Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 08 Nov 2023 05:53:08 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đang cứu chữa cho bệnh nhân bác sĩ bất ngờ bị rượt đuổi https://benh.vn/dang-cuu-chua-cho-benh-nhan-bac-si-bat-ngo-bi-ruot-duoi-8468/ https://benh.vn/dang-cuu-chua-cho-benh-nhan-bac-si-bat-ngo-bi-ruot-duoi-8468/#respond Wed, 29 Aug 2018 06:49:19 +0000 http://benh2.vn/dang-cuu-chua-cho-benh-nhan-bac-si-bat-ngo-bi-ruot-duoi-8468/ Một sự việc hy hữu vừa xảy ra tại bệnh viên đa khoa TP Cần Thơ, trong lúc đang cấp cứu cho một bệnh nhân nhiễm HIV lên cơn “ngáo đá” thì bác sĩ điều trị bất ngờ bị bệnh nhân giật kéo và rượt chạy tán loạn trong bệnh viện.

Bài viết Đang cứu chữa cho bệnh nhân bác sĩ bất ngờ bị rượt đuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một sự việc hy hữu vừa xảy ra tại bệnh viên đa khoa TP Cần Thơ, trong lúc đang cấp cứu cho một bệnh nhân nhiễm HIV lên cơn “ngáo đá” thì bác sĩ điều trị bất ngờ bị bệnh nhân giật kéo và rượt chạy tán loạn trong bệnh viện.

Sự việc xảy ra vào lúc 21h, ngày 28/8, khi các bác sĩ trực cấp cứu của bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân V.T.T. (43 tuổi, ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) được chuyển từ Bệnh viện ĐK Thới Lai đến trong tình trạng tiền căn “ngáo đá”, đứt động mạch do dùng dao cắt cổ tay tự tử.

Trong lúc nhân viên y tế đang đẩy xe dụng cụ đến chuẩn bị thăm khám, khâu vết thương thì bệnh nhân T. đột ngột giật kéo trên xe và rượt đuổi điều dưỡng và bác sĩ.

Tại thời điểm đó do bệnh viện có huy động bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực, mạch máu và bác sĩ gây mê xuống kiểm tra mạch máu cổ tay của bệnh nhân nên có tới 6 bác sĩ ở khu vực cấp cứu.

Một nhân chứng kể lại lúc này bệnh nhân đang trong tình trạng bị kích động, có hung khí nên nhiều nhân viên y tế và bảo vệ đã phải bỏ chạy trốn vào nhà vệ sinh. Nhiều bệnh nhân đang nằm cấp cứu cũng hoảng sợ.

Trước tình trạng đó các bác sĩ của bệnh viện gọi điện thoại nhờ hỗ trợ của lực lượng cảnh sát 113. Khoảng 15 phút sau, cảnh sát đã có mặt tước hung khí và khống chế ông này. Lúc đó các bác sĩ mới có thể cố định và xử lý vết thương cho bệnh nhân. Sau đó người nhà đã cam kết với phía công an và bệnh viện, bệnh nhân đã được cho xuất viện sáng nay 29/8.

Một bác sĩ tham gia ê kíp cấp cứu đêm 28/8, cho biết:  “Khi mọi người đang chìm vào giấc ngủ thì ca trực hôm qua phải chạy tán loạn dưới sự truy đuổi của bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân nhiễm HIV lên cơn quậy phá, nếu gây thương tích cho nhiều người thì thật nguy hiểm .”

Theo bác sĩ Ngô Cúc Hương, đến sáng nay bệnh nhân vẫn còn kích động, tuy nhiên người nhà đề nghị bác sĩ cho bệnh nhân về vì vết thương đã được cầm máu, nên chúng tôi đã cho bệnh nhân xuất viện…

Trước đó cũng tại khoa Cấp cứu này, cũng đã xảy ra trường hợp người nhà bệnh nhân hành hung điều dưỡng, trong lúc đang cấp cứu cho bệnh nhân. Tình trạng này thực sự rất nguy hiểm và cần phải có biện pháp phòng ngừa.

Tổng hợp

Bài viết Đang cứu chữa cho bệnh nhân bác sĩ bất ngờ bị rượt đuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dang-cuu-chua-cho-benh-nhan-bac-si-bat-ngo-bi-ruot-duoi-8468/feed/ 0
Tình yêu bệnh viện https://benh.vn/tinh-yeu-benh-vien-8393/ https://benh.vn/tinh-yeu-benh-vien-8393/#respond Sat, 21 Jul 2018 06:47:54 +0000 http://benh2.vn/tinh-yeu-benh-vien-8393/ “Bệnh viện đầy vi khuẩn, bệnh tật…, anh cho con đến làm gì, ở nhà mà chơi”. Cô vợ luôn làm tôi chùn bước mỗi khi tôi muốn hai đứa con đến viện xem bố chúng làm việc như thế nào. Thực ra tôi vẫn thành công một vài lần, lén đưa chúng đến viện. […]

Bài viết Tình yêu bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Bệnh viện đầy vi khuẩn, bệnh tật…, anh cho con đến làm gì, ở nhà mà chơi”. Cô vợ luôn làm tôi chùn bước mỗi khi tôi muốn hai đứa con đến viện xem bố chúng làm việc như thế nào.

Thực ra tôi vẫn thành công một vài lần, lén đưa chúng đến viện. Có khi chúng ở phòng hành chính xem tivi, có lúc chúng xem tôi làm công việc thường ngày của mình: thay băng, tiêm chọc, khám xét. Mừng là hai đứa có vẻ thương bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhi chạy lon ton với một mắt băng kín. Cô con gái học lớp 2 có lần đã tự cho hai đôi tất, một cái mũ len vào trong túi nhờ bố gửi cho em bệnh nhân người dân tộc có hai chân tím ngắt, lạnh cóng mà bố khám vào một ngày đông. Các  công việc “máu me” khác đều làm chúng sợ hãi. Phòng làm việc của tôi chật hẹp nên chỉ dám cho các cháu lên thăm vào ngày nghỉ. Chúng sà ngay vào máy tính để chơi game, tôi hy sinh cho chúng kho thực phẩm dự trữ dành cho những đêm trực của tôi: mì tôm và trà chanh hoặc sữa…

Bs Hoàng Cương

Thăm khám cho bệnh nhi tại BV Mắt TW.

Nghĩ lại con đường chọn nghề y của tôi thì cha tôi có tác động rất lớn. Không biết ông chủ ý hay vô tình mà máu y chảy trong huyết quản của tôi từ rất sớm. Từ bé tôi không sợ ma cũng chẳng ghê mùi bệnh viện hay ngại máu me. Những năm tháng anh chị em thay nhau về quê sơ tán, bố tôi chăm tôi ở Hà Nội. Rất nhiều đêm ông cho tôi đến bệnh viện trực đêm cùng.

