Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 16 Jan 2023 02:18:57 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tác hại của điện thoại thông minh với trẻ em https://benh.vn/tac-hai-cua-dien-thoai-thong-minh-voi-tre-em-4273/ https://benh.vn/tac-hai-cua-dien-thoai-thong-minh-voi-tre-em-4273/#respond Sun, 15 Jan 2023 02:53:12 +0000 http://benh2.vn/tac-hai-cua-dien-thoai-thong-minh-voi-tre-em-4273/ Với tốc độ giảm giá thành của điện thoại thông minh và máy tính bảng đã khiến nhà nhà có máy tính bảng, người người có điện thoại thông minh. Nhiều bé 4, 5 tuổi đã rất rành iPad và nhiều loại điện thoại thông minh như iPhone, Samsung Galaxy... Thậm chí có bé nếu chưa được chơi điện thoại sẽ bứt rứt, khó chịu, không chịu ăn, ngủ.

Bài viết Tác hại của điện thoại thông minh với trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ bất đắc dĩ nghỉ học ở nhà vì dịch virus Covid 19 khiến cha mẹ phải sử dụng “bảo mẫu bất đắc dĩ”- điện thoại thông minh. Trẻ có thể xem điện thoại cả ngày và rất “ngoan ngoãn” không phiền tới ai. Thậm chí có trẻ nếu chưa được chơi điện thoại sẽ bứt rứt, khó chịu, không chịu ăn, ngủ. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của điện thoại với trẻ. Hậu quả ảnh hưởng lên cả sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Cân nhắc thật kỹ trước khi cho trẻ tiếp xúc với điện thoại nếu không muốn trẻ gặp các vấn đề sau đây.

Nằm ở phòng lưu bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) ngày 12-8, vợ chồng chị M., một người cầm điện thoại iPhone bật chương trình game, video đưa vào tầm nhìn của con – bé Ti, khoảng hơn 1 tuổi, người còn lại cầm bình sữa đút vào miệng “dụ” con bú.

“Bảo mẫu” bất đắc dĩ

Trò chuyện với một số ông bố, bà mẹ có trẻ nằm cùng phòng, vợ chồng chị M. tỏ ra tự hào vì “bé mới hơn 1 tuổi nhưng rành điện thoại lắm, lướt điện thoại rất nhanh”. Chị M. kể do bé khó ăn uống nên từ lúc 6 tháng tuổi, chị phải làm đủ trò để cho con tập trung uống sữa, trong đó có việc cho xem trò chơi, video clip trên điện thoại di động. Từ đó đến nay, iPhone giống như “bảo bối” trong việc hỗ trợ chị cho bé ăn uống. Đồng tâm trạng, chị Kim Hoa (Q.3, TP.HCM) có một cậu con trai gần 5 tuổi, cho biết: “Hồi bé 2-3 tuổi, biếng ăn quá nên tôi làm mọi cách để con ăn. Thời đó mới có iPad, tôi mua ngay về cho con chơi. Giờ không có iPad là… con cũng bỏ cơm luôn!”.

Trường hợp bé Nhi, khoảng 4 tuổi, con chị Bình (Q.10, TP.HCM), lại là một điển hình khác. Có mặt tại nhà chị Bình khoảng 18g một ngày đầu tháng 8, chúng tôi thấy bé Nhi đang say sưa quẹt máy tính bảng (iPad). Có người lạ đến nhưng bé Nhi không quay lại mà vẫn vùi đầu vào các trò chơi trên iPad, thậm chí chúng tôi và mẹ bé hỏi chuyện (gọi to, gọi đến 2, 3 lần), bé Nhi cũng không trả lời. Chị Bình cho biết do hai vợ chồng đi làm suốt ngày, lại có thêm con nhỏ phải chăm nên trò chơi chính của bé Nhi sau khi ở trường mầm non về là… điện thoại, máy tính và tivi. “Đây là giải pháp cuối cùng của vợ chồng tôi rồi vì chẳng biết gửi con cho ai nữa. Cô giúp việc bận nấu ăn, trông em bé nhỏ hơn. Ba bé đi làm đến 8-9 giờ tối mới về, tôi về đến nhà cũng một tá việc phải làm” – chị Bình phân trần.

