Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 22 Aug 2023 04:56:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tập thể thao quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? https://benh.vn/tap-the-thao-qua-suc-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4498/ https://benh.vn/tap-the-thao-qua-suc-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4498/#respond Sat, 08 Oct 2022 05:04:44 +0000 http://benh2.vn/tap-the-thao-qua-suc-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4498/ Hoạt động thể chất thường xuyên giúp con người khỏe mạnh và có một thân hình cân đối nhưng nếu tập luyện quá sức sẽ gây ra những tác hại tới sức khỏe.

Bài viết Tập thể thao quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những năm gần đây, tập thể dục đã trở thành thói quen của người Việt. Vào buổi sáng sớm, chiều tối tại vườn hoa, công viên, nơi công cộng đâu đâu chúng ta cũng thấy các bậc bô lão, thanh niên, trẻ nhỏ… tập thể dục.

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp con người khỏe mạnh và có một thân hình cân đối nhưng nếu tập luyện quá sức sẽ gây ra những tác hại tới sức khỏe.

Vậy, tập thể thao quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Tập thể thao thế nào là đúng cách

  • Tập từ 30 đến 60 phút/ngày.
  • Chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi.
  • Không tập quá sức.

Tập thể thao có tác dụng gì cho sức khỏe?

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
  • Phòng chống bệnh Parkinson.
  • Làm chậm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
  • Hạn chế nguy cơ giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
  • Tốt cho hệ thống tim mạch,…

Dấu hiệu của việc tập luyện quá sức

  • Cảm thấy chóng mặt.
  • Tim đập nhanh.
  • Đau ngực.
  • Hơi thở ngắn.
  • Người thấy ớn lạnh.
  • Nhức đầu.
  • Các cơ ê ẩm, nóng hừng hực…

tap-luyen-the-thao

Dấu hiệu của tập quá sức là chóng mặt, tim đập nhanh… (Ảnh minh họa)

Tập thể thao quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Gây tổn thương tinh binh ở nam và biến đổi hàm lượng hooc môn ở nữ

Những XY tập luyện quá sức sẽ dẫn đến các thay đổi trong hoóc môn, đồng thời làm suy giảm cả số lượng và chất lượng tinh trùng. Mặc dù những thay đổi này không vĩnh viễn nhưng việc luyện tập nặng vẫn có thể làm giảm khả năng sinh sản của XY.

Tương tự như vậy, những XX tập luyện căng thẳng cũng chịu những biến đổi trong hàm lượng hoóc môn: bạn gái có thể bị tắt kinh hoặc bị nam hoá.

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu thì chính những tương tác trong não, tuyến yên và các tinh hoàn kiểm soát sự sinh sản đã bị xáo trộn khi cơ thể phải tập luyện đến mức quá tải.

Gây kiệt sức, chấn thương thậm chí tử vong

Hiện tượng khát nước và thấy đói cồn cào, thèm ăn sau khi tập luyện là điều bình thường. Nhưng nếu đã uống rất nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát, ăn rất nhiều mà vẫn muốn ăn thêm thì đó là dấu hiệu cơ thể bị kiệt sức.

Trong khi vận động, hơi thở gấp, hổn hển là hiện tượng tự nhiên vì mức độ thở tùy vào cường độ vận động mạnh hay yếu. Nhưng nếu đang vận động chừng mực, động tác không mạnh mẽ mà đã thở dốc, thấy nhức đầu và có triệu chứng hoa mắt và chóng mặt thì phải ngừng tập và đi khám bệnh ngay. Nếu cố gắng tập tiếp sẽ dẫn đến đột quỵ, ngất thậm chí là tử vong.

Những lưu ý khi tập luyện thể thao

– Không ăn trước giờ tập (chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập từ 1 đến 1,5h) để tránh đầy bụng, đau dạ dày…

– Không nên chơi thể thao trước 5h sáng và 18h (tập quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, hơn nữa môi trường cũng không thuận lợi trong lúc luyện tập)

– Không được bỏ qua các động tác khởi động (khởi động giúp cơ thể làm quen với sự vận động).

