Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 28 Dec 2023 03:53:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/ https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/#respond Wed, 27 Dec 2023 04:15:07 +0000 http://benh2.vn/di-vat-duong-tho-2491/ Dị vật đường thở, triệu chứng, tiên lượng, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị 

Bài viết Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị vật đường thở, triệu chứng, tiên lượng, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị. Benh.vn hướng dẫn cách chẩn đoán và xử lý dị vật đường thở thường gặp trong cuộc sống.

1. Đại cương về dị vật đường thở

Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi.

Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì… mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc…

Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được xử trí cấp cưú. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ tuổi. Trên 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (Lemariey), 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi (khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai – 1965)

2. Nguyên nhân gây dị vật đường thở

  • Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào mồm. Người lớn trong khi làm việc cũng có những người quen ngậm một số những dụng cụ nhỏ vào mồm, đó là điều kiện dễ đưa tới dị vật rơi vào đường thở hay vào thực quản.
  • Dị vật bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười,   khóc, ngạc nhiên, sợ hãi …
  • Dị vật bị rơi vào đường thở do bị liệt họng, thức ăn rơi vào đường thở.
  • Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.  Vị trí của dị vật mắc ở đường thở: thanh quản, khí quản hoặc phế quản.

3.Triệu chứng.

Trẻ em ngậm hoặc đang ăn (có khi cũng là lúc trẻ đang nhiễm khuẩn đường hô hấp) đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở trong chốc lát. Đó là hội chứng xâm nhập xảy ra khi dị vật qua thanh quản, niêm mạc bị kích thích, chức năng phản xạ bảo vệ đường thở của thanh quản được huy động để tống dị vật ra ngoài. Hội chứng xâm nhập:

  • Đó là cơn ho kịch liệt như để tống dị vật ra ngoài, bệnh nhân khó thở dữ dội có tiếng thở rít, co kéo, tím tái, vã mồ hôi có khi ỉa đái cả ra quần.
  • Căn nguyên do hai phản xạ của thanh quản: phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài.
  • Tùy theo vị trí mắc kẹt của dị vật, tính chất của dị vật và thời gian bệnh nhân đến khám, sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dị vật ở thanh quản.
  • Dị vật dài, to hoặc sù sì không đều, có thể cắm hoặc mắc vào giữa hai dây thanh âm, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, hạ thanh môn.
  • Dị vật tròn như viên thuốc (đường kính khoảng từ 5 – 8mm) ném vào mắc kẹt ở buồng Morgagni của thanh quản, trẻ bị ngạt thở và chết nếu không được xử lý ngay lập tức.
  • Dị vật xù xì như đốt sống cá: trẻ em khàn tiếng và khó thở, mức độ khó thở còn tùy thuộc phần thanh môn bị che lấp.
  • Dị vật mỏng như mang cá rô don nằm dọc đứng theo hướng trước sau của thanh môn: trẻ khản tiếng nhẹ, bứt rứt nhưng không hẳn là khó thở. Dị vật ở khí quản.  Thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản không lọt qua phế quản được. Có thể cắm vào thành khí quản, không di động, nhưng thường di động từ dưới lên trên, hoặc từ trên xuống dưới, từ cửa phân chia phế quản gốc đến hạ thanh môn.

Dị vật ở phế quản. Thường ở phế quản bên phải nhiều hơn vì phế quản này có khẩu độ to hơn và chếch hơn phế quản bên trái. Ít khi gặp dị vật phế quản di động, thường dị vật phế quản cố định khá trắc vào lòng phế quản do bản thân dị vật hút nước chương to ra, niêm mạc phế quản phản ứng phù nề giữ chặt lấy dị vật. Dị vật vào phế quản phải nhiều hơn phế quản trái.

Sau hội chứng xâm nhập ban đầu có một thời gian im lặng khoảng vài ba ngày, trẻ chỉ húng hắng ho, không sốt nhưng chỉ hâm hấp, nghe phổi không có mấy dấu hiệu, thậm chí chụp X-quang phổi, 70 – 80% trường hợp gần như bình thường. Đó là lúc dễ chẩn đoán nhầm, về sau là các triệu chứng vay mượn: xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản – phổi, áp xe phổi…

4. Chẩn đoán dị vật đường thở

4.1. Lịch sử bệnh:

Hỏi kỹ các dấu hiệu của hội chứng xâm nhập nhưng cần chú ý có khi có hội chứng xâm nhập nhưng dị vật lại đựoc tống ra ngoài rồi hoặc ngược lại có dị vật nhưng không khai thác được hội chứng xâm nhập (trẻ không ai trông nom cẩn thận hoặc khi xẩy ra hóc không ai biết).

