Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:34:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sự phát triển của phôi trước làm tổ https://benh.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/ https://benh.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/#respond Mon, 20 May 2024 07:24:51 +0000 http://benh2.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/ Sau khi sự thụ tinh giữa tinh trùng và noãn diễn ra tại đoạn bóng vòi tử cung, hợp tử được tạo thành sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4 –5 ngày

Bài viết Sự phát triển của phôi trước làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sự phát triển của phôi trước khi làm tổ là quá trình phát triển của phôi ngay trước thời điểm làm tổ, mặc dù thời gian này chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi.

Sự phát triển của phôi trước làm tổ

Trong cơ thể người phụ nữ, sau khi sự thụ tinh giữa tinh trùng và noãn diễn ra tại đoạn bóng vòi tử cung, hợp tử được tạo thành sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4 –5 ngày. Song song với sự di chuyển này, trong bản thân phôi diễn ra sự phân chia và chuyển hoá với những thay đổi lớn, sự điều hoà quá trình hình thành gen và tổng hợp protein. Trong 3-4 ngày đầu, phôi phát triển qua giai đoạn phân tách đến phôi dâu, xảy ra trong vòi tử cung. Phôi dâu xuống đến tử cung chuyển thành phôi nang và thoát màng thấu quang. Sau đó, phôi nang sẽ gắn vào làm tổ ở nội mạc tử cung.

Giai đoạn phân cắt

Sau khi hai tiền nhân tiếp cận và hoà nhập vào nhau, Quan sát dưới kính hiển vi vào thời điểm 18 giờ sau thụ tinh để tìm hai tiền nhân (và thường kèm hai thể cực) là dấu hiệu chắc chắn thụ tinh đã xảy ra. Sự phân chia lần I kết thúc sau thụ tinh 24 giờ tạo thành phôi 2 tế bào, là chu kỳ kéo dài nhất, các chu kỳ sau chỉ khoảng 18 giờ. Những phân chia này kiểu như nguyên phân của tế bào bình thường, các tế bào con được tạo ra gọi là các phôi bào. Phân chia lần II kết thúc sau thụ tinh 40 giờ, tạo thành phôi với 4 phôi bào kích thước tương đương nhau. Vào ngày 3, phôi chứa 6 – 12 phôi bào và ngày 4 gồm từ 16 – 32 tế bào.

Kích thước toàn bộ của phôi không thay đổi gì trong giai đoạn phân tách mà vẫn giữ nguyên hình dạng của màng zona.

Phôi giai đoạn phân cắt

Giai đoạn phôi dâu

Sau một vài lần phân chia, phôi chứa từ 16-32 phôi bào có hình dáng như trái dâu nên gọi là phôi dâu. Giai đoạn này phôi đã xuống đến buồng tử cung. Sau lần phân chia thứ ba, trong phôi diễn ra quá trình kết đặc tế bào. Hiện tượng kết đặc tế bào xảy ra vào khoảng ngày thứ 3–4 làm cho các tế bào áp sát vào nhau và ranh giới giữa các tế bào lúc này trở nên khó phân biệt.

Quá trình kết đặc tế bào rất quan trọng trong sự biệt hoá khối tế bào trong và tế bào lá nuôi, quyết định đến sự hình thành phôi thai. Màng thấu quang trong giai đoạn phôi dâu vẫn nguyên vẹn tạo điều kiện cho sự kết đặc tế bào và ngăn hai phôi (nếu có) nhập vào nhau. Nếu lớp tế bào trong phân chia ở giai đoạn sớm này, có thể phát triển thành song thai cùng hợp tử.

Phôi dâu

Giai đoạn phôi nang

Phôi dâu nằm trong lòng tử cung được vùi trong niêm dịch của tử cung. Với sự hấp thụ của phôi, chất dịch này thấm qua màng thấu quang, vào giữa các phôi bào tạo thành những túi dịch nhỏ. Các túi dịch tăng dần kích thước, lớn dần và sáp nhập vào nhau tạo nên một khoang lớn là khoang phôi nang. Khối tế bào bên trong bị chèn tạo thành khối cô đặc và bị đẩy về một phía của khoang phôi. Khối tế bào bên ngoài trở thành một lớp biểu mô mỏng sẽ phát triển thành lá nuôi để tạo nên bánh nhau và các phần phụ của thai, còn khối tế bào trong chính là mầm phôi sẽ phát triển thành cơ thể phôi thai.