– Bổ sung nước trong khi tập (uống một lượng nhỏ, chia thành nhiều lần, không nên uống nhiều) tránh tình trạng mất nước do vận động nặng, vận động nhiều.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chất đạm, chất béo… trong thực đơn hàng ngày.

– Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả (bổ sung các loại vitamin: A, D, E, K… các chất khoáng như: đồng, sắt, kẽm…) rất cần cho người chơi thể thao.

Anh N.X.T 25 tuổi (Hà Nội)

“Làm việc tại một công ty truyền thông, với thân hình cân đối, khuôn mặt nam tính anh T trở thành “hot boy” của Công ty. Để giữ gìn sức khỏe và “vóc dáng” của mình, ngoài giờ làm việc anh T chơi thể thao và tập thể hình. Tuy nhiên có một sự kiện mà mỗi khi nghĩ đến anh T vẫn thấy sợ:

Buổi trưa hôm đó, sau giờ ăn, mấy bạn trai rủ nhau chơi trò vật tay. Ai cũng mong mình là người thắng cuộc nên đều cố gắng hết sức. Tuy nhiên, khi anh T chơi xong mặt đỏ bừng, người nóng rực, chảy nước mắt, người mệt và choáng váng sau đó trên cơ thể (từ phần thắt lưng trở lên) xuất hiện những cục máu nhỏ li ti dưới da (biểu hiện giống xuất huyết dưới da)

Sau khi ngồi nghỉ, hiện tượng choáng đã đỡ dần nhưng mặt và phần trên cơ thể hiện tượng xuất huyết dưới da vẫn còn, sau vài ngày mới hết hẳn. Không đi khám bác sỹ để tìm hiểu nguyên nhân nhưng anh T biết mình đã bỏ qua giai đoạn khởi động và đã chơi quá sức dẫn đến hiện tượng trên”

Ý kiến của chuyên gia

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam

“Ban ngày thuộc dương, ban đêm thuộc âm. Ngày có dương khí nên tốt cho sức khỏe, con người cảm thấy minh mẫn, sảng khoái, làm việc hiệu quả nhất, đêm có âm khí, không tốt cho sức khỏe, con người cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Tập thể thao quá sớm hoặc muộn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)

Thời điểm có dương khí là từ 6h sáng – 5h chiều, trong đó, khoảng thời gian 6h sáng – 12h trưa là lúc dương khí ở đỉnh điểm (khoảng 80%), còn lại, khoảng thời gian sáng sớm và chiều muộn thì có âm khí.

Âm khí vào trong cơ thể qua đường hô hấp và qua các lỗ chân lông. Âm khí rất lạnh. Với trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, phủ tạng chưa hoàn chỉnh, khí âm vào người sẽ gây cảm, viêm phổi, viêm đường hô hấp. Với những người có tiền sử bệnh tim, thận, gan, dạ dày, huyết áp… thì biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn. Nếu vô tình không biết sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ, thậm chí là tử vong ngay khi đang tập. Vì thế, nên hạn chế chơi thể thao trong khoảng thời gian này.

Bác sĩ Trương Công Dũng, Phó khoa Y học Thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM

“Với những bệnh nhân hen suyễn, tim mạch… không nên bỏ thể dục mà cần tìm các môn thể thao phù hợp. Tốt nhất là chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn. Người bệnh tránh tập các môn gắng sức liên tục: thể dục nhịp điệu, chạy đua, đua xe đạp… hoặc chơi các môn thể thao tác động mạnh, cường độ gắng sức cao thuộc về bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu…