4.2. Triệu chứng lâm sàng.

  • Khó thở thanh quản kéo dài, nếu dị vật ở thanh quản. Thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn ho sặc sụa, khó thở và nghe thấy tiếng cờ bay: nghĩ tới dị vật ở khí quản.
  • Xẹp phổi viêm phế quản – phổi: nghĩ tới dị vật phế quản.

4.3. X- quang.

Nếu là dị vật cản quang, chiếu hoặc chụp điện quang sẽ cho biết vị trí, hình dáng của dị vật. Nếu có xẹp phổi, sẽ thấy các dấu hiệu điển hình của xẹp phổi. Có khi chụp phế quản bằng cản quang có thể cho thấy được hình dạng và vị trí của dị vật mà bản thân không cản quang. X- quang rất quan trọng, không thể thiếu được nếu có điều kiện.

4.4. Nội soi khi-phế quản:

Vừa để xác định chẩn đoán vừa để điều trị.

5. Tiên lượng.

Nói chung là nguy hiểm, ở trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Tiên lượng tùy thuộc:

  • Bản chất của dị vật: dị vật là chất hữu cơ, hạt thực vật, ngấm nước trương to ra, gây nhiễm trùng và ứ đọng xuất tiết, nguy hiểm hơn dị vật kim khí nhẵn, sạch.
  • Tuổi của bệnh nhân trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Có khi dị vật được lấy ra khá nhanh chóng vẫn không cứu được bệnh nhi vì bị viêm phế quản-phổi cấp rất nặng.
  • Được khám và can thiệp sớm hay muộn, sớm thì dễ lấy dị vật, muộn có phản ứng phù nề niêm mạc, biến chứng nặng, khó lấy dị vật, sức chịu đựng của cơ thể giảm sút.

Trang bị dụng cụ nội soi và bàn tay thành thạo của kíp soi và hồi sức. Tỉ lệ biến chứng khoảng 20 – 30%, tỷ lệ tử vong khoảng 5%. 6. Điều trị. Soi nội quản để gắp dị vật là biện pháp tích cực nhất để điều trị dị vật đường thở. Trường hợp đặc biệt khó, dị vật sù sì và sắc nhọn không thể lấy ra được theo đường thở tự nhiên bằng soi nội quản (rất hiếm gặp), có khi phải mở lồng ngực, mở phế quản để lấy dị vật.Rất cần chú ý nếu có khó thở nặng thì phải mở khí quản trước khi soi. Nếu bệnh nhân mệt nhiều, cần dược hồi sức, không nên quá vội vàng soi ngay. Trường hợp bệnh nhân lúc đến khám không có khó thở lắm, nhưng có những cơn khó thở xảy ra bất thường và vì điều kiện nào đó chưa lấy được dị vật hoặc phải chuyển đi, mở khí quản có thể tránh được những cơn khó thở đột ngột bất thường.

  • Dị vật ở thanh quản: soi thanh quản để gắp dị vật.

Bài viết Dị vật đường thở – những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/di-vat-duong-tho-2491/feed/ 0
Cấp cứu tắc nghẽn đường hô hấp trên https://benh.vn/cap-cuu-tac-nghen-duong-ho-hap-tren-4108/ https://benh.vn/cap-cuu-tac-nghen-duong-ho-hap-tren-4108/#respond Sun, 25 Aug 2019 05:49:51 +0000 http://benh2.vn/cap-cuu-tac-nghen-duong-ho-hap-tren-4108/ Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp là một trong số ít cấp cứu nếu phát hiện và xử lý chậm có thể gây hậu quả nghiêm trọng, đôi khi đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bài viết Cấp cứu tắc nghẽn đường hô hấp trên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp là một trong số ít cấp cứu nếu phát hiện và xử lý chậm có thể gây hậu quả nghiêm trọng, đôi khi đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp là tình trạng tắc nghẽn trên đường hô hấp trên bao gồm khí quản, thanh quản hoặc vùng họng.

