Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 31 Jan 2020 13:38:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những phương pháp giúp tăng cường thính lực cho người cao tuổi https://benh.vn/nhung-phuong-phap-giup-tang-cuong-thinh-luc-cho-nguoi-cao-tuoi-5152/ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-giup-tang-cuong-thinh-luc-cho-nguoi-cao-tuoi-5152/#respond Mon, 04 Jun 2018 05:18:01 +0000 http://benh2.vn/nhung-phuong-phap-giup-tang-cuong-thinh-luc-cho-nguoi-cao-tuoi-5152/ Đã bị bệnh thì bệnh nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người. Tuy nhiên, suy giảm thính lực, khả năng nghe bị hạn chế, đặc biệt là người cao tuổi suốt ngày “hở, hả…” gây phiền hà, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Bài viết Những phương pháp giúp tăng cường thính lực cho người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đã bị bệnh thì bệnh nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người. Tuy nhiên, suy giảm thính lực, khả năng nghe bị hạn chế, đặc biệt là người cao tuổi suốt ngày “hở, hả…” gây phiền hà, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Vậy, nguyên nhân gây giảm thính lực? Những phương pháp nào giúp tăng cường thính lực?

Cơ chế truyền âm thanh

Sóng âm thanh dẫn truyền qua không khí, qua ống tai ngoài để làm rung màng nhĩ. Sự rung của màng nhĩ được truyền đến cơ quan thính giác (ốc tai) thông qua 3 xương nhỏ trong tai giữa. Điều này kích thích các tế bào cảm giác trong ốc tai, sau đó gửi các xung động tới thần kinh thính giác và cuối cùng là não bộ.

Thính giác qua dẫn truyền xương xảy ra khi sóng âm thanh làm các xương của hộp sọ rung động trực tiếp kích thích các cơ quan thính giác (ốc tai) dẫn đến việc nghe thấy.

Thế nào là giảm thính lực

Giảm thính lực là khả năng nghe bị suy giảm dần dần hoặc đột ngột do một hoặc nhiều bộ phận của tai có vấn đề…

Giảm thính lực là khả năng nghe bị suy giảm dần dần hoặc đột ngột

Triệu chứng

+ Gây ù tai, chóng mặt.

+ Gặp khó khăn trong giao tiếp bình thường, đặc biệt là trong môi trường ồn ào.

+ Bệnh nhân không phản ứng lại khi được gọi hoặc nói to hơn bình thường.

+ Tai thường bị đau và chảy nước khi bị nhiễm trùng.

+ Giảm thính lực có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột và ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai…

Nguyên nhân gây giảm thính lực

+ Do thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn: ti-vi, âm thanh nổi, máy móc, giao thông, máy hát, MP3… trong thời gian dài gây tổn thương các mô mềm của tai trong.

+ Do ảnh hưởng từ tai nạn lao động, giao thông…

+ Do sử dụng những loại thuốc ảnh hưởng đến thính giác.

+ Do cơ thể lão hóa (người cao tuổi).

+ Do di truyền…

Suy giảm thính  lực do thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn…

Các loại giảm thính lực

Điếc dẫn truyền

Nguyên lý: điếc dẫn truyền xảy ra khi sóng âm thanh không thể truyền đi bình thường từ môi trường ngoài đến ốc tai vì các vấn đề có thể xảy ra ở ống tai ngoài, màng nhĩ, xương tai giữa hoặc không gian tai giữa.

Nguyên nhân:

+ Do tắc nghẽn ống tai ngoài do sáp/ráy tai, vật lạ hoặc nhiễm trùng (viêm khoang tai ngoài).

+ Do thủng màn nhĩ: thường là do chấn thương hoặc nhiễm trùng mãn tính.

+ Do xương tai giữa bị lệch, tổn thương hay cố định (xương búa, xương đe hoặc xương bàn đạp) do chấn thương hoặc bệnh mãn tính ăn mòn xương theo thời gian hoặc chứng xơ cứng tai làm các xương tai bị cố định.

+ Do viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng tai giữa thường đi kèm với tụ dịch trong không gian tai giữa.

Điếc thần kinh thính giác

Nguyên lý: điếc thần kinh thính giác  do cơ quan thính giác (ốc tai) hoặc dây thần kinh thính giác bị tổn thương.

Nguyên nhân:

+ Do lão hoá (presbycusis – giảm thính lực do tuổi già).