Tuy nhiên, trước khi tập luyện, cần khởi động cơ thể khoảng 5 – 10 phút, người lớn tuổi nên khởi động kéo dài hơn. Khởi động từ từ, cường độ gắng sức chỉ ở mức thấp, bắt đầu bằng các động tác nhẹ nhàng, mềm dẻo, hoặc đi bộ. Sau đó, chạy nhanh từng đoạn ngắn khoảng 30 giây, rồi nghỉ 60 giây, lặp lại 2 – 3 lần. Khi gắng sức, phải thở bằng mũi, tránh ngưng gắng sức đột ngột vì có thể nguy hiểm tính mạng cho người đang mắc các bệnh mãn tính”

Lời kết

Để có sức khỏe tốt, thân hình gọn gàng, nhanh nhẹn thì tập thể dục là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, khi tập thể dục, nhất là những người có bệnh cần lưu ý chọn loại hình phù hợp với sức khỏe của mình, không nên tập quá sức, tập khi quá sớm hoặc trời đã khuya dẫn đến cơ thể kiệt sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết Tập thể thao quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tap-the-thao-qua-suc-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-4498/feed/ 0
Tập thể dục quá sức và hệ lụy https://benh.vn/tap-the-duc-qua-suc-va-he-luy-3253/ https://benh.vn/tap-the-duc-qua-suc-va-he-luy-3253/#respond Sun, 12 Dec 2021 09:31:59 +0000 http://benh2.vn/tap-the-duc-qua-suc-va-he-luy-3253/ Ai cũng biết tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết Tập thể dục quá sức và hệ lụy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ai cũng biết tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là những hệ lụy của việc tập thể dụng quá sức.

tap-the-duc-qua-suc

Tập thể dục quá sức có thể hại cho tim

Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa tim James O’Keefe tại bệnh viện Thánh Luca ở Kansas City, Missouri (Mỹ) vừa thực hiện cuộc nghiên cứu và chỉ ra rằng tập thể dục một cách cực đoan sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho vấn đề tim mạch. Bằng chứng là khi tham gia vào các bài tập sức bền với thời gian dài, chẳng hạn như chạy marathon sẽ làm tăng nhịp đập của tim, từ đó gây ra các cơn co thắt lồng ngực.

Để việc tập thể thao trở nên thuận lợi và an toàn, bác sĩ chuyên khoa tim Suzanne Steinbaum tại bệnh viện Lenox Hill, ở TP.NewYork khuyến cáo trước khi tham gia vào các hoạt động thể chất mang tính bền bỉ, các vận động viên nên kiểm tra tim mạch để phát hiện những bất thường, từ đó có hướng xử trí kịp thời.

nhồi máu cơ tim

Nghiên cứu của bác sĩ O’Keefe trên tờ MyHealthNewsDaily nói rõ, tập thể dục quá sức với cường độ mạnh và trong thời gian dài sẽ làm thay đổi tạm thời cấu trúc tim, chẳng hạn như có thể dẫn đến tình trạng kéo dài mô và làm gia tăng các chỉ số sinh học liên quan tới các tổn thương của tim. Những yếu tố này sẽ trở lại trạng thái bình thường sau 1 tuần, nhưng nếu việc tập luyện lặp đi lặp lại thường xuyên và lâu ngày sẽ gây nguy hiểm. Không dừng lại ở đó, tập thể dục trong điều kiện bị áp lực hay trong môi trường khắc nghiệt có liên quan tới nguy cơ tăng canxi tích tụ trong thành động mạch, dẫn đến thu hẹp động mạch.

Nghiên cứu được thực hiện trên 100 vận động viên marathon và các bác sĩ phát hiện có đến phân nửa số đó có sự gia tăng troponin (dấu hiệu tổn thương tim), và B-type natriurêtic peptide (dấu hiệu của sự gia tăng áp lực lên tim trong và sau khi chạy).

Vậy tập như thế nào được coi là vừa

Để việc rèn luyện sức khỏe thật sự có ích cho cơ thể, Trường cao đẳng Y học thể thao Mỹ khuyến cáo thời gian cần thiết để một người bình thường thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng là khoảng 150 phút/tuần, và 75 phút dành cho các hoạt động mang tính mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa, nếu việc tập thể dục vượt quá thời gian khuyến cáo nêu trên thì không thật sự có lợi cho sức khỏe.