Tôi ngủ sớm, đôi khi tỉnh dậy giữa không gian tối thui và tĩnh mịch của bệnh viện. Bố đi mổ cấp cứu rồi, tôi phỏng đoán và sợ chết khiếp những hình thù kì dị của đồ vật trong phòng, tiếng cú đêm hay chuột khổng lồ bệnh viện di chuyển làm tôi sợ đến nghẹt thở. Dần cũng hóa quen, đi lại trong bệnh viện, qua cả nhà xác không làm tôi sợ hãi. Ban ngày thì cuộc viếng thăm bệnh viện đối với tôi như đi chơi công viên.

Tôi say mê những chiếc ghế y tế quay tròn đưa tôi lên cao rồi lại xuống thấp như đu quay thời nay. Những chiếc tay thang bằng gỗ lim bóng loáng ở bệnh viện là chiếc cầu trượt tuyệt vời của tôi mỗi khi vắng vẻ. Chiếc xe chuyển bệnh nhân đã bao lần giúp tôi thỏa ước mơ làm anh lái xe, nhún đẩy xe rồi lái chúng trong những hành lang hẹp, thật thú vị nếu người lớn không quát nạt. Viện Mắt ngày xưa khá xanh, nhiều hoa và cây cối. Sáng sớm tôi hay thu hoạch được những quả xoài rụng dưới gốc. Gốc hoa long não, hoa đào trong sân viện cung cấp mùi thơm và hương sắc cho một bệnh viện không ô nhiễm và chật chội của những năm 70-80 thế kỷ trước.

Mỗi khi được đem cơm cho bố suốt cả thời trung học, tôi đến nghiêng ngó khắp mọi nơi. Bảng thông tin có nét chữ nghiêng nghiêng của bố. Tết đến cũng lại là tranh Tết của bố với hình bánh pháo, cây đào vẽ bằng phấn màu. Mặt đường Bà Triệu ngày xưa có hai tầng quét ve vàng, hoa ti-gôn gần như phủ kín mặt trong viện. Thứ hoa giản dị màu hồng, thân leo quấn quýt, chỉ đẹp khi trên cành, ngắt xuống thì rụng sạch trong chốc lát. Bệnh viện thời bao cấp còn là nơi phân phát thực phẩm mỗi khi lễ Tết. Đúng là ngày hội của cán bộ y tế thời đó. Thịt lợn được ngả ra sân chia đều, lòng và xương cũng được chia khẩu phần đến từng người. Rồi gạo nếp, đỗ xanh, gói bánh, luộc bánh chưng trong nhà bếp của bệnh viện.

Những cô bác của thời đó cũng dần ra đi, cảnh vật đã bị thời gian cuốn sạch, chỉ còn chút ít trong cái ký ức mộng mị của tôi cho đến ngày hôm nay. Tôi không biết mình sẽ là bác sĩ nên hình bóng của cha hồi đó là người đàn ông bé nhỏ, gầy guộc trong cái áo blouse không được trắng lắm. Ông không bao giờ quát mắng bệnh nhân, làm mọi việc đều cần mẫn và cẩn thận. Thông tin khám bệnh được ông ghi lại cẩn thận, có vẽ hình, ghi chú thích. Sổ tay tiếng Anh, tiếng Pháp của ông tôi vẫn dùng được mãi đến khi ông về hưu.

Sau này khi đã là bác sĩ chuyên khoa mắt, bệnh viện còn là nơi bố tôi truyền cho từng động tác vành mi, những nhát tiêm mắt chuẩn mực, từng câu tiếng Pháp trong đơn thuốc… Càng những năm sau này, bệnh viện thay đổi càng nhanh, ngỡ ngàng và chẳng thể níu kéo. Bệnh viện có nhiều gia đình cùng làm việc bên trong và cả những người yêu thương nhau như người trong gia đình, có cả tình yêu lứa đôi và hôn nhân nữa nhờ bệnh viện mà nên.

Thời gian trôi đi nhanh quá! Bệnh viện là tình yêu của bao nhiêu người trong đó có cha con tôi, là nơi biết bao thế hệ, lớp lớp người cống hiến phần lớn đời người, đem lại bao niềm vui cho người bệnh. Trong khi lợi nhuận, thu nhập, hiệu quả kinh tế vẫn thình thịch bên tai thì một bệnh viện có tình yêu, tình người vẫn nên được tôn trọng và duy trì. Mỗi bệnh viện có một lịch sử, do vậy cần một không gian văn hóa riêng để yêu và ứng xử.

BS. Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương)

Benh.vn ( Theo SK&ĐS)

Bài viết Tình yêu bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tinh-yeu-benh-vien-8393/feed/ 0
‘Chỗ chúng tôi bác sĩ chẳng muốn về còn điều dưỡng chỉ muốn ra đi’ https://benh.vn/cho-chung-toi-bac-si-chang-muon-ve-con-dieu-duong-chi-muon-ra-di-9155/ https://benh.vn/cho-chung-toi-bac-si-chang-muon-ve-con-dieu-duong-chi-muon-ra-di-9155/#respond Fri, 24 Feb 2017 07:02:15 +0000 http://benh2.vn/cho-chung-toi-bac-si-chang-muon-ve-con-dieu-duong-chi-muon-ra-di-9155/ Cuộc gặp của chúng tôi với GS Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai được sắp xếp với mục đích nghe ông giải thích về công trình được trao giải thưởng Nhà nước về KHCN lần thứ 5 (2016) mà ông và các đồng nghiệp tại khoa thực hiện.

Bài viết ‘Chỗ chúng tôi bác sĩ chẳng muốn về còn điều dưỡng chỉ muốn ra đi’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cuộc gặp của chúng tôi với GS Nguyễn Gia Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai được sắp xếp với mục đích nghe ông giải thích về công trình được trao giải thưởng Nhà nước về KHCN lần thứ 5 (2016) mà ông và các đồng nghiệp tại khoa thực hiện.

Trong chưa tới 40 phút quý giá mà vị bác sĩ ở khoa nặng nhất của một bệnh viện lớn và luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân như Bạch Mai, phần lớn câu chuyện mà GS Bình kể là những trăn trở về nghề y.

GS Nguyễn Gia Bình cho biết, công việc tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai rất áp lực và không có nhiều bác sĩ theo được. Ảnh: Lê Văn.

GS Bình nói, nghề bác sĩ ở Việt Nam, và nhất là những bác sĩ ở Khoa Hồi sức tích cực, nơi tiếp nhận những bệnh nhân rất nặng, thường là trong tình trạng đã nguy kịch, thậm chí cận kề cái chết vô cùng áp lực.

Mỗi ngày có tới 6.000 xếp hàng tới khám, bệnh viện mở 10 cửa, có ngày 27 cửa khám vẫn không đủ, người bệnh vẫn xếp hàng dài dặng dặc. Giám đốc bệnh viện chỉ yêu cầu là không được để bệnh nhân phải ở lại qua đêm. Vì thế, từ 6 giờ sáng cho tới 8-9 giờ tối, các bác sĩ bệnh viện đều phải căng mình ra làm việc.