+ Do tiếp xúc cấp tính và mãn tính với tiếng ồn lớn có thể gây thiệt hại cho các tế bào cảm giác trong ốc tai.

                     Giảm thính lực do lão hóa

+ Do nhiễm trùng tai trong bởi vi rút và vi khuẩn như quai bị, bệnh sởi và cúm.

+ Do bệnh Meniere là nguyên nhân gây ù tai, mất thính lực và chóng mặt.

+ Do u dây thần kinh số VIII, một khối u ở dây thần kinh tiền đình, nằm ở gần các dây thần kinh thính giác và ảnh hưởng đến chức năng của nó.

+  Do sử dụng những loại thuốc độc hại đối với tai (Một số thuốc làm tổn thương các dây thần kinh thính giác hoặc các tế bào cảm giác trong ốc tai: thuốc kháng sinh aminoglycosides (gentamicin, vancomycin), thuốc lợi tiểu frusemide, Antineoplastics (thuốc ung thư)…

Phương pháp giúp tăng cường thính lực

Lối sống

+ Bảo vệ đôi tai (nút bông vào tai) khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn.

+ Hạn chế nghe nhạc có cường độ âm thanh cao: quán ba, vũ trường.

+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, tránh stress.

+ Đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 1 năm/lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh…

Sử dụng thuốc (theo chỉ định của bác sỹ)

+ Sử dụng các loại thuốc tăng tưới máu vi mạch, tăng cung cấp ôxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, các chất chống ô xy hóa, chống viêm nhiễm, để tăng sức khỏe cho tai, tăng cường thính lực cho đôi tai.

+ Dùng thuốc bổ thận, các thuốc hoạt huyết, phá ứ huyết để tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường các dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, từ đó giúp tăng cường thính lực của tai.

+ Dùng các thuốc tiêu sưng viêm, giảm đau, tiêu độc giúp loại trừ các viêm nhiễm ở tai.

Sử dụng thiết bị trợ thính

Sử dụng máy trợ thính để cải thiện chức năng nghe cho người suy giảm thính lực

+ Khuếch đại âm thanh từ môi trường và truyền đến ống tai ngoài.

+ Các thiết bị hiện đại rất nhỏ được đặt hoàn toàn trong ống tai.

Lưu ý: các tác dụng phụ từ việc đeo thiết bị trợ thính bao gồm cảm giác tắc (bị tắc nghẽn trong tai), dội âm và nhiễm trùng tai.

Cấy ghép thính giác (có hai loại chính)

+ Cấy tai giữa được sử dụng ở bệnh nhân đã thử dùng máy trợ thính nhưng không thể sử dụng hoặc không có tác dụng.

+ Cấy ghép ốc tai được sử dụng cho bệnh nhân bị điếc do thần kinh thính giác ở mức độ vừa phải đến nghiêm trọng.

Lưu ý: cấy ốc tai được sử dụng trong cả khoa nhi và người trưởng thành.

Lời kết

Giảm hoặc mất thính lực là hiện tượng thường gặp ở người cao tuổi. Theo tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 40% người trên 65 tuổi bị giảm thính lực do bộ phận dẫn truyền âm thanh thoái hóa hoặc bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não bị ảnh hưởng.

Thính lực giảm sút khiến người cao tuổi sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng không những  ở những người cao tuổi, mà ở cả người trẻ tuổi do lối sống, do môi trường…

Vì vậy, để bảo vệ thính giác chúng ta cần: hạn chế nghe âm thanh ở cường độ lớn, bảo vệ tai (nút bông) khi làm việc thường xuyên ở các khu công nghiệp, chế xuất (nơi có tiếng ồn lớn), sử dụng các loại thuốc tăng cường thính lực, khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần …để kịp thời phát hiện và điều trị chứng suy giảm thính giác.

Benh.vn

Bài viết Những phương pháp giúp tăng cường thính lực cho người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phuong-phap-giup-tang-cuong-thinh-luc-cho-nguoi-cao-tuoi-5152/feed/ 0
Nguy hiểm mũ len của TQ gắn nhạc sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ https://benh.vn/nguy-hiem-mu-len-cua-tq-gan-nhac-se-anh-huong-den-thinh-luc-cua-tre-7892/ https://benh.vn/nguy-hiem-mu-len-cua-tq-gan-nhac-se-anh-huong-den-thinh-luc-cua-tre-7892/#respond Tue, 03 Oct 2017 06:30:06 +0000 http://benh2.vn/nguy-hiem-mu-len-cua-tq-gan-nhac-se-anh-huong-den-thinh-luc-cua-tre-7892/ Thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đưa tin về một loại mũ len của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ mà người dân Nam Định đã phản ánh. Vậy, thực hư tin đồn này như thế nào?

