Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 08 Apr 2021 21:58:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, cấp độ bệnh và phương pháp điều trị bệnh https://benh.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap-do-benh-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-77142/ https://benh.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap-do-benh-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-77142/#respond Thu, 08 Apr 2021 01:00:11 +0000 https://benh.vn/?p=77142 Mùa hè là thời điểm bùng phát bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, phổi bị phù, bại liệt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bài viết Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, cấp độ bệnh và phương pháp điều trị bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa hè là thời điểm bùng phát bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, phổi bị phù, bại liệt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em 

Bệnh tay chân miệng thường gặp phải ở trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 5 tuổi. Bởi vì, trong thời kỳ này, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện, là cơ hội để virus tấn công. Bên cạnh đó, trẻ lại thường xuyên tiếp xúc hoặc chơi đồ chơi chung tại những chỗ đông người nên nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao.

Tác nhân gây tay chân miệng ở trẻ thường là 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Loại virus này lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước.

Virus Coxsackievirus A16

Coxsackie A 16 là tên gọi một nhóm virus được tìm ra vào năm 1948 ở Coxsackie, gần New York, trên những bệnh nhân bị bại liệt. Virus coxsackie thuộc họ enterovirus (virus đường ruột), và được phân làm hai nhóm: nhóm a (gồm có 23 typ) và nhóm b (có 6 typ). Virus này được phát hiện thấy trong chất tiết ở miệng và trong phân của những người lành hoặc người mắc các bệnh hô hấp cấp tính có sốt, đặc biệt là vào mùa hè.

Virus Enterovirus 71

EV71 còn được gọi là Enterovirus A71 ( EV – A71 ) là một loại virus thuộc họ Picornavirus và thuộc nhóm Enterovirus. Một loại virus có kích thước phân tử rất nhỏ và được tìm ra vào lần đầu tiên vào năm 1956.

Enterovirus có sức đề kháng tương đối tốt, chúng sống lâu hơn ở điều kiện nhiệt độ lạnh giá. Đặc biệt, không bị ảnh hưởng đến sự sống và sự phát triển ở các điều kiện nhiệt độ bình thường, khô ráo. Nhưng chúng lại dễ dàng bị bất hoạt bởi các hóa chất tẩy rửa thông thường (như Cl, KMnO4, formol, H2O2).

Benh-tay-chân-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-1.jpg
Virus Enterovirus 71 là một trong những nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng của trẻ em

Enterovirus 71 là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ em, ngoài ra chúng còn có khả năng gây nên các bệnh ở hệ thần kinh trung ương (viêm màng não).

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Enterovirus sẽ sinh sống chủ yếu tại niêm mạc má hoặc ở vị trí niêm mạc ruột vùng hồi tràng. Sau khoảng 24 giờ, sẽ di chuyển đến các hạch bạch vùng huyết xung quanh, rồi xâm nhập vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng máu trong một khoảng thời gian. Từ máu, virus được chuyển đến niêm mạc miệng và da. Thời kỳ ủ bệnh do virus gây ra thường kéo dài khoảng từ 3 – 7 ngày.

Enterovirus 71 được đào thải qua đường tiêu hóa (phân) ngoài ra còn có ở dịch hầu họng nên chúng xuất hiện ngoài môi trường do phân mang virus cùng các chất khạc nhổ của người mắc bệnh chân tay miệng hoặc người lành mang virus này. Enterovirus 71 sản sinh ra chất độc có độc tính rất mạnh. Chúng có khả năng làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương gây ra những triệu chứng lâm sàng nặng và có thể để lại những biến chứng nặng nề.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ có biểu hiện như thế nào?

Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ hoặc cao, tiếp đó các bọng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng (ở nướu răng, bên trong má, lưỡi) và ban đỏ ở bàn tay, bàn chân. Các ban đỏ này dần biến thành các bọng nước.

Các ban đỏ hoặc bọng nước của bệnh có đặc điểm đặc là không xuất hiện ở gan bàn tay hoặc gan bàn chân, thường không ngứa. Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy chúng ở mông.

Các bọng nước ở miệng vỡ ra, gây loét sẽ khiến cho trẻ đau đớn, do đau nên trẻ biếng ăn, sợ ăn dẫn đến thường bị sụt cân.

Các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, dẫn đến mưng mủ khiến cho bệnh càng nặng hơn.

Benh-tay-chân-mieng-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-2.jpg
Bọng nước ở tay là một trong những biểu hiện của bệnh chân tay miệng của trẻ em

Hầu hết các trường hợp bị bệnh chân tay miệng sẽ tự khỏi do cơ thể có khả năng sản xuất ra kháng thể chống lại virus, nhưng nếu tác nhân gây bệnh là EV71 bệnh sẽ diễn biến phức tạp, nhất là khi virus ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương sẽ gây ra bệnh viêm màng não với triệu chứng cơ bản là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.

