Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 04 Jul 2019 11:03:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phương pháp khắc phục chứng tê nhức do phong thấp https://benh.vn/phuong-phap-khac-phuc-chung-te-nhuc-do-phong-thap-6025/ https://benh.vn/phuong-phap-khac-phuc-chung-te-nhuc-do-phong-thap-6025/#respond Wed, 30 Jan 2019 13:38:12 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-khac-phuc-chung-te-nhuc-do-phong-thap-6025/ Phong thấp là một chứng bệnh do thay đổi thời tiết gây nên. Ở Việt Nam, phần lớn bệnh nhân bị phong thấp xuất hiện ở các tỉnh thành phía bắc. Bệnh gia tăng theo mùa, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao gây tê nhức, đau mỏi dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bài viết Phương pháp khắc phục chứng tê nhức do phong thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phong thấp là một chứng bệnh do thay đổi thời tiết gây nên. Ở Việt Nam, phần lớn bệnh nhân bị phong thấp xuất hiện ở các tỉnh thành phía bắc. Bệnh gia tăng theo mùa, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao gây tê nhức, đau mỏi dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp bạn đọc có những kỹ năng cơ bản để khắc phục chứng tê nhức do phong thấp gây nên.

Tìm hiểu về bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là một bệnh toàn thân gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là ở khớp xương, tim, hệ thần kinh, da, tổ chức dưới da dẫn đến sưng đỏ, đau nhức, tê bại trong cơ thể, các khớp xương, chân tay…

Phong thấp gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là các khớp xương, hệ thần kinh.

Nguyên nhân gây phong thấp

  • Do mùa đông thời tiết lạnh làm giảm lưu thông dịch khớp (dịch khớp có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa các đầu xương) làm cho sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, khiến bệnh nhân đau nhiều hơn.
  • Do cơ thể dự trữ năng lượng khi trời trở lạnh dẫn đến lưu thông máu kém.
  • Do áp suất không khí và độ ẩm (mùa hè áp suất không khí giảm, khiến các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh gây đau)…

Ngoài ra, bệnh phong thấp còn do các nguyên nhân khác như: lão hóa, phụ nữ thời kỳ sau sinh, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, do ảnh hưởng từ việc hút thuốc lá.

Triệu chứng

  • Đau nhức và sưng các khớp, nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.
  • Đau nhức hoặc cứng các khớp xương và bắp thịt sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi.
  • Các khớp không cử động được.
  • Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi.
  • Mệt mỏi hoặc có thể sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.
  • Theo thời gian, các khớp xương bị biến dạng.

Triệu chứng phong thấp: đau nhức, cứng các khớp xương, bắp thịt, khớp biến dạng.

Phương pháp phòng ngừa chứng đau nhức do phong thấp

  • Giữ ấm, không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, ẩm trong thời gian dài.
  • Tập luyện các bài thể dục phù hợp với sức khỏe (các bài tập cần tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc nhân viên vật lý trị liệu).
  • Tránh lên cân, đặc biệt là béo phì sẽ khiến các khớp xương phải chịu sức nặng nhiều hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E có trong thực phẩm và các loại hoa quả như: lạc, rau xanh, xoài, bí đỏ, cam, nho, ổi, lạc, rau xanh để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.

Phương pháp khắc phục chứng đau nhức do phong thấp

Dùng sóng ngắn, châm cứu, tắm nước nóng… để khắc phục chứng đau do phong thấp.

  • Tập các bài tập thư giãn gồm: thôi miên, thở sâu, thư giãn bắp thịt.
  • Dùng các dụng cụ hỗ trợ vận động như: gậy chống, ràng bàn tay…
  • Dùng thuốc giảm đau (theo chỉ định của bác sỹ).
  • Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu: dùng sóng cực ngắn, tắm hơi (xông hơi), tắm nước nóng, châm cứu, tắm nắng…

Lưu ý: Trong thời gian bị bệnh không nên làm việc quá sức.

Lời kết

Đau mỏi, tê nhức xương khớp, chân tay thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, mưa gió thất thường, độ ẩm không khí cao hay những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Để phòng ngừa và khắc phục chứng tê nhức do phong thấp gây nên, bệnh nhân cần giữ ấm, không để cơ thể tiếp xúc với gió lạnh, luyện tập thể thao thường xuyên, tránh tăng cân để tăng gánh nặng cho khớp, bổ sung các thực đơn nhiều rau xanh, củ quả giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể… Ngoài ra, bệnh nhân cần luyện tập các bài thư giãn cơ, bắp thịt, sử dụng cụ hỗ trợ vận động, áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, tắm nước nóng, dùng sóng cực ngắn… để hạn chế tình trạng đau nhức.