Bài viết Nguy hiểm mũ len của TQ gắn nhạc sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đưa tin về một loại mũ len của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ mà người dân Nam Định đã phản ánh. Vậy, thực hư tin đồn này như thế nào?

Dư luận hiện đang xôn xao về thông tin một bé gái ở Nam Định đội mũ len trùm hai tai, có gắn thiết bị màu xám hình hộp chữ nhật phía bên trong khiến cháu bé bị ù tai và đau đầu bởi một “thiết bị lạ” hoặc “vật thể gây điếc tai”.

Mũ len xuất hiện tại Hàng Đào, Hàng Ngang (Hà Nội)

Trên phố Hàng Đào, Hàng Ngang (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi có hàng loạt cửa hàng bày bán loại mũ len này trong suốt thời gian qua, trong hai ngày 11 và 12.1, chủ các cửa hàng đồng loạt nói “hết hàng”, “người mua đã mua hết sạch”.

Tuy nhiên, tại cửa hàng số 1 Hàng Ngang, sản phẩm trên vẫn bày bán rất nhiều sản phẩm có mẫu mã và tên thương hiệu tương tự như loại mũ đang lan truyền trên mạng. Khi kiểm tra chiếc mũ, đặc biệt là phần trùm hai bên tai được làm bằng vải bông, ông T. chủ hàng này nói: “Ở đây bán nhiều loại mũ có nhạc này, nhưng mới hết xong. Giá mỗi chiếc mũ từ 90.000 – 100.000 đồng. Khu vực này một vài cửa hàng còn hàng tồn năm ngoái thì có bán loại mũ đấy thôi”.

Ông T chia sẻ “vật thể lạ” đó là chiếc loa loại nhỏ có gắn chíp phát nhạc thiếu nhi của Trung Quốc. “Đây không phải là năm đầu tiên tôi bán mũ này. Các năm trước, mũ len được gắn hai chiếc loa tự phát nhạc ở hai bên tai hoặc gắn đèn phía trước để thu hút trẻ nhỏ. Tuy nhiên năm nay, do giá đắt lên và thị hiếu người dùng thay đổi nên họ không gắn loa vào hai bên tai nữa”.

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Lê Anh Tuấn (Bệnh viện Tai – Mũi – Họng T.Ư) cho biết: “Để loa phát ra âm thanh sát tai trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cũng giống như việc người lớn đeo tai nghe. Nếu nghe trong một thời gian dài với tần số cao, âm thanh này sẽ gây ù tai, nhức đầu cho người dùng, không chỉ trẻ con mà người lớn cũng có thể bị ảnh hưởng” Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc ù tai của bé gái ở Nam Định do đã sử dụng loại mũ có gắn loa phát nhạc này.

Khi đem so sánh “chiếc hình hộp chữ nhật, có vi mạch và 3 viên pin nhỏ” mà cư dân mạng đã lan truyền với loại loa được gắn trong các loại thỏ, gấu bông do Trung Quốc sản xuất thì nguyên lý hoạt động như nhau. Chỉ cần tác động ngoại lực vào đúng trọng tâm chiếc loa hoặc chạm vào, loa sẽ phát ra bài hát được cài sẵn trong mạch điện tử.

Được biết, trước sự việc trên, ông Chu Xuân Kiên, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) đã chỉ đạo nhân viên kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết, xử lý triệt để.

Đại diện Chi cục QLTT tỉnh Nam Định cũng cho biết: “Chúng tôi đã xác minh thông tin, đang tổ chức kiểm tra sản phẩm trên thị trường. Chúng tôi sẽ sớm có kết luận để người dân nắm rõ”.

Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Nguy hiểm mũ len của TQ gắn nhạc sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-hiem-mu-len-cua-tq-gan-nhac-se-anh-huong-den-thinh-luc-cua-tre-7892/feed/ 0
Sử dụng tai nghe và những rủi ro https://benh.vn/su-dung-tai-nghe-va-nhung-rui-ro-3881/ https://benh.vn/su-dung-tai-nghe-va-nhung-rui-ro-3881/#respond Sun, 05 Feb 2017 04:45:15 +0000 http://benh2.vn/su-dung-tai-nghe-va-nhung-rui-ro-3881/ Thời gian gần đây chúng ta thường hay gặp cảnh những trai thanh, gái tú đeo tai nghe trên đường, trong công viên, các quán cafe, quán internet.... Dường như khung cảnh và những âm thanh bên ngoài không mấy tác động đến họ. Liệu thói quen này có ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúng ta hãy cùng Benh.vn đi tìm lời giải cho vấn đề này.

Bài viết Sử dụng tai nghe và những rủi ro đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời gian gần đây chúng ta thường hay gặp cảnh những trai thanh, gái tú đeo tai nghe trên đường, trong công viên, các quán cafe, quán internet…. Dường như khung cảnh và những âm thanh bên ngoài không mấy tác động đến họ. Liệu thói quen này có ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúng ta hãy cùng Benh.vn đi tìm lời giải cho vấn đề này.

Một nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cho thấy, có đến 7% dân số thế giới bị điếc, và tỷ lệ ấy cũng đúng ở Việt Nam. Nếu trước đây chứng lão thính xuất hiện ở những người già trong độ tuổi 60, thì nay lão thính đang trẻ hoá từ độ tuổi 30 – 40, trong đó có nguyên nhân nghe nhạc bằng tai nghe (earphone, headphone).

Thói quen đeo tai nghe (tai phone, headphone) nhiều gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe, thính lực của người sử dụng. Nếu đeo tai nghe nhạc liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây suy giảm thính lực, thậm chí bị điếc.

Đeo tai nghe trong thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)

Hậu quả của việc đeo tai nghe trong thời gian dài

– Ảnh hưởng đến thính lực

– Suy giảm thính lực.

– Điếc.

– Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tại sao sử dụng tai nghe nhiều lại ảnh hưởng đến thính lực?

Nhiều bạn trẻ nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày nên tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Ốc tai không chịu được tiếng ồn lâu, vì vậy, khi nghe người khác nói, bệnh nhân nghe mà không hiểu, không phân tích được, khả năng nhận biết lời nói kém, dù kết quả đo thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.

Đeo tai nghe khi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực (Ảnh minh họa)

Mỗi người có khoảng 16.000 tế bào của tai trong (hay ốc tai), trong đó 3.000 tế bào cho phép nghe, còn những tế bào khác có chức năng khuếch đại âm thanh và chọn lọc tần số. Một sự vang âm quá mạnh trong ốc tai sẽ gây ra trạng thái kích thích, hậu quả là làm mệt thính giác. Sau đó, trầm trọng hơn là sự mất thính giác đối với những tần số cao.

Gần đây, nhiều thanh thiếu niên quen dùng tai nghe để nghe nhạc với cường độ lớn đến mức thậm chí người đối diện cũng nghe được! Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc rồi ngủ quên luôn….. Hành vi có hại này làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác vì khi ngủ, não bộ cần nghỉ ngơi thì lại phải chịu đựng sự tra tấn của âm thanh.

Đa số phát hiện thì đã muộn

Nhiều bạn trẻ sau khi nghe nhạc xong, vẫn thấy lùng bùng trong lỗ tai hoặc nghe những âm thanh khác bị tắc nghẽn do sử dụng máy nghe nhạc trực tiếp bằng tai nghe với âm thanh lớn quá mức cho phép, nhưng họ không đến bệnh viện khám hay thăm khám quá muộn, khi mà thương tổn đã trở thành vĩnh viễn.

Đeo tai nghe lâu dài gây chóng mặt, ù tai, mệt mỏi..(Ảnh minh họa)

Các triệu chứng có thể hồi phục trong vài giờ nhưng những bệnh cảnh “mệt thính giác” này phải được xem là một báo động. Nhiều bạn trẻ có cảm giác như lỗ tai bị bít lại, ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Đó có thể là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính, đe doạ chức năng thính giác.

Sức nghe của tai sẽ giảm nếu mọi người tiếp xúc với âm thanh có cường độ 85– 90db liên tục trên hai giờ/ngày và kéo dài một đến hai năm. Hiện hầu hết các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất cực đại đến 120db, gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh.