Phôi nang và sự thoát màng

Giai đoạn làm tổ

Vào ngày 5 sau thụ tinh, màng thấu quang nhanh chóng biến mất có thể do phôi trườn ra ngoài do tế bào lá nuôi tiết ra men tiêu protein tác động lên màng thấu quang. Phôi lúc này không được bao bọc và có thể tiếp xúc trực tiếp với nội mạc tử cung.

Cuối tuần lễ thứ nhất, lá nuôi ở cực phôi xâm nhập vào nội mạc tử cung và tăng sinh nhanh chóng biệt hoá thành lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Lá nuôi hợp bào tiến sâu vào bên trong nội mạc tử cung, xen giữa các tế bào nội mạc tử cung để tạo điều kiện cho phôi làm tổ.

Về phía tử cung, để tạo điều kiện cho phôi làm tổ, nội mạc tử cung phải ở giai đoạn chế tiết với sự hỗ trợ của hoàng thể. Niêm mạc lúc này trở nên phù nề, có màu xám hơn và sẵn sàng cho việc tiếp nhận phôi vào làm tổ.

Phôi nang bắt đầu làm tổ sau thoát màng

Như vậy, sự phát triển của phôi trước khi làm tổ chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau thụ tinh. Hợp tử ban đầu trải qua giai đoạn phân chia làm tăng số lượng các phôi bào. Phôi dâu hình thành khoảng ngày 3-4 với đặc trưng hai khối tế bào bên trong và bên ngoài. Sự hình thành khoang phôi giữa các tế bào trong tạo nên phôi nang cùng với sự biệt hoá khối tế bào bên trong thành mầm phôi và biệt hoá khối tế bào bên ngoài thành lá nuôi. Chúng là cơ sở ban đầu cho sự hình thành cơ thể phôi cũng như bánh nhau và các phần phụ sau này. Phôi nang sẽ bắt đầu làm tổ ở nội mạc tử cung sau khi thoát khỏi màng thấu quang. Song song với những thay đổi về mặt hình thái là sự biến đổi mạnh mẽ về chuyển hoá, sinh tổng hợp protein và chuyển đổi gen. Vì thế, dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng những thay đổi có tính quyết định của giai đoạn này làm cho nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự sinh sản người.

Theo BV ĐH Y Dược Huế

Bài viết Sự phát triển của phôi trước làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9887/feed/ 0
Sinh lý sản phụ khoa sự làm tổ, phát triển của trứng trong buồng tử cung https://benh.vn/sinh-ly-san-phu-khoa-su-lam-to-phat-trien-cua-trung-trong-buong-tu-cung-6183/ https://benh.vn/sinh-ly-san-phu-khoa-su-lam-to-phat-trien-cua-trung-trong-buong-tu-cung-6183/#respond Wed, 25 Jul 2018 05:41:10 +0000 http://benh2.vn/sinh-ly-san-phu-khoa-su-lam-to-phat-trien-cua-trung-trong-buong-tu-cung-6183/ Sự làm tổ của trứng bắt đầu vào ngày thứ 6 – 8 sau khi thụ tinh (tức là ngày thứ 20 – 22 của vòng kinh), khi niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị nhận trứng làm tổ. Nơi làm tổ thường là ở vùng đáy tử cung, mặt […]

Bài viết Sinh lý sản phụ khoa sự làm tổ, phát triển của trứng trong buồng tử cung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sự làm tổ của trứng bắt đầu vào ngày thứ 6 – 8 sau khi thụ tinh (tức là ngày thứ 20 – 22 của vòng kinh), khi niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị nhận trứng làm tổ. Nơi làm tổ thường là ở vùng đáy tử cung, mặt sau nhiều hơn mặt trước.

Các bước làm tổ bao gồm: Dính, bám rễ, qua lớp hiểu mô và nằm sâu trong lớp đệm. Quá trình diễn biến như sau:

– Ngày thứ 6 đến 8. Phôi nang dính vào niêm mạc tử cung. Các chân giá xuất phát từ các tế bào nuôi bám vào biểu mô, gọi là hiện tượng bám rễ. Một số liên bào bị tiêu huỷ và phôi nang chui sâu qua lớp biểu mô.

– Ngày thứ 9 – 10 phôi thai đã qua lớp biểu mô trụ nhưng chưa nằm sâu trong lớp đệm, bề mặt chưa được biểu mô phủ kín.

– Ngày 11-12 phôi nằm hoàn toàn trong lớp đệm nhưng chỗ nó chui qua biểu mô cũng chưa được che kín.

