bé 6 tháng tuổi bị méo miệng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bé 6 tháng méo mồm, liệt mặt do nằm điều hòa quá lạnh

Mới đây, thông tin một bé gái 6 tháng tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc đã phải nhập viện khẩn cấp với những biểu hiện nghiêm trọng về sức khỏe. Bé nhập viện trong tình trạng, méo mồm, liệt mặt, ngủ một bên mắt không nhắm chặt như bình thường mà chỉ khép hờ. Bé uống sữa cũng bị đổ ra ngoài.

Bác sĩ kết luận, do nắng nóng kéo dài, các gia đình thành phố đều bật điều hòa liên tục khiến hiện tượng bệnh nhi bị méo mồm, liệt mặt tăng lên nhanh chóng.

Sử dụng điều hòa cho trẻ

Bé gái bị méo mồm, liệt mặt vì nằm điều hòa quá lạnh. Ảnh: Soha.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là trẻ ngủ không nhắm được mắt, chỉ khép hờ, góc mép lệch hẳn sang một bên, không khép gọn miệng nên bị chảy nước dãi, cho ăn uống sẽ khó khăn, rơi thức ăn ra ngoài vì cơ miệng bị đơ.

Đây là hiện tượng các mạch máu thần kinh trên cơ mặt do lạnh quá nên bị co thắt, gây thiếu máu trên các dây thần kinh mặt, gây phù nề. Nguyên nhân chính của căn bệnh này được các bác sĩ chỉ đích danh chính là gió lạnh của điều hòa.

Ngoài ra, điều hòa còn là “sát thủ” gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Hen suyễn

Trong cục tản nhiệt điều hòa không khí có đến 91.259 vi khuẩn trên mỗi cm vuông. Những vi khuẩn này khi vào không khí trong nhà sẽ gây nên chứng hen suyễn và dị ứng. Những đối tượng dễ mắc bệnh là người già, trẻ em, người có thể trạng mẫn cảm với không khí.

Phát ban do mồ hôi

Nếu ở trong môi trường máy lạnh một thời gian dài lại không uống đủ nước, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm dần, môi trường điều hòa sẽ sinh ra bí bách, thiếu ô xy, tạo môi trường tốt để nấm sinh sôi, gây nên các bệnh ngoài da như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa.

Nhóm người có mồ hôi nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Nên hạn chế thời gian sử dụng điều hòa trong ngày, chú ý mở cửa để không khí trong phòng lưu thông sạch sẽ.

Viêm khớp, đau lưng, đau cổ

Khi nhiệt độ trong phòng điều hòa và nhiệt độ ngoài trời có sự chệnh lệch, bạn phải ra vào trong môi trường nhiệt độ khác biệt như vậy rất dễ bị sốc nhiệt, tạo nên các bệnh về thần kinh.

Các khớp và dây chằng chưa kịp thích ứng với điều kiện thời tiết sẽ bị kích thích lạnh đột ngột, tạo nên sự cứng khớp không thể vận động linh hoạt, gây đau khớp.

Nhóm nguy cơ cao cần đề phòng là người cao tuổi. Bác sĩ nhắn rằng người trung niên trở lên nên mặc áo dài tay, đi tất mỏng, không nên ra vào liên tục giữa phòng điều hòa và nơi không có điều hòa.

Khô mắt

Không khí trong phòng điều hòa cần phải luôn luôn được thay đổi để bổ sung thêm ô xy, nếu bật điều hòa quá lâu, không khí sẽ đậm đặc, ô nhiễm, dễ gây khô mắt, mỏi mắt, mắt bị nhiễm trùng.

Nhóm nguy cơ cao như nhân viên văn phòng, người sử dụng máy tính dài hạn. Bác sĩ khuyên bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, giúp mắt thư giãn và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Dùng điều hòa đúng cách

Làm lạnh phòng trước khi ngủ

Người dùng có cảm giác thoải mái và dễ ngủ hơn khi không khí mát lạnh tỏa khắp phòng. Mỗi điều hoà có một khả năng làm lạnh tương ứng với công suất máy và diện tích phòng.

