Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 10 Feb 2023 02:03:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh tăng áp lực nội sọ – Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị https://benh.vn/benh-tang-ap-luc-noi-so-4914/ https://benh.vn/benh-tang-ap-luc-noi-so-4914/#respond Thu, 09 Feb 2023 14:13:07 +0000 http://benh2.vn/benh-tang-ap-luc-noi-so-4914/ Bệnh tăng áp lực nội sọ : Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Bài viết Bệnh tăng áp lực nội sọ – Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tăng áp lực nội sọ là một cấp cứu cần phải được chẩn đoán sớm và có thái độ xử trí tích cực, hậu quả của tăng áp lực nội sọ là phù não, thiếu máu não ngày càng tăng tạo ra vòng xoắn bệnh lý, nếu không xử trí kịp thời gây ra tổn thương não không hồi phục, để lại di chứng nặng nề.

Ở người trưởng thành hộp sọ và ống tuỷ sống không thể giãn ra được, thể tích hộp sọ khoảng 1500 ml. Có 3 thành phần chứa trong hộp sọ (tổ chức não chiếm 80%, máu chiếm 10%, dịch não tuỷ chiếm 10%). Tăng áp lực nội sọ chỉ xảy ra khi có sự tăng lên các thành phần trong não mà không có tăng đồng thời thể tích hộp sọ.

Áp lực nội sọ bình thường (Intracranial pressure – ICP): 10 mmHg, tăng khi áp lực nội sọ trên 15 mmHg.

Bình thường áp lực tưới máu não (Cerebral perfusion pressure – CPP) trên 60 mmHg.

CPP = MAP – ICP    (MAP- Huyết áp trung bình)

Nhận biết dấu hiệu bệnh tăng áp lực nội sọ

Để nhận biết bệnh tăng áp lực nội sọ, đầu tiên có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sang, tiếp theo đó tới các xét nghiệm cận lâm sàng đặc trưng.

Dấu hiệu lâm sàng của tăng áp lực nội sọ

Tuỳ theo trạng thái bệnh nhân tỉnh hay mê mà có diễn biến bệnh khác nhau.

Bệnh nhân tỉnh:

Nhức đầu thường là triệu chứng đầu tiên: đau tăng dần lên, thường vào buổi sáng hoặc gần sáng, đau có thể lan toả hoặc khu trú.

Nôn: thường gặp trong các nguyên nhân ở hố sau.

Rối loạn thị giác:

  • Nhìn đôi, thoáng mờ
  • Giảm thị lực là một dấu hiệu muộn
  • Soi đáy mắt có thể thấy phù gai

Rối loạn thần kinh: ngủ gà, lờ đờ.

Bệnh nhân hôn mê:

Bệnh nhân đang tỉnh đột nhiên rối loạn ý thức rồi hôn mê.

  • Có biểu hiện tăng trương lực cơ.
  • Rối loạn thần kinh thực vật (là dấu hiệu nặng).

Nhịp tim nhanh hoặc chậm, tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp.

Rối loạn hô hấp: thở nhanh, sâu, không đều (kiểu Cheyne-Stockes).

Rối loạn điều hoà thân nhiệt: sốt cao.

Bệnh nhân đang hôn mê đột nhiên nặng lên nhanh chóng.

Hôn mê sâu hơn.

Tăng trương lực cơ.

Rối loạn thần kinh thực vật: rối loạn nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt.

Xét nghiệm chẩn đoán tăng áp lực nội sọ

Xét nghiệm máu: có thể xác định nguyên nhân ví dụ do hạ natri máu.

CT scan sọ: xác định được nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ.

  • Phù não: não thất xẹp, các rãnh cuộn não mất nếp nhăn, cấu trúc não bị xô đẩy, cấu trúc đường giữa bị thay đổi.
  • Não thất giãn to: não úng thuỷ do tắc nghẽn sự lưu thông của dịch não tuỷ.
  • Có thể thấy hình ảnh chảy máu não hoặc thiếu máu não, u não, áp xe não…

Cộng hưởng từ (MRI) sọ não: cho biết rõ hơn về tổn thương não.