– Ngày thứ 13 – 14 phôi nằm sâu trong niêm mạc và thường đã được biểu mô phủ kín. Trung sản mạc được biệt hoá thành hai lớp tế bào (lớp hội bào và lớp tế bào Langhans) và hình thành những gai rau đầu tiên.

Sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng

Về phương diện tổ chức, quá trình phát triển của trứng chia làm hai phần. Sau khi thụ tinh trứng phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai và phần phụ của thai

– Phần trứng sau này trở thành thai.

– Phần trứng sau này trở thành phần phụ của thai giúp cho thai phát triển.

Về phương diện thời gian, quá trình phát triển của trứng chia làm hai thời kỳ.

– Thời kỳ sắp xếp tổ chức: Bắt đầu từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ hai.

– Thời kỳ hoàn chỉnh tố chức: Từ tháng thứ 3 đến khi đủ tháng.

Thời kỳ sắp xếp tổ chức

Sự hình thành bào thai

Trong quá trình di chuyển từ nơi thụ tinh trứng tiếp tục tăng trưởng thành phôi dâu (Môrula) và khi đến làm tổ ở tử cung trứng đang ở dạng phôi nang (blastula). Các tế bào mầm to tiếp tục phân chia và phát triển thành bào thai với hai lớp tế bào: Lá thai ngoài và lá thai trong.

Vào ngày thứ 6, 7 (kể từ khi thụ tinh) lớp tế hào mầm to đã biệt hoá thành lá thai trong.

Đến ngày thứ 8 tiếp tục biệt hoá thành lá thai ngoài.

Vào tuần lễ thứ 3, ở giữa hai lá thai trong và lá thai ngoài sẽ phát triển thêm lá thai giữa.

Các lá thai này tạo ra baò thai (phôi thai) và sau tuần lễ thứ X phôi thai chuyển sang giai đoạn thai nhi.

Nguổn gốc Lá thai ngoài

– Hệ thống thần kinh

– Da

Lá thai giữa

– Hệ thống xương

– Hệ thống cơ

– Tổ chức liên kết

– Hệ tuần hoàn

– Hệ tiết niệu

Lá thai trong

– Hệ tiêu hoá

– Hệ hô hấp.

Ở một phôi thai mới thành lập, người ta phân biệt ba vùng.

– Vùng trước là đầu.

– Vùng giữa nhô về phía bụng, lưng có rãnh thần kinh.

– Vùng sau là phần đuôi.

Vùng trước và sau dần dần phình ra cho những phác hình của chi trên và chi dưới.

Cuối thời kỳ phôi thai, phần đầu phôi to một cách không cân đối đã có những phác hình của mắt mũi miệng, tai ngoài. Tứ chi có những chồi ngón. Những bộ phận chính cúa cơ thể (tuần hoàn tiêu hoá) đa số thành lập ở thời kỳ phôi.

Bào thai cong hình lưng tôm, về phía bụng của bào thai phát sinh ra nang rốn, trong có chứa các chất bổ dưỡng.

Từ các cung động mạch của thai, các mạch máu được phái ra đi vào nang rốn, lấy các chất hổ dưỡng về nuôi thai. Đó là hệ tuần hoàn thứ nhất hay hệ tuần hoàn nang rốn.

Về sau ở phía đuôi và bụng bào thai lại mọc ra một túi khác gọi là nang niệu. Trong nang này có phần cuối của động mạch chủ. Trong thời kỳ sắp xếp tổ chức, hệ tuần hoàn nang niệu mới bắt đầu hoạt động.

Phái triển của phần phụ

Nội sản mạc: về phía lưng bào thai một số tế bào của lá thai ngoài tan đi làm thành hình buồng gọi là buồng ối trong chứa nước ối. Thành của màng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc.

Trung sản mạc: Các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc. Trung sản mạc có hai lớp: Lớp ngoài là nội bào, lớp trong là các tế bào langhans. Trung sản mạc làm thành các chân giả hao vây quanh trứng, thời kỳ này gọi là thời kỳ trung sản mạc rậm hay thời kỳ rau toàn diện.

Ngoại sản mạc: Trong khi trứng làm tổ niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc. Người ta phân Ngoại sản mạc tử cung là phần chỉ liên quan với tử cung

– Ngoại sản mạc trứng là phần chỉ liên quan với trứng.