Nhận biết dấu hiệu tắc đường hô hấp

– Khó thở

– Tiếng rít thanh khí quản (stridor): tiếng rít thở vào đơn độc thường biểu hiện của tắc nghẽn trên hoặc tại sụn lắp trong khi tiếng rít thở ra đặc trưng cho tắc nghẽn dưới sụn lắp.

– Thở nhanh nông hoặc thở chậm. Trường hợp nặng có thể thấy biển hiện nghẹn thở, thở ngáp.

– Vã mồ hôi.

– Co kéo các cơ hô hấp phụ

– Tình trạng vật vã kích thích, hoảng loạn. Trường hợp nặng rối loạn ý thức, lú lẫn, mất ý thức.

– Tím môi đầu chi (dấu hiệu muộn).

Nguyên nhân

1. Nguyên nhân nội sinh

– Do sập các tổ chức phần mềm vùng họng miệng (giảm trương lực cơ, gãy xương hàm).

– Phù thanh quản/co thắt thanh quản.

– Viêm sụn nắp thanh quản cấp, viêm thanh quản cấp, bạch hầu thanh quản.

– Liệt dây thanh âm hai bên.

– Dị ứng gây phù niêm mạc họng và khí quản, thường do phản ứng dị ứng khi bị ong đốt, kháng sinh hoặc các thuốc hạ huyết áp (ức chế men chuyển).

– Chấn thương thanh quản, khối u thanh quản.

2. Nguyên nhân ngoại sinh

– Phù thanh quản

– Ổ mủ vùng hầu họng

– Khối máu tụ (do rối loạn đông máu, chấn thương, phẫu thuật)

– U tuyến giáp

– U hạch

– U hoặc dị vật thực quản.

3. Dị vật

– Thức ăn

– Đồ chơi với trẻ em hoặc bất kỳ đồ vật gì với các người bệnh sa sút trí tuệ hoặc người bệnh tâm thần.

Chẩn đoán bệnh

– Dựa chủ yếu vào triệu chứng lâm sàng theo mức độ tắc nghẽn từ nhẹ đến nặng

– Khám thực thể có thể nghe thấy tiếng rít thanh khí quản (tắc bán phần) kèm theo nghe phổi thấy rò phế nang giảm cả hai bên.

– Các thăm dò giúp chẩn đoán nguyên nhân:

  • Soi thanh quản.
  • Soi khí phế quản

– Chụp Xquang phổi

Điều trị

1. Trường hợp tắc nghẽn bán phần (không khí còn ra vào phổi được)

– Giải thích để người bệnh yên tâm

– Nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở

– Thở oxy có làm ẩm tốt

– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

– Chuẩn bị sẵn sàng bộ đặt nội khí quản và dụng cụ hút đờm dãi.

– Khí dung adrenalin pha loãng 1:1000. Liều dùng 1mL cho người lớn và 0.5 mL cho trẻ em.

– Methyl prednisolon 40-80 mg tiêm tĩnh mạch.

– Kháng sinh: khi có dấu hiệu nhiễm trùng.

2. Nếu tắc nghẽn hoàn toàn và người bệnh có dấu hiệu thiếu oxy (tím tái, thở ngáp cá, rối loạn ý thức) tiến hành kiểm soát đường thở

– Khai thông đường thở: tư thế ngửa đầu nâng cằm

– Kiểm tra và lấy bỏ các dị vật bằng đèn soi thanh quản và kẹp Magill

– Hút sạch đờm, máu mủ trong miệng.

– Đặt nội khí quản cấp cứu.

– Đặt nội khí quản qua đường miệng có dùng đèn

– Đặt nội khí quản ngược dòng nhờ một guide đi qua màng nhẫn giáp.

– Mở khí quản cấp cứu nếu không đặt được nội khí quản qua màng nhẫn giáp.

Cách phòng chống tắc nghẽn đường hô hấp

Tránh các yếu tố gây tắc nghẽn đường hô hấp trên các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người sa sút trí tuệ, người bệnh tâm thần.

Phát hiện sớm và điều trị kẹp các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp trên.