“Người dân đến với chúng tôi là sự tín nhiệm, cũng là uy tín của các bác sĩ và bệnh viện nhưng cũng tạo áp lực khủng khiếp cho chúng tôi” – GS Bình chia sẻ.

Khoa Hồi sức tích cực là một trong những khoa được bệnh viện đặc biệt ưu tiên về nhân lực như vẫn không giảm tải được áp lực.

“Chúng tôi làm luôn chân luôn tay không hết việc và gần như không có khái niệm nghỉ. Trên tủ đồ của khoa có mấy thùng mì tôm, ai đói thì cho nước sôi vào ăn rồi đứng dậy đi tiếp chứ cũng chẳng có gì hơn cả” – GS Bình tâm sự.

“Mọi người cứ chờ ngày lễ, ngày tết để nghỉ ngơi chứ bác sĩ cứ ngày tết ngày nghỉ là sợ lắm, càng nghỉ dài càng sợ vì những ngày ấy, bệnh nhân dồn về bệnh viện rất đông”.

“Vợ chúng tôi bao giờ cũng biết rồi, sáng mồng 1 Tết là ông này ông ấy đi vào bệnh viện chứ chẳng bao giờ xông đát ở nhà” – GS Bình nói.

Công việc áp lực, gần như từ sáng tới tối không có giờ nghỉ, với nhiệm vụ là cứu sống những người bệnh nặng, nhiều rủi ro tai nạn nghề nghiệp nên rất ít bác sĩ có thể chịu được áp lực công việc tại khoa.

Không chỉ riêng bác sĩ, ngay cả các điều dưỡng ở khoa công việc cũng rất nặng. “Mỗi ca làm việc tại khoa có 10 điều dưỡng mà phải phụ trách tới 40 giường bệnh, đều là những bệnh nhân rất nặng. Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển, một điều dưỡng chỉ đi kèm một giường, một ngày 3 ca thì 4 kíp làm việc” – GS Bình nói.

“Khoa chúng tôi bác sĩ thì không muốn về còn điều dưỡng thì chỉ muốn ra đi” – GS Bình trải lòng. “Không phải là vấn đề chuyên môn mà công việc cực kỳ áp lực. Nhiều người về được vài tháng rồi lại đi”.

Đối với ông, những lúc giành giật sinh mạng của bệnh nhân là những giờ căng thẳng nhưng hạnh phúc.

Ông kể, năm 2002, Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận một bệnh nhân suy tim, toàn người căng mọng, nguy cơ tử vong rất lớn. Trong trường hợp này, muốn cứu bệnh nhân buộc phải bỏ lượng nước thừa trong người song dùng thuốc lợi tiểu thì không đáp ứng. Dùng máy thận nhân tạo thì dòng máu phải đủ, hơn nữa, máy chạy thận chỉ chạy được 3-4 tiếng sau đó phải 2 ngày sau mới làm lại.

Trong tình huống đó, GS Bình và các đồng nghiệp để cứu sống bệnh nhân chỉ có cách là dùng phương pháp lọc máu nhân tạo. Bởi chỉ có phương pháp này thì mới thực hiện tách nước liên tục 24 giờ. Đó cũng là lần đầu tiên GS Bình và các bác sĩ thực hiện kỹ thuật này.

Rất may mắn, sau 24 giờ lọc, bệnh nhân từ chỗ thoi thóp, phải kích thích đau mới mở mắt được thì hôm sau đã có thể mở mắt và bắt tay bác sĩ.

Đó cũng là ca bệnh đầu tiên thuộc đề tài “Ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó một số dịch bệnh nguy hiểm” do GS Bình và các bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực thực hiện đã được trao giải thưởng Nhà nước về KHCN.

Đây cũng là công trình duy nhất được trao giải Nhà nước trong lĩnh vực y tế.

GS bác sĩ Nguyễn Gia Bình đang thăm một bệnh nhâp được cứu chữa bằng kỹ thuật lọc máu do ông và các bác sĩ tại khoa thực hiện. Ảnh: Lê Văn.

Một ca khác cũng khiến GS Bình nhớ mãi đó là trường hợp của thai phụ Bùi Thị Hương, công nhân nhà máy xi măng Cẩm Phả, Quảng Ninh hồi năm 2014.

GS Bình kể, khi đó, bệnh viện Quảng Ninh báo lên là chị Hương bị cúm A/H1N1, tình trạng đã rất nguy kịch, viêm phổi nặng, nguy cơ tử vong rất lớn. “Phía Quảng Ninh nói không khéo bệnh nhân sẽ tử vong nhưng tôi đề nghị duy trì cho bệnh nhân và tìm cách chuyển lên Bạch Mai” – GS Bình nhớ lại.

Khi đó, một số các bác sĩ siêu âm còn nói là em bé có thể sẽ không bình thường. Người nhà nghe được chuyện này, thấy người mẹ nguy cơ tử vong rất cao, còn con lại không bình thường nên xin thôi, không đồng ý chuyển lên tuyến trên nữa.

Sau khi thuyết phục, người nhà cũng đồng ý chuyển lên. “Chúng tôi kết hợp với khoa sản hội chẩn rất nhanh, quyết định lấy em bé ra. Sau đó, lắp máy tim phổi nhân tạo vào để cứu người mẹ” – GS Bình kể.

Lúc đó, nồng độ oxy trong máu của chị Hương xuống rất thấp, chỉ số oxy chỉ khoảng 33, chỉ chậm một vài phút nữa là có thể tử vong. Giải pháp cuối cùng lúc này là sử dụng kỹ thuật trao đổi ôxy qua màng ngoài cơ thể. Kỹ thuật này đã được thực hiện để hỗ trợ suy tim cấp tính, không còn khả năng bơm đủ máu đi nuôi cơ thể nhưng kỹ thuật áp dụng với phổi khác với tim và khó hơn.

GS Bình cùng các đồng nghiệp thực hiện điều trị cho chị Hương bằng cách: lấy máu ra qua đường tĩnh mạch lớn bơm qua hệ thống ly tâm (tim nhân tạo) rồi trộn ôxy và thải CO2 ở màng trao đổi (phổi nhân tạo), sau đó đưa dòng máu trở về tĩnh mạch chủ về tim phải, rồi được bơm vào hệ thống tuần hoàn nhờ tim. Việc này phải thực hiện liên tục 24/24 giờ theo các quy trình kỹ thuật chặt chẽ.

Sau một tuần thì bệnh nhân bắt đầu bỏ được máy tim, phổi nhân tạo và sau 3 tuần điều trị thì hai mẹ con đã bình phục và ra viện. “Đó là một ca kỷ lục vì trên thế giới, ca nặng nhất thì chỉ số oxy chỉ xuống đến mức 43 trong khi bệnh nhân khi đưa tới bệnh viện đã xuống tới 33” – GS Bình nhớ lại.