– Ngoại sản mạc tử cung – rau là phần ngoại sản mạc xen giữa lớp cơ tử cung và trứng.

Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức

Sự phát triển của thai.

Trong thời kỳ này bào thai (phôi thai) gọi là thai nhi. Nó đã bắt đầu có đủ các hộ phận chỉ còn việclớn lên và hoàn chỉnh tổ chức mà thôi.

– Bộ phận sinh dục ngoài giúp nhận rõ giới tính, chỉ nhận ra rõ rệt ở tháng thứ tư (tuần lễ thứ 16). Chức năng vận động bắt đầu từ sau tuần lễ thứ 16, người mẹ cảm thấy thai máy.

Cuối tháng thứ 6, da thai còn nhăn, được bao bọc bằng chất gây. vào tháng thứ 7, lớp mỡ dưới da bớt nhăn. Ngón tay và ngón chân có móng. Tuần lễ 36 có điểm cốt hoá ở đầu dưới xương đùi. Đầu có tóc, vành tai ngoài mềm thường bị gấp nhăn lại vì thiếu sụn. Tuần lễ thứ 38 có điểm cốt hoá ở đầu trên xương chày. Thai đủ tháng có da mịn trơn, được bao phủ bằng chất gây, có lông măng, móng tay dài hơn móng chân, vành tai cứng hơn vì đầy đủ sụn.

Trong thời kỳ này thai sống bằng hệ tuần hoàn thứ hai hay hệ tuần hoàn nang niệu. Nang niệu lại kéo dần các mạch máu của nang rốn sang trong khi đó nang rốn dần dần teo đi. Cuối cùng hệ tuần hoàn nang niệu hoàn toàn thay thế cho nang rốn, rồi dần dần nang niệu cùng teo đi chỉ còn lại các mạch máu, đó là động mạch rốn và tĩnh mạch rốn.Hình 12. Sự phát triển của phấn phụ trong thời kỳ thứ hai

Phát triển của phần phụ

Nội sản mạc: Nội sản mạc ngày càng phát triển. Buồng ối ngày càng rộng ra và bao quanh khắp thai nhi. Thai nhi lúc đó như con cá nằm trong nước ối.

Trung sản mạc

Các chân giả sẽ tan đi, trung sản mạc trở thành nhẵn, chỉ còn khu trú phát triển ở vùng bám vào tử cung. Ỏ đây trung sán mạc phái triển thành gai rau với hai lớp tế bào là hai lớp hội bào và lớp tế bào langhans. Trong lòng gai rau có tổ chức liên kết và các mao mạch của các mạch máu rốn. Lớp hội bào đục thủng niêm mạc tử cung thành các hồ huyết. Trong hồ huyết có hai loại gai rau.

– Loại lơ lửng trong hồ huyết gọi là gai rau dinh dưỡng, có nhiệm vụ đem các chất dinh dưỡng và 02 trong máu mẹ về nuôi thai và trả về hồ huyết các chất bã và C02 để người mẹ đào thải.

– Loại gai rau bám: Bám vào nóc hay vách hồ huyết, giữ cho bánh rau bám vào niêm mạc tử cung.

Ngoại sản mạc

Ngoại sản mạc trứng teo mỏng dần. Ngoại sản mạc tử cung cũng teo mỏng dần và gần đến đủ tháng thì hai màng này hợp làm một và chỉ còn lơ thơ từng đám. Ngoại sản mạc tử cung – rau tiếp tục phát triển và bị đục thành các hồ huyết. Trong hồ huyết có máu người mẹ từ các nhánh động mạch tử cung chảy tới. Sau khi trao đổi dinh dường, máu theo tĩnh mạch tử cung về tuần hoàn mẹ.

Kết luận

Trứng phát triển rất nhanh qua hai thời kỳ.

– Thời kỳ sắp xếp tổ chức. Nếu có rối loạn về sự phát triển của phôi thai sẽ gây ra dị dạng thai nhi về sau.

– Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức, nếu có rối loạn về sự phát triển của thai nhi thì chỉ có thể có biến dạng mà thôi.