Benh.vn

Bài viết Phương pháp khắc phục chứng tê nhức do phong thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-khac-phuc-chung-te-nhuc-do-phong-thap-6025/feed/ 0
Chứng tê nhức chân tay ở người già https://benh.vn/chung-te-nhuc-chan-tay-o-nguoi-gia-4100/ https://benh.vn/chung-te-nhuc-chan-tay-o-nguoi-gia-4100/#respond Tue, 09 Jan 2018 04:49:41 +0000 http://benh2.vn/chung-te-nhuc-chan-tay-o-nguoi-gia-4100/ Tê nhức chân tay là tình trạng khá phổ biến ở người cao tuổi, nhất là khi “trái gió, trở trời”. Tình trạng này phần lớn là hậu quả của các bệnh lý về xương khớp và các bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho người già? Chế độ ăn, uống, luyện tập để hạn chế căn bệnh này ra sao? Chúng ta hãy cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.

Bài viết Chứng tê nhức chân tay ở người già đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tê nhức chân tay là tình trạng khá phổ biến ở người cao tuổi, nhất là khi “trái gió, trở trời”. Tình trạng này phần lớn là hậu quả của các bệnh lý về xương khớp và các bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho người già? Chế độ ăn, uống, luyện tập để hạn chế căn bệnh này ra sao? Chúng ta hãy cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.

Lý do khiến người già bị tê nhức chân tay

Ở người già, các bộ phận trong cơ thể dần dần lão hóa theo thời gian, trong đó có hệ cơ xương khớp. Các bệnh lý về xương khớp thường gặp ở người cao tuổi như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị địa đệm… gây chèn ép và tổn thương các dây thần kinh dẫn đến tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy, lưng gối.

Khi chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể suy giảm, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được gân mạch là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Đặc biệt, vào mùa đông, thời tiết lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém khiến khớp bị loạn dưỡng gây đau và tê cứng.

Ngoài ra, các bệnh lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi như tiểu đường, mỡ máu cao, cao huyết áp..khiến cho máu kém lưu thông và gây biến chứng tổn thương thần kinh cũng là những nguyên nhân gây ra chứng tê nhức chân tay.

Phòng ngừa chứng tê nhức chân tay

Chế độ ăn uống

Người cao tuổi nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng ngừa chứng tê nhức chân tay, đau nhức xương khớp.

– Ăn nhiều rau, trái cây tươi, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

– Nên dùng dầu đậu nành, dầu hạnh nhân.

– Thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò.

– Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch…

– Bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.

– Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu…

–  Cần hạn chế tối đa bia, rượu, thuốc lá, thuốc lào.

Người già không nên dùng rượu, bia, thuốc lá….(Ảnh minh họa)

Những đồ ăn cần tránh:

-Tất cả món ăn làm tăng chất mỡ như: bơ, xúc xích, dăm-bông …hoặc bánh kẹo đều bất lợi cho tuổi già vì đây là nguyên nhân gây nê các bệnh mỡ máu, đái tháo đường…

– Rượu, bia, trà, café…là những loại nước có chất kích thích không có lợi cho não bộ.

Chế độ luyện tập

Người cao tuổi thường có thói quen ít vận động, điều này không hề có lợi cho sức khỏe nói chung và chức năng hoạt động của chân tay nói riêng.

Vận động thường xuyên, lựa chọn mức độ tập luyện thể dục phù hợp với thể trạng từng người là điều vô cùng cần thiết.

Các môn thể dục phù hợp với sự vận động của tuổi già là đi bộ, thái cực quyền, khí công…

Lưu ý:

–  Người già không nên đứng, ngồi lâu một chỗ, không ngồi xổm, xách nặng…

– Mùa đông, vào những ngày trời lạnh, chú ý giữ ấm cơ thể giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp.

Sử dụng thuốc và các phương pháp vật lý trị liệu

– Thuốc giảm đau không còn là giải pháp duy nhất để điều trị chứng tê nhức chân tay, đặc biệt khi đối tượng sử dụng là người cao tuổi.

– Các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị tê nhức chân tay, đau nhức xương khớp được đánh giá là an toàn và hiệu quả khi sử dụng dài ngày, thích hợp cho người lớn tuổi.

– Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp thêm các phương pháp khác như: vật lý trị liệu, châm cứu…để cải thiện tình trạng đau nhức.

Phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức (Ảnh minh họa) 

Những bài tập thể dục cho người bị đau xương khớp

Vừa qua, hiệp hội Chỉnh hình y học Thể thao Hoa Kỳ đã giới thiệu các bài tập nhằm làm giảm cơn đau, hạn chế các biến chứng khớp hiệu quả phù hợp với người dân Việt Nam. Benh.vn xin giới thiệu để bạn đọc cùng tham khảo.

1. Khởi động trước khi tập

– Khởi động nhẹ nhàng các động tác: gập đầu sang trái, phải, ra trước, ra sau (4 lần)

– Xoay cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, mỗi động tác 5 lần.