Kể đến đây, ông nói: “Đấy, các bác sĩ ở khoa chúng tôi chỉ dựa vào những ca như vậy để sống”.

Rồi ông nói đùa: “Chúng tôi nói đùa với nhau rằng, những bác sĩ vào đây thì chỉ số IQ (chỉ số thông minh) chỉ là thứ yếu còn chỉ số hạnh phúc, chỉ số AQ phải cao. Điều quan trọng thứ hai phải là những người có “thân cư thê” (sống nhờ ở vợ)”.

Khi viết những dòng này, chúng tôi đã liên lạc lại với GS Bình nhưng có lẽ vì quá bận rộn, ông không bắt máy. Hy vọng, ông và các đồng nghiệp tại Khoa Hồi sức tích cực sẽ cứu chữa thành công cho nhiều người bệnh để ông có đủ niềm vui giúp ông tiếp tục cuộc sống và công việc của mình.

Benh.vn ( Theo Vietnam+)

Bài viết ‘Chỗ chúng tôi bác sĩ chẳng muốn về còn điều dưỡng chỉ muốn ra đi’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cho-chung-toi-bac-si-chang-muon-ve-con-dieu-duong-chi-muon-ra-di-9155/feed/ 0
Những lương y thầm lặng https://benh.vn/nhung-luong-y-tham-lang-3794/ https://benh.vn/nhung-luong-y-tham-lang-3794/#respond Sun, 04 Sep 2016 04:43:21 +0000 http://benh2.vn/nhung-luong-y-tham-lang-3794/ Góp phần đáng kể vào thành công của các cuộc phẫu thuật nhưng các bác sĩ gây mê ít được bệnh nhân nhớ đến. Họ thật sự là những lương y thầm lặng trong cuộc chiến dành lại sự sống cho người bệnh.

Bài viết Những lương y thầm lặng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Góp phần đáng kể vào thành công của các cuộc phẫu thuật nhưng các bác sĩ gây mê ít được bệnh nhân nhớ đến. Họ thật sự là những lương y thầm lặng trong cuộc chiến dành lại sự sống cho người bệnh.

Gây mê là các phương pháp để ngăn cho bệnh nhân có cảm giác đau trên một phần hay toàn bộ cơ thể, để giúp thực hiện các phương pháp chữa bệnh có thể gây đau đớn như phẫu thuật. Gây mê mang một đặc thù riêng. Trước ca mổ bệnh nhân được các bác sĩ gây mê và theo dõi từng nhịp thở. Sau phẫu thuật, khi tỉnh lại thì họ đã được chuyển sang một khoa khác để chăm sóc gọi là “hậu phẫu”.

Không được các bệnh nhân nhớ đến, không có thêm nguồn thu nhập như nhiều đồng nghiệp thuộc các chuyên khoa khác nhưng trách nhiệm trực tiếp đối với người bệnh lại rất nặng nề.

Bác sĩ gây mê phải bằng mọi cách tiên lượng để cuộc mổ được an toàn, phải biết đánh giá tình trạng từng bệnh nhân. Tất cả những thông số này không chỉ được biết qua các công thức mà còn phải được đánh giá bằng chính sự nhạy cảm cùng sự trải nghiệm nghề nghiệp của từng bác sĩ gây mê. Và họ cũng phải phối hợp hết sức nhịp nhàng với phẫu thuật viên, hiểu được từng mũi dao của phẫu thuật viên ngay từ khi vết mổ chỉ bắt đầu được rạch ở phần da cho đến khi khối u được bóc tách hay phần tổn thương được điều trị.

Bác sĩ gây mê không chỉ đơn giản quan tâm đến những thông tin về thể trạng của bệnh nhân để đánh giá họ có vượt qua được cuộc mổ hay không mà còn dành thời gian trò chuyện với người bệnh trước đó để giúp bệnh nhân có được “phép thắng lợi tinh thần”. Trong ngành y gọi đây là giai đoạn khám tiền mê nghĩa là trước khi mổ bác sĩ gây mê phải tiếp cận với bệnh nhân của mình. Sự trấn an của các bác sĩ gây mê lúc này sẽ giúp họ vượt qua sự lo lắng và hoang mang, giúp họ có tâm trạng thoải mái hơn, góp phần vào thành công của cuộc phẫu thuật.

Công việc tưởng trừng như đơn giản “Chỉ cần bệnh nhân ngủ êm” là công việc hàng ngày của các bác sĩ gây mê. Khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức của BV Chợ Rẫy là một khoa như thế. Đây là khoa đặc biệt vì quy tụ tất cả 22 bác sĩ gây mê của BV này và không có giường cho bệnh nhân nằm lại, không có bóng dáng của người thăm nuôi bệnh, tất cả các bác sĩ và toàn bộ nhân viên y tế tại đây không mặc áo blouse trắng mà thay vào đó là những bộ đồ mổ và cả nón màu xanh lá, mang khẩu trang. Đặc biệt, bệnh nhân càng khó nhận ra ai là người đã gây mê và theo dõi từng nhịp thở của mình. Khi vào đây tất cả đều bị gây mê, còn khi tỉnh lại họ đã được chuyển sang một khoa khác để chăm sóc.

Một bệnh nhân nam bị dao đâm xuyên vùng bụng được chuyển từ Khoa Cấp cứu lên trong tình trạng mất nhiều máu, huyết áp tụt và con dao vẫn còn trên người bệnh nhân. Đồng hồ chỉ gần 1 giờ sáng, tất cả các bác sĩ trực cấp cứu tại Khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức được quy tụ, điều dưỡng cũng phải túc trực để lấy máu đủ lượng và kịp thời. Nạn nhân được chẩn đoán thủng gan và thủng nhiều nơi trong ổ bụng. Những vết thương đã được khâu nhưng máu vẫn chảy. Ca mổ đã kéo dài gần 3 giờ, nạn nhân đã được truyền 20 đơn vị máu (gần 5 lít) nhưng vết thương gây chảy máu ồ ạt vẫn còn là một ẩn số. Các phẫu thuật viên dò tìm vết thương trên từng milimet trên các bộ phận trong vùng ổ bụng, còn bác sĩ gây mê thì từng giây căng mắt theo từng nhịp thở, huyết áp, nồng độ ôxy máu… hiển thị trên màn hình vi tính. Ai cũng căng thẳng. Đến lúc ai cũng nghĩ nạn nhân không qua khỏi thì phẫu thuật viên xác định được vết thương rất nhỏ ở động mạch chủ do mũi dao bén xuyên qua. Hơn 4 giờ vất vả, ca phẫu thuật đã thành công.

Cá nhân tôi đã trải qua cuộc phẫu thuật hai lần, nhưng thật sự thấy mình không phải khi không biết dù chỉ là cái một tên của bác sĩ đã từng gây mê cho mình. Bác sĩ ấy có tủi thân không khi ngày 27/2 đến, các đồng nghiệp có hoa của bệnh nhân tặng với những lời chúc. Báo chí vinh danh bác sĩ này mổ tốt bác sĩ kia khéo tay nhưng đã ai từng nhắc đến những chiến sĩ thầm lặng này.