Enterovirus cảm nhiễm với tất cả mọi lứa tuổi nhưng không phải tất cả người mang virus đều bị bệnh mà bệnh chỉ xuất hiện ở những cơ thể không có miễn dịch chống lại Enterovirus như trẻ em, ngay cả thiếu niên, người trưởng thành nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh chân tay miệng.

Tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh chân tay miệng là do EV71 hay do EVA16 thì tiên lượng sẽ khác nhau. Nếu do Enterovirus A16 gây ra  bệnh thường diễn biến nhẹ, tự khỏi sau từ 7 – 10 ngày, nhưng nếu tác nhân gây ra bệnh là EV71 có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim cấp, viêm phổi hoặc viêm màng não, thậm chí có thể gây tử vong.

Cấp độ bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em được chia thành 4 cấp độ tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Cấp độ 1: Trẻ mắc chân tay miệng ở thể nhẹ

Triệu chứng: Trẻ xuất hiện triệu chứng sốt nhỏ hơn 39 độ C. Mệt mỏi, quấy khóc không rõ nguyên nhân. Sau 1- 2 ngày, trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở miệng hay các vùng da tay, da chân trên cơ thể.

Khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu này, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nếu tình trạng diễn biến xấu cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để khám.

Cấp độ 2: Cấp độ chia thành 2 loại, bắt đầu gây biến chứng 

Cấp độ 2a

Triệu chứng: Trẻ sốt li bì từ 39 độ C, diễn ra liên tục trong 2 ngày. Đôi lúc, trẻ xuất hiện triệu chứng co giật 2 lần/ 30 phút.

Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc, cơ thể mềm nhũn.

Cấp độ 2b: Chia thành 2 nhóm biểu hiện khác nhau

Nhóm 1: Trẻ xuất hiện triệu chứng giật mình.

Triệu chứng:

  • Trẻ xuất hiện triệu chứng giật mình 2 lần/ 30 phút khi bác sĩ khám, động chạm nhẹ vào cơ thể.
  • Ngủ gật không kiểm soát. Trẻ nằm im, không có biểu hiện sốt li bì.
  • Nhịp tim đập nhanh trên 150 lần/ phút.
  • Khi xuất hiện triệu chứng sốt, trẻ không đáp ứng được thuốc.

Nhóm 2: Trẻ xuất hiện triệu chứng co giật

Triệu chứng:

  • Trẻ có biểu hiện run rẩy tay chân, ngồi không vững, chân tay khó cầm nắm mọi vật.
  • Mắt bị co, rung hoặc nguy hiểm hơn là xuất hiện tình trạng lác mắt.
  • Liệt thần kinh sọ: biểu hiện sốt hoặc méo giọng nói.

Cấp độ 3: Biến chứng thần kinh, suy hô hấp nặng

Ở cấp độ này, bệnh chân tay miệng ở trẻ đã diễn biến khá nặng cần phải có những biện pháp điều trị ngay tức thì. Một số biểu hiện ở cấp độ nguy hiểm này như sau:

Mạch đập nhanh: Mạch sẽ đập lớn hơn 170 lần/ 1 phút. Khi ngủ trẻ nằm im, bất động, không sốt.

Benh-tay-chân-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-3.jpg
Bệnh chân tay miệng của trẻ em ở cấp độ 3 gây biến chứng suy hô hấp

Toát mồ hôi trộm trong lúc ngủ dù nhiệt độ trong phòng luôn được đảm bảo.

Huyết áp tăng đột ngột khiến người trẻ đỏ bừng.

Trẻ sẽ cảm thấy khó thở, nhịp thở nhanh, gấp gáp và sẽ gây sặc ở mũi, miệng.

Rối loạn tri giác.

Các lực cơ mất cảm giác điều khiển.

Cấp độ 4: Xuất hiện triệu chứng sốc 

Xuất hiện các triệu chứng sốc đột ngột ở trẻ như: mạch = 0, huyết áp = 0

Biểu hiện phù phổi, người tím tái, SpO2 < 92%

Triệu chứng ngưng thở đột ngột trong giây lát, nhịp thở không đều, gấp gáp.

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng dù ở cấp độ nặng hay nhẹ, cha mẹ cũng cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và điều trị tại nhà cho trẻ để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm đến tính mạng.

Các phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ 

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Phương pháp điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ là việc chăm sóc trẻ và tìm cách hạ sốt, giảm đau cho trẻ.

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng ở trẻ là từ 3 ngày đến 1 tuần. Sau đó, các mụn nước bắt đầu xuất hiện ở tay chân, miệng. Sau 1-2 ngày, mụn nước bắt đầu lở loét và xuất hiện các vết mẩn đỏ. Thời gian khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào khả năng miễn dịch ở trẻ.

Cách điều trị bệnh chân tay miệng của trẻ em hiện nay như sau:

  • Khi trẻ có biểu hiện sốt cho trẻ dùng các loại thuốc hạ sốt như: hạ sốt acetaminophen hoặc dùng khăn lạnh đắp lên trán.