Trong nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ O’Keefe, những người chạy với khoảng cách vừa phải với tốc độ vừa phải, và thực hiện một vài lần một tuần sẽ sống lâu hơn so với những người chạy khoảng cách xa hơn với tốc độ nhanh hơn và thực hiện nhiều hơn 4 lần mỗi tuần. Vì vậy các quý ông nên theo một chế độ tập luyện vừa phải để đảm bảo có một sức khỏe dẻo dai.

Bài viết Tập thể dục quá sức và hệ lụy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tap-the-duc-qua-suc-va-he-luy-3253/feed/ 0
Bị rung tâm nhĩ có nên hoạt động thể chất ? https://benh.vn/bi-rung-tam-nhi-co-nen-hoat-dong-the-chat-70159/ https://benh.vn/bi-rung-tam-nhi-co-nen-hoat-dong-the-chat-70159/#respond Tue, 26 Nov 2019 07:05:29 +0000 https://benh.vn/?p=70159 Hoạt động thể thao giúp mọi người tăng cường sức khỏe, có một cơ thể dẻo dai. Tuy nhiên có một số bệnh mà chúng ta cần hạn chế phải vận động mạnh . Liệu rung tâm nhĩ có nằm trong danh sách những bệnh đó không ?

Bài viết Bị rung tâm nhĩ có nên hoạt động thể chất ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hoạt động thể thao giúp mọi người tăng cường sức khỏe, có một cơ thể dẻo dai. Tuy nhiên có một số bệnh mà chúng ta cần hạn chế phải vận động mạnh . Liệu rung tâm nhĩ có nằm trong danh sách những bệnh đó không ?

Hoạt động thể chất thường xuyên là một cách quan trọng để bạn có một lối sống lành mạnh, có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giảm các triệu chứng trong khi điều trị các bệnh về tim như rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim thông thường. Hoạt động tích cực cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim hoặc đột quỵ khác.

Hoạt động thể chất có nên hay không ?

Một nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất vừa phải là an toàn và hiệu quả đối với những người bị rung tâm nhĩ. Hoạt động thể chất cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và tăng khả năng tập thể dục và tham gia các hoạt động sống hàng ngày.

Tuy nhiên, nghiên cứu đang mâu thuẫn về ảnh hưởng của hoạt động thể chất mạnh mẽ ở những người bị rung tâm nhĩ. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định ảnh hưởng của hoạt động thể chất ở những người bị rung tâm nhĩ.

Cần làm gì để đảm bảo cho sức khỏe ?

Hãy chắc chắn hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục để đảm bảo nó an toàn và hiệu quả cho bạn. Đôi khi bạn có thể cần dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn beta, để ngăn tim bạn đập quá nhanh khi nghỉ ngơi và tập thể dục. Bạn cũng có thể được hưởng lợi từ phục hồi chức năng tim.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải cho người lớn mỗi tuần. Ngoài ra, nhằm mục đích bao gồm các bài tập rèn luyện sức mạnh ít nhất hai lần một tuần. Bạn có thể muốn thực hiện các bài tập kéo dài như một phần của thói quen tập thể dục của bạn.

Hoạt động thể chất có thể bao gồm nhiều tùy chọn, chẳng hạn như:

  • Leo cầu thang
  • Đi dạo
  • Chạy bộ
  • Bơi lội
  • Đi xe đạp
  • Chơi thể thao

Đó là điều bình thường nếu bạn không thể tập thể dục trong thời gian dài khi mới bắt đầu. Thậm chí 10 phút tập thể dục ba lần mỗi ngày có thể gặt hái những lợi ích cho sức khỏe.