“Lương y như từ mẫu” bác sĩ như người mẹ hiền. Họ làm vì nghề và một phần vì nghiệp . Cám ơn những bác sĩ gây mê – những lương y đã góp phần mang lại cuộc sống cho người bệnh.

Bài viết Những lương y thầm lặng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-luong-y-tham-lang-3794/feed/ 0
Nghề giang hồ nhất https://benh.vn/nghe-giang-ho-nhat-6580/ https://benh.vn/nghe-giang-ho-nhat-6580/#respond Fri, 19 Aug 2016 05:48:47 +0000 http://benh2.vn/nghe-giang-ho-nhat-6580/ Một bài thơ về câu chuyện ngành y , những chua xót nhưng là sự thật , và cũng là niềm tự hào của những thiên thần áo trắng.

Bài viết Nghề giang hồ nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nghề giang hồ nhất – Một bài thơ về câu chuyện ngành y , những chua xót nhưng là sự thật , và cũng là niềm tự hào của những thiên thần áo trắng.

Có một ngày ai đó đã hỏi tôi:

“Giang hồ” nhất, nghề nào trong xã hội?

Tôi trả lời mà không hề bối rối

Chỉ có nghề bác sĩ xứng danh thôi!

Dao, kéo, bông băng… “rạch nát” bụng con người

Dồn vào chỗ chết rồi tìm về sự sống

Tay nhuộm đỏ những dòng máu nóng

Mà có lần nào bị police tống giam đâu?

Người nghe xong, lại trở giọng rầu rầu:

“Bạc bẽo nhất, nghề nào anh có biết?

”Và lần này tôi cũng đành thú thiệt

The doctor “bạc bẽo” riết rồi quen!

Lúc xương đau, mũi sổ, mắt lèm nhèm

Thì kêu lớn “Blouse ơi mau tới cứu!”

Khi hết bệnh trăm người đều ngoảnh mặt

Bước đi nhanh kiếm “ổng bả” làm gì!

Rồi có một ngày, nhiều người lại hỏi:

Đối với anh, cao quý nhất nghề nào?

Tôi trả lời mà lòng thấy nao nao

Yêu kính nhất “lương y như từ mẫu”!

Vẫn vững bước dẫu ngày đêm vất vả

Đem niềm vui hạnh phúc đến mọi nhà

Để trẻ thơ mãi cất tiếng vang ca

Để tất cả cụ già luôn trường thọ.

Benh.vn st.(Chia sẻ để thấy tự hào hơn)

Bài viết Nghề giang hồ nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghe-giang-ho-nhat-6580/feed/ 0
Câu chuyện ở phòng cấp cứu https://benh.vn/cau-chuyen-o-phong-cap-cuu-6003/ https://benh.vn/cau-chuyen-o-phong-cap-cuu-6003/#respond Sat, 11 Jun 2016 05:37:47 +0000 http://benh2.vn/cau-chuyen-o-phong-cap-cuu-6003/ Câu chuyện cảm động ở phòng cấp cứu. Hàng ngày các bác sĩ luôn phải đối mặt với giây phút nguy kịch của người khác và thường xuyên gặp những câu chuyện cảm động.

Bài viết Câu chuyện ở phòng cấp cứu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Câu chuyện cảm động ở phòng cấp cứu. Hàng ngày các bác sĩ luôn phải đối mặt với giây phút nguy kịch của người khác và thường xuyên gặp những câu chuyện cảm động.

Một bác sĩ vào bệnh viện vội vàng sau khi nhận được gọi cho một cuộc phẫu thuật khẩn cấp. Ông nhanh chóng thay trang phục và đi thẳng vào phòng phẫu thuật. Ông đã gặp cha của cậu bé sẽ được phẫu thuật đang đứng đợi. Khi nhìn thấy ông, cha cậu bé hét lên:

– Tại sao ông lại đi lâu vậy? Ông có biết rằng cuộc sống của con trai tôi đang gặp nguy hiểm không? Ông không có bất kỳ ý thức trách nhiệm nào à?

Bác sĩ mỉm cười và nói:

– Tôi xin lỗi, tôi không ở trong bệnh viện và tôi đã đi nhanh nhất có thể sau khi nhận được cuộc gọi. Và bây giờ, tôi muốn anh bình tĩnh lại để tôi có thể làm công việc của tôi.

– Bình tĩnh thế nào được nếu là con trai của ông đang nằm trong căn phòng này, ông sẽ bình tĩnh được không? Nếu con trai của ông sắp chết ông có bình tĩnh nổi không? – Cha cậu bé nói một cách giận dữ.

Bác sĩ mỉm cười một lần nữa và trả lời:

– Tôi sẽ nói lại những gì trong Sách Thánh viết “Chúng ta đến từ cát bụi và sẽ trở về cát bụi, may mắn là tên của Thiên Chúa” các bác sĩ không thể kéo dài cuộc sống. Hãy đi và cầu nguyện cho con trai của anh, chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất nhờ ân điển của Đức Chúa Trời”.

– Đưa ra lời khuyên khi ông không quan tâm luôn dễ dàng như vậy – Cha cậu bé nghĩ thầm.

Ca phẫu thuật mất khoảng vài tiếng đồng hồ, sau đó các bác sĩ bước ra khỏi phòng phẫu thuật với những nụ cười rạng rỡ.

– Cám ơn Chúa, con trai của anh được được cứu!

Không chờ đợi câu trả lời của người cha, ông đã chạy như bay ra thang máy và không quên nói vọng lại:

– Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi các y tá!.

– Tại sao ông ta lại ngạo mạn thế chứ? Ông ta không thể chờ đợi một vài phút để tôi hỏi về tình trạng của con trai tôi sao? – Cha cậu bé nói hằn học khi nhìn các y bác sĩ còn lại.

Y tá trả lời, nước mắt rớt xuống khuôn mặt của cô:

– Con trai ông ấy qua đời hôm qua trong một tai nạn giao thông, ông ấy đang bận mai táng cho con trai khi chúng tôi gọi ông tới bệnh viện phẫu thuật cho con trai anh. Ông ấy đã cứu được cuộc sống của con trai anh và bây giờ ông ấy lại chạy đi để hoàn thành nốt việc chôn cất con trai mình.

Benh.vn (st)

Bài viết Câu chuyện ở phòng cấp cứu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cau-chuyen-o-phong-cap-cuu-6003/feed/ 0
Áo trắng ngành y https://benh.vn/ao-trang-nganh-y-2313/ https://benh.vn/ao-trang-nganh-y-2313/#respond Sun, 22 Nov 2015 04:11:36 +0000 http://benh2.vn/ao-trang-nganh-y-2313/ Bài thơ Áo trắng ngành y - Là tâm sự của một người trong màu áo ấy.