Chụp động mạch não: xác định được dị dạng mạch não.

Chọc dò tuỷ sống: khi nghi ngờ viêm màng não mủ.

Nguyên nhân và cách chẩn đoán tăng áp lực nội sọ

Có nhiều nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ hoặc do chấn thương, chảy máu trong, u não… Từ đó, các xét nghiệm chẩn đoán cũng đa dạng.

Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ

Chấn thương sọ não: gây tổn thương nhu mô dẫn đến phù não, chảy máu trong não

Chảy máu trong não:

  • Chảy máu trong nhu mô não, trong não thất
  • Chảy máu dưới nhện: do vỡ dị dạng mạch não

U não

Nhiễm khuẩn thần kinh: Viêm não, viêm màng não, áp xe não.

Não úng thuỷ: do tăng thể tích dịch não tuỷ trong não.

Các nguyên nhân có khả năng gây tăng áp lực nội sọ khác:

  • Tăng CO2 máu: gây giãn mạch làm tăng thể tích máu trong não.
  • Giảm oxy máu: toan chuyển hoá và làm tăng dòng máu đến não.
  • Thông khí nhân tạo có sử dụng áp lực dương cuối thì thở ra.
  • Tăng thân nhiệt: tăng nhu cầu chuyển hoá và làm tăng dòng máu đến não.
  • Hạ natri máu: gây ra phù não dẫn đến làm tăng thể tích nhu mô não.
  • Co giật: tăng nhu cầu chuyển hoá, toan chuyển hoá dẫn đến phù não.

Chẩn đoán bệnh tăng áp lực nội sọ

Lâm sàng: đau đầu, nôn, tình trạng rối loạn ý thức nặng lên.

Cận lâm sàng: giúp chẩn đoán xác định

Điều trị khi bị tăng áp lực nội sọ

Để điều trị tăng áp lực nội sọ cần lưu ý mức độ bệnh và các yếu tố liên quan trước khi quyết định phương án điều trị tối ưu. Thông thường điều trị nội khoa có thể giải quyết được nhiều trường hợp.

Điều trị nội khoa tăng áp lực nội sọ

Điều trị nội khoa tăng áp lực nội sọ tại chỗ

  • Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối, nơi yên tĩnh, đầu cao 300.
  • Khai thông đường thở, cho bệnh nhân thở oxy. Nếu bệnh nhân hôn mê, rối loạn hô hấp cần phải hỗ trợ hô hấp (bóp bóng qua mặt nạ, hoặc đặt nội khí quản để thông khí nhân tạo nếu có điều kiện).
  • Nếu có cơn tăng huyết áp: dùng thuốc hạ huyết áp. Cần chú ý duy trì huyết áp của bệnh nhân cao hơn mức bình thường để đảm bảo áp lực tưới máu não.
  • Nếu có hạ huyết áp: truyền đủ dịch, dùng thuốc vận mạch nếu cần thiết.
  • Nếu biết nguyên nhân tăng áp lực nội sọ do u não hoặc áp xe não: tiêm tĩnh mạch methylprednisolon 40 mg.
  • Nếu có dấu hiệu tụt não: truyền tĩnh mạch nhanh mannitol 20% 200ml trong 30 phút.

Tại khoa Hồi sức cấp cứu: Chống rối loạn hô hấp và tình trạng thiếu oxy:

Để bệnh nhân nằm đầu cao 300.

Cho bệnh nhân thở oxy mũi nếu bệnh nhân tỉnh.

Đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, hôn mê. Thở máy tăng thông khí để duy trì PaCO2 khoảng 30 – 35 mmHg, nếu PaCO2 dưới 20 mmHg làm co mạch não mạnh gây thiếu máu não làm cho phù não nặng hơn.

Chống suy tuần hoàn: vì hạ huyết áp làm cho giảm tưới máu não dẫn đến thiếu oxy não làm phù não càng nặng hơn, đặc biệt khi bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần diazepam, thiopental.