    Benh-tay-chân-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-5.jpg
    Khi trẻ bị chân tay miệng có biểu hiện sốt dùng khăn lạnh đắp lên trán để hạ sốt
  • Truyền các dung dịch điện giải hoặc bù nước cho trẻ qua đường tĩnh mạch để cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh.
  • Cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm như: sữa, nước cam để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Khi trẻ bị loét miệng có thể dùng dung dịch glycerin borat để bôi cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Khi trẻ xuất hiện triệu chứng co giật dùng các loại thuốc chống co giật theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhi.
  • Tăng cường chất dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ nuốt, uống nhiều nước. Tránh các thực phẩm cay, mặn, đồ uống có ga…
  • Sử dụng thuốc sát khuẩn nhằm điều trị các vết thương, mụn ngoài da tránh lây lan, nhiễm trùng. Không cạy các vết mụn do bệnh gây nên.
  • Giảm cơn sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, lau người bằng nước ấm hoặc nước muối loãng.

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ:

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi: Đảm bảo vệ sinh an toàn phẩm là điều ưu tiên quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Bố mẹ cho trẻ ăn những đồ ăn được chế biến kỹ, uống nước lọc tinh khiết.
  • Vệ sinh đồ chơi của trẻ: Cha mẹ hãy rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng xà phòng sát khuẩn để ngăn chặn virus lây bệnh khi trẻ cầm nắm vào chúng.
  • Vệ sinh thường xuyên răng miệng của trẻ: Với trẻ đã mọc răng sữa, bố mẹ cần lưu ý đến việc đánh răng cho trẻ 2 lần/1 ngày để đảm bảo răng miệng luôn chắc, khỏe, không cho virus lây bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Cha mẹ hãy rửa tay cho trẻ sau khi trẻ vận động, trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh để ngăn nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Cách phòng bệnh chân tay miệng được Bộ Y Tế khuyến cáo 

Bệnh chân tay miệng của trẻ em có nguy cơ bùng phát cao điểm vào tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng bệnh:

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên: Việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh bám trên da tay. Trẻ em cần phải rửa tay dưới vòi nước thường xuyên bằng các loại xà phòng sát khuẩn trong các trường hợp như: trước bữa ăn, sau khi trở về từ các khu vui chơi giải trí đông người, trong khi tắm,… Việc rửa tay sẽ giúp hạn chế tối đa việc lây lan virus gây bệnh. Lưu ý, khi trẻ đi lớp hoặc đến nơi công cộng, cần mang theo xịt rửa tay khô để vệ sinh chân tay và các vật dụng trước khi tiếp xúc. 

Súc miệng phòng ngừa virus: Súc miệng kháng khuẩn giúp giảm 50% nguy cơ mắc Tay chân miệng. Virus Tay chân miệng ở trẻ em lây lan qua đường tiếp xúc và hô hấp. Do đó, cần có các biện pháp phòng tránh tay chân miệng cho trẻ nhỏ bằng súc miệng kháng khuẩn hàng ngày. 1 số hoạt chất kháng khuẩn thông dụng hiện nay gồm có Nano bạc và Chlorhexidine. Tuy nhiên, Chlorhexidine không được khuyến cáo cho trẻ nhỏ vì nguy cơ gây khô miệng, kích ứng niêm mạc và độc hại khi nuốt phải. Vì vậy, cần chọn các loại nước súc miệng chứa Nano Bạc tinh khiết như Plasma Bạc để giúp trẻ ngăn ngừa bệnh.

Benh-tay-chân-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap–do-benh–va-phuong-phap–dieu-tri-benh-6.jpg
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên giúp phòng tránh bệnh chân tay miệng của trẻ em

Thực hiện việc ăn chín, uống sôi: Cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh chân tay miệng. Trẻ cần được ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã qua xử lý, không sử dụng chung với vật dụng của trẻ như: thìa, bát, cốc, ống hút, bình nước, bình sữa, khăn sữa, khăn tay,

Không cho trẻ lê la ở các khu vực vui chơi đông người, không đảm bảo vệ sinh. Cha mẹ thường xuyên lau dọn các bề mặt trong gia đình như: đồ chơi của trẻ, sàn nhà, cửa kính, gương, tủ, bàn học,… bằng các chất tẩy rửa để loại bỏ vi khuẩn.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người xuất hiện những triệu chứng bất thường giống như mắc bệnh.

Vệ sinh nơi ở: Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh tại nơi ở, nhà vệ sinh, đổ rác hằng ngày để không tạo không gian cho vi khuẩn sinh sôi.

Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì đưa ngay đến các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm vì chưa có vắc xin phòng bệnh và có thể gây tử vong ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy bảo vệ con trẻ và phòng bệnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bài viết Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, cấp độ bệnh và phương pháp điều trị bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-nguyen-nhan-cap-do-benh-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-77142/feed/ 0