Benh.vn (cẩm nang truyền thông y học)

Bài viết Cấp cứu tắc nghẽn đường hô hấp trên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cap-cuu-tac-nghen-duong-ho-hap-tren-4108/feed/ 0
Các kỹ thuật bảo vệ đường thở dành cho điều dưỡng, kỹ thuật viên https://benh.vn/cac-ky-thuat-bao-ve-duong-tho-danh-cho-dieu-duong-ky-thuat-vien-8154/ https://benh.vn/cac-ky-thuat-bao-ve-duong-tho-danh-cho-dieu-duong-ky-thuat-vien-8154/#respond Thu, 23 Aug 2018 09:35:14 +0000 http://benh2.vn/cac-ky-thuat-bao-ve-duong-tho-danh-cho-dieu-duong-ky-thuat-vien-8154/ Các kỹ thuật bảo vệ đường thở dành cho điều dưỡng, kỹ thuật viên.

Bài viết Các kỹ thuật bảo vệ đường thở dành cho điều dưỡng, kỹ thuật viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đặt canuyn hầu họng

1. Mục đích

– Giúp duy trì sự thông thoáng của đường thở và thông khí đầy đủ, đặc biệt khi dùng bóng Ampu và Mask. Canuyn đặt đúng cũng giúp hút đờm dãi dễ dàng hơn.

– Chỉ nên thực hiện khi các biện pháp cơ bản hỗ trợ các chức năng sống đã được thực hiện.

– Dụng cụ này làm thông thoáng đường thở bằng cách tách lưỡi ra khỏi thành họng.

2. Chuẩn bị dụng cụ

– Canuyn: có hai loại: canuyn miệng hầu và canuyn mũi hầu.

– Đè lưỡi.

– Chất bôi trơn canuyn.

– Canuyn miệng hầu: có các cỡ khác nhau phù hợp với NB

– Chọn cỡ thích hợp bằng cách đặt đầu ngoài của canuyn ở ngang góc miệng NB, nếu đầu trong canuyn tới góc hàm là phù hợp.

– Canuyn đặt đúng khi: đầu trong nằm ỏ góc lưỡi và trên nắp thanh môn, mép ở đầu ngoài của canuyn ở bên ngoài cung răng.

3. Kỹ thuật đặt:

Có hai cách đặt

– Cách một: Nhấc hàm để làm tách lưỡi ra khỏi thành sau họng, xoay canuyn 180° trước khi đặt, khi đầu canuyn chạm hàm ếch cứng thì xoay trỗ lại 180° làm cho bẻ cong của canuyn xếp theo khoang miệng.

– Cách hai: Dùng đè lưỡi hoặc mở miệng để ấn lưỡi, canuyn được trượt trên lưỡi theo độ cong của vòm miệng.

– Nếu đặt canuyn sai vị trí làm đẩy lưỡi ra sau gây tắc nghẽn thêm do đó người đặt cần được huấn luyện và đào tạo trước.

– Chống chỉ định: NB tỉnh hoặc bán mê (cổ thể gây khạc, nôn, co thắt thanh quản), chấn thương khoang miệng, chấn thương xương hàm dưới hoặc phần hộp sọ thuộc xương hàm tren, tổn thương choán chỗ hoặc dị vật ở miệng họng.

Canuyn mũi hầu

– Giống canuyn miệng họng ở chỗ tách lưỡi ra khỏi thành sau họng nhưng khác là canuyn này được đặt qua mũi tạo một con đường từ lỗ mũi ngoài đến gốc lưỡi.

– Chỉ định khi không đặt được canuyn miệng hầu.

– Chống chỉ định khi có chấn thương hoặc tổn thương choán chỗ, polyp mũi, dị vật ở vùng mũi, trẻ nhỏ (do lỗ mũi nhỏ).

– Có nhiều cỡ khác nhau nhưng quan trọng là chiều dài của canuyn.

– Chiều dài thích hợp tương xứng với khoảng cách từ dái tai tới chân cánh mũi.

– Cách đặt: Ngửa nhẹ đầu về phía sau, bôi trơn canuyn, đưa canuyn thẳng góc với bình diện của mặt NB, từ từ tiến canuyn qua cửa mũi, đảm bảo mặt vát của canuyn hướng về phía vách mũi, nếu thấy đưa vào khó có thể xoay nhẹ, nếu vẫn khó rất có thệ do vẹo vách mũi thì đặt lỗ mũi bên kia hoặc dùng canụyn cỡ nhỏ hơn. Đặt xong có thể kiểm tra vị trí bằng cách dùng đè lưỡi để nhìn, không cần cố định canuyn thêm.