Trẻ được dụ ăn bằng cách cho xem điện thoại thông minh
Bố mẹ cho trẻ xem điện thoại để dỗ trẻ ăn

Mong con “biết nhanh, học giỏi”

Bên cạnh việc cậy nhờ thiết bị số hỗ trợ trong việc chăm con, nhiều phụ huynh cho trẻ chơi iPad, iPhone và các loại điện thoại thông minh khác vì muốn “trẻ sớm làm chủ được công nghệ”. Anh K. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), trưởng phòng công nghệ của một công ty quản lý quỹ, có con chưa đến 5 tuổi, hào hứng khoe: “Bé hơn 4 tuổi nhưng chơi điện thoại còn hơn ba nhé, tải trò này trò kia trên điện thoại, game nào trên điện thoại cũng biết hết trơn, nhiều cái mình không biết nhưng con rành hơn mình nhiều”.

Một người cha khác, anh Vinh (Q.Tân Bình, TP.HCM), thì cho rằng việc cho trẻ tiếp xúc sớm với điện thoại thông minh là cơ hội tốt cho trẻ học hỏi. Vì thế, anh tải về máy điện thoại Galaxy S8 và iPad rất nhiều trò chơi để giúp con học: “Nhiều game ứng dụng trên iPad, iPhone, smartphone hay lắm, hình ảnh động, âm thanh tốt, trẻ con sẽ học được nhiều từ đó”. Và thế là bé Vy, con anh Vinh, ngày nào cũng “bùm chát” trên máy tính bảng, có lúc lên đến 4-5 giờ/ngày, thậm chí những ngày nghỉ thì liên tục cầm điện thoại.

Tưởng cho con dùng điện thoại để học nhưng các bé dễ bị cuốn vào game, youtube và các kênh giải trí

Tác hại của điện thoại đối với trẻ: Trẻ chậm nói

Trở lại trường hợp bé Nhi, được biết lúc 2 tuổi bé Nhi nói rất tốt. “2 tuổi nhưng bé diễn đạt được những câu dài, rõ nghĩa. Thế mà giờ 4 tuổi bé lại nói lắp bắp, nói điều gì cũng khiến người khác hỏi lại. Có lúc cháu diễn đạt ngược lại vấn đề cần nói. Đã vậy lại nói ngọng nói nghịu”. Theo chị Bình, do bận bịu nên gia đình chị rất thường xuyên cho bé xem tivi, chơi iPad và các loại smartphone. “Có những đêm khuya, để dỗ bé ngủ, chúng tôi vẫn phải cho bé chơi điện thoại. Rất nhiều lần bé trùm chăn chơi điện thoại. Không biết có phải vì bé chơi điện thoại nhiều quá mà đâm ra nói lắp bắp không” – chị Bình chia sẻ. Còn con trai của chị Nguyễn Thị Đức Hạnh (Q.12, TP.HCM), mới 9 tuổi đã bị cận thị nặng: “Lúc cháu 7, 8 tuổi, do không có người trông nên tôi thường để con ở nhà một mình với máy tính và điện thoại cảm ứng. Thằng bé cứ chơi cả ngày như thế (nhất là hè về) nên cận lúc nào không hay”. Người mẹ này còn cho biết mỗi khi chơi điện thoại, con chị hầu như “quên tất cả”, không biết ai ra vào, không để ý đến bất kỳ hoạt động nào xung quanh và thích chơi điện thoại hơn chơi với bạn bè.