Nguy hiểm là bệnh nhân không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải vài năm mới nhận ra. Bởi tiếng ồn chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận âm thanh tần số cao, sau đó mới ảnh hưởng đến tần số thấp hơn là tiếng nói.

Những cách khắc phục

Tránh ba tác nhân dẫn đến giảm thính lực

– Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.

– Cường độ cường độ âm thanh.

– Khoảng cách.

Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày

– Nên nghe nhạc, học tập….. bằng loa ngoài, còn đã dùng tai nghe, không nên vặn volume hết mức.

– Không nên nghe trong môi trường quá ồn ào vì người nghe phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn tiếng ồn.

Bảo vệ đôi tai tránh tiếng ồn (Ảnh minh họa)

– Người có bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe vì làm cho tai bị bí hơi, dẫn đến viêm tai.

– Thời gian nghe chỉ 2 đến 3 tiếng/ngày, đặc biệt lưu ý không nghe bằng tai nghe khi ngủ (vì khi ngủ não bộ cần được nghỉ ngơi).

– Khi thấy có biểu hiện ù tai, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên đi thăm khám ngay vì đó có thể là những biểu hiện chấn thương âm thanh cấp tính, đe dọa chức năng thính giác.

Lời kết

Sử dụng tai nghe để học tập, nghe nhạc…là việc làm cần thiết phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên không nên dùng tai nghe với thời gian quá dài, dùng tai nghe khi lưu thông trên đường….sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn giao thông.

ĐHA (Benh.vn)

Bài viết Sử dụng tai nghe và những rủi ro đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-dung-tai-nghe-va-nhung-rui-ro-3881/feed/ 0
Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng đến thính lực ở nữ giới https://benh.vn/lam-dung-thuoc-giam-dau-se-anh-huong-den-thinh-luc-o-nu-gioi-8403/ https://benh.vn/lam-dung-thuoc-giam-dau-se-anh-huong-den-thinh-luc-o-nu-gioi-8403/#respond Wed, 03 Feb 2016 06:48:05 +0000 http://benh2.vn/lam-dung-thuoc-giam-dau-se-anh-huong-den-thinh-luc-o-nu-gioi-8403/ Phụ nữ đối mặt với bộn bề lo toan cho gia đình, sinh nở, kinh nguyệt, nuôi con nhỏ… Bởi vậy họ đối mặt với những cơn đau đầu thường xuyên, phải dùng thuốc giảm đau để giảm những triệu chứng khó chịu trên. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho đôi tai khiến bạn bị nghe kém…

Bài viết Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng đến thính lực ở nữ giới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phụ nữ đối mặt với bộn bề lo toan cho gia đình, sinh nở, kinh nguyệt, nuôi con nhỏ… Bởi vậy họ đối mặt với những cơn đau đầu thường xuyên, phải dùng thuốc giảm đau để giảm những triệu chứng khó chịu trên. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho đôi tai khiến bạn bị nghe kém…

Nghe kém là tác dụng phụ phổ biến của thuốc giảm đau

Sau một thời gian thực hiện các nghiên cứu của Bệnh viện Brigham and Women’s (BWH) ở Boston, Mỹ trên 62.261 phụ nữ tuổi từ 31 – 48, trong 14 năm. Kết quả, cho thấy tổng cộng có 10.012 người báo cáo rằng, họ bị nghe kém trong thời gian này.

Nữ giới dễ bị nghe kém nếu sử dụng thuốc giảm đau

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy, so với phụ nữ sử dụng ibuprofen chưa đến một lần/tuần, những người dùng từ 2 – 3 ngày/tuần có tới 13% nguy cơ bị nghe kém. Trong khi đó, những phụ nữ sử dụng thuốc từ 4 – 5 ngày/tuần nguy cơ tăng lên 21%. Đối với những người sử dụng ibuprofen 6 hoặc 7 ngày/tuần thì con số này tăng lên 24%.

Tương tự, so với những phụ nữ sử dụng acetaminophen chưa đến 1 lần/tuần, những người dùng 2 – 3 ngày/tuần có 11% nguy cơ bị nghe kém, trong khi phụ nữ uống thuốc này 4 – 5 ngày/tuần thì nguy cơ tăng lên 21%.