Chẳng hạn như điều hòa có công suất 9.000 BTU phù hợp với phòng 15-20 m2; 12.000 BTU cho phòng 20 – 30 m2. Tuy nhiên, thời gian khởi động và tốc độ làm mát của mỗi máy lại khác nhau. Nếu không sở hữu một chiếc điều hòa có khả năng làm lạnh nhanh, người dùng nên bật điều hòa 10 – 15 phút trước khi ngủ.

Điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ quạt phù hợp thân nhiệt

Thói quen bật điều hòa mát rượi trước khi đi ngủ, đến khi cơ thể kêu rét mới trở dậy chỉnh nhiệt độ – là lý do khiến nhiều người bị nhiễm lạnh về đêm. Thân nhiệt cơ thể thay đổi theo từng giai đoạn của giấc ngủ. Vì vậy, nhiệt độ điều hòa nên thấp với tốc độ làm lạnh nhanh khi khởi động để tạo cảm giác thoải mái tức thì, tăng dần 1-2 độ C trong lúc ngủ và mát lạnh trở lại khi vừa thức giấc.

Vệ sinh điều hòa định kỳ

Sau thời gian sử dụng, điều hòa là nơi trú ngụ của vi khuẩn, nấm mốc… Vệ sinh điều hòa định kì 6 tháng 1 lần giúp bảo vệ sức khỏe người dùng, tăng tuổi thọ máy và tiết kiệm điện đáng kể. Các bộ phận cần chú ý cọ rửa là mặt nạ, lưới lọc, dàn nóng và dàn lạnh. Khi vệ sinh, nhất thiết phải tắt điện để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không được làm ướt bo mạch điện tử (nằm ở trên máy nén).

Benh.vn ( Theo NĐT)

Bài viết Mặt trái khi sử dụng điều hòa: Bé 6 tháng tuổi bị méo miệng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mat-trai-khi-su-dung-dieu-hoa-be-6-thang-tuoi-bi-meo-mieng-8147/feed/ 0
7 cách sử dụng điều hòa siêu tiết kiệm https://benh.vn/7-cach-su-dung-dieu-hoa-sieu-tiet-kiem-6855/ https://benh.vn/7-cach-su-dung-dieu-hoa-sieu-tiet-kiem-6855/#respond Wed, 08 Jun 2016 05:54:07 +0000 http://benh2.vn/7-cach-su-dung-dieu-hoa-sieu-tiet-kiem-6855/ Giữa cái nóng như thiêu như đốt thì điều hòa nhiệt độ chính là phương án tuyệt vời cho mọi nhà. Tuy nhiên mẹo dùng điều hoà siêu tiết kiệm không phải ai cũng biết. Những nhà nào khóc ròng vì hoá đơn tiền điện mùa hè thì áp dụng ngay 7 mẹo sử dụng điều hoà siêu tiết kiệm này ngay nhé.

Bài viết 7 cách sử dụng điều hòa siêu tiết kiệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Giữa cái nóng như thiêu như đốt thì điều hòa nhiệt độ chính là phương án tuyệt vời cho những nhà có điều kiện. Nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu sử dụng không khoa học, điều hòa sẽ khiến bạn phải giật mình khi cuối tháng trả tiền điện đấy. Dưới đây là một số cách sử dụng điều hòa giúp tiết kiệm điện năng. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải

Chỉnh nhiệt độ càng thấp, điều hòa sẽ tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Do đó, nên chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài thì sẽ không có lợi cho sức khỏe. Theo khuyến cáo, chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ) và không nên dưới 20 độ C. Ví dụ, nhiệt độ ngoài trời là 36 độ thì nhiệt độ trong phòng nên đặt ở mức 26 – 28 độ. Lưu ý không đặt nhiệt độ thấp đến mức phải nằm đệm và đắp chăn khi ngủ.