Bài viết Áo trắng ngành y đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Bài thơ Áo trắng ngành y – Là tâm sự của một người trong màu áo ấy.

Đã bao lần em thao thức thâu đêm

Trăn trở nghĩ suy từng căn bệnh nặng

Có đầy vơi những chiến công thầm lặng

Có ngậm ngùi đau xót nghẹn con tim …

Nhẫn nại, ân cần, đằm thắm là em

Nhẹ gót chân dõi theo từng hơi thở

Cho bình minh thêm niềm vui ấp ủ

Cho cuộc đời vơi bớt nỗi ưu tư.

Chiến công em nối tiếp suốt cuộc đời

Màu áo trắng với tấm lòng trong trắng

Vẫn âm thầm bao niềm vui thầm lặng

Bởi em – “Mẹ hiền” cao quý ngành y

Benh.vn sưu tầm

 

Bài viết Áo trắng ngành y đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ao-trang-nganh-y-2313/feed/ 0
Tình huống không có trong y văn https://benh.vn/tinh-huong-khong-co-trong-y-van-4396/ https://benh.vn/tinh-huong-khong-co-trong-y-van-4396/#respond Mon, 09 Nov 2015 05:02:48 +0000 http://benh2.vn/tinh-huong-khong-co-trong-y-van-4396/ Câu chuyện về những tình huống mà bác sĩ gặp phải khi hành nghề. Đôi khi không phải chúng ta luôn gặp những điều có trong sách vở.

Bài viết Tình huống không có trong y văn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Câu chuyện về những tình huống mà bác sĩ gặp phải khi hành nghề. Đôi khi không phải chúng ta luôn gặp những điều có trong sách vở.

Thời ấy, tôi làm việc tại phòng khám Bệnh viện huyện Di Linh là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lâm Đồng. Một ngày, tôi gặp một bệnh nhân nam khoảng trên 30 tuổi người dân tộc K’Ho. Khi người bệnh vào khám, thoạt nhìn, không thấy dấu hiệu nào của người mắc bệnh, tôi hỏi và anh ta trả lời nội dung như sau:

Tôi: Anh đau như thế nào mà đi khám bệnh?.

Anh bạn miền núi: Tôi bị đỉa chui vào mũi.

Hơi ngạc nhiên, tôi hỏi tiếp:

Tôi: Tại sao anh biết đỉa chui vào mũi?

Anh bạn miền núi: Vì thỉnh thoảng tôi thấy chảy máu mũi.

Tôi: Như vậy vẫn chưa đủ căn cứ. Chảy máu mũi thì có nhiều nguyên nhân, anh còn thấy biểu hiện nào khác không?.

Anh bạn miền núi: Thỉnh thoảng lúc tôi rửa mặt, nó (con đỉa) bò ra khỏi mũi.

Như thế là chắc chắn rồi, song tôi vẫn hỏi thêm:

Tôi: Anh có hay đi tắm suối không?

Anh bạn miền núi: Có

Tôi: Sao lúc con đỉa bò ra anh không bắt lấy nó?

Anh bạn miền núi: Nó nhanh lắm, không sao túm kịp.

Chăm sóc bệnh nhân bị đỉa chui vào mũi tại BV đa khoa Hà Tĩnh.

Đến lượt tôi suy nghĩ làm sao gắp con đỉa ra khỏi mũi bệnh nhân trong khi cả bệnh viện chỉ có bộ đèn soi tai-mũi-họng. Tôi ngần ngại

Tôi: Ở đây không thể gắp con đỉa ra khỏi mũi cho anh được, tôi giới thiệu anh lên bệnh viện tỉnh nhé.

Anh bạn miền núi: Tôi không đi bệnh viện tỉnh đâu!. Anh thừ người ra

Tôi: Tại sao anh lại không đi?

Anh bạn miền núi: Vì không có tiền.

Dạo ấy, đi lại còn khó khăn, hơn nữa, gia đình anh rất nghèo, cơm chưa đủ ăn, nói chi đến tiền đi bệnh viện tỉnh. Thà nuôi con đỉa trong mũi còn hơn để gia đình đói khổ thêm. Đó là quyết định của anh. Còn tôi, sẽ không thể yên lòng nếu để anh ra về với con đỉa trong mũi.

Còn nhiều người chờ khám bệnh, tôi bảo anh ra ngoài, tôi sẽ giải quyết sau vào buổi chiều vì thông thường buổi chiều vắng bệnh nhân hơn. Anh đồng ý chờ. Đến giờ nghỉ trưa, tôi mới thấy mình hơi bị liều vì đã có cách giải quyết nào đâu mà bảo anh chờ đến chiều? Thế là khi ăn trưa, rồi khi nghỉ trưa, con đỉa cứ bám theo tôi. Nghĩ mãi vẫn tắc, tôi định bụng, cùng lắm đến chiều lại động viên anh đi bệnh viện tỉnh vậy. Nếu vẫn không được thì đành để anh về nhà chứ biết làm sao. Tuy nhiên, anh và con đỉa vẫn không chịu buông tha tôi.

Chợt tôi vùng dậy. Nước, đúng rồi, nước! Anh bảo thỉnh thoảng con đỉa bò ra khỏi mũi khi anh rửa mặt kia mà. Môi trường sống của đỉa là nước. Thức ăn của đỉa chủ yếu là máu người. Sống trong mũi chắc chắn con đỉa sẽ được hút máu no nê, nhưng cũng chắc chắn nó sẽ thiếu nước, sẽ khát nước. Bởi vậy, chỉ cần anh rửa mặt có tí hơi nước mà nó cũng bò ra. Vậy thì tương kế tựu kế, hãy dùng nước để nhử con đỉa bò ra khỏi mũi, rồi bắt lấy.

Cảm giác vui mừng như giải được bài toán khó, tôi đến ngay phòng khám chuẩn bị một thau nước sạch đặt lên bàn, một chiếc panh y tế. Tôi hướng dẫn anh ngồi đúng tầm để ghé mũi vào sát mặt nước trong thau, thở nhẹ, làm sao để đừng hít nước vào mũi, có nước vào mũi, con đỉa vẫn không chịu bò ra. Tôi mở sẵn panh đặt ngay trước mũi anh chờ con đỉa. Vô cùng hồi hộp, tôi động viên anh chịu khó. Không hiểu đã mấy phút trôi qua, chợt con đỉa bò ra. Cụp, tôi bóp mạnh chiếc panh, song con đỉa nhanh hơn tôi, nó đã kịp thụt vào. Tôi kẹp hụt, mọi người xung quanh ồ lên khe khẽ vẻ tiếc nuối. Còn tôi lúc ấy mới cảm nhận được như thế nào là “tiếc đứt ruột”.