Nhận định của chuyên gia

Acetaminophen còn được biết đến với tên gọi là paracetamol là một loại thuốc giảm đau nhẹ và hạ sốt. Nhà nghiên cứu Sharon G.Curhan, làm việc tại Bệnh viện Brigham and Women’s nói “Cơ chế tác dụng của acetaminophen như là thuốc NSAIDs (thuốc giảm đau kháng viêm không steroid), giúp làm giảm lưu lượng máu đến các ốc tai, từ đó khiến cho chức năng của ốc tai suy giảm, dẫn đến nghe kém”.

Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, một số loại thuốc giảm đau phổ biến không cần kê đơn nhưng vẫn mang tác dụng phụ tiềm tàng, do đó “Nếu một người có nhu cầu sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau thì họ cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời tìm kiếm giải pháp thay thế an toàn hơn”.

Theo WHO, nghe kém là gánh nặng bệnh tật xếp thứ 6 ở các nước có thu nhập cao, kể cả nước thu nhập thấp, trung bình. Do đó, để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất cũng như hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc, các chuyên gia khuyến cáo không bao giờ sử dụng quá liều lượng đã được kiến nghị. Nếu cơn đau vẫn âm ỉ sau khi sử dụng thuốc giảm đau, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Ngoài ra, nếu việc dùng thuốc giảm đau là cần thiết chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên cần lưu uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng đến thính lực ở nữ giới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-dung-thuoc-giam-dau-se-anh-huong-den-thinh-luc-o-nu-gioi-8403/feed/ 0
Những nguyên nhân bất ngờ gây suy giảm thính giác https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-bat-ngo-gay-suy-giam-thinh-giac-7053/ https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-bat-ngo-gay-suy-giam-thinh-giac-7053/#respond Wed, 02 Dec 2015 06:13:43 +0000 http://benh2.vn/nhung-nguyen-nhan-bat-ngo-gay-suy-giam-thinh-giac-7053/ Suy giảm thính giác gây khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng tật nghiến răng, thói quen ăn nhiều chất béo... lại là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến căn bệnh này.

Bài viết Những nguyên nhân bất ngờ gây suy giảm thính giác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Suy giảm thính giác gây khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng tật nghiến răng, thói quen ăn nhiều chất béo… lại là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh suy giảm thính giác

Thính giác là một trong năm giác quan của con người, giúp tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua đôi tai. Con người nghe được là do âm thanh bên ngoài tác động vào màng nhĩ, sau đó, dây thần kinh thính giác chuyển tới vỏ não để phân tích.

Bệnh suy giảm thính giác

Thính giác bị suy giảm khi những âm thanh lớn tác động liên tục khiến các tế bào tại cơ quan thính giác bị tổn thương như: thói quen nghe nhạc, lão hóa, sử dụng một số loại thuốc gây hại cho tai, chấn thương đầu, viêm nhiễm ở tai…

Nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến giảm thính lực, thậm chí điếc vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây suy giảm thính giác

Các virus quai bị, virus gây bệnh cúm và cảm lạnh

Một số loại virus, kể cả virus gây bệnh quai bị (Cytomegalovirus), bệnh zôna (Herpes Zoster), các virus gây bệnh cúm và cảm lạnh thông thường, có thể làm tổn hại tai trong, dẫn đến lãng tai và đôi khi bị điếc vĩnh viễn. Với virus gây bệnh quai bị, tổn thương có thể xảy ra với bào thai nếu người mẹ nhiễm mầm bệnh trong khi mang bầu.

Bệnh cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến tình trạng giảm thính lực vì đường dẫn âm thanh tắc nghẹt, do sự tích tụ chất dịch trong ống Eustachian chạy từ phía sau mũi tới tai giữa. Đặc biệt ở trẻ em khả năng mắc chứng lãng suy giảm thính giác cao hơn vì chúng làm hẹp ống Eustachian.

Nghiến răng dẫn đến sự co thắt các cơ của tai trong

Tật nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm khiến chúng bị đau hoặc cứng hàm vào sáng hôm sau. Thói quen không tốt này cũng có thể gây ra các tiếng động nhỏ khi trò chuyện hoặc nhai, đau hoặc khó mở miệng, các cơn đau đầu dữ dội (đặc biệt đâu nửa đầu), đau tai, ù tai và đôi khi suy giảm thính giác ở một hoặc cả 2 tai, có thể bắt nguồn từ sự co thắt các cơ của tai trong.