ThS.BS Phạm Minh Triết – trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 – cho biết nhiều trẻ lúc nhỏ nói tốt, nhưng khi lớn hơn thì khả năng ngôn ngữ lại kém đi do xem tivi, chơi điện thoại quá nhiều. Đây là tác hại của điện thoại với trẻ phổ biến nhất. Nguyên nhân do “Khả năng tương tác với người khác bị yếu đi, không có nhu cầu nói chuyện và lâu dần bị giảm khả năng ngôn ngữ là điều dễ hiểu” – bác sĩ Triết cảnh báo.

tác hại của điện thoại với trẻ: lệ thuộc

Nguy cơ “sống ảo”

Theo ThS.BS Phạm Minh Triết, iPad, iPhone và những loại điện thoại thông minh hay đồ dùng công nghệ không xấu. Nhưng do lạm dụng mới có những tác động không tích cực lên con người, đặc biệt là trẻ em. Nhiều ông bố, bà mẹ cho con ôm iPad để đút ăn cho nhanh, hậu quả là có những trẻ đến 5, 6 tuổi vẫn phải đút, không tự ăn được. Như vậy là trẻ thiếu thích nghi với môi trường xã hội, không tự lập. Ngoài ra, việc cho trẻ dưới 6 tuổi xem tivi, chơi iPad, iPhone… nhiều sẽ tạo ra một môi trường thiếu kích thích. Một trong những hiểm họa của môi trường thiếu kích thích là trẻ sẽ phát triển khiếm khuyết, có thể về nhận thức, có thể về vận động hoặc ngôn ngữ.

ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung, Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Mới, cũng cho rằng iPad, iPhone… có tính hai mặt. Nếu nghiện thiết bị, được những tính năng của nó thu hút, giúp hình thành niềm khao khát khám phá, chinh phục và chế tạo ra nó thì là điều tốt. Tuy nhiên, nếu nghiện thiết bị công nghệ theo hướng nghiện những ứng dụng giải trí, mạng xã hội trên các thiết bị ấy lại là điều cần lo lắng và cần có sự can thiệp sớm để ngăn ngừa hội chứng nghiện game – một dạng nghiện đã để lại quá nhiều hậu quả đáng tiếc – cũng như những hội chứng “sống ảo” khác.

Trẻ tự kỷ vì sử dụng nhiều điện thoại

Hết 6 tháng nghỉ thai sản, các bà mẹ phải quay lại với công việc. Hầu hết các gia đình chọn cách thuê giúp việc hoặc nhờ ông bà trông trẻ. Do thiếu môi trường cho trẻ vận động, vui chơi, trẻ thiếu mẹ lười ăn hay quấy khóc. Người lớn thường cho trẻ xem tivi hoặc video trên youtube để dụ trẻ ăn và chơi. Do thiếu hiểu biết này đã khiến trẻ hình thành thói quen xem điện thoại, lệ thuộc và thiết bị này và hạn chế giao tiếp với xung quanh. Đây là căn nguyên hàng đầu làm gia tăng bệnh tự kỷ ở trẻ, đặc biệt trẻ em thành phố.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ do sử dụng thiết bị điện thoại thường xuyên khi còn rất nhỏ có thể nhận biết sớm như:

  • Trẻ chậm nói, ít giao tiếp với người lớn
  • Trẻ lệ thuộc vào điện thoại, có điện thoại mới chịu ăn
  • Trẻ giảm chú ý, chỉ tập trung vào điện thoại và ăn trong vô thức. Thậm chí, khi trẻ đang xem TV, điện thoại, trẻ dường như không nghe thấy người lớn gọi.

Dưới 2 tuổi không nên cho chơi thiết bị số

Những tác hại của điện thoại đối với trẻ rất nặng nề, thậm chí là đánh đổi bằng cả tương lai của trẻ. ThS.BS Phạm Minh Triết cho biết để trẻ phát triển tốt, cha mẹ không nên cho trẻ xem tivi nhiều, với trẻ dưới 6 tuổi chỉ được xem 1 giờ/ngày và tối đa dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt không cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi. “Chơi iPad, iPhone và các thiết công nghệ cũng nên được áp dụng chỉ định như việc xem tivi vậy” – bác sĩ Phạm Minh Triết nhấn mạnh.

Bài viết Tác hại của điện thoại thông minh với trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-hai-cua-dien-thoai-thong-minh-voi-tre-em-4273/feed/ 0