–  Xoay cổ chân, đầu gối, mỗi động tác 5 lần.

– Vặn mình sang mỗi bên 3 lần.

– Đi bộ tại chỗ hoặc bước đi khoảng 2-3 phút

2. Kéo căng khớp vai

– Đứng thẳng người, chân mở rộng bằng vai, đan các ngón tay vào nhau, lòng bàn tay ngửa lên trên.

– Từ từ đưa thẳng 2 tay lên trên qua đầu, rồi gồng vươn tay hết mức, đếm giữ ở tư thế này 10 giây rồi thả lỏng lại. Bạn sẽ thấy cảm giác kéo căng ở cánh tay, vai và phần trên của lưng. (Thực hiện động tác trên từ 3-5 lần)

3. Kéo căng cánh tay

-Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai.

– Dùng bàn tay bên phải nhẹ nhàng kéo khuỷu tay bên trái choàng qua ngực đến vai bên phải; lực kéo mạnh dần, đếm giữ 10 giây rồi thả lỏng lại.

– Đổi bên với các động tác tương tự.

– Mỗi bên thực hiện 3-5 lần.

4. Kéo căng gối – ngực

– Nằm ngửa trên nệm cứng đan ngón tay vào nhau.

– Kéo đầu gối bên trái co lên ép vào ngực, trong khi đầu vẫn giữ áp sát mặt nệm, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng lại.

– Đổi bên với các động tác tương tự.

5. Kéo căng gân cơ Asin và cẳng chân

– Đứng sau ghế tựa, cách khoảng 60cm, 2 bàn tay vịn chặt vào vai ghế.

– Bàn chân phải đặt trước chân trái 1 khoảng bàn chân.

– Gập gối phải trong khi chân trái vẫn duỗi thẳng.

– Hạ thân mình xuống từ từ, gối phải gập sâu hơn, lưng vẫn giữ thẳng và chân trái vẫn duỗi thẳng trên sàn, bàn chân áp sát mặt đất đếm giữ 10-20 giây rồi thả lỏng lại.

–  Đổi bên với các động tác tương tự.

Sử dụng những bài tập phù hợp với người cao tuổi (Ảnh minh họa)

6. Kéo căng cơ đùi sau

– Ngồi trên nệm, duỗi thẳng 2 chân ra trước,

– Dùng khăn bông dài quàng vào mũi bàn chân, thẳng 2 tay, cầm khăn kéo và hơi gập phần trên thân người tới trước, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng lại.

– Đổi bên với các động tác tương tự.

7. Kéo căng cơ đùi trước

– Tay phải vịn chặt vào thành ghế, đứng trên 1 chân trái.

– Dùng tay trái nắm giữ bàn chân phải, kéo dần gót chân lên phía mông, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng lại.

– Đổi bên với các động tác tương tự.

8. Ngồi xổm tương đối

– Đứng phía trước ghế, 2 chân mở rộng bằng vai, dạng 2 bàn chân nhẹ sang 2 bên, trọng lực dồn đều 2 chân.

–  Hai tay đặt chéo trước ngực, lưng thẳng, từ từ ngồi xuống ghế (thực hiện từ 8-12 lần) sau đó nghỉ 30-60 giây.

9. Ngồi xuống và đưa chân sang bên

– Đứng nghiêng người sau ghế, vịn tay phải vào thành ghế để giữ thăng bằng, đứng dạng 2 chân ngang bằng 2 vai.

-Từ từ ngồi xuống như ngồi ghế cho đến khi đùi song song với mặt đất. Giữ lưng thẳng, không chồm người tới trước.

– Ngưng 10-20 giây, sau đó từ từ đứng dậy trên chân phải, nhấc chân trái lên khỏi mặt đất và dang sang bên.

– Ngưng một lúc và trở lại tư thế đứng ban đầu (lập lại 5-8 lần mỗi chân)

– Nghỉ 30-60 giây và sau đó đổi bên.

Lưu ý: Thời gian đầu, thực hiện 9 động tác trên với số lượng ít, sau đó tăng dần. Trong khi tập, nếu thấy người mệt, khó thở, chóng mặt…thì dừng ngay.

Lời kết:

Ở những người cao tuổi, sự lão hóa của cơ thể và điều kiện môi trường, văn hóa không đảm bảo như ô nhiễm môi trường, sự thay đổi của thời tiết, hoạt động lao động nặng nhọc là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của người già, trong đó có chứng tê nhức chân tay.

Mặc dù bệnh tê nhức chân tay không nguy hiểm cho tính mạng nhưng người bệnh không nên chủ quan, coi thường căn bệnh này vì diễn biến lâu dài của bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: liệt, teo cơ…

Benh.vn 

Bài viết Chứng tê nhức chân tay ở người già đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chung-te-nhuc-chan-tay-o-nguoi-gia-4100/feed/ 0