Nguyên nhân do nghiến hoặc siết chặt các răng có thể gây trục trặc cho khớp hàm, tạo sức căng lên các cơ và khiến chúng bị đau tấy.

Căn bệnh này được y học gọi là hội chứng đau đớn trong hoạt động hàm (TMJ), đang tấn công 1/5 người trong chúng ta vào một thời điểm nào đó.

Các khối u lành tính gây suy giảm thính giác

Sự tắc nghẹt ống tai do các u nang lành tính có thể làm suy giảm thính lực, bằng cách ngăn cản âm thanh. Ngoài ra, khi chữa trị ung thư cũng có thể dẫn tới suy giảm thính lực một phần hoặc hoàn toàn, do phương pháp hóa trị có thể làm tổn hại ốc tai hoặc dây thần kinh thính giác.

Ngoài ra, chứng u dây thần kinh thính giác, một khối u não hiếm gặp hình thành trên một dây thần kinh đảm nhiệm vai trò kiểm soát sự thăng bằng và thính giác, có thể gây giảm thính giác ở một bên tai.

Các triệu chứng thường xuất hiện từ từ kèm theo cả hiện tượng hoa mắt hoặc ù tai, tê bì một bên mặt và thỉnh thoảng kèm đau đầu cùng các vấn đề thị giác…

Béo phì dẫn tới sự suy giảm thính giác

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa chứng béo phì với chứng suy giảm thính giác.

Theo một nghiên cứu đăng tải năm 2013 trên tạp chí Laryngoscope, trẻ vị thành niên béo phì nhiều khả năng bị suy giảm thính giác hơn và tăng gấp đôi nguy cơ bị lãng tai một bên trước các âm thanh có tần số thấp so với các bạn cùng trang lứa.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, tình trạng viêm nhiễm bắt nguồn từ chứng béo phì có thể góp phần dẫn tới sự suy giảm thính giác.

Lời kết

Chứng suy giảm thính giác thường gặp ở người cao tuổi do lão hóa, người làm việc trong các phân xưởng cơ khí có tiếng ồn cao…Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, chứng suy giảm thính giác còn do sự bất cẩn của con người như nghe nhạc quá lớn, do tật nghiến răng, ảnh hưởng từ béo phì hoặc do các loại virus quai bị, cảm cúm…

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Những nguyên nhân bất ngờ gây suy giảm thính giác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-bat-ngo-gay-suy-giam-thinh-giac-7053/feed/ 0
Cần tầm soát sớm khiếm thính trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ https://benh.vn/can-tam-soat-som-khiem-thinh-tre-so-sinh-tre-nho-5154/ https://benh.vn/can-tam-soat-som-khiem-thinh-tre-so-sinh-tre-nho-5154/#respond Wed, 04 Mar 2015 05:18:04 +0000 http://benh2.vn/can-tam-soat-som-khiem-thinh-tre-so-sinh-tre-nho-5154/ Theo tài liệu y khoa cứ 1.000 trẻ sinh có khoảng 4-5 trẻ khiếm thính. Thính giác là một trong những cơ quan phát triển tương đối đầy đủ ngay từ trong bụng mẹ. Đối với trẻ không nghe được, nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ không nói được, dân gian hay gọi là điếc câm, trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong suốt cuộc đời bé.

Bài viết Cần tầm soát sớm khiếm thính trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo tài liệu y khoa cứ 1.000 trẻ sinh có khoảng 4-5 trẻ khiếm thính. Thính giác là một trong những cơ quan phát triển tương đối đầy đủ ngay từ trong bụng mẹ. Đối với trẻ không nghe được, nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ không nói được, dân gian hay gọi là điếc câm, trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong suốt cuộc đời bé.

Khi 3 – 4 tháng tuổi, cổ của bé đã cứng cáp, bé có thể ngóc đầu lên được, thì khi có âm thanh ở hướng nào bé quay đầu theo hướng đó để tìm. 7 – 8 tháng tuổi, bé bắt đầu ê, a. Đó là những âm tự nhiên phát ra của thanh quản mà trẻ nào cũng có, dù là trẻ nghe bình thường hay trẻ khiếm thính. Khi nghe, bé phát ra những âm “a…a…a” đầu tiên, ba mẹ và ông bà rất mừng vì nghĩ rằng bé đã biết gọi ba, gọi bà.