Vì vậy, bắt đầu di chuyển. Ngay cả khi ban đầu bạn chỉ có thể tập thể dục trong một thời gian ngắn, hãy làm những gì bạn có thể. Làm theo cách của bạn đối với các mục tiêu tập thể dục lớn hơn như bạn có thể.

mayoclinic.org

Bài viết Bị rung tâm nhĩ có nên hoạt động thể chất ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-rung-tam-nhi-co-nen-hoat-dong-the-chat-70159/feed/ 0
Đối tượng chống chỉ định với tập thể dục và những quan điểm sai lầm https://benh.vn/doi-tuong-chong-chi-dinh-voi-tap-the-duc-va-nhung-quan-diem-sai-lam-5390/ https://benh.vn/doi-tuong-chong-chi-dinh-voi-tap-the-duc-va-nhung-quan-diem-sai-lam-5390/#respond Mon, 11 Jun 2018 05:22:57 +0000 http://benh2.vn/doi-tuong-chong-chi-dinh-voi-tap-the-duc-va-nhung-quan-diem-sai-lam-5390/ Mọi người đều biết rằng tập thể dục là tốt cho sức khỏe đặc biệt trong thời buổi ngày nay thói quen làm việc tĩnh ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tập thế nào cho tốt nhất là những người bị bệnh xương khớp v.v…

Bài viết Đối tượng chống chỉ định với tập thể dục và những quan điểm sai lầm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mọi người đều biết rằng tập thể dục là tốt cho sức khỏe đặc biệt trong thời buổi ngày nay thói quen làm việc tĩnh ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tập thế nào cho tốt nhất là những người bị bệnh xương khớp v.v…

Những quan điểm sai lầm về tập thể dục

Sai lầm đầu tiên là tập quá ít

Hàng ngày chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều người đi bộ xung quanh công viên một cách thong thả, vừa đi vừa nghe nhạc. Tập thể dục được hiểu là một chuỗi các hoạt động thể lực mang tính chất kéo dài và “nặng” hơn bình thường nhằm mục tiêu tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Do đó, người tập phải “ráng” hơn bình thường một chút, có thể là tăng cường độ hay tăng thời gian tập.

Mặt khác, những bài tập quá nhẹ nhàng cũng không giúp phòng ngừa loãng xương ở người lớn tuổi, xương cần có lực nén để chắc khỏe hơn.

Tập càng nhiều càng tốt

Điều này hoàn toàn sai. Cơ thể mỗi người có khả năng chịu đựng là khác nhau, cũng như mục đích tập thể dục mỗi người là khác nhau. Có nhiều người nhìn chung quanh thấy bạn bè tập nhiều, hăng say thì cũng cố gắng nhưng do mới tập hay do khả năng chịu đựng còn kém nên có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn v.v. Người tập thể dục không được quá vội vã, đây là quá trình lâu dài, cơ thể cần có thời gian để làm quen dần cũng như gia tăng mức độ chịu đựng.

Mỗi người nên tham vấn chuyên gia thể thao để có thể chọn được bài tập cũng như “liều lượng” phù hợp nhất với mỗi người.

Mọi người có thể chọn tập chung bài tập thể dục

Nhiều người tập thể dục theo “rủ rê”, điều này cũng một phần tốt do cảm thấy vui khi tập, tránh tình trạng bỏ ngang. Tuy nhiên, mục đích mỗi người tập là khác nhau, cơ địa mỗi người là khác nhau, cũng như tiền căn các bệnh lý. Do đó, tốt nhất là mỗi người nên tham vấn chuyên gia thể thao để có thể chọn được bài tập cũng như “liều lượng” phù hợp nhất với mỗi người.

Những đối tượng nào là “chống chỉ định” tập thể dục

Suy tim nặng

Do tim không cung cấp “đủ” máu một cách tương đối cho các hoạt động của cơ thể nên thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Tập thể dục cũng là một cố gắng “quá sức” buộc tim phải “đập” nhiều hơn, điều này làm quá tải và làm trầm trọng hơn tình trạng suy tim.