Nghỉ ngơi khoảng dăm phút, chúng tôi lại bắt đầu. Lần này, tôi thầm bảo: “Nếu mày còn bò ra nữa thì…”. Cuối cùng, con đỉa lại bò ra (không biết vì nó dại hay vì khát nước quá). Tôi nín thở chờ nó bò qua khỏi chiếc panh. Và rất nhanh, cụp, con đỉa đã bị chiếc panh kẹp chặt. Tôi bình tĩnh lôi nó ra. Thật bất ngờ, nó bám rất chặt đến nỗi tôi phải dùng tay nắm vào thân nó để lôi vì sợ đứt. Tôi nghe rõ ràng phựt một cái, con đỉa đã chịu rời khỏi mũi bệnh nhân. Lúc ấy, không biết bệnh nhân hay là tôi vui sướng hơn? Khi ra về, anh còn bảo nếu người nhà anh chẳng may bị mắc bệnh anh sẽ khuyên đến tìm tôi.

Nhìn ra ngoài, tôi thấy vẫn còn một số người chờ khám bệnh. Tuy nhiên, không ai trách tôi cả mà còn tỏ ra vui mừng vì tôi đã gắp được con đỉa. Tôi lại tiếp tục khám bệnh với niềm vui khó tả.

Qua trường hợp này, tôi thấy khi ta chịu khó hỏi bệnh nhân (khai thác bệnh sử) là rất quan trọng để định hướng chẩn đoán điều trị. Còn nếu ai chẳng may bị đỉa chui vào mũi, có thể áp dụng cách gắp đỉa như tôi đã kể trên chăng? Chỉ cần có một thau nước sạch, một panh y tế, sự chịu khó phối hợp giữa bệnh nhân với “anh chàng” gắp đỉa và phải thật bình tĩnh, không vội vàng. Việc này có thể làm tại nhà hoặc trạm y tế xã, phường cũng được.

Benh.vn (Theo BSCKI. Nguyễn Tất Ứng -Trung tâm Truyền thông – GDSK Lâm Đồng)

Bài viết Tình huống không có trong y văn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tinh-huong-khong-co-trong-y-van-4396/feed/ 0
Những cái chết của thiên thần https://benh.vn/nhung-cai-chet-cua-thien-than-6059/ https://benh.vn/nhung-cai-chet-cua-thien-than-6059/#respond Sat, 10 Oct 2015 05:38:51 +0000 http://benh2.vn/nhung-cai-chet-cua-thien-than-6059/ Vậy là những người bên ngoài châu Phi đầu tiên đã ra đi bởi đại dịch Ebola. Điều này đang gây ra nỗi lo của không ít người dân các châu lục khác. Giống như tất cả các đại dịch trong quá khứ, Ebola xuất hiện âm thầm rồi bùng phát cướp đi hàng ngàn sinh mạng.

Bài viết Những cái chết của thiên thần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vậy là những người bên ngoài châu Phi đầu tiên đã ra đi bởi đại dịch Ebola. Điều này đang gây ra nỗi lo của không ít người dân các châu lục khác. Giống như tất cả các đại dịch trong quá khứ, Ebola xuất hiện âm thầm rồi bùng phát cướp đi hàng ngàn sinh mạng.

Đối mặt với đại dịch luôn là các thiên thần áo trắng

Hiện nay bệnh than, dịch hạch, hay thương hàn đã không còn đáng sợ với chúng ta nữa, song ít ai biết được để có được thành quả này, nhân loại đã phải trả giá bởi sinh mạng của hàng triệu người. Mặc dù nguy hiểm nhưng nguy cơ Ebola lây nhiễm tự do ở cộng đồng là rất thấp bởi các phương tiện kiểm soát dịch bệnh hiện đại hơn rất nhiều so với trước kia. Nhưng có một cộng đồng vừa là tự nguyện, vừa là trách nhiệm phải phơi nhiễm với Ebola, đó là ngành Y.


Sinh mạng của nhân viên Y tế chỉ mong manh như ánh nến mỗi khi có một dịch bệnh mới xuất hiện.

Thomas Eric Duncan người gốc Liberia là trường hợp đầu tiên tại Mỹ được chẩn đoán nhiễm Ebola đã tử vong ngày 8 tháng 10 năm 2014. Đứng trước cái chết của Duncan, tất cả các nhân viên Y tế từng chăm sóc anh đều phải kiểm tra về vấn đề lây nhiễm. Mặc dù tuân thủ đầy đủ quy trình phòng chống, Nina Phạm, nhân viên Y tế chăm sóc cho Duncan đã được xác định dương tính với Ebola, và chỉ vài ngày sau đó là nữ điều dưỡng Amber Jay Vison.

Tỷ lệ sống sót mong manh

Với tỷ lệ tử vong do WHO công bố lên đến 90%, điều này đồng nghĩa rằng cơ hội sống của bất kỳ nhân viên Y tế nào bị nhiễm Ebola là mong manh. Không chỉ ở khía cạnh Nina là người Mỹ gốc Việt, nếu đứng trên góc độ một đồng nghiệp thì các nhân viên Y tế đều đang cầu mong cho cô ấy qua khỏi, ở tuổi 26. Một bác sĩ đồng nghiệp thoát chết khỏi Ebola đã tình nguyện hiến máu cho cô với mong muốn truyền kháng thể giúp cô chống lại Ebola. Số phận của nữ điều dưỡng thứ hai hiện tại vẫn đang trong vòng bí mật.

Cách đây hơn 1 tháng, WHO đã công bố có đến 151 nhân viên y tế tử vong do Ebola, chiếm 6.7% tổng số trường hợp tử vong do Ebola tại thời điểm đó, một con số không hề nhỏ. Là những người biết rõ nếu lây nhiễm thì cơ hội sống là mong manh, vậy tại sao họ lại lao vào?

Đổi lại sự hy sinh của họ là những gì ?

Ai sẽ thấu hiểu cảm giác, về tới nhà nhìn thấy đứa con bé bỏng mà không dám ôm ngay vào lòng, phải vội vàng đi tắm rửa trong nước mắt của đứa con nhớ ba mẹ?

Ai sẽ thấu hiểu cảm giác, khi con ốm đau liền tự trách bản thân mình đã bất cẩn mang mầm bệnh về nhà cho con?

Những ai làm ngành Y sẽ không thể quên được cái chết của đồng nghiệp mình, cận kề và gần gũi, như đại dịch SARS cách đây 11 năm, người Việt Nam đầu tiên đầu tiên và bốn người sau đó tử vong, đều là y tá và bác sĩ.

Đằng sau những vinh quang nghề nghiệp, tiếc thay lại phảng phất những nỗi bất hạnh. Louis Pasteur, cha đẻ của vắc xin, người hùng của nhân loại khi tìm ra vắc xin chống bệnh than và bệnh dại, rất tiếc lại không cứu được con mình. Trong khoảng các năm từ 1859 đến 1865, ông đã lần lượt phải tiễn biệt ba người con gái, trong đó có hai người chết vì thương hàn, một dịch bệnh hoành hành tại thời điểm đó.