Mặt nạ thanh quản

– Mặt nạ thanh quản là một loại đường thở cố định vững chắc hơn so với mặt nạ mũi miệng nhưng kém hơn so với nội khí quản.

– Mặt nạ thanh quản thường được sản xuất dưới dạng ống silicon (hoặc nhựa). Phần bóng chèn (mặt nạ thanh quản) được nối với bóng chèn.

– Nếu đặt đúng vị trí thì 3 lỗ mở sẽ hướng thẳng vào thanh quản. Đối với ngưòi lớn thường đùng cỡ số 1, số 1 cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 6,5 kg; số 2 cho trẻ từ 6,5 – 20 kg; số 3 cho trẻ > 30 kg.

– Nên dùng mặt nạ thanh quản cho các NB hôn mê. Tư thế đầu ngửa. Cho NB há miệng và đầu của bóng chèn ép sát vào vòm họng. Đẩy mặt nạ vào sâu cho đến khi thấy cảm giác vướng. Mặt nạ được đặt đúng sau khi bơm bóng chèn thấy luồng hơi thở của NB phụt lên.

– Chống chỉ định: Chấn thương cột sống cổ nên NB không ưỡn được cổ, NB không há được miệng, chấn thương hầu họng, những NB có nguy cơ sặc cao và khi cần phải duy trì đường thở kéo dài.

Các biện pháp khác

– Đặt nội khí quản, mở khí quản, chọc, mở màng nhẫn giáp.

– Đây là thủ thuật nâng cao đòi hỏi bác sĩ được đào tạo thành thạo.

Benh.vn

Bài viết Các kỹ thuật bảo vệ đường thở dành cho điều dưỡng, kỹ thuật viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-ky-thuat-bao-ve-duong-tho-danh-cho-dieu-duong-ky-thuat-vien-8154/feed/ 0
Kỹ thuật khai thông đường thở dành cho điều dưỡng, kỹ thuật viên https://benh.vn/ky-thuat-khai-thong-duong-tho-danh-cho-dieu-duong-ky-thuat-vien-8153/ https://benh.vn/ky-thuat-khai-thong-duong-tho-danh-cho-dieu-duong-ky-thuat-vien-8153/#respond Sat, 04 Nov 2017 06:35:13 +0000 http://benh2.vn/ky-thuat-khai-thong-duong-tho-danh-cho-dieu-duong-ky-thuat-vien-8153/ Khai thông đường thở là một thủ thuật cấp cứu rất quan trọng đối với bác sĩ và nhân viên y tế làm cấp cứu nhằm đảm bảo oxy và thông khí đầy đủ cho NB điểm quan trọng nhất của chăm sóc đường thở là bảo vệ đường thở, giải phóng tắc nghẽn và kỹ thuật hút đờm dãi.

Bài viết Kỹ thuật khai thông đường thở dành cho điều dưỡng, kỹ thuật viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
– Khai thông đường thở là một thủ thuật cấp cứu rất quan trọng đối với bác sĩ và nhân viên y tế làm cấp cứu nhằm đảm bảo oxy và thông khí đầy đủ cho người bệnh (NB) điểm quan trọng nhất của chăm sóc đường thở là bảo vệ đường thở, giải phóng tắc nghẽn và kỹ thuật hút đờm dãi.

– Các thủ thuật khai thông đường thở có thể rất đơn giản như thay đổi tư thế đầu NB (kỹ thuật ngửa đầu nâng cằm, ấn giữ hàm).

– Khai thông đường thở là một ưu tiên số 1. Khai thông bằng tiến hành thông khí miệng – miệng hoặc bóp bóng Ambu.

– Cuối cùng là các biện pháp bảo vệ đường thở khác như đặt canuyn miệng, đặt nội khí quản, hoặc mở khí quản…

tắc nghẽn đường thở

KỸ THUẬT KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ

1. Tư thế người bệnh

– Khi NB trong tình trạng không đáp ứng như hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn.

– Nhanh chóng phát hiện chấn thương cổ hoặc có chấn thương cột sống để NB ở tư thế nằm ngửa đầu bằng.

– Nếu NB đang nằm nghiêng hoặc sấp thì dùng kỹ thuật “lật khúc gỗ” (lật đồng thời cả đầu, thân và chân tay cùng lúc) để đưa NB nằm ngửa.

– Khai thông đường thở bằng một – trong hai cách: ngửa đầu – nâng cằm nếu không có chấn thương cột sống cổ hoặc ấn giữ hàm nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ.