Hen suyễn nặng

Những đối tượng này do tắc nghẽn thông khí nên có khả năng không cung cấp không khí đủ trong quá trình luyện tập. Mặt khác tình trạng thở nhanh, kích thích giao cảm do mệt cũng có thể làm tăng thể tích “khí cặn” cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng hen suyễn.

Viêm khớp tiến triển

Vận động làm quá trình viêm ngày càng nặng hơn. Trường hợp này không chống chỉ định tuyệt đối vì bệnh nhân sau khi được điều trị qua đợt cấp thì có thể tập thể, đương nhiên là bài tập thể dục phải phù hợp và tập dần dần từ nhẹ đến tăng dần.

Các yếu tố cần đánh giá để chọn được bài tập phù hợp

Không phải mọi người đều có cùng bài tập thể dục được. Chọn bài tập thể dục nào, cách tập thế nào, tập trong bao lâu và trong điều kiện nào tùy vào cơ địa và mục tiêu của mỗi người. Một số yếu tố cần đánh giá khi chọn bài tập thể dục:

Độ tuổi

Do sự phát triển tâm sinh lý của từng tuổi có khác nhau cũng như chuyển hóa cơ thể cũng khác nhau mà cần lưu tâm đến lứa tuổi.

Trẻ con thường hiếu động và chuyển hóa bên trong nhiều, nên ngoại trừ những trường hợp trẻ không vận động còn lại hầu hết trẻ con các vận động hàng ngày đã xem như bài tập thể dục vừa sức trẻ.

Ngược lại, những người quá già, đặc biệt những người có mật độ xương kém, thiếu dinh dưỡng, thì bài tập thể dục cũng phải nhẹ nhàng, nếu quá sức có thể dẫn đến kiệt sức.

Bệnh nhân viêm khớp sau khi được điều trị qua đợt cấp thì có thể tập thể dục, đương nhiên là bài tập thể dục phải phù hợp và tập dần dần từ nhẹ đến tăng dần.

Tiền căn bệnh lý

Cần có đánh giá một cách toàn diện các bệnh lý của người tập thể dục, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp, tim mạch cũng như xương khớp. Khi tập thể dục làm tăng thông khí cũng như nhịp tim, nếu có bất thường về hô hấp hay tim mạch sẽ làm trầm trọng thêm các bệnh lý này. Bệnh khớp hay loãng xương cũng nên thận trọng khi tập thể dục, nên tập từ nhẹ nhàng và kéo dài hơn là tập một lần nhưng cường độ cao.

Những dấu hiệu cho thấy là đang tập thể dục quá sức

Thông thường khoảng 20 – 30 phút sau tập, người tập sẽ hết mệt và về bình thường, nhưng nếu sau khi tập thể dục đã lâu mà bạn vẫn thấy người mệt rã rời suốt ngày, thậm chí lâu hơn thì có thể bạn đã bị quá sức và phải xem lượng vận động đã hợp lý chưa để giảm bớt.

Hiện tượng khát nước và thấy đói cồn cào, thèm ăn sau khi tập luyện là điều bình thường, nhưng nếu đã uống rất nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát, ăn rất nhiều vẫn chưa “đã” và thậm chí còn muốn ăn thêm thì đó cũng là dấu hiệu không ổn trong cơ thể. Một số triệu chứng như: choáng váng, nhức đầu kèo dài rất lâu sau tập cũng là dấu hiệu của việc tập luyện quá sức.

Điều quan trọng cuối cùng khi bắt đầu tập thể dục là người tập thể dục hãy nên xác định mục đích tập và nhắm đến các bộ phận nào của cơ thể để chọn những bài tập phù hợp. Người tập nên kiên trì, bền bỉ, nên khởi động làm nóng trước khi tập thể dục và hãy luôn lắng nghe cơ thể mình.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Đối tượng chống chỉ định với tập thể dục và những quan điểm sai lầm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/doi-tuong-chong-chi-dinh-voi-tap-the-duc-va-nhung-quan-diem-sai-lam-5390/feed/ 0