Sứ mệnh vĩ đại của những thiên thần

Câu trả lời cho tất cả những cái chết của các thiên thần áo trắng, đó là sứ mệnh. Nếu nhìn ở góc độ sinh tồn thì loài người có chung kẻ thù: những vi rút, vi khuẩn và các loại mầm bệnh khác ở con người. Trong cuộc chiến với kẻ thù này, đội quân vừa tiên phong, vừa duy nhất, chính là ngành Y.

Chúng ta dù có xây bao nhiêu miếu thờ cũng không thể đền bù được cho những con người ấy, nhưng họ đã để lại cho các đồng nghiệp một lời nhắn nhủ: sự hi sinh cho mạng sống của con người là sứ mệnh không thể thay đổi của ngành Y. Khi bước chân vào đây, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã sẵn sàng cho sứ mệnh ấy – một sự hi sinh thầm lặng nhưng kéo dài cả cuộc đời.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Những cái chết của thiên thần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-cai-chet-cua-thien-than-6059/feed/ 0
Tấm lòng cũng cần được bồi đắp https://benh.vn/tam-long-cung-can-duoc-boi-dap-5382/ https://benh.vn/tam-long-cung-can-duoc-boi-dap-5382/#respond Fri, 24 Jul 2015 05:22:48 +0000 http://benh2.vn/tam-long-cung-can-duoc-boi-dap-5382/ Buổi sáng, sau ca trực, tôi ngồi với mấy đồng nghiệp cùng ăn sáng. Căng tin mở đĩa nhạc đầy ắp không gian mùa xuân, đón năm mới, niềm vui vẻ và hân hoan, sự rực rỡ và lung linh… Sực nhớ ra, mai là 30 Tết rồi! Lẫn trong những bài nhạc xuân quen […]

Bài viết Tấm lòng cũng cần được bồi đắp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Buổi sáng, sau ca trực, tôi ngồi với mấy đồng nghiệp cùng ăn sáng. Căng tin mở đĩa nhạc đầy ắp không gian mùa xuân, đón năm mới, niềm vui vẻ và hân hoan, sự rực rỡ và lung linh… Sực nhớ ra, mai là 30 Tết rồi!

Lẫn trong những bài nhạc xuân quen có, mới có, tự nhiên nghe một bài hát của nhạc sĩ họ Trịnh. Ông có nhiều bài hát nổi tiếng, trong đó có bài hát này, bài hát được rất nhiều người biết và đa số những người biết bài hát đó chỉ nhớ có mỗi câu hát đầu tiên: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi… Có lẽ, cái điều ấy đúng với nhiều tình huống, nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc đời này. Thế nhưng, với những người mặc áo trắng đeo ống nghe, cái điều ấy càng đặc biệt đúng hơn vì nếu không có cái tấm lòng nhẹ bỗng kia, chẳng dễ gì mà người thầy thuốc có thể đi qua nghề nghiệp của mình một cách thanh thản và hữu dụng.

Nếu không có tấm lòng, chắc hẳn sẽ khó khăn lắm để đi qua hết được những tháng ngày vất vả từ khi bước chân vào trường Y. Học từ sáng đến trưa, từ chiều đến tối, từ mùa thu sang mùa hạ, chẳng nhớ nổi là mùa xuân đến và đi tự lúc nào. Ra trường thì bắt đầu bị lút trong cái vòng xoáy của khám bệnh, trực đêm, trực trại, hội chẩn, phẫu thuật… và rồi lại bắt đầu… đi học tiếp. Nếu không có tấm lòng, chắc hẳn sẽ phải thường xuyên đối mặt với những phút chạnh lòng khi nhìn thấy những người khác không cần học hành cực nhọc như mình, làm việc nhàn nhã hơn mình, môi trường làm việc sang trọng và lịch lãm hơn mình, lại còn lĩnh lương cao gấp nhiều lần mình, cuộc sống phong lưu hơn hẳn mình, ở nhà to, đi xe nhỏ… Nếu không có tấm lòng, làm sao có thể ngày nối ngày tiếp đón những người bệnh nhăn nhó cáu kỉnh, kiệt sức vì cơn đau hay nỗi sợ hãi, đôi khi trở nên cộc cằn hay thô bạo với tất cả mọi người chung quanh không loại trừ cả những người thầy thuốc? Nếu không có tấm lòng, liệu có chịu đựng được mãi cái áp lực kinh khủng của chuyện một ý kiến, một quyết định của mình có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của một con người, cái điều ám ảnh đến cả trong giấc ngủ?

Nếu không có tấm lòng, chắc hẳn sẽ khó khăn lắm để đi qua hết được những tháng ngày vất vả từ khi bước chân vào trường Y.

Lâu nay, đọc báo nghe đài, ngày nào cũng nghe thấy, nhìn thấy hàng tá những chuyện phải trái, sai đúng liên quan đến ngành y. Thấy buồn buồn khi người ta cứ bảo rằng y đức bây giờ xuống cấp quá. Thì chắc cũng có vài con sâu làm rầu nồi canh thật, nhưng mà vẫn cứ thấy thương cho những người thầy thuốc chân chính, tâm hồn trắng như màu áo, cứ mang tấm lòng của mình ra để làm cho tròn cái điều cần làm, rồi cuối cùng, để gió cuốn đi…

Nếu mà cứ để mọi thứ cho gió cuốn đi như thế, chắc không chóng thì chầy những tấm lòng dễ tổn thương kia sẽ bị héo khô, cạn kiệt đi mất. Cũng may, tấm lòng là cái thứ có thể tự tái sinh khi bị hao hụt mất mát, nhờ vậy mà mình và bạn bè vẫn còn ngồi đây, kiệt sức sau một đêm trực, nhưng vẫn thấy mình sẵn sàng cho một và những ngày làm việc tiếp theo. Như bài hát của Trịnh nhạc sĩ ở đoạn cuối: Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người, còn cuộc đời ta cứ vui…

Nhìn sang bàn bên cạnh, thấy mấy em sinh viên trẻ măng đang vừa ăn vừa… cãi nhau tưng bừng về chẩn đoán cho một ca bệnh vừa nhận trong đêm, tự nhiên thấy nhẹ lòng. Những cái chồi mới của cánh rừng y học đấy! Qua cánh cửa đôi mắt… (đa số là đã bị cận thị của các em) vẫn lấp lánh những tấm lòng chân thành dành cho y học và người bệnh.

Khi đã có tấm lòng làm nền tảng, cũng cần thêm chút chăm sóc, vun bồi, cần mưa thuận gió hoà để chồi non trở thành cây xanh tươi tốt. Y đức bắt đầu từ những tấm lòng trong veo như thế nên có lẽ cũng cần nghĩ đến chuyện chăm sóc những tấm lòng thay vì chỉ chăm chăm chú vào cái ống nghe và những máy móc vô hồn.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Tấm lòng cũng cần được bồi đắp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tam-long-cung-can-duoc-boi-dap-5382/feed/ 0