– Kỹ thuật này chủ yếu do nhân viên được huấn luyện thực hiện.

– Một nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc nghẽn đường thở là tụt lưỡi, chỉ áp dụng một trong hai cách trên là có thể đã đủ kéo lưỡi về phía trước làm đường thở thông thoáng và đã phần nào giải phóng được đường thở.

– Trong các trường hợp khác đặt NB ở tư thế (Fowler) như suy hô hấp, tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, tăng áp lực nội sọ mà không có rối loạn về huyết động.

2. Xử trí tắc nghẽn đường thở

– Việc phát hiện sớm tắc nghẽn đường thở có tính quyết định.

Các dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn:

– Tắc nghẽn một phần.

  • Trao đổi khí cổ thể gần bình thường, NB vẫn tỉnh và ho được, cần động viên NB tự làm sạch đường thở bằng cách ho.
  • Nếu vẫn còn tắc nghẽn, trao đổi khí xấu đi, NB ho không hiệu quả khó thở tăng lên, tím tái và cổ biểu hiện suy hô hấp thì cần can thiệp cấp.

– Tắc nghẽn hoàn toàn: NB không thể nói, ho, thở, hôn mê và cần được cấp cứu ngay.

– Nếu các cố gắng điều chỉnh tư thế NB thất bại hoặc thấy có dị vật ở miệng, hầu thì áp dụng các biện pháp sau:

Nghiệm pháp Heimlich

Ép vào vùng thượng vị nhanh làm đẩy cơ hoành lên trên gây tăng áp lực lồng ngực và tạo một luồng khí mạnh tống dị vật ra khỏi đường thở.

Tiến hành:

  • Nếu NB đang ngồi hoặc đứng: nhân viên cấp cứu đứng sau NB và dùng cánh tay ôm eo NB, một bàn tay nắm lại, ngón cái ở trên đường giữa, đặt lên bụng hơi trên rốn – dưới mũi ức. Bàn tay kia ôm lên bàn tay đã nắm và dùng động tác giật (để ép) lên trên và ra sau một cách thật nhanh mạnh và dứt khoát. Lặp lại động tác trên tới khi giải phóng được tắc nghẽn.
  • Khi NB hôn mê: đặt NB nằm ngửa, mặt ngửa lên trên, nếu nôn để đầu NB nghiêng một bên và lau miệng. Người cấp cứu quỳ gối ở hai bên hông NB, đặt một cùi bàn tay lên bụng ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay kia úp lên trên, đưa người ra phía trước ép nhanh lên phía trên, làm lại nếu cần.
  • Khi chỉ một người cấp cứu và phải ép tim, hô hấp nhân tạo thì quỳ gối ở một bên cạnh hông NB để dễ di chuyển và dùng tay ép như trên. Nếu có hai người một người hô hấp nhân tạo và ép tim, một người làm nghiệm pháp.
  • Nếu chỉ có một mình nạn nhân: tự ép bụng bằng cách ấn nắm tay lên bụng hoặc ép bụng vào các bề mặt chắc như bồn rửa, lưng ghế, mặt bàn.
  • Sau mỗi đợt ép bụng: dùng 2 đến 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra. Sau khi lấy được dị vật hô hấp lại cho NB, nếu có kết quả đánh giá hô hấp, tuần hoàn và thực hiện các can thiệp thích hợp.
  • Nếu NB không thể hô hấp được cho NB lập lại quá trình: ép bụng, kiểm tra đường thở và hô hấp nhân tạo. Nhắc lại tới khi giải phóng được đường thở và hô hấp nhân tạo được.

Vỗ lưng và ép ngực

Vì nghiệm pháp Heimlich cổ thể dễ dàng gây chấn thương bụng khi dùng cho trẻ nhỏ, kết hợp vỗ lưng và ép ngực ở các đối tượng này để loại trừ dị vật. Chỉ động tác vỗ lưng đã có thể tống đựợc dị vật, nếu không có hiệu quả thì làm tiếp băng ép ngực, sau đó kiểm tra đường thở.