chuyen-gia-tiet-lo-meo-dieu-chinh-nhiet-do-dieu-hoa-de-tiet-kiem-dien-toi-da-cho-gia-dinh-2.jpg
Để nhiệt độ vừa phải giúp sử dụng điều hoà siêu tiết kiệm

2. Điều chỉnh hướng gió

Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, lên trên hoặc xuống dưới. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong nên đa số máy điều hòa đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Chính vì vậy, bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng như giường tủ hay bàn làm việc… rồi từ đó, tiến hành chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.

3. Kết hợp với quạt

Chúng ta sử dụng điều hòa để làm không gian sống mát mẻ hơn và khi có thêm sự trợ giúp của những chiếc quạt, điều đó lại càng trở nên tuyệt vời. Hãy sử dụng quạt để lưu thông khí mát đều khắp phòng. Hơn nữa, chúng lại tiêu thụ ít năng lượng hơn điều hòa, vì thế, sử dụng quạt thay thế những khi không quá nóng luôn là ý tưởng tuyệt vời bạn nhé!

chuyen-gia-tiet-lo-meo-dieu-chinh-nhiet-do-dieu-hoa-de-tiet-kiem-dien-toi-da-cho-gia-dinh-3.jpg
Bật thêm quạt giúp sử dụng điều hoà siêu tiết kiệm và hiệu quả

4. Chú ý đến ánh nắng mặt trời

Tắt đèn có thể giúp giảm nhiệt độ, nhưng bạn cần để ý xem có bao nhiêu ánh sáng lọt vào từ cửa sổ đang mở trong nhà vì nó cũng đóng vai trò quan trọng. Việc đóng mở cửa sổ mỗi ngày dựa theo sự đổi hướng của ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn thấy bực bội và phiền phức nhưng điều hòa sẽ phải cảm ơn bạn khi nó không phải chống chọi lại với quá nhiều không khí nóng đấy.

5. Tắt điều hòa khi ra khỏi nhà

Khi ra ngoài, bạn nên nhớ luôn tắt điều hòa nhiệt độ, đóng kín cửa sổ và kéo rèm cửa lại. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy nóng nực một vài phúc lúc mới trở về nhà nhưng hãy yên tâm là rèm cửa đã giúp giữ ánh nắng mặt trời tránh xa ngôi nhà, cho phép khí mát lưu lại lâu hơn và nhờ đó, điều hòa không quá vất vả để làm mát mọi thứ trở lại.

6. Nhiệt độ cao hơn vào ban đêm

Ban đêm, cơ thể bạn thường không đòi hỏi mức nhiệt quá thấp, thậm chí mát lạnh như ban ngày. Vì vậy, hãy tắt điều hòa khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 – 2 giờ. Như vậy, thời gian hoạt động của máy sẽ ít hơn, giúp tiết kiệm chi phí hơn.

chuyen-gia-tiet-lo-meo-dieu-chinh-nhiet-do-dieu-hoa-de-tiet-kiem-dien-toi-da-cho-gia-dinh-1.jpg
Ban đêm nên để nhiệt độ cao hơn chống cảm cúm và ho cũng như sử dụng điều hoà siêu tiết kiệm

7. Vệ sinh và bảo trì

Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc… là nguyên nhân gây trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, khiến không khí lâu mát. Do đó, việc vệ sinh điều hòa một cách thường xuyên sẽ là biên pháp hữu ích giúp gia đình sử dụng điều hòa lâu dài cũng như hiệu quả hơn.

Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Lưới lọc bụi thì vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần nên bạn có thể tự tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết 7 cách sử dụng điều hòa siêu tiết kiệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/7-cach-su-dung-dieu-hoa-sieu-tiet-kiem-6855/feed/ 0