Trong suốt thời gian nằm trong tử cung, thai sống hoàn toàn ký sinh vào người mẹ. Sức khỏe của người mẹ và tuần hoàn tử cung. Rau – thai, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

benh.vn

Bài viết Sinh lý sản phụ khoa sự làm tổ, phát triển của trứng trong buồng tử cung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sinh-ly-san-phu-khoa-su-lam-to-phat-trien-cua-trung-trong-buong-tu-cung-6183/feed/ 0
Tìm hiểu quá trình phát triển của phôi trước làm tổ https://benh.vn/tim-hieu-qua-trinh-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9725/ https://benh.vn/tim-hieu-qua-trinh-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9725/#respond Fri, 20 Jul 2018 07:21:47 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-qua-trinh-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9725/ Sau khi sự thụ tinh giữa tinh trùng và noãn diễn ra tại đoạn bóng vòi tử cung, hợp tử được tạo thành sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4 –5 ngày.

Bài viết Tìm hiểu quá trình phát triển của phôi trước làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau khi sự thụ tinh giữa tinh trùng và noãn diễn ra tại đoạn bóng vòi tử cung, hợp tử được tạo thành sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4 –5 ngày.

Song song với sự di chuyển này, trong bản thân phôi diễn ra sự phân chia và chuyển hoá với những thay đổi lớn, sự điều hoà quá trình hình thành gen và tổng hợp protein. Trong 3-4 ngày đầu, phôi phát triển qua giai đoạn phân tách đến phôi dâu, xảy ra trong vòi tử cung. Phôi dâu xuống đến tử cung chuyển thành phôi nang và thoát màng thấu quang. Sau đó, phôi nang sẽ gắn vào làm tổ ở nội mạc tử cung.

Giai đoạn phân cắt

Sau khi hai tiền nhân tiếp cận và hoà nhập vào nhau, Quan sát dưới kính hiển vi vào thời điểm 18 giờ sau thụ tinh để tìm hai tiền nhân (và thường kèm hai thể cực) là dấu hiệu chắc chắn thụ tinh đã xảy ra. Sự phân chia lần I kết thúc sau thụ tinh 24 giờ tạo thành phôi 2 tế bào, là chu kỳ kéo dài nhất, các chu kỳ sau chỉ khoảng 18 giờ. Những phân chia này kiểu như nguyên phân của tế bào bình thường, các tế bào con được tạo ra gọi là các phôi bào. Phân chia lần II kết thúc sau thụ tinh 40 giờ, tạo thành phôi với 4 phôi bào kích thước tương đương nhau. Vào ngày 3, phôi chứa 6 – 12 phôi bào và ngày 4 gồm từ 16 – 32 tế bào.

Kích thước toàn bộ của phôi không thay đổi gì trong giai đoạn phân tách mà vẫn giữ nguyên hình dạng của màng zona.

Phôi giai đoạn phân cắt

Giai đoạn phôi dâu

Sau một vài lần phân chia, phôi chứa từ 16-32 phôi bào có hình dáng như trái dâu nên gọi là phôi dâu. Giai đoạn này phôi đã xuống đến buồng tử cung. Sau lần phân chia thứ ba, trong phôi diễn ra quá trình kết đặc tế bào. Hiện tượng kết đặc tế bào xảy ra vào khoảng ngày thứ 3–4 làm cho các tế bào áp sát vào nhau và ranh giới giữa các tế bào lúc này trở nên khó phân biệt.

Quá trình kết đặc tế bào rất quan trọng trong sự biệt hoá khối tế bào trong và tế bào lá nuôi, quyết định đến sự hình thành phôi thai. Màng thấu quang trong giai đoạn phôi dâu vẫn nguyên vẹn tạo điều kiện cho sự kết đặc tế bào và ngăn hai phôi (nếu có) nhập vào nhau. Nếu lớp tế bào trong phân chia ở giai đoạn sớm này, có thể phát triển thành song thai cùng hợp tử.

Phôi dâu

Giai đoạn phôi nang

Phôi dâu nằm trong lòng tử cung được vùi trong niêm dịch của tử cung. Với sự hấp thụ của phôi, chất dịch này thấm qua màng thấu quang, vào giữa các phôi bào tạo thành những túi dịch nhỏ. Các túi dịch tăng dần kích thước, lớn dần và sáp nhập vào nhau tạo nên một khoang lớn là khoang phôi nang. Khối tế bào bên trong bị chèn tạo thành khối cô đặc và bị đẩy về một phía của khoang phôi. Khối tế bào bên ngoài trở thành một lớp biểu mô mỏng sẽ phát triển thành lá nuôi để tạo nên bánh nhau và các phần phụ của thai, còn khối tế bào trong chính là mầm phôi sẽ phát triển thành cơ thể phôi thai.