  • Truyền đủ dịch: dựa vào áp lực tĩnh mạch trung tâm.
  • Sử dụng thuốc vận mạch khi dịch đã đủ.

Chống tăng huyết áp:

Nếu phù não do tăng huyết áp thì phải điều trị tăng huyết áp.

Nếu tăng huyết áp là hậu quả của phù não thì phải điều trị chống phù não thì huyết áp sẽ trở về bình thường.

Nhiều khi khó phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả. Thái độ xử trí đúng đắn nhất là phải điều trị chống phù não trước rồi sau đó mới chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp nếu:

  • Huyết áp vẫn tăng, huyết áp tối thiểu > 120 mmHg
  • Có kèm theo dấu hiệu suy thận.

Các thuốc gây hạ huyết áp:

  • Có thể dùng nifedipine liều thấp 2 lần/ngày
  • Propranolol nếu không có nhịp tim chậm
  • Lợi tiểu furosemid tiêm tĩnh mạch nhiều lần.

Chống phù não: mannitol làm tăng áp lực thẩm thấu, có tác dụng hút nước thông qua hàng rào máu não.

  • Liều: 0,25 – 1g/kg/6giờ truyền tĩnh mạch nhanh trong 30 phút
  • Chỉ dùng mannitol trong 3 ngày.

Các thuốc an thần: Thiopental, phenobacbital

  • Với liều gây mê làm giảm phù não, gây co mạch não và giảm nhu cầu sử dụng oxy ở não. Có tác dụng tốt trong chấn thương sọ não, tai biến mạch não, viêm não.
  • Tuy nhiên các thuốc này lại làm cho bệnh nhân hôn mê sâu hơn, dễ gây hạ huyết áp, vì vậy cần phải thẽo dõi sát tình trạng ý thức và huyết áp.

Corticosteroids:

Có tác dụng tốt trong u não, áp xe não.

Ít tác dụng trong nhũn não, chấn thương sọ não.

Không có tác dụng trong phù tế bào (thiếu oxy tế bào).

Không được dùng khi có tăng huyết áp.

Thuốc corticoid thường dùng:

  • Methylprednisolon: 40 -120 mg tiêm tĩnh mạch, sau đó duy trì 40mg/6giờ.
  • Dexamethasone: 8 mg TB hoặc TM, sau đó 4 mg/6giờ.

Điều chỉnh nước điện giải: là biện pháp cơ bản chống phù não do tăng tiết ADH gây giảm natri máu dẫn đến giảm áp lực thẩm thấu máu,  phải hạn chế nước,  muối. Sử dụng lợi tiểu furosemid.

Điều trị tăng thân nhiêt: chườm mát, dùng thuốc hạ sốt.

Điều trị ngoại khoa tăng áp lực nội sọ

Khi biết rõ nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ có khả năng can thiệp ngoại khoa mà điều trị nội khoa không kết quả.

  • Não úng thuỷ: mổ dẫn lưu não thất.
  • Khối máu tụ lớn: lấy khối máu tụ và giải quyết nguyên nhân chảy máu do vỡ dị dạng.
  • U não: thường khó khăn.
  • Áp xe não: sau khi đã điều trị nội khoa ổn định, áp xe khu trú lại.

Cách phòng chống tăng áp lực nội sọ

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: 6 tháng/lần.

Kiểm tra định kỳ và tuân thủ điều trị khi bị cao huyết áp.

Khám mắt và đo nhãn áp khi có nhìn mờ và đau đầu đi kèm.

Khi có đau đầu và nôn cần khám chuyên khoa để loại trừ nguyên nhân do tăng áp lực nội sọ.

Khi có dầu hiệu tăng áp lực nội sọ: nằm đầu cao và phải nằm điều trị tại bệnh viện có chuyên khoa về thần kinh, hồi sức tích cực.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh tăng áp lực nội sọ – Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tang-ap-luc-noi-so-4914/feed/ 0