Tiến hành:

  • Đặt trẻ nhỏ nằm trên tay tư thế sấp dọc theo trục của tay và đầu trẻ thấp.
  • Dùng phần phẳng của bàn tay vỗ nhẹ và nhanh 5 cái lên vùng giữa hai xương bả vai.
  • Nếu vỗ lưng không đẩy được dị vật ra, lật trẻ nằm ngửa và ép ngực 5 cái. Vị trí và cách ép như với ép tim nhưng với nhịp độ chậm hơn.
  • Làm sạch đường thở giữa các lần vỗ lưng – ép ngực, quan sát khoang miệng dùng tay lấy bất cứ dị vật nào nếu nhìn thấy, không dùng ngón tay đưa sâu để lấy dị vật

3. Đánh giá hiệu quả

– Sau mỗi động tác làm sạch đường thở, xác định xem dị vật đã được tống ra chưa, và đường thở đã được giải phóng chưa, nếu chưa được lặp lại trình tự các động tác thích hợp tới khi thành công.

– Biểu hiện loại trừ dị vật thành công khi thấy:

  • Thấy chắc chắn dị vật được đẩy ra ngoài.
  • NB thở rõ và nói được.
  • NB tình hơn.
  • Màu da NB hồng và trở về bình thường.

– Nếu các động tác trên được làm liên tục không có hiệu quả thì thực hiện các biện pháp khác mạnh mẽ hơn như:

  • Dùng đèn soi thanh quản và lấy dị vật bằng kẹp Margill.
  • Mở khí quản cấp cứu qua màng nhẫn giáp, mở khí quản qua da.

– Các kỹ thuật này là nâng cao, đòi hỏi các bác sĩ cấp cứu được đào tạo tiến hành.

Benh.vn

Bài viết Kỹ thuật khai thông đường thở dành cho điều dưỡng, kỹ thuật viên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ky-thuat-khai-thong-duong-tho-danh-cho-dieu-duong-ky-thuat-vien-8153/feed/ 0
Suýt bỏ mạng vì hạt ô mai chui vào phổi https://benh.vn/suyt-bo-mang-vi-hat-o-mai-chui-vao-phoi-9226/ https://benh.vn/suyt-bo-mang-vi-hat-o-mai-chui-vao-phoi-9226/#respond Fri, 20 Jan 2017 07:03:35 +0000 http://benh2.vn/suyt-bo-mang-vi-hat-o-mai-chui-vao-phoi-9226/ Ngày 13.3, Khoa Hô hấp Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân P.A.T (14 tuổi, Đắk Lắk) bị xẹp phổi do sặc viên xí muội chui vào đường thở.

Bài viết Suýt bỏ mạng vì hạt ô mai chui vào phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày 13.3, Khoa Hô hấp Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân P.A.T (14 tuổi, Đắk Lắk) bị xẹp phổi do sặc viên xí muội chui vào đường thở.

Trước đó tối 10.3, trong khi đi xem bắn pháo hoa tại lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, khi T đang đùa vui với bạn thì bị sặc hạt xí muội đang ngậm trong miệng, khiến em khó thở, tức ngực…

Sau đó em liền được gia đình đưa đến BV địa phương. Tuy nhiên, lo ngại tình trạng của em có thể nguy hiểm tính mạng nên bác sĩ tư vấn gia đình đưa xuống TP.HCM chữa trị.

Tại BV Tai mũi họng TP.HCM, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy một bên phổi của T. xẹp khoảng 3/4, có dị vật đang nằm chắn ngang đường thở nên sáng 11.3, các bác sĩ nội soi đã lấy ra hạt xí muội. Sau đó, bệnh nhi được chuyển sang BV Nhi đồng 1 điều trị xẹp phổi.

Từ trường hợp trên, bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1, cho biết tình trạng bệnh nhi vẫn còn xẹp phổi một bên. Những trường hợp này, nếu lấy hết dị vật thì phổi sẽ phục hồi bình thường, không có biến chứng. Nếu lấy sót dị vật thì phổi sẽ bị viêm tái đi tái lại và làm phổi xẹp luôn.

Qua đó, bác sĩ khuyến cáo người lớn và cả trẻ nhỏ khi ăn uống, đặc biệt là hạt xí muội không đùa giỡn vì có nhiều trường hợp bị sặc, dị vật chui vào đường thở đã dấn đến tử vong.

Benh.vn (Theo Thanhnien.vn)

Bài viết Suýt bỏ mạng vì hạt ô mai chui vào phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/suyt-bo-mang-vi-hat-o-mai-chui-vao-phoi-9226/feed/ 0