Phôi nang và sự thoát màng

Giai đoạn làm tổ

Vào ngày 5 sau thụ tinh, màng thấu quang nhanh chóng biến mất có thể do phôi trườn ra ngoài do tế bào lá nuôi tiết ra men tiêu protein tác động lên màng thấu quang. Phôi lúc này không được bao bọc và có thể tiếp xúc trực tiếp với nội mạc tử cung.

Cuối tuần lễ thứ nhất, lá nuôi ở cực phôi xâm nhập vào nội mạc tử cung và tăng sinh nhanh chóng biệt hoá thành lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Lá nuôi hợp bào tiến sâu vào bên trong nội mạc tử cung, xen giữa các tế bào nội mạc tử cung để tạo điều kiện cho phôi làm tổ.

Về phía tử cung, để tạo điều kiện cho phôi làm tổ, nội mạc tử cung phải ở giai đoạn chế tiết với sự hỗ trợ của hoàng thể. Niêm mạc lúc này trở nên phù nề, có màu xám hơn và sẵn sàng cho việc tiếp nhận phôi vào làm tổ.

Phôi nang bắt đầu làm tổ sau thoát màng

Như vậy, sự phát triển của phôi trước khi làm tổ chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau thụ tinh. Hợp tử ban đầu trải qua giai đoạn phân chia làm tăng số lượng các phôi bào. Phôi dâu hình thành khoảng ngày 3-4 với đặc trưng hai khối tế bào bên trong và bên ngoài. Sự hình thành khoang phôi giữa các tế bào trong tạo nên phôi nang cùng với sự biệt hoá khối tế bào bên trong thành mầm phôi và biệt hoá khối tế bào bên ngoài thành lá nuôi.

Chúng là cơ sở ban đầu cho sự hình thành cơ thể phôi cũng như bánh nhau và các phần phụ sau này. Phôi nang sẽ bắt đầu làm tổ ở nội mạc tử cung sau khi thoát khỏi màng thấu quang. Song song với những thay đổi về mặt hình thái là sự biến đổi mạnh mẽ về chuyển hoá, sinh tổng hợp protein và chuyển đổi gen. Vì thế, dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng những thay đổi có tính quyết định của giai đoạn này làm cho nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự sinh sản người.

Bài viết Tìm hiểu quá trình phát triển của phôi trước làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-qua-trinh-phat-trien-cua-phoi-truoc-lam-to-9725/feed/ 0
Phôi nang và hiện tượng làm tổ https://benh.vn/phoi-nang-va-hien-tuong-lam-to-9888/ https://benh.vn/phoi-nang-va-hien-tuong-lam-to-9888/#respond Fri, 20 Apr 2018 07:24:53 +0000 http://benh2.vn/phoi-nang-va-hien-tuong-lam-to-9888/ Hợp tử tiến hành giảm phân tạo ra các nguyên phôi bào. Khi các nguyên phôi bào tiếp tục phân chia, chúng tạo nên một khối tế bào gọi là phôi dâu. Dịch dần dần tập trung lai ở giữa các nguyên phôi bào trong phôi dâu và tạo nên phôi nang

Bài viết Phôi nang và hiện tượng làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phôi nang là gì và được hình thành như thế nào?

Hợp tử tiến hành giảm phân tạo ra các nguyên phôi bào. Khi các nguyên phôi bào tiếp tục phân chia, chúng tạo nên một khối tế bào gọi là phôi dâu. Dịch dần dần tập trung lai ở giữa các nguyên phôi bào trong phôi dâu và tạo nên phôi nang. Phôi nang phát triển 96 giờ sau thụ tinh. Lúc này phôi ở giai đoạn 58 tế bào, gồm 5 tế bào phía trong và 53 nguyên bào nuôi.

Khi nào xảy ra hiện tượng làm tổ?

Sáu ngày sau thụ tinh, phôi nang bắt đầu quá trình làm tổ vào nội mạc tử cung. Phôi nang hoàn toàn chìm vào nội mạc tử cung trong thời gian này. Sau 9 ngày, các tế bào nuôi được biệt hóa thành hai lớp: lớp đơn bào nuôi phía trong (còn gọi là lớp tế bào Langhans) và lớp hợp bào nuôi phía ngoài. Vào giai đoạn này, hai lớp nguyên bào nuôi sẽ ngăn cách tuần hoàn mẹ và tuần hoàn thai.

Benh.vn – Cẩm nang y học

Bài viết Phôi nang và hiện tượng làm tổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phoi-nang-va-hien-tuong-lam-to-9888/feed/ 0