Bố mẹ nên khuyến khích bé lặp lại như: gọi ba đi con, gọi bà đi con, ba nè, bà nè… Những từ này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đối với trẻ có thính giác bình thường, bé sẽ chỉnh từ những âm “a…a…a” đó thành “ba, bà, măm măm…” Và như vậy, những từ đầu tiên của bé đã hình thành.

Nên kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh.

Lúc đầu bé nói 1 từ, rồi đến 2 từ, sau đó bé biết nói câu ngắn 3, 4 từ… Cứ như vậy, tiếng nói và ngôn ngữ của bé ngày một phát triển.

Những bé bị khiếm thính từ trong bụng mẹ (hay còn gọi là điếc bẩm sinh) thì sau khi phát những âm “a…a…a” đó, bé không nghe nên không chỉnh được thành âm: ba, bà… Chính vì vậy, nhiều cha mẹ hay nhầm và đến nói với bác sĩ: con tôi biết nói, sau đó lại không nói nữa.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh khiếm thính nặng và sâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,1 – 0,2%, trong khi trẻ khiếm thính nhẹ và vừa là 0,3 -0,4%. Nghĩa là, cứ 1.000 trẻ sinh ra có khoảng 4 – 5 trẻ khiếm thính, trong đó khiếm thính nặng và sâu là 1 – 2 em.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể sinh ra một trẻ khiếm thính như: mẹ bệnh trong thời gian mang thai, vợ chồng đồng huyết thống, ngộ độc thuốc… Có khoảng 15% là do di truyền và 30% không rõ nguyên nhân.

Nên kiểm tra thính giác cho trẻ càng sớm càng tốt

Trẻ không nghe được nếu không phát hiện và can thiệp sớm sẽ không nói được

(Ảnh minh họa)

Trẻ không nghe được nếu không phát hiện và can thiệp sớm sẽ không nói được, không giao tiếp được, ngôn ngữ và trí tuệ không phát triển, tính tình thay đổi… ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bé. Vì vậy, ngày nay trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện chương trình tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Đi tiên phong trong vấn đề này là: Mỹ, Úc, Hà lan, Anh, Pháp, Đan Mạch… Ở các nước này, gần như 100% trẻ sơ sinh trước khi rời nhà bảo sanh đều được tầm soát khiếm thính.

Kiếm tra thính lực cho bé như thế nào ?

Trước kia, vì kỹ thuật đo điện thính giác thân não chưa thiết kế được để tầm soát, người ta dùng nghiệm pháp đo âm ốc tai (OAE) để tầm soát. Tuy nhiên, nghiệm pháp đo âm ốc tai cũng có những hạn chế như: không phát hiện được điếc nguyên nhân sau ốc tai, không cho biết mức độ khiếm thính…

Ngày nay, người ta đã chế tạo máy đo điện thính giác thân não xách tay (ABR) để tầm soát. Và hầu hết người ta sử dụng cả 2 nghiệm pháp đo âm ốc tai và đo điện thính giác thân não để cho kết quả chính xác hơn. Hiện nay, ở TP. HCM, một số bệnh viện (BV) sản khoa lớn như: Từ Dũ, Hùng Vương, Phụ sản Quốc tế đã trang bị máy đo OAE để tầm soát khiếm thính.

Những bà mẹ nào sinh con ở các BV này nên đề nghị kiểm tra thính giác trước khi ra viện. Vì như trên đã nói, có 30% không rõ nguyên nhân gây điếc bẩm sinh, vì vậy đâu biết tỷ lệ này rơi vào bé nào. Nếu để chờ đến 2 – 3 tuổi, con không biết nói thì đã muộn rồi.

Nên đưa trẻ tới khám ở những cơ sở, bệnh viện uy tín (Ảnh minh họa)

Những mẹ có con dưới 3 tuổi, chưa biết nói, nói ngọng, ít nhạy với âm thanh… cũng nên đưa các cháu đến những cơ sở có đầy đủ phương tiện như: Khoa Thính học BV. Tai Mũi Họng TP. HCM, khoa Tai Mũi Họng BV. Nhi Đồng I TP. HCM hay Trung tâm trợ thính Connect Hearing để kiểm tra thính giác càng sớm càng tố

Bs.CKII. Nguyễn Thị Bích Thủy

Bài viết Cần tầm soát sớm khiếm thính trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/can-tam-soat-som-khiem-thinh-tre-so-sinh-tre-nho-5154/feed/ 0